Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tiểu luận Luật Hiến pháp Phân tích, làm rõ nội dung quyền tư pháp của Tòa án theo Hiến pháp 2013? Đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.91 KB, 19 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
ooo000ooo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC KY
MÔN Luật Hiến Pháp

Đề 13:
pháp

Phân tích, làm rõ nội dung quyền tư pháp của Tòa án theo Hi ến
2013? Đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án
nhân dân ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .
Họ và tên:
Lớp:
MSSV:
SBD:

Hà Nội - Tháng 8, năm 2021
1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Khoản 3, Điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội ch ủ nghĩa Việt Nam
năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng,
phối hợp, kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hi ện các


quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” [1]. Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà
nước và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hiến định nêu trên là c ơ
sở pháp lý quan trọng hàng đầu bảo đảm tất cả quyền lực nhà n ước thuộc
về nhân dân. Thực tế cho thấy việc phân định rõ quyền lực nhà n ước thành
ba nhánh gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp đã phát huy vai trò c ủa nhà
nước đồng thời cũng là cơ sở cho việc kiểm soát quy ền l ực nhà n ước. Vi ệt
Nam đã tiếp thu thành tựu trong việc tổ chức thiết chế của các n ước trên
thế giới, trong đó việc “phân cơng” và “phối hợp” giữa 3 nhánh quyền lực
nhà nước để tổ chức bộ máy nhà nước, kiểm sốt quyền lực nhà nước, đấu
tranh phịng, chống tham nhũng được đặc biệt thể hiện rõ ở các bản Hiến
pháp 1946, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Hi ến pháp
2013. Theo quy định tại Hiến pháp 2013, Quốc hội là c ơ quan th ực hi ện
quyền lập hiến, lập pháp (Điều 69); Chính phủ là cơ quan th ực hiện quy ền
hành pháp (Điều 94); Tòa án nhân dân là cơ quan th ực hiện quyền tư pháp
(Điều 102). Trong khuôn khổ bài tiểu luận này, em xin được chọn đề tài:
“Phân tích, làm rõ nội dung quyền tư pháp của Tịa án theo Hi ến pháp
2013. Đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.

3


NỘI DUNG
I. Phân tích nội dung quyền tư pháp của Tòa án theo Hi ến pháp
2013
1. Lý luận về tư pháp, quyền tư pháp
Tư pháp với nghĩa pháp lý chung nhất, tư pháp là vi ệc gi ải quy ết
những tranh chấp xảy ra trong xã hội phải đúng pháp luật, phù h ợp v ới lẽ
cơng bằng, duy trì trật tự pháp luật, bảo đảm sự công b ằng pháp lý cho cá
nhân, sự ổn định và phát triển của xã hội.

Ở các nước thực hiện nguyên tắc phân quyền trong tổ chức bộ máy
nhà nước, thì tư pháp được hiểu là một trong ba quy ền l ực nhà n ước gồm
lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó quyền tư pháp đ ược hi ểu đồng
nghĩa với quyền xét xử chỉ do tòa án thực hiện. Do đó, đối với các nước này,
nói đến cơ quan tư pháp tức là nói đến tồ án. Đối với Việt Nam, tư pháp
được hiểu theo nghĩa rộng hơn, là sự trộn lẫn toàn bộ hoạt động bảo v ệ
pháp luật, trong đó hoạt động xét xử của Tịa án đóng vai trị trung tâm.
Ngồi ra, cịn có các hoạt động bổ trợ tư pháp như luật s ư, công ch ứng, đ ấu
giá, giám định tư pháp.
“Quyền tư pháp bao gồm xét xử hành vi vi phạm pháp luật để bảo đảm
quyền tự do và quyền con người, và do đó phải được trao cho một thiết chế
riêng rẽ đó là Tịa án” (Montesquieu)[4]. Quyền tư pháp có thể hiểu là khả
năng và năng lực riêng có của Tịa án trong việc thực hiện th ẩm quy ền xét
xử và các thẩm quyền khác theo phương thức nhất định để tác động đến
hành vi của con người và các quá trình phát triển xã hội.
Ở Việt Nam, khoản 3 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy đ ịnh "Quyền lực nhà
nước thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp kiểm soát giữa các c ơ quan nhà
4


nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [1]. Như
vậy, quyền tư pháp là một trong ba quyền hợp thành quy ền lực nhà n ước,
được hiểu là hoạt động xét xử của các toà án nhằm bảo công lý, b ảo v ệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã h ội ch ủ nghĩa, bảo v ệ
lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ ch ức, cá nhân. Đ ể th ực
hiện quyền tư pháp đó, hệ thống cơ quan tư pháp Việt Nam bao gồm: tòa
án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án và các t ổ ch ức t ư
pháp bổ trợ (như luật sư, công chứng, giám định tư pháp, t ư v ấn pháp
luật...). Trong đó, Tịa án nhân dân là cơ quan th ực hiện quy ền t ư pháp, s ử
dụng công khai các kết quả của hoạt động điều tra, công t ố, bào ch ữa, giám

định tư pháp thông qua các thủ tục tố tụng do luật đ ịnh đ ể đ ưa ra phán
quyết cuối cùng.
2. Quyền tư pháp của Tòa án nhân dân theo Hiến pháp 2013
2.1. Vị trí, chức năng của Tòa án nhân dân theo Hi ến pháp 2013
Vị trí của Tịa án nhân dân trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam được xác lập bởi các nguyên tắc tổ ch ức và ho ạt đ ộng
của bộ máy nhà nước theo quy định của hiến pháp. Tịa án nhân dân có v ị trí
là một hệ thống cơ quan độc lập trong bộ máy nhà nước, điều này đ ược
biểu hiện bởi tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân do lu ật đ ịnh, bên
cạnh đó, người đứng đầu là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Qu ốc h ội
bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch n ước, ch ịu s ự giám
sát của Quốc hội, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, ho ặc
trước Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong th ời gian Qu ốc h ội
khơng họp. [2]
Chức năng của Tịa án nhân dân được quy định rõ theo khoản 1 đi ều
102 Hiến pháp 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa
5


xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp ”. Điều này được hiểu là
quyền phán xử của Nhà nước đối với các tranh chấp xã hội chỉ đ ược trao
cho Tòa án. Tòa án là cơ quan xét xử chuyên nghiệp của nhà n ước, ch ức năng
của Tòa là xét xử và thực hiện quyền tư pháp. Phán quyết của Tịa án mang
tính quyền lực nhà nước và có giá trị bắt buộc thi hành, ngay c ả đ ối v ới các
cơ quan nhà nước [3].
Hiến pháp trước đây có đề cập đến ba quyền lực Nhà nước là: quy ền
lập pháp, hành pháp, tư pháp và có quy định về việc cơ quan nào th ực hiện
quyền lập pháp, cơ quan nào th ực hiện quy ền hành pháp. Ở các b ản Hi ến
pháp trước chưa quy định Tòa án nhân dân thực hiện quy ền t ư pháp, đây
một định hướng trong q trình hồn thiện bộ máy Nhà nước ta theo ki ểu

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Nội dung mới này có ý nghĩa đ ặc
biệt quan trọng, nhằm phân công thực hiện quyền lực nhà quy n ước theo
hướng xác định rõ: Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, Chính
phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Tòa án nhân dân là c ơ quan th ực
hiện quyền tư pháp [2]. Các quy định về vị trí, ch ức năng, nhiệm vụ, th ẩm
quyền của Tòa án và Viện kiểm sát được gộp ở cùng một ch ương nh ưng
khơng có nghĩa tịa án và viện kiểm sát thực hiện quy ền t ư pháp mà ch ỉ duy
nhất hệ thống cơ quan Tòa án thực hiện quyền tư pháp.
Việc khẳng định rõ trong Hiến pháp 2013 rằng quy ền t ư pháp đ ược
thực hiện bởi toà án là hết sức quan trọng và có nh ư v ậy m ới có th ể minh
định được thẩm quyền tư pháp và cơ chế độc lập tương đ ối của quy ền t ư
pháp được phân công trong chỉnh thể quyền lực thống nhất qua đó m ới có
thể thực hiện việc kiểm soát các quyền lực khác bởi quyền tư pháp.
Trong một nhà nước dân chủ hiện đại, chỉ có Tịa án mới có quy ền
nhân danh Nhà nước phán xét một người là có tội hay khơng có t ội. Khơng
một cơ quan, một tổ chức hay một cá nhân nào có quy ền kết t ội m ột con
6


