Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN (18021884)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.29 KB, 54 trang )

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA NỀN NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN
(1802-1884)
1.1. Tình hình khu vực..........................................................................................5
1.2. Tình hình trong nước.....................................................................................8
1.3. Những yêu cầu lịch sử đặt ra cho ngoại giao triều Nguyễn..........................11
CHƯƠNG 2
CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN (1802-1884)
2.1. Tư tưởng ngoại giao thời Nguyễn................................................................13
2.2. Chính sách và hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn.................................16
2.2.1. Chính sách và hoạt động ngoại giao với Trung Quốc...........................16
2.2.2. Chính sách và hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực.........24
2.2.3. Chính sách ngoại giao với phương Tây.................................................36
2.3. Sơ kết...........................................................................................................43
CHƯƠNG 3:
ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN
KẾT LUẬN
1. Thành tựu và hạn chế..................................................................................48
2. Bài học kinh nghiệm của chính sách ngoại giao triều Nguyễn....................49
PHỤ LỤC................................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................60

1


2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Triều Nguyễn là một trong những triều đại phong kiến để lại nhiều vấn đề còn
gây trái chiều trong giới sử học. Từ những năm 60-70 của thế kỷ 20, trong giới sử học
hai miền Nam-Bắc đã có một “diễn đàn” lớn để luận về công tội của triều Nguyễn nhất
là vấn đề thống nhất đất nước, trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc mất nước,
khủng hoảng xã hội dưới thời Nguyễn 1… Đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống
Mỹ, do tình hình lịch sử lúc đó, trách nhiệm làm mất nước ta vào tay thực dân Pháp
cũng như việc Gia Long từng “cõng rắn cắn gà nhà” đã khiến giới sử học miền Bắc
phủ nhận tồn bộ cơng lao, những di sản của vương triều này đối với lịch sử dân tộc.
Trong khi đó tại miền Nam, giới sử học ra sức bảo vệ cho vương triều Nguyễn. Nhất là
luận điểm Gia Long thống nhất đất nước chứ không phải Quang Trung để cổ súy cho
việc “Bắc tiến”, sức mạnh Nam hà sẽ thắng Bắc hà như lịch sử đã diễn ra. Điều này
cho thấy, có một thời kì dài chúng ta đánh giá vương triều này qua nhãn quan chính trị
chứ khơng phải của khoa học lịch sử!
Tuy nhiên từ sau Đổi mới đến nay nhất là từ cuối thế kỷ XX, quan điểm của
giới sử học nước ta đã có sự nhìn nhận khách quan hơn về những đóng góp của nhà
Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. Liên tục nhiều hội thảo đã được tổ chức để đánh giá về
những thành tựu và hạn chế của vương triều phong kiến cuối cùng này.
Một trong những lĩnh vực quan trọng được giới sử học quan tâm đó chính là
vấn đề đối ngoại của triều Nguyễn lúc bấy giờ như thế nào. Có thể chia lịch sử ngoại
giao của triều Nguyễn thành hai thời kì: thời kì ngoại giao trước khi Pháp xâm lược
(1802-1858) và thời kì ngoại giao sau khi người Pháp xâm lược và biến thành thuộc
địa của Pháp (1858-1945).
Vì chúng ta đều biết, triều Nguyễn được thành lập sau cuộc nội chiến 200 năm
đẫm máu giữa các thế lực phong kiến cát cứ ở Đàng Trong, Đàng Ngoài và cuộc tranh
1

Xem thêm Văn Tân (9/1959), “Mấy ý kiến đối với quyển Nước Việt Nam, lịch sử và văn hóa của ơng Lê Thành
Khơi”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (số 7), tr.27-28; Nguyễn Phương, tạp chí Bách khoa (số 149).


2


3
chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Trong nước thì nhân tâm thất tán, lòng người còn
nhớ về cựu trào nhất là kẻ sĩ đất Bắc hà. Làng mạc thì tiêu điều, theo Ngơ Thì Sĩ cho
biết: “trong số 9668 làng xã ở Bắc Bộ thì có 182 xã phiêu tán hoàn toàn, 443 xã phiêu
tán phần lớn, 373 xã phiêu tán vừa hoặc phải nhập vào xã khác, tức là khoảng 10% số
xã ở đồng bằng Bắc Bộ lâm vào tình trạng phiêu tán, phá sản. Ở trấn Thanh Hoa có
1393 xã thì 297 xã phiêu tán, trấn Nghệ An có 706 xã thì phiêu tán mất 115 xã”. Việc
khôi phục lại đất nước, thống nhất nhân tâm là một việc quan trọng hàng đầu của nhà
Nguyễn buổi đầu lập quốc. Để thực hiện được điều đó nhà Nguyễn cần có một chính
sách ngoại giao thích hợp với bối cảnh khu vực và quốc tế đang hết sức rối ren. Trong
khu vực, dưới sự bành trướng của người Xiêm, vấn đề tranh chấp Chân Lạp, Vạn
Tượng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Đối diện với dã tâm của người Xiêm, các nước
như Chân Lạp, Vạn Tượng, Miến Điện đều muốn tìm một lực lượng đối trọng với
người Xiêm. Và vương triều Nguyễn là nơi các nước này tìm đến. Trước tình hình đó,
địi hỏi vương triều Nguyễn phải có chính sách ngoại giao khơn khéo để giữ gìn mối
quan hệ hữu hảo và ổn định ở biên cương. Bên cạnh sự phức tạp của tình hình khu
vực, lúc bấy giờ tại khu vực viễn Đông, các nước tư bản chủ nghĩa đã vươn vòi đến
khu vực này. Đó chính là một trong những vấn đề gây khó khăn cho nền ngoại giao
của triều Nguyễn. Phải thừa nhận rằng, vương triều Nguyễn đã giải quyết vấn đề này
trên lập trường quan điểm của ý thức hệ Nho giáo nên đã khơng đáp ứng được u cầu
mang tính chất thời đại. Kẻ thù mà vương triều phải đối đầu chính là kẻ thù đến từ nền
văn minh phương Tây chứ khơng cịn là các tập đồn phong kiến quan thuộc phương
Bắc. Điều đó địi hỏi một chính sách đối ngoại phù hợp với tình hình lúc bấy giờ, phù
hợp với đối tượng đặc biệt như chủ nghĩa tư bản phương Tây. Trước những sức ép từ
việc ổn định bang giao để phục vụ đối nội, âm mưu của chủ nghĩa tư bản phương Tây,
chủ nghĩa Đại Thái ở phía Đông, nhà Nguyễn đã thi hành một đường lối đối ngoại hòa
hiếu với lân bang nhưng cương quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc, còn với phương Tây

là một sự thận trọng trong lối tư duy của ý thức hệ Nho giáo.
Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX có vai trị hết sức
quan trọng đối với vương triều này. Nó khơng chỉ giúp ổn định tình hình bang giao để

3


4
xây dựng đất nước mà cịn có ý nghĩa trong việc xây dựng nội lực đối đầu với kẻ thù
mới trong giai đoạn sau này: chủ nghĩa tư bản phương Tây.

