Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bình luận các quy định của pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.42 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, số lượng các doanh nghiệp ra đời trong thời gian
gần đây tăng lên một cách đáng kể, nhu cầu thành lập doanh nghiệp của các chủ
đầu tư cũng theo đó mà tăng. Đó là một tín hiệu đáng mừng cho nền kinh tế nước
ta. Những hoạt động chung của doanh nghiệp đều được đặt dưới sự quản lý của
Nhà nước thông qua pháp luật. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào khi thành
lập cũng đều tồn tại và phát triển theo đúng nguyện vọng của những người thành
lập ra nó cũng như theo pháp luật. Vì một số lý do khách quan hoặc chủ quan,
doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động được nữa và có nhu cầu ngừng hoạt
động, pháp luật về doanh nghiệp đã quy định cho phép doanh nghiệp có thể tiến
hành giải thể. Luật Doanh nghiệp 2014 đã có những quy định cụ thể về trình tự và
thủ tục về giải thể doanh nghiệp mà trong đó, điều kiện giải thể doanh nghiệp cũng
là một vấn đề quan trọng. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, em đã chọn đề
tài: “Bình luận các quy định của pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp.”

1


THÂN BÀI
I.

Các quy định của Việt Nam về giải thể doanh nghiệp.
1. Khái niệm giải thể.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng kí doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực
hiện các hoạt động kinh doanh.
Giải thể là “khơng cịn tồn tại, làm cho khơng cịn tồn tại như một tổ chức, các
thành phần, thành viên phân tán đi”1.
Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt sự tồn tại, hoạt động của doanh
nghiệp thông qua việc doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu doanh nghiệp chủ động thực
hiện thanh lý tài sản, thanh tốn các khoản nợ và xóa tên doanh nghiệp tại cơ quan


đăng ký kinh doanh.
2. Đặc điểm của giải thể doanh nghiệp
Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến giải thể doanh nghiệp rất đa dạng, có hai hình
thức là do ý chí chủ quan của chủ doanh nghiệp và theo yêu cầu của cơ quan có
thẩm quyền.
Thứ hai, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền cho phép giải thể doanh nghiệp
đó là một doanh nghiệp một doanh nghiệp chỉ được phép giải thể khi doanh nghiệp
đó bảo đảm và thực sự thanh toán hết các khoản nợ và thanh lý hết mọi hợp đồng
đã ký kết. Điều này có nghĩa là, doanh nghiệp giải thể trước khi tiến hành chấm dứt
sự tồn tại của mình trên thị trường phải hồn thành mọi nghĩa vụ tài chính, khoản
nợ mà bên này xác lập đối với các bên. Có thể thấy rằng, đây là một điều kiện tiên
quyết, để cơ quan có thẩm quyền chấp nhận việc giải thể của doanh nghiệp. Nếu
không, để chấm dứt sự tồn tại, doanh nghiệp chỉ có thể đăng ký phá sản.
1 Viện Ngơn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng, 2005.

2


Thứ ba, hậu quả pháp lý: giải thể doanh nghiệp sẽ dẫn tới việc chấm dứt tư
cách pháp lý cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường bằng cách
xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.
Thứ tư, chế tài pháp lý đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm
quản lý điều hành doanh nghiệp: giải thể không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm
đương, chức vụ điều hành doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh
doanh đối với chủ doanh nghiệp và người chịu trách nhiệm quản lý điều hành
doanh nghiệp.2
Thứ năm, thủ tục giải thể tuy có thể là tự nguyện song vẫn là một thủ tục
mang tính chất hành chính do cơ quan hành chính chấp thuận trong quá trình giám
sát việc giải thể doanh nghiệp (cơ quan đăng ký kinh doanh). Mục đích của hoạt
động chấp thuận này suy cho cùng chỉ là để đảm bảo lợi ích của các chủ nợ của

doanh nghiệp. Vì vậy, về nguyên tắc, khi doanh nghiệp chưa thanh toán hết các
khoản nợ mà cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp thì chính cơ quan
này phải chịu trách nhiệm “trả nợ thay”.
3. Các trường hợp giải thể.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định về các trường hợp, giải thể và điều
kiện giải thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 201. Nếu như Luật Doanh nghiệp 2005
quy định trường hợp giả thể của doanh nhiệp bao gồm hai hình thức đó là giải thể
tự nguyện và giải thể bắt buộc. Nhưng đến Luật Doanh nghiệp 2014 thì Doanh
nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau:
Theo khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2014 quy
định:
2 TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Hỏi & đáp Luật Thương mại (hay Luật kinh doanh, Luật Kinh tế),

Nxb. Chính trị - hành chính.

