Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Tác động của AEC đối với nền kinh tế ASEAN và nền kinh tế của các nước thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.09 KB, 51 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................3
CHƯƠNG I:
SỰ HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN
1.1. Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.......................................................4
1.2. Hai quan điểm về sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN......................................6
1.2.1. AEC là sự phát triển khách quan của hợp tác kinh tế ASEAN.................................6
1.2.2. AEC là sự phản ứng chính sách của ASEAN...........................................................7
1.3. Mục tiêu của AEC.......................................................................................................7
1.4. Đặc trưng của AEC.....................................................................................................8
CHƯƠNG 2:
LỘ TRÌNH VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA AEC
2.1. Lộ trình của Cộng đồng kinh tế ASEAN...................................................................12
2.2. Cơ chế vận hành của AEC.........................................................................................21
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN BƯỚC ĐẦU, TÁC ĐỘNG TÍNH KHẢ THI VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẰM HIỆN THỰC HÓA AEC
3.1. Kết quả bước đầu thực hiện AEC:.............................................................................24
3.1.1. Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất..........................................................24
3.1.2. Khu vực kinh tế có tính cạnh tranh.........................................................................28
3.1.3. Hội nhập nền kinh tế toàn cầu................................................................................30
3.2.Tác động của AEC đối với nền kinh tế ASEAN và nền kinh tế của các nước thành
viên.................................................................................................................................. 31
3.2.1.Tác động kinh tế......................................................................................................31
3.2.2. Tác động chính trị:.................................................................................................33
3.2.3. Tác động xã hội......................................................................................................34
3.3. Tính khả thi và những vấn đề cơ bản nhằm hiện thực hóa AEC................................34
3.3.1. Tính khả thi của việc thực hiện AEC......................................................................34
1



3.3.2. Những vấn đề đặt ra nhằm hiện thực hóa AEC.......................................................38
CHƯƠNG 4:
SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM VÀO CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN
4.1. Sự tham gia của Việt Nam vào các nội dung chính của AEC:...................................39
4.2. Tác động của AEC đối với Việt Nam:.......................................................................41
4.2.1. Tác động tích cực:..................................................................................................41
4.2.2. Những tác động tiêu cực:.......................................................................................46
4.3. Một số đề xuất trong quá trình Việt Nam tham gia vào AEC:...................................47
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................52

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AEC
AEM
AFAS
AFTA
AIA
AICO
ASEAN
CLMV
FDI
FTA
GDP
IAI
NTBs
NTMs

SL
TEL
WTO

Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Khu vực đầu tư ASEAN
Hiệp định khung về hợp tác công nghiệp
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Sáng kiến Liên kết ASEAN
Các hàng rào phi thuế quan
Các biện pháp phi thuế quan
Danh mục nhạy cảm
Danh mục miễn trừ tạm thời
Tổ chức Thương mại thế giới

3


CHƯƠNG 1:
SỰ HÌNH THÀNH, MỤC TIÊU VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN
1.1.


Quá trình hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN
Sau hơn 40 năm, kể từ khi ASEAN được thành lập (8/8/1967), quá trình hợp tác

kinh tế của ASEAN đã trải qua bốn mốc quan trọng.
Năm 1967, khẳng định sự ra đời và tồn tại của ASEAN như một tổ chức khu vực ở
Đông Nam Á. Sự ra đời và tồn tại của ASEAN là một thành tựu hết sức lớn lao của các
nỗ lực hợp tác giữa các quốc gia Đông Nam Á, gác lại những tranh chấp bất đồng, xây
dựng lịng tin cậy lẫn nhau vì lợi ích chung của toàn khu vực. Tuyên bố Băng Cốc thành
lập ASEAN năm 1967 đã nêu ra hai mục đích cơ bản của ASEAN là hợp tác và tương trợ
lẫn nhau để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa ở khu vực;
thúc đẩy hịa bình và ổn định thơng qua tơn trọng luật pháp trong quan hệ giữa các quốc
gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Mặc dù
Tuyên bố Băng Cốc nêu mục tiêu phát triển kinh tế của ASEAN lên hàng đầu song trong
bối cảnh lúc đó mục tiêu chính trị của ASEAN vẫn là số 1. Năm 1971, Tuyên bố của
ASEAN về một khu vực hịa bình, tự do và trung lập (ZOPFAN) đã cho thấy sự ưu tiên
về chính trị của khối này. Hợp tác kinh tế chỉ được đặt ra khi khu vực đó có hịa bình và
ổn định tương đối và khi các nước ASEAN đã vững mạnh phần nào.
Năm 1976 là bước khởi đầu của hợp tác kinh tế khu vực, đánh dấu bước chuyển
lớn trong quan hệ hợp tác giữa các nước ASEAN khi cuộc chiến tranh Đơng Dương chấm
dứt mở ra một triển vọng hịa bình cho khu vực. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần
thứ nhất tại Bali (Indonesia) các nước ASEAN kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông
Nam Á (TAC), khẳng định năm ngun tắc cùng tồn tại hịa bình và ra Tuyên bố về sự
hòa hợp ASEAN cam kết cùng phối hợp để đảm bảo sự ổn định khu vực và tăng cường
hợp tác kinh tế, văn hóa, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên ASEAN. Năm 1977,
ASEAN kí kết thỏa thuận ưu đãi thương mại (PTA).
Năm 1992, hợp tác kinh tế ASEAN được nâng lên tầm cao mới với việc thành lập
khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA). Vào những năm 90, Đông Nam Á đã thực sự
4