4


5

CHƯƠNG 1
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA NỀN NGOẠI GIAO THỜI NGUYỄN
(1802-1884)
1.1. Tình hình khu vực
Đối với các nước phương Tây từ thế kỉ XVIII – XIX có những biến đổi sâu sắc
ở các nước châu Âu, giai cấp tư sản nắm chính quyền cơng thương nghiệp phát triển
nhanh và mạnh. Trong thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, khoa học kỹ thuật có
những thành tựu lớn trong thế kỉ ánh sáng. Những năm 60, 70 của thế kỉ XVIII, cuộc
cách mạng công nghiệp ở Anh bắt đầu, hàng hóa tư bản của các nước tư bản Âu Mỹ
nhanh chóng xuất khẩu ra thị trường nước ngồi do thị trường trong nước không đáp
ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Các nước tư bản chủ nghĩa
phương Tây nhập vàng bạc, sản vật địa phương và nguyên liệu nhằm đáp ứng nhu cầu
trong nước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế. Do nhu cầu về thị trường nguồn
nguyên liệu, các nước tư bản phương Tây đua nhau tràn sang phương Đông khơng

những để tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hóa mà cịn tìm đất để đầu tư và nơi khai
thác ngun liệu cho nền cơng nghiệp chính quốc vì mục đích siêu lợi nhuận của họ.
Trước tình hình những biến đổi của xã hội thế giới mà đặc biệt là các nước chủ nghĩa
thực dân phương Tây buộc các nước phương Đơng phải có những chính sách ngoại
giao thích hợp đặc biệt là Việt Nam. Đồng thời do nhu cầu phát triển nhanh chóng của
chủ nghĩa tư bản trên thế giới thì nguy cơ bị xâm lược là rất lớn nhất là đối với một
nước vừa mới thống nhất, tình hình trong nước cịn gặp nhiều khó khăn.
Ở châu Á đầu thế kỉ XIX một số nước vẫn đang ở trong giai đoạn phát triển
của chế độ phong kiến, đa số các nước ở châu Á có trình độ sản xuất nông nghiệp lạc
hậu, năng suất lao động kém, thương nghiệp và thủ công nghiệp chưa phát triển. Đối
với các nước ở châu Á những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX với sự phát triển
của hệ thống chủ nghĩa tư bản ở châu Âu, chủ nghĩa tư bản đã trở thành hệ thống thế
giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm thay đổi nhanh chóng tương quan lực
lượng giữa các nước tư bản sản xuất công nghiệp và nông nghiệp lạc hậu. Các nước tư

5


6
bản đua nhau chiếm dụng những vùng đất trống. Ba mươi năm cuối thế kỉ XIX được
gắn liền với những cuộc chiến tranh xâm lược do các nước tư bản thực dân tiến hành ở
châu Á. Do nhu cầu tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu mở rộng phạm vi ảnh
hưởng của mình nên nhiều nước châu Á đã trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân
phương Tây. Đầu thế kỉ XIX Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Năm 1824
thực dân Anh tiến hành xâm chiếm Miến Điện và lần lượt các nước trong khu vực
cũng trở thành mục tiêu xâm lược của thế lực phương Tây. Với sự phát triển chủ nghĩa
tư bản vào những năm cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX hầu hết các nước trong khu
vực đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây ngoại trừ Xiêm và
Nhật Bản.
Từ thế kỉ XVIII, XIX các nước thực dân phương Tây ra sức chiếm đoạt thị

trường thế giới. Ở châu Á các nước Ấn Độ, Indonesia, Mã Lai, Miến Điện, đã bị các
nước đế quốc giành nhau thôn tính. Một nước lớn ở châu Á gần kề với Việt Nam là
Trung Quốc cũng đã bị các nước đế quốc biến thành miếng mồi lớn. Trước tình hình
lúc bấy giờ chính quyền Mãn Thanh ra lệnh phong tỏa các miền duyên hải, cấm buôn
bán với các nước đế quốc. Nhưng Trung Quốc là đất có thể mang lại lợi nhuận cao cho
các nước tư bản phương Tây nên các nước tư bản đã tìm mọi cách để Trung Quốc phải
mở cửa.
Đứng trước sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản phương Tây, các nước ở châu
Á đương đầu với những thách thức mang tính thời đại lịch sử. Với tình hình này
“nhiều nước phong kiến thi hành chính sách đóng cửa, tuyệt giao để tự vệ. Đó là biện
pháp tự vệ thụ động mang tính chất lạc hậu, khơng tạo được thực lực để chống xâm
lược”2. Trung Quốc với địa bàn rộng lớn, giàu có trở thành thị trường mà nhiều nước
tư bản phương Tây muốn có nhất lúc bấy giờ. Từ thời nhà Minh (1368 – 1644) sau đó
là nhà Thanh (1644 – 1912). Trung Quốc ln đề ra các luật lệ cấm đoán tư nhân làm
ăn với nước ngồi hoặc vượt biển tìm kiếm cơ hội bn bán với nước ngồi. Năm
1728 triều đình ra qui định khắc khe hơn: nếu ai bỏ nước ra đi thì không được trở về.
Người phương Tây chỉ được giao dịch buôn bán tại một hải cảng duy nhất là Quảng
2

Vũ Dương Ninh (2010), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, tr. 323.

6


7
Châu. Trung Quốc đến thế kỉ XIX vẫn thực hiện chính sách ngoại giao với các nước
lân cận với tư tưởng Trung Quốc là trung tâm của thế giới, nhưng thế giới trong thế kỉ
XIX có nhiều biến động, trong nội bộ đất nước Trung Quốc cũng đối mặt với những
khó khăn về kinh tế, gặp phải sự chống đối của nhân dân đối với triều đình. Để khắc
phục tình trạng trong nước nói trên Trung Quốc cũng cần những mối quan hệ thân

thiện với các nước để phát triển đất nước, Việt Nam lúc bấy giờ Nguyễn Ánh lên ngôi
sau khi diễn ra cuộc nội chiến kéo dài đã tàn phá nền kinh tế, văn hóa xã hội Việt Nam
xuất phát từ những yêu cầu của hai nước cần những điều kiện ổn định tránh những tình
trạng chiến tranh để khôi phục và phát triển nền kinh tế trong nước vì lợi ích chung
của từng nước do đó năm 1804 nhà Thanh và Việt Nam chính thức thiết lập mối quan
hệ.
Còn quan hệ của các nước trong khu vực đối với Việt Nam trong thời kì này là
mối quan hệ giữa Việt Nam với Xiêm. Trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX mối qua hệ
giữa Việt Nam với Xiêm rất thân thiện. Năm 1802 Nguyễn Ánh lên ngôi, nước Xiêm
cho sứ giả mang quốc thư đến chúc mừng. Năm 1803 cũng sai sứ sang Xiêm thông
hiếu và tặng quà rất hậu cho anh em vua Xiêm. Quan hệ giữa hai nước lúc đầu rất tốt
nhưng đến năm 1827 quân Xiêm xâm lược nước Vạn Tượng vua Vạn Tượng sang Việt
Nam cầu viện, vua Minh Mạng cho quân sang giúp cuộc xung đột vũ trang Việt –
Xiêm bắt đầu. Nhưng quan hệ hai nước lúc này chủ yếu là quan hệ trên lĩnh vực chính
trị, ngoại gia, cịn trên lĩnh vực kinh tế văn hóa cịn nhiều hạn chế.
Trước sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân tư bản phương Tây, sự phát triển
mạnh mẽ của kinh tế tư bản đã đặt các nước châu Á vào một bối cảnh lịch sử mới đó là
phải chống các thế lực tư bản phương Tây. Trước những diễn biến của tình hình thế
giới và khu vực như vậy đã đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn những vấn đề mới trong
việc quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và phương Tây. Lúc này trước
những tình hình trong khu vực như vậy một yêu cầu cấp thiết đặt ra là nhà Nguyễn
phải làm như thế nào để có thể có mối quan hệ ngoại giao thân thiện với các nước
trong khu vực để đảm bảo nền độc lập của nước nhà và làm thế nào để đối diện với sự
xâm nhập của chủ nghĩa tư bản thực dân phương Tây đang lớn dần, góp phần vào việc

