Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

XU HƯỚNG INFLUENCER MARKETING TRONG XU THẾ TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.87 KB, 46 trang )

XU HƯỚNG INFLUENCER MARKETING TRONG
XU THẾ TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Có thể thấy, chưa bao giờ mà truyền thông lại phát triển môt cách mạnh mẽ

như trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu hướng tồn cầu hố là xu hướng tất yếu và
nhu cầu nâng cao chất lượng sống của người dân là nhu cầu dĩ nhiên. Trong đó, có
thể thấy Marketing đang nổi lên như một hiện tượng xã hội để đáp ứng các điều
kiện nêu trên.
Theo báo cáo mới nhất của We are social, tính riêng năm 2018, lượng người
dùng social media toàn cầu tăng 13% so với năm trước và đạt con số 3.397 tỷ. Với
sự liên tục “gây bão” của social media trên tồn thế giới, thì Influencer Marketing
cũng đã chứng kiến sự bùng nổ lan rộng và hiện là một trong những loại hình phát
triển nhanh nhất trong Marketing và dự kiến sẽ trở thành thị trường 5-10 tỷ USD
vào năm 2020.
Theo một nghiên cứu mới đây, 90% người tiêu dùng tin tưởng vào những lời
khuyên, lời giới thiệu của các chuyên gia hay người mà họ tin tưởng, trong khi chỉ
có 33% tin vào quảng cáo truyền thống. Bên cạnh đó, hơn 88% người dùng xem
các nhận xét của người dùng khác trên mạng xã hội để đưa ra quyết định mua hàng
của mình. Mặt khác, có tới 94% nhà tiếp thị nhận thấy Influencer Marketing hiệu
quả trong các chiến dịch truyền thông của họ. Và về mặt con số, Influencer
Marketing có thể tạo ra ROI cao gấp 11 lần so với quảng cáo truyền thống.


Có thể nói, Influencer Marketing (Marketing dùng người ảnh hưởng) có vai
trị như một sợi chỉ xun suốt hành trình mua hàng của người tiêu dùng. Bằng
cách sử dụng những người có ảnh hưởng quảng bá cho sản phẩm, thương hiệu có


thể tác động vào nhận thức của khách hàng ngay từ những bước đầu tiên của hành
trình này. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm có một chỗ đứng vững chắc trong tâm trí
khách hàng đồng thời giúp các thương hiệu có thể tiếp cận gần hơn tới tập khách
hàng mình mong muốn.
Chính vì thế, đi sâu nghiên cứu về Xu hướng Influencer Marketing trong xu
thế truyền thông hiện đại là một việc làm thiết thực nhằm đem đến cho cơng chúng
những kiến thức về một loại hình Marketing tuy chỉ mới ra đời nhưng lại thu về
những hiệu quả vượt ngoài mong đợi của cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Từ
đó giúp cho doanh nghiệp cải thiện và nâng cao cách thức làm việc với những
chiến dịch sử dụng Influencer, đồng thời người tiêu dùng có thêm hiểu biết và cái
nhìn khách quan hơn về một quy cách bán hàng của các doanh nghiệp để từ đó có
những lựa chọn tiêu dùng sản phẩm hợp lí hơn.
2.

Tình hình nghiên cứu
Ra đời từ những năm đầu của thế kỉ XX trên thế giới và có mặt ở Việt Nam

vào khoảng nửa thế kỉ sau đó, có thể nói Marketing khơng cịn là một đề tài mới
mẻ. Khơng kể đến những cuốn sách nổi tiếng của Phillip Kotler – ông tổ của ngành
Marketing như: Nhập môn Marketing, Nguyên lí tiếp thị, A framework for the
Marketing Managament,… rất nhiều những cơng trình nghiên cứu khác về
Marketing đã ra đời và trở thành kim chỉ nang cho những người làm Marketing có
thể kể tới là: Marketing Du Kích Trong 30 Ngày - Jay Conrad Levinson; Những
đòn tâm lý trong thuyết phục - Robert Cialdini; Cái đuôi dài - Chris Anderson,…


Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu trên đây mới chỉ là những cơng trình
nghiên cứu chú trọng vào q trình marketing hay tâm lí thuyết phục khách hàng,
cịn những vấn đề về Influencer Marketing thì chưa có một cơng trình nghiên cứu
nào thực sự giải quyết và đi sâu đề cập tới. Một trong những nguyên do chính là

bởi tuy ngành Marketing đã ra đời từ đầu thế kỉ XX nhưng xu hướng Influencer
Marketing thì mới thực sự bùng nổ trong khoảng 3 năm trở lại đây.
Chính vì vậy, đi sâu nghiên cứu vào Xu hướng Influencer Marketing trong
xu thế truyền thông hiện đại là một việc làm cần thiết để giúp những Marketer hay
cơng chúng quan tâm có thêm những tri thức khách quan về một xu hướng khá mới
mẻ trong thời đại truyền thơng số.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu và chỉ ra những kiến thức về Marketing nói

chung và Influencer Marketing nói riêng trong những năm gần đây. Đề tài không
chỉ cung cấp những thông tin cơ bản để công chúng hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra
đời, những yếu tố đặc trưng của Influencer Marketing và xu thế truyền thơng hiện
nay đang hướng tới mà cịn nêu lên được những xu hướng nổi bật trong Marketing
dùng người ảnh hưởng và quy trình chuẩn để tạo nên một chiến dịch hiệu quả. Từ
đó đánh giá ưu và nhược điểm của xu hướng truyền thông này, trở thành một kho
thơng tin hữu ích phục vụ nhu cầu làm việc và học tập của công chúng quan tâm.
4.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được xác định ở đây là xu hướng Influencer

Marketing. Đối tượng nghiên cứu bao gồm những mặt, đặc tính và những quan hệ
tồn tại; là những khía cạnh cơ bản của vấn đề nghiên cứu mà người nghiên cứu
quan tâm, có nhu cầu tìm hiểu và hướng tìm cách giải quyết. Một đề tài nghiên cứu


khoa học phải phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả; cập nhật, mới mẻ, phù hợp
với xu thế đi lên của sự phát triển xã hội.

