Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

De cuong on tap HKI 1516Cong nghe 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.79 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN: CÔNG NGHỆ 9 -----------------Câu 1. Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm những gì? - Thiết bị bảo vệ, đóng cắt và lấy điện. - Nguồn điện 1 chiều và xoay chiều, thiết bị đo lường điện. - Vật liệu, dụng cụ và các loại đồ dùng điện. Câu 2. Nêu cấu tạo dây dẫn. Phân loại dây dẫn điện. Cấu tạo dây dẫn: Gồm lõi và lớp vỏ cách điện - Lõi bằng đồng hoặc nhôm, gồm một sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau. - Vỏ gồm 1 hoặc nhiều lớp, thường bằng cao su hoặc PVC. - Ngoài lớp cách điện một số loại dây dẫn còn có thêm lớp vỏ bảo vệ. - Vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau để phân biệt và thuận tiện trong việc sử dụng, sửa chữa. Phân loại: Có 2 cách phân loại dây dẫn điện: - Dựa vào lớp vỏ cách điện dây dẫn điện được chia thành: dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện. - Dựa vào số lõi và số sợi có dây một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và dây lõi nhiều sợi. Câu 3. Em hãy cho biết công dụng của đồng hồ đo điện. Kể tên các loại đồng hồ đo điện và đại lượng đo tương ứng. Công dụng: Đồng hồ đo điện giúp phát hiện được những hư hỏng, sự cố kỹ thuất, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện. Đồng hồ đo điện Đại lượng đo Ampe kế Cường độ dòng điện Oát kế Công suất điên Vôn kế Hiệu điện thế (điện áp) Công tơ điện Điện năng Ôm kế Điện trở Đồng hồ vạn năng Cường độ dòng điện, Hiệu điện thế, Điện trở Câu 4. Nêu các cách nối dây dẫn điện, quy trình chung quy trình chung nối dây dẫn điện và yêu cầu của mối nối. Các loại mối nối dây dẫn điện: - Mối nối thẳng - Mối nối phân nhánh - Mối nối dùng phụ kiện Quy trình chung quy trình chung nối dây dẫn điện: Bóc vỏ cách điện → Làm sạch lõi → Nối dây → Kiểm tra mối nối → Hàn mối nối → Cách điện mối nối Yêu cầu của mối nối: - Dẫn điện tốt: điện trở mối nối phải nhỏ để dòng điện truyền qua dể dàng. - Độ bền cơ học cao. Mối nối phải chịu được sức kéo cắt và sự rung chuyển. - Cách điện tốt. Mối nối phải cách điện tốt không sắc làm thủng lớp băng cách điện. - Đảm bảo về mặt mĩ thuật: Mối nối phải gọn đẹp..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 5. Trình bày chức năng và cấu tạo của bảng điện. - Bảng điện chính: + Có chức năng cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. + Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì (hoặc aptomat tổng). - Bảng điện nhánh: + Có chức năng cung cấp điện tới đồ dùng điện. + Trên bảng điện nhánh thường lắp công tắc hoặc aptomat, ổ cắm điện, hộp số quạt... Câu 6. Nêu các bước vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện. Vẽ sơ đồ mạch điện được thực hiện hiện các bước: - Vẽ đường dây nguồn. - Xác định vị trí để bảng điện, bóng đèn. - Xác định vị trí thiết bị điện trên bảng điện. - Vẽ đường dây dẫn điện theo sơ đồ nguyên lí. Câu 7. Nêu quy trình chung lắp đặt mạch bảng điện. Quy trình: - Bước 1: Vạch dấu - Bước 2: Khoan lỗ - Bước 3: Nối dây - Bước 3: Lắp thiết bị điện của bảng điện - Bước 5: Kiểm tra Câu 8. Vẽ sơ đồ nguyên lí và sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện gồm 2 cầu chì, 1 ổ cắm, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn sợi đốt. - Sơ đồ nguyên lí: - Sơ đồ lắp đặt:. Câu 9. Từ sơ đồ nguyên lý của mạch điện sau, hãy vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện - Sơ đồ nguyên lí: - Sơ đồ lắp đặt:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 10. Vì sao cầu chì bảo vệ phải được mắc vào dây pha của mạch điện? Cầu chì phải được mắc vào dây pha để khi có sự cố, cầu chì bị dứt, dây pha được ngắt khỏi thiết bị và đồ dùng điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ba Cụm Bắc, ngày 30 tháng 11 năm 2015 Giáo viên. Lê Thị Thu Phương.

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×