7


8
xây dựng và bảo vệ nền độc lập nước nhà. Hồn cảnh lịch sử bấy giờ đã thơi thúc triều

Nguyễn thực hiện chính sách ngoại giao khơn khéo để tránh được những cuộc chiến
tranh và tạo điều kiện cho nền kinh tế ngoại thương phát triển.
1.2. Tình hình trong nước
Nhà Nguyễn là được xác lập sau thành quả của cuộc chiến tranh với vương
triều Tây Sơn. Sau khi thống nhất, việc làm đầu tiên là Gia Long - Nguyễn Ánh bắt
đầu củng cố và ổn định lại tình hình trong nước. Một trong những yếu tố cần thiết cho
việc xây dựng và ổn định lại đất nước sau chiến tranh là cần có một nền hịa bình, ổn
định và việc thiết lập một mối quan hệ ngoại giao hữu nghị là yếu tố hàng đầu.
Thay đổi lớn nhất mà vua Gia Long phải đối mặt đó chính là việc quản lý một
đất nước có cương vực lãnh thổ hết sức rộng lớn. Nhà Nguyễn phải thiết lập hệ thống
cai trị từ trung ương tới địa phương trải dài từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Nguyễn
Ánh chưa chuẩn bị cho việc quản lý một đất nước rộng lớn lại cịn chứa nhiều bất ổn.
Ơng thiết lập hai trấn Bắc thành cai quản vùng đất Bắc hà và Gia Định thành cai quản
vùng đất Nam bộ. Các vị tổng trấn có quyền “chém trước tâu sau” như trường hợp Lê
Văn Duyệt chém Huỳnh Công Lý, cha vợ vua Mnh Mạng do mắc tội tham ô. Nhưng
đến thời Minh Mạng đã bỏ cơ cấu hành chính tản quyền, chia cả nước thành 30 tỉnh và
1 phủ, tất cả đều trực thuộc chính quyền trung ương. Sau những cuộc cải cách của
Minh mạng thì chính quyền dân chủ trung ương tập quyền của họ Nguyễn càng được
củng cố vững chắc, mọi quyền lực tập trung vào tay hoàng đế. Những việc làm trên
của nhà Nguyễn đã góp phần nhất định trong chính sách đối nội nhằm thiết lập lại kỉ
cương trong nước, ổn định chính sự và lịng người sau hơn 200 năm nội chiến.
Trong kinh tế, nhà Nguyễn phải đương đầu với nhiều vấn đề. Việc tư hữu ruộng
đất diễn ra từ cuối đời Lê gây nhiều hệ lụy cho chính quyền mới: “Phép chia ruộng từ
đời Hán trở xuống đều muốn thi hành mà những nhà thế gia quen thói cho là không
tiện rồi việc phải thôi. Đến cuối đời Lê thì bọn cường hào kiêm tính mỗi ngày một quá.
Nay xin phàm điền thổ công tư đều dồn cả về sổ sân, ai có tư điền thì để lại 3 phần 10,
còn 7 phần giao cho xã dân quân cấp” 3. Đồng thời, vấn đề lũ lụt ở Bắc hà luôn là mối
3

Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 1,NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.555.


8


9
lo cho các vua triều Nguyễn. Các năm 1803, 1806, 1819, 1828, 1833, 1840, 1842,
1844, 1847, 1856, 1857 hầu như cả cùng đồng Bắc bộ bị ngập lụt, theo đó là nạn đói,
dịch bệnh. Vì thế cho nên các vua đầu thời Nguyễn rất khuyến khích việc khai đất
hoang, lập đồn điền, đắp đê, phân phối lại đất công … Nổi bật nhất là chính sách
“doanh điền” và “đồn điền” và chính sách hỗ trợ cho cơng việc khai hoang, phục hóa,
mở rộng thêm diện tích đất đai thì nhà nước bỏ tiền của, thóc giống, trâu bị, ban
thưởng khuyến khích… cho người xin đi khai phá. Nên 20 năm dưới triều Minh mạng
diện tích tăng thêm 477.892 mẫu, chỉ tính riêng năm 1828 số ruộng đất khai khẩn thêm
được ở mức cao nhất là 26.890 mẫu. Số ruộng đất được tăng lên nhờ đó mà nơng
nghiệp phát triển, sản lượng lúa dư thừa. Một yếu tố giúp nông nghiệp hưng thịnh bởi
thời kì này là bởi chi phối của tư tưởng “nông vi bản, thương vi mạt” của Nho giáo,
cho rằng tầng lớp thương nhân làm đảo lộn trật tự xã hội. Với việc thi hành chính sách
“bế quan tỏa cảng” coi xã hội nơng nghiệp bình n khơng thay đổi là xã hội lí tưởng.
Hoạt động cơng thương nghiệp tương đối sơi nổi, có một số mặt hàng trong nước được
các thương nhân nước ngoài chú ý như lụa La Khê - Hà Đông, gốm Bát Tràng… Và
thị trường trong nước cũng đang cần một nguồn vốn, một thị trường tiêu thụ để phát
triển sản xuất. Dưới thời Nguyễn, quan hệ buôn bán với các nước phương Tây và các
nước trong khu vực khơng phải là hồn tồn đóng cửa, vẫn có những chính sách hoạt
động linh hoạt, mềm dẻo và có quan hệ mậu dịch nhất định. Lý do ta có thể hiểu là các
vua Nguyễn sợ sự xâm nhập và trà trộn của các nước phương Tây vào nước ta nên dẫn
đến đã có những chính sách ngoại giao khép kín và ảnh hưởng khơng ít đến ngoại
thương.
Trong lĩnh vực văn hóa, các vua đầu triều Nguyễn rất chú ý tới việc giáo dục và
văn hóa. Ngay từ đầu, nhà Nguyễn chú trọng vào việc thu phục nhân tài trong nước cả
Bắc lẫn Nam, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống để xây dựng nền tảng xây

dựng đất nước. Triều Nguyễn bị chi phối bởi tư tưởng “trọng đạo khinh thường lợi”
của Nho giáo. Tuy nhiên, do tính chất bảo thủ lạc hậu dưới triều Nguyễn thể hiện khá
rõ nét, triều đình nhà Nguyễn coi văn minh phương Tây và Thiên chúa giáo chỉ làm
tổn hại đến “đạo nhân luân” và làm lung lạc ý chí con người. Cho nên với họ điều