người, ngoại trừ Tịa án. Nhà nước cũng khơng cho phép cơng dân t ự x ử
mình. Tịa án có quyền xét xử mọi hành vi phạm pháp và mọi tranh ch ấp
phát sinh trong xã hội từ những vụ án hình sự, dân s ự, hơn nhân và gia đình,
lao động kinh tế, hành chính cho đến những lĩnh v ực khác theo quy đ ịnh c ủa
pháp luật. Tòa án khi xét xử một vụ việc cụ thể thì cần tuân theo nh ững
trình tự, thủ tục luật định một cách nghiêm ngặt, không đ ược tùy ti ện b ỏ
qua một thủ tục nào. Chính vì vậy phán quy ết của Tịa án có hi ệu l ực b ắt
buộc, bản án và quy định của Tòa án đã có hiệu lực pháp lu ật ph ải đ ược c ơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân tôn trọng. Mọi chủ th ể liên
quan phải nghiêm chỉnh chấp hành phán quyết của Tòa án, khơng một cá
nhân, tổ chức, cơ quan nào có quyền sửa đổi phán quyết đó.

2.2. Nhiệm vụ của Tịa án nhân dân theo Hiến pháp 2013
Hiến pháp năm 2013 cũng đã xuất hiện s ửa đổi quan tr ọng quy đ ịnh
về nhiệm vụ của Tòa án nhân dân, theo đó Tịa án nhân dân có nhiệm v ụ
“bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân ” sau đó mới quy
định tiếp đến “bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân ”[1]. Đây là bước đột phá
trong tư duy về pháp luật, tư pháp và Nhà nước pháp quy ền nh ằm làm đ ầy
đủ hơn về các quyền mà trước đây đã được đề cập nhưng ch ưa rõ, ch ưa
đầy đủ theo các chuẩn mực pháp lý quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam. Nhi ệm
vụ bảo vệ công lý là nhiệm vụ đầu tiên hồn tồn chính xác vì cơng lý cũng
chính là lẽ phải, là sự công bằng mà tư pháp đem l ại.
Nội dung này được gọi là nguyên tắc suy đoán vô tội đ ược Hiến pháp
năm 2013 quy định tại khoản 1 Điều 31 nh ư sau: “Người b ị bu ộc t ội đ ược
coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình t ự lu ật đ ịnh và
có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật” [1]. Đây là nguyên t ắc
quan trọng của việc bảo vệ quyền con người, buộc các c ơ quan tố t ụng có
7


trách nhiệm chứng minh phạm tội, bảo đảm không m ột tội lỗi nào có th ể b ị
suy diễn đến tận khi cáo buộc được chứng minh.
Trong bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay, chỉ có Tịa án ch ứ khơng
phải cơ quan nhà nước nào khác có nhiệm vụ bảo vệ cơng lý. N ếu Tịa án
thực hiện tốt được nhiệm vụ này, mỗi người dân sẽ nhận th ức đ ược r ằng
trong bộ máy Nhà nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ln có một h ệ
thống cơ quan xét xử chuyên nghiệp đem lại lẽ phải, sự cơng bằng cho mình
mỗi khi có tranh chấp, mỗi khi quyền lợi của mình bị xâm phạm và c ần
được bảo vệ; rằng cơ quan đó được giao sứ mệnh địi lại cơng lý cho mình
cho dù kẻ xâm phạm quyền lợi của mình có sức mạnh, sự côn đồ hay ngông
cuồng tới đâu, thậm chí là cơ quan nhà nước, bởi lẽ phán quy ết của c ơ quan

