Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.53 KB, 6 trang )

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
NHẰM ĐÁP ỨNG TỐT HƠN YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
ThS. Lê Quang Anh1 - ThS. Trần Quang Chỉnh2
Tóm tắt: Việt Nam đang tiến tới một giai đoạn phát triển mới, hội nhập sâu hơn với thế giới, đặc biệt, Việt
Nam cũng như nhiều quốc gia khác đang tiến tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được dự báo sẽ
làm thay đổi mạnh mẽ và toàn diện mọi khía cạnh trong cuộc sống từ kinh tế đến xã hội và văn hóa. Theo
Klaus Schwab3, tỷ lệ thất nghiệp công nghệ sẽ tăng rất cao dưới tác động của cuộc cách mạng này, trong
đó, những người có kỹ năng tốt sẽ tạo cho mình lợi thế cạnh tranh tốt hơn để có việc làm. Lúc này, giáo dục
chứ không phải bất kỳ lĩnh nào khác phải gánh vác một sứ mệnh mới hết sức to lớn là xây dựng một lực
lượng lao động với đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cho một nền kinh tế thị trường hiện đại. Trong phạm vi bài
viết này, tác giả sẽ tập trung làm rõ các nội dung: i) Kỹ năng nghề nghiệp và đào tạo kỹ năng cho người lao
động, ii) Nhu cầu kỹ năng của doanh nghiệp và mức độ đáp ứng kỹ năng của người lao động trong doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho người lao
động nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Từ khóa: kỹ năng nghề nghiệp, người lao động, yêu cầu kỹ năng của doanh nghiệp
Abstract: Vietnam is moving towards a new stage of development, deeper integration with the world, in
particular, Vietnam as well as many other countries that are moving towards the fourth industrial revolution,
that is expected to make drastic and comprehensive changes in every aspect of life from economy to society
and culture. According to Klaus Schwab, the technology unemployment rate will rise very high by the impact
of this revolution, in which people with good skills will give themselves a better competitive advantage
in order to find a job. At this time, education, not any other field, has to shoulder a huge new mission to
training a work force with full knowledge and skills for a modern market economy. Within the scope of this
article, the author will focus on clarifying the following contents: i) Professional skills and skills training for
workers, ii) Skills needs of enterprises and skill level of workers in the enterprises. On that basis, it will propose
solutions to improve the quality of professional skills training for workers to better meet the requirements of
enterprises in the context of the fourth industrial revolution.
Keywords: professional skills; labour;skill needs of enterprises.

Email: , Khoa Quản lý NNL, Trường Đại học Lao động – Xã hội.
Cục Việc làm.


3
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Cuộc CMCN lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam”, tháng 11 năm 2016.
1
2


484

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

1. KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP VÀ ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về kỹ năng, tuy nhiên, trong các tài liệu giáo dục,
đào tạo, nhiều tác giả tiếp cận theo hướng khả năng và năng lực thực hiện. Theo quan điểm này,
năng lực thực hiện được coi là sự tích hợp của ba thành tố kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết để
hồn thành được từng cơng việc cụ thể của nghề. Ngày nay, với với phương pháp tiếp cận mục tiêu
trong đào tạo, người ta không quan tâm nhiều đến việc trang bị thật nhiều kiến thức cho người học
mà quan tâm đến kết quả đầu ra: sau khi kết thúc khóa học, người học sẽ có thể làm được những
cơng việc gì để có thể tìm được việc làm và cống hiến cho xã hơi. Vì vậy, để đào tạo theo năng lực
thực hiện, các nhà sư phạm nhấn mạnh đến việc dạy học tích hợp bộ ba kiến thức, kỹ năng, thái
độ cần thiết để người học có thể vận dụng vào việc thực hiện các công việc cụ thể của một nghề.
Như vậy, kỹ năng nghề nghiệp là khả năng của con người thực hiện cơng việc nghề nghiệp
một cách có hiệu quả trong một thời gian thích hợp, với các điều kiện nhất định, dựa vào sự tích
hợp nhuần nhuyễn các kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Theo quan điểm truyền thống, đào tạo là hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động tiếp
thu và rèn luyện các kỹ năng cần thiết để thực hiện có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ và quyền
hạn của mình. Hiện nay, đào tạo theo năng lực hay đào tạo kỹ năng nghề nghiệp là một phương
thức đào tạo mới, hướng tới vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp, quan tâm tới việc
người học sẽ làm được gì sau quá trình đào tạo, chứ khơng thuần túy chỉ là biết được gì; quan tâm
tới người dạy sẽ dạy như thế nào, để đánh thức tiềm năng, nhu cầu cần lĩnh hội kiến thức, kỹ năng