9


10
quan trọng nhất là giữ, làm theo cái đã có, đang có đó là Nho giáo, đặc biệt trong quan
hệ ứng xử ngoại giao.
Không thể không nhắc đến sự tác động của Nho giáo đối với chính sách đối
ngoại lúc bấy giờ, chính nó đã tạo ra một lực cản trong tư tưởng về việc thiết lập một
mối quan hệ với các nước. Nhưng ta hiểu rằng muốn có một chính sách nội trị vững
chắc thì cần có một mối quan hệ ngoại giao ổn định, tốt đẹp để tạo nền tảng cho việc
xây dựng đất nước.
Chính tình hình trong nước với những vấn đề đặt ra như vậy đã đặt ra cho nền
ngoại giao triều Nguyễn những nhiệm vụ hết sức quan trọng.
1.3. Những yêu cầu lịch sử đặt ra cho ngoại giao triều Nguyễn
Từ bối cảnh trong và ngồi nước như thế chúng ta có thể, lịch sử đã đặt ra cho
triều Nguyễn hai vấn đề cấp bách:
Một là xây dựng nền ngoại giao hữu hảo với các nước láng giềng để có xây
dựng lại đất nước sau hơn 200 năm chiến tranh và loạn lạc. Đất nước mà vương triều
Nguyễn tiếp quản là một đất nước có cương vực hết sức rộng lớn, có thể nói là rộng
lớn nhất trong lịch sử: từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau. Biên giới lãnh thổ tiếp giáp
với rất nhiều nước như: Mãn Thanh, Vạn Tượng, Nam Chưởng, Chân Lạp, Xiêm La,
… Giữ gìn bờ cõi biên giới sẽ là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong
chính quốc phịng - ngoại giao của triều Nguyễn. Đồng thời, đất nước sau hơn 200
năm loạn lạc, nhân tâm thất tán, vấn đề thu phục lòng người về một mối hết sức khó
khăn. Nhất là nhiều nơi, lịng người còn nhờ về cựu trào Tây Sơn hay xa hơn nữa là

nhà Lê. Đất nước thì tiêu điều, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc xiêu tán, thiên tai, lũ
lụt… Những thách thức về đối nội này không thể giải quyết trong một sớm một chiều
nên các vua nhà Nguyễn cần mối bang giao hữu hảo để ổn định đất nước.
Hai là đối với vấn đề phương Tây cần có một chính sách ngoại giao cho phù
hợp. Trong vấn đề này, nhà Nguyễn hết sức khó xử. Vì chính Gia Long nhờ vào lực
lượng phương Tây để giành ưu thế với Tây Sơn. Hơn ai hết, Gia Long hiểu sức mạnh
phương Tây như thế nào và dã tâm của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Cho nên ông là

10


11
người đặt nền móng cho chính sách ngoại giao với phương Tây được các triều vua sau
kế thừa. Chính sách “khơng phương Tây” của triều Nguyễn chính là khơng thiết đặt
quan hệ ngoại giao chính thức với bất kì quốc gia nào kể cả Pháp nhưng đồng ý cho
thuyền buôn phương Tây đến buôn bán theo quy định của nước Việt Nam. Tuy nhiên
chính sách này cũng khơng hề bất biến mà có những thay đổi về mức độ xét theo từng
giai đoạn lịch sử cụ thể.
Chính từ hai yêu cầu mang tính lịch sử như thế đã góp phần định tính cho chính
sách ngoại giao triều Nguyễn. Trong suốt thời kì tồn tại với tư cách là vương triều độc
lập, hai nhiệm vụ này đã chi phối đường lối ngoại giao của triều Nguyễn.

11


12

CHƯƠNG 2
CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN (1802-1884)
2.1. Tư tưởng ngoại giao thời Nguyễn

Đối ngoại và đối nội là hai chức năng cơ bản của bất kì nhà nước nào. Chính
sách đối nội là tiền đề cho đối ngoại và đối ngoại phải phục vụ cho việc đối nội. Chính
trong bối cảnh lịch sử đương thời đã đặt ra cho triều Nguyễn những vấn đề bức bách
phải xử trí.
Về đường lối đối ngoại cuả vương triều Nguyễn lúc bấy giờ có thể chưa thành 3
mảng chính: ngoại giao với Trung Quốc, với các nước khu vực Đông Nam Á, với các
nước phương Tây. Chính sách đối ngoại của triều Nguyễn hết sức đa dạng, đối với
từng đối tượng lại có sự chuyển biến trong từng thời kì nhất định.
Đối với Trung Quốc, triều Nguyễn vẫn tiếp tục chính sách ngoại giao đã có từ
các triều đại trước: thần phục giả vờ và độc lập thực sự. Các vua triều Nguyễn khi mới
lên ngôi đều cử sứ giả sang báo tang và dâng biểu cầu phong. Việc được nhận sách
phong của thiên triều đối với nhà vua Đại Nam được xem như là sự xác nhận tính
chính thống của nhà vua. Điều này cho thấy, việc ngoại giao với Trung Quốc chịu ảnh
hưởng của thuyết thiên mệnh Nho giáo. Nhưng thực tế, việc thần phục nhà Thanh chỉ
là một bước đi ngoại giao để khơng làm mất lịng nước lớn. Các vua triều Nguyễn
hoàn toàn độc lập trong đối nội đối ngoại. Chính sách ngoại giao này đã được kế thừa
từ truyền thống lịch sử khi các triều đại Việt Nam vẫn luôn phải đối đầu với nguy cơ
xâm lăng từ phương Bắc. Thể chế Việt Nam giống như Trung Quốc, tự coi mình là
nước anh em bình đẳng với Trung Quốc. Người Việt Nam tự gọi Trung Quốc là Bắc
triều tự xưng mình là Nam triều. Vua Việt Nam tự xưng là hoàng đế. Trong các cuộc
tiếp kiến với các nước ngoài Trung Quốc cũng như là trong chiếu văn lưu hành nội bộ,
nhà vua tự xưng là Đại Nam quốc đại hoàng đế. Tuy vậy khi sứ thần triều Nguyễn quỳ
gối trước triều đình Bắc Kinh, thì sứ giả quỳ gối trước hoàng đế Trung Quốc và xưng
là sứ giả của Việt Nam quốc vương. Trong các tài liệu nội bộ, triều đình Huế dùng
thuật ngữ “bang giao”, “quan hệ cùng cấp”, để chỉ quan hệ ngoại giao với Trung Hoa

