Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

PHÁC họa CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ tâm đắc “VUA THÉP” ANDREW CARNEGIE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1010.88 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

PHÁC HỌA CHÂN DUNG NHÀ QUẢN TRỊ TÂM ĐẮC

“VUA THÉP” ANDREW CARNEGIE

Tiểu luận Môn học
Quản Trị Học

Giảng viên Hướng dẫn: TS. Phan Thị Minh Châu
Thực hiện: Nhóm 3 (Lớp Đêm 1, CHKT K19)

Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2010


“Nếu lấy đi hết công xưởng, thiết
bị, thị trường, và tồn bộ tiền bạc
của tơi, nhưng chỉ cần để lại nhân
viên trong tổ chức của tơi, thì bốn
năm sau, tơi sẽ lại trở thành vua
sắt thép như trước”
Andrew Carnegie (1835-1919)

Danh sách Nhóm 3:
01. Nguyễn Thế Anh

07. Tơn Linh Giang

02. Nguyễn Ngọc Bằng


08. Phạm Trung Hiếu

03. Nguyễn Thị Mai Dung

09. Nguyễn Cơng Hoan

04. Thiên Hương Daniel

10. Đinh Mạnh Hùng

05. Hồng Xn Anh Đào

11. Nguyễn Thị Diệu Huyền

06. Trần Đức Được

12. Nguyễn Dũng Khiêm


Mục Lục
Giới Thiệu ................................................................................................................. 1
Phần 1. Tóm Lược Tiểu Sử ................................................................................ 2
1.1.

Xuất thân nghèo nàn với tài năng kinh doanh bẩm sinh ................................. 2

1.2.

Cơ duyên với ngành thép ................................................................................ 3


1.3.

Sáp nhập và sự hình thành Cơng ty Sắt thép Hoa Kỳ ..................................... 6

1.4.

Rút lui khỏi thương trường ............................................................................. 7

Phần 2. Chân Dung Nhà Quản Trị Kiệt Xuất .................................................. 9
2.1.

Hiểu biết nhờ đọc sách .................................................................................. 10

2.2.

Năng khiếu kinh doanh ................................................................................. 11

2.3.

Trở thành “vua sắt thép” ............................................................................... 13

2.4.

Nhà quản lý công nghiệp xuất sắc ................................................................. 14

2.5.

Quan hệ xã hội phong phú ............................................................................. 16

Phần 3. Một Số Bài Học từ “Vua Thép” ......................................................... 16

3.1.

Định hướng nghề nghiệp rõ ràng ................................................................... 17

3.2.

Khích lệ nhân viên ........................................................................................ 17

3.3.

Nghệ thuật dùng tên và “dẫn dụ” người khác ............................................... 18

3.4.

Sống có trách nhiệm với xã hội .................................................................... 20

3.5.

Làm giàu tri thức bằng sách ........................................................................... 21

3.6.

Thiết lập quan hệ rộng rãi .............................................................................. 22

Kết Luận ................................................................................................................. 23
Tài Liệu Tham Khảo ............................................................................................ 25


“Vua thép” Andrew Carnegie 


Giới Thiệu
Nền công nghiệp nước Mỹ trong nửa đầu thế kỷ 19 đã có những bước tiến vượt bậc.
Dầu lửa, sắt thép và sản xuất xe hơi đã đuổi kịp và vượt lên trên các đối thủ ở lục địa
già châu Âu. Cùng với John David Rockerfeller-vua dầu lửa và Henry Ford-vua xe
hơi, thì Andrew Carnegie cũng được tôn vinh là vua sắt thép của nước Mỹ.
Từ hai bàn tay trắng, Andrew Carnegie đã có một sự nghiệp kinh doanh vô cùng đáng
nể. Cách đây gần một trăm năm, ông đã là tỷ phú đô la với tổng tài sản kếch xù. Thông
qua hệ thống sản xuất và phân phối sắt thép khổng lồ của mình, Andrew Carnegie đã
có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế lúc đó.
Ơng khơng chỉ được biết đến với hình ảnh một nhà tỷ phú giàu lịng bác ái, đóng góp
phần lớn tài sản của mình cho sự nghiệp phát triển của cộng đồng, của quê hương và
nhân loại mà người đời đặc biệt nhớ tới ơng bởi ơng chính là người đã “tạo ra” số triệu
phú nhiều hơn bất kì một người nào khác. Là một nhà tư bản, ông không chỉ biết “đầu
tắt mặt tối” với công việc, càng không phải là người chỉ biết tư lợi cho bản thân. Ơng
khơng bao giờ coi tiền bạc q như sinh mệnh của mình mà muốn các cộng sự của
mình cùng được hưởng phú q. Ơng nói rằng những người cộng tác với ơng biết
nhiều hơn ơng, và chính những người đó kiếm tiền cho ơng.
Được xem là nhà quản trị tài năng, Carnegie chẳng những có thể phát hiện nhân tài và
biết sử dụng họ, mà ơng cịn tìm đủ mọi cách để giữ chân nhân tài đó. Bằng những thủ
thuật riêng, ơng đã qui tụ được cho mình các kỹ sư tài giỏi nhất. Họ có thể hồn thành
tốt những cơng trình mà mọi người cho rằng khơng thể thực hiện. Carnegie luôn biết
cách làm cho nhân viên vui vẻ và tình nguyện tiếp tục cơng việc của mình, ơng khơng
bao giờ cưỡng bách nhân viên phải hồn thành nhiệm vụ một cách qui tắc cứng nhắc.
Có thể nói, đó chính là nghệ thuật lãnh đạo của một nhà quản lí kiệt xuất.
Andrew Carnegie đã rút khỏi giới kinh doanh ở tuổi 80 năm 1913, và qua đời một vài
năm sau đó (năm 1919). Bia mộ ơng được người đời sau khắc dịng chữ:

Tiểu luận mơn Quản Trị Học

1



“Vua thép” Andrew Carnegie 

“Nơi đây yên nghỉ một con người bình thường, biết tập hợp những người có tài
năng vượt qua bản thân thành một tổ chức cấp dưới lớn mạnh”

Phần 1. Tóm Lược Tiểu Sử
1.1. Xuất thân nghèo nàn với tài năng kinh doanh bẩm sinh
Andrew Carnegie sinh năm 1835 tại Dunfermline, thuộc vùng Scotland nước Anh. Khi
ông ra đời, khơng có bác sĩ, cũng chẳng có bà đỡ vì gia đình q nghèo. Năm 1845,
ơng theo gia đình di cư sang Pittsburgh - Mỹ. Mặc dù được mệnh danh là “Vua sắt
thép”, có ảnh hưởng to lớn trong ngành công nghiệp nước Mỹ sau này, nhưng cả cuộc
đời của Carnegie hầu như chưa bao giờ được đào tạo một cách chính quy tại trường
học. Từ năm 12 tuổi, ông đã phải tự mình bươn chải với cuộc sống để tìm kế sinh nhai,
phụ giúp gia đình. Nhìn người mẹ đầu tắt mặt tối với công việc, ông thề sẽ khơng lấy
vợ khi mẹ cịn sống. Và quả thật, 30 năm sau ngày mẹ mất, ở tuổi 52, Carnegie mới
lập gia đình. Đứa con duy nhất của Carnegie ra đời khi ơng đã 62 tuổi.