Phạm vi nghiên cứu

5.

Xu hướng Infuencer Marketing được giới hạn phạm vi nghiên cứu trong xu
thế truyền thông hiện đại nhưng sẽ tập trung chủ yếu vào thời gian trong khoảng 3
năm trở lại đây ( từ năm 2017) bởi đây là thời kì đánh dấu sự lên ngơi và phát triển
mạnh mẽ của xu hướng này
6.

Các phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp quan sát khoa học
Từ hoạt động quan sát thực tiễn, thu thập được những kiến thức thực tế về

cách thức tạo nên một chiến dịch Influencer Marketing
6.2.

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

Dựa vào những kết quả thực tiễn trước đó, rút ra kết luận và kinh nghiệm
thực tiễn phục vụ cho việc làm chiến dịch Influencer Marketing
6.3.

Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết

Dựa vào những bài viết, số liệu, báo cáo thống kê của những nhà nghiên cứu
đi trước, tổng hợp có chọn lọc, sắp xếp và bổ sung để tạo nên một hệ thống kiến
thức hoàn chỉnh về xu hướng Influencer Marketing
7.


Bố cục nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lí luận về xu hướng Influencer Marketing và xu thế truyền
thông hiện đại
1.1.
1.1.1.
1.1.2.

Influencer Marketing
Khái niệm
Một số tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer


1.1.3.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.

Phân loại
Xu thế truyền thông hiện đại
Khái niệm truyền thông
Các xu thế truyền thông hiện đại

Chương 2: Xu hướng Influencer Marketing trong xu thế truyền thông hiện
đại
2.1.
10 xu hướng Influencer Marketing nổi bật trong những năm gần đây
2.1.1. Xu hướng khai thác Micro-Influencers và Nano-Influencers
2.1.2. Sự gia tăng của Video Marketing và Livestream
2.1.3. Sự phát triển của Instagram

2.1.4. Sự phát triển của IGTV
2.1.5. Sự suy thối của Facebook
2.1.6. Tính xác thực quan trọng hơn số lượng người theo dõi
2.1.7. Thương mại hố thương hiệu cá nhân
2.1.8. Đính kèm thơng tin tài trợ minh bạch
2.1.9. Mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các thương hiệu và Influencers
2.1.10.
Chống lại người theo dõi ảo
2.2.
Các bước tạo nên chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả
2.2.1. Thiết lập KPIs, ngân sách, và khách hàng mục tiêu
2.2.2. Xác định kênh truyền thông xã hội
2.2.3. Xác định thời điểm ra mắt cho chiến dịch
2.2.4. Chọn Influencer đồng hành cùng chiến dịch
2.2.5. Tạo brief và thúc đẩy cho q trình sáng tạo nội dung
2.2.6. Đàm phán và hồn thiện hợp đồng với Influencer
2.2.7. Đánh giá nội dung trước khi chiến dịch lến sóng
2.2.8. Lên sóng chiến dịch
2.2.9. Tối ưu hố nội dung và hiệu quả chiến dịch
2.2.10.
Phân tích và báo cáo kết quả chiến dịch
2.3.
Dự đoán sự phát triển của xu hướng Influencer Marketing trong tương

lai

Chương 3: Đánh giá xu hướng Influencer Marketing trong xu thế truyền
thông hiện đại
3.1. Vấn đề tồn tại
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả Influencer Marketing



NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XU HƯỚNG
INFLUENCER MARKETING VÀ XU THẾ TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI
1.1.
1.1.1.

Influencer Marketing
Khái niệm


10 năm trước, Influencer vẫn chỉ là một khái niệm rất mơ hồ, thậm chí
khơng một marketer nào quan tâm. Giả sử ở thời điểm ấy một người dùng gõ
cụm từ “Influencer" hay “Influencer Marketing" trên Google, khả năng nhận
được sẽ không quá 10 kết quả. Nhưng giờ đây, Influencer Marketing đang dần
trở thành một “kênh truyền thông” hiệu quả và là cơ hội lớn cho cộng đồng
Influencer phát triển.
Chưa có tài liệu chính thức nào về lịch sử hình thành và phát triển của
khái niệm Influencer Marketing, nhưng một bài học thành công kinh điển và
vẫn luôn được giới Marketing ngưỡng mộ cho tới tận ngày nay, đến từ nhãn
hiệu nước có gas lớn nhất thế giới Coca Cola. Nghe có vẻ khó tin, nhưng người
ảnh hưởng đầu tiên trong lịch sử Influencer Marketing chính là Ơng già Noel.
Trước thế kỷ 20, hình ảnh ơng già Noel khá nghiêm nghị. Nhưng bắt đầu từ
năm 1930, dưới nét vẽ của hoạ sĩ người Thụy Điển - Haddon Sundblom, Coca
Cola đã thay đổi hồn tồn tư duy đó.


