Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo tài chính – phi tài chính và sự ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh dưới cách tiếp cận tổng thể TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI KINH TẾ TP.HCM

LÊ HOÀNG OANH

TÁC ĐỘNG CỦA NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH
ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP THƯỚC
ĐO TÀI CHÍNH-PHI TÀI CHÍNH VÀ SỰ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DƯỚI CÁCH TIẾP CẬN TỔNG THỂ –
BẰNG CHỨNG TẠI DOANH NGHIỆP SẢN
XUẤT PHÍA NAM VIỆT NAM
Chun ngành : Kế tốn
Mã số : 9340301

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp.HCM - Năm 2021


Cơng trình được hồn thành tại
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Lê Đình Trực
2. TS. Trần Anh Hoa
Phản biện 1: ………………………………………….
………………………………………………………..
Phản biện 2: ………………………………………….
………………………………………………………..
Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
án cấp trường họp tại: ……………………………….


Vào hồi

giờ

ngày

tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện
………………………………………………………..
………………………………………………………..


DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

IBÀI BÁO
Lê Hồng Oanh. (2020). Mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh, định
hướng khách hàng, hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh và
ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất
Việt Nam. Tạp chí kế tốn và kiểm tốn, Tháng 3/2020, 61-69.
II- HỘI THẢO
Lê Hồng Oanh. (2019). Xu thế phát triển của hệ thống đo lường hiệu
quả hoạt động kinh doanh nhằm thích ứng với mơi trường kinh
doanh đương đại. Cách mạng cơng nghiệp 4.0 – Tìm kiếm những
hướng nghiên cứu mới trong kế toán quản trị, Trường Đại học
Kinh Tế TP.HCM, 71 – 87.
Le Hoang Oanh, Le Dinh Truc & Tran Anh Hoa. (2019). Performance
measurement system in the age of information technology.

Vietnam Conference on Accounting and Auditing, The first
VCAA, 295 – 31
Le Hoang Oanh (2020). Business strategy, customer orientation, nonfinancial measures and organisational performance – Evidences
from Vietnamese manufacturing enterprises. International
Conference on Business and Finance.
Le Hoang Oanh (2021). Corporate Culture, Market Orientation,
Performance Measurement System and Effects on
Organizational Performance. International Conference on
Business and Finance.


GIỚI THIỆU CHUNG
1.

SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU

Để nâng cao khả năng đáp ứng với những biến chuyển của môi trường
kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) phải nhận diện được
vị thế của mình cũng như định rõ mục tiêu chiến lược và hoạt động
thực sự hiệu quả. Hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh
(HQHĐKD) với việc vận dụng kết hợp thước đo tài chính (TC) và phi
TC sẽ giúp DN đạt được các mục tiêu trên (Banker et al, 2000; Hoque
& James, 2000). Thật vậy, hệ thống đo lường HQHĐKD kết hợp cả
thước đo TC và phi TC sẽ giúp cung cấp thông tin tin cậy và hữu ích
hơn cho nhà quản trị, từ đó giúp họ thiết lập mục tiêu chiến lược phù
hợp và ra quyết định chính xác hơn (Rikhardsson et al, 2014). Điều
này bởi lẽ hệ thống này sẽ giúp DN thiết lập các thước đo dựa trên mối
quan hệ nguyên nhân – kết quả với nguyên nhân là các thước đo và
kết quả là việc đạt được mục tiêu chiến lược. Chẳng hạn, để đạt được
mục tiêu nâng cao kết quả TC mong đợi thì phải cải thiện kết quả phi

TC gì và kết quả phi TC đó được đánh giá qua các thước đo nào ? (Lee
& Yang, 2011)?
Tuy nhiên, lợi ích của việc vận dụng tích hợp thước đo TC-phi TC lại
thể hiện sự thiếu nhất quán. Chẳng hạn, Neely et al (2004) cho rằng
chưa có bằng chứng rõ ràng về tác động ảnh hưởng của việc vận dụng
tích hợp thước đo TC – phi TC trên HQHĐKD, trái với mong đợi có
tác động tích cực như ban đầu. Điều này có thể được giải thích thơng
qua lý thuyết bất định, đó là khơng có hệ thống đo lường HQHĐKD
nào hoàn hảo cho mọi DN mà tùy vào từng hồn cảnh cụ thể của DN
sẽ có thiết kế phù hợp. Chính vì vậy, từ cuối những năm 2000, các
nghiên cứu tập trung đi vào xác minh lý thuyết – tức nghiên cứu với
1


điều kiện ngữ cảnh nào được xem là động cơ khiến DN vận dụng
nhiều/ít mức độ tích hợp thước đo TC - phi TC, đồng thời tiếp tục điều
tra thực nghiệm – cụ thể điều tra xem liệu DN duy trì sự phù hợp của
nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC
có giúp họ cải thiện HQHĐKD khơng? Tại Việt Nam, chưa có nghiên
cứu thực hiện sát với chủ đề này. Ngoài ra, việc điều tra tác động của
sự phù hợp này đến HQHĐKD có thể được thực hiện dưới 3 cách tiếp
cận, gồm cách tiếp cận sự chọn lọc, sự tương tác và tổng thể. Trong
đó, cách tiếp cận tổng thể cung cấp nhiều thơng tin hữu ích nhất vì tác
động của mối quan hệ giữa đa biến ngữ cảnh và mức độ vận dụng tích
hợp thước đo TC - phi TC trên HQHĐKD sẽ được nghiên cứu cùng
lúc, phù hợp với thực tế đối mặt nhiều biến ngữ cảnh của DN. Do vậy,
việc chọn nghiên cứu “tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận
dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa
các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể” là cần thiết.

