Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Tư tưởng của Lenin với thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.96 KB, 2 trang )

TƯ TƯỞNG CỦA LÊNIN VỚI THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN có nghĩa là phương thức phát triển
kinh tế của đất nước là nền kinh tế thị trường, nhưng được nhà nước định hướng vào
việc bảo đảm chính sách xã hội và công bằng xã hội đối với đa số nhân dân.
Kiểm nghiệm khắc nghiệt của thực tiễn sàng lọc và loại trừ không ít những lý thuyết
một thời được xem là chân lý và cũng làm sống lại, sinh động lạ thường nhiều tư tưởng
giá trị nhưng có lúc lại bị lãng quên. Tư tưởng của V.I. Lênin về thời kỳ quá độ đi lên
chủ nghĩa xã hội (CNXH) thuộc hoàn cảnh thứ hai này.
Bước nhảy vọt có ý nghĩa
Sau “mười ngày rung chuyển thế giới”, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Mặc
dù phải lao vào cuộc nội chiến ác liệt chống lại thế lực phản cách mạng trong nước có
sự tiếp tay can thiệp của đế quốc nước ngoài, nhà nước công nông non trẻ vẫn phải đặt
ra và giải quyết vấn đề căn bản: Con đường nào đưa nước Nga lạc hậu trở thành nước
XHCN? Đã từng có suy nghĩ đơn giản có thể dễ dàng hiện thực hóa ngay mô hình xã
hội cộng sản mà chủ nghĩa Mác từng phác họa. Đã từng có những chiến dịch - choáng
váng vì thành công của khởi nghĩa vũ trang và nội chiến cách mạng - ào ạt xông lên,
đánh nhanh thắng nhanh nhằm thủ tiêu giai cấp bóc lột, xóa bỏ tư hữu, không cho thị
trường tồn tại... Và kết quả là “Cuộc sống đã chỉ ra sai lầm của chúng ta” - như Lênin
thừa nhận, và kinh nghiệm thực tiễn đó làm cho “quan niệm của chúng ta về CNXH
thay đổi căn bản”. Đâu là những thay đổi căn bản đó?
Trước hết, theo Lênin, không được “tự hạn chế ở chỗ đem chủ nghĩa tư bản (CNTB) đối
lập một cách trừu tượng với CNXH”(V.I. Lênin: Toàn tập, T.43, trang 370). Cách mạng
XHCN Tháng Mười Nga thành công tạo ra bước nhảy vọt có ý nghĩa toàn thế giới: lần
đầu tiên trong lịch sử loài người chính quyền về tay giai cấp công nhân. Nhưng chớ nên
khuếch đại bước nhảy vọt này sang các lĩnh vực khác, ở đó sự phát triển là quá trình tiến
hóa tuần tự, chỉ có thể đẩy nhanh hơn hoặc rút ngắn, chứ không thể bỏ qua. Không thể
tự vẽ ra bức tranh tương lai của riêng mình, mà chỉ có thể thấy tương lai đó trong thực tế
ở các nước phát triển hơn. Cần phải tiếp thu, chiếm lĩnh, kế thừa toàn bộ những thành
tựu mà văn minh nhân loại đã đạt được, phải “trên cơ sở của chủ nghĩa tư bản hiện đại”
mà xây dựng CNXH (T.34, trang 258). Lênin đặt câu hỏi: “Liệu có thể kết hợp, liên
hợp, phối hợp Nhà nước Xô viết, nền chuyên chính vô sản, với chủ nghĩa tư bản nhà


nước được không?”, và Người trả lời: “Tất nhiên là được” (T.43, trang 268).
Tư tưởng của LêNin về thời kỳ quá độ lên CNXH 1
Kinh tế thị trường định hướng XHCN
CNXH và CNTB là hai chế độ chính trị xã hội cùng trên nền tảng vật chất kỹ thuật là
nền văn minh công nghiệp, có cùng cơ sở là nền kinh tế thị trường. Thời kỳ quá độ là
thời kỳ phát triển đặc biệt, là trạng thái tồn tại xen kẽ cả hai cơ cấu trong một thực thể.
Cái đòi hỏi sáng tạo ở đây là lựa chọn con đường và giải pháp, “tất cả sự khéo léo của
chính sách là ở chỗ biết tính đến những nhiệm vụ đặc thù của từng bước quá độ
đó”(T.40, trang 129), là nghệ thuật mềm dẻo, phải qua một loạt giai đoạn sơ bộ, những
mắt khâu trung gian - những cái bảo đảm cho quá trình chuyển hóa tuần tự, nhịp nhàng
tiến lên CNXH.
Để tiến hành công nghiệp hóa, Lênin đề nghị nên bắt đầu từ nâng cao nền kinh tế nông
nghiệp, khôi phục và phát triển các xí nghiệp vừa và nhỏ. Lênin cũng chủ trương duy trì
những hình thức sở hữu khác nhau. Kinh tế nông nghiệp cá thể vẫn chưa tận dụng hết
những khả năng phát triển tiềm tàng của nó, Người nhấn mạnh: “Chúng ta phải để cho
nông dân, với tư cách là người sản xuất nhỏ, có được một phạm vi tự do khá lớn”(T.43,
trang 373). “Chủ nghĩa cá nhân của nông dân có đáng sợ với CNXH không?”, Lênin đã
hỏi như vậy và Người trả lời: “Không”(T.43, trang 459).
Cùng với nền đại công nghiệp, Lênin còn nhìn thấy cơ sở kinh tế của CNXH trong nền
kinh tế thị trường. Người chỉ rõ: “Việc trao đổi hàng hóa, tức đòn xeo chủ yếu của chính
sách kinh tế mới, được đặt lên hàng đầu” (T.43, trang 400). Thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN có nghĩa là phương thức phát triển kinh tế của đất nước là nền kinh
tế thị trường, nhưng được nhà nước định hướng vào việc bảo đảm chính sách xã hội và
công bằng xã hội đối với đa số nhân dân.
PGS-TS NGUYỄN QUANG ĐIỂN
In cho Khương 1 bản nhé. Thanks!
Tư tưởng của LêNin về thời kỳ quá độ lên CNXH 2

×