Hình 1.1. Haddon Sundblom’s first Coca-Cola Santa Claus campaign from 1931.


Hình ảnh ơng già Noel mập mạp, phúc hậu, nụ cười dễ mến mặc trang
phục đỏ tay cầm chai Coca Cola liên tục xuất hiện trên các tạp chí lớn. “A man
in red" nhanh chóng tạo thiện cảm, thu hút sự quan tâm và đặc biệt là truyền đi
thông điệp của thương hiệu Coca Cola: một thương hiệu của niềm vui, đầy cảm
mến và mang đến hạnh phúc cho tất cả mọi người. Tại thời điểm đó, khái niệm


Influencer chưa được hình thành, nhưng đã đặt tiền đề cho hình thức marketing
này: phối hợp với một nhân vật/ hình ảnh được nhiều người quan tâm, có độ uy
tín, có tính cách tương đồng với hình ảnh thương hiệu của mình, để lan truyền
thơng điệp đến đúng nhóm khách hàng mục tiêu, cũng chính là những người
hâm mộ nhân vật.
Và từ đó, loại hình marketing này tiếp tục phát triển với hình thức phổ
biến nhất trong Influencer Marketing hiện nay - hợp tác với ngôi sao để làm đại
sứ thương hiệu. Cái tên nổi bật được xem như là người mở ra kỉ nguyên của
những thương vụ đại sứ triệu đơ chính là Michael Jordan, bằng việc hợp tác với
Pepsi và Nike. Trái ngược với hình ảnh ơng già Noel, những người nổi tiếng
dường như dễ tạo được sự đồng cảm với người tiêu dùng hơn nhờ những trải
nghiệm thật.
Qua những case study kể trên, có thể tóm gọn lại về cách hiểu Influencer
Marketing là một hình thức marketing sử dụng những influencer (tạm dịch là
người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Thay vì quảng
cáo trực tiếp đến với một nhóm khách hàng, thông điệp của doanh nghiệp sẽ được
lan truyền thông qua những người ảnh hưởng với nội dung do nhãn hàng biên soạn
trước hoặc do người ảnh hưởng tự viết theo cách của họ.

1.1.2.

Một số tiểu chí để đánh giá và phân tích Influencer

Do sự bùng nổ của mạng xã hội, Influencer Marketing được xem là một

ngành công nghiệp bùng nổ với số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt, khiến
việc tìm ra gương mặt phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. Dưới
đây là 4 tiêu chí để đánh giá và phân tích Influencer trên mạng xã hội:


Reach (Độ phủ): được đo bằng lượng người theo dõi (fans, followers) của
Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, thương hiệu sẽ lựa chọn những
Influencer có số lượng fan lớn, tiếp cận được nhiều người nhưng điều này cũng
khơng hồn tồn đảm bảo khả năng thành cơng của chiến dịch.
Relevance (Sự liên quan): mô tả mức độ liên kết và tương đồng giữa định vị của
Influencer và hình ảnh của thương hiệu. Relevance thường được thể hiện qua
những yếu tố sau đây:
• Personal image (Thương hiệu cá nhân): quan niệm sống, phong cách thời
trang, phát ngơn.
• Demographic (Thơng tin nhâu khẩu học): giới tính, tuổi tác, tình trạng hơn
nhân, lĩnh vực hoạt động.
• Type of post/ topic (Nội dung bài viết trên trang cá nhân): văn phong, chủ
đề họ quan tâm.
• Fans/followers (Đối tượng audience): thương hiệu cá nhân, thơng tin nhân
khẩu học, chủ đề quan tâm của họ.
• Nhiều brand ambassador (đại sứ thương hiệu) khi nhắc đến có thể khiến
người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá và ngược lại.
Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng: Brand
preference): mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà
Influencers tạo ra. Khi người theo dõi đọc các nội dung được viết bởi Influencers,
họ sẽ có những mức độ tương tác khác nhau. Resonance xác định mức độ tương
tác của người đọc với thơng điệp được đưa ra và khiến họ tích cực chia sẻ thơng
điệp đó trên trang cá nhân của mình.

Ví dụ một bài đăng chia sẻ trải nghiệm khi dùng son (swatch son) của beauty
bloggers là dạng nội dung thu hút vô cùng lớn khiến mọi người hào hứng chia sẻ


trải nghiệm đối với dịng son đó, đồng thời nói về những nhãn hiệu khác hoặc hỏi
thêm nhiều thông tin hơn về đặc điểm sản phẩm (màu sắc, chất son). Lý do là vì nó
phù hợp với nhu cầu của phần lớn nữ giới (sở hữu nhiều loại son khác nhau), mang
tính chất tham khảo tự nhiên, giúp người xem cân nhắc và lựa chọn. Một bài đăng
trực tiếp trên fanpage của thương hiệu thường không nhận được nhiều phản hồi
như thế.
Sentiment (chỉ số cảm xúc): là nhân tố cực kì quan trọng mà marketer cần lưu ý.
Việc người này mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho target audience (cộng
đồng mục tiêu) sẽ tác động mạnh mẽ đến brand love (cảm tình dành cho thương
hiệu) của người tiêu dùng. Điển hình là scandal cá nhân của Hồ Ngọc Hà đã dẫn
đến sự tẩy chay hàng loạt các sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh mà ca sĩ này làm đại
diện từ phía những bà mẹ trẻ – target audience của mặt hàng này. Ngược lại là
trường hợp của MC Phan Anh với hastag “Đừng im lặng” kêu gọi mọi người hành
động tích cực và quyết liệt hơn trước những việc làm sai trái. Các chiến dịch có sự
tham gia của anh đều được ủng hộ nhiệt tình.
1.1.3.

