Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận hoạt động quản lý quỹ đầu tư và phát triển địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.11 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC .....

TIỂU LUẬN
Đề 4. Trình bày hoạt động quản lý Quỹ đầu tư và phát triển địa
phương. Lấy ví dụ phân tích minh hoạ
Họ và tên

:

Lớp

:

Mơn

:

Mã sinh viên

:

......, tháng ..... năm 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1
NỘI DUNG........................................................................................................................ 2
1.

Hoạt động quản lý Quỹ đầu tư và phát triển địa phương......................................2


1.1.

Khái quát về Quỹ đầu tư phát triển địa phương.................................................2

1.2.

Quản lý Quỹ đầu tư và phát triển địa phương....................................................3

2.

Ví dụ minh hoạ đối với hoạt động quản lý Quỹ đầu tư và phát triển Hải Phòng. 7

2.1.

Về quản lý vốn và tài sản.......................................................................................7

2.2.

Về quản lý doanh thu, chi phí...............................................................................8

2.3.

Về quản lý chênh lệch thu chi...............................................................................8

2.4.

Hoạt động quản lý khác.........................................................................................8

KẾT LUẬN...................................................................................................................... 10



MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay và định hướng những năm tới, nước ta đang trên đà tăng
trưởng và đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế nhằm hội nhập
sâu hơn với nền kinh tế thế giới. Theo đó, Chính phủ cũng tăng cường khuyến khích các địa
phương chủ động cùng tham gia thực hiện để đạt tới mục tiêu chung. Cùng mục tiêu đó,
đồng thời nhằm hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư, cải thiện bộ mặt
đô thị bằng những dự án được ưu tiên đầu tư, hệ thống Quỹ đầu tư phát triển địa phương
(sau đây gọi là “Quỹ”) đã được hình thành và theo đó đóng góp nhiều cơ hội tiếp cận nguồn
vốn giá rẻ hơn cho các doanh nghiệp tại từng địa phương. Nhằm đảm bảo việc vận hành và
hoạt động Quỹ hiệu quả, minh bạch, rõ ràng, nhà nước đã ban hành cơ chế pháp lý cụ thể về
việc quản lý tài chính đối với Quỹ đầu tư và phát triển địa phương, hay còn gọi là quản lý
hoạt động của Quỹ.
Để hiểu rõ về hoạt động quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương, trong phạm vi yêu
cầu, bài tiểu luận dưới đây sẽ nghiên cứu và trình bày một cách sơ lược về những nội dung
cơ bản nhất liên quan vấn đề này, đồng thời lấy ví dụ minh hoạ để phân tích chi tiết về hoạt
động quản lý Quỹ.

1


NỘI DUNG
1. Hoạt động quản lý Quỹ đầu tư và phát triển địa phương
1.1. Khái quát về Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP này 18/12/2020 của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư và phát triển địa phương (sau đây gọi là
Nghị định 147), Quỹ đầu tư và phát triển địa phương được định nghĩa là “Quỹ đầu tư tài
chính nhà nước ngồi ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(UBND cấp tỉnh) thành lập, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo tồn và phát triển
vốn; thực hiện chức năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định. UBND cấp tỉnh

thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với Quỹ”.
Từ khái niệm được quy định ở trên có thể nhìn thấy được những điểm tổng quan nhất
về Quỹ là mục đích hoạt động, là cơ quan thành lập, là nội dung hoạt động. Theo đó, Quỹ có
tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và
các ngân hàng thương mại hoạt động hợp pháp tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Vốn chủ sở hữu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương bao gồm: Vốn điều lệ do chủ sở hữu
cấp; Quỹ đầu tư phát triển; các nguồn vốn khác của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. 1
Quỹ được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định: (i) tự chủ về tài
chính, khơng vì mục tiêu lợi nhuận, bảo tồn và phát triển vốn; hoạt động độc lập với ngân
sách nhà nước; (ii) Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ; (iii) Thực hiện cho
vay, đầu tư đúng đối tượng và điều kiện theo quy định (Khoản 1 Điều 4 Nghị định 147).
Xuất phát từ mục đích thành lập, hoạt động của Quỹ cũng xoay quanh những nội dung
nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tại địa phương tham gia vào hoạt động đầu tư, bao gồm:
Một là hoạt động đầu tư. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Quỹ lựa chọn các
hình thức đầu tư gồm: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần
vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng (hợp đồng đầu tư theo phương
thức đối tác công tư - PPP và hợp đồng hợp tác kinh doanh - BCC) hoặc thực hiện dự án đầu
tư; các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hai là hoạt động cho vay. Quỹ phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện khi thực
hiện việc cho vay: Chủ đầu tư thuộc đối tượng cho vay quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị
1 NTH (2020), Quy định mới về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Cổng thông tin điện tử
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Link: />
2