2.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

-

Mục tiêu tổng quát:

Nghiên cứu tác động của nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích
hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân
tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến
HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể – Bằng chứng tại Doanh nghiệp
sản xuất Phía Nam Việt Nam. Sau đây xin gọi tắt là DNSXPN
-

Mục tiêu cụ thể:

1.

Nhận diện các nhân tố bất định có thể có ảnh hưởng đến mức độ
vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC tại các DNSXPN
2


2.

Khảo sát thực trạng thiết kế hệ thống đo lường HQHĐKD tại các
DNSXPN

3.


Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bất định đến mức
độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC tại các DNSXPN.

4.

Đo lường mức độ ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất
định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC đến
HQHĐKD tại các DNSXPN dưới cách tiếp cận tổng thể.

3.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu:

(1) Các nhân tố bất định tác động đến mức độ vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi TC của DN.
(2) Ảnh hưởng của sự phù hợp (giữa các nhân tố bất định và mức độ
vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC) đến HQHĐKD của DN.
-

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các DNSXPN. Dữ liệu

khảo sát là dữ liệu sơ cấp, được thu thập bằng cách lập bảng câu hỏi
khảo sát với 206 mẫu được thu thập từ 2/3 – 24/7/2019 và sau đó mở
rộng thêm 51 mẫu từ 16/9 đến 25/10/2020.
4.


ĐĨNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU

-

Về mặt lý thuyết: 1/ Nhận diện, đo lường mức độ ảnh hưởng của

các nhân tố bất định đến việc vận dụng tích hợp thước đo TC– phi TC
tại các DNSX; 2/ Xác minh lý thuyết bất định và là nghiên cứu hiếm
hoi khẳng định, rằng nếu cơng ty duy trì sự phù hợp giữa mức độ vận
dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và các nhân tố ngữ cảnh mà DN
đối mặt, sẽ góp phần nâng cao HQHĐKD, dưới cách tiếp cận tổng thể.
-

Về mặt thực tiễn: phát hồi chuông kêu gọi ban quản trị cần nhận

diện và hiểu rõ các nhân tố bất định (bao gồm cả nhân tố bên trong và
bên ngoài) mà DN mình đối mặt để có thể xây dựng, thiết kế hệ thống
đo lường HQHĐKD phù hợp với DN; từ đó, giúp nâng cao HQHĐKD.
3


5.
-

CẤU TRÚC CỦA NGHIÊN CỨU
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
1.1 TĨM LƯỢC CÁC GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH – PHÁT
TRIỂN VÀ CÁC DÒNG NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐO
LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Hệ thống đo lường HQHĐKD được phát triển qua 4 giai đoạn – gồm
(1) Trước 1980 (tập trung vào thước đo TC); (2) Những năm 1980
(thước đo phi TC bắt đầu được quan tâm); (3) Những năm 1990 (1 số
hệ thống/khn mẫu/mơ hình đo lường được xây dựng); (4) Những
năm 2000 (hệ thống/khn mẫu/mơ hình đo lường được cải tiến).
Theo Neely (2005), các nghiên cứu về hệ thống đo lường HQHĐKD
được chia thành 5 giai đoạn gồm (1) Nhận diện vấn đề; (2) Đề xuất hệ
thống đo lường HQHĐKD; (3) Phương pháp ứng dụng; (4) Điều tra
thực nghiệm; (5) Xác minh lý thuyết và tiếp tục điều tra thực nghiệm
(Bằng chứng thu thập về sự thiếu nhất quán về lợi ích thực tiễn từ việc
ứng dụng các hệ thống đo lường HQHĐKD ở giai đoạn 4 nảy sinh nhu
cầu nghiên cứu ở gian đoạn 5)
1.2 KHÁI QUÁT CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH ĐẾN MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH HỢP
THƯỚC ĐO TC - PHI TC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ PHÙ HỢP
GIỮA NHÂN TỐ BẤT ĐỊNH VÀ MỨC ĐỘ VẬN DỤNG TÍCH
HỢP THƯỚC ĐO TC – PHI TC ĐẾN HQHĐKD
Vấn đề nghiên cứu này được thực hiện dưới ba cách tiếp cận, gồm
cách tiếp cận sự chọn lọc, sự tương tác và tổng thể.
4


ü Cách tiếp cận sự chọn lọc
Theo cách tiếp cận này, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC phải được thiết kế phù hợp với biến ngữ cảnh của DN dù để tồn tại

hay để nâng cao HQHĐKD. Hạn chế của các nghiên cứu vận dụng
cách tiếp cận này là đã bỏ qua nghiên cứu tác động của sự phù hợp
giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC đến HQHĐKD. Một khi sự tác động này chưa được khẳng định có
tác động tích cực thì hệ thống đo lường HQHĐKD chưa thực sự được
thừa nhận có thiết kế phù hợp với các nhân tố bất định mà DN đối mặt.
ü Cách tiếp cận sự tương tác
Cách tiếp cận này thực hiện kiểm tra ảnh hưởng của sự phù hợp (sự
tương tác) giữa từng nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi TC trên HQHĐKD. Theo đó, HQHĐKD được kiểm
tra thơng qua ảnh hưởng tương tác giữa từng cặp biến riêng lẻ.
ü Cách tiếp cận tổng thể
Cách tiếp cận này kiểm tra ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhiều nhân
tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC- phi TC trên
HQHĐKD. Theo đó, HQHĐKD được kiểm tra qua ảnh hưởng tương
tác giữa các cặp biến đồng thời. Bergeron et al (2001) cho rằng cách
tiếp cận tổng thể giải thích đầy đủ hơn khái niệm sự phù hợp, kết quả
nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn hơn vì trong quá trình hoạt động, DN
đối mặt với nhiều biến ngữ cảnh khác nhau (thay vì một biến) và đồng
thời có khả năng sẽ tồn tại một mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC
- phi TC riêng, phù hợp với mỗi biến ngữ cảnh. Do vậy, cần xem xét
sự phù hợp giữa biến ngữ cảnh bên trong và bên ngoài của DN như
một cách tổng thể (Venkatraman,1989).
1.3 XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU
Thông qua tổng quan 13 nghiên cứu nước ngoài về tác động của nhân
5


tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và
ảnh hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng

tích hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD, cũng như tổng quan 16
nghiên cứu trong nước liên quan đến hệ thống đo lường HQHĐKD,
tác giả nhận diện 3 khoảng trống nghiên cứu sau:
(1) Sự thiếu hụt các nghiên cứu về khảo sát mức độ vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD ở các DNVN
(cụ thể là DNSXPN)
(2) Sự thiếu hụt các nghiên cứu kiểm định tác động của nhân tố bất
định đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh
hưởng của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích
hợp thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD. Đặc biệt, nghiên cứu liên
quan một số nhân tố cho kết quả chưa nhất quán.
(3) Sự thiếu hụt các nghiên kiểm định tác động của nhân tố bất định
đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và ảnh hưởng
của sự phù hợp giữa nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. HỆ THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD
2.1.1 Định nghĩa hệ thống đo lường HQHĐKD
Là hệ thống thơng tin với nhiệm vụ phát tín hiệu TC - phi TC nhằm
giúp nhà quản trị ra quyết định. Hệ thống đo lường HQHĐKD là thành
phần của hệ thống KTQT. Theo đó, hệ thống đo lường HQHĐKD làm
nhiệm vụ thu thập thông tin TC, phi TC để so sánh, đối chiếu với mục
tiêu; từ đó, đánh giá, kiểm sốt và cải tiến quy trình.
2.1.2 Định nghĩa mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC

Là mức độ mà DN vận dụng một tập đa dạng các thước đo TC – phi
6



TC, xuyên suốt khắp các bộ phận khác nhau trong tổ chức (Ittner et al,
2003b; Henri, 2006; Lee & Yang, 2011). Theo đó, mức độ vận dụng
tích hợp thước đo TC - phi TC theo đề nghị của Ittner et al (2003b)
bao gồm việc vận dụng 10 nhóm thước đo hiệu quả; trong đó có 1
nhóm thước đo hiệu quả TC ngắn hạn và 9 nhóm thước đo hiệu quả
phi TC gồm thước đo mối quan hệ khách hàng, mối quan hệ nhân viên,
mối quan hệ nhà cung cấp, vận hành sản xuất - thực hiện dịch vụ, sự
đổi mới, chất lượng sản phẩm-dịch vụ (SPDV), liên minh, môi trường
và cộng đồng. Do vậy, mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC - phi
TC thể hiện mức độ mà DN bổ sung đa dạng các thước đo phi TC bên
cạnh nhóm thước đo hiệu quả TC trong hệ thống đo lường HQHĐKD.
2.2.

LÝ THUYẾT BẤT ĐỊNH ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KIỂM

SOÁT QUẢN LÝ, HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ & HỆ
THỐNG ĐO LƯỜNG HQHĐKD
Lý thuyết bất định cho rằng không có hệ thống kiểm sốt quản lý nói
chung (hệ thống kế tốn quản trị, hệ thống đo lường HQHĐKD nói
riêng) nào hoàn hảo và tốt nhất mà tùy vào từng hồn cảnh cụ thể của
DN sẽ có thiết kế phù hợp. Các biến bất định (biến ngữ cảnh) giải thích
tại sao hệ thống kiểm soát quản lý (gồm kế toán quản trị, hệ thống đo
lường HQHĐKD) với từng tình huống khác nhau sẽ khác nhau.
2.3.

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU BAN ĐẦU

Mơ hình nghiên cứu được thiết lập qua 3 bước gồm (1) xây dựng mơ
hình lý thuyết tổng qt (dựa vào các mơ hình lý thuyết trước đây), (2)
lựa chọn cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp, (3) xây dựng mơ hình

nghiên cứu ban đầu (dựa vào tổng quan nghiên cứu, mơ hình lý thuyết
tổng qt và cách tiếp cận khái niệm sự phù hợp được lựa chọn, đặc
biệt là mở rộng từ mơ hình nghiên cứu của Zuriekat (2005)).

7


Sơ đồ 2. 3: Mơ hình nghiên cứu ban đầu - Nguồn: tác giả

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1

CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU
3.1.1
Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu 1: nghiên cứu định tính nhằm
giải thích lý do lựa chọn những nhân tố cần thiết đưa vào mơ hình
nghiên cứu chính thức, cũng như cung cấp bằng chứng cho việc lựa
chọn cách tiếp cận tổng thể. Qua đó, xây dựng giả thuyết và mơ hình.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu 2: nghiên cứu định lượng dưới
dạng thống kê mơ tả để phản ảnh trình tự ưu tiên sử dụng từng loại
thước đo đối với từng mục đích: (1) thiết lập mục tiêu chiến lược; (2)
đánh giá các dự án đầu tư vốn lớn; (3) đánh giá kết quả quản lý; (4)
nhận diện vấn đề, cơ hội cải tiến và phát triển kế hoạch hành động.
Giải quyết mục tiêu nghiên cứu 3 và 4: nghiên cứu định lượng
dưới hình thức kiểm định mơ hình PLS-SEM nhằm xác định mức độ
tác động của các nhân tố bất định đến mức độ vận dụng tích hợp thước
đo TC - phi TC cũng như mức độ ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các
nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC
đến HQHĐKD. Ngoài ra, để kiểm định ảnh hưởng của sự phù hợp

giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC 8


phi TC đến HQHĐKD dưới cách tiếp cận tổng thể, vận dụng đề xuất
của Venkatraman (1989) và cách triển khai mơ hình nghiên cứu của
Zuriekat (2005), tác giả sẽ thiết lập một khái niệm bậc hai có tên gọi
là sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi TC, được xây dựng từ việc mơ hình hố trực tiếp
các khái niệm bậc một (dạng nguyên nhân) – gồm khái niệm mức độ
vận dụng tích hợp thước đo TC - phi TC và các nhân tố bất định bởi
dưới cách tiếp cận này, sự phù hợp được thể hiện ở sự biến thiên cùng
nhau hay sự nhất quán nội bộ giữa một tập các biến tiềm ẩn (phân tích
sự phù hợp dưới hình thức phân tích hiệp biến).
3.2