12


13

có nghĩa họ khơng coi quan hệ giữa hai nước là quan hệ thượng quốc với chư hầu.
Đồng thời triều Nguyễn cịn xem mình là nước xứng đáng tiếp nối truyền thống Nho
học hơn triều đại Mãn Thanh ở Trung Quốc lúc bấy giờ. Điều này phản ánh, trong tư
tưởng ngoại giao với triều đình Mãn Thanh vừa có sự thần phục về hình thức nhưng
thực tế, triều Nguyễn đặt mình ngang hàng với hồng đế phương Bắc và có niềm kiêu
hãnh hơn khi cho rằng mình là người kế thừa chính thống của Nho giáo.
Trong khi đó đối với các nước lân bang như Chân Lạp, Vạn Tượng, Nam
Chưởng,… triều Nguyễn lại đóng vai trị “thượng quốc”, xem các nước này là chư
hầu, phiên thuộc. Ngay cả các nước phương Tây cũng được xem như loài di địch. Năm
1815, Gia Long công bố danh sách (viễn phương quốc chi lai cống) 13 nước mà vua
coi là chư hầu. Trong đó có Cao Miên, Xiêm, Miến Điện, triều đình Luang Prabang
(Nam Chưởng), triều đình Vạn Tượng, triều đình Xiên Khoảng (Trấn Ninh), Thủy Xá,
Hỏa Xá và ngay cả Anh và Pháp. Họ tự xem mình là như là “thượng quốc” tại phương
Nam. Nhà Nguyễn dùng từ “nhu viễn” để chỉ chính sách đối với các nước lân bang.
“Nhu viễn” lấy ý từ câu trong Kinh Thượng Thư, thiên Thuấn Điển: nhu viễn năng cận
nghĩa là mềm dẻo, khéo léo chinh phục dân phương xa, mới thu phục được người ở
gần.
Tuy nhiên, do tình hình đất nước sau khi mới thành lập cịn nhiều bất ổn nên
triều đình Nguyễn cần có sự ổn định, hịa bình để xây dựng đất nước còn nhiều ngổn
ngang, nhất là nhân tâm. Triều đại này được sinh ra không giống như bất cứ triều đại
nào khác ở Việt Nam. Nó khơng được sinh ra sau các cuộc chiến tranh giải phóng dân
tộc hay những chính biến “êm đềm” nơi cung thất như nhà Lý nhà Trần mà là sau một
cuộc nội chiến đẫm máu suốt 200 năm. Đồng thời, Gia Long là hậu duệ của Nguyễn
Hồng, một bề tơi của nhà Lê chứ khơng thuộc về hồng phái. Tính chính thống của
dịng họ này hết sức bấp bênh. Nhân tâm ly tán, đất nước tiêu điều! Nhiệm vụ hàng
đầu của các vua đầu triều Nguyễn là phải xây dựng lại đất nước. Cho nên việc thực thi
một chính sách ngoại giao hữu hảo, ơn hịa, tránh xung đột với các nước láng giềng
được các vua nhà Nguyễn hết sức chú trọng. Có thể nói, chính sách ngoại giao của
triều Nguyễn đối với các nước láng giềng là hết sức linh động mềm dẻo nhưng cứng


13


14
rắn về mặt nguyên tắc. Nguyên tắc hàng đầu chính là bảo vệ cương quyết chủ quyền,
độc lập dân tộc của đất nước.
Đối với các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp hết sức phức tạp. Nếu đối với
vua Gia Long, người đã chịu ơn nước Pháp, ông đã rất ưu ái đối với giáo sĩ và thương
nhân người Pháp. Ông chủ trương không cấm đạo nhưng cũng không phát triển nó
thêm. Trong triều đình Gia Long vẫn cịn những người Pháp đã từng một thời gắn bó
với ơng. Và Gia Long vẫn sẵn sàng cho phép các hoạt động buôn bán với các nước
phương Tây tại đất nước của mình, nhưng từ chối mọi hiệp ước thương mại chính thức
đối với bất kì quốc gia nào ngay cả nước Pháp. Và chính sách này đã được duy trì hầu
như tuyệt đối với các triều vua sau này. Tuy nhiên thời kì Minh Mạng, việc cấm đạo và
mối quan hệ với các nước trở nên gay gắt hơn bất cứ giai đoạn nào khác. Nguyên nhân
là do tình hình trong nước bất ổn, các giáo sĩ can thiệp vào các âm mưu nổi loạn tại
Việt Nam và sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân tại các nước trong khu vực. Dù Minh
Mạng đã có những động thái tích cực vào cuối đời nhưng khơng thể phủ nhận thực tế
chính sách “bế quan tỏa cảng” của ông là một bước lùi trong tình thế hiện tại. Điều này
phản ánh sự trì trề, bảo thủ phần trong tư tưởng đối ngoại mang nhiều ảnh hưởng của
Nho giáo. Các vua sau ông lại tiếp tục đường lối này cho đến năm 1858.
Không thể phủ nhận tính bảo thủ trong tư tưởng đối ngoại nặng ảnh hưởng của
Nho giáo thời Nguyễn nhưng cũng phải nhìn nhận rằng chính sách đối ngoại của triều
đại này khơng hồn tồn là mù qng, phản động như nhiều nhận định trước đây.
2.2. Chính sách và hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn
2.2.1. Chính sách và hoạt động ngoại giao với Trung Quốc
2.2.1.1. Chính sách ngoại giao với Trung Quốc
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các triều đại Trung Quốc có từ lâu đời.
Đặc biệt do vị trí địa chính trị đặc biệt của Việt Nam nằm chắn ngang con đường tiến
xuống phía Nam của đế chế Trung Hoa nên trong suốt chiều dài lịch sử của mình, ngăn

ngừa nguy cơ xâm lược từ phía bắc là một nhiệm vụ thường xuyên. Ngoại giao với
Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách đối ngoại của bất

14


15
cứ vương triều nào mới kiến thiết tại Việt Nam. Ngay từ thời kì giành nền tự chủ đầu
tiên của Khúc Thừa Dụ, việc lựa chọn con đường độc lập thực sự, thần phục giả vờ đã
được xem là quốc sách. Đây là một chính sách ngoại giao hết sức khôn ngoan nhằm
thỏa mãn niềm kiêu hãnh được “phủ dụ” chư hầu của thiên tử Trung Hoa nhưng đảm
bảo được sự độc lập, chủ quyền của dân tộc, tránh các mối họa chiến tranh từ phương
Bắc. Vì thế cho nên khơng ít lần chúng ta giành thắng lợi qn sự quan trọng trước
“thiên triều” nhưng liền sau đó thiết lập lại mối quan hệ. Vua Quang Trung sau khi
đánh thắng quân Thanh cũng phải dâng biểu cầu phong và tạ tội để xoa dịu nước lớn.
Vì thế cho nên vấn đề ngoại giao với Trung Quốc luôn được các vua triều Nguyễn hết
sức coi trọng. Theo Lê Văn Anh4 thì trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ do nội
các triều Nguyễn biên soạn, trong 5 quyển về vấn đề bang giao thì 4 quyển thực chất là
ghi chép quan hệ bang giao giữa triều Nguyễn với nhà Mãn Thanh. Trong đó, những
quy định chặt chẽ trong q trình quan hệ ngoại giao với nhà Thanh được thể hiện rất
rõ, từ thể thức việc sai sứ, lễ phẩm, đệ văn thư đến thể thức việc tiếp sứ nhà Thanh đều
rất tỉ mỉ và rõ ràng. Điều này cho thấy rằng mối quan hệ với “thiên triều” đến nhà
Nguyễn vẫn được duy trì thậm chí các vua triều Nguyễn lại muốn duy trì lâu dài mối
quan hệ này. Ngay từ năm 1788, Nguyễn Ánh đã phái sứ thần sang triều đình Mãn
Thanh do Phan Chính Trọng cầm đầu đem quốc thư sang Lưỡng Quảng để đặt quan hệ
ngoại giao. Nguyễn Ánh đã tận dụng mọi cơ hội để ổn định quan hệ với nhà Thanh,
bình thường hóa quan hệ với nhà Thanh, tạo mơi trường quốc tế hịa bình để xây dựng
đất nước và củng cố vương triều. Và sau khi giành được chính quyền, thống nhất đất
nước từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau thì đó lại càng là nhu cầu cấp thiết của chính
quyền Gia Long buổi đầu trị nước.