định 147; dự án vay vốn được Quỹ thẩm định, đánh giá là dự án có hiệu quả, chủ đầu tư có
khả năng trả được nợ vay; dự án vay vốn tuân thủ quy định của pháp luật đầu tư; chủ đầu tư
mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối
với tài sản bảo đảm tiền vay thuộc đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm.

Ba là hoạt động nhận uỷ thác và uỷ thác. Theo quy định tại Nghị định 147, Quỹ được
nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn đầu tư; cho vay và thu hồi nợ; cấp phát vốn đầu tư cho các
cơng trình, dự án từ ngân sách nhà nước, từ các ngân hàng chính sách, từ các doanh nghiệp
và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn, hoạt động của
các quỹ tài chính nhà nước tại địa phương. Đồng thời, Quỹ đầu tư phát triển địa phương
được ủy thác hoạt động nghiệp vụ cho các tổ chức tín dụng và các ngân hàng chính sách
thực hiện.
1.2. Quản lý Quỹ đầu tư và phát triển địa phương
Là một tổ chức tài chính Nhà nước của địa phương, Quỹ đầu tư và phát triển địa
phương, đồng thời hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, vì vậy cần có một cơ chế quản lý
tài chính một cách hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện và tính minh bạch trong q trình
thực hiện. Từ lý do đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 28/2014/TT-BTC ngày
25/02/2014 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính của Quỹ đầu tư và phát triển địa phương
(sau đây gọi là “Thông tư 28”). Mặc dù Nghị định 147 đã được ban hành thay thế hai Nghị
định 138/2007/NĐ-CP và 37/2013/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động Quỹ, tuy nhiên hiện nay
việc quản lý Quỹ vẫn được thực hiện theo Thông tư 28 (nội dung căn cứ theo hai nghị định
đã được thay thế). Do vậy đối với một số nội dung mâu thuẫn giữa hai văn bản này cần áp
dụng theo Nghị định 147.
Theo quy định tại Thông tư 28, hoạt động quản lý Quỹ bao gồm các nội dung chính:
Quản lý vốn và tài sản, Quản lý doanh thu và chi phí, Quản lý chênh lệch thu chi và hoạt
động quản lý khác.
1.2.1. Về quản lý vốn và tài sản
Hoạt động quản lý vốn và tài sản được chia thành hai vấn đề chính dựa trên hoạt động
của Quỹ là: Quản lý vốn và tài sản của Quỹ; Quản lý vốn và tài sản nhận uỷ thác.
Đối với Quản lý vốn và tài sản của Quỹ.
Thứ nhất, vốn điều lệ, một trong số vốn chủ sở hữu của Quỹ, phải được đảm bảo thực
có tại thời điểm thành lập Quỹ và trong q trình hoạt động “khơng được thấp hơn 300 tỷ
đồng, theo đó vốn điều lệ thực có là số vốn điều lệ được phản ánh trên sổ kế toán của Quỹ”.
3



