Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.5 KB, 57 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN I Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề nhỏ: TRƯỜNG MẦM NON Thứ 2, ngày tháng năm 201. Ngày soạn: 0/0/201. Ngày dạy: 0/0/201.. A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH – TRÒ CHUYỆN. 1. Đón trẻ. - Cô đến trước 15 phút, mở cửa thông thoáng phòng học, vệ sinh lớp học, vệ sinh xung quanh trường. - Cô đón trẻ với thái độ vui vẻ thoải mái, nhắc trẻ chào cô giáo, chào các bạn, chào người thân, và cất đồ dùng cá nhân vào nơi quy định. 2. Hoạt động tự chọn. - Cho trẻ chơi tự do với đồ chơi trong lớp mà trẻ thích. 3. Điểm danh. - Cô gọi tên trẻ lần lượt theo sổ theo dõi trẻ. 4. Trò chuyện. - Cô hỏi trẻ và trao đổi với trẻ về những việc trẻ đã làm giúp gia đình. - Cô giới thiệu chủ đề mới và trao đổi với trẻ về chủ đề. => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ. B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển thể chất Hoạt động: Thể dục. Đề tài: ĐI, CHẠY THEO CÔ Trò chơi: Quả bóng nảy I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Đi, chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng, không lê chân, không cúi đầu và đúng hướng. 2. Kỹ năng. - Phát triển các tố chất thể lực như: Nhanh, mạnh, bền, khéo cho trẻ. 4. Giáo dục. - Giáo dục trẻ yêu thích môn học, có ý thức trong giờ học. II. Chuẩn bị. - Địa điểm: Sân bằng phẳng, sạch sẽ, trẻ khỏe mạnh..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Đồ dùng: Bóng nhựa 5 - 6 quả - Trang phục: Cô và trẻ quần áo gọn gàng. - NDTH: Âm nhạc: Đi tàu lửa. MTXQ: Toán: III. Tiến hành.. Trò chuyện với trẻ về chủ đề. Hình dạng.. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Hãy khởi động nào. - Cho trẻ chơi tự do - Cô cho trẻ đi vòng tròn và thực hiện một số kiểu đi theo hiệu lệnh của cô sau đó về xếp 2 hàng dọc, điểm số tách hàng. - Bài tập đội hình: Cho trẻ tập nghiêm, nghỉ, quay phải, trái, trước, sau. 2. Hoạt động 2: Chúng ta cùng tập đều. - Đội hình: 4 hàng ngang khoảng cách dãn đều. - Động tác tay 1: Đưa hai tay ra sau lưng và nói: “Giấu tay”. Cô hỏi “Tay đâu” trẻ đưa thẳng tay ra trước, lòng bàn tay ngửa và nói “Tay đây”. - Động tác chân 2: Cho trẻ giậm chân tại chỗ và hô “một - hai, một – hai”. - Động tác bụng 1: Gà mổ thóc. - Động tác bật 1: Bật tiến về trước. - Cho trẻ chuyển đội hình. 3. Hoạt động 3: Bạn nào giỏi hơn. - Đội hình: Tự do. - Giới thiêụ bài: Đi, chạy theo cô. Các con ơi! Sáng nay bạn Bông gọi điện cho cô mời các bạn lớp mẫu giáo 3 tuổi A đến nhà bạn Bông để dự sinh nhật bạn ấy đấy. Ngay bây giờ cô sẽ dẫn các con đến nhà bạn Bông để vui sinh nhật cùng bạn ấy nhé. Trước khi đi các con nghe cô dặn, đường đi đến nhà bạn Bông rất xa, xa ơi là xa đòi hỏi các con phải đi thật khéo léo và cẩn thận đó. Bây giờ cô sẽ dẫn các con đi, chạy theo cô. Lần 1: Bây giờ chúng mình sẽ làm đoàn tàu để. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô.. - Tập 3 – 4 lần. - Tập 3 – 4 lần - Tập 3 – 4 lần. - Trẻ chú ý lắng nghe.. - Thực hiện theo cô..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> đi đến nhà bạn Bông, khi cô nói tàu lên dốc thì các con nói “Đi bằng gót chân”, khi cô nói tàu đi thường thì các con nói “đi bằng bàn chân”, cô nói tàu xuống dốc, các con nói “đi bằng mũi bàn chân”, cô nói tàu đi đường bằng, các con nói “đi bằng bàn chân”. Lần 2: Các con ơi! hồi nãy cô đi trước thấy vườn hoa nhà bạn Bông rất đẹp, các con có muốn ngắm hoa không?. Các con cùng đi ngắm hoa với cô nhé. + Các con thấy hoa có đẹp không? + Mưa to rồi chạy đi thôi. - Cô hỏi trẻ tên bài?. 4. Hoạt động 4: Bé cùng chơi. - Trò chơi: Quả bóng nảy. - Luật chơi: Mỗi lần bóng nảy thì trẻ được nhảy lên 1 lần. - Cách chơi: Khi cô cầm bóng đập xuống nền nhà thì các con nhảy lên một cái, giả bộ làm như quả bóng nảy. Khi cô đập bóng nảy cao thì các con phải nhảy cao, đập bóng nảy thấp thì các con nhảy thấp. Khi bóng không nảy thì các con đứng yên, khi bóng lăn thì các con chạy theo bóng.. - Cho trẻ chơi. - Trẻ chơi cô quan sát và động viên trẻ. 5. Hoạt động 5: Hồi tĩnh. - Cho trẻ hít thở nhẹ nhàng 2 - 3 vòng.. - Đi ngắm hoa cùng cô.. - Có ạ. - Trẻ chạy theo cô. - Nghe cô giới thiệu và hướng dẫn chơi.. - Trẻ chơi cùng cô - Trẻ hít thở nhẹ nhàng 2 - 3 vòng.. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non. Quan sát cánh đồng lúa. 2. Trò chơi vận động: Tập tầm vông. Nhảy vào nhảy ra. 3. Chơi tự do. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ được thăm quan các khu vực trong trường và biết được các khu vực hoạt động của từng nơi trong trường, từ đó trẻ biết được những nơi nguy hiểm để phòng tránh . - Qua quan sát cánh đồng lúa trẻ biết các công việc của bố mẹ, các cô bác nông dân…từ đó trẻ thêm yêu, kính trọng người nông dân. - Trẻ có hứng thú tham gia trò chơi. Biết đoàn kết khi chơi..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> II. Chuẩn bị. - Địa điểm quan sát mát mẻ, bằng phẳng an toàn cho trẻ, trẻ khỏe mạnh. - Tâm lý thoải mái, hạt giàng giàng. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe. - Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời, cùng trò chơi mà trẻ sẽ được chơi, cho trẻ sửa lại trang phục cho gọn gàng rồi ra sân chơi, nhắc trẻ đi thành hàng ra sân... 2. Hoạt động 2: Bé khám phá. a, Quan sát trường mầm non. - Cho trẻ quan sát trường mầm non và hỏi trẻ tên trường, tên lớp, tên các khu vực trong trường, địa chỉ trường mầm non… - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, như vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh… b. Quan sát cánh đồng lúa. - Dẫn trẻ ra sân trường quan sát cánh đồng lúa và giới thiệu: Đây là ruộng lúa, lúa vẫn đang con xanh chưa ra bông. + Ai đã làm ra cánh đồng lúa này?. => Khi lúa ra bông, lúa chín bố, mẹ gặt đem về phơi khô rồi đém sát thành hạt gạo rồi nấu cho chúng mình ăn. + Vậy để làm ra hạt lúa bố, mẹ các cháu phải làm những công việc gì?. + Làm ruộng gọi là nghề gì?. => Củng cố giáo dục trẻ. 3. Hoạt động 3: Bé vui chơi. a, Trò chơi: Tập tầm vông. + Cô giới thiệu trò chơi: Tập tầm vông. - Luật chơi: Trẻ thuộc lời bài đồng dao, khi câu cuối cùng kết thúc phải đoán được tay nào của bạn có hạt, có mấy hạt hoặc tay nào không có. + Cách chơi: Cho trẻ cầm trên tay một số hạt giàng giàng, cùng đọc và làm động tác theo lời bài đồng dao: Tập tầm vông. Sau khi bài đồng dao kết thúc cô cho hai. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ trò chuyện cùng cô.. - Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô.. - Bố mẹ..... - Trả lời. - Nghề nông. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> trẻ một đoán nhau xem tay nào có mấy hạt giàng giàng hoặc tay nào không có. - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần, Cô quan sát khích lệ trẻ chơi. - Cô tuyên dương, động viên trẻ kịp thời. b, Trò chơi: Nhảy vảo nhảy ra. - Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 8 trẻ, mỗi nhóm chọn một người làm oẳn tù tì, bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1. Nhóm 2 nhồi xuống thành vòng tròn rộng, nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”. các “cửa” luôn giơ tay lên hạ tay xuống ngăn không cho người nhóm 1 vào. - Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ngoài vòng tròn để rình xem khi nào cửa mở (tay hạ xuống) thì nhảy vào. Trẻ vừa nhảy vừa nói (vào) khi vào trong vòng rồi nói (vào rồi). Khi 1 bạn ở nhóm 1 vào thì tất cả phải mở cửa để các bạn nhóm 1 được nhảy vào, khi đã vào hết thì các bạn phải tìm cách nhảy ra. Tương tự như vậy với nhóm 2 - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. 4. Hoạt động 4: Chơi tự do. - Cho trẻ chơi tự do trên sân theo ý thích của trẻ. Sau đó cho trẻ đi vệ sinh cá nhân rồi vào lớp.. - Trẻ chơi.. - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.. - Trẻ chơi.. C. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây trường mầm non – Xây lớp học. - Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề - Chơi với dụng cụ âm nhạc. - Góc học tập:. Đếm và tô nối các nhóm có số lượng 2 – Tô màu tranh vẽ. trường mầm non. 1. Yêu cầu. - Trẻ biết chơi ở các góc chơi. - Biết liên kết các nhóm chơi với nhau nhịp nhàng. - Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết trong khi chơi. 2. Chuẩn bị. - Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> 3. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé. - Cô giới thiệu chủ đề chơi: Bé vui chơi. - Cô hỏi trẻ tên góc chơi. - Giới thiệu nội dung các góc chơi: - Cho trẻ nhận góc chơi mà trẻ thích - Cho trẻ lấy kí hiệu và về góc chơi trẻ nhận. 2. Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi nhé. - Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi. - Cô cho trẻ để quán xuyến nhóm chơi của mình. - Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi như thế nào? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác. + VD: Góc xây dựng nên xây sân để xe rộng hơn và trồng thêm một số cây xanh cho không khí thoáng mát. Góc học tập các con phải nói sao cho tương ứng các nhóm và tô màu thật khéo…. - Nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng giữ gìn đồ chơi 3. Hoạt động 3: Nhận xét. - Cô nhận xét từng nhóm chơi. - Cho trẻ tập trung về góc xây dựng. - Cho nhóm trưởng giới thiệu công trình xây dựng được xây như thế nào? Có những gì? - Cả lớp khen nhóm bạn chơi tốt. - Cho cả lớp biểu diễn văn nghệ để chúc mừng nhóm xây dựng.. - Cho trẻ về góc cất đồ dùng đồ chơi. * Kết thúc: Chuyển hoạt động khác. E. ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. 1. Ăn trưa.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trò chuyện cùng cô, nhận vai chơi. - Trẻ nhận vai chơi và lấy ký hiệu về góc chơi. - Trẻ lấy đồ chơi ra chơi rồi phân nhóm trưởng, và chơi ở các góc.. - Nhóm xây dựng giới thiệu về công trình xây dựng của mình..
