Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC đề TÀI THỰC TRẠNG BÁN HÀNG đa CẤP ở SINH VIÊN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.79 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM


BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở SINH VIÊN
HIỆN NAY
Giáo viên hướng dẫn: Trần Tuyến
Nhóm sinh viên thực hiện
Họ và tên

đơn vị

1. Đặng Thị Thu Hiền

Khoa In và Truyền Thông

2. Huỳnh Duy Phương

Khoa Điện Điện Tử

3. Nguyễn Duy Khang

Khoa Điện Điện Tử

4. Ngơ Phi Lít

Khoa Cơng Nghệ Thơng Tin

5. Trần Chí Hồng Nam


Khoa Điện Điện Tử

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2019
1


NHẬN XÉT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống ai cũng mong muốn đạt được thành công nhất định,
đặc biệt là sinh viên với đầy nhiệt huyết, tham vọng ước mơ và háo hức vào
đời. Vì vậy mà ngồi việc học tốt ở trường các bạn ln mong tìm cho mình
một cơng việc để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình và tạo được nhiều
mối quan hên cũng như rèn luyện kĩ năng của bản thân.vNgoài những việc
làm thêm cho các nhà hàng, khách sạn, công ty, quán ăn thì hiện nay sinh
viên tham gia vào các cơng ty bán hàng đa cấp ngày càng nhiều nhưng lại
không tìm hiểu kỹ về hình thức kinh doanh này hoặc khơng biết phải tìm
hiểu ở đâu và tìm hiểu như thế nào.Trước hai luồng dư luận trong xã hội:
một bên khẳng định là tốt cịn một thì cho là xấu thì việc tìm hiểu và quyết
định có tham gia hay khơng lại càng trở nên khó khăn hơn.Thêm vào đó, là
việc bán hàng đa cấp đang phát triển ở nước ta liệu có mang lại lợi ích cho
sinh viên ? Hình thức kinh doanh này có giúp cho sự phát triển kinh tế của
nước ta hay khơng khi chính nó đang thu hút đông đảo lực lượng lao động
trẻ như thế? Chính vì vậy mà nhóm em chọn đề tài này nhằm giúp mọi
người hiểu rõ hơn về vấn đề kinh doanh đa cấp từ đó quyết định có nên tham
gia vào bán hàng đa cấp hay khơng
2. Mục đích nghiên cứu
 Nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và hiểu rõ mọi khía cạnh
của hình thức bán hàng đa cấp từ đó sinh viên có thể lựa chọn mình có nên
hay khơng nên tham gia vào các cơng ty kinh doanh đa cấp. Xác định xem
các công ty kinh doanh theo mạng hiện nay có thực sự mang lại lợi ích, thúc
đẩy hay kìm hãm sự phát triển kinh tế của nước ta.
3.Đối tượng và khách thể, phạm vi nghiên cứu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hình thức, hoạt động, tổ chức của kinh doanh
đa cấp
Việc sinh viên tham gia vào kinh doanh đa cấp
Khách thể: sinh viên
Phạm vi: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP HCM

4.Nhiệm vụ nghiên cứu
Giới thiệu về tình hình tham gia các cơng ty kinh doanh đa cấp của sinh
viên. Tìm hiểu cách thức hoạt động, tổ chức và quản lý của các công ty kinh
3


doanh đa cấp. Khảo sát những sinh viên đang có nhu cầu tìm việc làm thêm
và biết đến hình thức bán hàng đa cấp. Khảo sát những sinh viên hoặc cá
nhân đã hoặc đang làm cho các công ty kinh doanh đa cấp, rút ra những kinh
nghiệm, ý kiến, bổ sung kiến thức tạo cái nhìn tổng quan và rõ hơn đối với
vấn đề kinh doanh đa cấp
5.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu luận. Tham khảo các sách, báo,tạp chí,các
cơng trình nghiên cứu chun nghành về các vấn đề liên quan đến: nhận
thức, thái độ, hành vi của sinh viên và ảnh hưởng của đa cấp đến một bộ
phận sinh viên từ đó hệ thống và khái quát hóa những khái niệm công cụ
làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp khảo sát để thu thập
dữ liệu định lượng từ đó có những thống kê mô tả trên diện rộng về nhận
thức thức của sinh viên đối với hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
6. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài
Đề tài có các tính mới sau: Phân tích sự ảnh hưởng của việc làm tới kết
quả học tập của sinh viên. Đưa ra những giải pháp cho hướng phát triển của
loại hình này
Giá trị thực tiễn. Giúp cho các bạn sinh viên có hiểu biết và hướng đi
đúng đắn khi tham gia loại hình này