Phân loại
Influencer Marketing với nền tảng là sử dụng những người ảnh hưởng để tạo

hiệu ứng lan toả đến với cộng đồng, nên Influencer là người đóng vai trị quan
trọng trong mỗi chiến dịch của từng thương hiệu. Các Influencer trong Marketing
còn được gọi với thuật ngữ: KOLs (Key Opinon Leader) hay người dẫn dắt/định
hướng dư luận. Hiện nay có 2 cách phân loại phổ biến dành cho các đối tượng này.
-


CÁCH 1: Phân loại theo tính chất nghề nghiệp chun mơn

Nhóm 1: VIPs/CELEBRITIES (Người nổi tiếng/Người của cơng chúng): người
có danh tiếng, thu hút sự chú ý của truyền thống và công chúng như diễn viên,
người mẫu, ca sĩ, MC, vận động viên,… là nhóm influencer có độ nhận biết rộng


nhất, tuy nhiên để lựa chọn influencer trong nhóm này hiệu quả, cần đánh giá
Relevance trên nhiều phương diện, từ đối tượng fan, thương hiệu cá nhân đến
thông tin nhâu khẩu học và chủ đề quan tâm.
Nhóm 2: PROFESSIONAL INFLUENCERS (Các chun gia, người có chun
mơn cao và có sức ảnh hưởng trong ngành hàng): Những người này vừa có độ
Reach tương đối cao (thấp hơn Celeb) và có mức độ Resonance và Relevance với
ngành hàng cao nhất.
Nhóm 3: CITIZEN INFLUENCERS (Những người có 5000+ friends và
followers có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý, Những người
tiêu dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, đánh giá về sản phẩm):
Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach
thấp nhất trong 3 nhóm influencer.
-

CÁCH 2: phân tích và phân loại theo số lượng người theo dõi trên các trang
mạng xã hội:


Nano-influencer: 0 – 10.000 người theo dõi



Micro-influencer: 10.000 – 100.000 người theo dõi




Macro-influencer: 100.000 – 1.000.000 người theo dõi



Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi

Hầu hết những influencer là macro-influencer, nhưng nano và micro-influencer
đang dần trở nên phổ biến hơn.
1.2.
1.2.1.

Xu thế truyền thông hiện đại
Khái niệm Truyền thông


Hiện nay khơng chỉ ở Việt Nam nói riêng mà trên thế giới nói chung cũng
tồn tại rất nhiều cách hiểu về khái niệm Truyền thơng.
Theo Bách khoa tồn thư mở Wikipedia: “Truyền thông (từ Latin:
commūnicāre, nghĩa là "chia sẻ") là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao
đổi ý tưởng, cảm xúc, ý định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh như :
ngôn ngữ, cử chỉ phi ngơn ngữ, chữ viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện
khác như: thơng qua điện từ, hóa chất, hiện tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao
đổi có ý nghĩa của thơng tin giữa 2 hoặc nhiều thành viên (máy móc, sinh vật hoặc
các bộ phận của chúng).”
Một định nghĩa khác về truyền thông theo PGS, TS Nguyễn Văn Dững chủ
biên trong cuốn “Truyền thông lí thuyết và kĩ năng cơ bản” lại cho rằng: Truyền
thơng là q trình liên tục trao đổi thơng tin, tư tưởng, tình cảm…chia sẻ kỹ năng

và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người làm tăng độ hiểu biết lẫn nhau, thay đổi
nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển
của cá nhân, của nhóm, của cộng đồng và xã hội.”
Các định nghĩa trên tuy đã nói được bản chất của truyền thơng căn bản
nhưng vẫn chưa hồn tồn đầy đủ. Mơ hình truyền thơng của Claude Shannon và
Warren Weaver ra đời vào năm 1949 đã thể hiện được hoàn chỉnh định nghĩa khái
niệm truyền thơng.
Nhiễu (Noise)

S ⇌M⇌C⇌R⇌E

F
Mơ hình trên bao gồm 7 yếu tố:










S (source/sender): nguồn, người cung cấp, khởi xướng
M (message): thông điệp, ndung thông báo
C (channel): bằng kênh nào, mạch truyền nào
R (receiver): người nhận, nơi nhận
E (effect): hiệu quả, kết quả của mơ hình truyền thơng
F (feedback): phản hồi của người nhận trở lại nguồn phát
Nhiễu (noise): là yếu tố gây ra sự sai lệch khơng được dự tính trong q

trình truyền thơng (tiếng ồn, tin đồn, các yếu tố tâm lý, kỹ thuật…) dẫn đến
tình trạng thơng tin, thơng điệp sai lệch.

Mơ hình này thể hiện rõ tính tương tác, bình đẳng cũng như sự chuyển đổi giữa
chủ thể và khách thể truyền thông, mặt khác cũng chú ý tới hiệu quả truyền thông mong đợi của bất kỳ nhà truyền thông nào khi chuẩn bị hoạt động của mình.
Từ mơ hình trên, khái niệm truyền thơng được định nghĩa: “Truyền thơng là
q trình trao đổi 1 hoặc 2 chiều thông tin giữa nguồn phát với người nhận thông
qua các kênh tải. Từ đó người nhận sẽ có sự thay đổi nhất định với các giá trị mà
mình nhận được.”
1.2.2.