đó được bảo đảm bằng cưỡng chế nhà nước và tất cả các bên, kể cả c ơ
quan nhà nước có liên quan cũng phải tuân phục. [5]
2.3. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
theo Hiến pháp 2013
2.3.1. Nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia trừ trường hợp xét
xử theo thủ tục rút gọn
Khoản 1 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy định “Việc xét xử sơ thẩm của
Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, trừ trường hợp xét xử theo
thủ tục rút gọn”[1]. Theo Hiến pháp 2013 thì Hội thẩm chỉ tham gia trong
các phiên tịa sơ thẩm cịn ở cấp phúc thẩm thì khơng bắt buộc. Nh ư v ậy,
Hội thẩm có địa vị pháp lý và vai trị quan trọng trong cơng tác xét x ử b ởi
chiếm đa số thành viên trong Hội đồng xét xử, vì quy ết định c ủa H ội đ ồng
xét xử phải theo ý kiến đa số (chính là các Hội thẩm). So v ới Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quy định: “Khi xét xử, Hội thẩm ngang
quyền với Thẩm phán”[1], nhưng điều này khơng có nghĩa là Hội thẩm
khơng có vai trò bằng Thẩm phán.
8


2.3.2. Nguyên tắc độc lập tư pháp (nguyên tắc Thẩm phán và Hội
thẩm xét xử độc lập)
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm
2013 và Điều 9 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. “Thẩm phán, Hội
thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” [3]. Nghĩa là khi xét xử Hội
thẩm nhân dân và Thẩm phán đều phải nghiên cứu hồ s ơ, thu th ập thông
tin và quá trình diễn biến tại phiên tịa, độc lập suy xét, chí cơng vơ t ư,
khơng vị nể hoặc vì áp lực của bất cứ cá nhân hoặc tổ ch ức nào.
Nguyên tắc này có một số bổ sung quan trọng trong Hiến pháp 2013
đó là “Cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm
phán, Hội thẩm” [1].Bổ sung này nhấn mạnh tầm quan trọng cũng như thái

độ dứt khoát của Nhà nước ta đối với việc can thiệp vào hoạt động xét x ử
của Tòa án, là một bảo đảm hiến định quan trọng cho việc th ực hi ện
nguyên tắc độc lập xét xử trên thực tế.
2.3.3. Nguyên tắc xét xử công khai
Cụ thể hóa cho quy định về các trường hợp ngoại lệ do luật định
trong Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định cụ th ể điều kiện cho
phép Tòa án xử kín. Quy định tại khoản 3 Điều 103 Hiến pháp năm 2013
“Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ t ục
của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu
cầu chính đáng của đương sự, Tịa án nhân dân có thể xét xử kín” [1].
2.3.4. Nguyên tắc xét xử tập thể
Nguyên tắc này được quy định tại khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm
2013 và Điều 10 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014: “Tòa án nhân dân
xét xử tập thể và quyết định theo đa số” [1] và ngoại lệ cho các trường hợp
áp dụng thủ tục rút gọn. Khi áp dụng thủ tục rút gọn, Tòa án sẽ xét x ử bằng
9


một Thẩm phán, điều này là phù hợp với nguyên tắc “Việc xét xử sơ thẩm
của Tòa án nhân dân có Hội thẩm nhân dân tham gia, tr ừ tr ường h ợp xét x ử
theo thủ tục rút gọn” [1].
2.3.5. Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử
Đây là một nguyên tắc mới, lần đầu được bảo đảm và ghi nhận trong
Hiến pháp 2013. Tại khoản 5 Điều 103 Hiến pháp 2013 quy đ ịnh “Nguyên
tắc tranh tục được bảo đảm” [1], đây là một nguyên tắc quan trọng xuất
pháp từ yêu cầu khách quan của thực tiễn công tác tư pháp ở nước ta, chính
ngun tắc là điển hình của cải cách tư pháp theo quan điểm c ủa Đ ảng th ể
hiện trong Nghị quyết số 49 - NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm nâng cao ch ất
lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử. Đây là khâu đ ột phá trong ho ạt
động tư pháp, góp phần quan trọng để Tòa án thực sự trở thành cơ quan