Hình 1.1-1: Nơi sinh của Andrew Carnegie tại Dunfermline, Scotland.
Nguồn: www.wikipedia.org

Tiểu luận môn Quản Trị Học

2


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Carnegie bắt đầu kiếm tiền bằng công việc làm sổ sách trong một xưởng dệt nhỏ. Mặc

dù người chủ rất hài lòng với những sổ sách do Carnegie phụ trách, nhưng bản thân
ông lại cảm thấy không bằng lòng với cách ghi chép đơn giản thường làm. Vì vậy, ơng
tranh thủ buổi tối đi học thêm lớp kế toán kép – là cách ghi chép sổ sách có con số cụ
thể, nhìn vào là có thể biết ngay tình hình kinh doanh lời hay lỗ của một xí nghiệp. Sau
một thời gian, Carnegie chuyển sang làm việc cho cơ quan điện tín tại một địa phương.
Carnegie rất ham đọc sách, nhưng khơng có tiền mua nên ơng thường tìm đến thư viện
riêng của Thượng tá James Anderson đọc sách miễn phí. Ngồi sách về văn nghệ, ơng
cịn đọc rất nhiều sách về các nhân vật lịch sử. Khơng những thế, ơng cịn lén mượn
những quyển sách nói về kỹ thuật sản xuất, đặc biệt là sách viết về than đá và thép.
Chính những quyển sách này đã ảnh hưởng rất lớn đến định hướng nghề nghiệp và
phát triển sự nghiệp của ông sau này.
Năm 1856, Công ty Vận chuyển Nhanh Adam có một cổ đơng muốn bán cổ phần. Lúc
này Carnegie đang làm điện tín viên, kiêm thư ký cho Cục Quản lý phía Tây của Cơng
ty Đường sắt Pennsylvania. Vì người cha mới qua đời, chi phí cho thuốc men và tang
lễ khơng ít nên Carnegie chỉ còn được 50 USD, nhưng nhận thấy việc chuyển nhận
nhanh bằng đường sắt đang ngày càng phát triển, chắc chắn giá của công ty này sẽ
tăng trong tương lai nên Carnegie quyết định mượn 500 USD, mua lại cổ phiếu của
người cổ đơng kia. Khơng lâu sau đó, giá trị số cổ phiếu từ 500 USD đã tăng lên mấy
nghìn USD. Chuyện này chứng minh sự tính tốn nhạy bén và chính xác của Carnegie,
nhờ vậy mà rất nhanh sau đó, tổng tài sản trong tay Carnegie lên đến 50 triệu USD.

1.2. Cơ duyên với ngành thép
Năm 1862, cuộc chiến Nam - Bắc Mỹ vào giai đoạn quyết liệt, những cây cầu đường
sắt làm bằng gỗ liên tục bị quân đội đốt cháy. Carnegie quyết định liên kết với một số
người thành lập một công ty xây dựng cầu cho đường sắt. Rất nhiều đơn đặt hàng liên
tiếp nhau ngay sau đó đã giúp ơng thu được một số tiền lãi lớn.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

3



“Vua thép” Andrew Carnegie 

Nhận rõ tại thị trường châu Mỹ nói chung cần rất nhiều sắt thép để làm cầu, chế tạo
đầu máy xe lửa và đường ray, nếu kinh doanh sắt thép sẽ rất lời nên Carnegie quyết
định xin nghỉ việc tại Công ty đường sắt Pennsylvania. Đường sắt là ngành hái ra tiền,
và là nơi cần đến sắt thép nhiều nhất. Nhưng phải làm như thế nào mới có thể khai
thác cơ hội từ hệ thống đường sắt và cầu sắt đang được xây dựng ngang dọc trên nước
Mỹ? Để có câu trả lời, Carnegie lên đường sang châu Âu, đi rất nhiều nơi để học hỏi
và quan sát. Khi đến London, Carnegie đã mua lại bằng sáng chế luyện sắt thép của
hai anh em Darbay và mua luôn bằng sáng chế về rửa than cốc.
Năm 1868, sau khi trở về nước, Carnegie nhanh chóng thâm nhập vào ngành sắt thép
bằng việc xây dựng một xưởng sắt thép liên hợp, đồng thời xây dựng một lò nung cao
22,5 m và đặt tên là “Lucy”. Đây được xem là lị nung cao nhất thế giới lúc bấy giờ.

Hình 1.2-1: Cơng ty Thép Carnegie, lị nung “Lucy”, Pittsburgh, PA. Khoảng 1900-1915.
Nguồn: www.census.gov

Năm 1873, nước Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng. Cổ phiếu
tụt giá thê thảm, rất nhiều người đầu tư phải bng xi, cịn Carnegie do đã bán hết
cổ phiếu trước đó nên đã tránh được sự thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó, đúng như dự
đốn của ơng, cơng ty đường sắt bắt đầu sử dụng những đường ray bằng thép mới để
thay thế những đường ray bằng sắt cũ trước kia, các ngành công nghiệp khác cũng cần

Tiểu luận môn Quản Trị Học

4



“Vua thép” Andrew Carnegie 

đến sắt thép nhiều hơn. Chẳng bao lâu sau, công ty của Carnegie đã gần như lũng đoạn
thị trường sắt thép tồn nước Mỹ, riêng ơng trở thành một trong những người giàu có
nhất nước Mỹ.
Việc xây dựng lò nung Lucy vào cuối thập niên 60 của thế kỷ 19 tốn quá nhiều tiền,
vượt hơn dự toán gấp hai lần nên nhiều nhà đầu tư cảm thấy lo lắng, sợ thâm thủng tới
tiền vốn. Tuy nhiên, do nắm vững vấn đề hoạch toán giá thành nên Carnegie vẫn tự tin
xúc tiến cơng việc. Ơng cho mời các chun gia hóa học giám sát và kiểm nghiệm
cơng trình một cách thường xun. Bên cạnh đó, ơng cũng mạnh dạn thay đổi những
phương thức quản lý thiếu khoa học, thậm chí có phần hỗn loạn trước kia, đề cao trách
nhiệm từng khâu, chú trọng hiệu suất, làm lợi nhuận tăng gấp hai, ba lần.
Carnegie thuê một chuyên gia điều hành lò nung là Alexander Holly và sử dụng các
phát minh của chuyên gia này. Ông kiên quyết loại bỏ các thiết bị cũ trước khi chúng
lỗi thời để sử dụng những thiết bị mới, tiến bộ hơn. Ông cũng dùng sơ đồ để thể hiện
rõ giá thành và sản lượng, liên tục cải tiến cách quản lý, nâng cao hiệu suất.
Nhờ biết căn cứ vào giá thành mà Carnegie đã tiến thêm một bước trong cải cách quản
lý sản xuất. Thời đó, các cơng ty cùng ngành thường phân tán các công đoạn như nấu
luyện thép, cán thép, cắt thép, đúc thép… thành những ngành nhỏ, rất khó quản lý.
Nhìn rõ những bất lợi đó, Carnegie đã thống nhất tất cả các khâu đó lại bằng một quy
trình, mà theo những nhà kinh doanh cùng ngành với ơng nói là: “Nguyên liệu được
liên tục đưa vào công xưởng do Carnegie thiết kế một cách tỉ mỉ, rồi từ đầu bên kia
công xưởng lại cho ra một số lượng lớn thành phẩm. Trình độ chính xác của q trình
này thật chẳng khác nào một điệu múa Ballet”. Cách làm này của Carnegie được xem
là tiến bộ nhất vào cuối thế kỷ 19.
Để tiến thêm một bước trong hạ thấp giá thành, Carnegie đã mua lại những hầm mỏ và
quặng sắt nhằm đảm bảo sự cung ứng nguyên liệu được ổn dịnh. Ông áp dụng nhiều
cách nấu thép hiệu quả, liên tục cho ra nhiều sản phẩm mới, mở rộng nhiều kênh tiêu
thụ để đáp ứng nhu cầu sắt thép cho những tòa nhà cao chọc trời và những cây cầu sắt
đang đua nhau mọc lên trên nước Mỹ.