<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cô cho trẻ xếp hàng rửa tay, cô chuẩn bị bàn ăn cho trẻ, nhắc trẻ ăn gọn gàng sạch sẽ, ăn hết suất không làm rơi vãi... - Ăn xong phép cơm, lau mồm, uống nước, đi vệ sinh. 2. Ngủ trưa. - Cô chuẩn bị chăn, chiếu, gối cho trẻ ngủ. - Cô bao quát trẻ ngủ để đảm bảo an toàn cho trẻ.. Thứ 3, ngày 05 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 02/08/2014. Ngày dạy: 05/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG . * THỂ DỤC SÁNG. 1. Yêu cầu - Trẻ tập thể dục đều, đúng động tác. - Trẻ yêu thích thể dục và biết được lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên. 2. Chuẩn bị. - Sân sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. - Quần áo của cô và trẻ gọn gàng. 3. Tiến hành. a. Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”. Sau đó đi kết hợp các kiểu đi: đi thường, gót chân ... - Cho trẻ đứng thành hàng dọc, điểm số 1, 2 để tách hàng. b. Trọng động. - Cho trẻ tập chung tập theo toàn trường theo lời bài hát: Trường chúng cháu đây là trường mầm non. (mỗi động tác tập 2 lần). + Cô quan sát, khuyến khích trẻ tập. - Bài tập phát triển chung: + Động tác hô hấp: Gà gáy. + Tay: 3. Chân: 5. Bụng: 2. Bật: 1. + Cô quan sát, khuyến khích trẻ tập. => Cô khái quát, tuyên dương trẻ. c. Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 phút rồi vào lớp. B. HOẠT ĐỘNG CHUNG..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Lĩnh vực phát triển nhận thức. Hoạt động: Toán Đề tài: ÔN SỐ LƯỢNG 1 - 2. NHẬN BIẾT SỐ 1, 2 .. SO SÁNH CHIỀU DÀI CỦA 2 ĐỐI TƯỢNG I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhận biết được nhóm đồ vật có số lượng 1, 2. - Nhận biết số 1, 2. - Luyện tập so sánh chiều dài. 2. Kĩ năng. - Rèn cho trẻ có kĩ năng đếm, so sánh 2 nhóm đối tượng, tạo nhóm có 1, 2 đối tượng. - Rèn kĩ năng so sánh chiều dài 2 đối tượng - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú học tập cùng cô, có ý thức học tâp, yêu quý trường lớp, thích đi học. II. Chuẩn bị. - Mỗi trẻ 1 băng giấy màu đỏ, 3 băng giấy màu xanh (Trong đó có 2 băng giấy dài bằng băng giấy màu đỏ, băng giấy còn lại ngắn hơn), 3 sợi dây len (Trong đó có 2 dây dài bằng băng giấy màu đỏ, dây còn lại ngắn hơn. Các thẻ số 1, 2, 3. Tranh có số lượng đồ dùng đồ chơi 1, 2. Số 1, 2. - Đồ dùng của cô giống như của trẻ kích thước hợp lí. - Một số đồ dùng xung quanh lớp có số lượng 1, 2. NDTH: TCDG: Nu na nu nống III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Trẻ trò chuyện cùng cô. - Cô cho trẻ chơi trò chơi: Nu na nu nống. - Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề. => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ. 2. Hoạt động 2: Bé khám phá. a. Ôn số lượng 1, 2. - Cho trẻ tìm đồ dùng đồ chơi ở xung quanh lớp có số lượng là 1, 2. - Cô và cả lớp kiểm tra lại. - Cho trẻ vỗ tay theo hiệu lệnh của cô: vỗ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ chơi cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ tìm đồ chơi có số lượng là 1, 2 ở xung quanh lớp. - Cả lớp kiểm tra lại cùng cô. - Trẻ thực hiện.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> tay 2 lần và giơ số 2 tương ứng. => Cô khái quát lại b. Luyện so sánh chiều dài. - Cho trẻ tìm xem trong rổ của mình có những gì? - Cho trẻ tìm 2 băng giấy có màu giống nhau và giơ lên? đó là băng giấy màu gì? - Cho trẻ so sánh 2 băng giấy màu xanh. - Vì sao cháu biết? => Cô khái quát lại. - Cho trẻ so sánh băng giấy màu xanh với băng giấy màu vàng. - Hai băng giấy như thế nào với nhau? - Vì sao? - Tương tự như trể cô cho trẻ tìm và so sánh các sợi dây với nhau. - Cho trẻ tìm các nhóm đồ dùng có số lượng là 1 ở xung quanh lớp. - Các đồ dùng này có gì giống nhau? => Cô khái quát lại - Cô giới thiệu chữ số 1 với trẻ, cho trẻ gắn số 1 tương ứng vào các nhóm đồ vật trẻ tìm được. - Cho trẻ làm tương tự như vậy với số 2. 3. Hoạt động 3: Bé vui chơi. * Trò chơi: Ai nhanh nào. - Cách chơi: Một số trẻ cầm dây, 1 sợi dây hoặc 2 sợi dây. Một số trẻ cầm thẻ số 1 hoặc 2. Cho trẻ đi xung quanh lớp khi có hiệu lệnh “tìm bạn” thì các bạn tìm nhau, bạn có số thẻ bao nhiêu tìm bạn có số dây tương ứng. - Luật chơi; Ai chậm chân không tìm được bạn phải nhảy lò cò. - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần. + Cô quan sát, khuyến khích trẻ chơi. => Cô khái quát, tuyên dương trẻ. * Trò chơi: Thi xem ai nối nhanh. - Cho trẻ chơi nối nhóm đồ vật với chữ số tương ứng trong tranh. - Trẻ chơi cô quan sát, khuyến khích trẻ.. - Có nhiều băng giấy và sợi len ... - Trẻ tìm 2 băng giấy màu xanh - Băng giấy màu xanh. - Trẻ so sánh 2 băng giấy màu xanh. - Trẻ trả lời. - Trẻ so sánh băng giấy màu xanh với băng giấy màu vàng. - Không bằng nhau. - Băng giấy vàng ngắn hơn băng giấy xanh. - Trẻ thực hiện. - Đều có số lượng là 1. - Trẻ lắng nghe và thực hiện.. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.. - Trẻ chơi trò chơi.. - Trẻ chơi trò chơi thi xem ai nối nhanh. - Trẻ lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> => Cô khái quát, tuyên dương trẻ. *. Chuyển hoạt động khác. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non. 2. Trò chơi vận động:. Tập tầm vông.. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề. - Góc học tập:. Đếm và tô nối các nhóm có số lượng 2,3.. E. ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. _________________________________________________________. Thứ 4, ngày 06 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 02/08/2014. Ngày dạy: 06/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG . B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Hoạt động : Văn học Đề tài: Truyện: ANH CHÀNG MÈO MƯỚP I . Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện, nắm được trình tự diễn biến của câu truyện, hiểu nội dung câu truyện. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng trả lời rõ ràng, mạch lạc các câu hỏi của cô. Trẻ có thể thể hiện được ngữ điệu giọng của các nhân vật. 3. Thái độ. - Thông qua nội dung câu chuyện trẻ thích được đến trường vì đến trường được học nhiều điều hay..
<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Giáo dục trẻ ăn uống đầy đủ các loại thức ăn, ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể phát triển khỏe mạnh và cân đối. Biết đội mũ khi đi ra ngoài nắng ... II. Chuẩn bị - Tranh minh họa theo nội dung truyện anh chàng mèo mướp. - Mô hình rối truyện anh chàng mèo mướp. - Mô hình chuyện của búp bê: Mẹ búp bê, búp bê, ... * NDTH: + MTXQ : Trò chuyện về chủ đề. + Âm nhạc: Ngày vui của bé. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Chuyện của búp bê. - Cô kể chuyện của búp bê bằng mô hình để gây hứng thú cho trẻ. => Cô khái quát, giáo dục trẻ. 2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể chuyện. - Lần 1: Cô kể diễn cảm, minh hoạ động tác. + Cô giới thiệu tên truyện, tác giả. - Lần 2: Cô kể bằng tranh minh hoạ. 3. Hoạt động 3: Bé khám phá nội dung chuyện. - Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì?. - Trò chơi: Đoán tên nhân vật qua tranh. + Cách chơi: Tranh mở ra trẻ phải nói nhanh tên nhân vật trong tranh. - Cho trẻ chơi. Sau đó cô khái quát lại các nhân vật có trong truyện. (Trong truyện có mèo mướp, mèo tam thể, cún bông, cô giáo gà mái mơ). - Các bạn gọi mèo mướp đi đâu?. - Mèo mướp trả lời các bạn như thế nào?. - Khi các bạn đi học rồi thì mèo mướp đi đâu?. - Vì sao mèo mướp bị ngất xỉu?. - Ai đã đưa mèo mướp về nhà?.Các bạn đã kể cho mèo mướp nghe những chuyện gì ở trường?. - Từ đó mèo mướp đã sửa lỗi của mình như thế nào?. => Cô khái quát lại truyện. - Qua câu truyện này cháu thấy mèo mướp như thế nào?.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe và quan sát. - Anh chàng mèo mướp. - Trẻ chơi. - Đi học. - Tớ chẳng thích đi học đâu. - Ra suối câu cá. - Vì không ăn gì, bêu nắng nên bị cảm. - Trẻ trả lời. - Chăm chỉ đi học, yêu mến cô giáo ... - Cá nhân 2 – 3 trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Nội dung câu chuyện nói lên điều gì?. - Cô giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về bạn mèo mướp không thích đi học, chỉ thích đi chơi và đi câu cá ... - Qua câu chuyện muốn gửi tới chúng ta điều - Trẻ nghe và quan sát cô. gì?. => Cô khái quát, giáo dục trẻ. - Trẻ hát và vận động. * Cô kể chuyện lần 3 qua mô hình rối dẹt. => Cô khái quát lại. - Kết thúc: Cho trẻ hát và vận động bài: Ngày vui của bé. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát cánh đồng lúa. 2. Trò chơi vận động:. Nhảy vào nhảy ra.. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc xây dựng: Xây lớp học. - Góc nghệ thuật: Chơi với dụng cụ âm nhạc. - Góc học tập:. Tô màu tranh vẽ trường mầm non.. E. ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. ___________________________________________ Thứ 5, ngày 07 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 04/08/2014. Ngày dạy: 07/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG. B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Hoạt động: Âm Nhạc Đề tài: TRƯỜNG CHÚNG CHÁU ĐÂY LÀ TRƯỜNG MẦM NON NDTT: Dạy hát. NDKH: NH – Bụi phấn. TC – Ai nhanh nhất I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ thuộc lời bài hát, nhớ tên bài hát, tên tác giả..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Trẻ biết thể hiện nhịp nhàng theo âm điệu của bài hát, trẻ tự tin khi thể hiện. 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng hát đúng nhịp điệu cho trẻ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ tình yêu trường lớp mầm non, và biết quý trọng mọi người. II. Chuẩn bị. - Cô thuộc hát. - Vòng để trẻ chơi trò chơi. *NDTH: Toán: Đếm số vòng. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Giao lưu. Chào mừng các bé đến với lễ hội “Mừng bé đến trường”. Thay mặt cho BTC cô xin thông qua chương trình của lễ hội ngày hôm nay gồm 3 phần đó là: Giao lưu, chia sẻ, và trò chơi. Sau đây là phần đầu tiên của chương trình phần. *Giao lưu: Ở phần giao lưu cô xin được hát trước và các bạn hãy cùng lắng nghe: Bài hát mang tên “Trường chúng cháu đây là trường mầm non” sáng tác của ( Phạm Tuyên ) - Cô hát lần 1: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả - Cô hát lần 2: Giảng nội dung Bài hát nói về một trường mầm non nơi mà các bạn nhỏ đang học tập và vui chơi nơi đây cảnh vật rất đẹp có cô giáo và cá cháu mầm non hàng ngày cùng nhau múa hát, và vui chơi như mẹ và các con của mình. - Đến trường mầm non rất vui, có cô giáo và các bạn vì vậy chúng mình phải biết yêu quý trường mầm non, biết quý trọng và giữ gìn đồ dùng đồ chơi của trường lớp nhé. Các bạn ơi bài hát thật hay đúng không nào?. Và sau đây xin mời các bé cùng thể hiện nào. - Cho trẻ hát 2 lần - Cho trẻ hát theo tổ - Cho cá nhân trẻ hát. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu. - Trẻ nói tên bài hát tên tác giả - Trẻ lắng nghe. - Cả lớp hát, trẻ hát, cá nhân trẻ hát.
