Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

NHỮNG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP ở VIỆT NAM VÀ THÁI độ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC GIAI CẤP, TẦNG LỚP SAU KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.25 KB, 33 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

BÀI TẬP DỰ ÁN HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI : NHỮNG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP
Ở VIỆT NAM VÀ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC GIAI CẤP, TẦNG
LỚP SAU KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC

NHÓM
Trần Vũ Trường Giang

2005191548

Dương Trung Tấn

2005191508

Trần Nguyễn Hoa Thư

2005191604

Nguyễn Như Quỳnh

2005191240

31



Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021
BỘ CƠNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
-----o0o----

TÊN ĐỀ TÀI : NHỮNG CHÍNH SÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP
Ở VIỆT NAM VÀ THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC GIAI CẤP, TẦNG
LỚP SAU KHI THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC
NHÓM

Giảng viên hướng dẫn : TS Mai Quốc Dũng

Thành viên :
1. Trần Vũ Trường Giang

2005191548

2. Dương Trung Tấn

2005191508

3. Trần Nguyễn Hoa Thư

2005191604

4. Nguyễn Như Quỳnh

2005191240


Thành phố Hồ Chí Minh , tháng 7 năm 2021Lời cam đoan

31


Chúng em xin cam đoan đề tài: Những chính sách cai trị của Thực dân Pháp ở Việt
Nam và thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp sau khi Thực dân Pháp xâm lược do
nhóm nghiên cứu và thực hiện.
Chúng em đã kiểm tra dữ liệu theo quy định hiện hành .
Kết qủa bài làm của đề tài: Những chính sách cai trị của Thực dân Pháp ở Việt Nam và
thái độ chính trị của các giai cấp, tầng lớp sau khi Thực dân Pháp xâm lược do nhóm
nghiên cứu và thực hiện là trung thực và khơng sao chép từ bất kỳ bài tập của nhóm
khác.
Các tài liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc , xuất xứ rõ ràng.

31


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................7
I. Chính sách cai trị của thực dân Pháp.....................................................................7
1.1. Hoàn cảnh lịch sử :............................................................................................7
1.2.1. Kinh tế :.......................................................................................................9
1.2.2. Chính trị :..................................................................................................14
1.2.3. Về văn hóa xã hội :...................................................................................15
II. Thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau khi
thực dân Pháp xâm lược............................................................................................20
2.1. Giai cấp địa chủ...............................................................................................20
2.2. Giai cấp nông dân............................................................................................20

2.3. Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên,…)............20
2.4. Giai cấp tư sản Việt Nam................................................................................20
2.5. Giai cấp cơng nhân Việt Nam.........................................................................21
III. Vai trị của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay.....21
3.1. Vị trí của giai cấp cơng nhân Việt Nam.........................................................21
3.2. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đoạn hiện nay...............21
3.3. Vai trị của giai cấp cơng nhân Việt Nam......................................................24
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................31
PHỤ LỤC................................................................................................................... 32

MỤC LỤC HÌNH ẢN

31


Hình 1 Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX.................................................................7
Hình 2 "Bế quan tỏa cảng".............................................................................................8
Hình 3 Pháp tấn cơng Đà Nẵng......................................................................................9
Hình 4 Cơng nhân cạo mủ cao su thời Pháp thuộc.......................................................11
Hình 5 Người dân hút thốc phiện thời Pháp thuộc.......................................................14
Hình 6 Trường học thời Pháp thuộc.............................................................................18
Hình 7 Hình Cơng nhân hoàn thiện linh kiện giảm chấn băng cao su kỹ thuật cao......21
Hình 8 GDP theo thành phần kinh tế năm 2016 (Nguồn: Tổng cục bộ thống kê)........22
Hình 9 Chế biến cá tra xuất khẩu.................................................................................25
Hình 10 Hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di tích lịch sử.......................................26
Hình 11 Tốc đọ tăng GDP giai đoạn 2010-2020..........................................................27

31



PHẦN MỞ ĐẦU
Pháp thuộc là một giai đoạn kéo dài 61 năm trong lịch sử Việt Nam, bắt đầu từ
1884 khi Pháp ép triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp cho đến năm
1945 khi Pháp mất đi quyền cai trị ở Đông Dương. Trong thời gian này, Pháp
đã thực hiện những chính sách cai trị, bóc lột của mình. Ruộng đất bị thực dân
Pháp chiếm đoạt một cách trắng trợn. Thực dân Pháp còn đặt ra những khoản
sưu thuế hết sức nặng nề để thu vét, tận thu tiền của nhân dân.Sự áp bức bóc lột
đã dẫn đến sự bần cùng hóa và kèm theo là sự phân hóa xã hội diễn ra ngày
càng sâu sắc. Vì thế mà sự phân hóa giai cấp dẫn ra sâu sắc, tầng lớp địa chủ
cũng tiến hành nhiều phương pháp khác nhau để bóc lột tá điền,… Sự thống trị
của thực dân Pháp đã tạo ra những biến đổi về kinh tế và xã hội Việt Nam.
Những mâu thuẫn diễn ra gay gắt hơn và các cuộc đấu tranh của nhân dân liên
tiếp bùng nổ và phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Cuộc kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến có sự phối hợp giữa người
lãnh đạo với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương
quyết dũng cảm, khí thế kháng chiến sơi sục tồn dân tham gia đánh giặc. Và
trong cuộc kháng chiến chống Pháp, công nhân đã tham gia chiến đấu bảo vệ cơ
sở sản xuất của chính quyền cách mạng, tham gia bãi cơng, xây dựng các cơ sở
sản xuất vũ khí, vận chuyển máy móc đến nơi an tồn,...
Hiện nay, giai cấp cơng nhân cũng tham gia vào q trình cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa, từng bước đưa đất nước bước lên thời kì mới, phát triển hơn.
Vậy nên để tìm hiểu rõ hơn và tiếp thu những kiến thức về cuôc jkhangs chiến
chống Pháp và g iai cấp công nhân Việt Nam nên nhóm chúng em đã chọn đề
tài : “Phân tích những chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và thái
độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp sau khi thực dân Pháp xâm lược. Liên
hệ thực tiễn về vai trò của giai cấp công nhân trong xã hội Việt Nam giai đoạn
hiện nay”