3


“a, Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ cơng ty mà khơng có
quyết định gia hạn;
b, Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của
tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, Hội đồng thành viên, chủ sở
hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội cổ đông đối với
công ty cổ phần;
c, Cơng ty khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật
này trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp;
d, Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.”
Như vậy, theo luật doanh nghiệp, một doanh nghiệp sẽ bị giải thể trong những
trường hợp sau đây:

Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ cơng ti mà khơng có quyết
định gia hạn.
Khi thành lập công ti các thành viên đã thỏa thuận, kết ước với nhau. Sự thỏa
thuận, kết ước được biểu hiện bằng điều lệ công ti. Điều lệ công ti là bản cam kết
của các thành viên về thành lập, hoạt động của cơng ti trong đó đã thảo thuận về
thời hạn hoạt động. Khi hết thời hạn hoạt động đã ghi trong điều lệ (nếu các thành
viên không muốn xin gia hạn hoạt động) thì cơng ti đương nhiên phải tiến hành
giải thể.
Cơng ti khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của pháp
luật trong thời hạn 6 tháng liên tục.
Có đủ số lượng thành viên tối thiểu là một trong những điều kiện pháp lí để công ti
tồn tại và hoạt động. Pháp luật quy định số lượng thành viên tối thiểu cho mỗi loại
hình cơng ti là khác nhau. Khi khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu, để tiếp
4


tục tồn tại, công ti phải kết nạp thêm các thành viên cho đủ số lượng tối thiểu. Thời
hạn để công ti thực hiện việc kết nạp thêm thành viên là 6 tháng kể từ ngày cơng ti
khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu. Nếu công ti không kết nạp thêm thành
viên, dẫn đến công ti tồn tại không đủ số lượng thành viên tối thiểu trong 6 tháng
liên tục thì cơng ti phải giải thể.
Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là căn cứ pháp lí khơng thể thiếu cho sự tồn
tại và hoạt động của các doanh nghiệp nói chung, cơng ti nói riêng. Khi cơng ti
kinh doanh vi phạm các quy định của pháp luật và bị thu hồi giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh thì công ti không thể tiếp tục tồn tại, hoạt động. Trong những trường
hợp này công ti phải giải thể theo yêu cầu của cơ quan đăng kí kinh doanh (theo
khảon 2 điều 165 Luật Doanh nghiệp).
II.


Bình luận các quy định của pháp luật về điều kiện giải thể doanh nghiệp
Theo khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp khơng trong q trình giải quyết các tranh
chấp tại Toà án hoặc cơ quan trọng tài.”
Về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được rút khỏi thị trường khi xử lí ổn thỏa
các nghĩa vụ đã tạo lập ra trong q trình thành lập và hoạt động. Do đó, pháp luật
luôn coi đây là điều kiện quan trọng để giải thể một doanh nghiệp. Nếu không đáp
ứng được điều kiện này, thủ tục phá sản có thể được áp dụng để doanh nghiệp
chấm dứt hoạt động.
Về lí thuyết, có thể chấp nhận những cách thức “bảo đảm thanh toán hết nợ và
nghĩa vụ tài sản khác” như sau:
-

Các khoản nợ đã được thanh toán dứt điểm, thể hiện qua hồ sơ giải thể;
5


-

Một số khoản nợ được tổ chức, cá nhân khác, kể cả tổ chức, cá nhân là chủ
sở hữu doanh nghiệp liên quan, cam kết thanh toán nợ sau khi doanh
nghiệp giải thể. Trường hợp này cần lưu ý đến các quy định về chuyển

-

giao nghĩa vụ trong Bộ luật Dân sự;
Đối với giải thể chi nhánh, doanh nghiệp có chi nhánh giải thể có nghĩa vụ
thực hiện trả nợ, vì thực chất các khoản nợ được tạo ra từ hoạt động của
chi nhánh là khoản nợ của doanh nghiệp.3


Như vậy, doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp khơng trong q trình giải
quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài; nếu doanh nghiệp khơng đảm
bảo việc thanh tốn hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, thì khơng được
phép chấm dứt hoạt động theo hình thức giải thể doanh nghiệp, mà phải thực hiện
theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.
1.

Ưu điểm.

Ta thấy việc quy định này là hết sức cần thiết bởi nó khơng chỉ tạo cơ sở pháp
lí để chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp, mà quan trọng hơn là còn bảo vệ quyền
lợi của những chủ thể có liên quan, đặc biệt là quyền lợi của chủ nợ và người lao
động khi doanh nghiệp chấm dứt tồn tại. Vấn đề quan trọng nhất trong giải thể
doanh nghiệp là giải quyết những khoản nợ và những hợp đồng mà doanh nghiệp
đã giao kết trước khi chấm dứt tồn tại. Các khoản nợ và những hợp đồng này có
thể được giải quyết bằng các giải pháp: doanh nghiệp tiến hành thanh toán hết các
khoản nợ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng. Như vậy chỉ khi doanh
nghiệp thực hiện hết tất cả các nghĩa vụ thì mới có thể được giải thể.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội.

6


Khơng chỉ vậy, việc giải thể tự nguyện thì sẽ có thời gian nhanh hơn, chi phí
thấp hơn, thủ tục đơn giản hơn, hiệu quả xử lý cao hơn và hậu quả pháp lý nhẹ
nhàng hơn so với việc phá sản.
2.


Nhược điểm.