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN

Sơ đồ 3. 1: Quy trình nghiên cứu - Nguồn: Tác giả tự thiết kế
3.3 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện để xác định các
9


nhân tố đưa vào mơ hình nghiên cứu đề xuất thơng qua phỏng vấn sâu
14 chun gia có kiến thức và kinh nghiệm về việc vận dụng hệ thống
đo lường HQHĐKD trong quản trị DN, với hình thức thảo luận trực
tiếp dựa trên bảng câu hỏi khảo sát được chuẩn bị từ trước dưới dạng
câu hỏi đóng (đối với các nhân tố đã được khám phá từ tổng quan
nghiên cứu) và dưới dạng câu hỏi mở (để khám phá nhân tố mới). Tóm
lược bảng câu hỏi như sau:

A.

Thảo luận về xác lập các nhân tố bất định có tác động đến mức

độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC tại các DNSXPN

1.

Theo Anh/Chị/, hệ thống đo lường HQHĐKD tại DN có nên

được thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp hay không?
2.

Theo Anh/Chị, những yếu tố nào sau đây (được đề xuất từ tổng

quan các nghiên cứu trên thế giới) sẽ ảnh hưởng đến mức độ vận dụng
tích hợp thước đo TC - phi TC tại DNSXPN? Cụ thể gồm: (1) mức độ
cạnh tranh, (2) nhận thức không chắc chắn về môi trường, (3) công
nghệ sản xuất hiện đại, (4) hệ thống JIT, (5) hệ thống TQM, (6) quy
mô DN, (7) cơ cấu tổ chức phân quyền, (8) văn hóa chú trọng giá trị
linh hoạt, (9) định hướng thị trường, (10) chiến lược dẫn đầu về giá
thấp/tạo nét khác biệt, (11) chiến lược người bảo vệ/thăm dị.
3.

Ngồi những yếu tố bên trên, những yếu tố nào khác theo

Anh/Chị, cũng có tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo
TC – phi TC tại DNSXPN hiện nay?
B.


Thảo luận về ảnh hưởng của sự phù hợp giữa các nhân tố bất

định và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi TC đến
HQHĐKD tại các DN sản xuất Phía Nam Việt Nam

Những yếu tố nào trên đây nếu được thiết kế phù hợp mức độ vận dụng
tích hợp thước đo TC-phi TC sẽ giúp DNSXPN nâng cao HQHĐKD?
10


Xét về mặt tổng thể, sự phù hợp (sự nhất quán nội bộ) giữa nhân tố bất
định mà DN đối mặt và mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC – phi
TC có ảnh hưởng đến HQHĐKD tại các DNSXPN hay khơng?
3.4

MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC

Kết quả nghiên cứu định tính loại bỏ 4 nhân tố khỏi mơ hình nghiên
cứu ban đầu (sơ đồ 2.3). Đồng thời, kết quả nghiên cứu định tính cũng
khám phá 1 nhân tố mới – sự tham gia của kế toán trong quy trình ra
quyết định chiến lược, kết hợp với 7 nhân tố cịn lại ở mơ hình nghiên
cứu ban đầu, được dự đốn có khả năng tác động đến mức độ vận dụng
tích hợp thước đo TC - phi TC ở các DNSX vừa và lớn tại VN, giúp
tác giả xác lập mơ hình nghiên cứu chính thức như sơ đồ 3.2 sau đây:

H9 (+)

Sơ đồ 3. 2: Mơ hình nghiên cứu chính thức từ kết quả nghiên cứu
định tính - Nguồn: Tác giả tự thiết kế

Vận dụng đề xuất của Venkatraman (1989), dưới cách tiếp cận tổng
thể, ở tập giả thuyết thứ hai, tác giả sẽ thiết lập một biến tiềm ẩn bậc
hai, với tên gọi là sự phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận
dụng tích hợp thước đo TC - phi TC. Khái niệm này không thể đo
lường trực tiếp mà được xây dựng từ việc mơ hình hố trực tiếp các
11


khái niệm bậc một, bao gồm các khái niệm: mức độ vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi TC, nhận thức không chắc chắn về môi trường, cơ
cấu tổ chức phần quyền, chiến lược kinh doanh, mức độ cạnh tranh,
quy mơ DN, văn hố chú trọng giá trị linh hoạt, định hướng thị thường
và sự tham gia của kế tốn trong quy trình ra quyết định chiến lược.
Khái niệm mới này sẽ được trình bày chính thức trong mơ hình và ảnh
hưởng của nó trên HQHĐKD có thể được đánh giá trực tiếp. Mơ hình
đề xuất ở sơ đồ 3.2 được lập lại qua 2 mơ hình nghiên cứu ứng với hai
tập giả thuyết ở sơ đồ 3.3 và 3.4 bên dưới:

Sơ đồ 3. 3: Mơ hình nghiên cứu chính thức cho tập giả thuyết thứ nhất

Sơ đồ 3.4: Mơ hình nghiên cứu chính thức cho tập giả thuyết thứ hai

12


3.5

XÂY DỰNG THANG ĐO
Bảng 3. 1: Danh sách các biến trong mơ hình nghiên cứu


STT

Tên biến


hóa

Định nghĩa biến

Nguồn
thang đo
Hoque
(2005)

1

Nhận thức không
chắc chắn về môi
trường

PEU

Là mức độ nhà quản trị thiếu thông
tin về môi trường để ra quyết định

2

Cơ cấu tổ chức phân
quyền


OST

Là cách thức DN phân chia quyền ra
quyết định cho cấp dưới.

