Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

KIEN THUC CHUYEN NGANG KE TOAN THI CONG CHUC CAP XA NAM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.36 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Câu 1: Anh, chị hãy nêu các quyền hạn của kế toán trưởng ngân sách xã những người không được làm kế toán.. Bài làm + Các quyền hạn của kế toán trưởng ngân sách xã: - Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán. - Yêu cầu các bộ phận, các cá nhân có liên quan trong xã cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liên quan đế công việc kế toán của xã và giám sát tài chính của xã. - Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác vơi ý kiến của người ra quyết định. - Ký các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách xã và các hợp đồng về mua, bán, vật tư, tài sản, giao thầu, xây dựng, giao khoán giữa xã với các đơn vị, cá nhân khác trong và ngoài xã. Mọi chứng từ về thu tiền, chi tiền, xuất, nhập chuyển giao tài sản ngoài chữ ký của Chủ tịch UBND xã hoặc người được ủy quyền phải có chữ ký của kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán. - Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch UBND xã khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán trong xã; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với Chủ tịch HĐND xã, với Chủ tịch UBND huyện hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó. - Từ chối không ký, không duyệt những chứng từ và tài liệu khác, nếu xét thấy không phù hợp hoặc vi phạm các chế độ tài chính kế toán hiện hành. + Những người không được làm kế toán: Căn cứ điều 51, luật kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/6/2003; quy định những người không được làm kế toán, gồm: - Người chưa thành niên; người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sụ; người đang phải đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc bị quản chế hành chính. - Người đang bị cấm hành nghề, cấm làm kế toán theo bản án hoặc QĐ của tòa án; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính kế toán mà chưa được xóa án tích. - Bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột của người có trách nhiệm quản lý điều hành đơn vị kế toán, kể cả kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. - Thủ kho, thủ quỹ, người mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, hợp tác xã, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước. Câu 2: Theo anh, chị kế toán ngân sách và tài chính xã là gì? nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã?. Bài làm + Kế toán ngân sách và tài chính xã:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế - tài chính của xã, gồm: Hoạt động thu, chi ngân sách và hoạt động tài chính khác của xã. Các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) phải tổ chức công tác kế toán theo luật kế toán, nghị định 128/2004/NĐ-CP nagyf 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước , các văn bản pháp luật kế toán hiện hành. + Nhiệm vụ của kế toán ngân sách và tài chính xã: - Thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi ngân sách, các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân, các hoạt động sự nghiệp, tình hình quản lý và sử dụng tài sản do xã quản lý và các hoạt động tài chính khác của xã. - Thực hiện kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách xã, các quy định về tiêu chuẩn, định mức; tình hình quản lý, sử dụng các quỹ công chuyên dùng, các khoản thu đóng góp của dân; tình hình sử dụng kinh phí của các bộ phận trực thuộc và các hoạt động tài chính khác của xã. - Phân tích tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, tình hình quản lý và sử dụng tài sản của xã, tình hình sử dụng các quỹ công chuyên dùng; cung cấp thông tin số liệu, tài liệu kế toán tham mưu, đề xuất với HĐND, UBND xã các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn xã. - Lập báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách để trình HĐND xã phê duyệt, phục vụ công khai tài chính trước nhân dân theo quy định của pháp luật và gửi phòng tài chính – kế hoạch quận, huyện, thị xã (gọi chung là huyện) để tổng hợp vào ngân sách nhà nước. Câu 3: Anh, chị hãy nêu trình tự khóa sổ kế toán cuối tháng?. Bài làm Cuối kỳ kế toán tháng sau khi tất cả chứng từ kế toán phát sinh trong tháng đã được ghi vào sổ kế toán phải tiến hành cộng sổ và đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ với nhau; Tiến hành cộng số phát sinh trên nhật ký – sổ cái (hoặc sổ cái) và các sổ kế toán chi tiết; Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ; Tiến hành cộng tất cả các số phát sinh nợ, cộng các số phát sinh có của các tài khoản trên nhật ký – sổ cái (hoặc sổ cái) xem có bằng nhau và bằng số phát sinh ở phần nhật ký không? Sau đó tiến hành đối chiếu số liệu trên trên sổ cái với số liệu trên sổ chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết, giữa các sổ chi tiết với nhau, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ. Nếu đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ chính thức bằng các bước sau: - Kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán, cách dòng ghi số nghiệp vụ cuối cùng nửa dòng. Sau đó ghi số phát sinh trong tháng đã cộng phía dưới dòng đã kẻ; - Dòng cộng phát sinh lũy kế từ đầu năm đến cuối tháng ghi dưới dòng cộng phát sinh tháng; - Dòng số dư cuối tháng tính được ghi tiếp dưới dòng cộng phát sinh tháng; - Kẻ hai đường kẻ liền nhau ngay sát dưới dòng số dư để kết thúc việc khóa sổ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Sau khi khóa sổ kế toán, kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán phải ký dưới hai đường kẻ. Đối với sổ nhật ký – sổ cái chủ tài khoản phải kiểm tra và ký duyệt để đảm bảo sự thống nhất giữa chủ tài khoản với kế toán trưởng về số kiệu khóa sổ đã chính xác và đúng với số thực tế. Câu 4: Trong quản lý ngân sách xã, kế toán và quyết toán thực hiện như thế nào?. Bài làm Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn. Kế toán và quyết toán ngân sách xã thực hiện như sau: - Ban tài chính xã có trách nhiệm thực hiện công tác hoạch toán kế toán và quyết toán ngân sách xã theo mục lục ngân sách nhà nước và chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; thực hiện chế dộ báo cáo kế toán và quyết toán theo quy định. Kho bạc nhà nước nơi giao dịch thực hiện công tác kế toán thu, chi quỹ ngân sách xã theo quy định; định kỳ hàng tháng, quý báo cáo tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã, tồn quỹ ngân sách xã gửi UBND xã; và báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của UBND xã. - Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách xã đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau. - Để thực hiện công tác khóa sổ và quyết toán hàng năm, Ban tài chính xã thực hiện các việc sau đây: Ngay trong tháng 12 phải rà soát tất cả các khoản thu, chi theo dự toán, có biện pháp ghi thu đầy đủ các khoản phải thu vào ngân sách và giải quyết kịp thời các nhiệm vụ chi theo dự toán. Trường hợp có khả năng hụt thu phải chủ động có phương án sắp xếp lại các khoản chi để đảm bảo can đối ngân sách xã. Phối hợp với kho bạc nhà nước huyện nơi giao dịch đối chiếu tất cả các khoản thu, chi ngân sách xã trong năm, bảo đảm hạch toán đầy đủ, chính xá các khoản thu, chi theo mục lục ngân sách nhà nước, kiểm tra lại số thu được phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỉ lệ quy định. Đối với các khoản tạm thu, tạm giữ phải xem xét xử lý hoặc hoàn trả, trường hợp chưa xử lý được, thì phải làm thủ tục chuyển sang năm sau. Các khoản thu, chi phát sinh vào thời điểm cuối năm được thực hiện theo nguyên tắc sau: + Các khoản thu phải nộp chậm nhất trước giờ làm việc ngày 31/12, nếu nộp sau thời