Một vướng mắc thường gặp là doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh toán hết nợ, nên
tiến hành thủ tục giải thể, nhưng sau khi tiến hành thủ tục giải thể, nhưng sau khi
tiến hành thanh lý, phân chia tài sản thì mới thấy khơng đủ khả năng thanh tốn hết
nợ. Để tránh tình trạng phải chuyển từ thủ tục giải thể sang phá sản, trong trường
hợp này cũng như trong các trường hợp khác, doanh nghiệp vẫn có thể giải thể
trong trường hợp khơng thanh tốn đủ nợ, với điều kiện các chủ nợ có văn bản
chấp nhận cho doanh nghiệp giải thể. Trên thực tế đã có nhiều trường hợp, các chủ
nợ không biết cho đến khi doanh nghiệp đã giải thể xong. Khi đó, chủ nợ có quyền
khởi kiện người quản lý doanh nghiệp yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Có thể hiểu phá sản là một trường hợp giải thể bắt buộc. Nếu các chủ nợ sở
hữu phần lớn hoặc thậm chí tồn bộ số nợ, đồng ý cho phép giải thể tự nguyện
trong trường hợp doanh nghiệp khơng thanh tốn đủ tồn bộ hoặc một phần các
khoản nợ thì khơng có lý gì lại khơng chấp nhận thỏa thuận đó. Quyền lợi của các
chủ nợ trong trường hợp chấp nhận cho doanh nghiệp giải thể, nhiều khả năng bảo
đảm hơn so với phá sản. Nếu không mở rộng cơ chế giải thể thì sẽ tiếp tục dẫn đến
tình trạng doanh nghiệp đã “chết nhưng khơng được chơn” vì rất khó thực hiện
được việc phá sản theo Luật phá sản.4
Ngoài ra, Luật quy định doanh nghiệp phải trả hết các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác thì mới được giải thể, mà khơng lưu tâm đến các nghĩa vụ khác của
doanh nghiệp khi giải thể. Ví dụ, nghĩa vụ bảo vệ môi trường của những doanh
4 Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC, Luận giải về Luật doanh nghiệp 2014, Nxb. Chính trị

quốc gia sự thật.
7


nghiệp đặc thù, doanh nghiệp có các hoạt động có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi

trường (như doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y tế, kinh doanh hóa chất,
…).
III.

Các giải pháp nhằm nâng cao quy định của pháp luật về điều kiện giải thể.
Để nâng cao quy định pháp luật về vấn đề điều kiện giải thể, Nhà nước ta cần
sửa đổi bổ sung một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, cần quy định điều kiện giải thể theo hướng mở rộng, thơng thống
hơn nhằm tạo điều kiện cho những doanh nghiệp muốn giải thể được thực hiện thủ
tục giải thể. Ngoài ra cũng cần cân nhắc vấn đề “nghĩa vụ khác” đã nêu ở phần hạn
chế.
Thứ hai, cần văn bản giải thích mở rộng rõ hơn quy định giải thể nhằm đáp
ứng được yêu cầu thực tế là thay vì phá sản, doanh nghiệp vẫn có thể giải quyết
trong trường hợp khơng “thanh tốn hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”,
nhưng được tất cả các chủ nợ đồng ý cho giải thể.

KẾT LUẬN
8


Luật doanh nghiệp 2014 được đánh giá là phù hợp với tình hình phát triển
của nền kinh tế hiện nay của nước ta và đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế
quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, góp phần tạo ra một mơi trường kinh doanh ổn
định, bình đẳng. Một đạo luật tiến bộ như vậy, mới mẻ như vậy nhưng nắm bắt nó
cũng khơng dễ dàng, cụ thể là các quy định về điều kiện giải thể. Do vậy, khi đi
đến quyết định giải thể, các chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các thủ tục pháp lý về
vấn đề này. Bên cạnh đó, mơi trường kinh tế ngày càng nhiều biến động cũng đòi
hỏi các nhà làm luật khơng ngừng hồn thiện pháp luật, luật doanh nghiệp nói
chung cũng như quy định về điều kiện giải thể nói riêng để phù hợp với bối cảnh
hội nhập của đất nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
9


1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội.
2. Luật doanh nghiệp 2014.
3. Ts. Bùi Ngọc Cường (Chủ biên), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam 1,
Nxb Giáo dục.
4. TS. Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Hỏi & đáp Luật Thương mại (hay Luật
kinh doanh, Luật Kinh tế), Nxb. Chính trị - hành chính.
5. TS. Nguyễn Thị Dung, Thực trạng pháp luật về giải thể doanh nghiệp - một số
đánh giá và kiến nghị hồn thiện, Tạp chí luật học số 10/2012.
6. Luật sư Trương Thanh Đức, Trọng tài viên VIAC, Luận giải về Luật doanh nghiệp
2014, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật.
7. Trương Nhật Quang, Pháp luật về doanh nghiệp, Nxb. Dân trí.
8. Viện Ngơn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Hà Nội – Đà Nẵng.

* Tài liệu online:
1.

/>
2. />3. />
10


11




×