Các xu thế truyền thông hiện đại
Dấu mốc để xác định thời gian truyền thông hiện đại bắt đầu gắn liền với sự

phát triển của các công cụ truyền thông mạng xã hội và công nghệ 4.0. Người tiêu
dùng hiện nay đã quá quen với những hình thức Marketing truyền thống như quảng
cáo trên báo in, gửi thư trực tiếp hay gọi điện thoại,… điều này làm cho hiệu quả
tác động của chúng đến với khách hàng khơng cịn thu hút và thậm chí một số hình
thức gây phản tác dụng cho doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, nắm bắt được xu hướng
sử dụng mạng xã hội của người dân ngày càng tăng cao trên toàn cầu nhờ vào sự
xuất hiện của các thiết bị di động thông minh và sự tiến bộ không ngừng của khoa
học kĩ thuật, các Marketer đã lợi dụng những ưu thế đó để tạo nên những chiến
dịch thành công và tiếp cận gần hơn tới nhu cầu của khách hàng.


Dưới đây là những xu hướng truyền thông nổi bật trong những năm gần
đây. Một số xu hướng chính là môi trường để Influencer Marketing phát triển,
đồng thời là tiền đề nghiên cứu cho xu hướng marketing dùng người ảnh hưởng.
-


Sự tăng trưởng của trí tuệ nhân tạo

AI (trí thơng minh nhân tạo) khơng cịn là một cơng nghệ mới và trong thực tế,
người dùng đã tiếp xúc với trí thơng minh nhân tạo nhiều hơn họ nghĩ. Đó là khi
khách hàng nhìn thấy những quảng cáo xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của
Google hay cả khi đang sử dụng mạng xã hội. 57% các marketer đã ứng dụng AI
vào các chiến lược, chiến thuật của họ. Tuy nhiên, AI vẫn là một cơng nghệ đang
được tiếp tục hồn thiện, dự kiến sẽ tăng trưởng 53% trong vài năm sắp tới.
-

Xu hướng Livestream

Có thể nói năm 2018 đã qua là năm nở rộ của việc ứng dụng Livestream trong bán
hàng online trên Facebook và Live Stream sẽ vẫn tiếp tục phát triển như 1 xu
hướng marketing hiện đại. Bên cạnh đó, Youtube cũng đã bắt đầu làm quen với xu
hướng này để phát trực tiếp các mẫu video trên các kênh Youtube. Mỗi Youtuber
đều có thể phát video trực tuyến để mọi người có thể tương tác trực tiếp. Khơng
chỉ dừng lại ở một số mạng xã hội nói trên, Livestream dự kiến sẽ nở rộ trên các
diễn đàn, forum,…bởi 80% người dùng trả lời họ thích xem video trực tuyến hơn
một bài đăng trên Blog. Facebook cũng có một báo cáo cho thấy một video trực
tiếp thu hút được số người xem gấp 3 lần bài đăng thông thường.
-

Mức tiêu thụ video sẽ tiếp tục tăng trưởng

Người tiêu dùng dành rất nhiều thời gian để sử dụng điện thoại di động. Một số
liệu thống kê năm 2018 đã chỉ ra rằng sự tiêu thụ mobile video tăng 28% và đây


cũng là lần đầu tiên chứng kiến sự suy giảm mức độ tiêu thụ video trên máy tính

bàn và tablet. Vì thế, để vượt qua cuộc cạnh tranh khốc liệt này, các nhà tiếp thị
cần lập kế hoạch cho video trên các thiết bị di động.
-

Marketing trải nghiệm khách hàng sẽ phát triển

Marketing trải nghiệm khách hàng là sự đảm bảo cho khách hàng có những trải
nghiệm tốt nhất khi được tiếp thị. Nó đang dần trở nên phổ biến hơn khi mà 68%
các nhà tiếp thị cho biết doanh nghiệp của họ đang ngày càng tập trung vào trải
nghiệm của khách hàng trong quá trình tiếp thị. Cách nhìn của khách hàng đối với
doanh nghiệp hoặc thương hiệu chính là tổng số trải nghiệm họ đã có với doanh
nghiệp đó.
-

Content Marketing sẽ trở nên quan trọng hơn

Content marketing ngày nay mang đến tính viral rất lớn. Đó là bởi vì giữa vơ vàn
thơng tin hiện nay và thói quen lười đọc của những người hiện đại, họ chỉ thích đọc
những thông tin đã được chọn lọc, những thông tin bổ ích hoặc chất lượng. Cùng
với một số yếu tố như hình ảnh minh họa đẹp thì content đang là một trong những
xu hướng Marketing hiện đại mà ngành tiếp thị đang theo đuổi. Bị ấn tượng bởi 1,
2 con chữ tiêu đề, khách hàng sẽ nhấp vào tham khảo bài viết mgay lập tức.
-

Tìm kiếm bằng giọng nói

Người dùng sẽ ngày càng tìm kiếm bằng giọng nói một cách phổ biến hơn, thông
qua các công nghệ như: smartphone, loa thơng minh, laptop, máy tính bảng. Đến
năm 2020, dự đốn 50% các truy vấn tìm kiếm sẽ được thực hiện bằng giọng nói.
Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói là xu hướng sử dụng các từ khóa dài và các

câu hội thoại. Việc tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói từ content marketing khá dễ


dàng, bởi khơng khó để đưa những đoạn hội thoại có từ khóa vào nội dung của
mình.
-