4



PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG BÁN HÀNG ĐA
CẤP
1.1 Tổng quan về kinh doanh bán hàng đa cấp
1.1.1 Bán hàng đa cấp
Bán hàng đa cấp hay được biết tới với các cái tên như kinh doanh theo
mạng,
kinh doanh đa cấp… thực chất có nguồn gốc từ thuật ngữ Multi – Level
Marketing ( MLM ) dùng để chỉ một hoạt động kinh doanh và tiếp thị sản
phẩm được phát triển từ giữa thế kỷ XX, là một nhánh đang rất phát triển
của ngành bán hàng trực tiếp( Direct Selling ). Cùng với sự phát triển của
hoạt động bán hàng đa cấp đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau để có thể
đưa ra định nghĩa chính xác về hoạt động này, Có thể tham khảo tới một số
cách tiếp cận như:
Trên góc độ kinh doanh : Bán hàng đa cấp là phương thức kinh doanh
kết hợp giữa bán hàng trực tiếp (Direct Selling) và nhượng quyền thương
mại
(Franchasing). Đại diện bán hàng đa cấp (hay còn gọi là nhà phân phối, hợp
tác
viên, đại lý,…) nhận hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của chính mình. Ngồi
ra, khi kêu gọi được những thành viên mới tham gia hệ thống của, họ còn
nhận được hoa hồng từ hiệu quả bán hàng của các thành viên mới (gọi là cấp
dưới). Trong Franchising, hoa hồng được trả cho cá nhân người kinh doanh
Franchise và người nhượng quyền Franchise. Còn trong hệ thống bán hàng
đa cấp, tiền hoa hồng được trả cho nhiều người thuộc các cấp khác nhau
trong hệ thống.
Theo góc độ marketing : Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng
trong đó vấn đề tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua một cơ cấu
nhiều tầng là các mạng lưới phân phối bao gồm những nhà phân phối- người
tham gia bán hàng đa cấp có nhiệm vụ phân phối hàng hóa đến tay người

tiêu dùng và xây dựng mạng lưới phân phối. Những người này hoạt động
độc lập và mỗi nhà phân phối có thu nhập được tính theo những tỉ lệ nhất
định trên doanh số bán hàng của chính nhà phân phối và của mạng lưới do
nhà phân phối này xây dựng
5


1.1.2 Phân loại
Có 2 loại hình kinh doanh đa cấp :
Kinh doanh đa cấp chân chính (mơ hình tháp ảo)
Kinh doanh đa cấp biến tướng
1.1.3 Mơ hình tháp ảo
Bán hàng đa cấp (MLM) bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng
biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp. Trong đó, lợi nhuận khơng
thực sự được xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các
thành viên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh theo mạng là Sản phẩm,
cịn đối tượng của hình tháp ảo là tiền, cho dù nó thường được quy đổi thành
sản phẩm, hay dịch vụ nhất định thì nó vẫn là hình tháp ảo khi số lượng sản
phẩm tiêu thụ được sẽ luôn tương xứng với số người tham gia (đối với hình
thức chân chính, số lượng sản phẩm bán tùy thuộc vào khả năng nội tại của
mỗi người). Khi đó, các cơng ty hình tháp ảo, sử dụng thuật ngữ "đa cấp" ám
chỉ việc những người khởi xướng và phát động hệ thống (nằm ở đỉnh tam
giác-kim tự tháp) lợi dụng và bóc lột những thành viên bên dưới (đáy tam
giác).
1.2 Phân biệt kinh doanh đa cấp với hình tháp ảo ( đa cấp biến tướng )

