Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

QUY CHE LAM VIEC CUA BCH CONG DOAN NHIEM KI 20122017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.16 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CÔNG ĐOÀN GD TRIỆU PHONG. CÔNG ĐOÀN THCS TRIỆU VÂN Số : 01/QC-BCH. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------Triệu Vân, ngày 15 tháng 9 năm 2012. QUI CHẾ LÀM VIỆC CỦA BCH CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THCS TRIỆU VÂN NHIỆM KỲ 2012 - 2017 - Căn cứ vào Điều lệ Công đoàn Việt Nam; - Căn cứ vào Nghị Quyết Đại hội Công đoàn Trường THCS Triệu Vân nhiệm kỳ 2012 - 2017; - Nhằm nâng cao hiệu quả họat động của BCH Công đoàn và tạo điều kiện cho các thành viên trong BCH cùng phối hợp hoạt động đồng bộ, phát huy khả năng cao nhất thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2012 - 2017. BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN THỐNG NHẤT ĐƯA RA QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG NHƯ SAU I. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA BCH CÔNG ĐOÀN - Đại diện cho toàn thể cán bộ công chức của Trường THCS Triệu Vân nói lên tiếng nói chung của tập thể. - Góp phần xây dựng tình đoàn kết nội bộ trong CB-GV-NV trong toàn trường. - Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho CB-GV-NV trong điều kiện và phạm vi cho phép. - Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CB-GV-NV qua giám sát, nhắc nhở việc thực hiện nghiêm túc các chế độ có liên quan đến CB-GV-NV. - Kết hợp cùng Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho CB-GV-NV học tập, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, nâng cao tay nghề và nhận thức chính trị. - Tạo điều kiện cho CB-GV-NV tham gia các phong trào do ngành, công đoàn ngành, nhà trường, công đoàn trường phát động. - Gần gũi, nắm tâm tư nguyện vọng của CB-GV-NV, cùng Ban giám hiệu và các bộ phận liên quan giải quyết những vướng mắc trong nội bộ nhà trường. - Kết hợp cùng Ban giám hiệu tổ chức, duy trì tốt các phong trào thi đua, đặc biệt là phong trào thi đua hai tốt . - Kết hợp cùng Đoàn TNCS HCM đẩy mạnh phong trào TDTT trong CB-GVNV. - Tranh thủ mọi lực lượng bên ngoài cùng tham gia đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, nâng cao mức sống cán bộ công chức, viên chức trong trường. - Qua các phong trào, giới thiệu công đoàn viên ưu tú cho Đảng. - Quan tâm đến việc phát triển công đoàn viên mới..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Cùng ban giám hiệu và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xây dựng trường thành một đơn vị văn hóa. - Nắm tình hình thu chi tài chính công đoàn và các chế độ theo quy định của Tổng liên đoàn lao động và của Công đoàn ngành. - Thực hiện nghiệm túc chế độ báo cáo với công đoàn ngành. II. TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CÁ NHÂN TRONG BCH. 1. Trách nhiệm của Chủ tịch công đoàn - Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đại diện để bảo vệ, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên chức, lao động theo Pháp luật. - Thay mặt ban chấp hành tham gia ý kiến, bàn bạc, thống nhất, phối hợp với BGH giải quyết các vấn đề có liên quan đến hai bên trong quan hệ lao động. - Theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách, tiền lương, phân công lao động của nhà trường đối với công đoàn viên. - Chịu trách nhiệm chung về họat động của Công đoàn trước Cấp ủy Đảng và Công đoàn cấp trên. - Chủ trì các cuộc họp BCH và toàn thể Công đoàn trường. - Đại diện BCH công đoàn tham gia các cuộc họp liên tịch. - Tổ chức bầu cử Ban thanh tra nhân dân, ra quyết định công nhận Ban thanh tra nhân dân và theo dõi, chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân trong nhà trường. - Tham gia ký kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho từng năm học. - Ký các quyết định kết nạp đoàn viên, kế hoạch và các văn bản Công đoàn. - Xây dựng kế hoạch hoạt động công đoàn cho từng nhiệm kì, từng năm học, từng tháng. - Chịu trách nhiệm về chế độ thông tin, báo cáo. Lập hồ sơ thi đua công đoàn giử công đoàn cấp trên - Chịu trách nhiệm về quản lí thu chi quỹ công đoàn và quỹ tự có công đoàn. - Lập dự toán thu - chi và quyết toán thu - chi năm, quý đúng mẫu, đúng qui định, đúng tời gian. - Phối hợp với Ban giám hiệu lên kế hoạch tổ chưc các chuyến tham quan du lịch cho công đoàn viên. 2. Trách nhiệm của Phó Chủ tịch công đoàn - Thay mặt Chủ tịch điều hành công việc khi Chủ tịch vắng. - Phụ trách công tác phát triển công đoàn viên, phát triển đảng. - Tham gia vận động, phát động, theo dõi phong trào thi đua của trường: phong trào hai tốt, xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực,… - Theo dõi việc thực hiện các cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm", " Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo"… của công đoàn viên. - Vận động Công đoàn viên tham gia đóng góp các nguồn quỹ đền ơn đáp nghĩa, vì người nghèo, khuyến học khuyến tài, thư kêu gọi của các công đoàn cơ sở, ….