Quảng cáo nhưng khơng phát sóng trên truyền hình

Mỗi trang web, mỗi ứng dụng sẽ phát video quảng cáo ngay trên kênh của mình.
Facebook, YouTube và Amazon đều có những serie truyền hình riêng. Netflix và
Hulu có những chương trình độc quyền chỉ có thể xem trên nền tảng của họ. Các
dịch vụ truyền hình trực tuyến vẫn giành được giải thưởng Emmy.
Mọi người đều mong muốn có thể xem video trên thiết bị di động của họ, và nó sẽ
càng phát triển hơn trong những năm tiếp theo. Điều đó có nghĩa là các chương
trình truyền hình phải di chuyển sang thế giới kỹ thuật số, và các chủ doanh nghiệp
cần hướng đến quảng cáo trên social media, YouTube thay vì quảng cáo ở đài
truyền hình địa phương.
-

Các chiến lược social media

Việc tiếp cận với khách hàng trên mạng xã hội ngày càng khó khăn hơn do sự cạnh
tranh khốc liệt của các nhà kinh doanh. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải có
chiến lược truyền thơng xã hội một cách thận trọng và tỉ mỉ, bất kể là doanh nghiệp
địa phương hay là thương hiệu khổng lồ.
-

“Tấn công” thế hệ Z


Thế hệ Z là những người được sinh ra trong khoảng 1995-2012, là thế hệ mang đến
nhiều thay đổi công nghệ trực tuyến. Nhiều doanh nghiệp đã bắt tay vào các chiến
lược marketing tập trung vào thế hệ này, vì đây sẽ không là một xu hướng ngắn
hạn mà sẽ kéo dài đến khoảng 20 năm sau, bởi thế hệ Z chính là người tiêu dùng
trong nhiều thập niên sắp đến.


-

Tính minh bạch là yếu tố quan trọng trong marketing

Tính minh bạch và niềm tin sẽ là những yếu tố khách hàng tìm kiếm ở một doanh
nghiệp. Mọi người đọc những đánh giá, họ tìm kiếm hồ sơ của doanh nghiệp trên
social media, và tìm hiểu mọi thứ thơng qua internet trước khi quyết định mua
hàng hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp đó.


CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG INFLUENCER MARKETING TRONG XU THẾ
TRUYỀN THÔNG HIỆN ĐẠI
2.1.

10 xu hướng Influencer Marketing nổi bật trong những năm gần đây
Không giống như những người nổi tiếng, những người có ảnh hưởng có thể

đến từ bất kỳ nền tảng hoặc ngành nào và họ có lượng người theo dõi khác nhau.
Một điểm chung của họ là những nhân vật truyền thông xã hội, những người đã tập
hợp số lượng người theo dõi nhất định và khả năng gây ảnh hưởng đến người khác
của họ cho phép họ đưa ra tiếng nói cho các thương hiệu. Influencer marketing ít
trực tiếp hơn các hình thức tiếp thị truyền thống, nhưng khi được thực hiện tốt, nó
tạo ra một cách kết nối đích thực với khách hàng.

Xu hướng này đang phát triển bởi những bước nhảy vọt mỗi năm. Khi nhiều
doanh nghiệp bắt đầu thử nghiệm Influencer marketing, nó sẽ tiếp tục phát triển và
thích ứng với thị trường. Vì vậy, trước khi doanh nghiệp bắt đầu xây dựng chiến
dịch dùng người ảnh hưởng tiếp theo của mình, hãy chú ý đến 10 xu hướng sắp tới
đây được phân tích bởi chuyên trang Influencermarketinghub.com.

2.1.1.

Xu hướng khai thác Micro-Influencers và Nano-Influencers
Influencer Marketing phát triển từ việc dùng những người có tầm ảnh hưởng

nhất định trong lĩnh vực mà họ hoạt động. Đối với nhiều người dân, họ cho rằng
các thương hiệu chỉ làm việc với những người nổi tiếng mà không nhận ra rằng bất


kì một bài đăng trên mạng xã hội mà có thể họ vừa lướt qua cũng là một sản phẩm
của marketing dùng người ảnh hưởng. Dựa trên nhiều nghiên cứu về Marketing, có
thể dễ dàng nhận ra mức độ phổ biến của Micro-influencer đang ngày một gia tăng
và chiếm ưu thế hơn so với những người nổi tiếng.
Theo như cách phân loại thứ 2 (mục 1.1.3, Chương 1), Influencer được chia
ra thành 4 loại dựa trên số người theo dõi họ. Trong đó có thể thấy Megainfluencer và Macro-influencer là những người chiếm ưu thế về mức độ nổi tiếng
và được công chúng quan tâm hơn cả. Tuy nhiên, những đối tượng này thực sự chỉ
có giá trị đối với một số những thương hiệu lớn. Họ có thể nổi tiếng, nhưng họ
không thực sự tạo được ảnh hưởng tới hành vi của người dân. Tức là, một người có
thể ngay lập tức nhận ra tên của người nổi tiếng, không đồng nghĩa với việc họ sẽ
ngay lập tức mua các sản phẩm mà người đó giới thiệu.
Thêm vào đó, không thể phủ nhận tầm quan trọng của celebs và megainfluencer trong chính lĩnh vực của mình, đó chính là lí do tạo nên sự cạnh tranh
cho các nhãn hàng khi muốn làm việc chung với những người nổi tiếng hay có ảnh
hưởng vĩ mơ.
Chính vì lẽ đó, rất khó để một doanh nghiệp trung bình có khả năng tiếp cận