Tiểu luận môn Quản Trị Học

5


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Sự cải cách kỹ thuật, sự cách tân về mặt thiết bị cũng như sự cải tiến về mặt quản lý
được thực hiện một cách thống nhất, hài hòa đã đem lại cho Carnegie hiệu quả sản
xuất rất cao. Địa vị của Carnegie trên thị trường sắt thép ngày càng được củng cố một
cách vững chắc. Ông tự tin nói với các nhà kinh doanh cùng ngành: “Tơi có thể làm
cho giá bán thép của tơi thấp hơn bất kỳ một công ty nào của các anh, và dùng giá bán
thấp để đoạt lấy thị trường của các anh. Khi nào tôi thấy cần thị trường, thị trường đó
sẽ là của tơi”. Giá thành càng thấp thì lợi nhuận sẽ càng cao. Đó là quy luật vĩnh hằng
trong kinh tế học. Nhờ nắm rất vững quy luật này, Carnegie đã dễ dàng vượt mặt các
công ty kinh doanh cùng ngành với mình.

1.3. Sự sáp nhập và hình thành Công ty Sắt thép Hoa Kỳ
Cùng với việc thăng tiến trong sự nghiệp của mình, Carnegie cũng liên tục thơn tính
các cơng ty khác: Cơng ty xe hơi Hồng cung Pullman, Công ty sắt thép Homestead,
Công ty sắt thép Dicksen… Nhưng có một điều ơng khơng ngờ là John Pierpont
Morgan – ơng trùm tài chính của Mỹ lại muốn thơn tính cơng ty của mình.
Năm 1898, cuộc chiến giữa Mỹ và Tây Ban Nha bùng nổ khiến nhu cầu sắt thép ở
Pittsburgh tăng vọt. Morgan ý thức được tương lai của ngành sắt thép sẽ rất phát triển
nên ông quyết khơng bỏ lỡ cơ hội này. Trước đó, Morgan đã đưa viên chức cao cấp
của mình thâm nhập vào hai công ty sắt thép ở Illinois và Minnesota, dùng điều kiện
tài chính của họ để nắm giữ hai cơng ty này. So với công ty sắt thép của Carnegie thì
hai cơng ty này chỉ là những xí nghiệp nhỏ, hơn nữa, nhu cầu sắt thép cho cuộc chiến
lại tăng cao khiến Morgan quyết định tấn công vào công ty của Carnegie. Và từ đây,

cuộc chiến gay cấn giữa hai vị thống sối của lĩnh vực tài chính và sắt thép chính thức
được khai mào.
Lợi dụng một số lợi thế về mối quan hệ rộng rãi của mình, bước đầu Morgan tiến hành
sáp nhập hàng loạt các công ty sắt thép nhỏ và vừa ở vùng Trung và Tây nước Mỹ,
thành lập Công ty Sắt thép Liên bang, đồng thời, ông kéo luôn công ty ống sắt quốc
gia và công ty thép nhập vào hệ thống của mình. Tham vọng mà Morgan nhắm đến là
ngôi vị chúa tể ngành sắt thép Mỹ.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

6


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Dưới sự điều hành của Morgan, tất cả những xí nghiệp có quan hệ với Cơng ty sắt thép
Liên bang cũng như tồn bộ các cơng ty trong hệ thống của ông đều chấm dứt việc đặt
hàng ở công ty của Carnegie. Đứng trước sự tấn công của Morgan, Carnegie hồn tồn
khơng tỏ ra sợ hãi mà ln tự tin ở thực lực của mình. Bởi nếu cuộc chiến tranh tiếp
tục kéo dài thì người bị tổn thất khơng phải là ơng, mà sẽ là những xí nghiệp và các
công ty không muốn mua sắt thép của ông.
Phát hiện sự tấn công của mình là vô hiệu, Morgan quyết định thực hiện chiến lược
thứ hai. Morgan đề xuất thống nhất ngành sắt thép nước Mỹ với lý do rất vững vàng:
lo ngại ngành sắt thép của Đức sẽ cạnh tranh với ngành sắt thép của Mỹ. Morgan nói:
“Cơng ty sắt thép Carnegie giữ vai trị chủ chốt trong ngành sắt thép nên việc sáp nhập
là điều tuyệt đối cần thiết”. Morgan còn uy hiếp: “Nếu Carnegie từ chối, tôi sẽ cùng
công ty sắt thép khác hợp nhất”.
Công ty sắt thép mà Morgan đề cập tới là công ty lớn thứ hai sau công ty của
Carnegie. Nếu công ty này chịu liên hợp với Morgan thì sẽ bất lợi cho Carnegie. Sau
khi cân nhắc lợi hại, ông đồng ý sáp nhập với một điều kiện: ông chỉ lấy phần nợ của

công ty mới sau khi sáp nhập chứ không lấy cổ phiếu của Công ty Sắt thép Liên Bang,
được đảm bảo bằng vàng, và chuyển đổi với tỷ giá 1:1,5. Morgan đã đồng ý điều kiện
của Carnegie . Hiệp nghị đàm phán thành công, ngành sắt thép của Carnegie thuộc về
Morgan. Riêng Carnegie nhận được khoản nợ từ công ty mới trả cho ông là 4 tỷ USD,
hơn cả dự chi quốc phòng của nước Mỹ hàng năm. Tài sản của ông từ 2 tỷ USD trong
khoảnh khắc đã vọt lên 6 tỷ USD.
Năm 1901, sau khi sáp nhập Công ty sắt thép Carnegie vào Công ty sắt thép Liên Bang
của Tập đồn tài chính Morgan, John Pierpont Morgan đã tổ chức thống nhất thành
Tập đoàn Sắt thép Hoa Kỳ, hình thành một hệ thống sắt thép lớn nhất thế giới.