Trường hợp Quỹ không đáp ứng được yêu cầu về vốn, trong thời hạn 03 năm kể từ ngày
Nghị định 147 có hiệu lực, Quỹ đó sẽ bị giải thể. Quỹ có thể tăng vốn điều lệ thơng qua việc
xây dựng phương án tăng vốn điều lệ trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
Thứ hai, Quỹ được phép huy động vốn của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước
theo những nguyên tắc nhất định về: nguồn vốn huy động, hình thức huy động vốn, giới hạn
huy động vốn, thẩm quyền huy động vốn theo quy định của pháp luật. Theo đó, Quỹ phải
xây dựng và trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt Quy chế huy động vốn.
Thứ ba, việc quản lý, sử dụng vốn hoạt động của Quỹ (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn
huy động) phải nhằm thực hiện các chức năng của Quỹ được quy định tại Nghị định 147:
“đầu tư trực tiếp, cho vay; và góp vốn thành lập tổ chức kinh tế. Việc sử dụng vốn phải đảm
bảo nguyên tắc đúng mục đích và an tồn. Việc cho vay, đầu tư trực tiếp và góp vốn thành
lập doanh nghiệp được thực hiện theo hợp đồng ký kết với các bên có liên quan theo các quy
chế nghiệp vụ đã được Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt” (Khoản 2 Điều 6 Thơng tư 28).
Ngồi ra , vốn hoạt động của Quỹ còn được sử dụng để đầu tư xây dựng mới, mua sắm và
sửa chữa tài sản cố định nhưng phải đảm bảo không quá 10% vốn chủ sở hữu. Việc quản lý
và sử dụng vốn hoạt động này cần được Quỹ xây dựng thành Quy chế về cho vay, đầu tư
trực tiếp, góp vốn thành lập doanh nghiệp và đầu tư, mua sắm, quản lý tài sản sau đó tình
Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt. Chi tiết về việc xây dựng Quy chế được quy định tại Điều
7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư 28.
Đối với hoạt động quản lý vốn và tài sản nhận uỷ thác.
Việc nhận uỷ thác của Quỹ được thực hiện trong các vấn đề liên quan đến hoạt động
“quản lý nguồn vốn đầu tư; cho vay và thu hồi nợ; cấp phát vốn đầu tư cho các cơng trình,
dự án từ ngân sách nhà nước, từ các ngân hàng chính sách, từ các doanh nghiệp và các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước; nhận ủy thác quản lý nguồn vốn, hoạt động của các quỹ
tài chính nhà nước tại địa phương.” 2. Theo đó, để đảm bảo thống nhất trong việc thực hiện
và đảm bảo an toàn cho Quỹ, việc nhận ủy thác phải thực hiện theo những nguyên tắc nhất
định: (i) được quy định cụ thể tại hợp đồng hoặc văn bản uỷ thác, đảm bảo tuân thủ quy định
của pháp luật và không ảnh hưởng đến các hoạt động khác theo chức năng nhiệm vụ của
Quỹ; (ii) Khơng tính vốn nhận uỷ thác vào vốn hoạt động của Quỹ; (iii) Việc nhận uỷ thác

của Quỹ phải được thực hiện theo quy chế quản lý vốn nhận uỷ thác do Quỹ xây dựng và
trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt trước khi triển khai.
1.2.2. Về quản lý doanh thu, chi phí
2 (2020) Chính phủ, Khoản 1 Điều 32 Nghị định 147/2020/NĐ-CP.

4


Đối với hoạt động quản lý doanh thu.
Việc ghi nhận doanh thu phải đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc nhất định đối với
từng loại doanh thu: thu lãi từ hoạt động cho vay, thu lãi tiền gửi, thu nhập từ hoạt động đầu
tư trực tiếp, góp vốn thành lập doanh nghiệp, thu về chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại ngoại
vệ và vàng và thu từ hoạt động khác. Các nguyên tắc này đều được quy định chi tiết tại Điều
14 Thông tư 28.
Đối với hoạt động quản lý chi phí.
Chi phí ở đây là “các khoản chi phí phải chi thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến
hoạt động của Quỹ” (Khoản 1 Điều 16 Thơng tư 28). Theo đó, việc ghi nhận chi phí vào chi
phí hoạt động của Quỹ bắt buộc phải cung cấp đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo
quy định của pháp luật và tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Các
nguyên tắc này liên quan đến: việc xây dựng và ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và các
định mức chi phí; ghi nhận khoản chi khơng đúng chế độ, khơng được quyết tốn, khoản chi
vượt định mức; các chi phí khơng được hoạch tốn.
Việc quyết tốn các khoản doanh thu và chi phí sẽ được Quỹ lập thành Báo cáo quyết
toán chênh lệch thu chi để báo cáo với Hội đồng quản lý Quỹ để thơng qua và trình Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
1.2.3. Về quản lý chênh lệch thu chi
Chênh lệch thu chi là “khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của
Quỹ”3. Theo đó, việc quản lý chênh lệch thu chi liên quan trực tiếp đến hoạt động phân phối
chênh lệch thu chi, được thực hiện theo thứ tự được quy định cụ thể tại Điều 19 Thông tư 28
như sau: “(i) Bù đắp chênh lệch thu chi âm luỹ kế đến năm trước (nếu có); (ii) Trừ các khoản