thực hiện quyền phán quyết trong hoạt động xét xử, để phiên tòa tr ở thành
một hoạt động tư pháp quan trọng nhất, đảm bảo bình đ ẳng gi ữa các bên
tham gia tố tụng. Từ đó tăng tính công khai minh bạch, s ự th ật, công lý sẽ
được thiết lập khi có sự tranh tụng giữa các bên tố tụng t ư pháp, nh ất là
trong hoạt động xét xử.
2.3.6. Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm
Thực hiện hai cấp xét xử là một trong những biện pháp bảo vệ quyền
con người và bảo đảm cho hoạt động tư pháp nh ưng cần có đi ểm d ừng
tránh tình trạng kéo dài, chậm trễ. Việc quy định này thành nguyên t ắc
trong hoạt động xét xử của Hiến pháp năm 2013 ở n ước ta có s ự k ế th ừa
nhưng có những nội dung mới đó là khẳng định hai c ấp xét x ử là c ấp s ơ
thẩm và cấp phúc thẩm. Hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm của Tịa án
khơng phải là cấp xét xử. Có như vậy thì nh ững v ụ việc đ ược Tịa án gi ải
quyết đã có hiệu lực pháp luật (đã qua giải quyết xét xử cấp phúc th ẩm)
phải được thi hành, tránh khiếu nại kéo dài.
10


2.3.7. Nguyên tắc quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quy ền bảo
vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được đảm bảo
Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người một cách tồn diện,
cơng bằng, Hiến pháp năm 2013 ngoài việc quy định quyền bào ch ữa của bị
can, bị cáo, còn bổ sung việc bảo đảm quy ền bảo vệ lợi ích h ợp pháp c ủa
các đương sự khác như người bị hại, nguyên đơn dân s ự, bị đ ơn dân s ự,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong hoạt động xét x ử của Tòa án.
II. Đánh giá thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1. Thực trạng hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ở Việt Nam
giai đoạn hiện nay
1.1. Thành tựu đạt được trong hoạt động xét xử giai đo ạn hiện

nay
Năm 2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 49 - NQ/TW về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 với nhiều n ội dung khác nhau nh ằm
xác định rõ nhiệm vụ của cải cách là đảm bảo Tòa án là trung tâm và ho ạt
động xét xử là trọng tâm. Hiện n ay, sau khi kết thúc năm 2020 hệ thống Tòa
án nhân dân đã nỗ lực phấn đấu, để lại nhiều dấu ấn nổi bật trên tất cả các
lĩnh vực, đặc biệt là thực hiện cải cách tư pháp và hoạt động xét x ử, b ảo v ệ
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; tạo niềm tin vững chắc của nhân
dân vào hệ thống Tòa án - cơ quan bảo vệ công lý, cơ quan thực hiện quyền
tư pháp quốc gia.
Trong bản Báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về cơng tác
của các Tịa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV (2016-2021) tr ước Qu ốc

11


hội đã nêu ra những thực trạng công tác xét xử của ngành Tòa án trong giai
đoạn hiện nay. Cụ thể như sau:
- Các Tòa án đã thụ lý 2.433.631 vụ việc, đã giải quyết được 2.375.983
vụ việc, đạt tỷ lệ 97,6% (so với nhiệm kỳ trước, thụ lý tăng 624.551 vụ
việc, đã giải quyết tăng 594.573 vụ việc). Chất lượng xét x ử ti ếp t ục đ ược
bảo đảm và có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ bản án, quy ết định bị h ủy, s ửa do
nguyên nhân chủ quan hàng năm đều dưới 1,5%, đạt chỉ tiêu Ngh ị quy ết
của Quốc hội. [6]
- Tòa án các cấp đã xét xử các vụ án hình s ự đạt tỷ lệ 99,5%; gi ải
quyết các vụ việc dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh th ương m ại và
lao động đạt tỷ lệ 97,3%; xét xử các vụ án hành chính đạt tỷ lệ 89,3%, v ượt
chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội. Việc xét xử các vụ án hình s ự bảo đ ảm
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không đ ể xảy ra tr ường h ợp nào k ết
án oan người không có tội. Việc giải quyết, xét xử các vụ việc dân s ự, v ụ án