4

Quy mơ DN

SIZ

3
Trong
đó

Chiến lược kinh doanh
Chiến lược dẫn đầu
về giá thấp

BST
BST_C

Chiến lược tạo nét
khác biệt

BST_D

Mức độ cạnh tranh

LOC


Văn hố DN

OCU

Văn hóa chú trọng giá
trị linh hoạt

FCCV

7

Đinh hướng thị
trường

MOR

8

Sự tham gia của kế
tốn trong quy trình
ra quyết định chiến
lược

APD

9

Mức độ vận dụng tích
hợp thước đo TC - phi

TC

IPM

10

Hiệu quả hoạt động
kinh doanh

5

6

APER

Là việc phân chia DN ra thành DN
lớn, vừa và nhỏ.
- Chiến lược dẫn đầu về giá thấp: tập
trung vào sản xuất SPDV với chi phí
thấp hơn đối thủ cạnh tranh
- Chiến lược tạo nét khác biệt: tập
trung vào sản xuất SPDV duy nhất
trong ngành và được công nhận rộng
rãi bởi khách hàng.
Là mức độ xung đột trong thị
trường cung cấp SPDV hoặc trong
thị trường cung cấp yếu tố sản xuất.
Văn hoá DN là tập giá trị và niềm tin
được sẻ chia nhằm hình thành nên
đặc trưng riêng của tổ chức và giúp

tổ chức này khác biệt với các tổ chức
khác, gồm 4 loại văn hóa: gia đình,
sáng tạo, cấp bậc và thị trường.
Là việc thực hiện những hành vi cần
thiết để tạo ra giá trị vượt trội cho
khách hàng và do đó liên tục đạt
được hiệu quả kinh doanh vượt trội.
Là việc kế toán tham gia vào quy
trình ra quyết định và thực hiện hoạt
động quản lý mang tính chỉ đạo DN.
Là mức độ mà DN vận dụng một tập
đa dạng các thước đo TC - phi TC,
xuyên suốt khắp các bộ phận khác
nhau trong tổ chức.
Là việc hoàn thành các mục tiêu hoạt
động kinh doanh do nổ lực hợp tác
chung của các bộ phận mang lại.

Bruns &
Stalker
(1961)
Perera &
Baker (2007)

Johnson et al
(2011)

Lee & Yang
(2011)


Henri (2006)

Narver &
Slater (1990)
Wooldridge
& Floyd
(1990)
Ittner et al
(2003b)
Hoque
(2004)

Nguồn: Tác giả tự thiết kế
13


3.6

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Sơ đồ 3. 5: Quy trình nghiên cứu định lượng - Nguồn: Tác giả

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
4.1

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ BÀN LUẬN

4.1.1

Kết quả nghiên cứu định tính


Bảng 4. 1: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về xác lập các
nhân tố tác động đến mức độ vận dụng tích hợp thước đo TC –
phi TC
Nhân tố
Mức độ cạnh tranh
Nhận thức khơng chắc
chắn về mơi trường

Mơ hình nghiên cứu chính thức (Kết quả từ nghiên cứu định tính)
Tỷ lệ chấp nhận/bác bỏ Giải thích của chuyên gia về nguyên nhân
bác bỏ, điều chỉnh, thêm nhân tố so với mơ hình nghiên cứu ban đầu
Chấp nhận (14/14)
Chấp nhận (13/14)

14


Công nghệ sản xuất
hiện đại
JIT
TQM

Quy mô DN
Cơ cấu tổ chức phân
quyền
Văn hoá DN
Định hướng thị trường
Chiến lược dẫn đầu về
giá thấp /Chiến lược

tạo nét khác biệt
Chiến lược người bảo
vệ/thăm dò
Sự tham gia của kế
tốn trong quy trình ra
quyết định chiến lược

Bác bỏ (12/14). Số lượng DNSXPN áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại
không nhiều, đa phần chỉ tập trung vào ngành nghề đặc thù như dược,
hoá chất, …
Bác bỏ (12/14) – JIT; Bác bỏ (14/14) – TQM. Việc áp dụng công nghệ
quản trị hiện đại như JIT, TQM tại các DNSXPN còn rất khan hiếm. Các
kỹ thuật này rất khó áp dụng, địi hỏi kỹ thuật quản lý hiện đại, địi hỏi
sự đồng lịng của tồn DN, địi hỏi người đứng đầu DN giỏi và có tư
tưởng quản trị hiện đại.
Chấp nhận (13/14)
Chấp nhận (14/14)
Chấp nhận (12/14)
Chấp nhận(13/14)
Chấp nhận (14/14) Cách phân loại chiến lược theo Porter (1980) phổ
biến tại các DNSXPN
Bác bỏ (14/14). Cách phân loại chiến lược này không quen thuộc tại các
DNSXPN
Đề xuất (10/14), Nếu kế tốn được tham gia vào quy trình này, họ có xu
hướng đề xuất vận dụng thước đo phi TC bên cạnh thước đo TC truyền
thống, vì họ là người hiểu hiệu quả phi TC là nguyên nhân dẫn đến hiệu
quả TC