1.4. Rút lui khỏi thương trường
Là một nhà doanh nhân lớn, Carnegie chẳng những thấy nhân tài là quan trọng mà ơng
cịn cho rằng, tri thức cũng là điều quan trọng phải được quan tâm. Cả cuộc đời ông

Tiểu luận môn Quản Trị Học

7


“Vua thép” Andrew Carnegie 

chưa khi nào được sự giáo dục chính quy của nhà trường, tri thức ơng có được chủ yếu
là từ thư viện cá nhân của Thượng tá James Anderson. Chính vì vậy, ơng đã rất chú
trọng phát triển hệ thống thư viện cộng đồng ở quê hương mình.
Năm 1874, Carnegie trở về quê hương Dunfermline, đứng ra quyên góp được 8.000
bảng Anh và xây dựng một thư viện rất lớn. Trước khi thành lập “Quỹ Liên hợp
Vương quốc Carnegie”, ơng đã qun góp và xây dựng được 260 thư viện tại Anh và
Ái Nhĩ Lan. Đồng thời, ông cũng quyên góp được số tiền lớn tương tự ở các nước khác
như Mỹ, Canada, Australia…
Năm 1913, ở tuổi 80, Carnegie rút lui khỏi giới kinh doanh. Ông tiếp tục công việc xây

dựng thư viện tại Anh. Carnegie thành lập “Quỹ Liên hợp Vương quốc Carnegie”. Với
số tiền 200 triệu bảng Anh, quỹ này chỉ được sử dụng vào sự nghiệp phúc lợi của nhân
dân Anh và Ái Nhĩ Lan. Tổng cộng Carnegie đã chi 50 triệu USD để xây dựng 2.811
thư viện.
Tuổi già của Carnegie chủ yếu dồn sức vào việc viết sách, sáng tạo học thuyết. Cả
cuộc đời của Carnegie chỉ đi học có 4 năm, nhưng ông đã viết được 8 cuốn sách về các
thể loại du ký, truyện ký, tùy bút kinh tế… Ai cũng nghĩ rằng công việc bận rộn đã
chiếm hết thời gian của ông, nhưng trên thực tế, ông chưa bao giờ phải miệt mài làm
việc kiểu không biết đến thời gian, trái lại, ông dành đến một nửa thời gian cho thú
tiêu khiển của mình. Ơng cho rằng “Ơm của cải mà chết là một sự sỉ nhục”.
 

Tiểu luận môn Quản Trị Học

8


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Phần 2. Chân Dung Nhà Quản Trị Kiệt Xuất
Carnegie khởi nghiệp từ một người làm thuê, với thù lao chỉ là 2 xu cho 1 giờ làm
việc. Với lòng ham hiểu biết, sự nhạy bén với thời cuộc và tài dùng người khôn khéo,
ông đã thu được những thành công đáng nể trong sự nghiệp gần sáu chục năm hoạt
động trên thương trường. Những kinh nghiệm của ông đã trở thành bài học kinh điển
cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới.
Từ một xưởng sắt thép được lập năm 1868, khoảng hơn 20 năm sau, Andrew Carnegie
đã là ông vua của ngành sản xuất sắt thép nước Mỹ. Tập đoàn Sắt thép Hoa Kỳ lớn
nhất thế giới hiện nay có tiền thân từ cơng ty thép của Carnegie sau khi được sáp nhập
với công ty thép của Morgan. Tại thời điểm sáp nhập, trị giá công ty thép của Andrew
Carnegie được tính tới 4 tỉ USD, một con số rất lớn tại thời điểm đầu thế kỷ 20.

Trước đó, Andrew Carnegie đã được mệnh danh là ông vua sắt thép của nước Mỹ sau
khi ông đã gom mua thành công một loạt các công ty thép khác về cho mình như Cơng
ty Homestead, Cơng ty Dicksen.

Hình 2.0-1: Toàn cảnh lâu đài Skibo nơi Carmegie nghỉ hưu.
Nguồn: www.wikipedia.org

Tiểu luận môn Quản Trị Học

9


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Sau khi bán nhà máy sắt thép lớn nhất nước Mỹ, ơng trở thành người giàu có nhất thế
giới. Ông về nghỉ hưu trong lâu đài Skibo yêu thích ở Scotland và qua đời tại Lenox,
Massachusetts vào năm 1919.
Ơng là người theo Đảng Cộng hịa và là người phản đối chế độ nơ lệ. Ngồi khả năng
làm việc chăm chỉ, xuất sắc và cách đối xử tốt với mọi người, Carnegie còn rất tài giỏi
trong việc xác định nghề nghiệp.

2.1. Hiểu biết nhờ đọc sách
Như rất nhiều các tỉ phú và triệu phú khác nổi lên từ q trình cơng nghiệp hóa trong
thế kỷ 19, Andrew Carnegie lớn lên trong một hồn cảnh rất khó khăn. Ơng không
được đến trường như những đứa trẻ khác mà phải làm việc ngay từ nhỏ. Carnegie đã
phải làm rất nhiều việc vượt qua cả sức của một chú bé mới hơn 10 tuổi. Tuy vậy,
Andrew là một cậu bé rất sáng dạ và đặc biệt ham học, cậu có một niếm say mê đọc
sách hiếm có. Andrew dành mọi thời gian rỗi để tự học, để học hỏi những người lớn
tuổi hơn, hiểu biết nhiều hơn. Ở chỗ làm người ta vẫn thấy Andrew thường mang theo
sách để đọc vào bất cứ thời gian rỗi nào. Bao nhiêu sách Andrew đọc cũng hết. Khơng

thể có tiền mua sách, Andrew lân la làm quen với tất cả những người có sách để mượn,
xin sách. Ngay từ lúc bấy giờ, nếu đến nhà Andrew, chắc ai cũng phải ngạc nhiên về
cái thư viện sách khá phong phú của một chú thợ nghèo.
Là những người thợ dệt vải lanh, gia đình ơng khơng khá giả, nhưng tình u và lịng
đam mê kiến thức sách vở của cha đã để lại một ấn tượng khơng phai trong lịng chú
bé Andrew Carnegie. Khi đã thành đạt, Andrew Carnegie từng nói với nhiều người,
những tri thức và hiểu biết của ông đều do tự học và tự đọc qua sách mà có cả. Có lẽ
chính vì vậy mà Andrew Carnegie là người yêu sách vô cùng. Lúc bé, ơng rất trân
trọng cái thư viện gia đình nhỏ của mình và ao ước có một thư viện lớn hơn. Chính vì
vậy mà khi đã thành danh, trở thành một doanh nhân nổi tiếng, cực kỳ giàu có,
Andrew Carnegie đã hiến rất nhiều tiền để xây dựng thư viện ở khắp nơi. Có lẽ khơng
có ai có cơng quyên góp và hiến tặng nhiều thư viện như Andrew Carnegie.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

10


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Việc trao tặng các thư viện của Carnegie là một trong những việc làm lớn lao trong
lịch sử. Việc làm của ơng cho thấy việc tích lũy của cải của một cá nhân nếu có những
động cơ cao cả, thì đó là một trong những cách để làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.
Thư viện đầu tiên, đương nhiên ông xây dựng tại quê nhà Dunfermline xứ Scotland
với giá trị 8.000 USD. Sau đó thì liên tục năm nào ông cũng hiến tặng hay chủ động
quyên góp xây dựng thư viện ở khắp nơi trên đất Mỹ, Anh, Island, rồi cả ở Canada,
Australia... Tổng cộng trong suốt cả đời mình Andrew Carnegie đã hiến tặng hoặc góp
tiền để xây dựng tồn bộ hoặc một phần cho hơn 2.000 thư viện lớn bé khác nhau.

Hình 2.1-1: Thư viện Trung tâm, Dunfermline – Thư viện Carnegie đầu tiên.

Nguồn: Wikimedia Commons.

Di chúc của ông để lại với hơn 100 triệu đô la dành cho việc xây dựng các thư viện
công cộng trên khắp nước Mỹ và Anh; ông còn dành tặng rất nhiều quà cho các trường
đại học. Ơng cũng có nhiều đóng góp để thúc đẩy hồ bình và nghiên cứu các nguyên
nhân dẫn tới chiến tranh.