tiền phạt do vi phạm pháp luật thuộc trách nhiệm của Quỹ; (iii) Trích 10% vào quỹ dự phịng
tài chính đến khi số dư của quỹ dự phòng bằng 25% vốn điều lệ thực có; (iv) Phần cịn lại
được phân phối: trích vào quỹ đầu tư phát triển, trích quỹ thưởng Ban quản lý điều hành,
trích quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, phền còn lại được bổ sung vào quỹ đầu tư phát
triển.” 4.
Các quỹ nêu trên được trích lập theo quyết định của Hội đồng quản lý Quỹ sau khi
được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận và phải đảm bảo sử dụng đúng theo mục đích
quy định tại Nghị định 147. Riêng đối với Quy chế thi đua khen thưởng và Quy chế quản lý
3 (2014) Bộ Tài chính, Khoản 1 Điều 18 Thông tư 28/2014/TT-BTC.
4 (2014) Bộ Tài chính, Điều 19 Thơng tư 28/2014/TT-BTC.

5


sử dụng các quỹ phải được lấy ý kiến của người lao động, Cơng đồn Quỹ trước khi xây
dựng và trình Hội đồng quản lý Quỹ phê duyệt.
1.2.4. Hoạt động quản lý khác
Ngoài những hoạt động đã nêu tại phần 1.2.1, 1.2.2 và 1.2.3 nêu trên, hoạt động quản
lý Quỹ còn bao gồm các vấn đề liên quan đến kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính; chế
độ kế tốn, thống kê, kiểm tốn báo cáo tài chính; đánh giá hiệu quả hoạt động.
Đối với kế hoạch hoạt động và kế hoạch tài chính. Đây chính là căn cứ để thực hiện
công việc và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ. Theo đó, kế hoạch hoạt động và kế
hoạch tài chính hàng năm phải được lập dựa trên chiến lược, định hướng hoạt động đã được
phê duyệt bởi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời những kế hoạch này phải được trình Hội
đồng quản lý phê duyệt và được Hội đồng quản lý báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước
ngày 01 tháng 12 hàng năm.
Đối với chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán báo cáo tài chính. Quỹ cần đảm bảo thực
hiện chế độ kế tốn, thống kê, các báo cáo tài chính, báo cáo thông kê theo đúng quy định
của pháp luật về thời gian, hình thức và quy định khác. Bên cạnh đó, Tổng giám đốc/Giám
đốc Quỹ là người chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo này. Mặt

khác, việc kiểm toán đối với báo cáo tài chính hàng năm của Quỹ phải được thực hiện bởi
một tổ chức kiểm toán độc lập được thành lập, hoạt động tại Việt Nam và do Trưởng Ban
Kiểm soát của Hội đồng quản lý lựa chọn. Ngoài ra, Ban kiểm sốt của Quỹ cịn phải “tổ
chức kiểm tra, kiểm sốt theo kế hoạch việc chấp hành chế độ tài chính kế toán tại Quỹ và
các doanh nghiệp do Quỹ sở hữu 100% vốn và báo cáo kết quả đó cho Hội đồng quản lý
Quỹ”5.
Đối với hoạt động đánh giá hiệu quả hoạt động. Đây được coi là một trong những hoạt
động quản lý nhằm tạo cơ sở xem xét, đánh giá tính khả thi trong hoạt động của Quỹ, đồng
thời qua đó đề ra được phương hướng, kế hoạch tiếp tục hoạt động Quỹ một cách hiệu quả
hơn. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ dựa trên 4 chỉ tiêu: “doanh thu và thu nhập
khác; Chênh lệch thu chi và tỷ suất chênh lệch thu chi trên vốn chủ sở hữu; Tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ (bao gồm các khoản: trực tiếp cho vay, ủy thác cho vay và hợp vốn cho vay); và
Tình hình chấp hành các quy định về chế độ, chính sách pháp luật.”6. Đồng thời việc đánh
giá các chỉ tiêu này cũng cần đảm bảo được thực hiện theo phương pháp và tuân thủ những
nguyên tắc nhất định được quy định tại Điều 26 Thông tư 28. Dựa trên kết quả của các chỉ
5 (2014) Bộ Tài chính, Điều 24 Thơng tư 28/2014/TT-BTC.
6 (2014) Bộ Tài chính, Điều 25 Thơng tư 28/2014/TT-BTC.