Kinh doanh đa cấp chân
chính
Cách
thức


Hợp pháp

Hình tháp ảo

Bất hợp pháp
Có tính chất lơi kéo, ép
buộc tham gia

Tự nguyện

Người tham gia bán sản
khơng có bán hàng, chỉ
phẩm cho những người ngoài mời người vào mạng lưới
mạng lưới (theo giá lẻ) và tuyển
mộ người khác vào mạng lưới
6


(bán sản phẩm theo giá sỉ)
Không quan trọng là bạn
Tốt nhất là tham gia từ lúc
tham gia khi nào, ở vị trí nào.
ban đầu, càng vào sau cơ hội
Phụ thuộc vào cách thức bạn làm
của bạn càng thấp.
việc
Phí
tham
gia


Khơng mất phí hoặc mất
Mất khoản tiền lớn để
khoản phí nhỏ để mua tài liệu,
tham gia.
làm thẻ.

Đối
tượng
làm
việc

Sản phẩm

Tiền (từ người mới)

Phát sinh khi hàng hóa được
bán
Hoa
hồng

được nhận khi có thêm
người vào mạng lưới

Phụ thuộc chủ yếu vào vị
Phụ thuộc vào cấp bậc và hệ
trí trong mạng lưới là cao hay
thống
thấp, trên đỉnh hay nằm ở đáy


Chính
Rõ ràng, minh bạch, thống
sách nhất
Quy định đầy đủ các vấn đề
Là dự án hồn chỉnh: ở đó quy
định các chính sách từ khi mới
tham gia đến từng bước thành
công và cả việc thừa kế và hôn
nhân.

7

Mập mờ, khơng rõ ràng

Dự án sơ sài, thiếu sót.


Công bằng, không phụ thuộc
vào việc tham gia trước hay sau,
sớm
hay
muộn.
Đã có rất nhiều nhà phân phối
Chính sách khơng cơng
tham gia vào một cơng ty, khi nó bằng: Người vào sau ln nằm
đã được hình thành 10 năm, 20 ở đáy và khơng thể thốt ra độc
năm hoặc hơn thế nữa nhưng lại lập.
thành công hơn tất cả những
người tham gia trước anh ta, kể
cả những người thuộc tuyến trên

Bắt buộc đóng góp một
khoản tiền lớn để được tham
Khơng bắt ép mua sản phẩm gia hoặc bắt người tham gia
mua một lượng sản phẩm nhất
định.

Mua
sản
phẩm

Sản
phẩm

vì có nhu cầu sử dụng

vì được tham gia mạng
lưới để có lợi ích kinh tế hay lợi
ích
khác 
Khơng có nhu cầu sử dụng.

Chất lượng tốt

Chất lượng bình thường
hoặc kém chất lượng, được
nâng giá cao gấp nhiều lần để
chi trả hoa hồng.

Được tiêu thụ cả bên trong
Chỉ được tiêu thụ bên

và ngồi mạng lưới
trong hình tháp.
Được hướng dẫn về sản
Không được hướng dẫn
phẩm trước khi chia sẻ
hoặc hướng dẫn qua loa.
Nhà phân phối am hiểu và
8

Khà phân phối Không chú


trọng đến sản phẩm, thường rất
mập mờ về tính năng và công
dụng sản phẩm.

đam mê sản phẩm

Không thể bán ra thị
Giá mua của nhà phân phối
trường hoặc bán ra với giá thấp
thấp hơn giá thị trường
hơn giá mua sỉ.
Không cam kết hoặc cố
Cam kết nhận lại sản phẩm
tình trì hỗn thực hiện nhận lại
và trả lại ít nhất 90% giá trị
sản phẩm.
Nhà
phân

phối

Được đào tạo để trở thành
Chỉ phát triển rất ít kĩ
chuyên gia
năng.