2.2. Năng khiếu kinh doanh
Sáng dạ và cần cù tự học, Andrew Carnegie được ông chủ xưởng dệt cho thôi làm thợ
mà chuyển sang làm sổ sách cho công ty. Và chàng trai trẻ, cần cù Andrew đã làm hơn

Tiểu luận môn Quản Trị Học

11


“Vua thép” Andrew Carnegie 

tất cả những gì mà ơng chủ mong đợi ở cậu. Nhờ đọc sách và tự học Andrew Carnegie
đã biết làm kế tốn kép và phân tích tình hình tài chính và kinh doanh thơng qua
những con số kế tốn. Andrew Carnegie đã có những kiến thức phân tích kinh doanh
thực tiễn từ đó.
Cũng nhờ đọc sách và quen biết một số người trong ngành đường sắt mà Andrew
Carnegie dự đoán rằng ngành đường sắt sẽ rất phát triển và bùng nổ trong tương lai.
Nhưng tất cả những dự đốn đó chẳng đem lại lợi lộc gì cho chàng kế tốn nghèo của
một cơng ty dệt nếu khơng có một cơ hội bất ngờ. Số là tình cờ thông qua một người
quen, Andrew Carnegie biết được một nhân viên đường sắt đang muốn bán hết cổ
phần công ty đường sắt mà anh ta đang có với giá 500 USD. Đó là một con số khơng
phải là nhỏ với Andrew Carnegie lúc đó. Nhưng như có linh tính, Andrew Carnegie
quyết tâm vay mượn tiền để mua bằng được số cổ phiếu này.

Từ đó trở đi người ta thấy Andrew Carnegie ln ln tính tốn theo dõi giá trị tăng
giảm của các cổ phiếu. Andrew Carnegie đã không lầm với những dự đoán về sự phát
triển của ngành đường sắt. Chỉ ít lâu sau ơng đã bán lại với giá hàng chục nghìn USD.
Sự nghiệp kinh doanh của Andrew Carnegie bắt đầu từ đó. Bên cạnh ngành đường sắt,
cơng nghiệp khai thác dầu mỏ cũng phát triển nhanh chóng. Andrew Carnegie nhận ra
điều đó và khơng bỏ qua bất kỳ cơ hội nào. Ơng tự mình lang thang đến những vùng
đang khai thác dầu để quan sát những chỗ được chọn để khoan tìm dầu.
Rồi đến một ngày Andrew Carnegie bất ngờ trả giá tới 40.000 USD để mua lại một
khu đất của một gia đình nơng dân. Carnegie đã dám tính tốn khá liều lĩnh rằng đến
một lúc nào đó cơng ty khai thác dầu sẽ nhịm ngó miếng đất trên. Khơng biết Andrew
Carnegie có gặp may khơng nhưng quả thật đúng vậy, chỉ một năm sau khu đất trên
được trả giá tới 1 triệu USD nhưng ông khơng bán.
Chỉ ba năm sau thì giá đã tăng lên tới 5 triệu USD. Năng khiếu kinh doanh và sự nhạy
bén thần kỳ với cơ hội kinh doanh đã sớm đưa Andrew Carnegie trở thành triệu phú.
Ông đầu tư vào ngành đường sắt và lập tức được lợi nhuận lớn. Từ 2 triệu vốn đầu tư,
chỉ hơn một năm sau Andrew Carnegie đã có tới cả hàng chục triệu USD.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

12


“Vua thép” Andrew Carnegie 

2.3. Trở thành “vua sắt thép”
Là nhà đầu tư cho ngành đường sắt, Andrew Carnegie đã sớm nhận thấy nhu cầu tiêu
thụ sắt thép để đóng tàu và làm đường ray rất lớn. Hơn nữa những chiếc cầu bằng gỗ
trước kia khơng cịn chịu đựng được sức tải của đồn tàu hỏa, dù chỉ có 2 - 3 toa xe.
Nhu cầu xây cầu sắt thay thế các cầu gỗ đột nhiên bùng nổ khắp mọi nơi. Ở đâu có
đường sắt hoặc mong muốn đường sắt chạy qua ở đó phải có được những chiếc cầu

sắt. Sự nhanh nhạy kinh doanh bẩm sinh đã khiến Andrew Carnegie quyết định chuyển
sang đầu tư cho ngành sản xuất sắt thép. Năm 1862, ông thôi hẳn công việc ở hãng xe
lửa Pennsyvania đề lập một công ty sản xuất sắt thép.
Với tinh thần ham học hỏi, Andrew Carnegie đã cất công sang tận châu Âu để nghiên
cứu công nghệ sản xuất thép. Tất cả những ưu điểm và nhược điểm của ngành thép
được ông thu thập và nghiên cứu tỉ mỉ. Nhiều công nghệ và bằng sáng chế mới nhất về
sản xuất sắt thép đã được Andrew Carnegie mua lại và mang về Mỹ. Trên cơ sở những
kiến thức và kinh nghiệm đúc kết được, Andrew Carnegie quyết định đầu tư lớn và
đầu tư thật bài bản cho lĩnh vực sắt thép.
Năm 1868, xí nghiệp sản xuất thép của Andrew Carnegie ra đời. Ngay từ đầu Carnegie
đã muốn có ngay các sản phẩm thép cao cấp để cung cấp cho ngành xây dựng cầu
đường và ngành đường sắt. Tại thời điểm này, nhờ kinh doanh thành đạt nên Andrew
Carnegie đã có vốn lớn để đầu tư. Lị nấu thép của ơng được xây cao trên 20 mét và
được coi là cao nhất lúc bấy giờ. Chất lượng thép của Andrew Carnegie được coi là
loại tốt nhất lúc ấy. Để làm đường ray xe lửa người ta toàn mua sắt của Andrew
Carnegie vì tạp chất ít, chất lượng cao nên tuổi thọ đường ray tăng đáng kể. Andrew
Carnegie sản xuất thép không kịp bán. Xưởng thép của ông được mở rộng liên tục.
Từ lúc này Andrew Carnegie dành mọi nguồn vốn và tâm trí để sản xuất thép chất
lượng cao. Các hoạt động kinh doanh khác khơng cịn được ơng quan tâm nữa. Trong
đầu Andrew Carnegie chỉ ln có thép và thép mà thôi.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

13


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Là con người nhạy cảm trong kinh doanh nhưng cũng rất thông minh trong kỹ thuật,
Andrew Carnegie ln để ý tìm cách tăng chất lượng sản phẩm. Không trực tiếp

nghiên cứu và phát triển công nghệ thép nhưng Andrew Carnegie lại hết sức quan tâm
và theo dõi các phát minh mới và phát triển của công nghệ sản xuất hiện đại. Khi loại
lò nung thép mới vừa mới ra đời thì ơng gần như là người đầu tiên cho áp dụng ngay.
Q trình cơng nghiệp hố phát triển càng nhanh thì nhu cầu sắt thép càng lớn. Và
công ty sắt thép của Andrew Carnegie lại càng kinh doanh thuận lợi. Andrew Carnegie
liên tục mở rộng và mở mới các xưởng sản xuất thép của mình. Nhiều cơ sở và công ty
thép nhỏ đã bị Andrew Carnegie mua lại để mở rộng và hiện đại hố cơng nghệ sản
xuất. Andrew Carnegie đã giàu lại càng giàu hơn. Sắt thép được cần ở mọi ngành nên
Andrew Carnegie gần như khơng hề bị ảnh hưởng chút nào khi có một ngành cơng
nghiệp nào đó bị trì trệ, ơng đã thực sự trở thành “vua sắt thép”.