6


tiêu, kết quả hoạt động của Quỹ sẽ được phân thành 3 loại: loại A, loại B, loại C. Kết quả
phải được Hội đồng quản lý thơng qua và trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2.

Ví dụ minh hoạ đối với hoạt động quản lý Quỹ đầu tư và phát triển Hải Phòng

Trên thực tế triển khai, nhiều địa phương đã tiến hành thành lập và đưa Quỹ vào hoạt
động tại địa phương, trong đó có thành phố Hải Phòng. Quỹ đầu tư và phát triển Hải Phòng
được thành lập và sau đó đổi tên thành Quỹ Đầu tư phát triển đất Hải Phòng theo Quyết định

số 2408/QĐ-UBND ngày 06/12/2013. Như mục đích thành lập Quỹ nói chung, Quỹ đầu tư
và phát triển đất Hải Phòng hoạt động nhằm mục đích “tiếp nhận vốn ngân sách, huy động
vốn từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của thành phố và ứng vốn cho các tổ chức để thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ
và tái định cư”7.
Hoạt động quản lý, sử dụng Quỹ đầu tư và phát triển đất Hải Phòng (sau đây gọi là
“Quỹ Hải Phòng”) được quy định cụ thể tại Quyết định số 634/QĐ0-UBND ngày 18/3/2014
của UBND thành phố Hải Phịng (sau đây gọi là Quyết định 634). Nhìn chung, có thể nhận
thấy nội dung của quyết định này đã được xây dựng dựa trên quy định chung của pháp luật
về hoạt động quản lý Quỹ, đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, đồng thời phù hợp với thực tiễn
hoạt động tại thành phố Hải Phòng.
2.1.

Về quản lý vốn và tài sản

Thứ nhất, vốn điều lệ của Quỹ Hải Phòng được ghi nhận là 500.000.000.000 đồng
(Năm trăm tỷ đồng), đã đảm bảo tuân thủ yêu cầu về mức tối thiểu theo quy định của pháp
luật.
Thứ hai, nguồn vốn hoạt động của Quỹ Hải Phòng bao gồm ngân sách cấp và các
nguồn vốn huy động khác theo quy định của pháp luật (gồm vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ hoặc
uỷ thác quản lý của các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo
chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ, uỷ thác).
Thứ ba, đối với việc quản lý và sử dụng vốn phải được dùng để thực hiện các nhiệm vụ
của Quỹ Hải Phòng, cụ thể được quy định tại khoản 1 Điều 14 Quyết định 634. Nội dung các
nhiệm vụ này đã được chi tiết hoá dựa trên các chức năng, nhiệm vụ chung của Quỹ quy
định tại Thông tư 28 như phân tích ở trên. Ngồi ra, Quỹ Hải Phịng cũng đưa ra những định

7 Giới thiệu chung tại website Quỹ đầu tư và phát triển đất Hải Phòng.
Link: />
7



mức nhất định cho việc sử dụng vốn tương ứng đối với từng hoạt động, đồng thời tương ứng
với từng cấp có thẩm quyền quyết định riêng.
Thứ tư, đối với việc nhận uỷ thác và uỷ thác. Xuất phát từ quy định tại Thông tư 28,
Quyết định 634 cũng yêu cầu việc nhận uỷ thác quản lý, sư dụng vốn tại Quỹ Hải phịng
phải được thực hiện thơng qua hợp đồng nhận uỷ thác, theo đó đảm bảo tuân thủ đúng theo
quy định của pháp luật về Hợp đồng này (Khoản 1 Điều 20 Quyết định 634).
2.2.

Về quản lý doanh thu, chi phí

Tại Quyết định 634 khơng đưa ra quy định cụ thể về hoạt động quản lý đối với doanh
thu và chi phí của Quỹ Hải Phịng mà theo đó liệt kê các hoạt động, nguồn được xác định là
nguồn thu và chi một cách chi tiết. Cụ thể đối với nguồn thu của Quỹ Hải phòng bao gồm 5
nguồn: kinh phí nhân sách nhà nước cấp; phí ứng vốn; lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng;
nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ và phí nhận uỷ thác; các nguồn thu khác. Mặt khác, nội dung
chi của Quỹ Hải Phòng được phân thành: chi thường xuyên và chi không thường xuyên.
2.3.