<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Cô chú ý sửa xai cho trẻ 2. Hoạt động 2: Chia sẻ. Cô giới thiệu bài: “Bụi phấn”. - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả - Cô hát lần 2: Minh họa động tác theo nội dung bài hát Bài hát nói lên vẻ đẹp của thầy cô khi đứng trên bục giảng để giảng bài cho các bạn nhỏ với mong muốn các bạn sau này lớn lên trở thành người có tri thức, có học thức và là người có ích cho xã hội. - Cô hát lần 3 cho trẻ hát cùng và cùng minh họa theo lời bài hát 3. Hoạt động 3: Trò chơi âm nhạc. - Cô giới thiệu trò chơi “Ai nhanh nhất”. + Cách chơi: Cô đặt 4 - 5 chiếc vòng cho trẻ đếm sau đó lên chơi (số trẻ nhiều hơn số vòng) trẻ vừa đi vừa hát xung quanh chiếc vòng và lắng nghe tiếng xắc xô, khi cô vỗ bình thường trẻ đi bình thường. Khi cô vỗ nhanh trẻ đi nhanh. Khi cô dừng lại trẻ nhanh chân nhẩy vào vòng bạn nào không có vòng là nhẩy lò cò 1 vòng - Cô thêm vòng cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô động viên khen trẻ, hỏi trẻ tên trò chơi. - Kết thúc.. - Trẻ nghe và quan sát. - Trẻ hát và vận động cùng cô. - Trẻ nghe cô nói cách chơi luật chơi và cho trẻ chơi. - Trẻ chơi 3 – 4 lần.. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát trường mầm non. 2. Trò chơi vận động:. Tập tầm vông.. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Hát, đọc thơ về chủ đề. - Góc học tập: Đếm và tô nối các nhóm có số lượng 2,3. E. ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. ___________________________________________________.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> Thứ 6, ngày 08 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 04/08/2014. Ngày dạy: 08/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG. B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội. Đề tài: BÉ YÊU TRƯỜNG MẦM NON I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết tên trường tên lớp, kính trọng và yêu quý các cô giáo trong trường mầm non. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng chú ý và ghi nhớ có chủ định của trẻ. - Kỹ năng nghe và trả lời các câu hỏi của cô. - Biết thực hiện một số công việc trong trường mầm non theo đúng quy định. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, chơi đoàn kết với bạn biết yêu quý nhường nhịn em nhỏ. Yêu quý, kính trọng các cô trong trường. II. Chuẩn bị - Tranh minh họa câu truyện sáng tạo: Chuyện của bạn Mai. * NDTH: Âm nhạc: Biết vâng lời mẹ. MTXQ: Trò chuyện về trường mầm non. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Bé trò chuyện cùng cô. - Trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng. - Cô chào các con! Các con đang chơi trò chơi gì mà hay thế?. Kể những trò chơi khác mà cháu biết?. Đến lớp cô giáo còn dạy các cháu những gì?... => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ. 2. Hoạt động 2: Bé khám phá. - Cô cho trẻ quan sát lần lượt 3 tranh có nội dung nói về trường mầm non, cô trò chuyện cùng trẻ về những hình ảnh đó. - Cô kể truyện sáng tạo: Chuyện của bạn Mai. + Cô kể lần 1: Diễn cảm.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ chơi trò chơi - Cá nhân trẻ kể.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe và quan sát cô. - Trẻ chú ý lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Cô kể lần 2: Kết hợp tranh minh họa - Cô vừa kể câu chuyện gì?. Trong chuyện có những nhân vật nào?. - Mẹ bạn Mai đưa bạn Mai đi đâu?. - Khi đến trường mẹ bạn nói gì với bạn?. Bạn nói gì với cô giáo?. - Ngày đầu đi học bạn cảm thấy thế nào?. Những ngày đi học tiếp theo bạn có suy nghĩ gì?. - Đến lớp cô giáo dạy bạn những gì?. - Bạn học được điều gì ở các bạn và cô giáo?. - Khi đi học thấy em nhỏ bị ngã bạn đã làm gì?. Về nhà chơi với em thì sao?. Gặp các cô trong trường bạn chào như thế nào?. - Nhờ chăm học, ngoan ngoãn, lễ phép cuối năm học bạn Mai đã đạt kết quả như thế nào?. - Bố, mẹ, ông bà đã nói gì với ban Mai?. - Qua câu chuyện của bạn Mai cháu học tập được điều gì ở bạn?. Để biến ước mơ thành hiện thực cháu phải làm gì?. => Cô khái quát nội dung truyện và giáo dục trẻ. - Cho trẻ hát bài: Biết vâng lời mẹ. - Cho trẻ đọc bài thơ: Cô giáo của em. 3. Hoạt động 3: Bé vui chơi. - Cô chia trẻ làm 3 nhóm, chơi ở 3 góc. + Nhóm 1: Vẽ đồ chơi tặng bạn. + Nhóm 2: Tô tranh trường MN. + Nhóm 3: Hát, múa về trường mầm non. - Cô quan sát, gợi ý, khuyến khích trẻ chơi. => Cô khái quát, tuyên dương, giáo dục trẻ. Chuyển hoạt động khác.. - Chuyện của bạn mai, ... - Đến trường mầm non ... - Sợ hãi, tất cả đều lạ lẫm.. - Rất vui, ... - Trẻ trả lời. - Học sinh giỏi của lớp 4 tuổi ... - Trẻ trả lời. - Cá nhân trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và đọc thơ. - Trẻ chơi.. - Trẻ chú ý lắng nghe.. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát cánh đồng lúa. 2. Trò chơi vận động: 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC.. Nhảy vào nhảy ra..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Góc xây dựng: Xây lớp học. - Góc nghệ thuật: Chơi với dụng cụ âm nhạc. - Góc học tập:. Tô màu tranh vẽ trường mầm non.. E. ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. ________________________________________________________________. TUẦN II Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề: LỚP MẪU GIÁO QUÝ QUỐC CỦA BÉ Thứ 2, ngày 11 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 08/08/2014. Ngày dạy: 11/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN I. Đón trẻ - Hoạt động tự chọn. - Cô đến lớp trước giờ đón trẻ 15 phút để mở cửa thông thoáng vệ sinh phòng nhóm. - Khi trẻ đến lớp cô ân cần niềm nở đón trẻ. Nhắc trẻ cất đồ dung cá nhân đúng nơi quy định. - Cô chú ý tới tâm trạng và sức khỏe của trẻ - Trẻ vào lớp cô cho trẻ chơi tự do theo ý thích với đồ chơi trẻ thích, cô bao quát trẻ chơi đảm bảo an toàn cho trẻ..
<span class='text_page_counter'>(18)</span> II. Điểm danh - Trò chuyện. - Cô điểm danh theo thứ tự họ và tên trẻ trong sổ theo dõi trẻ. - Cô trò chuyện với trẻ về 2 ngày nghỉ và trò chuyện với trẻ về những gì xung quanh trẻ mà trẻ biết, cô gợi mở để trẻ nhớ lại và kể lại cho cả lớp cùng nghe. Từ những gì trẻ kể cô động viên, tuyên dương và giáo dục trẻ. - Cô giới thiệu chủ đề tuần theo kế hoạch cho trẻ biết. => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển thể chất Hoạt động: Thể dục Đề tài: ĐI TRÊN GHẾ THỂ DỤC. Trò chơi: Nhảy tiếp sức I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ đi thăng bằng, tự nhiên, đầu không cúi khi đi trên ghế thể dục. - Trẻ nhanh nhẹn tự tin khi đi. - Biết cách chơi trò chơi: Nhảy tiếp sức. 2. Kỹ năng. - Rèn khả năng khéo léo, giữ cân bằng khi đi trên ghế. - Phát triển tư duy, trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc. Phát triển thể lực cho trẻ. Rèn khả năng khéo léo, nhanh nhẹn cho trẻ . 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, thích tham gia vận động. Giáo dục trẻ ăn đầy đủ các loại thức ăn có trong bữa ăn, ăn hết suất để cơ thể phát triển khỏe mạnh. - Rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính nhanh nhẹn hoạt bát. II. Chuẩn bị. - Đồ dùng: Ghế thể dục 2 cái. Vòng 10 cái. - Trang phục: Gọn gàng, thoải mái. - Sân tập: Bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát. - NDTH: + Toán: Đếm số vòng. + Âm nhạc: Đoàn tàu nhỏ xíu. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1. Hoạt động 1: Bé thăm quan. - Cho trẻ tham quan triển lãm tranh về trường - Trẻ tham quan cùng cô. mầm non, cô trò chuyện với trẻ về triển lãm tranh..
<span class='text_page_counter'>(19)</span> => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ. 2. Hoạt động 2: Thử tài bé. a. Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” sau đó di kết hợp các kiểu đi: đi thường, gót chân, kiễng chân, má bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh. - Cho trẻ đứng thành hàng dọc điểm số 1, 2 để tách hàng. - Bài tập đội hình, đội ngũ: Cho trẻ nghiêm nghỉ, quay phải, trái. b. Bài tập phát triển chung - Động tác tay 1: Hai tay đưa trước, gập trước ngực. - Động tác chân 3: Đứng đưa chân ra trước, lên cao. - Động tác bụng 1: Đứng cúi gập người phía trước, tay chạm ngón chân. - Động tác bật 2: Bật tách chân, khép chân. 3. Hoạt động 3: Bé vui khoẻ. a. Vận động cơ bản - Cô cho trẻ đứng đội hình 2 hàng ngang đối diện cách nhau 4m. - Cô giới thiệu cuộc thi: Đi trên ghế thể dục. + Cô tập mẫu lần 1: Chính xác. + Cô tập mẫu lần 2: Phân tích vận động. TTCB: Đứng ở đầu ghế, 2 tay chống hông, khi có hiệu lệnh bước đi nhẹ nhàng trên ghế, đi hết đến đầu ghế bên kia bước từng chân xuống ghế, sau đó đi về đứng ở cuối hàng. - Cô mời 2 trẻ khá lên tập - Cho lần lượt 2 trẻ ở 2 hàng lên thực hiện - Cô cho 2 tổ thi đua + Khi trẻ thực hiện cô quan sát, khuyến khích trẻ tập đúng và nhanh - Cô mời 2 trẻ khá lên tập lại - Cô hỏi lại tên bài thể dục = > Cô nhận xét, tuyên dương, giáo dục trẻ b. Trò chơi: Nhảy tiếp sức. - Cô giới thiệu trò chơi: Nhảy tiếp sức + Cách chơi: Chia trẻ làm 3 tổ đều nhau sếp theo hàng dọc, khi nào các cháu nghe thấy hiệu lệnh “hai, ba” của cô thì cháu thứ nhất ở cả 3. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và đi theo hiệu lệnh của cô. - Trẻ đứng thành hàng dọc và điểm số tách hàng. - Trẻ tập theo hiệu lệnh. - Trẻ tập 2 lần x 8 nhịp. - 3 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - 2 lần x 8 nhịp. - Trẻ đứng 2 hàng ngang đối diện. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nghe và quan sát.. - 2 trẻ tập - Cả lớp tập 2 lần - 2 tổ thi đua - 2 trẻ khá tập lại - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu luật chơi, cách chơi..
<span class='text_page_counter'>(20)</span> hàng nhảy liên tiếp lên phía trước lấy 1 lá cờ chạy nhanh về đưa cho bạn thứ 2, khi cháu thứ 2 nhận được cờ thì tiếp tục nhảy lên đến ống cờ, đổi cờ khác chạy về đưa cho bạn thứ 3 cháu nào nhảy xong xuống đứng ở cuối hàng, cứ tiếp tục như vậy cho đến hết, tổ nào xong trước sẽ thắng - Trẻ chơi trò chơi cuộc. + Luật chơi: Khi nhảy đến ống cờ phải đổi cờ - Trẻ lắng nghe. rồi chạy về đưa cho bạn đứng đầu hàng, nếu ai không nhớ đổi cờ sẽ mất lượt, phải nhảy lại một - Trẻ đi lại nhẹ nhàng cùng cô. lần. - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô quan sát, khuyến khích trẻ chơi. => Cô củng cố, giáo dục trẻ. 4. Hoạt động 4: Bé dạo chơi. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 phút, sau đó ra chơi. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh về trường mầm non - Dạo chơi xung quanh trường. 2. Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Đếm tiếp. 3. Chơi tự do. I. Mục đích - yêu cầu. - Trẻ biết tên các lớp học và địa điểm của từng lớp học trong trường. - Biết yêu quý giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết giữ gìn đồ chơi trong trường. - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi. II. Chuẩn bị. - Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1. Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe. - Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời, - Trẻ trò chuyện cùng cô. cùng trò chơi mà trẻ sẽ được chơi, cho trẻ sửa lại trang phục cho gọn gàng rồi ra sân chơi, nhắc trẻ đi thành hàng ra sân... 2. Hoạt động 2: Bé khám phá. a, Quan sát tranh vẽ trường mầm non. - Cho trẻ quan sát trường mầm non và hỏi - Trẻ quan sát và trò chuyện cùng.
<span class='text_page_counter'>(21)</span> trẻ tên trường, tên lớp, tên các khu vực trong trường, địa chỉ trường mầm non… - Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh, như vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi, biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh… b. Dạo chơi xung quanh trường. - Dẫn trẻ đi dạo chơi xung quanh khu vực trường và trò chuyện cùng trẻ về các khu vực đó... 3. Hoạt động 3: Bé vui chơi. a, Trò chơi: Trò chơi: Lộn cầu vồng Cô giới thiệu tên trò chơi và nói cách chơi. + Cách chơi: Từng đôi một đứng cầm tay nhau vừa đọc lời thơ vừa vung tay sang 2 bên theo nhịp, cứ mỗi tiếng vung tay sang ngang một bên: Đọc đến câu cuối cùng thì cả 2 đều chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, tay vẫn nắm chặt rồi hạ xuống dưới, tiếp tục đọc, vừa đọc vừa vung tay như lần trước, đến tiếng cuối cùng lại chui qua tay lộn trở về tư thế ban đầu. + Luật chơi: Đọc đến câu cuối cùng bắt đầu lộn nửa vòng quay lưng vào nhau (hoặc đối mặt nhau). - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần. + Cô quan sát, khuyến khích trẻ chơi. => Cô khái quát lại. b, Trò chơi: Trò chơi: Đếm tiếp. + Chuẩn bị: Hai quả bóng. - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Hướng dẫn cách chơi và luật chơi. + Cách chơi: Chia trẻ làm hai nhóm xếp thành hai vòng tròn. Mỗi nhóm một quả bóng. Cháu A vừa nén bóng cho cháu B vừa đếm 1. Cháu B bắt bóng và đếm tiếp 2. Cháu C đếm 3...Cứ như vậy cho đến 10. Nếu bị rơi hoặc đếm nhầm phải đếm lại từ đầu. Nhóm nào ít bị rơi bóng và đếm đến 10 trước nhiều lần là thắng cuộc. + Luật chơi: Tung và bắt bóng bằng 2. cô.. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ chơi.. - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi..
<span class='text_page_counter'>(22)</span> tay. Ai bị rơi 2 lần liền phải ra ngoài 1 lần chơi. + Cho trẻ chơi 2 - 3 lần ( Trẻ chơi cô - Trẻ chơi. quan sát khuyến khích động viên trẻ chơi) - Hỏi tên trò chơi?. - Nhận xét - giáo dục trẻ. 4. Hoạt động 4: Chơi tự do. - Cho trẻ chơi tự do trên sân theo ý thích của trẻ. Sau đó cho trẻ đi vệ sinh cá nhân rồi vào lớp. D. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Xây vườn hoa - Xây bếp ăn trường mầm non. - Góc phân vai: Bác cấp dưỡng - Cô giáo. - Góc học tập: Xem sách, tranh truyện, về trường mầm non - Vẽ tranh về trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ về trường mầm non. I. Yêu cầu. - Trẻ biết nhận vai chơi, biết phản ánh vai chơi. - Biết liên kết các nhóm chơi với nhau nhịp nhàng. - Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết trong khi chơi. II. Chuẩn bị. - Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Bé giao lưu - Cô gây hứng thú và dẫn dắt trẻ vào chủ đề chơi. - Cô giới thiệu các góc chơi và công việc của từng góc, sau đó lấy kí hiệu và về góc chơi. - Cô giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi. 2. Hoạt động 2: Bé vui chơi - Cô quan sát, hướng dẫn trẻ chơi, cô nhập vai chơi cùng trẻ. - Cô hướng dẫn trẻ phân nhóm trưởng của từng nhóm và cho trẻ chơi ở góc chơi của mình. - Cô tạo tình huống, gợi ý trẻ để trẻ liên kết các góc chơi với nhau. 3. Hạt động 3: Bé nào chơi giỏi. - Cho nhóm trưởng các nhóm giới thiệu kết. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ chú ý lắng nghe cô giới thiệu - Lấy kí hiệu về góc chơi của mình. - Trẻ đóng vai chơi ở các góc. - Trẻ chơi và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên ở góc chơi của mình. - Trẻ giao lưu với các bạn trong các góc chơi với nhau..