có hịa bình và ổn định, tuy nhiên phải đối mặt với cạnh tranh kinh tê ngày càng khốc liệt
trên phạm vi toàn cầu. Nhiều khu vực tự do thương mại được thành lập như Khu vực
thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực mậu dịch tự do châu Mỹ La-tinh
(MERCOSUR),… Trước tình hình đó AFTA ra đời để bắt kịp xu thế phát triển. Mục tiêu
của AFTA là tiến hành tự do hóa thương mại trong nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ các
hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường
khu vực bằng cách tạo ra một thị trường thống nhất, thúc đẩy phân công lao động trong
nội bộ khối ASEAN và phát huy lợi thế so sánh của từng nước. Năm 1996, Việt Nam và
các nước thành viên mới khác của ASEAN như Lào, Myanmar, Campuchia cũng lần lượt
gia nhập AFTA, mở ra triển vọng đưa AFTA thành một khu vực tự do thương mại tồn
Đơng Nam Á. Song song với quá trình mở rộng, ASEAN cũng tiến hành các chương
trình hợp tác kinh tế sâu rộng khác như kí Hiệp định khung bổ sung về dịch vụ (AFAS)
(1995), kí thỏa thuận về Chương trình hợp tác công nghiệp (AICO) (1996),… Tháng
12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã đưa ra “Tầm nhìn 2020” khẳng định quyết tâm
theo đuổi những mục tiêu đã nêu trong Tuyên bố Băng Cốc, hướng tới một ASEAN là
“một khối hài hòa các dân tộc ở Đông Nam Á, hướng ra bên ngồi, chung sống trong
hịa bình, thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng mối quan hệ đối tác trong sự phát triển
năng động và trong một cộng đồng gồm các xã hội đùm bọc lẫn nhau”.
Ý tưởng về một Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã bắt đầu được hình thành
cùng Tuyên bố tầm nhìn ASEAN 2020. Tuy nhiên khái niệm chính thức và cụ thể về AEC
đã khơng được nêu trong Tầm nhìn ASEAN 2020. Mãi đến năm 2002, Hội nghị Thượng
đỉnh ASEAN lần 8 mới nhất trí đưa nội dung thành lập AEC vào chương trình nghị sự,
song những định dạng về mơ hình AEC vẫn chưa rõ ràng.
Năm 2003, đánh dấu tiến trình thực hiện Tầm nhìn 2020. Tháng 10/2003, Hội nghị
Thượng đỉnh ASEAN lần 9 tại Bali thơng qua Tun bố hịa hợp ASEAN II về việc thực
hiện tầm nhìn 2020 bằng cách hình thành một Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là
Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng văn
hóa – xã hội ASEAN (ASCC) nhằm mục đích “đảm bảo hịa bình lâu dài, ổn định và sự
thịnh vượng chung của khu vực”. ASC, AEC, ASCC có mối quan hệ chặt chẽ và tương
5



hỗ lẫn nhau. Trong ba trụ cột, AEC tạo ra sự tùy thuộc và ràng buộc lẫn nhau về lợi ích
kinh tế buộc các nước phải giải quyết xung đột bằng biện pháp hịa bình.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 10 (2004), các nhà lãnh đạo ASEAN kí
Chương trình hành động Viêng Chăn (VAP) nhằm xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm
2020, đồng thời kí hiệp định khung về 11 lĩnh vực ưu tiên liên kết của ASEAN nhằm xây
dựng AEC. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 11 (12/2005), thành lập nhóm
soạn thảo Hiến chương ASEAN tạo nền tảng pháp lí quan trọng để biến ASEAN từ Hiệp
hội sang Cộng đồng. Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 12 (1/2007), Philippin đã rút ngắn
thời hạn thực hiện Cộng đồng ASEAN để đạt được Tầm nhìn 2020 vào năm 2015. Theo
đó, AEC với tư cách là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN cũng sẽ được hoàn
tất vào năm 2015. Tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 13 (11/2007), đã thông qua Hiến
chương ASEAN và bản để cương Cộng đồng kinh tế ASEAN.
1.2.

Hai quan điểm về sự hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN

1.2.1. AEC là sự phát triển khách quan của hợp tác kinh tế ASEAN
Xét dưới góc độ kinh tế, chủ nghĩa “chức năng mới” (neo-functionalism) cho rằng
AEC là kết quả tất yếu khách quan của quá trình hợp tác kinh tế lâu dài giữa các nước
ASEAN. AEC là kết quả của sự lan truyền hội nhập và sự kế thừa và phát triển ở tầm cao
mới những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN. Chủ nghĩa chức năng mới nêu ra
ba khía cạnh của sự lan truyền hội nhập: sự lan truyền hội nhập của các lĩnh vực kinh tế;
sự hình thành và phát triển thể chế; sự lan truyền hội nhập từ lĩnh vực kinh tế sang lĩnh
vực chính trị.
Từ góc độ của chủ nghĩa chức năng mới, AEC ra đời năm 2003 là thành quả của
quá trình hợp tác kinh tế giữa các nước Đông Nam Á, bắt nguồn từ thỏa thuận ưu đãi
thương mại năm 1977 đến Hiệp định về khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm
1992 rồi thỏa thuận rút ngắn thời hạn thực hiện AFTA năm 1995; Hiệp định khung về

dịch vụ (AFAS) năm 1995, Chương trình AICO, Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) năm
1998, Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) năm 2000 cùng hàng loạt các chương trình hợp
tác phát triển khác. Về cơ bản, AEC dựa trên ba trụ cột chính là AFTA, AIA và IAI.Mặc
dù cố gắng chỉ ra sự phát triển tất yếu của hợp tác kinh tế ASEAN thành cộng đồng, song
6


chủ nghĩa chức năng mới khơng có nhiều bằng chứng thực tế. Một mặt chủ nghĩa chức
năng mới cho rằng hợp tác kinh tế ASEAN sẽ dẫn tới hợp tác chính trị, tuy nhiên hợp tác
chính trị lại là mục tiêu hàng đầu của Tuyên bố Băng Cốc năm 1967 còn hợp tác kinh tế
chỉ được đặt ra gần một thập kỉ sau đó khi khu vực đã tương đối hịa bình và ổn định.
1.2.2. AEC là sự phản ứng chính sách của ASEAN
Xét dưới góc độ chính trị - kinh tế, chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) cho rằng
AEC là đối sách của ASEAN trước nhu cầu hội nhập sâu hơn của các nền kinh tế ở Đông
Nam Á trước sức ép cạnh tranh kinh tế từ bên ngoài và tình trạng hợp tác kinh tế kém
hiệu quả trong khu vực. Theo logic của chủ nghĩa hiện thực cấu trúc, hợp tác kinh tế
ASEAN chịu sự chi phối bởi các chính sách của các cường quốc trên thế giới và khu vực
như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. AEC ra đời trước hết xuất phát từ nhu cầu tồn tại của
ASEAN. Một mặt AEC nhằm giúp ASEAN có đủ khả năng cân bằng quyền lực và đủ sức
cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Mặt khác, AEC là phản ứng chính sách của ASEAN
nhằm cố gắng kết hợp hợp tác kinh tế của khối này trước nguy cơ bị tan rã bởi tình trạng
xé rào và bị hịa tan trong các liên kết kinh tế khu vực lớn hơn ở Đơng Á và Châu Á –
Thái Bình Dương. Như vậy, duy trì sự tồn tại của hợp tác kinh tế và qua đó là sự tồn tại
của cả khối ASEAN mới là nguyên nhân thực chất của việc hình thành AEC chứ không
phải tăng cường khối lượng thương mại và đầu tư nội khối hay là gia tăng thương mại và
đầu tư với bên ngoài khi mà ASEAN bắt buộc phải lệ thuộc vào bên ngoài khu vực để
phát triển kinh tế và sớm hay muộn sẽ phải thực hiện các cam kết mở cửa kinh tế đa
phương. Song chủ nghĩa hiện thực cấu trúc cũng dự đoán rằng AEC không phải là sự hợp
tác thực chất của ASEAN khi mà mỗi nước thành viên vẫn có những toan tính riêng, theo
đuổi những mục đích cá nhân nhằm thu lợi lớn nhất cho mình thay vì đặt cược tất cả vào

ván bài hợp tác khu vực.
1.3.