hành chính bảo đảm khách quan, đúng pháp luật. Thi hành án hình s ự, đ ảm
bảo kịp thời, không để quá hạn luật định; việc hỗn, tạm đình ch ỉ thi hành
án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù có căn cứ. Tịa án c ấp s ơ th ẩm đã
ra quyết định thi hành án đối với 400.369 người, đạt tỷ lệ 99,8%. [6]
- Đặc biệt, Tòa án cũng đã tổ chức xét xử các v ụ án tham nhũng, ch ức
vụ, kinh tế được Đảng, Nhà nước và nhân dân đánh giá cao, d ư lu ận đ ồng
tình, ủng hộ. Tòa án các cấp đã đưa ra xét x ử nghiêm 7.463 v ụ án tham
nhũng, chức vụ, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp với 14.540 bị cáo và áp
dụng hình phạt tương xứng với tính chất, m ức độ nguy hi ểm c ủa hành vi
phạm tội; nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng ch ức vụ
chiếm đoạt tài sản của Nhà nước [6]. Điển hình như vụ án: Phạm Cơng
Danh và đồng phạm” xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xây d ựng
Việt Nam gây thất thoát 9.000 tỷ đồng; Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) và
12


đồng phạm xảy ra tại Đà Nẵng và một số địa phương khiến Nhà n ước thiệt
hại hơn 22.000 tỷ đồng; Đinh La Thăng cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông V ận
tải, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm xảy ra tại nhiều tập đoàn kinh tế và
ngân hàng lớn,... Qua đó đã áp dụng các biện pháp thu gi ữ, t ạm gi ữ, kê biên
tài sản, phong tỏa tài khoản để thu hồi hàng ch ục nghìn tỷ đồng theo đúng
quy định của pháp luật.
- Đối với đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, đơn th ư khiếu nại, tố
cáo Tòa án đã tập trung nguồn lực, để nâng cao chất l ượng gi ải quy ết. C ụ
thể, Tòa án nhân dân đã giải quyết 36.042 đơn đề nghị giám đốc th ẩm, tái
thẩm, đạt tỷ lệ 83,7%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết của Quốc hội (so với nhiệm
kỳ trước, thụ lý tăng 7.503 đơn, đã giải quyết tăng 5.268 đ ơn). Đã đ ề ra
nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, do
đó, tỷ lệ giải quyết đơn trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ, năm sau
ln đạt cao hơn năm trước. Các Tòa án đã giải quyết 26.770 đ ơn khi ếu n ại

quyết định tố tụng và hành vi tố tụng, đạt tỷ lệ 98,8%. Việc giải quy ết tuân
thủ đúng thủ tục, thời hạn, bảo đảm có căn cứ, khách quan, th ận tr ọng. [6]
Thực tiễn xét xử nhiều năm qua cho thấy, các vụ án dân s ự, các khiếu
kiện hành chính thường kéo dài, gây bức xúc cho người dân và dồn áp l ực
cơng việc cho các Tịa án. Từ thực trạng này, TAND tối cao đã tổ chức thí
điểm hòa giải, đối thoại trong các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính
tại Tịa án 16 tỉnh, thành phố. Kết quả hịa giải, đối thoại thành cơng r ất
đáng ghi nhận với số lượng vụ việc hòa giải thành đạt gần 80%.
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của
Nhà nước, trong tình hình kinh tế - xã hội đứng trước nh ững khó khăn đ ặc
biệt là tình hình dịch bệnh do tác động của COVID-19 đang gây nh ững thách
thức lớn, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật tiếp tục diễn bi ến ph ức
tạp, gia tăng khá mạnh một số loại tội phạm, vi phạm làm ảnh h ưởng đ ến
13


trật tự an tồn xã hội nhưng ngành Tịa án đã đạt được những thành tựu
nhất định. Đặc biệt, trong cả nhiệm kỳ từ năm 2016 đến năm 2021, ch ưa
phát hiện trường hợp nào kết án oan người vô tội. Việc bảo đ ảm tranh t ụng
tại phiên tòa ngày càng được tăng cường, tạo điều kiện và bảo đảm cho các
bên thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ luật định.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt đ ộng c ủa Tòa án
trong những năm gần đây đã được đẩy mạnh với việc xây d ựng Trung tâm
dữ liệu; xây dựng 67 trang thông tin điện t ử của Tịa án; Cơng b ố b ản án;
Trang tin án lệ; Ứng dụng gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, ch ứng c ứ qua
mạng và bằng phương tiện điện tử… Việc triển khai mạnh mẽ ứng dụng
cơng nghệ thơng tin đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác và t ạo đi ều
kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận Toà án.
Đến nay TAND tối cao cũng đã công bố được 39 án lệ; nghiên c ứu xây
dựng 03 cuốn “Án lệ và Bình luận” gồm 2 quy ển và Giáo trình “Án lệ và th ực