<span class='text_page_counter'>(23)</span> quả chơi của nhóm mình. Nhóm xây dựng đi mời các bạn về thăm quan công trình xây dựng của nhóm mình. - Nhóm trưởng nhóm xây dựng lên giới thiệu công trình của nhóm mình. - Cho trẻ biểu diễn một chương trình văn nghệ. Cô là người dẫn chương trình. => Cô khái quát lại - Cho trẻ cất đồ dùng, đồ chơi.. - Trẻ đi mời các bạn về thăm quan góc chơi của mình. - Nhóm xây dựng giới thiệu góc chơi của mình. - Trẻ biểu riễn văn nghệ - Chú ý lắng nghe.. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. + Vệ sinh. - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, rửa mặt mũi chân tay. + Ăn trưa. - Cho trẻ tập kê bàn ghế để ăn cơm. - Cô chia cơm cho trẻ và giới thiệu các món ăn, giá trị dinh dưỡng của món ăn cho trẻ biết. - Nhắc trẻ mời trước khi ăn. Khi ăn không làm rơi vãi, ăn hết xuất ăn của mình + Ngủ trưa. - Cô hướng dẫn trẻ rải chăn chiếu, cho trẻ ngủ đúng giờ giấc. - Cô quan sát trẻ ngủ _____________________________________________________ Thứ 3, ngày 12 tháng 8 năm 2014 Ngày soạn: 08/08/2014. Ngày dạy: 12/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH. * THỂ DỤC SÁNG. 1. Yêu cầu - Trẻ tập thể dục đều, đúng động tác. - Trẻ yêu thích thể dục và biết được lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên. 2. Chuẩn bị. - Sân sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. - Quần áo của cô và trẻ gọn gàng. 3. Tiến hành. a. Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”. Sau đó đi kết hợp các kiểu đi: đi thường, gót chân ... - Cho trẻ đứng thành hàng dọc, điểm số 1, 2 để tách hàng. b. Trọng động..
<span class='text_page_counter'>(24)</span> - Cho trẻ tập thể dục kết hợp với bài hát: Trường chúng cháu đây là trường mầm non. ( mỗi động tác tập 2 lần ). + Cô quan sát, khuyến khích trẻ tập. - Trò chơi: Mưa to, mưa nhỏ. + Cô giới thiệu cách chơi và cho trẻ chơi 2 lần. => Cô khái quát, củng cố lại. c. Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 phút rồi vào lớp. B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH. Lĩnh vực phát triển nhận thức Hoạt động: Toán Đề tài:. DẠY TRẺ NHẬN BIẾT SỰ KHÁC BIỆT RÕ NÉT VỀ SỐ LƯỢNG GIỮA HAI NHÓM ĐỒ VẬT, SỬ DỤNG ĐÚNG TỪ NHIỀU HƠN - ÍT HƠN I. Mục đích - Yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhận biết được sự khác biệt rõ nét về số lượng của hai nhóm đối tượng và sử dụng đúng từ nhiều hơn - ít hơn. 2. Kỹ năng. - Ôn kỹ năng xếp tương ứng 1-1 3. Giáo dục. - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi II. Chuẩn bị. - Mô hình trường mầm non. - Búp bê, cặp sách. - Hoa sen, hoa huệ, hoa hồng mỗi loại 2 bông. - Mỗi trẻ 3 búp bê gái, 2 mũ bảo hiểm. - NDTH: MTXQ : Đàm thoại về trường mầm non Âm nhạc: III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Bé đến thăm trường mầm non. - Ôi! hôm nay trời thật là đẹp chúng mình cùng đến thăm trường mầm non nào. - Đã đến nơi rồi chúng mình cùng quan. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ đi cùng cô - Trẻ kể.
<span class='text_page_counter'>(25)</span> sát xem ở trong trường mầm non có những gì nào - Cô khái quát, giáo dục trẻ: 2. Hoạt động 2: Cùng vui chơi. - Để cho lớp mình xanh sạch đẹp chúng mình cùng trồng thật nhiều loại hoa, chúng mình có đồng ý không?. - Trên đây cô có rất nhiều loại hoa các cháu quan sát xem có những loại hoa gì nào?. - Bây giờ bạn nào lên trồng giúp cô những bông hoa cùng màu, cùng tên thành một đôi nào?. - Cô mời 1 - 2 trẻ lên xếp. - Các cháu thấy bạn xếp đã đúng chưa và những bông hoa này có số lượng như thế nào với nhau?. * Cô khái quát. - Cô thấy chúng mình lên ghép những bông hoa cùng màu thành từng đôi rất nhanh và giỏi đấy và bây giờ cô sẽ thưởng cho chúng mình một bài hát ( múa cho mẹ xem ) - Cô và trẻ vừa hát vừa vận động - Chúng mình vừa hát múa bài hát gì?. - Các cháu có biết đôi bàn tay của chúng mình làm được những việc gì không?. => Cô khái quát lại: - Muốn biết số ngón tay của 2 bàn tay có số lượng như thế nào với nhau chúng mình cùng chơi trò chơi (những ngón tay tìm bạn) - Cô và trẻ cùng làm vừa làm vừa nói. - ( Ngón cái với ngón cái. Ngón út với ngón út) - Các cháu thấy số ngón tay của 2 bàn tay như thế nào với nhau?. - Vì sao cháu biết?. - Cô gọi 2 - 3 trẻ nhắc lại. => Cô khái quat lại sự bằng nhau của. - Trẻ lắng nghe.. - Có ạ - Trẻ kể tên các loại hoa - Trẻ lên xếp: Hoa hồng với hoa hồng - Hoa sen với hoa sen - Hoa hướng dương với hoa hướng dương - Bằng nhau và cùng bằng 2. - Trẻ hát và VĐ cùng cô - Múa cho mẹ xem - Tay để viết, để cầm nắm đồ dùng đồ chơi, để múa. - Trẻ chơi trò chơi và nói cùng cô.. - Đều bằng nhau - Vì không thừa ngón tay nào.
<span class='text_page_counter'>(26)</span> 2 bàn tay. 3. Hoạt động 3: Bé cùng tìm hiểu. - Cô mời 3 bạn gái lên bảng. - Các bạn đi học được bố mẹ đưa đi bằng phương tiện gì?. - Để đảm bảo an toàn khi ngồi trên xe máy chúng mình phải làm gì?. => Cô khái quát: - Chúng mình cùng tặng cho mỗi bạn một chiếc mũ bảo hiểm nào?. (Cô nhắc trẻ xếp tương ứng 1-1 từ trái sang phải). So sánh số lượng 2 nhóm: - Bạn nào cho cô biết số bạn gái và số mũ bảo hiểm như thế nào với nhau?. - Làm cách nào để biết được 2 nhóm này không bằng nhau? - Vậy cháu nhìn thấy nhóm nào nhiều hơn?. - Nhóm nào ít hơn?. - Vì sao cháu biết?. => Cô khái quát: Đúng rồi các cháu ạ 2 nhóm này không bằng nhau, nhóm bạn gái nhiều hơn vì có một bạn không có mũ, nhóm mũ ít hơn vì thiếu một cái mũ để tặng bạn đấy ( Cô chỉ cho trẻ thấy phần thừa và phần thiếu của 2 nhóm ) - Ngoài cách nhìn bằng mắt ra các cháu còn cách nào khác để nhận biết được 2 nhóm này có số lượng không bằng nhau?. Đúng rồi ngoài cách nhìn bằng mắt ra còn có cách đếm nữa đấy. - Chúng mình cùng đếm nào?. - Chúng mình thấy nhóm nào nhiều hơn?. - Nhóm nào ít hơn?. - Vì sao cháu biết?. => Đúng rồi các cháu ạ ngoài cách nhìn bằng mắt để nhận biết sự khác nhau. - Trẻ xếp 3 bạn gái ra bàn - Đi bằng xe máy - Phải đội mũ bảo hiểm ạ - Trẻ xếp mũ cho bạn.. - Kh«ng b»ng nhau - Nh×n b»ng m¾t - Nhãm b¹n g¸i nhiÒu h¬n - Nhãm mò Ýt h¬n - V× cã mét b¹n kh«ng cã mò - Thiếu một cái mũ để tặng b¹n. - Còn cách đếm - Cô và trẻ cùng đếm 2 nhãm - Nhãm b¹n g¸i nhiÒu h¬n - Nhãm mò Ýt h¬n - V× cã 3 b¹n nªn sè b¹n g¸i nhiÒu h¬n - Sè mò Ýt h¬n v× cã 2 c¸i mò - Trẻ lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(27)</span> của 2 nhóm bạn gái và nhóm mũ ra ta còn có cách đếm khi đếm thì ta thấy có 3 bạn gái và 2 cái mũ nên nhóm bạn gái có số lượng nhiều hơn nhóm mũ còn nhóm mũ có số lượng ít hơn nhóm bạn gái. - Bây giờ chúng mình cùng thi xem ai nói nhanh và đúng nhé?. - VD: Cô nói nhóm bạn gái - Nhóm mũ Cho trẻ chơi 2 - 3 lần - Hoặc cô nói ngược lại - Cô cho trẻ cất đồ dùng vào rổ - Trên đây cô có 2 nhóm đồ chơi một nhóm có số lượng là 2, một nhóm có số lượng là 3 bạn nào lên giúp cô tạo một nhóm nhiều hơn 2 một bạn nữa lên tạo cho cô nhóm có số lượng ít hơn 3. - Ở xung quanh lớp mình có rất nhiều nhóm có số lượng không bằng nhau bạn nào nhanh QS xem có những nhóm đồ dùng đồ chơi gì có số lượng không bằng nhau?. 4. Hoạt động 4: Cùng giao lưu. - Cô giới thiệu với trẻ tên trò chơi (kết bạn). - Cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi cho trẻ - Mỗi bạn trai tìm cho mình 1 bạn gái - Cho trẻ đi XQ lớp vừa đi vừa hát bài (Tìm bạn thân) khi có tiếng sắc xô thì mỗi bạn trai tìm cho mình 1 bạn gái, 2 bạn cầm tay nhau nếu nhóm bạn nào có người thừa ra thì nhóm đó sẽ nhiều hơn nhóm kia. - Khi trẻ chơi cô QS nhận xét, ĐV trẻ chơi - Sau mỗi lần chơi cô cho trẻ đổi bạn chơi và cuộc chơi lại tiếp tục => Cô khái quát lại và cho trẻ nói nhóm nhiều hơn và nhóm ít hơn. - Cô cùng trẻ chơi 2 - 3 lần. - Kết thúc: - Cô cùng trẻ đi ra ngoài sân chơi.. - Trẻ nói: Nhiều hơn - Trẻ nói: Ít hơn.. - C« mêi 2 trÎ lªn t¹o nhãm. - TrÎ QS vµ nãi kÕt qu¶ cña các nhóm đồ dùng đồ chơi cã sè lưîng kh«ng b»ng nhau. - Trẻ nghe cô nói cách chơi, luật chơi - TrÎ høng thó tham gia ch¬i trß ch¬i. - Trẻ chơi 2 – 3 lần.
<span class='text_page_counter'>(28)</span> C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh về trường mầm non. 2. Trò chơi vận động:. Lộn Cầu Vồng.. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc xây dựng: Xây vườn hoa. - Góc phân vai: Bác cấp dưỡng. - Góc học tập: Xem sách, tranh truyện, về trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ về trường mầm non. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.. Thứ 4, ngày 13 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 08/08/2014. Ngày dạy: 13/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Văn học Đề tài: Thơ - TÌNH BẠN I . Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ thuộc bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ, nhớ tên bài thơ, tác giả. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Trả lời rõ ràng các câu hỏi. 3. Giáo dục. - Giáo dục trẻ qua bài thơ trẻ biết quan tâm, yêu thương, đoàn kết quý trọng bạn bè. Ăn đầy đủ các loại thức ăn có trong bữa ăn, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn. II. Chuẩn bị.