31



PHẦN NỘI DUNG
I. Chính sách cai trị của thực dân Pháp
1.1. Hoàn cảnh lịch sử :
Vào giữa thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một
quốc gia độc lập, có chủ quyền, đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa.
Tuy nhiên, ở giai đoạn này, chế độ phong kiến Việt Nam đang có những biểu hiện
khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.

Hình 1 Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX
Nơng nghiệp sa sút, nơng dân đói khổ, nhiều cuộc khai hoang được tổ chức khá
quy mô, nhưng cuối cùng đất đai khai hoang được lại lọt vào tay địa chủ, cường hào.
Hiện tưởng di cư, lưu tán khắp nơi diễn ra phổ biến, đê điều khơng được chăm sóc dẫn
đến nạn đói, mất mùa diễn ra thường xun.
Cơng thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền cơng thương của Nhà
nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa
cảng” của nhà Nguyễn đã làm cho nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài.

31


Hình 2 "Bế quan tỏa cảng"
Chính sách qn sự lạc hậu, phương pháp đối ngoại có nhiều sai lầm, nhất là
việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt
khối đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến bảo vệ đất nước sau này.
Nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra như: khởi nghĩa Phan Bá Vành
ở Nam Định, Thái Bình (1821), của Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khơi
ở Gia Định (1833), của Nông Văn Vân ở Tuyên Quang, Cao Bằng (1833-1835)…
→ Điều đó đã tọa điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp xâm lược năm 1858.

Sáng ngày 1/9/1858 quân Pháp với 2500 quân và 13 thuyền chiến nổ sung bắn
phá và đổ bộ lên bán bảo Sơn Trà đánh dấu sự xâm chiếm Việt Nam. Sau khi tạm thời
dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, thực dân Pháp từng bước tiến
hành xây dựng bộ máy thống trị ở Việt Nam.

31


Hình 3 Pháp tấn cơng Đà Nẵng
Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) là một giai đoạn lịch sử nhiều biến động, bắt
đầu từ năm 1884 Pháp bắt buộc triều đình Huế chấp nhận sự bảo hộ của Pháp, cho đến
1945 khi Pháp mất quyền cai trị ở Đông Dương. Mất chủ quyền, Việt Nam bị chia cắt
thành 3 xứ riêng biệt với ba cơ cấu hành chính riêng: xứ thuộc địa Nam Kỳ và hai xứ
bảo hộ Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp
nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vơ cùng phản động và chúng ra sức khai thác
thuộc địa với mục đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường
tiêu thụ. Cùng với đó là vơ số chính sách đàn áp, bóc lột về chính trị, kinh tế, văn hóa.
Đặc biệt là giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
1.2 Các chính sách cai trị của thực dân Pháp :
Thực dân Pháp chiếm nước ta với 2 bản hiệp ước Hacmang 1883 và hiệp ước
Patonốt 1884 mà triều đình nhà Nguyễn đã ký với Pháp công nhận sự thống trị lâu dài
của thực dân Pháp đối với nước ta. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta, thực dân Pháp
nhanh chóng thiết lập chế độ chính trị vơ và chúng ra sức khai thác thuộc địa với mục
đích vơ vét, xuất khẩu tư bản, bóc lột sức lao động và thị trường tiêu thụ
1.2.1. Kinh tế :
Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế thực dân phản và bảo thủ nhằm biến
nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá ế thừa và cung cấp nguyên vật liệu cho
chúng:

31



Thực hiện chính sách độc quyền về kinh tế trên tất cả các ngành nông nghiệp,
công nghiệp, thương nghiệp.
Đặt ra nhiều thứ thuế vô lý (thuế thân, thuế chợ, thuế đị…)
Duy trì phương thức sản xuất phong kiến lạc hậu nhằm mục đích bóc lột tối đa
kìm hãm nền kinh tế của nước trong vòng lạc hậu.
Thực dân Pháp thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Từ năm 1897, thực dân Pháp tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ
nhất và sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), chúng tiến hành chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đơng Dương với số vốn đầu tư trên quy mô lớn, tốc
độ nhanh.
Do sự du nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tình hình kinh tế Việt
Nam có sự biến đổi: quan hệ kinh tế nông thôn bị phá vỡ, hình thành nên những đơ thị
mới, những trung tâm kinh tế và tụ điểm cư dân mới. Nhưng thực dân Pháp du nhập
một cách khơng hồn chỉnh phương thức tư bản chủ nghĩa vào nước ta, mà vẫn duy trì
quan hệ kinh tế phong kiến. Chúng kết hợp hai phương thức bóc lột tư bản và phong
kiến để thu lợi nhuận . Chính vì thế, nước Việt Nam khơng thể phát triển lên chủ nghĩa
tư bản một cách bình thường được, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào kinh
tế Pháp.
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản phương Tây, từ năm
1858 thực dân Pháp bắt đầu tiến công quân sự để chiếm Việt Nam. Sau khi đánh
chiếm được nước ta, thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành
những cuộc khai thác nhằm cướp đoạt tài nguyên, bóc lột nhân cơng rẻ mạt và mở
rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa.
Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, chúng đã khai thác khoáng
sản của đất nước ta. Bộ máy cai trị được hình thành. Chúng xây dựng các nhà máy