tiễn xét xử”; vận hành có hiệu quả Trang tin điện tử về án lệ v ới nhi ều n ội
dung phong phú. Mặc dù việc phát triển án lệ m ới đang ở giai đo ạn đ ầu
nhưng đã có những án lệ được Chánh án Tịa án tối cao nhiều n ước đánh giá
đạt trình độ quốc tế, mở ra thời kỳ mới về phát triển án lệ. Tăng cường áp
dụng án lệ trong xét xử. Nhiệm kỳ qua đã có hơn 1000 vụ án viện dẫn án l ệ
trong xét xử. Bước đầu đã hình thành kỹ năng và tập quán áp d ụng án l ệ
trong xét xử như xu thế chung của thế giới. [6]
Một sự kiện đặc biệt trong giai đoạn 2016-2021 là Tòa án nhân dân
tối cao đăng cai và tổ chức thành công nhiều Hội nghị quốc tế quan tr ọng,
nhất là các kỳ họp của Hội đồng Chánh án các n ước Asean nhi ệm kỳ 20162020. Đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch Hội đồng Chánh án Asean, phân công
Thẩm phán Việt Nam là Trọng tài viên quốc tế tham gia tòa trọng tài

14


thường trực quốc tế PCA (tại Hà Lan), tạo nên uy tín, vị thế của Tịa án Việt
Nam trong các thiết chế tư pháp quốc tế.
1.2. Hạn chế còn tồn tại trong
Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, qua theo dõi công tác
và thẩm tra báo cáo công tác hàng năm, Ủy ban T ư pháp của Quốc hội nhận
thấy vẫn còn một số tồn tại, hạn chế vẫn còn tồn đọng . Cụ thể như sau:
- Một số trường hợp phải hủy, sửa án do nguyên nhân chủ quan; một
số trường hợp áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, quyết định hình ph ạt
dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, cho h ưởng án treo ch ưa chính
xác. Một số vụ án vi phạm thời hạn chuẩn bị xét x ử, th ời h ạn hỗn phiên
tịa, thời hạn gửi bản án, quyết định cho Viện kiểm sát nhân dân và nh ững
người tham gia tố tụng.[7]
Ví dụ: Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hồi Ân tỉnh Bình Định phát hiện
Tịa án cùng cấp Có 06 vụ án (03 vụ án dân sự, 03 vụ án hơn nhân và gia đình)
vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử (hơn 12 tháng) theo quy định tại khoản 1

Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự. [8]
- Tỷ lệ bản án hành chính, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan
chưa đạt chỉ tiêu theo yêu cầu Nghị quyết của Quốc hội. [8]
- Tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm các loại án chưa đạt
chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội là 60%. [8]
2. Nhiệm vụ và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động xét x ử
của Tòa án nhân dân trong giai đoạn tiếp theo
2.1. Nhiệm vụ
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, thời gian tới,
hệ thống Tịa án sẽ tập trung triển khai thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm.
15


Thứ nhất, quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội XIII và các
Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và cải cách tư pháp.
Thứ hai, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các
loại vụ việc.
Thứ ba, tăng cường xây dựng thể chế và bảo đảm áp dụng thống nhất pháp
luật.
Thứ tư, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ Tịa án tinh gọn, liêm chính; đổi
mới cơng tác đào tạo, bồi dưỡng. Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kết hợp
chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với xây dựng Tòa án trong sạch, vững mạnh;
thực hiện nghiêm các quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thực
thi công vụ.
Thứ năm, tiếp tục ứng dụng cơng nghệ thơng tin; cải cách thủ tục hành
chính - tư pháp; xây dựng Tòa án điện tử.
Thứ sáu, tăng cường, chủ động mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế.
Tích cực tìm kiếm nguồn hỗ trợ nước ngồi cho các hoạt động của Tịa án. Làm
tốt cơng tác tương trợ tư pháp. Nghiên cứu, đề xuất phương án đào tạo cán bộ
phục vụ hội nhập quốc tế. [6]

