Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.45 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD & ĐT THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ THI CHÍNH THỨC. (Đề thi gồm 30 câu, 3 trang). ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN SINH HỌC 12 CƠ BẢN Thời gian làm bài: 45 phút; Ngày thi: 17/12/2015 Mã đề thi 485. Họ, tên thí sinh:................................................... SBD ............................. Câu 1: Hiện tượng liên kết gen có đặc điểm : A. Hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp B. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng C. Khi lai giữa các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi các cặp tính trạng tương phản thì kết quả ở F2 tương tự như trong kết quả lai một tính trạng của men đen D. Tất cả đều đúng Câu 2: Sản phẩm cuối cùng của quá trình hoạt hóa axit amin là : A. aa.ADP-tARN B. aa.AMP –enzim C. aa.AMP –tARN D. aa-tARN Câu 3: Cơ sở di truyền học của luật hôn nhân gia đình: Cấm kết hôn trong họ hàng gần vì: A. Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp biểu hiện tính trạng có hại B. Ở thế hệ sau xuất hiện sự phân li kiểu hình C. Ở thế hệ sau xuất hiện hiện tượng ưu thế lai D. Gen trội có hại có điều kiện át chế sự biểu hiện của gen lặn bình thường ở trạng thái dị hợp Câu 4: Tần số trao đổi chéo (tần số HVG) thể hiện : A. độ bền trong cấu trúc của các NST trong quá trình di truyền B. tính linh hoạt của các crômatit của các NST trong quá trình giảm phân tạo giao tử C. A và B đúng D. Thể hiện lực liên kết giữa các gen Câu 5: Phép lai nào sau đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ nhất ? A. AaBbDd AaBbDd B. AaBbdd AABBDD C. aaBbDd AABBDD D. Aabbdd aaBBDD Câu 6: Trong kĩ thuật tạo dòng DNA tái tổ hợp thao tác được thực hiện theo trình tự sau: A. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận-> Cắt và nối tạo DNA tái tổ hợp -> Tách DNA B. Tách DNA -> Cắt và nối tạo DNA tái tổ hợp-> Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận C. Tách DNA -> Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận-> Cắt và nối tạo DNA tái tổ hợp D. Cắt và nối tạo DNA tái tổ hợp-> Tách DNA-> Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận Câu 7:Men đen dã dựa vào lí thuyết nào sau đây để giải thích cho các quy luật di truyền của ông ? A. Học thuyết tế bào B. Thuyết NST C. Thuyết về giao tử thuần khiết D. Lí thuyết về phân li NST Câu 8: Gen là ? A. Một đoạn phân tử ADN mang thông tin về một phân tử prôtêin B. Một đoạn của phân tử ADN C. Một đoạn của vật chất di truyền đảm nhận một chức năng của cơ thể D. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm nhất định(prôtêin hay ARN) Câu 9: Yếu tố nào sau đây không được coi là cơ sở để giải thích các quy luật menđen ? A. Gen tồn tại thành từng cặp trên cặp NST tương đồng B. Có hiện tượng gen trội át gen lặn C. Gen nằm trên NST D. Nhiều gen cùng phân bố trên một NST Câu 10: Biết gen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua. Đem lai hai cây tứ bội với nhau, kết quả phân li kiểu hình ở F1 là 75% ngọt, 25% chua. Kiểu gen của P là: A. AAaa x Aaaa. B. Aaaa x Aaaa. C. AAaa x aaaa. D. AAAa x Aaaa. Câu 11:Sự giống nhau giữa hoán vị gen, tác động gen không alen với quy luật phân li độc lập là : A. Một gen quy định nhiều tính trạng B. đều tạo ra nhiều biến dị tổ hợp C. Các tính trạng di truyền độc lập với nhau D. Các tính trạng di truyền phụ thuộc vào nhau Câu 12: Chất 5-BU gây nên dạng đột biến nào sau đây ?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Thay thế cặp nuclêotit A-T bằng G-X B. Không có trường hợp nào ở trên C. Thêm cặp nuclêotit A-T hoặc G-X D. Mất cặp nuclêotit A-T Câu 13: Hiện tượng di truyền phân li độc lập và tổ hợp tự do có ý nghĩa gì ? A. Làm tăng số kiểu gen ở thế hệ sau B. Làm tăng số kiểu hình ở thế hệ sau C. Là cơ sở tạo ra nhiều biến dị tổ hợp D. Tất cả đều đúng Câu 14: Thể dị bội là: A. cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng của nó đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc chỉ chứa 1 NST, hoặc thiếu hẳn NST đó. B. giao tử đáng lẽ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST. C. biến đổi số lượng NST ở một vài cặp. D. một hoặc vài cặp NST không phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào. Câu 15: Cho sơ đồ mô tả 1 dạng đột biến cấu trúc NST: ABCDEFGH --------> ADCBEFGH (Các chữ cái biểu thị các gen trên NST). Đó là dạng đột biến: A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 16: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST sinh vật nhân thực, dạng sợi có chiều ngang 11nm được gọi là : A. Vùng xếp cuộn B. Sợi cơ bản C. Sợi nhiễm sắc D. Crômatit Câu 17: Ở ruồi giấm: gen A quy định tính trạng thân xám, alen a quy định tính trạng thân đen, gen B quy định tính trạng cánh dài, alen b quy định tính trạn cánh ngắn; các gen di truyền liên kết. Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp tử, ở FB thu được 41% mình xám, cánh ngắn; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen, cánh ngắn. Nhận định nào dưới đây là không đúng? A. Tần số hoán vị giữa các gen là 18%. ab B. Ruồi đực dùng lai phân tích có kiểu gen ab . C. Tần số hoán vị được tính bằng tổng tỉ lệ kiểu hình khác bố mẹ. Ab D. Ruồi cái F1 có kiểu gen aB . Câu 18: Ở người, thừa một NST số 23 có thể sẽ gây ra: A. hội chứng tiếng mèo kêu. B. hội chứng Đao. C. hội chứng Claiphentơ. D. hội chứng Tơcnơ. Câu 19: Dạng đột biến nào dưới đây ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt? A. Đột biến cấu trúc NST. B. Đột biến gen. C. Đột biến đa bội. D. Đột biến dị bội. Câu 20:Hai tính trạng khác nhau của cùng một tính trạng nhưng biểu hiện trái ngược nhau, được gọi là : A. Cặp alen B. Cặp gen C. Cặp tính trạng tương phản D. Cặp nhân tố di truyền Câu 21: Bệnh mù màu đỏ và xanh lục ở người do một gen lặn liên kết với NST – X, một phụ nữ bình thường có bố bị mù màu lấy một người chồng bình thường, xác xuất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này là con trai bị bệnh mù màu là bao nhiêu % ? A. 100% B. 75% C. 25% D. 50% Câu 22: Vì sao nói mã di truyền mang tính thoái hóa ? A. Một bộ 3 mã hóa cho một axit amin B. Một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ 3 C. Có những bộ 3 không mã hóa cho 1 axit amin D. Một bộ ba(codon) mã hóa nhiều axit amin Câu 23: Một gen ở sinh vật nhân thực có số lượng các loại nuclêôtit là: A = T = 600 và G = X = 300.Tổng số liên kết hiđrô của gen này là: A. 1200. B. 1800. C. 1500. D. 2100. Câu 24: Đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T ở gen cấu trúc dẫn đến phân tử prôtêin do gen tổng hợp có sự thay đổi là: A. Không có gì thay đổi vì đột biến xảy ra tại mã mở đầu. B. thay thế một axit amin. C. thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin. D. thêm 1 axit amin mới..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 25: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen A. aabbDd B. Aabbdd C. AaBbDd D. AaBbdd Câu 26: Quần thể ngẫu phối nào sau đây đạt trạng thái cân bằng di truyền A. 0,3AA : 0,6Aa : 0,1aa B. 0,1AA : 0,5Aa : 0,4aa C. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa D. 0,3AA : 0,5Aa : 0,2aa Câu 27:Đối với các loài sinh sản hữu tính, bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con : A. A len B. Kiểu hình C. tính trạng D. Kiểu gen Câu 28: Biết gen A quy định tính trạng quả đỏ ; a quy định tính trạng quả vàng và không xuất hiện tính trạng trung gian. Cho 2 cây P dị hợp giao phấn với nhau.Kết quả nào sau đây sẽ không đúng đối với F1 ? A. Có tỉ lệ kiểu hình 3 quả đỏ: 1 quả vàng B. tỉ lệ kiểu gen là 1:1 C. Có 3 kiểu gen khác nhau xuất hiện D. Xuất hiện tỉ lệ của quy luật phân tính Câu 29: Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa: A. đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm gen quý và hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. B. làm tăng khả năng xuất hiện biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới. C. hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 nhiễm sắc thể tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau. D. cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống. Câu 30: Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vàng trơn: 50% xanh trơn, cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen A. AaBB B. aabb C. AABb D. AABB -----------------------------------------------. ----------- HẾT ----------. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu).
<span class='text_page_counter'>(4)</span>