Về quản lý chênh lệch thu chi

Đối với việc quản lý chênh lệch thu chi, theo tinh thần của Thơng tư 28, Quỹ Hải
Phịng cũng được trích lập các quỹ: Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi
từ chênh lệch thu chi tài chính hàng năm của Quỹ nhằm sử dụng cho các mục đích nhất định.
Mức trích lập cụ thể được thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước, tức hiện tại
được thực hiện theo Thông tư 28 đã được nêu ở trên.
2.4.

Hoạt động quản lý khác


Đối với chế độ kế tốn, kiểm tốn, Quỹ Hải Phịng thực hiện việc kế toán, thống kê và
báo cáo theo quy định hiện hành của pháp luật.
Bên cạnh đó, với việc quản lý tài chính, hàng năm Quỹ sẽ thực hiện “việc lập và xây
dựng kế hoạch về vốn và sử dụng vốn, kế hoạch thu - chi tài chính, báo cáo tài chính (kèm
theo thuyết minh chi tiết) gửi Ban Kiểm soát Quỹ tham gia ý kiến, tổng hợp trình Hội đồng
quản lý Quỹ thơng qua”8. Ngồi ra, đối với báo cáo tài chính và quyết tốn thu, chi tài chính
năm cũng u cầu phải công khai theo quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, Quyết
định 634 cũng quy định về chế độ chịu trách nhiệm của Giám đốc Quỹ Hải Phịng đối với
tính chính xác, trung thực của các báo cáo; và “Ban Kiểm sốt Quỹ có trách nhiệm kiểm tra,

8 (2014) UBND thành phố Hải Phòng, Khoản 1 Điều 27 Quyết định 634/QĐ-UBND.

8


giám sát hoạt động của Quỹ và báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý về tình hình tài
chính của Quỹ”9, điều này hoàn toàn thống nhất với quy định chung tại Thông tư 28.

9 (2014) UBND thành phố Hải Phòng, Khoản 3 Điều 27 Quyết định 634/QĐ-UBND

9


KẾT LUẬN
Trên đây là toàn bộ những nghiên cứu cơ bản về hoạt động quản lý Quỹ đầu tư và phát
triển địa phương nói chung. Theo đó, bài tiểu luận đã tổng hợp và chỉ ra những quy định
pháp luật hiện hành cụ thể về hoạt động quản lý Quỹ, qua đó đưa ra ví dụ phân tích về việc
quản lý Quỹ đầu tư và phát triển tại địa phương, cụ thể là thành phố Hải Phòng để minh hoạ
việc áp dụng quy định chung vào hoạt động tại địa phương. Có thể thấy, việc quản lý Quỹ
đầu tư và phát triển địa phương đã được cụ thể hoá thành quy định hướng dẫn chi tiết, với

khá đầy đủ những nội dung cần thiết cho công tác thực hiện và quản lý Quỹ, qua đó góp
phần định hướng và giúp các địa phương dễ dàng hơn trong công tác triển khai, thực hiện.
Bên cạnh đó, thành phố Hải Phịng (ví dụ minh hoạ) cũng đã có những quy định cụ thể liên
quan đến hoạt động quản lý này đảm bảo được tính tương đồng, phù hợp với quy định chung
của pháp luật, đồng thời có các giải thích, quy định chi tiết hơn nhằm phù hợp với thực tiễn
hoạt động tại địa phương. Tuy nhiên có thể thấy rằng, nghị định quy định về việc tổ chức và
hoạt động Quy chế đầu tư và phát triển địa phương đã được thay thế - Nghị định 147 (ban
hành trong năm 2020 và có đã có hiệu lực đầu năm 2021), do vậy đặt ra yêu cầu nhanh
chóng có sự cập nhật, sửa đổi bổ sung hoặc thay thế đối với Thông tư 28 để đảm bảo sự
thống nhất giữa các văn bản, tránh những vướng mắc gây khó khăn cho các địa phương
trong công tác quản lý Quỹ đầu tư và phát triển tại địa phương mình.

10



×