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính
Bảng 4. 2: Tổng hợp kết quả nghiên cứu định tính về ảnh hưởng của sự

phù hợp giữa các nhân tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp thước
đo TC – phi TC đến HQHĐKD
Sự phù hợp giữa
Mức độ cạnh tranh
Nhận thức không chắc chắn về môi trường
Công nghệ sản xuất hiện đại
JIT
TQM
Quy mô DN
Cơ cấu tổ chức phân quyền
Văn hoá chú trọng giá trị linh hoạt
Định hướng thị trường
Chiến lược dẫn đầu về giá thấp /tạo nét
khác biệt
Chiến lược người bảo vệ/ người thăm dò
Sự tham gia của kế tốn trong quy trình ra
quyết định chiến lược

Tỷ lệ chấp nhận/bác bỏ


và mức độ
vận dụng
tích hợp
thước đo
TC – phi
TC

ảnh


hưởng
đến kết
quả hoạt
độngkinh doanh

Chấp nhận (14/14)
Chấp nhận (13/14)
Bác bỏ (12/14)
Bác bỏ (12/14)
Bác bỏ (14/14)
Chấp nhận (13/14)
Chấp nhận (14/14)
Chấp nhận (12/14)
Chấp nhận (13/14)
Chấp nhận (14/14)
Bác bỏ (14/14)
Đề xuất mới (10/14)

15


Mơ hình nghiên cứu ban đầu (sơ đồ 2.3):
sự phù hợp (sự nhất quán nội bộ) giữa nhân
tố bất định và mức độ vận dụng tích hợp
thước đo TC – phi TC có ảnh hưởng đến
HQHĐKD

Mơ hình nghiên cứu
chính thức (sơ đồ 3.2 kết quả từ nghiên cứu
định tính): Tỷ lệ chấp

nhận: 14/14

Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu
chính thức ở sơ đồ 3.2.
4.1.2

Bàn luận kết quả nghiên cứu định tính

Đối với nhân tố chiến lược kinh doanh, mơ hình nghiên cứu chính thức
đã được bổ sung thêm chiến lược dẫn đầu về giá thấp của Porter (1980)
và đã loại bỏ chiến lược người bảo vệ và chiến lược người thăm dò
của Miles et al (1978). Điều này cũng hợp lý vì theo Abdel-Kader &
Luther (2008), các cách phân loại chiến lược của Miles et al (1978)
(gồm chiến lược người bảo vệ và chiến lược người thăm dò) và Porter
(1980) (chiến lược dẫn đầu về giá thấp và chiến lược tạo nét khác biệt)
khác nhau khơng đáng kể, có thể được hợp nhất lại. Cụ thể, chiến lược
người bảo vệ và chiến lược dẫn đầu về giá thấp đều là những chiến
lược mà DN muốn đạt được vị thế trên thị trường, họ phải tập trung
vào cải thiện hiệu quả để trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp nhất.
Ngược lại, chiến lược người thăm dò và chiến lược tạo nét khác biệt
đều là những chiến lược mà DN phải tập trung vào nghiên cứu các cơ
hội thị trường để cung cấp sản phẩm, dịch vụ duy nhất cho khách hàng.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu định tính cũng xác lập nhân tố mới –
sự tham tham của kế toán trong quy trình ra quyết định chiến lược.
Đây là nhân tố đã được nghiên cứu có tác động đến việc vận dụng kỹ
thuật kế toán quản trị chiến lược (như Cadez & Guilding, 2008; Simon
& Chris, 2008; Cadez & Guilding, 2012 và Ah Lay & Jusoh, 2014).
4.2

4.2.1


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ BÀN LUẬN

Thống kê mẫu chọn trong nghiên cứu sơ bộ và chính thức
16


Mẫu sử dụng là 106 mẫu trong nghiên cứu sơ bộ (22%: DNSX lớn,
78%: DNSX vừa) và 257 mẫu trong nghiên cứu chính thức (47%:
DNSX lớn, 53%: DNSX vừa). Nghiên cứu sơ bộ có 33% DN có số
nhân viên trên 200 và 32% DN có giá trị tài sản trên 100 tỷ. Nghiên
cứu chính thức có 53% DN có số lượng nhân viên trên 200 và 52%
DN có giá trị tài sản trên 100 tỷ. Ngồi ra, nghiên cứu chính thức có
đối tượng khảo sát chiếm tỷ lệ cao nhất là nhà quản trị cấp trung (48%),
kế đến là những người đến từ phịng kế tốn/tài chính (39%), nhà quản
trị cấp cao (8%), và kiểm sốt viên/phân tích viên/kiểm tốn nội bộ
(5%); trong khi nghiên cứu sơ bộ có đối tượng khảo sát theo thứ tự
giảm dần là nhà quản trị cấp trung (63%), những người đến từ phịng
kế tốn (27%), kiểm sốt viên/phân tích viên (6%), và nhà quản trị cấp
cao (4%). Số năm kinh nghiệm làm việc của đáp viên ở nghiên cứu
chính thức trung bình là 5,53 và khơng có đáp viên nào có kinh nghiệm
dưới 1,5 năm.
4.2.2 Thực trạng về công tác đo lường HQHĐKD và mức độ vận
dụng các loại thước đo HQHĐKD cho từng mục tiêu quản trị ở
nghiên cứu chính thức