Vì thế cho nên, trong suốt triều đại của mình cũng như các người kế nghiệp
ơng, việc “thần phục” thiên triều được duy trì hết sức khéo léo, ôn hòa hữu hảo nhưng
đảm bảo kiên quyết vấn đề chủ quyền và độc lập. Đường lối cương nhu, mềm dẻo,
tranh thủ tạo mối quan hệ hữu hảo để kiến thiết đất nước sau 200 năm nội chiến này là
hết sức phù hợp với lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc. Chính sách ngoại giao này được
thực hiện nhất quán qua các triều vua Nguyễn đến năm 1884. Vua Tự Đức trong “Bang
4

Trường đại học sư phạm Huế.

15


16
giao chiếu” có khẳng định mục tiêu của chính sách ngoại giao là “muốn dân chúng yên
ổn, nước nhà hòa mục” và cho rằng: “việc bang giao nếu không được thiết lập thì
khơng những khơng được giúp đỡ, mà những vùng đất xa kinh đô như biên giới và
thành Thăng Long sẽ bị quấy nhiễu và dẫn tới tai họa chiến tranh”5.

2.2.1.2. Hoạt động ngoại giao với Trung Quốc
a. Sách phong và triều cống
Sách phong và triều cống là hai nội dung quan trọng trong lịch sử ngoại giao
Việt Nam và Trung Quốc. Sách phong là việc phong tước cho các chư hầu của Trung
Quốc. Từ thời Khúc Thừa Dụ đến nay, việc này đã trở thành một hiện tượng phổ biến:
Tiết độ sứ, Giao Chỉ quận vương, An Nam quốc vương (Lý Anh Tông) đến Việt Nam
quốc vương thời Nguyễn. Vua Việt Nam nhận sách phong từ Trung Quốc gọi là thụ
phong, khi mỗi lần vua mới lên ngôi đều cử phái bộ sang Trung Quốc cầu phong và
vua Trung Quốc cử sứ sang sách phong (tuyên phong) và báo tang vua cũ băng hà.
Đối với Việt Nam nhận được sách phong của Trung Quốc cũng có ý nghĩa như
được sự thừa nhận từ quốc tế, do vậy uy tín vị trí của Việt Nam được xác định trong

khu vực. Trung Quốc có một vị thế hết sức to lớn trong khu trong cục diện chính trị
khu vực. Theo nhiều nhà nghiên cứu nước ngoại, Trung Quốc và các nước xung quanh
đã hình thành nên một hệ thống mandala. Trong đó, Trung Quốc đóng vai trị trung
tâm với quyền tơng chủ và các nước xung quanh đóng vai trị chư hầu. Việc được thiên
triều thừa nhận cho thấy tính chính thống của triều Nguyễn trong việc thừa kế vương
triều Lê cai trị đất nước. Điều này đảm bảo sự bình yên, tránh họa xâm lược từ phương
Bắc. Đồng thời đối với Trung Quốc việc sách phong cho các nước láng giềng xung
quanh thể hiện được vị thế thiên triều. Đặc biệt là trong bối cảnh triều đình nhà Thanh
bấy giờ phải đương đầu với nhiều khó khăn trong và ngồi nước. Nên việc duy trì tình
trạng bang giao hữu hảo giữa đơi bên có ý nghĩa hết sức quan trọng với cả hai triều
đình Việt Nam và Trung Quốc. Đơi bên điều cần có tình trạng ngoại giao hịa bình để
5

Trương Thị Thanh (1994), “Bang giao chiếu của vua Tự Đức”, Triều Nguyễn-Những vấn đề lịch sử- tư tưởng
và văn học, ĐH Sư phạm Huế, tr.75.

16


17
giải quyết vấn đề đối nội. Cho nên việc thực hiện chính sách “thần phục giả vờ, độc
lập” thực sự là hết sức đúng đắn. Các vua triều Nguyễn làm lễ lên ngôi rồi mới dâng
biểu cầu phong nên không có gì là mất quốc thể cả.
Vì thế cho nên nhà Nguyễn hết sức coi trọng vấn đề này và được “điển lệ hóa”
hết sức chặt chẽ trong Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ. Từ thời vua Gia Long đến
Tự Đức có 4 lần diễn ra đại điển sách phong vào các năm: 1804, 18021, 1842 và 1849.
Riêng thời Tự Đức thì sách phong tại Huế do tình hình có nhiều bất lợi cho triều đình
hai nước.
Sách phong chỉ là một nghi thức ngoại giao thời phong kiến theo quan niệm của
Nho giáo, không phản ánh thực chất mối quan hệ của Việt Nam -Trung Quốc. Đó là

một nghi thức thể hiện đường lối ngoại giao mềm dẻo, nhún nhường, mong muốn có
hịa bình của Việt Nam trước mối đe dọa cố hữu từ Trung Quốc. Gia Long đã từng
tuyên bố không thụ phong nếu Trung Quốc không đồng ý đổi quốc hiệu do Gia Long
đề nghị. Ý thức độc lập được thể hiện trong các nghi thức ngoại giao với Trung Quốc,
bàn về lễ Dụ tế vua Minh Mạng nói với quần thần rằng "lễ này tùy tục nước ta, ta tự
theo lễ ta, có gì là không được”6.
Triều cống được xem là nghĩa vụ đi kèm với sách phong. Ngay từ thời Bắc
thuộc, triều cống được xem là 1 thức “tô thuế” của thiên triều dành cho các khu vực bị
đô hộ như Việt Nam. Sang đến thời trung đại, triều cống còn phản ánh tương quan mối
quan hệ giữa hai nước. Các triều đại phong kiến Trung Hoa thường bắt chúng ta phải
cống người tài, sản vật quý hiếm hay như lệ cống người vàng có từ thời Lê Thái Tổ.
Nhưng bước sang đầu thế kỷ 19 nó được xem như thể hiện mối bang giao tốt đẹp giữa
Việt Nam và Trung Quốc, chỉ còn mang tính chất lễ nghi.
Nhà Thanh duy trì thể lệ triều cống có từ thời Minh 3 năm cống 1 lần và 4 năm
đến kinh đơ triều kính. Việc triều cống diễn ra điều đặn, có một số lần nhà Thanh miễn
việc này cho triều đình Huế như khi Minh Mạng lên ngôi và trong suốt đời Thiệu Trị.
Đặc biệt thời Tự Đức, phái bộ sang triều cống năm 1852 do loạn Thái Bình Thiên
Quốc nên đến 1856 mới về. Và sau đó Trung Quốc loạn lạc nên hỗn việc cống.
6

Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học dịch (2005), Đại Nam thực lục, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.156.

17


18
Bảng 1: Thống kê số lần triều cống của các vua triều Nguyễn (1802-1858)
Triều vua

Số lần triều cống


Các năm

Gia Long

4

1805, 1809, 1813, 1817,

Minh Mạng

4

1825, 1829, 1833, 1837

Thiệu Trị

0

miễn cống lần 1841 và 1845

Tự Đức

2

1848, 1852

Sứ bộ triều cống còn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, tường trình mọi thứ về Trung Quốc, sứ bộ phải thường xuyên điệp
tấu về cả lượt đi và lượt về “làm điệp tấu nói rõ sự thể đi đường”7.