Mục tiêu của AEC
AEC vừa có mục tiêu chính trị, vừa có mục tiêu kinh tế. Mục tiêu chính trị của

AEC là phục vụ xây dựng cộng đồng ASEAN và cũng là để thực hiện mục tiêu của cộng
đồng ASEAN và khối ASEAN. Tính chất chính trị được thể hiện qua các mục tiêu cụ thể
sau: Giúp ASEAN đủ sức đối phó với sức ép cạnh tranh của xu thế tồn cầu hóa, khu vực
7


hóa và với các nền kinh tế mới nổi lên như Trung Quốc và Ấn Độ; là cơ sở cho việc xây
dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN đoàn kết, để gắn kết các nền kinh tế ASEAN trước
xu hướng li tâm và chia rẽ, để nâng cao tầm hợp tác kinh tế trong ASEAN giúp ASEAN
khơng bị hịa tan trong các liên kết kinh tế khu vực rộng lớn hơn ở Đơng Á và Châu Á –
Thái Bình Dương; là thể chế để các nước ASEAN phát triển thúc ép các nước ASEAN
kém phát triển hơn, đẩy nhanh hội nhập kinh tế; là thể chế để các chính phủ ASEAN thúc
ép những doanh nghiệp trong nước chấp nhận hội nhập nhanh hơn. Các mục tiêu chính trị
nêu trên có quan hệ mật thiết với các mục tiêu kinh tế cụ thể của AEC.
Dưới góc độ kinh tế, Tầm nhìn 2020 của ASEAN khẳng định “Tạo ra một Khu
vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh với sự tự do lưu chuyển hàng
hóa, dịch vụ và đầu tư, vốn được di chuyển tự do hơn, phát triển kinh tế bình đẳng, giảm
đói nghèo và khác biệt kinh tế - xã hội”.
Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II nêu: “Cộng đồng kinh tế ASEAN thực hiện mục tiêu
cuối cùng là hội nhập kinh tế như tầm nhìn ASEAN 2020 đã vạch ra, nhằm tạo ra một
Khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao với sự tự do lưu chuyển
hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, vốn được di chuyển tự do hơn, phát triển kinh tế bình đẳng,
giảm đói nghèo và khác biệt về kinh tế - xã hội vào năm 2020”; “Cộng đồng kinh tế
ASEAN sẽ biến ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, biến sự đa

dạng của khu vực thành những cơ hội phát triển kinh doanh, đưa ASEAN trở thành một
mắc xích năng động và mạnh mẽ hơn trong dây chuyền cung ứng toàn cầu,…”.
Theo đề cương AEC, bốn mục tiêu quan trọng của AEC là : một thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất; một khu vực kinh tế cạnh tranh cao; một khu vực phát triển kinh tế bình
đẳng và một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu. Bốn mục tiêu này
cũng là bốn đặc trưng của mô hình AEC trong năm 2015.
1.4.

Đặc trưng của AEC

Một thị trường và cơ sở sản xuất duy nhất
Thị trường chung được thể hiện về khái niệm là sự tự do di chuyển của bốn nhân
tố: thương mại hàng hóa, dịch vụ, vốn và lao động thông qua việc bãi bỏ tất cả những hạn
chế biên giới về di chuyển hàng hóa, vốn và lao động. Tuy nhiên, việc thực thi các biện
8


pháp nhằm tạo ra thị trường chung vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và làm xuất hiện ý
tưởng về thị trường duy nhất. Thị trường duy nhất của ASEAN là sự tự do di chuyển của
năm nhân tố hạt nhân là dịng hàng hóa tự do, dịng dịch vụ tự do, dòng đầu tư tự do,
dòng vốn tự do và dịng di chuyển tự do của lao động có kĩ năng. Với sự tự do di chuyển
của các nhân tố nêu trên, thị trường duy nhất của ASEAN cho phép người tiêu dùng được
tự do lựa chọn các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong khu vực cũng giống như
hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ở ngay đất nước mình. Hơn nữa, trong thị trường duy
nhất của ASEAN thị trường tài chính và thị trường lao động trở nên linh hoạt hơn với sự
tự do di chuyển hơn của dòng vốn và lực lượng lao động có kĩ năng.
Một cơ sở sản xuất duy nhất, được hiểu là với việc hồn thành q trình di chuyển
tự do của hàng hóa, dịch vụ và các nhân tố sản xuất khác thì bất kì một doanh nghiệp,
một cơ sở sản xuất nào được đặt tại bất kì một nước thành viên ASEAN nào cũng sẽ được
hưởng thị trường các yếu tố đầu vào với cùng một mức giá. Điều này cho thấy, cơ sở sản

xuất duy nhất như là một kết quả tất yếu mà thị trường duy nhất mang lại. Do đó, giữa
một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất duy nhất có mối quan hệ gắn kết với nhau.
Việc tạo ra một thị trường duy nhất là cơ sở để hình thành một cơ sở sản xuất duy nhất và
ngược lại, việc tạo ra một cơ sở sản xuất duy nhất sẽ góp phần tạo tiền đề cho sự hoạt
động của thị trường duy nhất. Bởi vì, tự do hóa thương mại, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao
động sẽ là các điều kiện dẫn đến sự di chuyển tự do của các yếu tố sản xuất, góp phần
hình thành cơ sở sản xuất chung. Đến lượt nó, một cơ sở sản xuất chung, duy nhất sẽ góp
phần hình thành một không gian hoạt động chung cho thị trường duy nhất. Việc tạo dựng
một cơ sở sản xuất thống nhất thông qua củng cố mạng lưới sản xuất khu vực gồm: nâng
cấp, kết nối cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, công
nghệ thông tin và viễn thông, hội nhập, liên kết khu vực trong lĩnh vực tài chính và tiền
tệ, phát triển các nguồn nhân lực và các kĩ năng thích hợp.
Tuy nhiên, AEC chỉ là một mơ hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và nâng cao
những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN. Theo Tổng thư kí ASEAN Ong Keng
Yong, ASEAN sẽ khơng theo mơ hình EU, sẽ khơng có một đồng tiền chung và sẽ không