hạn trên phải hoạch toán vào thu ngân sách năm sau. + Nhiệm vụ chi được bố trí trong dự toán ngân sách năm, chỉ được chi trong niên độ ngân sách năm đó, các khoản chi có trong dự toán đến hết ngày 31/12 chưa thực hiện được không được chuyển sang năm sau chi tiếp, trừ trường hợp cần thiết phải chi nhưng chưa chi được, phải được Chủ tịch UBND quyết định cho chi tiếp, khi đó hoạch toán và quyết toán như sau: Nếu thực hiện trong thời gian chỉnh lý quyết toán thì dùng tồn quỹ năm trước để chi và quyết toán vào ngân sách năm trước; nếu được quyết định thực hiện trong năm sau, thì làm thủ tục chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp và thực hiện quyết toán vào chi ngân sách năm sau. - Quyết toán ngân sách xã hàng năm: Ban tài chính xã lập quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm đúng biểu mẫu theo quy định trình UBND xã xem xét để trình HĐND xã phê chuẩn, đồng thời gửi phòng tài chính – kế hoạch huyện đê tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo quyết toán năm cho phòng tài chính – kế hoạch huyện do UBND cấp tỉnh quy định..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Quyết toán chi ngân sách xã không được lớn hơn quyết toán thu ngân sách xã. Kết dư ngân sách xã là số chênh lệch lớn hơn giữa số thực thu và só thực chi ngân sách xã. Toàn bộ kết dư năm trước (nếu có) được chuyển vào thu ngân sách năm sau. Sau khi HĐND xã phê chuẩn, báo cáo quyết toán được lập thành 5 bản để gửi cho HĐND xã, UBND xã, phòng tài chính – kế hoạch huyện, kho bạc nhà nước nơi xã giao dịch (để làm thủ tục ghi thu kết dư ngân sách), lưu ban tài chính xã và thông báo công khai nơi công cộng cho nhân dân trong xã biết. Phòng TC – KH huyện có trách nhiệm thẩm định báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã, trường hợp có sai xót phải báo cáo UBND huyện yêu cầu HĐND xã điều chỉnh. Câu 5: Ngân sách xã có phải là một cấp ngân sách không? Được quy định như thế nào tại văn bản nào và được cân đối theo nguyên tắc nào?. Bài làm Ngân sách xã là một cấp ngân sách, được quy định như sau: Theo điều 1, luật ngân sách nhà nước quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước”. Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương: Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có HĐND và UBND. Theo điều 4, luật tổ chức HĐND và UBND coa quy định xã, phường, thị trấn (dưới đây gọi chung là xã) là cấp hành chính có HĐND và UBND, vì vậy, theo luật NSNN và luật tổ chức HĐND và UBND, ngân sách xã là một cấp ngân sách trong hệ thống ngân sách nhà nước. Ngân sách xã được cân đối theo những nguyên tác sau: Theo quy định tại khoản 3, điều 8, luật ngân sách nhà nước: “về nguyên tắc, ngân sách địa phương được cân đối tổng số chi không vượt quá tổng số thu”; như vậy, ngân sách xã được cân đối theo nguyên tắc tổng chi ngân sách xã không được vượt quá tổng thu ngân sách xã dược pháp luật quy định trong năm theo quy định phân cấp của HĐND cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân xã không được vay hoặc chiếm dụng nguồn tài chính khác dưới mọi hình thức để cân đối ngân sách. Trong quá trình tổ chức điều hành, trường hợp thu ngân sách xã do tính thời vụ nên không kịp đáp ứng nhu cầu chi của xã, UBND xã có thể đề nghị phòng tài chính – kế hoạch huyện tăng tiến độ cấp bổ sung trong phạm vi số dự toán bổ sung được duyệt. Ngoài ra, ngân sách xã có thể được tạm ứng quỹ dự trữ tài chính của tỉnh trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã và ý kiến của Chủ tịch UBND cấp huyện, song phải bố trí ngân sách để hoàn trả trong năm ngân sách. Câu 6: Với trách nhiệm là công chức tài chính – kế hoạch xã khi tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) để đầu tư cho các dự án đầu tư do xã quản lý, đồng chí thực hiện như thế nào?. Bài làm: Căn cứ Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/02/2012 của BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn; Khi tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện và viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân (trong và ngoài nước) để đầu tư cho các dự án đầu tư do xã quản lý, thực hiện như sau: + Trường hợp đóng góp bằng tiền:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Thu và nộp vào tài khoản tiền gửi vốn đầu tư thuộc xã quản lý của ngân sách xã mở tại kho bạc nhà nước (nếu đóng góp bằng ngoại tệ thì ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt nam theo tỷ giá hoạch toán ngoại tệ do kho bạc nhà nước công bố hàng tháng). + Trường hợp đóng góp bằng hiện vật: - Đối với các khoản đóng góp bằng vật tư, công lao động tự nguyện của nhân dân trong xã: căn cứ vào số lượng vật tư, công lao động do người dân đóng góp, giá cả vật tư, giá ngày công lao động tại địa phương (tại thời điểm đóng góp), tham mưu UBND xã xác định giá trị (bằng tiền Việt Nam) để thực hiện ghi thu, chi theo quy định. - Đối với các khoản đóng góp bằng hiện vật của tổ chức, cá nhân khác để đầu tư cho xã tham mưu UBND xã thành lập hội đồng xác định giá trị hiện vật (bằng tiền Việt nam) để giao cho chủ đầu tư quản lý, đồng thực hiện ghi thu, chi theo quy định. Câu 7: Anh, chị hãy trình bày các căn cứ lập dự toán ngân sách xã và trình tự lập dự toán ngân sách xã?. Bài làm: Căn cứ Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của BTC quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt đọng tài chính khác của xã, phường, thị trấn; tôi xin trình bày các căn cứ lập dự toán ngân sách xã và trình tự lập dự toán ngân sách xã, như sau: + Căn cứ lập dự toán ngân sách xã: - Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội hàng năm của xã. - Chính sách, chế độ thu ngân sách nhà nước, cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã và tỷ lệ phân chia nguồn thu do HĐND cấp tỉnh quy định. - Chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do chính phủ do Chính phủ , Thủ tướng Chính phủ, Bộ tài chính và HĐND cấp tỉnh quy định; - Số kiểm tra về dự toán ngân sách xã do UBND huyện thông báo. - Tình hình thực hiện dự toán ngân sách xã năm hiện hành và các năm trước. + Trình tự lập dự toán ngân sách xã: - Ban tài chính xã phối hợp với cơ quan thuế hoặc đội thu thuế xã (nếu có) tính toán các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (trong phạm vi phân cấp cho xã quản lý). - Các ban, tổ chức thuộc UBND xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao cà chế độ, định mức, tiêu chuẩn chi lập dự toán chi của đơn vị, tổ chức mình. - Ban tài chính xã lập dự toán thu, chi và cân đối ngân sách xã trình UBND xã báo cáo Chủ tịch và Phó Chủ tịch HĐND xã để xem xét gửi UBND huyện và phòng tài chính – kế hoạch huyện. Thời gian báo cáo dự toán ngân sách xã do UBND cấp tỉnh quy định. - Đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, phòng tài chính – kế hoạch huyện làm việc với UBND xã về cân đối thu, chi ngân sách xã thời kỳ ổn định mới theo khả năng bố trí cân đối chung của ngân sách địa phương. Đối với các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định phòng tài chính – kế hoạch huyện chỉ tổ chức làm việc với UBND xã về dự toán ngân sách khi UBND xã có yêu cầu. Câu 8: Anh, chị hãy trình bày thẩm quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước của các phòng ban, UBND các xã, thị trấn trực thuộc UBND huyện trong việc mua sắm tài sản và quản lý về giá?. Bài làm.