<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Cô thuộc bài thơ. - Đất nặn: Để nặn quà tặng bạn - Mô hình: Gồm có nhà, bánh kẹo, đường sữa, vỉ thuốc. * NDTH: - Toán: Đếm nhóm bạn đọc thơ. - Âm nhạc: “Trường chúng cháu đây là trường mầm non”. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Món quà kì diệu. - Cho trẻ đến thăm mô hình nhà bạn Ngọc - Nhà bạn Ngọc có những gì vậy? Vì sao bạn Ngọc lại có đường, sữa, bánh kẹo… => Cô khái quát lại: Bạn Ngọc bị ốm nên các bạn cùng lớp học của bạn Ngọc đã đến thăm và mang quà cho bạn cầu mong bạn nhanh chóng hồi phục sức khoẻ để còn được đến trường cùng nhau học tập và vui chơi. 2. Hoạt động 2: Cô đọc bé nghe. Các con ạ! không chỉ riêng bạn Ngọc bị ốm được các bạn đến thăm mà bạn Thỏ không may cũng bị ốm không biết các bạn của bạn Thỏ sẽ làm gì? Cô và các con sẽ cùng nhau đến với bài thơ mang tên “Tình bạn” nhé - Cô đọc lần 1: Giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả ( Bài thơ : Tình Bạn - Trần Thị Hương) - Cô đọc lần 2: Dùng hình ảnh minh hoạ trên máy tính. 3. Hoạt động 3: Bé cùng khám phá. - Cô vừa đọc bài thơ gì?. của tác giả nào?. - Nội dung bài thơ nói về ai?. bạn Thỏ bị làm sao?. - Các bạn trong lớp đã làm gì khi thấy bạn Thỏ bị ốm?. - Quà các bạn đi thăm bạn Thỏ gồm có những gì?. - Những món quà đó được thể hiện trong những câu thơ nào?. - Các bạn đến thăm bạn Thỏ và chúc bạn. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ tham quan cùng cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe.. - Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ - Trẻ nghe và quan sát tranh - Bài thơ “Tình bạn” của Trần Thị Hương - Nội dung bài thơ nói về bạn Thỏ bị ốm - Các bạn trong lớp đã rủ nhau mua quà đi thăm bạn Thỏ. - Quà gồm có khế, chanh, sữa bột, sữa đậu nành. - Câu thơ “Gấu tôi mua khế… Nai, sữa đậu nành” - “Chúc bạn khoẻ nhanh ... thắm tình bè bạn”. - Yêu thương gắn bó với.
<span class='text_page_counter'>(30)</span> Thỏ như thế nào?. - Trong bài thơ tình bạn các bạn đối xử với nhau như thế nào?. * Giảng nội dung: Bài thơ nói về sự quan tâm và tình bạn thắm thiết của Gấu, Mèo, Hươu, Nai với Thỏ Nâu. Thỏ Nâu bị ốm không đi học được, các bạn đến lớp không thấy Thỏ Nâu rất ngạc nhiên, biết bạn bị ốm các bạn đã rủ nhau mua đồ đến thăm, động viên bạn để bạn mau khỏi ốm, mau đi học. Các bạn cùng hứa với nhau sẽ học tập thật tốt xứng đáng là con ngoan trò giỏi…Các con phải biết học tập các bạn trong bài thơ, ở lớp các biết thương yêu, quan tâm, đoàn kết với bạn, không tranh dành đồ dùng đồ chơi… - Qua bài thơ này muốn nhắn nhủ chúng mình điều gì?. => Nội dung bài thơ muốn nhắn nhủ chúng mình dù không cùng cha mẹ sinh ra nhưng chúng mình cùng học chung 1 lớp thì phải biết yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc. 3. Hoạt động 3: Bé đọc thơ. - Cho trẻ đọc thơ 2 - 3 lần - Cho các tổ cùng trổ tài đọc thơ diễn cảm (Trẻ đọc thơ kết hợp hỏi xen kẽ các câu hỏi để trẻ hiểu nội dung bài thỏ) - Mời nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ. + Cô quan sát, sửa sai, khuyến khích trẻ. 4. Hoạt động 4: Tài năng của bé. - Cho trẻ dùng đất nặn nặn quà tặng bạn học cùng lớp. (Trẻ nghe nhạc bài: Trường chúng cháu đây là trường mầm non). * Kết thúc: Cho trẻ tặng quà cho bạn.. nhau… - Trẻ lắng nghe.. - Phải đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau.. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Cả lớp đọc thơ 2 - 3 - Tổ thi đua nhau đọc thơ - Nhóm, cá nhân trẻ đọc thơ. - Trẻ nghe nhạc và nặn quà tặng bạn. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Dạo chơi xung quanh trường. 2. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc xây dựng:. Xây bếp ăn trường mầm non..
<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Góc phân vai:. Cô giáo.. - Góc học tập:. Vẽ tranh về trường mầm non.. - Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ về trường mầm non. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA.. Thứ 5, ngày 14 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 08/08/2014. Ngày dạy: 14/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - ĐIẾM DANH – THỂ DỤC SÁNG B. HOẠT ĐỘNG CHUNG Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Hoạt động: Âm Nhạc Đề tài : CHÀO. NGÀY MỚI. NDTT : Dạy hát NDKH :Nghe hát: Lớp chúng ta đòan kết TCAN: Tiếng hát ở đâu I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Hát thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát. - Trẻ cảm nhận được cái đẹp qua lời ca và giai điệu bài hát. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng nghe, hát. - Hát rõ lời, đúng giai điệu bài hát. - Trẻ nói được tên bài hát tên tác giả, tên trò chơi. 4. Giáo dục: - Biết yêu trường, lớp, yêu cô giáo..
<span class='text_page_counter'>(32)</span> II. Chuẩn bị. - Mũ chóp. - Tranh, ảnh về lớp mẫu giáo. - NDTH : KPKH. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Bé yêu lớp mẫu giáo. Cho trẻ xem tranh ảnh về 1 lớp mẫu giáo, trò chuyện về các hoạt động của lớp, về cô giáo, các bạn trong lớp. Giáo dục trẻ biết yêu cô giáo, đoàn kết với bạn bè. 2. Hoạt động 2: Bé vui hát. Một ngày mới đến trường rất vui và ý nghĩa, được học bao điều hay. Đó là lời nhắn nhủ của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến qua bài hát Chào ngày mới, hôm nay cô sẽ dạy chúng mình hát nhé. - Cô hát trẻ nghe 1 lần. - Cô vừa hát bài chào ngày mới của tác giả Hoàng Văn Yến. - Cô hát lần 2: Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?. * Giảng nội dung : Bài hát chào ngày mới nói về niềm vui của các bạn khi một ngày mới bắt đầu, các bạn được đến trường vui múa hát, học tập để sau này thành người có ích. Đến trường rất vui các bé ạ, vì vậy chúng mình hãy chăm đi học nhé. - Mời cả lớp hát cùng cô 3 - 4 lần - Mời tổ hát 1 - 2 lần - Mời nhóm, cá nhân hát Cô quan sát sửa sai cho trẻ Chúng mình vừa hát bài gì?. Bây giờ chúng mình cùng hát và vỗ tay theo nhịp 1 lần cho thật đều nhé. - Cả lớp hát 1 lần. 3. Hoạt động 3: Cô hát bé nghe. - Chúng mình vừa được múa hát bài hát về cô giáo rất hay, và bây giờ cô hát tặng các bé một bài hát rất hay nữa đó là bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ quan sát và trò chuyện. - Trẻ nghe cô hát - Trẻ trả lời - Trẻ nghe cô giảng. - Trẻ hát cùng cô - Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân. - Chào ngày mới - Trẻ thể hiện.
<span class='text_page_counter'>(33)</span> - Cho trẻ nghe nhạc 1 lần Nói tên bài hát, tên tác giả - Cô hát trẻ nghe 1 lần Cô vừa hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết - Cô hát lần 2 làm động tác minh họa. * Giảng nội dung : Bài hát nói về tình đoàn kết giữa các bạn trong lớp, quý mến nhau như anh em một nhà, cùng nhau học tập thật tốt Các bạn trong lớp như anh em một nhà vì vậy chúng mình phải biết yêu quý nhau không đánh nhau nhé. - Hỏi trẻ vừa nghe bài bài gì, tác giả nào?. - Cả lớp hát và nhún theo cô 1 lần. 4. Hoạt động 4: Bé cùng chơi. - Các con rất giỏi, cô thưởng chúng mình một trò chơi, trò chơi mang tên “Tiếng hát ở đâu”. - Cô hướng dẫn trò chơi: Cô mời 1 bạn lên đứng trước lớp cô đội mũ chụp kín cho bạn sau đó mời 1 bạn hát 1 bài hát bất kì, sau đó cô bỏ mũ ra, nhiệm vụ của bạn chơi là đoán xem tiếng vừa hát là ở đâu. - Luật chơi : Ai đoán sai phải chơi lại hoặc hát 1 bài. - Cho trẻ chơi trò chơi 2 - 3 lần. - Hỏi trẻ tên trò chơi?. - Nhận xét sau khi chơi.. - Trẻ nghe nhạc - Trẻ nghe cô hát - Trẻ lắng nghe - Trẻ nghe cô giảng. - Lớp chúng ta đoàn kết - Trẻ hát nhún theo cô. - Trẻ nghe cô hướng dẫn. - Trẻ chơi trò chơi. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Quan sát tranh về trường mầm non. 2. Trò chơi vận động: Lộn Cầu Vồng. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc xây dựng: Xây vườn hoa. - Góc phân vai: Bác cấp dưỡng. - Góc học tập: Xem sách, tranh truyện, về trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ về trường mầm non. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. _________________________________________________ Thứ 6, ngày 15 tháng 08 năm 2014..
<span class='text_page_counter'>(34)</span> Ngày soạn: 08/08/2014. Ngày dạy: 15/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH. Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội. Đề tài: LỚP MẪU GIÁO QUÝ QUỐC CỦA BÉ. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ có một số hành vi đúng trong trường mầm non và trong cuộc sống: Biết lễ phép chào cô giáo, chào các bạn ..., đoàn kết với các bạn trong lớp... 2. Ngôn ngữ. - Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ cho trẻ. - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc. 3. Thái độ. - Trẻ nhận thức được hành vi đúng trong giao tiếp. - Trẻ yêu trường, yêu lớp, kính trọng cô giáo đoàn kết với các bạn.. II. Chuẩn bị. - Tranh minh hoạ nội dung truyện: Một ngày ở lớp của bé. - NDTH: + Âm nhạc “ Cô giáo miền xuôi”. + MTXQ: “Trò chuyện về chủ điểm”. III. Tiến hành.. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Trò truyện cùng bé. - Cho trẻ chơi trò chơi dân gian Lộn cầu vồng. + Các cháu chơi trò chơi gì? Ai dạy các cháu chơi trò chơi này? Cô giáo còn dạy các cháu những gì nữa? + Sáng nay ai đưa các cháu đến lớp? Đến lớp các cháu chào ai? + Các cháu được làm những hoạt động gì ở lớp? ai dạy các cháu? - Mời 2 trẻ trả lời.. => Cô khái quát: Các con ạ mỗi ngày đến lớp các con được gặp cô và các bạn và các con. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ trả lời. - Bố, mẹ … Cháu chào cô, chào bà … - Trẻ trẻ lời. - Trẻ lắng nghe..
<span class='text_page_counter'>(35)</span> được học rất nhiều điều hay từ cô và các bạn, các con được chơi với nhau thật đoàn kết và biết quan tâm đến nhau vậy các chau phải biết yêu lớp học của mình nhé.. - Cho trẻ dọc bài thơ “ Tình bạn” 2. Hoạt động 2: Bé nghe cô kể truyện. - Cô kể chuyện sáng tạo bài: Một ngày đến lớp của bé. - Cô dẫn dắt vào bài, cô giới thiệu tên truyện. + Cô kể truyện lần 1: Kết hợp tranh minh hoạ. + Cô kể truyện lần 2: Diễn cảm. 3. Hoạt động 3: Bé khám phá nội dung truyện. - Cô vừa kể cho các cháu nghe câu truyện gì? - Trong truyện kể về 1 ngày đến lớp của bạn nào? - Đến lớp gà con được học những gì?. - Trẻ đọc. - Trẻ nghe cô kể truyện. - Trẻ nghe và quan sát.. - Một ngày đến lớp của bé. - Gà con.. - Gà con được học hát, học múa ... được chơi với các bạn. - Gà con còn biết giúp đỡ ai? - Gà con biết giúp đỡ bạn vịt xám ... - Gà con giúp vịt xám điều gì? - Giúp vịt xám cách chơi ở góc - Các cháu thấy gà con có ngoan không? xây dựng, cách rửa tay … bảo vịt xám không được khóc nhè - Vì sao bạn gà con được khen ngoan? Các khi mẹ đưa đến lớp ... cháu thấy bạn vịt xám có ngoan không? vì sao? - Cô giảng nội dung: Câu chuyện kể về 2 bạn - Trẻ trả lời. nhỏ là gà con và vịt xám. Cả 2 bạn đều học lớp mẫu giáo 5 tuổi, khi đến lớp bạn gà con học rất - Trẻ lắng nghe. giỏi và ngoan còn bạn vịt xám còn bỡ ngỡ nên hay khóc nhè và còn chưa ngoan. … - Qua câu chuyện này các cháu nên học tập - Trẻ trả lời. ai? => Cô khái quát lại. - Trẻ hát - Cô cho trẻ hát bài: Cô giáo miền xuôi. 4. Hoạt động 4: Bé thi tài. - Cô chia lớp làm 2 nhóm. - Trẻ hát và đọc thơ. + Nhóm 1: Hát các bài hát nói về cô giáo. + Nhóm 2: Đọc các bài thơ nói về tình bạn. - Cô quan sát, khuyến khích trẻ. => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ. - Trẻ lắng nghe. - Cho trẻ ra chơi..
<span class='text_page_counter'>(36)</span> C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Dạo chơi xung quanh trường. 2. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc xây dựng: Xây bếp ăn trường mầm non. - Góc phân vai: Cô giáo. - Góc học tập: Vẽ tranh về trường mầm non. - Góc nghệ thuật: Biểu diễn văn nghệ về trường mầm non. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. ________________________________________________________. TUẦN III Chủ điểm: TRƯỜNG MẦM NON Chủ đề: BÉ VÀ CÁC BẠN Thứ 2, ngày 18 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 15/08/2014. Ngày dạy: 18/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - HOẠT ĐỘNG TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH - TRÒ CHUYỆN I. Đón trẻ - Hoạt động tự chọn. - Cô mở cửa thông thoáng lớp..