của người học, chứ không phải chỉ là dạy nội dung gì cho người học. Vì vậy, đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp là hoạt động nhằm trang bị kiến thức, rèn luyện các kỹ năng, thái độ để người lao động
đảm nhiệm tốt các công việc theo đúng vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
Thị trường lao động nói chung và doanh nghiệp nói riêng ngày càng địi hỏi cao và u cầu khắt khe
hơn về năng lực thực hiện công việc đối với người lao động. Do đó, ngồi những kỹ năng cứng như: “kỹ
năng chuyên môn, nghiệp vụ”, người lao động cần phải có những kỹ năng mềm để đáp ứng tốt hơn với
yêu cầu của doanh nghiệp và của thị trường lao động như: “ngoại ngữ; tin học; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng
làm việc nhóm; kỹ năng an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp; kỹ năng kinh doanh; kỹ năng tư duy
sáng tạo, tính chủ động; kỹ năng giải quyết vấn đề; kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng tập trung”…
2. NHU CẦU KỸ NĂNG CỦA DOANH NGHIỆP VÀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Xác định nhu cầu kỹ năng của doanh nghiệp và đánh giá mức độ đáp ứng kỹ năng của người lao động
ngày càng đóng vai trị quan trọng trong cơng tác định hướng cho hoạt động giáo dục - đào tạo. Nhận thấy
tầm quan trọng đó, kể từ năm 2008 đến nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã giao Cục Việc làm
chủ trì thực hiện “Điều tra Điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp”, trong đó
lồng ghép nhiều nội dung liên quan đến xác định nhu cầu kỹ năng của doanh nghiệp và đánh giá mức độ
đáp ứng kỹ năng của người lao động trong doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy:
Năng lực chuyên môn, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng an toàn lao động, sức khỏe nghề
nghiệp là ba kỹ năng quan trọng nhất đối với yêu cầu của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát trên
6.500 doanh nghiệp năm 2018 cho thấy: 91,4% doanh nghiệp cho rằng năng lực chuyên môn của
người lao động là quan trọng nhất; tương tự, 79,4% và 79,3% doanh nghiệp cho rằng “kỹ năng giải
quyết vấn đề” và “kỹ năng an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp” cũng là 2 kỹ năng khá quan
trọng đối với doanh nghiệp.


PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

485

Ngược lại, ngoại ngữ và tin học là hai kỹ năng ít quan trọng nhất1, với tỷ lệ doanh nghiệp
đánh giá mức độ quan trọng khá thấp tương ứng là 46,6% và 62,1%. Các kỹ năng còn lại được các

doanh nghiệp đánh giá ở mức độ quan trọng tương đối như nhau.

Hình 1: Cơ cấu doanh nghiệp phân theo nhu cầu kỹ năng đối với lao động, năm 2018
Nguồn: Điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình DN, Cục Việc làm, 2018

Lao động quản lý là nhóm được đánh giá đáp ứng tốt nhất các yêu cầu kỹ năng của doanh nghiệp,
ngược lại lao động trực tiếp sản xuất yếu nhất về mặt kỹ năng. Kết quả khảo sát cho thấy: 63,1% doanh
nghiệp cho rằng lao động quản lý đáp ứng khá tốt/tốt yêu cầu về kỹ năng của doanh nghiệp. Tỷ lệ này
đối với lao động gián tiếp là 54,8% và đối với lao động trực tiếp sản xuất là 49%. Đáng lưu ý, vẫn còn
một tỷ lệ nhỏ doanh nghiệp đánh giá kỹ năng của lao động chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, cụ
thể: 4,1% doanh nghiệp đánh giá lao động quản lý của họ chưa có đầy đủ kỹ năng đáp ứng cơng việc;
tương tự, tỷ lệ này đối với lao động gián tiếp là 5,2% và lao động trực tiếp sản xuất là 7,8%.