9


có tự do di chuyển dân cư vì tại nhiều nước tình trạng chính trị vẫn cịn bất ổn, mà chủ
yếu giới hạn ở mức độ di chuyển của lao động có tay nghề.
Một khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao
Việc tạo ra một thị trường và một cơ sở sản xuất thống nhất với nội dung xây dựng
một khu vực có tính cạnh tranh cao có mối quan hệ qua lại hết sức khăng khít với nhau.
AEC sẽ thúc đẩy và nâng cao khả năng hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN về
thương mại, đầu tư, phát triển sản xuất,…Với đặc trưng của một thị trường và cơ sở sản
xuất thống nhất, AEC sẽ cho phép các nước thành viên và khu vực phân công lại lao động
và sản xuất để qua đó phân phối và sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn, giảm chi phí và
nâng cao năng suất lao động. AEC sẽ giúp các nền kinh tế của các nước thành viên có sức
cạnh tranh lớn hơn trước các nền kinh tế lớn trong khu vực trước hết là Trung Quốc và

Ấn Độ, mở rộng ra và nâng cao năng lực cạnh tranh trên toàn cầu.
Để tạo dựng một khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, thịnh vượng và ổn
định, theo đó khu vực này sẽ ưu tiên 6 yếu tố chủ chốt là: chính sách cạnh tranh, bảo vệ
người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế khóa và
thương mại điện tử. ASEAN cam kết thúc đẩy văn hóa cạnh tranh thơng qua việc ban
hành các chính sách và luật cạnh tranh, đảm bảo sân chơi bình đẳng trong ASEAN và
hiệu quả khu vực kinh tế ngày càng cao.
Một khu vực phát triển kinh tế đồng đều
Đặc trưng này có mối quan hệ khăng khít với hai đặc trưng kể trên. Một thị trường
và cơ sở sản xuất duy nhất sẽ là điều kiện, nền tảng để nâng cao năng lực sản xuất, tính
hiệu quả của các nước thành viên và tồn khu vực. Thơng qua đó, các nước thành viên
chậm phát triển có điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện và nâng cao thu nhập,
thu hẹp chênh lệch phát triển với các nước thành viên cũ. Hơn nữa, một AEC có tính cạnh
tranh cao cũng sẽ hỗ trợ đắc lực cho các nước thành viên mới, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia, bắt kịp trình độ phát triển chung của khu vực, thu hẹp khoảng cách phát
triển là tiền đề để ASEAN có thể hiện thực hóa mục tiêu tạo thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất giúp cho các nước thành viên có thể liên kết kinh tế sâu rộng và thụ hưởng
một cách công bằng những thành quả mà hội nhập mang lại.
10


Xét trên phương diện tổng thể một khu vực phát triển kinh tế đồng đều trong AEC
có nghĩa là các nước thành viên tham gia vào cộng đồng có thể được thụ hưởng những
thành quả của hợp tác và liên kết kinh tế khu vực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập
kinh tế khu vực và thế giới một cách có hiệu quả, cải thiện phúc lợi, giảm đói nghèo,
được đảm bảo về an ninh xã hội và một môi trường phát triển bền vững. Xét một cách cụ
thể, một khu vực phát triển kinh tế đồng đều trong AEC trước hết về mặt kinh tế là các
nước cùng nhau đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thông qua hội nhập khu vực
nhưng phải theo hướng thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế.
Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu

Xây dựng cộng đồng mở và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là đặc trưng thứ tư
của AEC. Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành cơng nghiệp hội nhập, có thể
nói ASEAN hiện đang hoạt động trong một mơi trường tồn cầu hóa ngày càng cao. Do
đó khơng chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế
giới để hình thành chính sách cho chính mình như chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh
nghiệm sản xuất, phân phối quy trình tối ưu nhất. Đây sẽ là động lực chính cho phép
ASEAN có thể cạnh tranh thành cơng với thị trường tồn cầu, đạt được mục đích sản xuất
trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trường
ASEAN có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia thành viên
ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lưới cung ứng toàn cầu bằng
việc nâng cao năng suất hiệu quả công nghiệp. AEC sẽ trở thành trung điểm của ASEAN
với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA, ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài
trong việc đổi mới kiến trúc khu vực.

11


CHƯƠNG 2:
LỘ TRÌNH VÀ CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA AEC
2.1. Lộ trình của Cộng đồng kinh tế ASEAN
Để thực hiện được những mục tiêu của AEC ta thấy rằng ASEAN cần phải xây
dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất vì đây chính là nền tảng để ASEAN trở
thành một khu vực kinh tế có khả năng cạnh tranh cao, có sự phát triển bền vững và hội
nhập với nền kinh tế toàn cầu. Để xây dựng được một thị trường và cơ sở sản xuất thống
nhất cần phải thực hiện các nội dung sau: Tự do thương mại hàng hóa, tự do hóa một số
lĩnh vực dịch vụ, tự do đầu tư, thu hẹp khoảng cách phát triển gồm cả việc xây dựng một
hệ thống cơ sở hạ tầng liên ASEAN, xây dựng hệ thống thể chế của AEC.
Về vấn đề tự do thương mại hàng hóa của AEC chính là việc hồn thành Khu vực tự do
thương mại ASEAN (AFTA)
Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển hàng hóa trong ASEAN

Tự do di chuyển

2008-2009

hàng hóa (AFTA)
1.
Giảm
thuế 2008:
quan

Lào

2010-2011

2012-2013

2014-2015

và 2010:

Myanmar hoàn Campuchia hoàn
thành giảm thuế thành giảm thuế
cho

dịng

sản cho

dịng


IL

phẩm IL xuống xuống 0-5%
2.
quan

0-5%
Xóa bỏ thuế 2008:

Lào

Myanmar
bỏ

thuế

và 2010: trong việc 2012: Lào và Hồn thành xóa
xóa xóa bỏ thuế quan Myanmar xóa bỏ thuế quan đối
nhập dịng sản phẩm bỏ thuế nhập với tất cả sản

khẩu của 60% IL:

khẩu

của phẩm trừ những

dòng sản phẩm Campuchia:60%, 80%

dòng sản phẩm được


IL

(ASEAN-6 Việt Nam:80%

sản phẩm IL

hoàn thành năm ASEAN-6: giảm 2013:
2003; Việt Nam thuế của dòng Nam

đưa vào từ danh

Việt mục

SEL



giảm HSEL. CLMV có
12


2006)

sản phẩm SEL thuế

của một số ngoại lệ

xuống 0-5%.

dòng


sản được trì hỗn tới

Hồn thành giảm phẩm

SEL 2018. ASEAN-6,

thuế của HSEL xuống 0-5%

Việt Nam, Lào và

xuống mức thấp

Myanmar

nhấp có thể.

thành đưa các sản

hồn

phẩm thuộc dịng
SL vào CEPT và
giảm thuế xuống
0-5% (Campuchia
3.