17


Kết quả nghiên cứu được trình bày bên trên cho thấy mỗi loại thước

đo hiệu quả có xếp hạng ưu tiên sử dụng khác nhau ở các mục đích
đánh giá-ra quyết định khác nhau. Ngoài ra, bảng trên cũng cho thấy
hệ thống đo lường HQHĐKD tại các DNSXPN tồn tại khe hở đo
lường, tức mức độ vận dụng các loại thước đo cho các mục đích đánh
giá – ra quyết định cũng như mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược và
chất lượng đo lường của từng loại thước đo đều thấp hơn so với tầm
quan trọng của chúng trong việc giúp DN đạt được sự thành công trong
dài hạn, nhưng nhìn chung được xây dựng phù hợp. Vì vậy, để đánh
giá mức độ vận dụng từng loại thước đo một cách hợp lý, theo đề xuất
của Ittner et al (2003b), ứng với mỗi loại thước đo, chúng ta nên lấy
giá trị trung bình của: mức độ thiết lập mục tiêu chiến lược, mức độ
vận dụng chúng ở tất cả các mục đích đánh giá – ra quyết định cũng
như mức độ đảm bảo chúng được đo lường tin cậy như thế nào. Theo
đó, 4 loại thước đo (gồm thước đo các khía cạnh vận hành; TC; chất
lượng sản phẩm – dịch vụ; nhân viên – xem bảng 4.8 trang 120) đã
được các DN quan tâm đưa vào sử dụng cho cơng tác quản trị nói
chung với giá trị TB >4,5 và tỷ trọng các DN sử dụng đạt được từ 76%
trở lên. Ba loại thước đo có mức độ vận dụng cho quá trình hoạch định,
đánh giá và ra quyết định gần đạt mức trung bình yếu (từ 3.5 đến 3.7)
là thước đo khía cạnh nhà cung cấp, sự đổi mới sản phẩm dịch vụ và
khách hàng. Đồng thời, ba loại thước đo này có tỷ trọng số lượng DN
quan tâm sử dụng cũng đạt trung bình kém, cụ thể gần đạt 35%. Thước
đo trách nhiệm xã hội ít được quan tâm sử dụng nhất với giá trị trung
bình chỉ đạt được 3.0 với tỷ trọng DN lựa chọn sử dụng chỉ là 20%.

18


4.2.3


Kết quả kiểm định thang đo

Thông qua 2 bước kiểm định thang đo gồm nghiên cứu sơ bộ (với 2
kỹ thuật phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân
tố khám phá EFA qua cơng cụ xử lý dữ liệu SPSS) và nghiên cứu
chính thức (với các kỹ thuật kiểm tra mơ hình đo lường gồm bình
phương trọng số nhân tố, phương sai trích trung bình, cơng cụ của
Fornell & Larcker (1981), chỉ số HTMT và điều kiện về trọng số nhân
tố chéo qua công cụ xử lý dữ liệu PLS-SEM), hầu hết các thang đo
đều giữ nguyên như đề xuất ban đầu, ngoại trừ khái niệm LOC loại
bỏ biến quan sát LOC5,6; khái niệm MOR loại bỏ biến quan sát
MOR_R1; MOR_P2,5,6; MOR_C2; khái niệm BST loại bỏ biến
BST_C6. Hai khái niệm duy nhất đáng lưu ý sau phép kiểm định
thang đo là khái niệm PEU và IPM do 2 khái niệm này là khái niệm
bậc hai thay vì khái niệm bật một như đề xuất ban đầu. Văn hoá DN
là khái niệm đa hướng bậc hai duy nhất vẫn giữ nguyên như đề xuất
ban đầu. Tuy nhiên, sau bước nghiên cứu sơ bộ, khái niệm này sẽ
được chuyển sang khái niệm được đo lường trực tiếp thơng qua cơng
thức tính điểm giá trị văn hố của Henri (2006).
Bộ thang đo các khái niệm sau 2 bước kiểm định thang đo như sau:
Khái niệm bậc hai
– PEU

Nhân tố 1- Nhận
thức không chắc
chắn về môi trường
hoạt động (PEU_O)

Biến quan sát
PEU1

PEU2
PEU4
PEU5
PEU7
PEU8

Nhân tố 2 - Nhận
thức không chắc

PEU3

Công ty không thể đốn hành động của nhà cung cấp
Cơng ty khơng thể đốn nhu cầu, thị hiếu khách hàng
Cơng ty khơng thể đốn trước hành động của đối thủ
Cơng ty khơng thể đốn trước những thay đổi về cơng
nghệ thơng tin & cơng nghệ sản xuất
Cơng ty khơng thể đốn trước những thay đổi trong môi
trường kinh tế
Công ty không thể đoán trước sự thay đổi trong quan hệ
lao động (giữa người lao động và người sử dụng lao
động; giữa cá nhân và tập thể)
Cơng ty khơng thể đốn trước sự bãi bỏ quy định của nhà
nước và sự toàn cầu hoá

19


chắn về môi trường
pháp lý (PEU_R)
Khái niệm bậc hai

- IPM
Nhân tố 1: Mức độ
vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi
TC I (IPMI)
Nhân tố 2: Mức độ
vận dụng tích hợp
thước đo TC - phi
TC II (IPMII)
Khái niệm bậc hai
– BST

PEU6

Biến quan sát
IPM1
IPM3
IPM5
IPM6
IPM2
IPM4
IPM7
IPM8

BST_C2
BST_C3
BST_C4
BST_C5
BST_D1


Nhân tố 2: Chiến
lược tạo nét khác
biệt (BST_D)

BST_D2
BST_D3
BST_D4
BST_D5

Khái niệm bậc hai
– MOR
Nhân tố 1: Định
hướng khách hàng
(MOR_P)
Nhân tố 2: Định
hướng cạnh tranh
(MOR_R)
Nhân tố 3: Sự phối
hợp chức năng
(MOR_C)

Thước đo TC ngắn hạn
Thước đo mối quan hệ nhân viên
Thước đo kết quả vận hành SX, thực hiện dịch vụ
Thước đo chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Thước đo mối quan hệ khách hàng
Thước đo mối quan hệ nhà cung cấp
Sự đổi mới sản phẩm và dịch vụ
Thước đo trách nhiệm xã hội
Biến quan sát