<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Niềm nở với phụ huynh, nhẹ nhàng với trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, học tập của trẻ. Nhắc trẻ chào cô giáo bố mẹ. - Rèn trẻ thói quen tự phục vụ cất đồ dùng vào nơi quy định. - Cho trẻ chơi đồ chơi của lớp. II. Điểm danh - Trò chuyện. - Cô gọi tên trẻ lần lượt theo sổ theo dõi trẻ. - Các con có biết hôm nay là thứ mấy không? - Vậy hôm qua là ngày gì? - Hai ngày nghỉ ở nhà các con làm được những việc gì giúp bố mẹ? (Cho trẻ kể những công việc mà trẻ đã làm). - Bạn nào được bố mẹ cho đi chơi? - các con được đi chơi ở đâu? Khi được đi chơ các con phải như thế nào? - Ngoài làm những công việc nhỏ và vui chơi thì các con có múa hát, đọc thơ cho ông bà bố mẹ nghe không? - Cô kể cho trẻ nghe những công việc cô đã làm trong hai ngày nghỉ. => Giáo dục: Ngày nghỉ các cháu ở nhà phải ngoan, vâng lời ông bà, bố mẹ. Đọc thơ, múa hát cho ông bà, bố mẹ nghe. Làm những công việc nhỏ vừa sức để giúp đỡ cho gia đình. B. HOẠT ĐỘNG CHUNG.. Lĩnh vực phát triển thể chất Hoạt động: Thể dục Đề tài:. ĐẬP BÓNG XUỐNG SÀN VÀ BẮT BÓNG Trò chơi: Cáo và thỏ. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ biết đập bóng xuống sàn và bắt bóng bằng 2 tay, không làm rơi bóng..
<span class='text_page_counter'>(38)</span> 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng nhanh nhẹn, khéo léo của đôi tay. - Trẻ nói được tên hoạt động, và biết cách chơi trò chơi, hứng thú trong giò học và giờ chơi. 3. Thái độ. - Trẻ có ý thức trong giờ học, và chăm tập thể dục thể thao. II. Chuẩn bị. - 5 -10 quả bóng. - Bóng của cô to hơn trẻ. * NDTH: Toán: Đếm số bóng. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Tham quan nhà Búp bê. - Cô tạo tình huống cho trẻ đi thăm nhà búp bê. - Cho trẻ thực hiện các kiểu đi chạy theo hiệu lệnh của cô. - Cho trẻ về 2 hàng điểm số 1,2 và tách 4 hàng, + Bài tập đội hình, đội ngũ: - Cho trẻ đứng nghiêm nghỉ và quay phải, trái 2. Hoạt động 2: Rèn luyện sức khỏe. - Tới nhà búp bế rồi cô thấy nhà búp bê có rất nhiều bóng các bé có muốn được chơi với bóng không?. Vậy thì các bé hãy tập thể dục để có sức khỏe trước khi chơi với bóng nhé. * Bài tập phát triển chung: + Động tác tay 1: Tay đưa ra trước, gập trước ngực. + Động tấc chân 1: Ngồi xổm đứng lên liên tục. + Động tác bụng 3: Đứng nghiêng người sang hai bên. + Động tác bật 1: Bật tiến về phía trước * Vận động cơ bản. - Sau bài tập thể dục cô thấy bạn nào cũng có đủ sức khỏe để chơi với bóng vậy mình cùng chơi. “ Đập bóng xuống sàn và bắt bóng ” - Cho trẻ đếm số bóng. + Đội hình: Đứng 2 hàng ngang đối diện. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ đi tham quan nhà búp bế và thực hiện các kiểu đi, chạy theo hiệu lệnh của cô - Trẻ điểm số tách hàng, - Trẻ tập đội hình, đội ngũ.. - Trẻ tập 3 lần x 8 nhịp - Tập 2 lần x 8 nhịp - Tập 2 lần x 8 nhịp - Tập 2 lần x 8 nhịp - Trẻ nghe cô giới thiệu tên bài tập - Trẻ đếm số bóng. - Đứng theo đội hình.
<span class='text_page_counter'>(39)</span> nhau cách nhau 3 – 4m. - Cô tập mẫu lần 1: Chậm, chính xác - Lần 2: Phân tích vận động. TTCB Cầm bóng bằng 2 tay, khi có hiệu lệnh cô đập bóng xuống sàn mắt nhìn theo bóng, khi bóng nảy lên cô bắt thật khéo léo bằng 2 tay sao cho không làm rơi bóng, không ôm bóng vào ngực. - Cho 2 trẻ khá lên tập * Cho trẻ thực hiện. - Lần 1: Mỗi hàng 1 trẻ lên tập - Lần 2: Mỗi hàng 2 trẻ lên tập - Lần 3: Những trẻ yếu lên tập lại (Trẻ tập cô quan sát và sửa xai cho trẻ, hỏi trẻ tên bài tập). - Cho 2 trẻ khá lên tập lại - Cô khái quát và giáo dục trẻ năng tập thể dục thể thao để cơ thể khỏa mạnh.... 3. Hoạt động 3: Ai nhanh chân hơn. - Trò chơi “Cáo và thỏ”. - Cách chơi: Chọn một trẻ làm cáo ngồi góc lớp, số trẻ còn lại một nửa làm thỏ, một nửa làm chuồng, xếp thành vòng tròn, các chú thỏ đi kiếm ăn vừa đi vừa nhảy giơ 2 tay lên đầu vẫy vẫy và đọc lời ca: “Trên bãi cỏ ..................... Có cáo gian Đang rình đấy”. - Kết thúc lời ca cáo xuất hiện đuổi bắt thỏ, thỏ chạy nhanh chân về chuồng của mình, thỏ nào bị bắt là thua cuộc. - Cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Hỏi trẻ tên trò chơi?. 4. Hoạt động 4: Hồi tĩnh. - Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 - 3 vòng.. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.. - Quan sát cô tập mẫu - Nghe và quan sát cô tập mẫu. - Trẻ thực hiện bài tập. - 2 Trẻ khá lên tập - Trẻ chú ý lắng nghe.. - Trẻ nghe cô nói cách chơi. - Cho trẻ chơi 3- 4 lần - Trẻ trả lời. - Trẻ đi lại nhẹ nhàng 2 phút..
<span class='text_page_counter'>(40)</span> 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các khu vực và công việc của các cô bác trong trường - Vẽ tự do trên sân. 2. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ - Nhảy vào nhảy ra. 3. Chơi tự do. I. Mục đích - yêu cầu. - Trẻ biết tên các lớp học và địa điểm của từng lớp học trong trường. - Biết yêu quý giữ gìn trường lớp sạch đẹp. Biết giữ gìn đồ chơi trong trường. - Trẻ nắm được luật chơi, cách chơi và hứng thú chơi trò chơi. II. Chuẩn bị. - Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. - Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, dễ vận động. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. 1. Hoạt động 1: Bé cùng lắng nghe. - Cô giới thiệu buổi hoạt động ngoài trời, - Trẻ trò chuyện cùng cô. cùng trò chơi mà trẻ sẽ được chơi, cho trẻ sửa lại trang phục cho gọn gàng rồi ra sân chơi, nhắc trẻ đi thành hàng ra sân... 2. Hoạt động 2: Bé khám phá. a. Trò chuyện về các khu vực và công việc của các cô bác trong trường. - Cô và trẻ cùng đi dạo và quan sát các khu vực và công việc của các cô bác trong - Trẻ quan sát và trò chuyện cùng cô. trường. - Cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời về một số lớp học trong trường. + Đây là khu vực nào? + Có ai làm việc ở khu vực này?. + Làm công việc gì?. - Cháu thấy khu vực này thế nào?. - Để trường luôn sạch đẹp thì các cháu phải làm gì?. => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ. b. Vẽ tự do trên sân trường. - Cô cho trẻ lấy phấn vẽ tự do theo ý thích của trẻ. + Cô là người gợi mở, hướng dẫn giúp trẻ thực hiện ý tưởng của mình. => Cô khái quát lại và giáo dục trẻ..
<span class='text_page_counter'>(41)</span> 3. Hoạt động 3: Bé vui chơi. a, Trò chơi: Cáo và Thỏ. + Luật chơi: Thỏ phải nấp vào đúng hang của mình, thỏ nào chậm thì bị cáo bắt + Cách chơi: Chọn 1 cháu làm Cáo ngồi ở cuối lớp, số trẻ còn lại làm chuồng, cứ mỗi trẻ làm chuồng xếp thành vòng tròn, cô yêu cầu các cháu phải nhớ đúng chuồng của mình, các chú Thỏ đi kiếm ăn phải chạy nhanh về chuồng không bị cáo đuổi bắt. - Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần. - Cô động viên khuyến khích trẻ. b. Trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra - Chia trẻ thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 - 8 trẻ, mỗi nhóm chọn một người làm oẳn tù tì, bên nào thắng được đi trước gọi là nhóm 1. nhóm 2 nhồi xuống thành vòng tròn rộng, nắm tay nhau để tạo thành “cửa ra vào”. các “cửa” luôn giơ tay lên hạ tay xuống ngăn không cho người nhóm 1 vào. - Mỗi trẻ ở nhóm 1 đứng cạnh 1 cửa ngoài vòng tròn để rình xem khi nào cửa mở ( tay hạ xuống) thì nhảy vào .Trẻ vừa nhảy vừa nói ( vào) khi vào trong vòng rồi nói ( vào rồi), khi 1 bạn ở nhóm 1 vào thì tất cả phải mở cửa để các bạn nhóm 1 được nhảy vào, khi đã vào hết thì các bạn phải tìm cách nhảy ra, tương tự như vậy với nhóm 2. - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Cô quan sát khuyến khích trẻ chơi. => Cô khái quát lại. 4. Hoạt động 4: Chơi tự do. - Cho trẻ chơi tự do trên sân theo ý thích của trẻ. Sau đó cho trẻ đi vệ sinh cá nhân rồi vào lớp. D. HOẠT ĐỘNG GÓC.. - Trẻ lắng nghe cô giới thiệu tên trò chơi. - Trẻ chơi.. - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn cách chơi, luật chơi.. - Trẻ chơi.. - Góc phân vai: Cô giáo - Bác cấp dưỡng. - Góc xây dựng: Xây lớp học của bé - Xây khu vui chơi..
<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Góc nghệ thuật: Chơi với các dụng cụ âm nhạc - Múa hát về chủ đề. - Góc học tập: Vẽ bạn trai bạn gái - Tô màu tranh lớp học của bé I. Yêu cầu. - Trẻ biết nhận vai chơi, biết phản ánh vai chơi. - Biết liên kết các nhóm chơi với nhau nhịp nhàng. - Trẻ hứng thú chơi, đoàn kết trong khi chơi. II. Chuẩn bị. - Cô chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho các góc. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Bé giao lưu. - Cô cho trẻ hát một bài về chủ đề. - Cô đàm thoại với trẻ về chủ đề. - Cô giới thiệu các góc chơi và công việc của từng góc. - Cho trẻ tự nhận vai chơi, sau đó lấy kí hiệu và về góc chơi. - Cô giáo dục trẻ đoàn kết trong khi chơi 2. Hoạt động 2: Bé ơi cùng chơi nhé. - Cho trẻ lấy đồ chơi ra chơi. - Cô cho trẻ để quán xuyến nhóm chơi của mình. - Khi trẻ chơi cô bao quát trẻ cô đi từng góc hỏi trẻ đang chơi gì chơi như thế nào? Cô gợi ý cho những nhóm trẻ còn lúng túng. Tạo tình huống để trẻ phối hợp với góc chơi khác. + VD: Góc xây dựng nên xây sân để xe rộng hơn và trồng thêm một số cây xanh cho không khí thoáng mát. Góc học tập các con phải nói sao cho tương ứng các nhóm và tô màu thật khéo…. - Nhắc trẻ chơi nhẹ nhàng giữ gìn đồ chơi 3. Hoạt động 3: Nhận xét. - Cô nhận xét từng nhóm chơi. - Cho trẻ tập trung về góc xây dựng. - Cho nhóm trưởng giới thiệu công trình xây dựng được xây như thế nào? Có những gì? - Cả lớp khen nhóm bạn chơi tốt.. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trò chuyện cùng cô, nhận vai chơi. - Trẻ nhận vai chơi và lấy ký hiệu về góc chơi. - Trẻ lấy đồ chơi ra chơi rồi phân nhóm trưởng, và chơi ở các góc.. - Nhóm xây dựng giới thiệu về công trình xây dựng của mình..
<span class='text_page_counter'>(43)</span> - Cho cả lớp biểu diễn văn nghệ để chúc mừng nhóm xây dựng.. - Cho trẻ về góc cất đồ dùng đồ chơi. * Kết thúc: Chuyển hoạt động khác. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA + Vệ sinh. - Cho trẻ đi vệ sinh cá nhân, rửa mặt mũi chân tay. + Ăn trưa. - Cho trẻ tập kê bàn ghế để ăn cơm. - Cô chia cơm cho trẻ và giới thiệu các món ăn, giá trị dinh dưỡng của món ăn cho trẻ biết. - Nhắc trẻ mời trước khi ăn. Khi ăn không làm rơi vãi, ăn hết xuất ăn của mình + Ngủ trưa. - Cô hướng dẫn trẻ rải chăn chiếu, cho trẻ ngủ đúng giờ giấc. - Cô quan sát trẻ ngủ ____________________________________________ Thứ 3, ngày 19 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 16/08/2014. Ngày dạy: 19/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH. * THỂ DỤC SÁNG. 1. Yêu cầu - Trẻ tập thể dục đều, đúng động tác. - Trẻ yêu thích thể dục và biết được lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên. 2. Chuẩn bị. - Sân sạch sẽ, bằng phẳng, thoáng mát. - Quần áo của cô và trẻ gọn gàng. 3. Tiến hành. a. Khởi động: - Cho trẻ đi thành vòng tròn hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu”. Sau đó đi kết hợp các kiểu đi: đi thường, gót chân ... - Cho trẻ đứng thành hàng dọc, điểm số 1,2 để tách hàng..