Xóa bỏ hàng

2010: ASEAN-5


rào phi thuế quan

2012:

vào năm 2017)
2015: CLMV với

Philippin

một

số

trường

hợp được hỗn
4.

Tiếp tục

tới 2018
Tiếp tục

điện tử hóa
Chương trình 1.Thành lập cơ Minh bạch hóa, Tiếp tục

Tiếp tục

Quy tắc xuất Cải cách quy tắc Tiếp tục


xứ

xuất xứ và đơn
giản hóa thủ tục,
chứng thực xuất
xứ, hài hịa hóa,

5.

tạo thuận lợi cho chế tạo thuận lợi đơn giản hóa, hài
thương mại (một số cho thương mại hịa hóa
nội dung cơ bản)

khu vực
2.Thành lập tập
hợp luật lệ về
tạo thuận lợi cho
thương mại khu
vực
13


6.

Hội nhập hải 1.Hội nhập cơ 2.Tiếp tục

quan: Kế hoạch chiến chế hải quan
lược phát triển hải 2.Thi
quan


3.Hoàn thành

1.Hoàn thành

2.Tiếp tục

2.Tiếp tục

hành

chương trình hải
quan điện tử
3.Thành lập hệ
thống quá cảnh
hải

7.

quan

ASEAN
Chương trình ASEAN-6

2012:

cửa sổ ASEAN duy

ASEAN-4


nhất

phải

hồn

thành
8.

Tiêu chuẩn và 1.Thi

phù hợp

hành

chương

trình

quy tắc thống Tiếp tục giám sát thi hành
nhất cho các lĩnh
vực: mỹ phẩm,
điện,

điện

tử,

hóa chất, dược
phẩm, thiết bị y

tế.
2.Xác định và
hài hịa hóa tiêu
chuẩn trong các
lĩnh vực khác
như

các

sản

phẩm từ gỗ, cao
su, xe hơi
14


Về vấn đề tự do hóa một số lĩnh vực dịch vụ của AEC chính là việc hồn thành Hiệp
định khung của ASEAN về thương mại dịch vụ (AFAS)
Lộ trình thực hiện tự do lưu chuyển dịch vụ trong ASEAN
Hội nhập lĩnh

2008-2009

2010-2011

2012-2013

2014-2015

vực dịch vụ

(AFAS)
Mở cửa

2008: Hoàn thành 2010: Hoàn 2012: Hồn Hồn thành mở cửa thêm
mở cửa thêm ít thành

mở thành

mở ít nhất 20 và 7 tiểu lĩnh

nhất 10 tiểu lĩnh cửa thêm ít cửa thêm ít vực (vào các năm 2014,
vực

nhất 15 tiểu nhất tiểu lĩnh 2015)
lĩnh vực

vực

2015: Dỡ bỏ đáng kể và
thực chất các hạn chế
trong lĩnh vực thương mại
, dịch vụ và các lĩnh vực

Góp vốn

2008: Cho phép 2010:

cho

dịch vụ khác .

Cho phép phía nước ngồi

phía nước ngồi phép

phía

góp 70% vốn trong các

góp 49%

vốn nước ngồi

trong các lĩnh vực góp

51%

dịch vụ .

trong

vốn

lĩnh vực dịch vụ.

các lĩnh vực
dịch vụ.
Cơng nhận lẫn 2008:Hồn thành Xác
định

Hồn thành việc thực hiện


nhau (MRA)

các

vịng

đàm thêm

các

Thỏa thuận cơng nhận lẫn

vực

nhau

phán

về

cộng lĩnh

nhận

lẫn

nhau khác

trong


các

lĩnh

vực: kiến trúc, kế
toán,

điều

tra,
15


chữa răng, khám
chữa
Dịch

vụ

bệnh,

du

lịch.
tài Xây dựng danh Thỏa thuận Xây

chính

sách loại trừ trong danh


dựng 2015: Mở cửa đối với các

sách danh

sách lĩnh vực bảo hiểm, ngân

các lĩnh vực sẽ loại trừ đã loại trừ trong hàng, thị trường vốn.
được mở cửa năm xây
2015

cho

dựng các lĩnh vực 2017: thỏa thuận danh
năm sẽ được mở sách loại trừ đã xây dựng

2015

cửa

năm cho năm 2020.

2020

2020: mở cửa đáng kể và
thực chất đối với tất cả
các lĩnh vực dịch vụ tài
chính.

Về tự do hóa đầu tư của AEC chính là việc hồn thành khu vực đầu tư ASEAN (AIA)

Lộ trình thực hiện AIA
Nội dung AIA

2008-2009
Đạt được thỏa

2010-2011

2012-2013

2014-2015

thuận về ACIA
Tự do hóa

2010:

Việt 2013:

Việt Lào

Nam, Lào và Nam
Campuchia



hoàn Myanmar hoàn

thành mở cửa thành mở cửa


hoàn thành mở lĩnh vực nông lĩnh vực nông
cửa lĩnh vực nghiệp,
chế

đánh nghiệp,

đánh

tạo cá, khai thác cá, khai thác

(ASEAN-6 và lâm sản, mỏ và lâm sản, mỏ và
Myanmar hoàn dịch vụ phụ trợ dịch vụ phụ trợ
thành
2003)

năm cho

các

lĩnh cho

các

lĩnh

vực này (gồm vực này (gồm
16


2010: ASEAN- cả chế tạo).


cả chế tạo).

6

Hoàn thành cơ



Campuchia

chế đầu tư mở

hồn thành mở

cửa và tự do.

cửa lĩnh vực
nơng

nghiệp,

đánh cá, khai
thác lâm sản,
mỏ và dịch vụ
phụ trợ cho các
lĩnh vực này
(gồm cả chế
tạo)
Tạo thuận lợi Xác định các Áp dụng các


Tổng

(một số biện tập quán đầu tư tập

đã

đánh giá hiệu

quốc tế tốt nhất được xác định

quả của việc áp

để áp dụng.

dụng này.

pháp cơ bản)

này.