Nhiệm vụ thứ hai là tìm mua sách cổ, tranh cổ của người Trung Quốc “bọn
ngươi nên để lịng tìm mua (sách, họa) đem về đây… nếu thấy những loại sách ấy dẫu
còn bản thảo cũng không kể đắt cứ mua” 8. Thứ ba là thơng báo về nước những biến
động chính trị nếu có ở Trung Quốc.
Có thể thấy việc sách phong và triều cống giai đoạn này chỉ còn thể hiện uy
quyền nước lớn của Trung Quốc. Cịn với triều Nguyễn đó là nghi thức ngoại giao
mang tính truyền thống. Đấy chỉ là hai hoạt động ngoại giao mang tính truyền thống
giao hiếu, phản ánh sự bình thường hóa quan hệ Việt Trung, tuy nhiên nó cũng phản
ánh trật tự truyền thống ở khu vực.
b. Các hoạt động ngoại giao khác
Bên cạnh các hoạt động sách phong và triều cống, mối quan hệ giữa Việt Nam
và Trung Quốc còn được thể hiện trên nhiều lĩnh vựa qua đó có thể thấy tính cương
nhu linh hoạt của chính sách đối ngoại triều Nguyễn. Đặc biệt là việc giữ nguyên tắc

7

Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.306.

8

Dẫn theo Đinh Thị Dung (2001), Quan hệ ngoại giao triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ 19, Luận án tiến sĩ tại ĐH
Sư phạm TP.HCM, tr.87.

18


19
tuyệt đối: sự tự chủ trong đối nội đối ngoại, bảo vệ chủ quyền quốc gia mà cụ thể cứng
rắn trong vấn đề đặt quốc hiệu, bảo vệ biên giới.
Trong vấn đề đặt quốc hiệu chúng ta có thể thấy được cương quyết, tự chủ của

Gia Long. Ngay từ thời mới giành được Gia Định, Nguyễn Ánh đã cho người đi sứ
sang Trung Quốc, đặt quan hệ với nhà Thanh. Vua Gia Khánh cũng khơng ủng hộ
chính quyền Quang Toản đã mất chỗ dựa trong nước. Khi Quang Toản bỏ Phú Xuân
chạy ra Bắc, Gia Khánh xuống chiếu khẳng định sự diệt vong của Tây Sơn và xác định
dứt khoát thái độ ủng hộ Nguyễn Ánh. Gia Khánh sai tổng đốc Lưỡng Quảng Cát
Khánh tới trấn Nam Quan thúc binh giữ biên giới khi nào Nguyễn Ánh lấy được toàn
cõi An Nam thì tâu lên cho ơng biết. Cho nên việc Gia Long cầu phong khơng bị gây
khó khăn từ nhà Thanh. Năm 1804, ông cứ Lê Quang Định sang xin đổi quốc hiệu là
Nam Việt, lược nói: “Các đời trước mở cõi viêm bang, mỗi ngày một rộng, bao gồm cả
nước Việt Thường, Chân Lạp, dựng quốc hiệu Nam Việt, truyền nối hơn 200 năm. Nay
đã quét sạch miền Nam, vỗ n được tồn cõi Việt, nên khơi phục hiệu cũ để chính
danh tốt”9. Vua Gia Khánh nhà Thanh cho rằng tên Nam Việt sẽ giống tên nước thời
Triệu Đà bao gồm Lưỡng Quảng nên không cho. “Vua hai ba lần phục thư để biện giải,
lại nếu vua Thanh khơng chi thì khơng chịu phong” 10. Trong vấn đề đặt quốc hiệu này,
có thể xem như một thành cơng về mặt ngoại giao thể hiện sự tự chủ của triều Nguyễn,
khơng lệ thuộc hồn tồn vào thiên triều.
Ngồi ra một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng trong bang giao hết nước là
vấn đề biên giới. Thực tế trong giai đoạn này hai nước chưa có đường biên giới rõ ràng
mà chỉ có vùng biên giới. Vấn đề bảo vệ biên cương phía bắc rất được triều Nguyễn
quan tâm. Chính sách nhất quán của các vua triều Nguyễn trong vấn đề này là dùng
ngoại giao để giải quyết, trong trường hợp bất khả kháng mới dùng đến vũ lực và
nguyên tắc hàng đầu là cương quyết bảo vệ biên giới, toàn vẹn về chủ quyền.
Vấn đề giặc tàu ô, Gia Long thường hay giải quyết bọn giặc tàu ô hay vượt biên
qua nước ta. Gia Long năm 1807: “Nay bắt được bọn giặc tàu ô và súng ống khí giới,
9

107,

Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học dịch (2004), Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội,
tr.580.


19


20
vậy phải giao trấn Lạng Sơn để đưa về phủ Thái Bình Trung Quốc” 11 sau đó đưa cơng
văn sang Trung Quốc theo đúng thể lệ bang giao. Nhà Thanh cũng hay gửi công văn
báo cho Việt Nam biết bọn giặc tàu ơ hay sang quấy nhiễu mà đề phịng như năm 1807
“giặc biển tỉnh Mân nước Thanh là Thái Khiên và Chu Phần bị quan quân nước Thanh
đuổi bắt, chạy trốn ra ngoài biển, Tổng đốc Lưỡng Quảng gửi thư cho Bắc Thành nói
thuyền giặc đều mũi xanh cột buồn đỏ, nếu có chạy đến hải phận ta thì đón bắt cho…
Vua hạ lệnh cho các quan địa phương duyên hải từ Quảng Đức trở ra Bắc đều phát
binh thuyền đi tuần xét”12. Thời Gia Long, vấn đề biên giới phía Bắc khơng có xung
đột lớn.
Đến thời Minh Mạng, vấn đề biên giới có sự phức tạp. Năm 1831, Trung Quốc
đem 600 quân vượt qua biên giới để đòi Phong Thu (Hưng Hóa) cho Trung Quốc.
Minh Mạng phải đấu tranh trên cả quân sự lẫn ngoại giao. Cuối cùng quân đội Trung
Quốc phải rút về, trả lại sự bình yên cho biên giới phía Bắc. Suốt triều Minh Mạng có
nhiều lần Trung Quốc xâm phạm biên giới như năm thứ 11 và 12 nhưng Minh Mạng
đều gửi công văn sang tỉnh thần Vân Nam đề nghị xử trí. “Ta tùy việc châm chước
hành động hợp lẽ phải, không để gây thành hấn khích ở biên giới cũng tốt” 13. Đến thời
Tự Đức, từ năm 1851, biên giới Việt Trung thường có những xung đột do tình hình
phiến loạn tại Trung Quốc. Vua Tự Đức phải đối phó khá vất vả.
Ngồi ra cịn các hoạt động trao đổi bn bán giữa hai nước, trao đổi văn hóa,
thơng báo cho nhau những sự kiện chính trị.

11

Dẫn theo Đinh Thị Dung (2001), Quan hệ ngoại giao triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ 19, Luận án tiến sĩ tại ĐH
Sư phạm TP.HCM, tr.84.