31



điện, nước, xi măng, dệt,..., lập các đồn điền, mở mang đường xá để vơ vét tài nguyên
và bóc lột sức lao động của người dân nước ta.
Thực dân Pháp muốn biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hoá và cung
cấp nguyên nhiên liệu cho Pháp nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho tư bản Pháp. Vào
giai đoạn đầu, thực dân Pháp chỉ mới chú trong vào hai lĩnh vực chủ yếu là nông
nghiệp và khai mỏ.
Nông nghiệp: Năm 1897, Pháp ép triều Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền
“khai khẩn đất hoang” cho chúng. Ngay sau đó, Pháp tăng cường cướp đoạt đất đai,
lập các khu đồn điền lớn để trồng cao su.

Hình 4 Cơng nhân cạo mủ cao su thời Pháp thuộc

Công nghiệp: chú trọng khai thác mỏ than và kim loại. Tuy nhiên tất cả kim loại
khai thác được chở về Pháp. Phần lớn các xí nghiệp khai mỏ nằm trong tay những tập

31


đoàn tư bản Pháp. Phương thức hoạt động là tận dụng nhân cơng lao động rẻ mạt, sao
cho chi phí sản xuất giảm xuống mức thấp nhất để thu lợi nhuận cao.
Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống đường giao thông hiện đại, vừa phục vụ
làm ăn lâu dài, vừa nhằm mục đích quân sự.
Thương nghiệp: Việt Nam trở thành thị trường độc quyền của tư bản Pháp, Pháp
độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Tất cả hàng hóa Việt Nam mà Pháp cần đều phải
ưu tiên xuất sang Pháp, không được xuất khẩu sang nước khác, những hàng hóa mà
Pháp thừa ế hoặc kém phẩm chất so với hàng hóa của các nước khác thì Việt Nam vẫn
phải mua của Pháp.
Tiến hành chính sách khai thác để cướp đoạt tài nguyênmở rộng thị trường tiêu

thụ hàng hóa của tư bản Pháp, độc quyền về kinh tế để dễ bề vơ vét, độc hành về thuế
và phát hành giấy bạc, duy trì hình thức bóc lột phong kiến, kìm hãm nền kinh tế Việt
Nam trong vòng lạc hậu, làm cho kinh tế nước ta phụ thuộc vào kinh tế Pháp.
Đặc biệt chúng độc quyền về muối, rượu và thuốc phiện:
Về muối : Muối là một trong những thứ nhu yếu phẩm, là thành phần vô cùng
cần thiết trong việc dự trữ thực phẩm, chế biến món ăn và nấu ăn. Muốn muối cá,
muối thịt, làm nước mắm, muối dưa cải hay muối chua các thứ rau, tất cả đều phải có
muối. Kho cá, kho thịt, làm xơi, nấu cơm nếp, ăn cháo trắng lót lịng cũng phải có
muối. Nói tóm lại, bất kỳ món ăn nào cũng phải có muối. Chính vì thế mà đối với
người Việt Nam, muối trở thành một sản phẩm vô cùng quan trọng không khác gì gạo.
Hơn nữa, nước ta khơng có mỏ muối. Vì thế, tất cả muối tiêu thụ ở nước ta đều được
sản xuất qua phương pháp gạn lọc nước biển bằng cách để cho nước bốc hơi bay đi
hết, chất muối lắng xuống ở dưới rồi gom lại thành từng thúng đem đi bán. Do tình
trạng này, chỉ những vùng ven biển có bãi cát bằng bằng mới có điều kiện để sản xuất
muối. Những vùng bờ biến dốc đứng khơng có điều kiện sản xuất muối. Những yếu tố
này đã khiến cho muối trở nên khan hiếm ở trên thị trường. Biết được những yếu tố
quan trọng này, các nhà làm chính sách thuế khóa trong chính quyền Liên Minh Pháp
– Vatican nghĩ ngay đến biện pháp nắm độc quyền phân phối muối. Qua chính sách