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Căn cứ quyết định số 01/2015/QĐ-UBND ngày 22/1/2015 của UBND tỉnh Cà Mau. Ban hành quy định về quản lý giá, phân cấp quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Cà mau: Thủ trưởng các phòng, ban, UBND các xã, thị trấn trực thuộc UBND huyện quyết định và tự chịu trách nhiệm về giá mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 20 triệu đồng tính cho một lần mua sắm tài sản, trên cơ sở lựa chọn tối thiểu 03 phiếu báo cáo giá cho một laoij tài sản, hàng hóa của cơ sở cung cấp giá báo. Lập phương án xác định giá mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên một lần mua sắm tài sản. Lập phương án xác định giá thanh lý tài sản khi có chủ trương cho thanh lý tài sản trình phòng TC – KH quyết định phê duyệt giá hoặc thẩm định giá trình UBND huyện quyết định phê duyệt giá phục vụ cho các mục đích mua sắm, thanh lý tài sản theo phân cấp thẩm quyền. Phương thức mua sắm, thanh lý thực hiện theo quy định hiện hành. Phối hợp các cơ quan có chức năng, các Đoàn thanh tra, kiểm tra giá điều tra các chi phí, giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi mình quản lý khi có yêu cầu. Thực hiện nhiệm vụ theo dõi thường xuyên điễn biến giá cả thị trường, cung cấp thông tin về giá trong phạm vi mình quản lý báo cáo phòng TC – KH tổng hợp báo cáo UBND huyện theo phân cấp thẩm quyền. Câu 9: a. Ông Nguyễn Văn C là Phó Chủ tịch UBND xã ở huyện Thới Bình được cử đi công tác tại Tp Cà Mau trong 02 ngày, số tiền ông C đã chi trong 02 ngày đi công tác như sau: Tiền tàu, xe đi và về từ cơ quan đến nơi công tác bằng phương tiện công cộng hết 100.000 đồng; Tiền ăn và chi khác hết 350.000 đồng; Tiền tiếp khách với bạn bè hết 400.000 đồng; Ông C có thuê phòng nghĩ nhưng không lấy hóa đơn thanh toán, với trách nhiệm là kế toán – tài chính xã, đồng chí hãy tính các khoản được thanh toán và số tiền phải trả cho ông C theo quy chế chi tiêu nội bộ xây dựng trên cơ sở định mức chi công tác phí do UBNN tỉnh Cà Mau ban hành đồng thời hạch toán các khoản thanh toán vào tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. a Bài làm ĐVT: Đồng Mã số tiểu mục theo TT Nội dung thanh toán Số tiền mục lục ngân sách 1 Tiền tàu, xe 6701 100.000 Tiền phụ cấp lưu trú (2 ngày x 100.000 2 6702 200.000 đồng/ngày) 3 Tiền phòng nghĩ (theo mức khoán) 6703 100.000 Tổng cộng: 400.000. b: Phụ cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ thêm cùng với số tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và chi khác cho người đi công tác được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về cơ quan, đơn vị bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác. Câu 10: a ĐVT: Đồng STT Nội dung Dự toán phân bổ TỔNG CHI (A+B): 2.620.016.000 A CHI THƯỜNG XUYÊN 2.543.705.000.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Chi sự nghiệp kinh tế 91.020.000 Chi đào tạo dạy nghề & GDCĐ 130.000.000 Chi sự nghiệp môi trường 22.000.000 Chi sự nghiệp văn hóa 68.000.000 Chi sự nghiệp thể thao 16.000.000 Chi sự nghiệp phát thanh 25.000.000 Chi bảo đảm xã hội 65.000.000 Chi quản lý hành chính 1.968.000.000 + Cán bộ 440.000.000 + Công chức 528.000.000 + Không chuyên trách 640.000.000 + Hoạt động ấp 360.000.000 Chi quốc phòng 93.500.000 Chi an ninh 40.000.000 Chi khác ngân sách 25.185.000 B DỰ PHÒNG NGÂN SÁCH 76.311.000 b: Mục tiêu và nguyên tắc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các cấp ngân sách địa phương: Đầu thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND cấp tỉnh ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các cấp ngân sách địa phương là nhằm mục tiêu và nguyên tắc sau: Làm căn cứ tạo nguồn để xây dựng dự toán và phân bổ tổng mức kinh phí cho từng cấp ngân sách và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp. Định mức chi thường xuyên đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách địa phương đảm bảo tính công bằng, hợp lý và công khai minh bạch trong phân bổ ngân sách. Phân bổ chi ngân sách địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi cấp chính quyền địa phương; đảm bảo tính chủ động cho các ngành, các cấp trong điều hành và khai thác các nguồn lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương..

<span class='text_page_counter'>(8)</span>

×