Hài

dữ liệu về đầu

các biện pháp

tư.

tạo thuận lợi

khai

hịa



Xây dựng cơ sở

Cơng

Xúc tiến đầu tư

qn

kết

hóa

cho đầu tư.

thơng tin đầu

Cơng bố thơng

tư.
Xây dựng phái

tin đầu tư

đồn xúc tiến Tiếp tục

đầu tư
khu

vực

trong


ngoài khu vực.
Bảo hộ đầu tư

Tổ

chức

hội

thảo về bảo hộ Tiếp tục
17


đầu tư và giải
quyết

tranh

chấp
Lộ trình tạo thuận lợi cho dịng vốn tự do di chuyển hơn
Tự do di chuyển


2009-2010

2011-2013

2014-2015

vốn hơn
Hội nhập và phát

Đạt được sự hài hịa

triển thị trường vốn

hóa nhiều hơn trong

khu vực

các tiêu chuẩn thị
trường vốn.

Đầu tư gián tiếp

Đánh giá và xác Từng bước áp dụng
định các quy tắc về các quy tắc đã xác
tự do hóa đầu tư định.
gián tiếp, đặc biệt
trong lĩnh vực nợ và
chứng khoán.

Các dòng vốn khác


2011-2012:

đánh

giá và xác định các
quy tắc về tự do hóa
đầu tư đặc biệt liên
quan đến vay, nợ
dài hạn nước ngoài.
2011: áp dụng điều

Nợ khoản vãng lai

VIII của IMF
Lộ trình tự do di chuyển lao động có tay nghề

Tự do di chuyển

2009-2010

2011-2013

2014-2015

lao động có tay
18


nghề

2008: hồn thành Hiệp

Hài hịa hóa các kĩ

định cơng nhận lẫn nhau

năng và tiêu chuẩn

đối với lao động trong các

cho lao động trong

lĩnh vực dịch vụ chính

tất cả các lĩnh vực

(gồm cả lĩnh vực dịch vụ

dịch vụ hội nhập.

ưu tiên hội nhập).
2009: hài hịa hóa các kĩ
năng và tiêu chuẩn cho lao
động trong các lĩnh vực
dịch vụ ưu tiên hội nhập.
Lộ trình hội nhập 12 lĩnh vực ưu tiên

Các lĩnh

2007


2008

2010

2012

2013

vực ưu tiên
hội nhập
sớm
Sản phẩm ASEAN-6

CLMV xóa

gỗ, cao su, xóa bỏ tồn

bỏ tồn bộ

nơng

thuế

thuế

nhập

nhập khẩu


bộ

nghiệp, thủy quan

quan

hải sản, dệt khẩu
may và giày,
dép, xe hơi,
điện tử
Dịch

vụ

Các đối tác Các đối tác

ICT, du lịch,

nước ngồi nước ngồi

hàng khơng,

được

y tế

51% số vốn 70% số vốn
trong

góp được

liên trong

góp
liên
19


Hậu

cần

doanh.
doanh.
Các đối tác Các đối tác

(giao

nhận

nước ngoài nước ngoài

nước ngoài

được

được

và lưu kho)

góp được


góp

Các đối tác
góp

49% số vốn 51% số vốn

70% số vốn

trong

trong

liên trong

doanh.

liên

doanh.

liên

doanh.

Về thu hẹp khoảng cách phát triển và xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng liên
ASEAN là việc thực hiện sáng kiến Liên kết ASEAN (IAI).
IAI chính là các sáng kiến, chương trình hợp tác nhằm tăng cường hỗ trợ, phát
triển của các nước thành viên cũ và nâng cao năng lực của các nước CLMV nhằm thu hẹp

khoảng cách phát triển. Do đó, thực hiện thành công IAI là nhân tố quan trọng đảm bảo
cho q trình hội nhập thành cơng của khu vực và điều này cũng cso nghĩa là các mục
tiêu tạo ra một thị trường, một cơ sở sản xuất duy nhất và một khu vực có tính cạnh tranh
cao, hội nhập vào nền kinh tế tồn cầu có cơ hội trở thành hiện thực. IAI được khởi
xướng vào tháng 11/2000.
Kế hoạch IAI

2002-2008
2009-2015
Tập trung vào đào tạo phát triển Tiếp tục nâng cao năng lực và
nguồn nhân lực, nâng cao năng lực phát triển nguồn nhân lực, đồng
cán bộ và tạo dựng khn khổ cơ thời khuyến khích các dự án,
chế, chính sách, luật pháp tương phát triển cơ sở hạ tầng cho các
thích với hội nhập (cịn gọi là phát nước CLMV, nhằm mục tiêu hỗ
triển hạ tầng “mềm” tại 4 lĩnh vực trợ xây dựng các cộng đồng trụ
ưu tiên đối với các nước CLMV là cột của ASEAN.
hạ tầng cơ sở, phát triển nguồn
nhân lực, công nghệ thông tin và
hội nhập kinh tế khu vực.

20


2.2. Cơ chế vận hành của AEC
Về cơ bản, cơ chế vận hành của AEC bao gồm: các thể chế hợp tác kinh tế của khu
vực, các thể chế, chính sách của quốc gia nhằm hiện thực hóa, cụ thể hóa các thể chế hợp
tác kinh tế nêu trên, quá trình hài hịa hóa và phối hợp chính sách giữa quốc gia và khu
vực. Do đó, cơ chế vận hành của AEC gồm ba vấn đề: các thể chế về mặt tổ chức, điều
hành, các thể chế vận hành và thể chế giám sát.
Về cơ bản, các thể chế về mặt tổ chức, điều hành AEC được cấu thành bởi cả cơ