2.4. Nhà quản lý công nghiệp xuất sắc
Thành công trong kinh doanh đã đưa Andrew Carnegie trở thành một con người rất
nhiều ảnh hưởng và thế lực. Không chỉ là người cực kỳ nhạy cảm với cơ hội kinh
doanh mới, ơng cịn được thừa nhận là một nhà quản lý công nghiệp xuất sắc.
Trong ngành luyện kim, kế toán quản trị cũng được áp dụng từ rất sớm. Andrew
Carnegie đã áp dụng kế toán quản trị để quản lý doanh nghiệp của mình từ năm 1872.
Dựa trên ý tưởng sử dụng chi phí như nhau thì phải tạo ra được lợi nhuận bằng nhau,
ơng ta đã chia doanh nghiệp của mình ra thành nhiều bộ phận để theo dõi và hạch toán.
Carnegie sử dụng báo cáo hàng tháng về chi phí vật tư và nhân cơng sử dụng ở từng bộ
phận để kiểm sốt và đánh giá hoạt động của chúng. Việc kiểm soát chất lượng và cơ
cấu vật liệu cũng được thực hiện trong quá trình sản xuất.
Để chiếm lĩnh được thị trường thì khơng phải chỉ có mỗi chất lượng sản phẩm có thể
quyết định được. Năng suất lao động rất cao tại công ty thép của ông cũng là một trong
những yếu tố dẫn đến thành công của thép Andrew Carnegie. Một tấn thép cùng chất
lượng do Andrew Carnegie sản xuất có giá thành chỉ bằng nửa giá của các công ty

Tiểu luận môn Quản Trị Học

14



“Vua thép” Andrew Carnegie 

khác. Chính vì thế sự lấn lướt và bành trướng của thép Andrew Carnegie trên thị
trường là điều hồn tồn dễ hiểu. Với cơng suất khổng lồ, Andrew Carnegie chủ động
mua trước cả những mỏ quặng sắt lớn để bảo đảm ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào.

Hình 2.4-1: Tượng đài Andrew Carnegie tại quê nhà Dunfermline.
Nguồn: Wikimedia Commons.

Thành công của Andrew Carnegie trong ngành công nghiệp thép đã không tách rời với
khả năng dùng người rất tinh tế của ông. Andrew Carnegie được tâm phục khẩu phục
cả về khả năng kinh doanh lẫn các vấn đề liên quan đến kỹ thuật cơng nghệ. Chính vì
vậy ơng đã thu hút được rất nhiều người tài về làm cho mình, đó là các nhà quản lý
điều hành, các kỹ sư và cơng nhân lành nghề. Có thể nói đội quân của Andrew
Carnegie rất tinh nhuệ và chuyên nghiệp. Carnegie nhanh nhạy với các cơ hội kinh
doanh bao nhiêu thì ơng cũng tinh đời trong nhìn nhận con người bấy nhiêu. Khơng ít
người tài được Andrew Carnegie phát hiện một cách tình cờ và trọng dụng. Rất nhiều
người có năng lực được bổ nhiệm vượt cấp. Tổng giám đốc điều hành Chales Michael
Schwab của Andrew Carnegie là một ví dụ.
Được nhận về công ty khi đang là một nhân viên bán hàng tạp hoá, Schwab đã thể hiện
năng lực của mình và nhanh chóng trở thành tổ trưởng, quản đốc phân xưởng, rồi giám
đốc một xưởng sản xuất. Sau đó, Schwab được Andrew Carnegie bổ nhiệm làm tổng

Tiểu luận môn Quản Trị Học

15



“Vua thép” Andrew Carnegie 

giám đốc khi mới 39 tuổi. Là một nhà quản trị giỏi nên chỉ 2 năm sau đó, anh đã đem
lại cho cơng ty 3,5 triệu USD lãi rịng, tới năm thứ ba thì con số này là hơn 5 triệu
USD. Carnegie đã vô cùng sáng suốt khi đầu tư bồi dưỡng một nhân tài như Chales
Michael Schwab, tập đồn thép của ơng được điều hành rất tốt và hiệu quả một phần
khá lớn nhờ con người này.

2.5. Quan hệ xã hội phong phú
Bạn bè của Carnegie gồm rất nhiều người giàu có và nổi tiếng, như Thẩm phán
Thomas Mellon, Matthew Arnold, James Blaine, Thủ tướng Anh William Gladstone,
các Tổng thống Harrison, Mark Twain và Herbert Spencer…
Với mỗi người bạn này Andrew đều có quan hệ thân mật, hòa đồng, bất kể địa vị xã
hội của họ như thế nào. Khi gặp gỡ Carnergie họ cũng không chỉ để bàn bạc những
chuyện chính sự, khơng phải để nói với nhau chỉ những hồi bão lớn lao. Giữa họ có
những câu chuyện thật giản dị, như khi cùng nhau lắng nghe và chia sẻ cảm nhận về
một bản nhạc hay, cùng đi câu cá ở miền quê yên tĩnh… Chính những điều này đã cân
bằng cuộc sống của họ, làm cho tâm hồn phong phú, khoáng đạt, khiến cho những
chính khách khơng bị trở thành những cái máy chỉ biết tìm kiếm quyền lực, khiến cho
Carnergie khơng bị biến thành cái máy kiếm tiền.

 

Tiểu luận môn Quản Trị Học

16


“Vua thép” Andrew Carnegie 


Phần 3. Một Số Bài Học từ “Vua Thép”
3.1. Định hướng nghề nghiệp rõ ràng
“Lời khuyên của tôi dành cho các bạn trẻ là không chỉ tập trung tồn bộ thời gian
và cơng sức vào một việc mà các bạn sẽ gắn bó cả cuộc đời, mà cịn phải đầu tư
từng đồng vốn vào nó nữa… Về phần tơi, tơi đã có quyết định từ rất sớm. Tôi sẽ chỉ
tập trung vào việc sản xuất sắt thép, và sẽ trở thành bậc thầy trong lĩnh vực này”.
Andrew Carnegie.
Andrew Carnegie cho rằng, muốn thành công được trên bất cứ lĩnh vực nào thì cần
phải là người thành thạo nhất trong lĩnh vực đó. Ơng khơng ủng hộ kiểu phân tán
nguồn lực ra, vì theo kinh nghiệm của ơng, hầu như chưa thấy ai đạt được thành công
trong việc kiếm tiền mà lại quan tâm tới nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với những
người trong ngành sản xuất.
Theo Carnegie, người thành cơng là người đã chọn cho mình một con đường và suốt
đời gắn vào nó. Chẳng có nhà sản xuất nào trên thế giới này mà lại khơng có trong
xưởng của mình những máy móc cần loại bỏ và cần được thay thế bằng các máy tốt
hơn. Ngun tắc chủ yếu giúp ơng có thể quản lý vốn tốt hơn bất cứ ban giám đốc nào
là luôn chú trọng đầu tư cho mở rộng sản xuất, hoặc đầu tư lợi nhuận vào các trái
phiếu đầu tiên, thay vì đầu tư vào các lĩnh vực khác mà mình khơng chun.