31


đánh thuế bất nhân này, chúng đã thu vơ về ngân quỹ của Liên Minh Pháp – Vatican
một khoản tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% cơng chức ở Đông Dương.
Về rượu : Trong thực tế, rượu đã được coi như khá quan trọng trong nếp sống
văn hóa của bất kỳ xã hội nào dù là văn minh hay lạc hậu. Với các quốc gia Đông
Phương chịu ảnh hưởng của nền văn minh Khổng Mạnh, rượu đã trở thành một trong
những yếu tố vô cùng quan trọng trong nếp sống văn hóa của người dân. Cũng vì thế
mà rượu hiện diện trong hầu hết các ngày lễ lạc, đám cưới, đám tang, cúng tế và những
cuộc hôi ngộ giữa các bạn bè thân thiết hay trong những bữa tiệc kẻ ở tiễn người đi

hoặc trong bữa cơm vui đón mừng người đi xa trở về, tất cả cũng đều phải có rượu. Ở
nước ta, rượu cũng vơ cùng quan trọng, trong thời xưa, bất bất kỳ làng xóm nào cũng
có một hay hai gia đình sinh sống bằng nghề nấu rượu, rượu trở thành sản phẩm rất
thông dụng, khơng bao giờ khan hiếm. Biết rõ tính cách quan trọng của rượu trong nếp
sống văn hóa của người Việt Nam là như vậy, với chủ trương cố hữu nắm trọn quyền
kiểm soát tất cả mọi ngành sinh họat trong xã hội, thực dân Pháp bèn quyết định nắm
độc quyền sản xuất và phân phối rượu, rồi cưỡng bách nhân dân ta hàng năm phải tiêu
thụ số lượng ruợu theo đúng chỉ tiêu mà chúng đã đề ra. Với việc nắm trong tay độc
quyền sản xuất rượu trong nước, thực dân Pháp không chỉ thu về lợi nhuận hàng năm,
mà cịn có khả năng khơng chế và đầu độc nhân dân ta.
Về thuốc phiện : Thuốc phiện bị coi như là một sản phẩm có tác hại vơ cùng
nguy hiểm cho những người hút và gia đình họ. Thế nhưng, từ khi dân ta rơi vào ách
thống trị của Liên Minh Pháp – Vatican, thuốc phiện lại do chính quyền chủ động
nhập cảng, thiết lập các cơ sở biến chế, tổ chức hệ thống phân phối, khuyên khích mở
các tiệm hút và tiệm bán công khai cho khách hàng tiêu thụ, rồi nắm độc quyền buôn
bán sản phẩm này. Như vậy là chính quyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho khá nhiều
người mà đa số thuộc thành phần khá giả dễ sa ngã vào tình trạng nghiện ngập, làm hư
hại cả cuộc đời. Nhìn rộng ra, nếu quốc gia có quá nhiều người nghiện hút thuốc phiện
như vậy, thì dân nước sẽ khơng cịn ý chí đấu tranh để tự tồn, để mặc cho ngoại nhân
thao túng tự tung tự tác. Hậu quả là quốc gia đó sẽ lụi tàn, suy vong rồi sớm muộn
cũng rơi vào cảnh lệ thuộc nước ngoài. Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, ngoài chủ trương

31


làm tiêu tan ý chí đấu tranh của dân tộc Việt Nam, Liên Minh Pháp – Vatican cịn có
chính sách độc quyền nhập cảng lậu và phân phối thuốc phiện vừa  để lấy tiền chi phi
cho bộ máy cai trị tại Đông Dương, vừa để trả lương hậu hĩ cho công chức người Pháp
trong bộ máy cai trị này với mục đích khích lệ họ tích cực thẳng tay đàn áp và bóc lột
dân ta và đầu độc nhân dân ta.


Hình 5 Người dân hút thốc phiện thời Pháp thuộc
1.2.2. Chính trị :
Chúng tiếp tục thi hành chính sách chuyên chế với bộ máy đàn áp nặng nề. Mọi
quyền hành đều thâu tóm trong tay các viên quan cai trị người Pháp, từ tồn quyền
Đơng Dương, thống đốc Nam Kỳ, khâm sứ Trung Kỳ, thống sứ Bắc Kỳ, công sứ các
tỉnh, đến các bộ máy quân đội, cảnh sát, toà án..., biến vua quan Nam triều thành bù
nhìn, tay sai.
Chúng ràng buộc tự do, dân chủ, thẳng tay đàn áp, khủng bố, dìm các cuộc đấu
tranh của dân ta trong biển máu. Chúng tiếp tục thi hành chính sách chia để trị rất thâm
độc, chia nước ta làm ba kỳ, mỗi kỳ đặt một chế độ cai trị riêng và nhập ba kỳ đó với
nước Lào và nước Campuchia để lập ra liên bang Đơng Dương thuộc Pháp, xóa tên
nước ta trên bản đồ thế giới. Chúng gây chia rẽ và thù hận giữa Bắc, Trung, Nam, giữa

31


các tôn giáo, các dân tộc, các địa phương, thậm chí là giữa các dịng họ, giữa dân tộc
Việt Nam với các dân tộc trên bán đảo Đông Dương.
Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Việt Nam,Campuchia,
Lào, đứng đầu là viên Toàn quyền người Pháp
Thi hành chế độ chuyên chế, trực tiếp nắm mọi quyền hành:
Dùng chính sách "chia để trị": Thực dân Pháp chia rẽ 3 nước Đông Dương, rồi
lập ra xứ Đông Dương thuộc Pháp. ở VN, Pháp thực hiện chia rẽ giữa 3 kỳ (theo chế
độ cai trị khác nhau). Chúng chia rẽ người Kinh và các dân tộc khác, giữa miền xuôimiền núi, giữa các tôn giáo...
Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh, đứng đầu các xứ và tỉnh là các viên quan người Pháp.
Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu. Đơn vị hành chính cơ sở ở Việt Nam vẫn là làng xã, do
các chức tịch địa phương cai quản.Bộ máy chính quyền từ trung ương tới địa phương
đều do thực dân Pháp chi phối.
Thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của