1.3 Nguyên tắt hoạt động và lợi nhuận của bán hàng đa cấp
Theo trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
“Trong mơ hình kinh doanh của kinh doanh đa cấp, hoa hồng có nguồn
gốc từ cấu trúc kim tự tháp (tức là từ bán hàng của người tuyển dụng cấp
dưới) là doanh thu có lãi lớn nhất. Tuy nhiên, theo thống kê nguồn doanh thu
này cũng là nguồn thu nhập thấp nhất. Ngược lại, doanh thu từ bán hàng trực
tiếp của những người bán hàng cá nhân có tỷ lệ lãi thấp nhất, nhưng theo
thống kê đây là nguồn thu nhập chủ yếu của nhân viên bán hàng. Tuy nhiên
đối với đại đa số người tham gia, cả hai nguồn doanh thu này đều khơng có
lợi nhuận sau khi đã trừ chi phí hoạt động.”
Theo số liệu thống kê từ Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công
Thương, người bán hàng đa cấp tại Việt Nam thu nhập bình quân 316 nghìn
đồng/ tháng
1.3.1 Thu nhập của người bán hàng
Cũng theo trang Wikipedia thì lợi nhuận từ việc kinh doanh đa cấp đã
được thống kê rằng :
9


“Phần lớn những người tham gia kinh doanh đa cấp (hầu hết các nguồn
đều ước tính con số hơn 99,25%) có lợi nhuận rịng khơng đáng kể hoặc
khơng có lãi.  Thực tế, đại đa số người tham gia đều mất tiền (sau khi khấu
trừ chi phí) để cho một số ít cá nhân ở đỉnh cao nhất của kim tự tháp thu

được lợi nhuận đáng kể - thu nhập của các cá nhân này sau đó được cơng ty
kinh doanh đa cấp nhấn mạnh với tất cả các những người tham gia để
khuyến khích họ tiếp tục tham gia và tiếp tục mất tiền.
Người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của một cơng ty kinh doanh đa cấp
có thể trên lý thuyết chỉ là người tiêu dùng bán lẻ cuối cùng và không phải là
người tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, trong thực tiễn,
đại đa số người tiêu dùng các sản phẩm/dịch vụ đa cấp chính là những người
tham gia. Họ là những "nhân viên bán hàng" trong hệ thống kinh doanh đa
cấp, người đã được một thành viên của nhóm tuyển dụng trên cơ sở cấu trúc
kim tự tháp.
Do đó doanh thu và tổng lợi nhuận của công ty kinh doanh đa cấp được
tạo ra từ những người tham gia vào hệ thống. Họ đồng thời vừa là người bán
hàng vừa là người tiêu thụ sản phẩm. Chỉ có một phần nhỏ doanh thu và
tổng lợi nhuận thu được từ những khách hàng bán lẻ không tham gia vào mơ
hình kim tự tháp. Nhiều cơng ty kinh doanh đa cấp không tiết lộ con số tỷ lệ
bao nhiêu người tiêu dùng của họ đồng thời là cũng là những người tham gia
vào hệ thống. Các công ty khác khơng lưu trữ những con số này vì họ không
phân biệt giữa người tiêu dùng kiêm bán hàng với người tiêu dùng không
bán hàng.”
1.3.2 Người tham gia mất tiền, cơng ty có lãi
Kết quả cuối cùng của mơ hình kinh doanh đa cấp là cơng ty bán sản
phẩm / dịch vụ thông qua một lực lượng lao động không phải trả tiền ("tư
vấn viên") làm việc cho công ty MLM trên cơ sở duy nhất là tiền hoa hồng,
đồng thời khiến đa số người tham gia trở thành những người phải tiêu dùng
các sản phẩm/dịch vụ của công ty. Những người tham gia kinh doanh đa cấp
nỗ lực bán hàng cho nhau với hy vọng một ngày nào đó họ sẽ ở đỉnh kim tự
tháp. Điều này tạo ra lợi nhuận lớn cho các chủ sở hữu thực tế và các cổ
đông của công ty.
Nhiều công ty kinh doanh đa cấp tạo ra hàng tỷ đô la doanh thu hàng
năm và hàng trăm triệu đô la lợi nhuận hàng năm. Tuy nhiên, lợi nhuận của

công ty kinh doanh đa cấp lấy từ tiền của phần lớn những người tham gia mơ
hình khơng phải trả lương của cơng ty. Chỉ có một số nhỏ lợi nhuận sau đó
10


