Tải bản đầy đủ (.ppt) (38 trang)

Tài liệu Kinh tế quốc tế_ Chương II docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 38 trang )


CHƯƠNG II
CÁC LÝ THUYẾT VỀ TMQT
David Ricardo
Sinh: 14 tháng 4 năm 1772 (1772-04-14)
London, Anh
Mất: 11 tháng 9 năm 1823 (51 tuổi)
Gloucestershire, Anh
Adam Smith
Sinh: 5 tháng 6[1] 1723 (baptism)
Kirkcaldy, Scotland
Mất: 17 tháng 7 năm 1790 (67 tuổi)
Edinburgh, Scotland

Lý thuyết cổ điển về TMQT
Tại sao các nước tham gia hoạt động ngoại
thương ?
Sự phân phối nguồn lực giữa các quốc gia là không
đồng đều. Điều này có nghĩa là các quốc gia khác nhau
về nguồn lực kinh tế sẵn có
Việc sản xuất hiệu quả các hàng hoá khác nhau đòi hỏi
công nghệ khác nhau hoặc kết hợp nguồn lực khác nhau.

Lý thuyết cổ điển về TMQT
Quan điểm của trường phái trọng thương về
thương mại quốc tế:
Một quốc gia được coi là giàu có và hùng mạnh hơn nếu
như có được càng nhiều vàng bạc.
Ngoại thương phải thực hiện xuất siêu
Nhập khẩu là gánh nặng cho quốc gia
Nhà nước phải hạn chế tối đa nhập khẩu, đồng thời


khuyến khích sản xuất và xuất khẩu thông qua các công
cụ chính sách thương mại như thuế quan, trợ cấp…

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế tuyệt đối
Adam Smith
Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi
quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có
mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức
chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.
Mô hình đơn giản nhất theo giả định sau:
Thế giới có hai quốc gia và mỗi quốc gia sản xuất hai mặt hàng.
Đồng nhất chi phí sản xuất với tiền lương cá nhân.
Giá cả hoàn toàn do chi phí sản xuất quyết định.
Từ đây rút ra kết luận:
Quá trình trao đổi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối làm khối lượng tổng sản phẩm toàn xã
hội tăng lên, làm cho các nguồn lực trong nước được sử dụng một cách có hiệu quả
hơn.
Thương mại quốc tế sẽ tạo điều kiện để phát triển những ngành có lợi thế và thu hẹp
những ngành bất lợi thế, là cơ sở lý luận sau này cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế
giữa các quốc gia.

Lý thuyết cổ điển về TMQT
(Lợi thế tuyệt đối – Adam Smith)
Nhật Bản Việt Nam
Thép (LĐ/đvsp) 2 6
Vải (LĐ/đvsp) 5 3
Giá cả tương quan 1 thép = 0,4 vải 1 vải = 0,5 thép
Tỷ lệ trao đổi 1 thép = 1 vải
Lợi ích 0,6 vải 0,5 thép


Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế tuyệt đối
Adam Smith
Ưu điểm :
Khắc phục hạn chế của lý thuyết trọng thương đó là khẳng định cơ
sở tạo ra giá trị là sản xuất chứ không phải là lưu thông.
Chứng minh thương mại đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia.
Tuy nhiên, lý thuyết này có một số điểm bất ổn, chẳng hạn:
Không giải thích được hiện tượng chỗ đứng trong phân công lao
động quốc tế và TMQT sẽ xảy ra như thế nào đối với những nước
không có lợi thế tuyệt dối nào.
Coi lao động là yếu tố sản xuất duy nhất tạo ra giá trị,là đồng nhất
và được sử dụng với tỉ lệ như nhau trong tất cả các loại hàng hoá.