Hình 2: Cơ cấu doanh nghiệp phân theo mức độ đáp ứng kỹ năng của nhóm lao động, năm 2018
Nguồn: Điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình DN, Cục Việc làm, 2018

Ngoại trừ các doanh nghiệp không yêu cầu về ngoại ngữ, trong số các doanh nghiệp còn lại,
ngoại ngữ là kỹ năng thiếu hụt trầm trọng nhất đối với nhu cầu của doanh nghiệp. Kết quả khảo sát
Đối với một số doanh nghiệp nhỏ và vừa, các u cầu cơng việc khơng địi hỏi phải có các kỹ năng về ngoại ngữ và
tin học, do đó, khi trả lời phỏng vấn, họ lựa chọn đây là các kỹ năng ít quan trọng nhất đối với doanh nghiệp của họ.

1


486

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

cho thấy: có 32,3% doanh nghiệp cho biết lao động quản lý của họ thiếu các kỹ năng ngoại ngữ,
trong đó có 3,7% thiếu ở mức nghiêm trọng; 47,1% doanh nghiệp thiếu lao động gián tiếp có kỹ

năng ngoại ngữ và 55,3% doanh nghiệp thiếu lao động trực tiếp sản xuất có kỹ năng ngoại ngữ.

Hình 3: Cơ cấu doanh nghiệp phân theo mức độ thiếu hụt kỹ năng của nhóm lao động, năm 2018
Nguồn: Điều tra nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình DN, Cục Việc làm, 2018

Bên cạnh đó, kỹ năng tư duy sáng tạo, tính chủ động và tin học là hai kỹ năng mà người lao
động thiếu hụt cũng khá nhiều. Về kỹ năng tư duy sáng tạo và tính chủ động: có 38% doanh nghiệp
cho biết họ thiếu lao động trực tiếp sản xuất có kỹ năng tư duy sáng tạo, tính chủ động đáp ứng tốt
yêu cầu công việc; 29,1% và 16% doanh nghiệp thiếu lao động gián tiếp và lao động quản lý có
kỹ năng tư duy sáng tạo và tính chủ động. Về kỹ năng tin học: có 41% doanh nghiệp cho biết lao
động trực tiếp sản xuất của họ thiếu kiến thức và kỹ năng tin học; 22,9% doanh nghiệp thiếu lao
động gián tiếp có trình độ và kỹ năng tin học; 15,7% doanh nghiệp thiếu lao động quản lý thành
thạo kỹ năng tin học.
Các kỹ năng khác: mức độ thiếu hụt kỹ năng của lao động ít trầm trọng hơn, đặc biệt, mức
độ thiếu hụt kỹ năng đối với nhóm lao động quản lý ít trầm trọng nhất và trầm trọng nhất đối với
nhóm lao động trực tiếp sản xuất.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng thiếu hụt kỹ năng của lao động trong
doanh nghiệp:
(i) Đào tạo vẫn tập trung vào cung cấp kiến thức chuyên môn nghiệp vụ mà chưa chú trọng
nhiều đến kỹ năng nghề nghiệp. Hoat động cải cách giáo dục và đào tạo nghề mặc dù đã tiến hành
khá ráo riết trong thời gian gần đây, nhưng vẫn cịn chậm, chương trình đào tạo có thay đổi nhưng
chưa nhiều, trong đó vẫn tập trung vào các cung cấp, trang bị các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ
hơn là đầu tư cho các chương trình phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
(ii) Sự gắn kết giữa nhà trường (cơ sở đào tạo) và doanh nghiệp còn yếu và khá lỏng lẻo dẫn
tới đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp . Các trường đào tạo phải căn cứ vào mục
tiêu, chỉ tiêu đào tạo của từng ngành/nghề, yêu cầu của xã hội về ngành/nghề đó để đào tạo cho
học viên, sinh viên khi ra trường có thể đáp ứng u cầu cơng việc thực tế. Để đáp ứng được yêu
cầu thực tế của cơng việc thì các doanh nghiệp sẽ là đơn vị nắm rõ nhất những kiến thức, kỹ năng