được chia sẻ rõ ràng với một vài cá nhân trên đỉnh của kim tự tháp kinh
doanh đa cấp. Thu nhập của những người tham gia hàng đầu sẽ tạo ra ảo ảnh
về cách một người có thể trở nên thành cơng về mặt tài chính nếu tham gia
vào kinh doanh đa cấp. Điều này sau đó được cơng ty kinh doanh đa cấp
nhấn mạnh và quảng cáo để tuyển thêm nhiều người tham gia vào hệ thống
với dự đoán sai lầm về lợi nhuận thu được trong thực tế vốn chỉ mang tính lý
thuyết và khó có thể đạt được về mặt thống kê.
Mặc dù công ty kinh doanh đa cấp chỉ ra doanh thu của những người
tham gia hàng đầu như là bằng chứng cho thấy việc tham gia vào kinh doanh
đa cấp có thể dẫn đến thành cơng, nhưng thực tế mơ hình kinh doanh đa cấp
phụ thuộc vào sự thất bại của đại đa số người tham gia, thông qua việc
chuyển tiền từ túi riêng của họ trở thành doanh thu và lợi nhuận của công ty,
và công ty chỉ chia sẻ một phần nhỏ số tiền cho một vài cá nhân ở đỉnh của
kim tự tháp lợi nhuận. Hầu hết những người tham gia khác đều mất tiền để
cho công ty và một số người tham gia hàng đầu có lãi.
Mặc dù sự nhấn mạnh này luôn luôn được thực hiện trên tiềm năng
thành công và sự thay đổi cuộc sống tích cực mà kết quả là "có thể" xảy ra
(khơng phải là "sẽ"), nhưng những người tham gia MLM ít khi được cảnh
báo rằng họ không nên dựa vào kết quả thu nhập của những người tham gia
khác ở mức cao nhất của kim tự tháp để hy vọng họ cũng kiếm được số tiền
như vậy.
Các công ty kinh doanh đa cấp rất hiếm khi nhấn mạnh đến khả năng
thất bại, hoặc khả năng xảy ra tổn thất tài chính cực lớn, từ việc tham gia
kinh doanh đa cấp. Các công ty kinh doanh đa cấp cũng ít khi nói thẳng
rằng: trên thực tế, bất kỳ thành công đáng kể nào của một vài cá nhân ở đỉnh

của kim tự tháp phụ thuộc vào sự mất mát và thất bại về tài chính của tất cả
những người tham gia khác nằm dưới họ trong mơ hình tháp kinh doanh đa
cấp.
1.4 Luật pháp đối với kinh doanh bán hàng đa cấp
Tại Việt Nam, Nhà nước và Luật Pháp cho phép về bán hàng đa cấp,
nhưng cấm bán hàng đa cấp bất chính. Theo điều 48 Luật Cạnh tranh, Cấm
doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc
tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:
Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng
hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia
mạng lưới bán hàng đa cấp (một số công ty lách luật bằng cách yêu cầu
11


người tham gia ký vào đơn tự nguyện mua sản phẩm, tuy nhiên, dù là thế
nào, phải mua sản phẩm để được tham gia đều là bất hợp pháp).
Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán
cho người tham gia để bán lại;
Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế
khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
Cung cấp thơng tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, cơng dụng của hàng hóa để dụ
dỗ người khác tham gia.

12


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THAM GIA BÁN HÀNG ĐA
CẤP Ở SINH VIÊN
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh đa cấp ở sinh viên