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Tham gia vào ban vận động xây dựng đơn vị văn hóa. - Phụ trách công tác Văn nghệ, thể dục thể thao của công đoàn viên. - Phụ trách công tác kế toán công đoàn: làm các phiếu thu-chi, tạm ứng,… 3. Trách nhiệm của Ủy viên BCH công đoàn - Phụ trách nữ công - Phụ trách hoạt động của tổ Nữ Công. - Nắm tâm tư nguyện vọng của Nữ cán bộ công chức, xây dựng kế hoạch và báo cáo hoạt động Nữ Công tháng, học kỳ, năm cho BCH công đoàn cũng như toàn thể công đoàn viên. - Theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách đối với Nữ CBCC. - Theo dõi phong trào thi đua “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. - Động viên nữ CBCC hưởng ứng các phong trào thi đua của trường. - Vận động nữ tham gia các hội thi do công đoàn cấp trên tổ chức: thể thao, nữ công gia chánh, văn nghệ… - Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động vui chơi nhân ngày 20/10 và 8/3. - Ghi biên bản trong các cuộc họp BCH và công đoàn. - Phụ trách đời sống, chế độ thăm hỏi, hiếu, hỷ của công đoàn. - Giữ quỹ, theo dõi thu chi quỹ công đoàn và quỹ tự có. - Lưu các chứng từ thu chi để quyết toán. III. NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ PHỐI HỢP 1. Nguyên tắc. Trong Ban chấp hành, mặc dù đã phân công nhiệm vụ cụ thể cũng cần đóng góp, bàn bạc các vấn đề chung của Công đoàn trên tinh thần đoàn kết và tuân thủ theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số và nguyên tắc tập trung dân chủ. 2. Chế độ làm việc. - BCH Công đoàn mỗi tháng họp 1 lần. - Ngoài ra, do yêu cầu đột xuất, Chủ tịch có thể triệu tập cuộc họp BCH hoặc toàn thể bất thường để triển khai công việc. Trong các cuộc họp cần đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tháng qua và đề ra kế hoạch tháng tới của công đoàn. 3. Phối hợp - Các văn bản Đại hội, Hội nghị của Công đoàn sẽ được báo cáo đến cấp ủy dể theo dõi, chỉ đạo; đến BGH để phối hợp thực hiện và công khai đến toàn thể công đoàn viên để thực hiện. - BCH mà cụ thể là Chủ tịch Công đoàn trực tiếp nắm tình hình và tạo điều kiện cho Ban TTND họat động. - BCH chịu trách nhiệm báo cáo với Công đoàn cấp trên và Cấp ủy nhà trường về tình hình hoạt động khi có yêu cầu. - Mở rộng việc giao lưu học tập kinh nghiệm với các đơn vị công đoàn bạn. PHẦN IV: QUY ĐỊNH THỰC HIỆN QUY CHẾ - Qui chế này đã được thông qua BCH và các thành viên trong BCH Công đoàn có nhiệm vụ thực hiện qui chế này..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Từng lúc có thể bổ sung và sửa đổi cho hoàn chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng phải có sự nhất trí tối thiểu là 2/3 đ/c trong BCH. Nơi nhận: - Chi ủy, BGH nhà trường (báo cáo) - Các thành viên BCH Công đoàn trường(thực hiện) - Lưu HS công đoàn.. Triệu Vân, ngày 15 tháng 09 năm 2012 TM BAN CHẤP HÀNH CHỦ TỊCH. Hồ Thanh Tâm.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×