với những đối tác quá nổi tiếng, vậy thì micro hoặc nano-influencer là sự lựa chọn
phù hợp hơn cả. Đây chính là xu hướng được hướng tới nhiều nhất trong năm
2019.
Nhiều người nghĩ rằng Nano-influencer sẽ tạo ra quá ít ảnh hưởng bởi lượng
người theo dõi họ là không nhiều. Tuy nhiên chính họ lại là những người tốt nhất
để xây dựng những thương hiệu một cách cụ thể và chỉnh chu nhất. Nếu một
thương hiệu xây dựng mối quan hệ với những đối tượng này, hầu hết người dân sẽ


cảm thấy đó là một mặt hàng đáng tin cậy do sự gần gũi mà các Nano-influencer
mang lại.

2.1.2.

Sự gia tăng của Video Marketing và Livestream
Điều này khơng có nghĩa là trước đây mọi người không sử dụng video trên

các trang web hay mạng xã hội, chỉ là chúng tốn nhiều băng thông để tải và làm
chậm trải nghiệm người dùng. Tuy nhiên, điều đó giờ đã thay đổi. Video giờ đây
được phát ở tốc độ trung bình trên hầu hết các hệ thống có dây và wifi. Cùng với
sự phát triển của mạng 5G, người dùng thậm chí có thể phát video từ thiết bị di
động cá nhân của mình bất kì lúc nào họ muốn.
Tất cả các mạng xã hội lớn đã hiểu sự thay đổi này. Tất nhiên, ngoại trừ
YouTube đã tập trung vào video kể từ khi thành lập, những “ông trùm” lớn khác Facebook, Instagram, Twitter và Linkedln hiện đều phục vụ nội dung video.
Instagram đã liên tục cải tiến cho tính năng “Stories”. Facebook, mạng xã hội lớn
nhất thế giới, cách đây vài tháng đã triển khai tồn cầu tính năng “Watch”, kênh
video dành cho tất cả các nhà sáng tạo nội dung và nhà xuất bản với mục đích tìm
khán giả, xây dựng một cộng đồng người hâm mộ cuồng nhiệt, và kiếm tiền cho
công việc của họ.
Tiếp tục xu hướng này, năm 2019 dự báo tiếp tục cuộc đua khốc liệt với live

video, vlog, video 360 độ. Và bên cạnh đó là sự lan tỏa và phát triển mạnh mẽ của
TikTok, một ứng dụng cho phép người dùng tạo ra và chia sẻ các đoạn video ngắn,
vui nhộn. Theo Sensor Tower, doanh thu của TikTok đã tăng gấp 3 lần trong vòng
1 năm. Ứng dụng này cũng nỗ lực tiếp thị thông qua quảng cáo để thu hút ngày
càng nhiều người dùng từ Instagram, Snapchat, và đang trên đà trở thành mạng xã
hội lớn nhất toàn cầu.


Có thể thấy khách hàng thường khơng dành nhiều thời gian cho một bài
đăng nhàm chán, nhưng họ thích được giải trí. Video khiến khách hàng cảm thấy
chân thực và thú vị khi xem, đó là lý do tại sao những người có ảnh hưởng sẽ tiếp
tục thử nghiệm các xu hướng video marketing. Những người có ảnh hưởng đang
tập trung vào bản chất hấp dẫn của nội dung video, điều này có thể hiệu quả hơn
trong việc thúc đẩy doanh số so với nội dung dựa trên văn bản.

Các thương hiệu cũng đang tài trợ cho những người có ảnh hưởng trực tiếp
trên các nền tảng xã hội, bao gồm Instagram và Facebook. Sự hợp tác của
Influencers có thể bao gồm việc mở hộp sản phẩm trực tiếp , Hỏi & Đáp, quảng
cáo hoạt động và cảnh quay hậu trường tại các sự kiện,vv…. Điều quan trọng là
làm sao cho video mang tính chân thực và hấp dẫn, nhưng vẫn có thể đề cập đến
thương hiệu mà họ hợp tác trong suốt chương trình phát sóng.
2.1.3.

Sự phát triển của Instagram
Instagram giờ đây đang trên đà sốn ngơi Facebook để trở thành mạng xã

hội có lượng người dùng nhiều nhất. Chỉ tính riêng năm 2018, mạng lưới này đã
phá vỡ ngưỡng 1 tỷ người dùng mỗi tháng và con số này vẫn tiếp tục không ngừng
tăng lên.
Instagram hiện là trang web truyền thông xã hội được thế hệ trẻ lựa chọn.