PHẦN 3: MÔI TRƯỜNG VẬN HÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ ĐỔI MỚI QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP

487

cần có của một ứng viên. Nhưng sự hợp tác, kết nối với doanh nghiệp hiện nay đang gặp nhiều khó
khăn. Doanh nghiệp chưa quan tâm và chưa sẵn sàng hợp tác với nhà trường, với các cơ sở đào tạo
trong việc cung cấp thơng tin trong q trình điều tra, khảo sát nhu cầu đối với nhân lực cần đào
tạo; cũng như chưa sẵn sàng tham gia góp ý, đánh giá các chương trình đào tạo.
(iii) Đào tạo theo chuẩn đầu ra mới được xây dựng trong các chương trình đào tạo đại học,
giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự tiếp cận chuẩn đầu ra; đồng thời, chuẩn đầu ra dường như mới
là “kỳ vọng” mà chưa thật sự được đào tạo trong các trường đại học. Hiện nay, mới chỉ có các cơ
sở giáo dục đai học xây dựng và tuyên bố chuẩn đầu ra như là sự cam kết của nhà trường về kiến
thức, kỹ năng, thái độ, hành vi sinh viên phải đạt được và vị trí cơng tác sinh viên có thể đảm nhận
khi tốt nghiệp ở một ngành đào tạo hoặc ở một chương trình đào tạo. Tuy nhiên, việc xây dựng
chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo đại học thực hiện trong bối cảnh Việt Nam chưa có khung trình
độ quốc gia và cũng chưa xác định rõ cách thức và điều kiện bảo đảm triển khai thực hiện. Về bản
chất, các chuẩn đầu ra dường như vẫn là “kỳ vọng” mà chưa thật sự là “cam kết” như cách tuyên
bố của các trường. Trong khi đó, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự tiếp cận chuẩn đầu ra.
(iv) Yêu cầu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp thường xuyên thay đổi trong bối cảnh hội nhập và
cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ là một thách thức lớn đối với công tác đào tạo và nâng cao kiến
thức, kỹ năng cho người lao động. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế
quốc tế và chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với các nhiều loại hình ngành/
nghề, cơng việc mới xuất hiện, cơng nghệ thay đổi nhanh chóng, địi hỏi người lao động phải thích
ứng với u cầu ngày càng cao của cơng việc. Do vậy, địi hỏi “đầu ra” cũng khơng được lạc hậu với
yêu cầu của nhà tuyển dụng, đây là một thách thức rất lớn đối với các trường và cơ sở đào tạo.
(v) Ngoài ra, việc huy động các nguồn lực đầu tư cho đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, phát
triển kỹ năng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Ngân sách nhà nước đào tư cho đào tạo, giáo dục
nghề nghiệp những năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa tương
xứng với mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, việc huy động xã hội hóa trong đào tạo và giáo dục
nghề nghiệp chưa hiệu quả.

3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NHẰM ĐÁP ỨNG
TỐT HƠN YÊU CẦU CỦA DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ
Thứ nhất, đổi mới cấu trúc chương trình đào tạo, tăng thời lượng rèn luyện kỹ năng thực hành.
Trong thiết kế chương trình đào tạo tại các trường và các cơ sở đào tạo hiện nay, cần tăng thời
lượng thực hành phải đảm bảo để người học có đủ thời gian rèn luyện kỹ năng, nhằm đáp ứng được
công việc sau khi ra trường; tích hợp các nội dung đào tạo một cách hợp lý giữa kiến thức chuyên
môn và kỹ năng, thái độ, hành vi của người học. Đặc biệt, chú trọng tới các kỹ năng mà doanh
nghiệp và thị trường cần như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn
đề. Các kỹ năng này cần được đào tạo và hình thành ngay từ giáo dục phổ thông và tiếp tục được
phát triển cho đến giáo dục nghề nghiệp hay giáo dục chuyên nghiệp.
Thứ hai, gắn kết đào tạo nghề nghiệp với chủ sử dụng lao động, giữa nhà trường, cơ sở đào
tạo với doanh nghiệp. Tăng cường các hoạt động hợp tác với đa dạng các mơ hình và phương thức
hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp ở từng lĩnh vực, từng địa bàn, trên cơ
sở lợi ích và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, để nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng tốt