nhân dân ta và khủng bố, cấu kết với địa chủ. Thực dân Pháp tước bỏ quyền lực đối
nội và đối ngoại của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn.
Thực hiện chính sách chuyên chế về chính trị với bộ máy đàn áp vơ cùng nặng
nề. Dùng chính sách cai trị trực tiếp, duy trì bộ máy chính quyền phong kiến từ trung
ương xuống địa phương làm tay sai đắc lực cho chúng.
Từ nửa sau thế kỷ XIX, xu hướng thơn tính dân tộc và bành trướng thuộc địa của
các nước đế quốc diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các quốc gia ở châu Á, châu
Phi... lần lượt trở thành thuộc địa của Anh, Pháp, Hà Lan, Nga, Đức... Việt Nam cũng
bị thực dân Pháp xâm lược từ giữa thế kỷ XIX. Sau khi dập tắt các phong trào yêu
nước, hoàn thành căn bản cơng cuộc bình định nước ta về mặt qn sự, thực dân Pháp
đã tiến hành hai cuộc khai thác thuộc địa, áp đặt một chính sách thống trị quy mơ và
triệt để trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hố giáo dục... nhằm biến Đơng Dương
thành thuộc địa khai khẩn, bảo đảm siêu lợi nhuận cho chính quốc.

31


1.2.3. Về văn hóa xã hội :
Về văn hố, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách đầu độc, ngu dân đồng
thời truyền bá văn hoá và giáo dục của Pháp để phục vụ cho chính sách thuộc địa của
mình. Mục đích của những chính sách đó là nhằm nô dịch tinh thần quần chúng, biến
quần chúng thành những đám đông tự ti, khiếp sợ trước sức mạnh của văn minh của
Pháp, mất tin tưởng vào khả năng và tiền đồ của dân tộc, cắt đứt với mọi truyền thống
tốt đẹp, phục vụ trung thành cho quyền lợi của đế quốc.
Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hoá là một trong những biện pháp hỗ trợ
đắc lực cho công cuộc khai thác ở Việt Nam. Ban đầu, thực dân Pháp thực hiện chính
sách giáo dục chỉ nhằm mục đích đào tạo đội ngũ thơng dịch viên và những người
phục vụ trong bộ máy chính quyền thuộc địa, đồng thời từng bước truyền bá chữ Pháp
và chữ Quốc ngữ và hạn chế ảnh hưởng của chữ Hán. Các trường học được tổ chức
với ba bậc: bậc ấu học ở xã, bậc tiểu học ở phủ, huyện và bậc trung học ở tỉnh. Học

sinh theo học trong hệ thống các bậc học này, ngoài việc được trang bị các kiến thức
khoa học phổ thơng cịn phải học tiếng Pháp. Các bậc học càng cao thì mơn tiếng Pháp
và các kiến thức về văn hoá Pháp càng trở thành bắt buộc. Các khoa thi Hương, Hội,
Đình vẫn được tổ chức như cũ.
Sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp vừa ra sức xây dựng một nền giáo dục mới,
vừa tìm cách thủ tiêu vai trị của nền giáo dục cũ. Hệ thống các trường tiểu học Pháp
Việt được mở rộng nhằm thay thế dần nền Hán học. Các khoa thi Hương, Hội, Đình bị
bãi bỏ với mục đích chấm dứt vai trò của các sỹ phu phong kiến.
Hệ thống giáo dục mới sau hai lần cải cách, đến năm 1917 đã thực sự trở thành
“Pháp hố” gồm có ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Ở cấp tiểu học
học sinh sẽ theo học trong 5 năm. Nhưng với mục đích hạn chế việc đến trường của
thanh thiếu niên Việt Nam, học sinh sau khi học xong ba năm bậc sơ đẳng phải thi lấy
bằng “sơ học yếu lược” rồi mới được học tiếp hai năm còn lại của bậc tiểu học và thi
tốt nghiệp. Trong ba năm học đầu tiên đó, học sinh phải học bằng tiếng Pháp. Hơn
nữa, chính quyền thuộc địa lại quy định rất chặt chẽ về hạn tuổi vào học ở các cấp học
nên càng góp phần gạt bỏ số học sinh muốn theo học.

31


Bên cạnh các trường tiểu học và trung học, chính quyền thuộc địa cũng đã chú ý
xây dựng các trường chuyên nghiệp và dạy nghề: các trường sư phạm ở Hà Nội, Nam
Định, Huế, Gia Định; các trường chuyên nghiệp và xưởng học nghề; các trường kỹ
thuật thực hành, mỹ thuật thực hành... Cuối năm 1907, nhằm tranh giành ảnh hưởng
với Đông Kinh nghĩa thục và ngăn chặn thanh niên xuất dương sang Nhật theo phong
trào Đông Du, đồng thời để cổ động cho thế lực của nước Pháp ở Á Đông, thực dân
Pháp đã quyết định mở trường Đại học Đông Dương.
Các trường cao đẳng, đại học khác thuộc các ngành sư phạm, cơng chính,
thương mại, nơng nghiệp, y dược... cũng được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu cao
hơn về nhân lực cho nền thống trị thực dân.