Họ u thích chính hình ảnh tự nhiên của mình và thực tế là nó kết hợp nhiều tính
năng tốt nhất của các nền tảng khác.
Chính việc sử dụng những bức ảnh và video ngắn gọn, dễ hiểu và dễ chia sẻ,
Instagram được người dùng đề cao về sự tinh tế của nó đối với nhu cầu của những
người sáng tạo nội dung. Điều này giải thích tại sao Instagram được mệnh danh là
thiên đường của các thương hiệu và influencer ngày nay.
2.1.4. Sự phát triển của IGTV


Như đã nói ở trên, tầm quan trọng của video sẽ tiếp tục phát triển trong xu
hướng Influencer Marketing, và IGTV tiếp tục là 1 trong những sản phẩm chứng
mình sự kết hợp tuyệt vời mà Instagram cố gắng mang lại cho người dùng.
Giữa năm 2018, Instagram đã giới thiệu IGTV – được coi như phiên bản
Youtube của họ. Đây là chức năng mới thứ hai mà họ cố gắng tích hợp để trở thành
một trong những mạng xã hội đối lập, giống như Instagram Stories là phiên bản
tương tự Snap Chat của họ.
Xu hướng này được dự đoán trở thành một cú chạm vàng đối với Influencer
Marketing. Influencers và các thương hiệu sẽ đăng tải nhiều nội dung dành riêng
cho IGTV hơn và họ cũng có thể đăng tải những video dài hơn, chi tiết hơn thay
cho Instagram Stories.
2.1.5. Sự suy thoái của Facebook
Trái ngược với sự bứt phá của Instagram, Facebook giờ đây đang vướng vào
những vụ bê bối thế kỉ mà gần đây nhất là vũ rò rỉ dữ liệu Cambridge Analytica
vào năm 2018.
Chính từ đây, lần đầu tiên Mr. Zuckerberg đứng trước sự suy giảm người
dùng nghiêm trọng chưa từng có. Theo một báo cáo gần đây của Edison Research
(thông qua MarketPlace), những khách hàng trong độ tuổi có giá trị nhất rời bỏ
Facebook đã lên tới hàng triệu người.
Như có thể thấy từ biểu đồ dưới dây, lứa tuổi 12-34 chứng kiến sự sụt giảm
người dùng liên tục, độ tuổi 34-54 sụt giảm nhẹ và độ tuổi 55 trở lên có tăng

trưởng.


Hình 2.1. Kết quả phân tích tỷ lệ người dùng Facebook từ năm 2017 đến 2019

Dựa vào phần trăm thay đổi trong tỷ lệ có thể ước tính được rằng khoảng 15
triệu người dùng đã từ bỏ Facebook. Điều đó cho thấy, gần 6% người dân Mỹ đã
đóng tài khoản trong hai năm qua và chưa bao giờ quay trở lại.
Điều này tiếp tục kéo theo một hệ quả khác, người dùng trẻ giảm và người
dùng lớn tuổi tăng lên. Vậy thì các Influencer và những thương hiệu cũng khơng
cịn cảm thấy có lí do nào để ở lại Facebook, khi mà hầu hết các sản phẩm sử dụng
Influencer Marketing trên mạng xã hội đều hướng tới những người trẻ tuổi.
Có thể nói, đây được dự đốn là một trong số những xu hướng mang tính
suy thối của Influencer Marketing năm 2019 và thậm chí là trong nhiều năm sau.
2.1.6.

Tính xác thực quan trọng hơn số lượng người theo dõi
Khi Influencer Marketing phát triển, bắt đầu nhiều người hình thành ra tư

duy: giả mạo người ảnh hưởng. Điều này xảy ra khi những người ảnh hưởng có
hành động mua like, lượng người theo dõi ảo, đôi khi sử dụng các dịch vụ tự động
hóa và hỗ trợ để tăng số lượt thích của bài đăng. Một số người ảnh hưởng tăng


lượng người theo dõi dựa trên quy tắc có đi có lại, theo dõi người khác để họ theo
dõi lại. Theo một nghiên cứu của Points North Group, có tới 20% những người ảnh
hưởng ở lượng theo dõi trung bình khả năng cao là lừa đảo.
Điều này có nghĩa là các thương hiệu cần phải kiểm tra kỹ lưỡng những
người ảnh hưởng của họ. Họ cần nghiên cứu kỹ hơn về số lượng người theo dõi và
lượt thích, đồng thời đánh giá chỉ số tương tác của những người ảnh hưởng với

khán giả.

2.1.7.

Thương mại hoá thương hiệu cá nhân
Trong vài năm qua, nhiều Influencers đã bắt đầu hiểu được giá trị của họ.

Họ nhận ra rằng bản thân đang thực sự xây dựng một thương hiệu cá nhân và họ có
thể sử dụng điều đó cho những mục đích thương mại của mình.
Có thể dễ dàng nhận ra một số nhân vật như Zoe Sugg hay PewDiePie – một
trong số những macro-influencers điển hình hoạt động cho giới trẻ dựa trên đam
mê cá nhân, giờ đây nhiều người trong số đó đã tìm cách phát triển và điều hành
các doanh nghiệp quy mơ lớn để tài trợ cho chính các hoạt động của họ.
2.1.8.

Đính kèm thơng tin tài trợ minh bạch
Thông tin tài trợ quảng cáo giờ đây mang một tầm quan trọng nhất định. Các

mạng xã hội như Instagram, Youtube và Facebook đều hỗ trợ để các Influencers có
thể đánh dấu các bài đăng là Tài trợ.
Đối với người tiêu dùng, những bài đăng được dán nhãn tài trợ tạo nên sự tin
tưởng về sự thật của quảng cáo. Những thế hệ Y và Z (thế hệ sinh từ năm 1980 đến
2012) có thể khơng ưa những quảng cáo truyền thống, nhưng họ lại sẵn sàng quan
tâm tới các bài đăng được tài trợ mà họ tin tưởng trực tuyến. Một lần nữa, điều này


×