Lý thuyết cổ điển về TMQT
(Lợi thế tuyệt đối – Adam Smith)
Nhật Bản Việt Nam
Thép (LĐ/đvsp) 3 4
Vải (LĐ/đvsp) 9 4
Giá cả tương quan
Tỷ lệ trao đổi 2 thép = 1 vải
Lợi ích

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế so sánh
David Ricardo
Lợi thế so sánh là một nguyên tắc trong kinh tế học phát biểu rằng mỗi
quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu
những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp
(hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc
gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản
xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các

nước khác).
Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ
thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không
hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa.
Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu
thương mại quốc tế. Nhà kinh tế học được giải thưởng Nobel năm
1970 Paul Samuelson đã viết: "Mặc dù có những hạn chế, lý thuyết lợi
thế so sánh vẫn là một trong những chân lý sâu sắc nhất của mọi môn
kinh tế học. Các quốc gia không quan tâm đến lợi thế so sánh đều
phải trả một cái giá rất đắt bằng mức sống và tăng trưởng kinh tế của
chính mình."

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế so sánh
David Ricardo
Nhật Bản Việt Nam
Thép (LĐ/đvsp) 2 10
Vải (LĐ/đvsp) 5 6
Giá cả tương quan 1 thép = 0,4 vải 1 vải = 0,6 thép
Tỷ lệ trao đổi 1 thép = 1 vải
Lợi ích 0,6 vải 0,4 thép

Lý thuyết cổ điển về TMQT: Lợi thế so sánh
David Ricardo
Mở rộng phân tích lợi thế so sánh cho nhiều hàng hóa và nhiều quốc
gia
Trường hợp có nhiều hàng hoá với chi phí không đổi và có hai
quốc gia thì lợi thế so sánh của từng hàng hoá sẽ được sắp xếp
theo thứ tự ưu tiên từ hàng hoá có lợi thế so sánh cao nhất đến
hàng hoá có lợi thế so sánh thấp nhất.
Trường hợp có nhiều nước thì có thể gộp chung tất cả các nước

khác thành một nước gọi là phần còn lại của thế giới và những
phân tích trên vẫn giữ nguyên tính đúng đắn của nó.
Lợi thế so sánh không những áp dụng trong trường hợp thương
mại quốc tế mà còn có thể áp dụng cho các vùng trong một quốc
gia một cách hoàn toàn tương tự.

Lý thuyết cổ điển về TMQT
Hạn chế?
Giả thiết của lý thuyết?
Vận dụng thực tiễn?

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh
trong TMQT
Quá trình thương mại quốc tế sẽ diễn ra và tất cả
các thành viên tham gia đều tiết kiệm được chi phí
sản xuất khi từng nước tập trung nguồn lực vào sản
xuất các ngành hàng mà họ có chi phí "tương đối"
thấp hơn.
Một điểm chung thống nhất giữa Adam Smith và
David Ricardo là đều ủng hộ cơ chế thị trường tự
do và giảm thiểu can thiệp của Chính phủ trong
điều tiết thương mại quốc tế.

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh
trong TMQT
Kinh tế học Tân cổ điển (thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX)
coi thị trường là công cụ điều tiết hiệu quả nhất để tối đa
hóa lợi ích của người sản xuất (lợi nhuận) và người tiêu
dùng (độ thoả dụng) thông qua điểm cân bằng giá trên thị
trường.

Can thiệp của Chính phủ sẽ làm lệch lạc tín hiệu giá trên thị
trường và làm cho nguồn lực sản xuất không được phân bổ
theo cách hiệu quả nhất

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh
trong TMQT
Trường phái Kinh tế học phát triển (Raul Prebisch
và Hans Singer ):
Lợi thế so sánh của các nước đang phát triển là hàng hóa
nông sản và lợi thế so sánh của các nước phát triển là
hàng hóa công nghiệp
Nếu nền kinh tế thế giới chuyên môn hóa theo lợi thế so
sánh, về dài hạn, lợi ích của các nước đang phát triển sẽ
giảm dần và thậm chí có thể bằng không

Can thiệp của Chính phủ và Lợi thế so sánh
trong TMQT
Nguyên nhân:

Việc giá hàng hóa nông sản liên tục giảm sẽ làm cho
lợi thế so sánh ban đầu của các nước đang phát triển
trong dài hạn sẽ mất đi

Chính sách bảo hộ CN không hợp lý

×