3.2. Bí quyết khích lệ nhân viên
Sự khơn khéo của Andrew Carnegie, ông “vua thép” thế giới, đã bộc lộ từ khi còn nhỏ.
Thời thơ ấu ở vùng Ecosse giá lạnh của nước Anh, có lần cậu bé Andrew Carnegie bắt
được một con thỏ có mang. Khi con thỏ cái này sinh ra một bầy thỏ con, cậu nghĩ ra
một cách: cậu đã rủ các bạn nhỏ ở cùng xóm đến xem bầy thỏ và hứa rằng nếu ai tìm
được thức ăn hàng ngày để ni thỏ thì sẽ được lấy tên mình để đặt cho chú thỏ con
mà mình u thích. Cách khích lệ đơn giản như vậy đã dẫn đến kết quả tốt đẹp: ngày
ngày, bọn trẻ đều kiếm thức ăn mang đến để nuôi các chú thỏ con cho đến lớn.

Tiểu luận môn Quản Trị Học


17


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Sau này, khi công ty thu được lợi nhuận, Andrew Carnegie không chỉ giữ riêng cho cá
nhân mình, mà dùng khoản tiền đó để nâng cao đời sống cho nhân viên và tồn bộ
cơng nhân trong nhà máy sản xuất thép, khiến mọi người cảm thấy gắn bó với cơng ty,
từ đó đồng tâm hiệp lực để cùng tiến tới sự thịnh vượng chung.
Một lần, trong cuộc họp giao ban tại công ty, một số thành viên Hội đồng Quản trị phê
bình một số nhân viên vẫn thường tán gẫu với bạn bè trong giờ làm việc và đề nghị
Andrew Carnegie ra quyết định cấm, nếu còn tái phạm sẽ bị trừ lương. Sau ít phút suy
nghĩ, Andrew Carnegie cho biết sẽ xử lý việc này. Ngay sáng hôm sau, tất cả mọi nhân
viên đã thấy một quyết định với nội dung: “Mục đích của tơi là tạo ra một môi trường
làm việc thoải mái và thân thiện để mọi nhân viên cảm thấy như ở nhà mình, các bạn
có thể tán gẫu với bạn bè nhưng thật hạn chế. Tôi xin nhắc lại là thật hạn chế nhé, vì
cơng việc chung của cơng ty”. Thoạt đầu cứ ngỡ như Andrew Carnegie quá dễ dãi,
nhưng chỉ một thời gian, thực tế đã chứng minh điều ngược lại. Hầu như khơng cịn
nhân viên nào tán gẫu trong giờ làm việc nữa, mà họ chỉ làm việc này ngoài giờ làm
việc. Thì ra, chính quyết định trên đã khiến nhân viên cảm thấy mình được tơn trọng,
và nhận ra mình cần hành động vì cơng ty hơn là vì những sở thích cá nhân.
Chính nhờ nghệ thuật động viên khích lệ một cách hiệu quả mà các ơng chủ như
Andrew Carnegie luôn tránh được sự đố kỵ, đồng thời tạo được hình ảnh thân thiện
trong mắt mọi người. Với những phương pháp quản lý và khích lệ nhân viên hiệu quả,
Andrew Carnegie đã nhanh chóng tạo dựng được lịng nhiệt tình của nhân viên, quy tụ
được một ban tham mưu hăng hái, tích cực với hơn 50 người ln sát cánh trong việc
quản lý, điều hành để bộ máy kinh doanh vận hành trôi chảy.

3.3. Nghệ thuật dùng tên và “dẫn dụ” người khác
"Tôi không hiểu về máy hơi nước, nhưng tôi cố gắng hiểu về một cỗ máy cịn phức

tạp hơn. Đó chính là con người”. Andrew Carnegie
Tuy được mệnh danh là “vua sắt thép”, nhưng Carnegie lại hiểu biết không nhiều về
công việc chế tạo sắt thép. Dưới trướng của ơng có vài trăm người, đều hiểu chuyên

Tiểu luận môn Quản Trị Học

18


“Vua thép” Andrew Carnegie 

môn hơn ông. Nhưng ông lại là người vô cùng tài giỏi trong việc đối nhân xử thế. Đây
chính là bí quyết khiến ơng trở nên giàu có. Ngay từ lúc cịn nhỏ, ơng đã tỏ rõ mình là
người có tài tổ chức và lãnh đạo. Khi lên 10 tuổi, Carnegie đã phát hiện ra rằng, mọi
người đều rất coi trọng tên của mình. Và ơng đã sử dụng tài tình biện pháp ấy để
thuyết phục và hợp tác với người khác.
Khi Carnegie và George Pullman (công ty Pullman Palace Car) cạnh tranh nhau vì
bn bán xe ôtô, vị “vua sắt thép” này đã nghĩ tới bài học của con thỏ.
Công ty Giao thông Trung ương của Carnegie đang cạnh tranh buôn bán với công ty
của George. Cả hai đều muốn có được vụ làm ăn với cơng ty Đường sắt Liên hợp Thái
Bình Dương, cả hai ép giá nhau hết mức, cho nên khơng có chút lợi nhuận nào cả.
Carnegie và George đều đến New York để gặp hội đồng quản trị của công ty Đường
sắt Liên hợp Thái Bình Dương. Một buổi tối, họ có một cuộc đối thoại nhỏ tại khách
sạn, Carnegie bắt đầu nói ra hết những điều ấp ủ trong lịng: đó là việc hợp nhất hai
cơng ty. Ơng nói một cách hăng say về những cái lợi trong việc bắt tay hợp tác.
George tuy chăm chú lắng nghe, nhưng vẫn chưa hồn tồn đồng ý. Cuối cùng ơng ta
hỏi: “Cơng ty mới tên là gì?”. Carnegie đáp ngay: “Dĩ nhiên là cơng ty Ơtơ Hồng gia
George”. Mắt George sáng rực: “Vào phịng tơi đi, chúng ta bàn bạc một chuyến”.
Cuộc thảo luận này đã viết lại một trang trong lịch sử của nền cơng nghiệp ơtơ.
Một ví dụ khác là ơng lấy tên của chủ tịch công ty tàu hỏa Pennysylavania Railroad là

J. Edgar Thomson đặt tên cho một nhà máy lớn của mình tại Pittsburg, làm cho vị chủ
tịch hãng xe lửa này rất thú vị và tâm đắc, chấp nhận mua ngay những thanh ray được
sản xuất từ chính nhà máy thép mang tên mình.
Cách Andrew Carnegie coi trọng và ghi nhớ tên tuổi của bạn bè và các thương gia
chính là một bí mật trong số tài năng lãnh đạo của ơng ta. Ơng coi việc gọi tên của các
nhân viên là một niềm tự hào. Ông rất tâm đắc với việc trong thời gian lãnh đạo, nhà
máy sắt thép của ông chưa từng xảy ra vụ bãi công nào.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

19


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Về thuật “dẫn dụ”, Carnegie có hai đứa cháu rất vô trách nhiệm, đi học xa nhưng
không viết thư cho mẹ khiến cả gia đình lo lắng. Chuyện đến tai Carnegie. Ông liền
viết thư cho cháu, hỏi thăm tình hình học hành và tái bút: “Gửi cho mỗi cháu 50
USD”. Nhưng ông giả vờ quên, không kèm theo tiền trong thư. Tức thì, hai cháu gửi
thư cho chú, tâm sự và kể hết tình hình của mình. Dĩ nhiên là cuối thư có nhắc: “Chú
ơi, chú có đề cập đến số tiền…”
Theo Carnegie, muốn dẫn dụ người khác trước hết nhà lãnh đạo phải gợi trong lòng họ
ý muốn nhiệt liệt nghe theo mình.