Tuy nhiên, phần lớn học sinh và sinh viên đại học, cao đẳng đều là con em
các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội lúc bấy giờ. Các gia đình
nơng dân, nhân dân lao động nghèo rất ít có khả năng cho con em theo học. Cho đến
năm 1930, “tổng cộng học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ
chiếm 1,8% dân số”. Số trẻ em thất học phổ biến trong xã hội.
Hơn nữa, trong nội dung chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục này, thực
dân Pháp đã loại trừ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thay vào đó là
chương trình truyền bá “văn minh đại Pháp” nhằm đào tạo một thế hệ người Việt Nam
“mất gốc”, khơng có tinh thần u nước và ý thức về số phận của người dân mất nước,
nơ lệ để từ đó phục vụ đắc lực cho cơng cuộc thống trị của thực dân.
Phản ánh về chính sách giáo dục của thực dân, trong tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp, Hồ Chí Minh viết: “Nhân dân Đơng Dương khẩn khoản địi mở trường
học vì trường học thiếu một cách nghiêm trọng... Hàng ngàn trẻ em đành chịu ngu dốt
vì nạn thiếu trường... Chính phủ thuộc địa tìm đủ mọi cách để ngăn cản khơng cho
thanh niên An Nam sang du học bên Pháp,... Làm cho ngu dân để dễ cai trị đó là chính
sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất”.

31


Hình 6 Trường học thời Pháp thuộc
Bên cạnh đó, thực dân Pháp đã lợi dụng vũ khí báo chí để tun truyền cho các
chính sách “khai hố”, thống trị của chúng tại Việt Nam. Chúng đã cấp phép cho nhiều
tờ báo được xuất bản. Hàng loạt các tờ báo được xuất bản bằng chữ Hán, chữ Quốc
ngữ, tiếng Pháp. Nổi bật như: ở Nam kỳ có các tờ Nam trung nhật báo (sau đổi thành
Lục tỉnh tân văn), Đại Việt quan báo (sau đổi thành Đại Việt tân báo và Đại Việt cơng
báo), Nơng cổ mín đàm. Ở Bắc kỳ có tờĐăng cổ tùng báo xuất bản ở Hà Nội. Đến năm
1913, chính quyền thực dân cho ra đời tờ Đơng Dương tạp chí là chi nhánh đặc biệt
của Lục tỉnh tân văn xuất bản ở miền Trung và miền Bắc.
Vào tháng 6 năm 1915, “Thư viện truyền bá”được thành lập gồm hai bộ phận:

thứ nhất là Đông Dương tạp chí, tuần báo văn chương, khoa học giáo dục và thứ hai là
Trung Bắc tân văn, thời báo chính trị, kinh tế, ấn hành bằng ba loại khác nhau và được
viết bằng chữ Quốc ngữ và chữ Hán. Sau khi Đơng Dương tạp chí bị đình bản, chính
quyền thực dân đã thành lập tờ Nam phong (1916).
Qua báo chí, thực dân Pháp đã chuyển một hệ thống tư tưởng nô dịch, văn hoá
duy tâm thấm sâu vào xã hội Việt Nam; cổ động cho chủ nghĩa “Pháp Việt đề huề”;

31


tuyên truyền cho việc thu “thuế máu” đối với nhân dân, khuyến khích nhân dân gia
nhập quân đội Pháp làm bia đỡ đạn...
Ngồi ra, chúng cịn sử dụng sách báo để xun tạc và cơng kích cách mạng
tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đả kích phong trào cách
mạng ở Pháp và Trung Quốc. Các diễn đàn thảo luận về các vấn đề như: “Tư bản và
lao động”, “Dân chủ và chuyên chính” được đăng trên báo chí. Các chiến dịch cơng
kích khơng ngồi mục đích gieo rắc những nhận thức sai lệch về cách mạng tháng
Mười, về phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong dân chúng hòng ngăn chặn
ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin, vũ khí tư tưởng cho cơng cuộc giải phóng dân
tộc.
Tuy vậy, trên một số tờ báo, những trí thức tiến bộ đương thời cũng đã lợi dụng
để đăng tải một số thơ văn yêu nước, cổ động tinh thần dân tộc nên bị chính quyền
thực dân đình bản như: Đăng cổ tùng báo, Đơng Dương tạp chí...
Bên cạnh thủ đoạn lợi dụng triệt để báo chí làm công cụ tuyên truyền cho chủ
nghĩa cải lương, thực dân Pháp và tay sai đã thành lập những cơ quan văn hố nơ dịch
mà tiêu biểu là hội “Khai trí Tiến Đức” thành lập đầu năm 1919. Hội viên của hội này
gồm địa chủ, quan lại, chánh phó tổng, lý trưởng, các nhà tư sản mới, các công chức
cao cấp trong bộ máy chính quyền thuộc địa. Mục đích của hội là: “ Bảo tồn đạo đức,
phong tục lạc hậu và giới thiệu những tư tưởng bảo thủ của văn học Pháp”.
Rõ ràng, song song với công cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã thực

hiện những chính sách nơ dịch về văn hố hết sức phản động nhằm xơ đẩy nhân dân
vào vịng ngu dốt, thất học; truỵ lạc về thể xác, bạc nhược về tinh thần. Những truyền
thống tốt đẹp, tinh hoa văn hoá dân tộc bị kìm hãm. Nền văn hố dân tộc đã bị chà đạp
một cách thô bạo. Tuy nhiên thực dân Pháp khơng thể ngăn cản được những trào lưu
văn hố dân tộc tiến bộ đã xuất hiện và phát triển trong thời gian này.