2.2. Giải pháp
Hiện nay, chúng ta đang hoàn thiện dự thảo Đề án "Đổi mới tổ chức bộ
máy TAND tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết Trung ương 6
(khóa XII) của Đảng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới”. Đây là bước đầu tiên
để xây dựng lộ trình cải cách tư pháp mới 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2045 theo
tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị ban hành năm 2005. Đề án này có hai
giai đoạn, giai đoạn đầu từ nay đến năm 2022 tập trung cải cách nội bộ, sơ bộ, thí
điểm và giai đoạn sau năm 2022, tiến hành xác định lại địa vị pháp lý, hoạt động,
nội dung, tố tụng.
16


Nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị là
hồn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tư pháp; trong đó trọng tâm là xây dựng,
hồn thiện tổ chức và hoạt động của Tịa án nhân dân tối cao. Theo đó, tổ chức hệ
thống tịa án theo thẩm quyền xét xử, khơng phụ thuộc vào đơn vị hành chính,
gồm bốn cấp là tịa án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị
hành chính cấp huyện; tịa án phúc thẩm có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm và xét xử
sơ thẩm một số vụ án; tòa thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ
xét xử phúc thẩm và Tịa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ hướng dẫn áp dụng
thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Có thể
thấy việc kiện tồn tinh gọn tổ chức là nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt, các tòa án
khu vực phải bảo đảm dưới sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Quốc hội, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, đặc biệt là người dân đối với cơ quan xét xử. Đi liền với
đó là bảo đảm tính minh bạch, cơng khai trong hoạt động xét xử, thông tin công
bố các bản án được xét xử lên mạng internet và tiếp thu ý kiến đóng góp, phản
hồi của người dân, nhất là các bản án dân sự, hành chính. Mong rằng với các
phương hướng, giải pháp của Đảng, Chính phủ, hoạt động xét xử của Tòa án
nhân dân sẽ được nâng cao đạt được nhiều thành tựu mới.
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước Pháp quyền, vị trí, vai trị của quyền tư
pháp ngày càng trở nên quan trọng và có tính chất quyết định đối với sự phát
triển của mỗi quốc gia. Tòa án được coi là một nhân tố cơ bản của Nhà nước
pháp quyền trong tiến trình xây dựng Nhà nước Pháp quyền hiện thực. Dù ở Nhà
nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa hay ở Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa,
Tịa án ln là yếu tố có tính quyết định đến việc hiện thực hóa những tư tưởng
pháp quyền đó. Đặc biệt đối với Việt Nam, khi nước ta đang phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đồng thời xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, chúng ta càng
phải nâng cao, phát triển hiệu quả hoạt động của Tòa án nhân dân. Tòa án Việt
17


Nam được hình thành và phát triển từ năm 1945 đến nay, và đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong việc bảo đảm pháp chế, bảo đảm quyền con người. Tuy
nhiên đứng trước những thách thức mới ngày càng khó khăn, thử thách việc tổ
chức và hoạt động tư pháp của ngành Tòa án ngày càng phải phát triển mạnh mẽ
hơn nữa để “bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích h ợp
pháp của tổ chức, cá nhân”. [1]

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp năm 2013.
2. Vũ Thị Hồng Vân (2019), Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, NXB Tư
pháp, Hà Nội.
3. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
4. Montesquieu (2006), Bàn về tinh thần pháp luật [bản dịch tiếng Việt

của Hoàng Thanh Đạm], NXB Lý luận chính trị, Hà Nội.
5. Thái Vĩnh Thắng và Tơ Văn Hịa (2019), Giáo trình Luật Hiến pháp
Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2021), Báo cáo của Chánh án Tịa
án nhân dân tối cao về cơng tác của các Tịa án trong nhi ệm kì Qu ốc
hội khóa XIV
7. Bảo Yến (2020), Chất lượng giải quyết, xét xử của Tịa án tăng lên qua
từng năm, Cổng thơng tin điện tử Ủy ban Tư pháp, 25/12/2020
8. Thu Thảo (2021), Viện KSND huyện Hồi Ân ban hành kiến nghị đối với
tịa án cùng cấp trong giải quyết án dân sự, hôn nhân và gia đình,Trang
thơng tin điện tử Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định, 09/07/2021

19



×