2.1.1 Khái niệm nhận thức của sinh viên về kinh doanh đa cấp
Nhận thức về kinh doanh đa cấp là quá trình phản ánh sự hiểu biết của
sinh viên về hoạt động kinh doanh nhiều tầng để lưu thơng hàng hóa từ nơi
sản xuất đến người tiêu dùng thông qua mối quan hệ giao tiếp trên cơ sở đó
sinh viên tỏ thái độ và hành động đối với hoạt động kinh doanh đa cấp.
2.1.2 Nhân thức của sinh viên với mơ hình kinh doanh đa cấp
Hiện nay mơ hình kinh doanh đa cấp đang rất phổ biến ở sinh viên.
Bằng các con đường khác nhau: tiếp thị qua mạng, quảng cáo trực tiếp,…
các nhân viên đa cấp đã tìm về cho cơng ty được khá đơng sinh viên tham
gia vào mơ hình này và đa số các bạn sinh viên này đều khơng có những
lượng kiến thức hạn chế nhất định về mơ hình kinh doanh đa cấp. Căn cứ
vào các mức độ của nhận thức, nhận thức của sinh viên về kinh doanh đa
cấp thể hiện cụ thể như sau:Mức 0: Sinh viên không hiểu về mơ hình kinh
doanh đa cấp chỉ được nghe qua tên gọi thông qua bạn bè những người xung
quanh, đây là phần đông những sinh viên tham gia vào mô hình này. Mức
1: Ở mức độ nhận thức này, sinh viên chỉ dừng lại ở việc nhận ra, biết được
những loại hình kinh doanh đa cấp, có những mơ hình kinh doanh nào và
pháp luật có những quy định gì liên quan đến việc kinh doanh đa cấp.Mức 2:
Sinh viên phải biết bản chất của việc kinh doanh đa cấp là gì, từng mơ hình,
từng quy định của pháp luật Việt nam về kinh doanh đa cấp có vai trị, ý
nghĩa như thế nào đối với người tham gia vào hoạt động kinh doanh đa cấp.
Sinh viên phải có sự hiểu biết rất rõ, cụ thể bản chất về kinh doanh đa cấp và
khi gặp tình huống phức tạp có thể giải quyết được vấn đề liên quan đến bản
thân mình.
2.2 Phân tích kết quả khảo sát
Đây là bảng khảo sát của nhóm về thực trạng kinh doanh đa cấp ở sinh
viên hiện nay
/>GwTsNm2Glt-R7zQiLTr7ZEXG4kyOQ/viewform?usp=sf_link
Đối tượng khảo sát là sinh viên toàn trường đại học SPKT
13



Từ kết quả kháo sát thực tế thì :

Số lượng sinh viên tham gia và đa cấp là không cao chỉ chiếm 13.3 %
của tổng số 60 câu trả lời . Cịn lại là chưa tham gia vào mơ hình kinh doanh
này.

14


Mơ hình kinh doanh đa cấp hiện đang phổ biến ở sinh viên . Với số
câu trả lời đang phổ biến chiếm 53.3 % , sau đó là rất phổ biến chiếm 36.7%
cịn lại 10% chọn khơng phổ biến

Khảo sát cho thấy đa phần các bạn sinh viên đứng trước mơ hình kinh
doanh đa cấp đều khơng hiểu rõ về mơ hình này chiếm 55% trong tổng 60
câu trả lời. Và chỉ 25% được trang bị đầy đủ kiến thức về mơ hình này.
11.7% là khơng biết về mơ hình kinh doanh này, cịn lại là tự tìm hiểu

15


Đa phần các bạn sinh viên biết về mơ hình kinh doanh đa cấp thơng
qua báo chí, phương tiện truyền thơng và bạn bè thầy cơ . Trong đó: Báo chí,
phương tiện truyền thơng chiếm 38.7% tổng số câu trả lời. Bạn bè, thầy cô
chiếm 36.7% . 20% là tự bản than trải nghiệm và số ít cịn lại là thơng qua
các hình thức khác

Về sản phẩm của kinh doanh đa cấp hầu hết ý kiến của các bạn sinh

viên đều cho rằng sản phẩm của mơ hình kinh doanh đa cấp là kém chất
lượng chiếm 88.3% còn lại là cho rằng sản phẩm chất lượng uy tính

16


Vậy nguyên nhân dẫn đến sinh viên tham gia vào mơ hình này thì phần
lớn ý kiến của các bạn sinh viên đều cho rằng sinh viên tham gia vào mơ
hình kinh doanh đa cấp đều là do bị lơi kéo dụ dỗ với 81.7% trong tổng 60
câu trả lời đã khảo sát và chỉ 11.7% tự nguyện còn lại là lý do khác

17


Phần đông các bạn sinh viên đồng ý rằng đa cấp ảnh hưởng xấu đến
sinh viên với 48.3 % đồng ý , 31.7% rất đồng ý cịn lại 10% khơng đồng ý
và 10% phân vân trong tổng số 60 câu trả lời

Thái độ của sinh viên đốigt với mơ hình kinh doanh đa cấp đa phần
không ủng hộ chiếm 75% và 23.3 % phân vân cịn lại số ít ủng hộ

Từ đó có 81.7% ý kiến cho rằng nhà trường nên tổ chức buổi tuyên
truyền cho sinh viên về vấn đề đa cấp