31


II. Thái độ chính trị của các giai cấp và tầng lớp trong xã hội Việt Nam sau khi
thực dân Pháp xâm lược.
2.1. Giai cấp địa chủ
Có thế lực kinh tế nhưng mất quyền thống trị. Trong quá trình thực dân Pháp
xâm lược, giai cấp địa chủ phân hóa thành hai lực lượng:
Bộ phận nhỏ là đại địa chủ, giàu có do dựa vào Pháp, chống lại cách mạng,
chúng trở thành đối tượng của cách mạng.
Bộ phận lớn là trung nông và tiểu địa chủ, bị Pháp chèn ép, đụng chạm tới quyền
lợi, nên ít nhiều có tinh thần chống đế quốc, tham gia phong trào yêu nước khi có điều
kiện.
2.2. Giai cấp nông dân
Chiếm số lượng đông đảo nhất (khoảng hơn 90% dân số), đồng thời là một giai
cấp bị phong kiến, thực dân bóc lột nặng nề nhất. Do vậy, ngoài mâu thuẫn với giai
cấp địa chủ, từ khi thực dân Pháp xâm lược, giai cấp nông dân cịn có mâu thuẫn sâu
sắc với thực dân xâm lược.
Lực lượng hăng hái và đông đảo của cách mạng.
2.3. Tầng lớp tiểu tư sản (tiểu thương, tiểu chủ, học sinh, sinh viên,…)
Bị đế quốc, tư bản chèn ép, do đó có tinh thần dân tộc, yêu nước và rất nhạy bén
với tình hình chính trị, có tinh thần cách mạng, hăng hái đấu tranh.
Một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta.
2.4. Giai cấp tư sản Việt Nam

Xuất hiện muộn hơn giai cấp công nhân. Gồm 2 bộ phận:
Một bộ phận tư sản mại bản gắn liền lợi ích với tư bản Pháp, cấu kết với thực
dân Pháp, trở thành tầng lớp tư sản mại bản.
Một bộ phận là giai cấp tư sản dân tộc, họ bị thực dân Pháp chèn ép, kìm hãm,
có tinh thần yêu nước.

31


2.5. Giai cấp cơng nhân Việt Nam
Được hình thành gắn với các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, ra đời
trước giai cấp tư sản, xuất thân từ nơng dân, nhanh chóng tiếp thu lý luận chủ nghĩa
Mac – Lênin, là giai cấp lãnh đạo cách mạng.
III. Vai trị của giai cấp cơng nhân trong xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay
3.1. Vị trí của giai cấp công nhân Việt Nam
Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh về số lượng và chất
lượng, đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước. Là lực lượng đi đầu trong sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bao gồm những người lao động chân
tay và trí óc, làm cơng hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ
cơng nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp.

Hình 7 Hình Cơng nhân hồn thiện linh kiện giảm chấn băng cao su kỹ thuật cao
3.2. Đặc điểm giai cấp công nhân Việt Nam trong thời đoạn hiện nay
- Một là, giai cấp công nhân nước ta đang tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ
cấu và ngành nghề.
Trước khi bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế ở nước ta được quản lý theo cơ
chế hành chính, tập trung, bao cấp, về mặt số lượng của giai cấp công nhân nước ta
không lớn và khá thuần nhất về cơ cấu thành phần và ngành nghề, công nhân đa số
làm việc chủ yếu trong thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.


31


Quá trình đổi mới, nước ta tiến hành mở cửa và hội nhập với quốc tế, đưa ra
những chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã tạo bước chuyển quan trọng
đối với cơ cấu nền kinh tế. Bên cạnh các thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập
thể, thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi dần được hình
thành và phát triển nhanh chóng. Điều đó dẫn đến sự chuyển biến trong cơ cấu lao
động xã hội, làm cho lực lượng công nhân - lao động công nghiệp và dịch vụ phát triển
nhanh về số lượng và đa dạng về cơ cấu. Trong đó, số lượng cơng nhân trong khu vực
kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn.

Hình 8 GDP theo thành phần kinh tế năm 2016 (Nguồn: Tổng cục bộ thống kê)
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2020, hiện nay, tổng số công nhân
nước ta chiếm khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số
công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước,
đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài và số lao động giản đơn trong các cơ quan
đảng, nhà nước, đồn thể [1]. Số lượng cơng nhân tăng nhanh ở các loại hình doanh
nghiệp tại những khu công nghiệp trọng điểm như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Đồng Nai...
- Hai là, giai cấp cơng nhân nước ta đang được trẻ hóa, trình độ học vấn, chuyên
môn nghề nghiệp từng bước được cải thiện và nâng lên.

31


Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa, chủ động hội nhập
quốc tế, vì thế mà nước ta cần phải tiếp thu những thành tựu khoa học, kỹ thuật và
công nghệ hiện đại phục vụ hoạt động của ngành cơng nghiệp để có thể dần phát triển