<span class='text_page_counter'>(44)</span> b. Trọng động. - Cho trẻ tập thể dục kết hợp với bài hát: Sáng dậy sớm (mỗi động tác tập 2 lần). + Cô quan sát, khuyến khích trẻ tập. - Bài tập phát triển chung: + Động tác hô hấp: Thổi bóng bay. + Tay 2, chân 2, bụng 3, bật 1. + Cô quan sát, khuyến khích trẻ tập. => Cô khái quát, tuyên dương trẻ. c. Hồi tĩnh. - Cô cho trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 - 2 phút rồi vào lớp. B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển nhận thức. Hoạt động: Toán Đề tài: ÔN SỐ LƯỢNG 3.. NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 3. ÔN SO SÁNH CHIỀU RỘNG. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ được làm quen với biểu tượng toán sơ đẳng, phát triển tư duy, khả năng so sánh, phân nhóm theo dấu hiệu cho trước. - Nhận biết được các nhóm đối tượng có số lượng 3. Nhận biết và phát âm đúng chữ số 3. Luyện tập so sánh chiều rộng. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng so sánh, quan sát và nêu kết quả về số lượng của đồ chơi. 3. Thái độ. - Trẻ có tâm lý học thoải mái, biết chú ý. Biết lắng nghe bạn nói và biết nhường nhịn nhau khi thực hiện bài tập. II. Chuẩn bị. - Đồ dùng của cô: Tranh con gà trống, mèo, bướm. Thẻ chữ sô 1, 2, 3. Xắc xô, đồ dùng đồ chơi quanh lớp có số lượng 2 . 3. - Đồ dùng của trẻ: Mỗi cháu một băng giấy đỏ, 4 băng giấy vàng, (3 băng giấy màu vàng rộng bằng băng giấy màu đỏ). Băng giấy còn lại hẹp hơn. Đất nặn, rổ nhựa, bảng, chữ số 1,2,3, nước rửa tay. - Tích hợp: Âm nhạc, văn học, tạo hình. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Trò chuyện. - Cho trẻ chơi tự do: Lộn cầu vồng. - Cô cho trẻ đọc bài thơ: Em vẽ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Cả lớp đọc thơ.
<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Ai dạy các cháu vẽ? - Trong bài thơ em bé đã vẽ được con gì? => Cô treo tranh con gà trống, con mèo, con bướm cho trẻ quan sát và đàm thoại về hình ảnh trong tranh. 2. Hoạt động 2: Bé cùng khám phá. * Ôn số lượng 1, 2, 3. Nhận biết chữ số 3: - Cô có mấy bức tranh? - Bức tranh thứ nhất vẽ con gì? - Bức tranh thứ 2 vẽ con gì? - Bức tranh thứ 3 vẽ con gì? - Bạn nhỏ vẽ được mấy con gà trống? (Cho trẻ đếm) - Mấy con mèo? - Mấy con bướm? - Yêu cầu trẻ tìm chữ số gắn tương ứng với nhóm gà và nhóm mèo - đọc chữ số. - Có 1 con gà các con gắn chữ số 1. Có 2 con gà các con gắn chữ số 2. Tương ứng với 3 con mèo cô có chữ số 3 (Cô giới thiệu thẻ chữ số 3 cho trẻ quan sát). - Cô phát âm cho trẻ nghe 2 lần. - Mời cả lớp đọc số 3 theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân. (Cô chú ý sửa sai cho trẻ). - Cô yêu cầu trẻ quan sát xung quanh lớp nhóm đồ dùng đồ chơi có số lượng 3 - đếm – gắn số tương ứng - đọc chữ số.. - Bài thơ: Em vẽ ạ - Cô giáo dạy chúng cháu vẽ ạ - Bé vẽ được con gà trống, mèo, bướm… - Trẻ quan sát. - 1, 2, 3 – Tất cả có 3 bức tranh ạ - Bức tranh thứ nhất vẽ con gà trống - Bức tranh thứ 2 vẽ con mèo - Bức tranh thứ 3 vẽ con bướm - 1 – 1 con gà trống - 1, 2 – 2 con mèo - 1, 2, 3 – 3 con bướm - 1 con gà - gắn số1 - 2 con mèo – gắn số 2 - Lắng nghe và quan sát - Lắng nghe - Lớp – tổ – nhóm – cá nhân đọc số 3.. - Trẻ tìm được 3 quyển sách, 3 cái bảng, 3 quả bóng. Đếm – - Cô cho trẻ chơi trò chơi: Chọn số theo hiệu Gắn số tương ứng - đọc chữ số. lệnh của cô: Cô phát cho mỗi cháu một rổ có các - Nghe cô nói cách chơi và chữ số 1, 2, 3, khi nghe cô gõ mấy tiếng xắc xô hứng thú chơi thì trẻ phải chọn chữ số tương ứng giơ lên và phát âm. VD: Cô gõ 3 tiếng xắc xô, trẻ chọn chữ số 3 giơ lên và phát âm. * Ôn so sánh chiều rộng. - Cô cùng trẻ so sánh chiều rộng của băng giấy màu màu đỏ và màu vàng. - Cô hỏi: Bằng cách nào cô cháu mình có thể so sánh được chiều rộng của băng giấy màu đỏ và.
<span class='text_page_counter'>(46)</span> băng giấy màu vàng? - Các con hãy tìm những băng giấy màu vàng rộng bằng băng giấy màu đỏ và đặt sang bên trái. Cho trẻ đếm. - Yêu cầu trẻ gắn số tương ứng với số băng giấy vàng - Đọc chữ số.. - Đặt chồng 2 băng giấy lên nhau - Trẻ tìm được 3 băng giấy màu vàng.. - 1, 2, 3 – tất cả có 3 băng giấy - Yêu cầu trẻ tìm băng giấy màu vàng hẹp hơn màu vàng – Gắn số 3 - Đọc chữ băng giấy màu đỏ đặt sang bên phải. số. - Cô hỏi: Có mấy băng giấy màu vàng không rộng bằng băng giấy màu đỏ?. - Băng giấy nào rộng hơn? Băng giấy nào hẹp - Có 1 băng giấy màu vàng hơn? không rộng bằng băng giấy - Yêu cầu trẻ tìm số tương ứng gắn cho băng màu đỏ. giấy hẹp hơn và đọc chữ số. - Băng giấy màu vàng hẹp hơn, - Cô mời trẻ đứng dậy hát và vận động theo bài: băng giấy màu đỏ rộng hơn. Tập đếm. - Trẻ gắn số 1 - đọc chữ số. 3. Hoạt động 3: Luyện tập nhận biết số trong phạm vi 3. - Cả lớp hát kết hợp vận động. - Trò chơi: Tìm nhà. - Cô phát cho trẻ mỗi trẻ 1 thẻ số, xung quanh lớp là những ngôi nhà có số lượng trong phạm vi 3. Trẻ vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh của cô thì - Nghe cô giới thiệu cách chơi trẻ có thẻ số mấy thì phải về nhà tương ứng với và luật chơi. số lượng đó. - Luật chơi: Nếu có ai về nhầm nhà thì phải nhảy lò cò. - Cho trẻ chơi. *. Kết thúc: Cô hướng trẻ về góc nặn đồ dùng đồ chơi có số lượng 3. - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ về góc nặn đồ dùng, đồ chơi có số lượng 3. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các khu vực và công việc của các cô bác trong trường. 2. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ. 3. Chơi tự do..
<span class='text_page_counter'>(47)</span> D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc phân vai: Cô giáo. - Góc xây dựng: Xây lớp học của bé. - Góc nghệ thuật: Chơi với các dụng cụ âm nhạc. - Góc học tập: Vẽ bạn trai bạn gái. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. _________________________________________________________. Thứ 4, ngày 20 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 18/08/2014. Ngày dạy: 20/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG . B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Hoạt động : Chữ cái Đề tài: TÌM HIỂU CHỮ CÁI O - Ô - Ơ I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ o, ô, ơ. - Trẻ biết điểm giống và khác nhau của chữ o, ô, ơ. 2. Kĩ năng. - Rèn kỹ năng phát âm cho trẻ. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ chăm học, yêu cô giáo yêu trường lớp. II. Chuẩn bị. - Các thẻ chữ rời các từ : o, ô, ơ. - Một số hình ảnh có chứa chữ o, ô, ơ. - NDTH: - MTXQ: Trò chuyện về trường mầm non. - Âm nhạc: Trường chúng cháu là trường mầm non..
<span class='text_page_counter'>(48)</span> III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Bé tham quan. - Cho trẻ chơi tự do. - Cô cho trẻ đi xem triển lãm tranh với chủ đề trường mầm non. - Cô và trẻ cùng quan sát và trò chuyện về triển lãm tranh trường mầm non. => Cô khái quát, giáo dục trẻ. 2. Hoạt động 2: Bé tìm hiểu chữ o, ô, ơ. * Làm quen với chữ o. - Cô cho trẻ xem tranh ảnh Cô giáo đang dạy học. + Trong tranh giáo đang làm gì?. - Giới thiệu từ “Cô giáo”. - Cả lớp phát âm 2 lần - Cô cho trẻ lên ghép từ “Cô giáo”. - Cô giới thiệu chữ o. + Cô phát âm. - Sau đó cô cho tổ, nhóm, cá nhân phát âm. - Chữ o có cấu tạo như thế nào? ( cô mời2 3 trẻ) nêu cấu tạo chữ. => Cô khái quát lại. - Cô giới thiệu các kiểu chữ o khác nhau nhưng đều phát âm là o * Trò chơi : Bé tạo dánh cho chữ o. - Cô cho trẻ lấy hột hạt xếp chữ o * Làm quen với chữ ô, ơ - Cô đưa tranh Cô giáo, Vui chơi. - Các bước tương tự chữ o - Hôm nay cô cho các con làm quen với chữ gì?. - Cô cho trẻ sánh điểm giống và khác nhau về cấu tạo giữa chữ o, ô, ơ. => Cô khái quát lại 3. Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái. *. Trò chơi: Tìm chữ theo hiệu lệnh. + Cho trẻ xếp các chữ cái đã học ra trước mặt rồi phát âm lại. Khi cô nói “Tìm chữ” thì các cháu hỏi “Chữ gì” khi cô phát âm chữ cái nào thì các cháu tìm nhanh chữ cái đó, khi cô. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Quan sát và trò chuyện cùng cô.. - Trẻ quan sát. + Cô giáo đang dạy học - Trẻ phát âm. - Trẻ ghép từ. - Trẻ phát âm - Một nét cong tròn khép kín - Trẻ quan sát và phát âm. - Trẻ xếp chữ o. - Chữ o, ô, ơ. - Trẻ nêu điểm giống và khác nhau..
<span class='text_page_counter'>(49)</span> gõ một tiếng thước thì các cháu giơ lên, hai tiếng thước thì quay chữ cái vào và đọc, ba tiếng thước thì đặt chữ cái xuống và tiếp tục chơi tìm chữ khác.... - Cho trẻ chơi 2 – 3 lần. - Trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô. *. Trò chơi: Vào rừng hái nấm. - Các cây nấm có chứa chữ cái o, ô, ơ. Chia lớp làm 3 đội. + Đội Hoa Hồng: Hái nấm chứa chữ o + Đội Hoa Sen: Hái nấm chứa chữ ô + Đội Hoa Cúc: Hái nấm chứa chữ ơ - Cách chơi: Thời gian được tính là một bản nhạc, khi có tiếng nhạc thì các thành viên của - Lắng nghe cô hướng dẫn cả 3 đội bật liên tục vào vòng lên hái nấm rồi chơi. mang về để vào rổ của đội mình, khi bản nhạc kết thúc đội nào hái được nhiều nấm và đúng thì đội đó thắng cuộc. - Tổ chức cho trẻ chơi. - 3 đội chơi - Cô động viên khuyến khích trẻ chơi. - Trẻ chơi song cô kiểm tra kết quả rồi cho - Kiểm tra kết quả cùng cô trẻ ra chơi. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Vẽ tự do trên sân. 2. Trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc phân vai: Bác cấp dưỡng. - Góc xây dựng: Xây khu vui chơi. - Góc nghệ thuật: Múa hát về chủ đề. - Góc học tập: Tô màu tranh lớp học của bé E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. _________________________________________________________ Thứ 5, ngày 21 tháng 08 năm 2014..
<span class='text_page_counter'>(50)</span> Ngày soạn: 18/08/2014. Ngày dạy: 21/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - ĐIỂM DANH - THỂ DỤC SÁNG . B. HOẠT ĐỘNG CHUNG. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Hoạt động : Âm nhạc. Đề tài: BÀN TAY CÔ GIÁO NDTT: Vỗ tay theo nhịp. NDKH: NH: Bài ca đi học. TCAN: Ai nhanh nhất. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức. - Giúp trẻ mạnh dạn tự tin, yêu thích môn âm nhạc. - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Trẻ thuộc và vận động theo nhịp bài hát. Biết chơi trò chơi. 2. Kỹ năng. - Rèn kỹ năng hát và vỗ tay theo nhịp. 3. Thái độ. - Giáo dục trẻ lòng biết ơn và kính trọng cô giáo. II. Chuẩn bị. - Phách tre, xắc xô, vòng thể dục. - Tích hợp: MTXQ. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé. - Cho trẻ chơi tự do: Lộn vầu vồng. - Hằng ngày ai đưa các con đi học? - Khi đến lớp ai dạy dỗ, chăm sóc các con? - Cô giáo làm những công việc gì để chăm sóc các con?. - Giáo dục trẻ yêu quý, biết ơn, kính trọng cô giáo… 2. Hoạt động 2: Tài năng của bé. - Cô giới thiệu bài hát: Bàn tay cô giáo –. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Bố, mẹ…đưa con đi học - Cô giáo chăm sóc và dạy dỗ chúng con - Chải đầu, thay quần áo, rửa tay… - Lắng nghe và vâng lời cô dạy - Lắng nghe.