18


2.3 Kinh doanh đa cấp ảnh hưởng đến sinh viên
Bán hàng đa cấp khơng cịn mới lạ đối với sinh viên. Tuy nhiên không
phải bạn trẻ nào cũng hiểu rõ về phương thức kinh doanh này. Thiếu kinh

nghiệm sống khiến các bạn dễ trở thành “con mồi ngon” của những kẻ “bán
hàng đa cấp trá hình”.
Đa số sinh viên đều muốn tìm kiếm cho mình một cơng việc làm thêm
ổn định với mức lương cao. Tuy nhiên các bạn trẻ lại chưa có nhiều kinh
nghiệm sống mà kiến thức các bạn được trang bị trong nhà trường lại không
đủ để đối phó khi gặp khó khăn. Nhân viên đa cấp dụ dỗ sinh viên tham gia
bán hàng đa cấp với lời hứa về một mức lương cao với nhiều ưu đãi hấp dẫn
họ chỉ giới thiệu về những khoản tiền lãi trên trời mà sau khi tham gia có thể
thu về được nhưng thường thì các bạn “mất” nhiều hơn là “được” .Để được
tham gia bán hàng đa cấp, những bạn sinh viên phải đóng một mức phí cao
ban đầu. Tuy nhiên, mức phí đó khó có thể thu hồi nếu chỉ đơn thuần bán
hàng của công ty. Điều kiện đưa ra là phải lôi kéo nhiều người tham gia để
nhận được tiền “hoa hồng”. Các bạn không nhận ra rằng chính các bạn đã
tiếp tay cho hành vi lừa đảo đó. Nhiều sinh viên đã dùng số tiền học phí từ
cha mẹ gởi để đặc cọc và mua hàng từ các công ty đa cấp để tham gia vào
mô hình này. Tuy nhiên nếu bạn khơng bán được hàng khơng lơi kéo được
bạn bè cùng tham gia thì đồng nghĩa với việc bạn mất cả tiền đặc cọc và số
tiền bỏ ra để mua hàng bán mà không hề sinh lãi, cũng như là tốn thời gian
cho việc đi quảng cáo, lôi kéo bạn bè cùng tham gia ảnh hưởng đến việc học
tập, tâm lý cũng như sức khỏe sủa sinh viên. Vì từ việc mất số tiền đóng học
phí các bạn đâm ra lo sợ, khơng dám báo với gia đình mà tự đi kiếm 1 cơng
việc khác làm ngày làm đêm để có tiền đóng học phí dẫn đến ảnh hưởng đến
sức khỏe.
Về vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định rõ tại điều 7 và điều 9
trong Luật kinh doanh đa cấp. Theo đó nhà nước nghiêm cấm doanh nghiệp
“yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng
lưới bán hàng đa cấp”, “Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền
thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa
cấp”. Tuy nhiên, không phải sinh viên nào cũng hiểu và biết đến điều luật
này và tất nhiên các bạn dễ trở thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo

Từ đây có thể thấy kinh doanh đa cấp ảnh hưởng rất nhiều đến sinh
viên, một bộ phận sinh viên đã trở thành nạn nhân của đa cấp bất chính, tạo
nên nhiều tác động tâm lý không tốt đến sinh viên và những hậu quả khôn
lường
19


CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Kết luận
Trải qua quá trình nghiên cứu về đề tài, thì ta có thể thấy hiện nay mơ
hình kinh doanh đa cấp đang rất phát triển và phổ biến ở sinh viên. Tuy
nhiên mơ hình phổ biến ở sinh viên khơng phải là mơ hình kinh doanh đa
cấp chân chính mà phần lớn là đa cấp biến tướng. Từ đây có thể thấy đa cấp
biến tướng đang ngày một lan rộng, sử dụng các chiêu trị nhằm lơi kéo các
bạn sinh viên thiếu hiểu biết về mơ hình này tham gia vào. Bên cạnh đó
hành lang pháp lý đối cịn lỏng lẻo đối với đa cấp biến tướng. Hiện nay, một
đại bộ phận sinh viên tham gia vào đa cấp ngày càng nhiều. Họ chưa thật sự
hiểu về mơ hình này mà chỉ được nghe về những lợi nhuận trên mây mà các
nhân viên đa cấp đi trước quảng cáo. Chính vì thế việc tham gia vào mơ hình
này đa phần chỉ mang lại tác hại đối với sinh viên, làm mất tiền bạc, tốn
thời gian, làm mất lòng tin gây thiệt hại và dẫn đến nhiều hậu quả.
3.1 Giải pháp.
Giải pháp 1: Tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền về bán hàng đa
cấp tại trường . Điều kiện thực hiện: được sự cho phép của BGH trường
ĐHSPKT. Giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về đa cấp. Sinh viên dễ dàng
tiếp cận với sinh viên, nhận được sự giúp đỡ tận tình từ thầy cơ
Giải pháp 2 : Công bố đề tài trên các báo, đề tài, mạng xã hội, phương
tiện thông tin đại chúng. Thông tin sẽ đến với xã hội một cách nhanh nhất và
chính xác nhất, giúp xã hội tránh xa được các loại hình kinh doanh đa cấp
trái phép, đây là vấn đề rất nong từ thực trạng đa cấp xuất hiện ngày càng

nhiều, nên sẽ thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng. Xã hội sẽ có cái nhìn
sâu sắc và trực quan hơn về đa cấp
Giải pháp 3 : Chính quyền địa phương cần phổ biến đề tài, bài viết,
thông tin đến các làng xã, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, nơi người dân có ít
thơng tin để tiếp cận. Bằng các hình thức như tuyên truyền qua loa phát
thanh, qua cái buổi họp xóm, thơn. Hình thức này sẽ nhận được sự tin tưởng
từ người nghe do người phổ biến là những cán bộ có uy tín và có thể tập hợp
được nhiều người
Giải pháp 4: Nhà trường tổ chức các cuộc thi liên quan đến vấn đề
kinh doanh đa cấp, để tạo không gian học tập qua các cuộc thi, sinh viên khi
tham gia vào cuộc thi sẽ phải tự tìm hiểu về đa cấp từ đó có cái nhìn, hiểu rõ

20


hơn về đa cấp. Vừa giúp sinh viên có kiến thức và vừa tạo được một sân
chơi bổ ích
Giải pháp 5: Tuyên truyền thông qua các biển cổ động ở các nơi dễ
nhìn như trường học, hàng quán, nơi tập trung nhiều sinh viên

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>nh
/>%A5p#H%C3%ACnh_th%C3%A1p_%E1%BA%A3o
/> /> /> /> />
22



PHỤ LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.............................................................................................................3
1.Lý do chọn đề tài..............................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................................3

4.Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................3
5 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................................4
6. Tính mới và giá trị thực tiễn của đề tài............................................................................4
PHẦN 2: NỘI DUNG..........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG BÁN HÀNG ĐA CẤP..................5
1.1 Tổng quan về kinh doanh bán hàng đa cấp....................................................................5
1.1.1 Bán hàng đa cấp..........................................................................................................5
1.1.2 Phân loại.....................................................................................................................6
1.1.3 Mơ hình tháp ảo..........................................................................................................6
1.2 Phân biệt kinh doanh đa cấp với hình tháp ảo ( đa cấp biến tướng ).............................6
1.3 Nguyên tắt hoạt động và lợi nhuận của bán hàng đa cấp..............................................9
1.3.1 Thu nhập của người bán hàng.....................................................................................9
1.3.2 Người tham gia mất tiền, công ty có lãi....................................................................10
1.4 Luật pháp đối với kinh doanh bán hàng đa cấp..........................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ THAM GIA BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở SINH
VIÊN..................................................................................................................................13
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh đa cấp ở sinh viên....................................................13
2.1.1 Khái niệm nhận thức của sinh viên về kinh doanh đa cấp........................................13
2.1.2 Nhân thức của sinh viên với mơ hình kinh doanh đa cấp........................................13
2.2 Phân tích kết quả khảo sát..........................................................................................13
2.3 Kinh doanh đa cấp ảnh hưởng đến sinh viên...............................................................19
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU............................................20
3.1 Kết luận........................................................................................................................20
3.1 Giải pháp......................................................................................................................20

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................22

23


24



×