cấu thể chế của khu vực và ở các quốc gia thành viên. Ở cấp cao, Hội nghị thượng đỉnh
ASEAN diễn ra 2 lần trong năm tại nước chủ nhà của hội nghị ASEAN. Đây là cơ quan
ra quyết định tối cao đối với vệc thực thi AEC nói riêng và AC nói chung và là cơ quan
chỉ đạo việc giám sát, giải quyết những vấn đề nảy sinh cao nhất trong q trình triển
khai AEC. Tiếp đó, ba cơ quan chủ đạo tham gia điều phối hoạt động của các cơ chế hợp
tác khác nhau trong AEC bao gồm: Hội đồng điều phối ASEAN gồm các Bộ trưởng
ngoại giao ASEAN có nhiệm vụ điều phối hoạt động giữa các Cộng đồng trụ cột nhằm
đảm bảo các Hội đồng này hợp tác hài hòa, hiệu quả và định hướng chính sách một cách
nhất quán; Hội đồng AEC do các Bộ trưởng kinh tế ASEAN tổ chức hai lần trong năm, là
Hội đồng chịu trách nhiệm thúc đẩy thi hành các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị
cấp cao đồng thời theo dõi, giám sát việc thực thi kế hoạch tổng thể AEC, dưới Hội đồng
AEC là các Hội nghị Bộ trưởng kinh tế chuyên ngành chịu trách nhiệm điều phối các
hoạt động liên quan tới các ngành, lĩnh vực có liên quan; Ban thư kí ASEAN đứng đầu là
Tổng thư kí ASEAN làm nhiệm vụ điều phối việc triển khai và thực thi các quyết định,
thỏa thuận và giám sát việc thực thi AEC.
Cơ quan giúp việc cho các cuộc họp Hội đồng AEC và các Bộ trưởng kinh tế
ASEAN là Nhóm đặc trách cấp cao về hội nhập kinh tế ASEAN (HLTS-EI) và Cuộc họp
các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) và thường được nhóm họp trước các kì họp các
Bộ trưởng kinh tế nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến chương trình nghị sự của
các hội nghị. Bên cạnh đó các cơ quan của AEC cịn có các Hội đồng AFTA, Hội đồng
AIA, cuộc họp các Bộ trưởng tài chính ASEAN và các cuộc họp Bộ trưởng chuyên ngành
khác liên quan đến hợp tác và liên kết kinh tế trong AEC.
21


Ở cấp quốc gia, chính phủ các nước thành viên, các bộ, các cơ quan, ban thư kí
ASEAN quốc gia, các cộng đồng doanh nghiệp,… là những chủ thể tham gia chủ đạo
trong quá trình vận hành của AEC.
Các thể chế vận hành của AEC chủ yếu dựa trên việc thực thi các Hiệp định, thỏa
thuận về hợp tác kinh tế mang tính ràng buộc về mặt pháp lí của ASEAN và chính sách

của các quốc gia thành viên đối với hội nhập kinh tế khu vực.
Về thể chế giám sát quá trình thực thi AEC, ASEAN hiện tại vẫn dựa trên sự tuân
thủ một cách tự giác của từng nước thành viên đồng thời hàng năm thông qua các cuộc
họp ở tất cả các cấp từ thượng đỉnh tới cuộc họp các Hội đồng, các cuộc họp cấp Bộ, các
quan chức kinh tế cấp cao đều có hoạt động đánh giá q trình triển khai tiến độ. Tổng
thư kí ASEAN sẽ nắm tình hình thực thi cũng như các trường hợp vi phạm thông qua
biểu đánh giá thực thi hàng năm. Trong trường hợp có vi phạm sẽ theo dõi, nhắc nhở, tìm
cách hỗ trợ thực thi, trong trường hợp có tranh chấp thì sẽ giải quyết thơng qua hịa giải,
trung gian hoặc thơng qua trọng tài, khơng giải quyết được thì sẽ báo cáo lên Hội nghị
Cấp cao ASEAN để xin ý kiến chỉ đạo và ra quyết định phù hợp.
Như vậy, cơ chế vận hành của AEC vào năm 2015 hoàn toàn dựa trên sự tuân thủ
các hiệp định, các thỏa thuận, các quyết định mang tính ràng buộc về mặt pháp lí liên
quan đến q trình tự do hóa thương mại, đầu tư, dịch vụ, tài chính,… của tất cả các nước
thành viên. Trong đó, các cơ quan thúc đẩy việc thực thi, theo dõi, giám sát và hệ thống
các cơ quan cấp khu vực và chính phủ, các cơ quan chính phủ, giới doanh nghiệp, các tổ
chức và xã hội các nước thành viên là những chủ thể chính tham gia q trình hiện thực
hóa AEC. Do đó, một trong những vấn đề cơ bản nhằm hiện thực hóa AEC là việc phối
hợp một cách hiệu quả giữa các thể chế quốc gia và khu vực: biến thể chế khu vực trở
thành một bộ phận, một quá trình của thể chế quốc gia và ngược lại, biến thể chế quốc gia
trở thành một bộ phận hài hòa, thống nhất với thể chế khu vực.

22


CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ THỰC HIỆN BƯỚC ĐẦU, TÁC ĐỘNG TÍNH KHẢ THI VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ BẢN NHẰM HIỆN THỰC HÓA AEC
3.1. Kết quả bước đầu thực hiện AEC:
Đến hết tháng 12/2011, AEC đã triển khai được hai giai đoạn: giai đoạn 2008 2009 và 2010 – 2011. Trong đó những kết quả đạt được cho thấy giai đoạn 1 thực hiện
khá tốt nhưng ở giai đoạn 2 gặp nhiều khó khăn :trong trụ cột 1, một thị trường và cơ sở

sản xuất thống nhất, các nước đạt 93,8% giai đoạn 1 và chỉ đạt 49,1% giai đoạn 2; trụ cột
2, một khu vực có tính cạnh tranh cao, hai giai đoạn có kết quả lần lượt là 68,7% và
67,4%; trụ cột 3, một khu vực phát triển đồng đều, hai giai đoạn đạt được tỉ lệ lần lượt là
100% và 55,5%; trụ cột 4, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, kết quả của hai giai đoạn là
1005 và 77,8%. Tính gộp chung cho tất cả các biện pháp AEC được thực hiện đến hết
tháng 12/ 2011 củ cả hai giai đoạn cho thấy, tỉ lệ thực hiện của ba trụ cột đầu không cao:
trụ cột 1 đạt 65,9%, trụ cột 2 đạt 67,9%, trụ cột 3 đạt 66,7% và trụ cột 4 đạt được 85,7%.
Tính chung cho 4 trụ cột của AEC, các nước ASEAN đã thực hiện được hoàn toàn 187
trên tổng số 277 biện pháp, đạt tỉ lệ thực hiện là 67,5%. Theo thông báo về kết quả mới
nhất từ tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 22 Bandar Seri
Begawan, ngày 24 -25/4/2013 thì ASEAN đã hồn thành 259 biện pháp hay 77,54% các
biện pháp của Kế hoạch Tổng thể. Tuy nhiên, con số mà Hội nghị này đưa ra hết sức
chung chung và chưa đưa ra sồ liệu cụ thể chi từng trụ cột.
3.1.1. Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
Về thương mại hàng hóa:
ASEAN đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) để thay thế
Hiệp định CEPT/AFTA.
- Các cam kết trong ATIGA vẫn chủ yếu dựa trên ATIGA và không cao hơn các cam kết
CEPT. Việc đàm phán và xây dựng ATIGA thực chất nhằm hợp nhất các cam kết trước đó
về thương mại hàng hóa giữa các nước ASEAN trong phạm vi một Hiệp định toàn diện,
nhất quán và toàn diện, nhất quán và phù hợp với các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch
Tổng thể thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC Blueprint).
23