3.4. Sống có trách nhiệm với xã hội
Andrew Carnegie là một trong số các gương doanh nhân thành đạt của nước Mỹ, đồng
thời là những người bác ái, đóng góp của cải, tài sản cho sự phát triển chung của xã
hội. Những thư viện trên khắp thế giới, những cơng trình do ơng đóng góp xây dựng là
bằng chứng về lịng nhân ái của ông. Ông là người mở đường cho những nhà tư bản
làm giàu và rồi đóng góp tài sản cho đồng loại, và là hình mẫu cho những nhà tư bản

giàu có nhưng bác ái của thế giới như Henry Ford hay gần đây nhất là Bill Gates.

Hình 3.4-1: Bìa cuốn Phúc Âm về Sự Giàu Có
(The Gospel of Wealth) của Andrew Carnegie
Nguồn: zwux.com Book Store

Tiểu luận môn Quản Trị Học

20


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Andrew khơng hưởng phú q một mình mà san sẻ cho nhiều người, bởi theo ông,
“nhân viên là người góp nhặt tiền cho mình”. Số lượng các triệu phú làm việc cho tập
đồn của ơng nhiều hơn bất cứ một tập đoàn nào khác từ trước đến nay. Tuy nhiên,
ông không dành cả cuộc đời cho việc kiếm tiền. Cuốn Phúc âm về sự giàu có được
xuất bản năm 1900 ở New York đã chứng minh điều đó. Ơng đã viết trong cuốn tự
truyện “chúng tơi đã có một tương lai rất sáng lạn phía trước; nhưng cho tới lúc này,
tôi nghĩ rằng công việc phân phát tài sản của tôi cũng đủ cho tôi bận rộn tới khi tôi về
già”. Năm 1901, ông đã thành lập “Quỹ hỗ trợ Andrew Carnegie” để ủng hộ cho các
công nhân trong nhà máy, cũng là để bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng đối với những công
nhân đã giúp ông có được sự nghiệp thành công như vậy. Giai đoạn này, ơng cũng đã
có rất nhiều hoạt động từ thiện nhằm góp phần vào tiến bộ xã hội thơng qua việc xây
dựng các thư viện công cộng, các trường học, học viện, thành lập quỹ hưu trí cho các
giáo sư, cho các công nhân… Những việc làm này không chỉ mang lại niềm vui, niềm
hạnh phúc cho cộng đồng, mà cũng vô cùng ý nghĩa với ông: “Tôi đang làm gì để
xứng đáng với những gì tơi nhận được”. Cho tới thời điểm Carnegie qua đời tại
Lenox, ông đã quyên tặng 350.695.653 USD. Khi ông mất, 30 triệu đô la còn lại cũng
được trao tặng cho các hiệp hội, tổ chức từ thiện và người nghỉ hưu.


3.5. Làm giàu tri thức bằng sách
“Trong cả cuộc đời, ơng tìm kiếm tri thức và giá trị chứ khơng chỉ tìm kiếm tiền
bạc. Tri thức có được từ việc đọc sách và học tập cho thấy một giá trị thật sự; một
cuộc sống tốt là cuộc sống thực sự cởi mở, chỉ tiền bạc thơi thì chỉ là một cuộc đời
vơ nghĩa”. Andrew Carnegie.
Sáng dạ và cần cù tự học, Andrew Carnegie được ông chủ xưởng dệt cho thôi làm thợ
mà chuyển sang làm sổ sách cho công ty. Và chàng trai trẻ, cần cù Andrew đã làm hơn
tất cả những gì mà ông chủ mong đợi ở cậu. Nhờ đọc sách và tự học Andrew Carnegie
đã biết làm kế toán kép và phân tích tình hình tài chính và kinh doanh thơng qua
những con số kế tốn. Andrew Carnegie đã có những kiến thức phân tích kinh doanh
thực tiễn từ đó.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

21


“Vua thép” Andrew Carnegie 

Dù bản thân không phải là người có văn hóa cao nhưng Carnegie đánh giá cao giá trị
của tư duy cởi mở. Giống như Benjamin Franklin, ông biết rằng “nhà lãnh đạo chính
là những người ham mê đọc sách” và của cải có được là từ kiến thức uyên thâm và
những suy nghĩ sắc sảo. Khi xây dựng thư viện từ thiện đầu tiên, ơng khơng có huy
hiệu. Tuy nhiên, ông yêu cầu người ta lấy một tấm bảng và khắc vào đó hình ảnh mặt
trời cùng với các tia sáng mặt trời và dòng chữ “Hãy để cho ánh sáng chiếu rọi”

3.6. Thiết lập quan hệ rộng rãi
“Tri thức của các chuyên gia chỉ chiếm 15% trong thành cơng của họ, 85% cịn lại
phụ thuộc vào các mối quan hệ xã hội” Andrew Carnegie

Mối quan hệ với các nhân vật giàu có và nổi tiếng được ông duy trì không phải do ông
muốn lợi dụng hay khoe khoang, mà để ơng có thể học hỏi trực tiếp từ họ những hiểu
biết và kinh nghiệm độc nhất vô nhị. Tri thức của nhân loại vô cùng phong phú, cách
học tập tốt nhất không phải qua sách vở, mà là học từ kinh nghiệm của những người
từng trải, những người thành cơng trong các lĩnh vực khác nhau.
Ơng học hỏi từ những nhà diễn thuyết nổi tiếng như Arnold hay nghị sĩ Glastone tài
diễn thuyết cuốn hút mà vẫn nhẹ nhàng, tế nhị nhưng cũng không kém phần trang
trọng, nghiêm túc. Điều này thực sự hữu ích đối với một nhà lãnh đạo, bởi lẽ, khi đưa
ra một thơng điệp, trình bày một kế hoạch, dự án, điều quan trọng không chỉ nằm trong
mục tiêu của tác giả, mà ở chỗ làm cách nào để tất cả những cộng sự của anh ta thực
sự bị thuyết phục về kế hoạch đó, tin tưởng và quyết tâm hồn thành. Bên cạnh đó,
Blaine lại là một người bạn hài hước, dí dỏm, nhà triết học Spencer với sự điềm tĩnh
hiếm thấy đã giúp Carnergie biết cách kìm chế và giải tỏa những cơn nóng giận; ơng
cũng ln đề cao tình bằng hữu thân ái, khát vọng hịa bình và đặc biệt có đầu óc biết
nhìn xa trơng rộng. Đây là một phẩm chất không thể thiếu của một nhà quản trị đầy
khát vọng như Carnegie. Trong cả cuộc đời, ông tìm kiếm tri thức và giá trị chứ khơng
chỉ tìm kiếm tiền bạc. Tri thức có được từ việc đọc sách và bạn bè cho thấy một giá trị
thật sự; một cuộc sống tốt là cuộc sống thực sự cởi mở, chỉ tiền bạc thơi thì chỉ là một
cuộc đời vô nghĩa.

Tiểu luận môn Quản Trị Học

22


×