và sánh vai với các cường quốc lớn. Điều này, đòi hỏi chúng ta phải khắc phục triệt để
đi những hạn chế về tác phong và kỷ luật lao động của thời kỳ thực hiện cơ chế hành
chính, tập trung bao cấp và phải dần nâng cao trình độ học vấn, chun mơn nghề
nghiệp của cơng nhân. Nếu khơng, thì doanh nghiệp và công nhân không thể tồn tại và
phát triển được. Đây là đòi hỏi rất cao, yêu cầu rất lớn và nghiêm ngặt đối với doanh
nghiệp và công nhân, cũng là một bước ngoặc lớn trong công cuộc cơng nghiệp hóahiện đại hóa đất nước. Cùng với đó là việc rèn luyện, nâng cao tác phong công nghiệp
và kỷ luật lao động theo hướng hiện đại và hình thành ngày càng đơng đảo bộ phận
cơng nhân trí thức.
- Ba là, giai cấp công nhân nước ta hiện nay đã kế thừa và phát huy những
truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng
trước đây, năng động, sáng tạo tin tưởng tuyệt đối vào Đảng trong sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giai cấp cơng nhân nước ta hiện nay đã kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp
của giai cấp công nhân Việt Nam trong các giai đoạn cách mạng trước đây. Đó là
truyền thống tiên phong cách mạng, kiên trì khắc phục và vượt qua khó khăn, gian
khổ, quyết liệt, năng động, sáng tạo trong sản xuất..., cũng đồng thời tiếp thu cái mới
để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đa số công
nhân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của mục tiêu cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng CNXH.
- Bốn là, số lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng
giảm; sự phân tầng xã hội, phân hóa giàu nghèo trong giai cấp cơng nhân ngày càng
sâu sắc.
 Số lượng công nhân ở trong các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm
xuống do việc đổi mới, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, nhiều doanh nghiệp

31


dần chuyển thành các doanh nghiệp, công ty cổ phần. Bên cạnh đó, sự phân hóa giàu
nghèo trong giai cấp công nhân ngày càng sâu sắc do sự chênh lệch về mức thu nhập

khác nhau giữa các bộ phận công nhân. Thu nhập của công nhân trong khu vực kinh tế
nhà nước thường ổn định hơn so với công nhân trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Đặc biệt, sự chênh lệch về thu nhập và mức sống ngày càng tăng giữa những cơng
nhân có cổ phần với những cơng nhân khơng có cổ phần trong các doanh nghiệp, cơng
ty cổ phần, giữa những cơng nhân có trình độ chun mơn và tay nghề cao (hay gọi là
cơng nhân trí thức) với những cơng nhân có tay nghề và trình độ chuyên môn thấp và
lao động giản đơn.
- Năm là, thành phần xuất thân của giai cấp công nhân nước ta ngày càng đa
dạng, nhưng chủ yếu vẫn là từ nông dân.
Ở trong thời kỳ đổi mới, thành phần xuất thân của giai cấp công nhân ngày càng
đa dạng hơn và không thuần nhất như trước đây. Tuy nhiên, với đặc điểm về thành
phần xuất thân của giai cấp công nhân phần lớn vẫn từ nơng dân, trình độ và chun
mơn nghề nghiệp cịn hạn chế, đơi khi khơng có chun mơn và cịn chịu nhiều sự tác
động chi phối do tác phong, lề lối làm việc của người nông dân, chưa thích nghi với
tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp hiện đại. Đa số chưa được đào tạo cơ bản và
có hệ thống nên trình độ và chun môn, nghề nghiệp, năng suất lao động và thu nhập
thấp, khoảng cách giàu nghèo và sự phân tầng xã hội trong giai cấp công nhân gia
tăng. Một bộ phận công nhân cịn nhiều hạn chế hiểu biết về chính sách, pháp luật, gây
khó khăn nhất định cho việc phát triển đảng viên là cơng nhân.
3.3. Vai trị của giai cấp công nhân Việt Nam
Nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Do đó
chúng ta cần những con người có học vấn, am hiểu về khoa học kỹ thuật và các công
nghệ mới. Nên việc cần thiết và có vai trị quan trọng và xây dựng giai cấp công nhân
phát triển về số lượng, chất lượng, có tay nghề cao, năng lực tiếp thu và sáng tạo công
nghệ mới, lao động đạt được chất lượng, hiểu quả cao.

31


Bước đầu quan trọng trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta là

CNH-HĐH nơng nghiệp và nông thôn. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông, lâm,
thủy sản nhằm khai thác tối ưu, tiềm năng đa dạng của nước ta trong lĩnh vực này. Do
vây, các khu xưởng chế biến thủy sản xuất hiện gần các khu sản xuất, trơng trọt để
giảm xuống các chi phí vận chuyển, lực lượng đông đảo cần thiết ở các khu công
nghiệp là công nhân. Họ áp dụng các công nghệ mới, tiến bộ đem lại những thành tích
đáng kể trong ngành công nghiệp chế biến nông lâm hải sản: Xuất khẩu cá tra tới các
nước khác,..

Hình 9 Chế biến cá tra xuất khẩu
Đồng thời cũng đẩy mạnh các ngành mũi nhọn và phát triển công nghiệp như
công nghiệp nhẹ và công nghệ hàng điện tử. Người công nhân trong lĩnh vực này dần
trở thành lực lượng chính với đầy đỷ tri thức, tay nghề.
Ngày nay, người công nhân không chỉ lao động bằng tay mà cịn lao động bằng
trí óc, khơng chỉ làm những việc đơn thuần mà họ cịn sáng tạo các kỹ thuật mới, các
cơng nghệ máy móc mới phục vụ cho ngành công nghiệp và nâng cao năng suất làm
việc lên.
Ngày nay, lĩnh vực du lịch và các ngành dịch vụ cũng được xem là những khối
ngành có tiềm năng lớn trong phát triển đất nước với đội ngũ cơng nhân trẻ, có tri
thức, hiểu biết.

31


×