- Theo quy định của Hiệp định ATIGA, các nước sẽ hồn tất xây dựng và thực hiện lộ
trình giảm thuế từ ngày 25/12/2009 đối với Nhóm ASEAN-6 và từ ngày 25/2/2010 đối
với Nhóm nước CLMV. Các nước cam kết xây dựng và ban hành Lộ trình thực hiện
ATIGA đúng hạn, bảo đảm không làm giảm các ưu đãi theo Lộ trình CEPT/AFTA trước
đây.Tính đến cuối năm 2012, tỉ lệ thuế quan nội bộ trung bình đối với các nước ASEAN 6

theo hiệp định ATIGA đã được giảm xuống mức 0,05% từ mức 3,64% năm 2000. Tính
chung, thuế quan nhập khẩu trung bình của tồn bộ ASEAN đã giảm từ 4,43% xuống
0,68% trong cùng thời kỳ. ASEAN đã có những nổ lực đáng kể trong việc xem xét và
đơn giản hóa thủ tục đối với ROO nhằm thúc đẩy thương mại và phát triển kinh doanh
trong khu vực. Cùng với việc giảm thuế quan và ROO được tạo ra một cách thân thiện
hơn, các nước ASEAN tiếp tục tập trung vào việc thúc đẩy thương mại và giải quyết hàng
rào phi thuế quan. Theo đó, một Khung khổ Thúc đẩy Thương mại trong ASEAN A và
Chương trình Làm việc đã được đặt ra tới năm 2015 nhằm giải quyết các vấn đề phi thuế
quan như hải quan, thủ tục thương mại, tiêu chuẩn, cấu tạo, các biện pháp vệ sinh an
toàn. Tất cả 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập đều đã đi vào giai đoạn hoàn thành. Liên quan
đến tạo thuận lợi cho thương mại, tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế lần thứ 43, các bộ
trưởng cũng tán thành các hướng dẫn Thủ tục đăng ký Nhập khẩu ASEAN (ILPs) nhằm
loại bỏ các rào cản liên quan đến ILPs. Cũng tại hội nghị, các nước đã nhất trí triển khai
Dự án Hướng dẫn Tự cấp Chứng chỉ ASEAN như là bước để tạo thuận lợi cho thương
mại với sự tham gia của 3 nước ban đầu là Brunei, Malaixia, Singapo và tiếp đến là Thái
Lan thông báo tham gia vào dự án từ tháng 1/1/2011. Dự án cũng dự tính mở rộng thêm
thời gian đến ngày 31/12/2012 để khuyến khích các nước thành viên cịn lại tham gia xây
dựng lịng tin.
Để giảm chi phí, ASEAN đang hướng tới thiết lập “cơ chế một cửa” ASEAN
(ASW) để tăng tốc độ thơng quan và giải phóng hàng hóa.
Theo kết quả mới nhất của Biểu đánh giá AEC Ban Thư ký ASEAN cung cấp thì
tính chung lại, việc thực hiện dịng hàng hóa tự do cho cả thời kỳ 2008 – 2011 thì có 32
biện pháp được thực hiện hồn tồn, chiếm 57,1% và có 24 biện pháp chưa được thực

24


hiện hoàn toàn , chiếm 42,9%. Đây là một con số khá thấp vào thời điểm hiện naybởi vì
tự do hóa thương mại theo ATIGA được xem là có khả năng tiến triển hơn cả.
Về mức tăng trưởng thương mại quốc tế của ASEAN, chúng ta đã sự tăng trưởng

đáng kể về giá trị thương mại, kể cả thương mại nội bộ và thương mại của ASEAN với
bên ngoài. Từ 1998 đến 2011, giá trị thương mại nội khối tăng lên 4,9 lần trong khi
thương mại với các đối tác bên ngồi tăng lên 3,9 lần.1
Về dịng tự do của lĩnh vực dịch vụ: Việc tự do hóa trong lĩnh vực dịch vụ bao gồm
dịch vụ kinh doanh, nghề nghiệp, xây dựng, phân phối, giáo dục, y tế, vạn tải hàng hải,
viễn thông và du lịch. Liên quan đến tự do hóa thương mại dịch vụ, các nước ASEAN
đang tập trung những nổ lực nhằm hoàn thành các cuộc đàm phán cho một Hiệp định
ASEAN về Di chuyển Con người Mặc nhiên (Movement of Natural Persons –MNP).
Theo đó, hiệp định sẽ thúc đẩy sự di chuyển con người có liên quan đến thương mại hàng
háo, thương mại dịch vụ và đầu tư. Nhìn tổng thể, hiện ASEAN đã ký kết gói cam kết thứ
7 về tự do hóa dịch vụ với ít nhất 65 tiểu khu vực dịch vụ được tự do hóa và đang đàm
phán hồn thành gói cam kết thứ 8.Tính chung cho cả thời kì 2008-2011, ASEAN đã thực
hiện hoàn toàn 20 biện pháp chiếm 46,5% tổng các biện pháp liên quan đến việc thực
hiện tự do hóa dịch vụ theo Kế hoạch Tổng thể. Con số này cũng cho thấy kế hoạch triển
khai trong giai đoạn 2010-2011 là khơng thật sự hiệu quả.
Về dịng đầu tư tự do: ASEAN đã kí Hiệp định Đầu tư tồn diện ASEAN (ACIA)
để thay thế các Hiệp định AIA và IGA. Hiệp định ACIA có phạm vi tồn diện và điều
chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến tự do hóa và bảo hộ đầu tư. So với AIA và IGA,
ACIA có các quy định rõ hơn và cam kết cao hơn ở một số nội dung như: cơ chế giải
quyết tranh chấp giữa nhà nước và nhà đầu tư, chuyển vốn, lợi nhuận, cổ tức; minh bạch
trong tịch biên tài sản và bồi thường, bảo hộ và đảm bảo an toàn và đầy đủ cho các khoản
đầu tư được cấp phép và có bồi thường trong trường hợp xảy ra xung đột. Hiệp định đã
được kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 14 (2/2009) và hiện đã có 8 nước phê chuẩn là
Brunei, Campuchia, Lào, Malaixia, Myanma, Philippin, Singapore, Việt Nam.Theo đó,
ASEAN tập trung các nổ lực nhằm loại bỏ những hạn chế và trở ngại đối với đầu tư, tạo
1

ASEAN Economic Community Chartbook 2012, ASEAN Secretariat, Jakarta, 1/2013, P.17.

25



×