BST_C1
Nhân tố 1: Chiến
lược dẫn đầu về giá
thấp (BST_C)

Cơng ty khơng thể đốn trước các quy định và chính sách
của chính phủ

Để vượt trội đối thủ, giá bán sản phẩm/dịch vụ của công
ty thấp hơn đối thủ cạnh tranh.
Công ty tập trung phát triển các sản phẩm/dịch vụ có chi
phí sản xuất thấp
Cơng ty có kênh phân phối hiệu quả và chi phí thấp
Cơng ty có quy mơ kinh doanh lớn nên làm chi phí 1 đơn
vị sản phẩm/dịch vụ giảm
Cơng ty có chi phí sử dụng vốn thấp
Sản phẩm/dịch vụ cơng ty có thể được nhận diện dưới
nhãn hiệu/thương hiệu rõ ràng
Công ty đầu tư vào đổi mới và sáng tạo
Chi phí tiếp thị chiếm tỷ trọng khá cao so với doanh thu
Sản phẩm /dịch vụ cơng ty có đặc điểm khác biệt so với
đối thủ cạnh tranh
Cơng ty có thủ tục kiểm sốt chất lượng sản phẩm/dịch
vụ rất nghiêm ngặt
Biến quan sát

MOR_P1
MOR_P3
MOR_P4

MOR_R2
MOR_R3
MOR_R4
MOR_C1
MOR_C3
MOR_C4
MOR_C5

Công ty thực hiện cam kết khách hàng cao
Công ty hiểu nhu cầu khách hàng
Mục tiêu của công ty là thoả mãn khách hàng
Công ty phản ứng nhanh với hành động của đối thủ
Nhà quản trị cấp cao trong công ty thực hiện thảo luận
chiến lược của đối thủ cạnh tranh
Công ty lập mục tiêu cần đạt đối với lợi thế cạnh tranh
Công ty kêu gọi các bộ phận tập trung vào khách hàng
Chiến lược được lập dựa trên sự tích hợp chung giữa các
bộ phận chức năng
Tất cả các bộ phận đóng góp tạo giá trị cho khách hàng
Công ty thực hiện chia sẻ nguồn lực giữa các bộ phận

20


Khái niệm bậc một
– OST

Biến quan sát
Trưởng bộ phận/phòng ban trong công ty ông/bà được phân quyền ra
quyết định đối với

OST1
Việc phát triển sản phẩm mới
OST2
Thuê và sa thải nhân viên quản lý
OST3
Lựa chọn các dự án đầu tư vốn lớn
OST4
Phân bổ dự toán
OST5
Định giá sản phẩm

Khái niệm bậc một
– LOC

Biến quan sát
LOC1
LOC2
LOC3
LOC4

Khái niệm bậc một
– APD

Công ty đối đầu với mức độ cạnh tranh gay gắt về giá
bán sản phẩm/dịch vụ
Công ty đối đầu với mức độ cạnh tranh gay gắt trong
việc phát triển sản phẩm/dịch vụ mới
Công ty đối đầu với mức độ cạnh tranh gay gắt trong
việc tiếp thị và phân phối sản phẩm/dịch vụ
Công ty đối đầu với mức độ cạnh tranh cao trong việc

giành thị phần
Biến quan sát

APD1
APD2
APD3
APD4
APD5

Kế tốn viên trong cơng ty tham gia vào nhận diện vấn
đề cũng như đề xuất mục tiêu DN cần đạt
Kế tốn viên trong cơng ty tham gia vào đề xuất phương
án kinh doanh, giải pháp giải quyết vấn đề
Kế tốn viên trong cơng ty tham gia vào đánh giá các
phương án kinh doanh, giải pháp giải quyết vấn đề
Kế tốn viên trong cơng ty tham gia vào phát triển các
chi tiết liên quan đến phương án kinh doanh cũng như
giải pháp giải quyết vấn đề
Kế toán viên trong công ty thực hiện hành động cần thiết
để thực hiện những thay đổi quan trọng

Nguồn: Được tác giả thống kê từ dữ liệu nghiên cứu
Sau khi thang đo được kiểm định độ tin cậy và giá trị cũng như được
kiểm định chệch đo lường do phương pháp, các thang đo này được sử
dụng để kiểm định giá trị liên hệ giả thuyết qua mơ hình cấu trúc.
4.2.4 Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc ở nghiên cứu chính thức

21



4.2.5

Bàn luận về kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu ở

nghiên cứu chính thức
Hầu hết các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận, ngoại trừ giả
thuyết H1 và H3a. Nguyên nhân bác bỏ giả thuyết H1 trong nghiên
cứu này cũng như hai nghiên cứu của Hoque (2004) và Rikhardsson
et al (2014) có thể do thang đo nhận thức không chắc chắn về môi
trường trong cả ba nghiên cứu đều vận dụng từ thang đo của Hoque
(2004). Đây là thang đo được điều chỉnh với việc bổ sung thêm hai
biến quan sát mới (gồm (1) mức độ không thể đoán trước sự bãi bỏ
quy định của nhà nước và sự tồn cầu hố và (2) mức độ khơng thể
đốn trước sự thay đổi trong quan hệ lao động) so với thang đo gốc
Gordon & Narayanan (1984); Govindarajan (1984). Ngoài ra, ngun
nhân có thể đến từ quy mơ nền kinh tế VN nhỏ, là nước đang phát
triển, có nền kinh tế chính trị ổn định. Do vậy, theo nhận định của các
nhà quản trị DN, mức độ không chắc chắn của họ trong nhận thức về
môi trường kinh doanh khá thấp. Giả thuyết H3a bị bác bỏ có thể là do
các DNSXPN theo đuổi chiến lược dẫn đầu về giá thấp mà nghiên cứu
22


×