488

QUẢN TRỊ NHÂN LỰC DOANH NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

hơn với doanh nghiệp và thị trường lao động. Cụ thể: phải quan tâm đến việc thu hút sự tham gia
của các doanh nghiệp vào hoạt động đào tạo của nhà trường. Để tránh việc doanh nghiệp cử những
người khơng có vai trị quan trọng trong cơng ty cũng như khơng có thông tin về sự phát triển của
doanh nghiệp tham gia vào hoạt động đào tạo của các trường, các cơ sở đào tạo, cần có cơ chế,
chính sách nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia hoạt động này. Chuyển việc
thực tập nghề của học sinh, sinh viên, thực tập của giáo viên, giảng viên tại doanh nghiệp theo mối
quan hệ cá nhân, sang trách nhiệm xã hội của cả doanh nghiệp với nhà trường, với cơ sở đào tạo
với mục tiêu hình thành và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người học. Có cơ chế, chế tài đối
với doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, các kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp về nhu
cầu kỹ năng đối với lao động trong hiện tại và tương lai.

Thứ ba, thúc đẩy đào tạo theo chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường
lao động. Xây dựng chuẩn đầu ra phải bắt đầu từ nghiên cứu thị trường lao động để phát hiện
những yêu cầu, “tín hiệu” từ thị trường lao động, từ đó nắm bắt được kỹ lưỡng nhu cầu nguồn nhân
lực trên các phương diện cụ thể: kiến thức, kỹ năng, thái độ của những ngành nghề cụ thể. Điều
đó sẽ khắc phục được tính chung chung của chuẩn đầu ra, phân biệt được sự khác nhau giữa chuẩn
đầu ra của cách ngành/nghề và giữa các bậc học. Trên cơ sở đó, căn cứ vào sứ mạng, mục tiêu, đặc
thù, chiến lược phát triển của mỗi nhà trường để cải tiến, phát triển chương trình đào tạo những
mã ngành học truyền thống, xây dựng chương trình đào tạo mã ngành học mới một cách phù hợp.
Đồng thời, chuẩn đầu ra cũng phải dựa trên cơ sở những lý thuyết giáo dục tiên tiến nhằm đảm bảo
nâng cao chất lượng chuẩn đầu ra và tính ứng dụng phục vụ q trình phát triển chương trình đào
tạo. Thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc áp dụng chuẩn đầu ra đối với các trường đại học, đảm bảo đúng
lộ trình đã đề ra. Đồng thời, tiếp tục xây dựng chuẩn đầu ra trong giáo dục nghề nghiệp.
Thứ tư, nâng cao chất lượng dự báo nhu cầu kỹ năng nghề nghiệp trong doanh nghiệp. Trong
đó, chú trọng phương pháp dự báo và chất lượng thông tin đầu vào phục vụ cho dự báo nhu cầu kỹ
năng nghề nghiệp trong tương lai. Đặc biệt, nâng cao chất lượng các cuộc khảo sát liên quan đến
nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu kỹ năng của lao động từ khâu thiết kế công cụ khảo sát, lựa chọn
điều tra viên và giám sát viên, phương án khảo sát... để có thơng tin tốt nhất phục vụ phân tích và
dự báo nhu cầu kỹ năng nghề nghiệp.
Thứ năm, đầu tư thích đáng cho phát triển giáo dục và nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho người
lao động từ nguồn ngân sách và huy động các nguồn lực xã hội tập trung cho đào tạo, phát triển kỹ năng
nghề nghiệp của học sinh, sinh viên đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh hội nhập,
TS. Nguyễn Hồng Hạnh, PGS.TS. Mạc Văn Tiến, NXB Thế giới, 2018

2.

Nâng cao chất lượng xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo ở một số cơ sở giáo dục đại học nước ta,

Hoàng Thị Hương, />
3.

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Cuộc CMCN lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam”, tháng 11 năm 2016.



×