<span class='text_page_counter'>(51)</span> ST: Nhạc Phạm Tuyên, lời Định Hải. - Cô mời cả lớp hát cùng cô một lượt. - Cô và các con vừa hát bài gì? Đúng rồi! Đó là bài hát: Bàn tay cô giáo. - Các cháu có yêu thương cô giáo không?. => Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng cô giáo thì các cháu phải ngoan, học giỏi, vâng lời cô giáo, biết giúp đỡ cô giáo những công việc nhỏ vừa với sức của mình. - Bài hát Bàn tay cô giáo sẽ hay hơn, sôi động hơn nếu chúng mình vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp 2/4. và để thể hiện tài năng của mình thật là khéo các cháu xem cô hát và vỗ tay trước nhé. - Cô hát và vỗ tay theo nhịp 2/4 2 lần. - Cả lớp vận động 2 lần. - Mời từng tổ, nhóm, cá nhân hát kết hợp vỗ tay bài (Cô thay đổi các hình thức để trẻ hứng thú). - Cả lớp vận động lại một lần. - Các cháu vừa được hát và vận động bài hát gì?. - Các cháu vận động như thế nào?. - Ngoài cách vỗ tay theo nhịp còn có cách vận động nào khác không?. 3. Hoạt động 3: Giao lưu. Cô giới thiệu bài: Bài ca đi học. - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài, tên tác giả - Cô hát lần 2: Minh họa động tác theo nội dung bài hát Bài hát nói lên vẻ đẹp của thầy cô khi đứng trên bục giảng để giảng bài cho các bạn nhỏ với mong muốn các bạn sau này lớn lên trở thành người có tri thức,có học thức và là người có ích cho xã hội - Cô hát lần 3 cho trẻ hát cùng và cùng minh họa theo lời bài hát 4. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc.. - Cả lớp hát cùng cô - Bài hát: Bàn tay cô giáo ạ - Có - Lắng nghe. - Cả lớp quan sát - Cả lớp hát kết hợp vỗ tay - Cả lớp vận động. - Bài hát Bàn tay cô giáo. - Vỗ tay theo nhịp 2/4. - Trẻ trả lời.. - Chú ý lắng nghe cô hát. - Một trẻ lên hát, cả lớp lắng nghe. - Trẻ hát kết hợp gõ phách theo nhóm- cá nhân.
<span class='text_page_counter'>(52)</span> Trò chơi: Ai nhanh nhất + Cách chơi: Cô đặt 4 - 5 chiếc vòng cho trẻ đếm sau đó lên chơi (số trẻ nhiều - Nghe cô phổ biến cách chơi. hơn số vòng) trẻ vừa đi vừa hát xung quanh chiếc vòng và lắng nghe tiếng xắc xô, khi cô vỗ bình thường trẻ đi bình thường. Khi cô vỗ nhanh trẻ đi nhanh. Khi cô dừng lại trẻ nhanh chân nhẩy vào vòng. + Luật chơi: Bạn nào không có vòng là nhẩy lò cò 1 vòng - Cô thêm vòng cho trẻ chơi 3 - 4 lần. - Cô động viên khen trẻ, hỏi trẻ tên trò - Trẻ chơi trò chơi. chơi. - Kết thúc. C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Trò chuyện về các khu vực và công việc của các cô bác trong trường. 2. Trò chơi vận động: Cáo và Thỏ. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc phân vai: Cô giáo. - Góc xây dựng: Xây lớp học của bé. - Góc nghệ thuật: Chơi với các dụng cụ âm nhạc. - Góc học tập: Vẽ bạn trai bạn gái. E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. Thứ 6, ngày 22 tháng 08 năm 2014. Ngày soạn: 18/08/2014. Ngày dạy: 22/08/2014.. A. ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH B. HOẠT ĐỘNG HỌC CÓ CHỦ ĐÍCH. Lĩnh vực phát triển tình cảm xã hội. Đề tài: HÀNH VI ỨNG SỬ TRONG TRƯỜNG MẦM NON I. Mục đích yêu cầu..
<span class='text_page_counter'>(53)</span> 1. Kiến thức. - Trẻ biết một số hành vi ứng sử trong trường mầm non: Như biết chào hỏi cô giáo và các bạn..., biết hòa nhập với các bạn trong mọi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi. Biết tránh những nơi nguy hiểm 2. Kĩ năng. - Rèn kĩ năng chú ý và nghi nhớ có chủ định của trẻ, - Kĩ năng nghe và trả lời các câu hỏi của cô. 3. Thái độ. - Trẻ có hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động, - Giúp trẻ nhận thức được hành vi đúng trong khi quan hệ giao tiếp với bạn bè và mọi người xung quanh II. Chuẩn bị. - Tranh truyện: Bạn mới *. NDTH: Âm nhạc: Trường chúng cháu đây là trường mầm non. MTXQ: Trò chuyện về trường mầm non. III. Tiến hành. HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. 1. Hoạt động 1: Lời chào của bé. - Cho trẻ chơi trò chơi: Tập tầm vông Cô chào các con! Các con đang chơi trò chơi gì mà hay thế vậy?. - Hôm nay ai đưa các con đi học?. Khi đi học các con chào ai?. Các con chào như thế nào?. => Như vậy là có rất nhiều cách chào đúng không nào, có bạn rơ tay ra chào, có bạn khoanh tay để chào,... và còn có nhiều cách chào khác nữa. Khi được chào mọi người sẽ cảm thấy rất vui và các con sẽ được mọi người khen là em bé ngoan vậy các con có muốn trở thành em bé ngoan không?. Để trở thành bé ngoan ngoài việc chào hỏi ra các bạn còn phải biết những hành vi ứng xử đúng trong trường mầm non nữa đấy, vậy ứng xử trong trường mầm non là gì?. Và nên ứng xử như thế nào cho đúng hôm nay nay cô sẽ giúp các con hiểu được điều này thông qua câu truyện “Bạn mới”. 2. Hoạt động 2: Bé với những hành vi ứng xử. + Cô kể chuyện lần 1: Kể diễn cảm. - Cô giới thiệu tên truyện: Bạn mới do Thu. HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ. - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô. - Trẻ chú ý lắng nghe. - Trẻ nghe cô kể truyện..
<span class='text_page_counter'>(54)</span> Hằng sáng tác. + Cô kể lần 2: Qua tranh minh họa. - Cô vừa kể chuyện gì?. Của tác giả nào?. - Trong chuyện gồm có những nhân vật nào?. - Trong truyện có bạn: Hà, Hoa, Tý sún, Dung, Phương,và Cô giáo. - Người bạn mới đến lớp với tâm trạng ra - Hồi hộp lo sợ sao?. - Lý do gì khiến các bạn xa lánh?. Và không - Vì bạn Hoa có bàn tay tật chịu ngủ cùng?. nguyền. - Khi ngủ trưa bạn Hoa đã làm sao?. Vì sao?. - Bạn khóc vì tủi thân - Khi Cô giáo dậy múa bạn Hoa có phản ứng - Hoa lúng túng ngại ngùng như thế nào?. - Hoa đã nói gì với cô giáo?. - Thưa cô con không múa được - Cô giáo đã làm gì để cả lớp hiểu và thông - Cô giải thích bàn tay bạn Hoa cảm cho hoa?. tuy bị tật nguyền nhưng bạn Hoa đã rất ngoan biết giúp đỡ mẹ nấu cơm và trong em.. - Khi hiểu ra các bạn ở lớp đã giới thiệu cho - Các bạn đã rủ Hoa cùng chơi bạn Hoa về lớp học của mình như thế nào?. và giới thiệu các góc chơi của Câu chuyện kể về một bạn mới có bàn lớp mình. tay bị tật nguyền, khi mới đến lớp thì hồi hộp lo lắng vì bị các bạn xa lánh và xì xào bàn tán về mình, Hoa tủi thân và khóc, khi được biết - Trẻ chú ý lắng nghe Hoa là người ngoan ngoãn hiếu thảo biết giúp đỡ mẹ và chịu khó thì các bạn đã yêu thương đoàn kết với các bạn và rủ bạn cùng học tập và vui chơi, không ai còn xa lánh bạn nữa, đó là những hành vi rất đáng khen phải không các bạn. - Qua câu chuyện này muốn nhắc nhở chúng - Phải biết yêu thương đoàn kết mình điều gì?. chia sẻ với các bạn trong cùng => Cô khái quát lại: một lớp 3. Hoạt động 3: Những em bé ngoan. Cho trẻ chơi theo nhóm - Nhóm 1: Đọc thơ: Tình bạn. - Nhóm 1: Trẻ đọc thơ - Nhóm 2: Đọc tiêu chuẩn Bé chăm, bé - Nhóm 2: Đọc tiêu chuẩn ngoan, bé sạch. => Giao dục trẻ biết chào hỏi, yêu quý trường lớp, hòa nhập với các bạn, biết giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi, biết tránh những - Chú ý lắng nghe nơi nguy hiểm và không đến nơi nguy hiểm,.
<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Cho trẻ hát: Trường chúng cháu đây là - Hát và ra chơi. trường mầm non và ra chơi C. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. 1. Hoạt động có mục đích: Vẽ tự do trên sân. 2. Trò chơi vận động: Nhảy vào nhảy ra. 3. Chơi tự do. D. HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc phân vai: Bác cấp dưỡng. - Góc xây dựng: Xây khu vui chơi. - Góc nghệ thuật: Múa hát về chủ đề. - Góc học tập: Tô màu tranh lớp học của bé E. VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA. ________________________________________________________________. KẾT QUẢ MONG ĐỢI Chủ đề: TRƯỜNG MẦM NON Thời gian thực hiện 3 tuần Từ ngày 04/ 08 đến ngày 22/08 năm 2014..
<span class='text_page_counter'>(56)</span> Lĩnh vực Phát triển. Hoạt động. Đề tài - Tung bóng lên cao và bắt bóng.. Thể chất. Thể dục. - Đi trên ghế thể dục. - Đập bóng xuống sàn và bắt bóng. Toán Nhận thức Khám phá khoa học. - Ôn số lượng 1, 2; Nhận biết chữ số 1, 2. Ôn so sánh chiều dài. - Dậy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật, sử dụng đúng từ nhiều hơn, ít hơn. - Ôn số lượng 3. Nhận biết số 3. Ôn so sánh chiều rộng.. Ngôn Ngữ. - Thơ: Tình bạn - Truyện: Bạn mới. Chữ cái Thẩm mĩ Âm nhạc. - Qua các bài tập trẻ thực hiện thành thạo các vận động cơ bản và có ý thức trong gời học, phát triển các vận động như: Đi trên ghế, Tung, đập và bắt bóng...cho trẻ. - Trẻ biết lợi ích của việc tập thể dục, biết ăn uống đủ chất, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Mặc trang phục phù hợp với mùa. - Trẻ nhận biết được số 1, 2, 3, và so sánh được chiều dài, chiều rộng của các đối tượng bằng các cách khác nhau . - Nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lương giữa 2 nhóm đồ vật và chơi tốt các trò chơi toán học.. - Qua các hoạt động trẻ biết tên - Trường mầm non. trường, lớp, và ý nghĩa của ngày hội - Lớp mẫu giáo Quý Quốc của đến trường, bé. => Qua đó trẻ yêu trường lớp, - Bé và các bạn thích đi học, chăm chỉ học tập. - Truyện: Gà tơ đi học.. Văn học. Kết quả mong đợi. - Bé tìm hiểu chữ: o, ô, ơ.. - Trẻ hiểu nội dung truyện, thơ, biết đọc thơ diễn cảm, phát âm chính xác câu chữ. Biết ngắt nghỉ đúng nhịp, biết thể hiện tình cảm, cảm xúc khi đọc thơ, kể truyện - Trẻ nhận biết và phát âm chính xác nhóm chữ cái: o, ô, ơ. - Trẻ hứng thú chơi các trò chơi và chơi thành thạo các trò chơi với chữ cái.. - Trường chúng cháu đây là - Qua các bài hát trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của trường mầm non, biết trường mầm non. yêu cô giáo, trẻ biết chăm ngoan, - Chào ngày mới. học giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ,.
<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Bàn tay cô giáo - Tô màu trường mầm non. Tạo Hình Tình cảm xã hội. - Vẽ con đường đến trường.. cô giáo... + Biết hát đúng nhịp, thể hiện tình cảm, cảm xúc khi biểu diễn. + Biết yêu cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp, biết giữ gìn sản phẩm mà mình và mọi người làm ra.. - Vẽ chân dung cô giáo. - Bé yêu trường mầm non. - Qua các tình huống, các câu - Lớp mẫu giáo Quý Quốc của chuyện trẻ biết yêu quý trường, lớp, bé. các bạn, cô giáo, thích đi học, biết - Hành vi ứng sử trong trường một số hành vi đẹp khi đến trường... mầm non..
<span class='text_page_counter'>(58)</span>