12

Quốc sử quán triều Nguyễn, Viện Sử học dịch (2004), Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.696.

13

Nội các triều Nguyễn (199), sđd, tr.375.

20


21
2.2.2. Chính sách và hoạt động ngoại giao với các nước trong khu vực
2.2.2.1. Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn với các nước trong khu vực Đông
Nam Á
Vấn đề ngoại giao với các nước láng giềng trong khu vực Đơng Nam Á cũng
đóng vai trị hết sức quan trọng trong chính sách nội trị của triều Nguyễn. Việc đảm
bảo tình hình an ninh nơi biên giới là một trong những tiêu chí hàng đầu của triều
Nguyễn. Các tranh chấp giữa Miến Điện Xiêm La, dù bên nào cầu viện, triều Nguyễn
điều giữ thái độ trung lập, không can thiệp, thực hiện đúng phương châm “quyết
khơng bỏ tình hịa hiếu tìm lấy cừu thù” 14. Đồng thời, triều Nguyễn coi các nước xung
quanh là chư hầu, coi mình là một tiểu tông chủ ở phương Nam. Điển lệ triều Nguyễn
quy định lệ triều cống 3 năm một lần cho các nước. Triều Nguyễn chia các nước xung
quanh mình thành “thuộc quốc” và “thuộc man”. Thuộc quốc có thể kể đến như: Chân
Lạp, Vạn Tượng, Nam Chưởng, Thủy Xá, Hỏa Xá… Thuộc man là các động miền núi
chạy dài suốt biên giới phía Tây đến Tây Nam đất nước.
2.2.2.2. Hoạt động ngoại giao của triều Nguyễn với các nước láng giềng
a. Với Xiêm La
Xiêm La dù ra đời khá trễ từ thế kỷ XIII nhưng dưới thời các chúa Nguyễn hai
bên đã có mối quan hệ. Đặc biệt là trong thời kì Nguyễn Ánh tranh chấp với Tây Sơn

đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của vua nước này. Năm 1784, vua Xiêm sai Chiêu
Tăng, Chiêu Sương mang quân sang giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn và thất bại. Vì
thế cho nên, các vua Nguyễn điều muốn giữ mối quan hệ hữu hảo với Xiêm La tránh
xung đột. Nhưng nước Xiêm La từ năm 1809, khi Rama II lên ngôi dần phát triển
thành một cường quốc trong khu vực, mở rộng lãnh thổ về phía Đơng. Xét về tương
quan, có thể thấy, ở khu vực Đông Nam Á lục địa, Xiêm La và Việt Nam là hai cường
quốc có sức mạnh tương đương nhau. Giữa hai nước tuy có mối quan hệ hữu hảo
nhưng trên bước đường mở rộng ảnh hưởng lãnh thổ của mình, hai nước đã khơng ít
lần chạm trán và mối quan hệ trở nên vô cùng căng thẳng dưới thời Minh Mạng dẫn
đến cắt đứt quan hệ ngoại giao cho đến tận thời kì Pháp thuộc. Việc tranh giành ảnh
14

Nội các triều Nguyễn (1993), Sđd, tr.515.

21


22
hưởng tại các nước nằm đệm giữa hai nước là Chân Lạp và Vạn Tượng là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến mối quan hệ bị rạn nứt và đổ vỡ. Điều này phản ánh thực chất bản
chất ngoại giao “không có đồng minh vĩnh viễn, khơng có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi
ích là mãi mãi”!
Khi Gia Long lên ngơi có đường lối ngoại giao khá hợp lý, tỏ ra thiện chí với
Xiêm. Thời kì này cho đến đầu thời Ming Mạng chính sử triều Nguyễn cho thấy hai
nước có mối quan hệ hữu hảo, nhiều lần cho sứ qua lại thơng báo cho nhau các sự kiện
chính trị quan trọng và trao đổi lễ vật rất trọng. Mỗi khi nước Xiêm có tang quốc
vương, Gia Long đều cử hai sứ đồn một là để sang cáo phó hai là để chúc mừng vua
mới, lệ nay đến thời Minh Mạng mới được thay đổi. Đặc biệt năm 1824, Xiêm cho sứ
sang báo tin vua Xiêm mất, Minh Mạng bãi triều ba ngày để tang vua Xiêm, đây là
tiền lệ chưa từng có. Điều này phản ánh chính sách giao hảo với Xiêm quốc được các

vua sau Gia Long kế thừa. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng có những xung đột, phần
lớn là đến từ nước Xiêm.
Lập trường của các vua nhà Nguyễn là dùng mọi cách để duy trì tình trạng hịa
bình kể cả việc mua chuộc. Năm 1806, “Tướng Xiêm sai Phi Nhã Xương Ngân đem
quân đóng tại địa đầu Hưng Hóa…xin giao nộp bọn Cầm Thắc, Khan Tiệp về nước.
Thành thần giữ sứ giả lại, sai trấn thần đem quân chống giữ bờ cõi để xem động tĩnh,
rồi dân sớ tâu lên. Vua sai gửi thư sang Xiêm trách là gây hiềm khích ở biên thùy.
Người Xiêm bèn sai Xương Ngâ rút quân về” 15 Gia Long cấp tiền gạo cho sứ giả Xiêm
ở biên giới vùng Hưng Hóa của ta cốt để yên việc biên. Sứ Xiêm cũng sang cáo lỗi,
xin giữ tình hịa hiếu lâu dài.
Về cơ bản quan hệ ngoại giao Việt Nam Xiêm La trong đầu thế kỷ 19 được giữ
gìn và phát triển thuyền thống hịa hiếu vốn có từ trước. Tuy nhiên vẫn có những bất
đồng trong vấn đề Chân Lạp và nhất là Vạn Tượng. Đối với vấn đề tranh chấp giữa
Xiêm La với Chân Lạp và Vạn Tượng, triều Nguyễn chủ trương giữ thái độ trung lập
cho đến khi có thể. Như năm Gia Long thứ 12, có người học trò Bắc thành dâng thư
hiến kế nên sai quan trấn giữ Ninh Biên và Trấn Ninh, tiếp giáp Chân Lạp, Xiêm La,
15

Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 657.

22


23
nên xem tình thế ra sao rồi cùng Miến Điện tiến đánh, đó là dùng “Man di trị Man di”
vậy. Vua Gia Long dụ rằng: “Nước ta với Xiêm La có nghĩa láng giềng đã lâu, Chân
Lạp thì là nước phiên thần của ta, chưa làm gì thất lễ, há nân gây hấn ngoài biên?” 16
* Vấn đề Chân Lạp trong quan hệ Việt – Xiêm
Chân Lạp trước vốn thần phục chúa Nguyễn nhưng sau khi Tây Sơn tiêu diệt họ
Nguyễn thì quay sang thần phục Xiêm. Đến khi Nguyễn Ánh lên ngơi vua thì lại quay

sang thần phục triều Nguyễn. Chính sách này cho thấy, triều đình Chân Lạp mong
muốn lợi dụng vị trí vùng đệm của mình để bảo toàn lãnh thổ giữa hai cường quốc tại
khu vực. Đặc biệt là trước sự xâm lấn của người Xiêm. Việc này vơ hình chung đã
hình thành trong hồng gia Chân Lạp hai lực lượng đối đầu nhau: một bên thân Việt
một bên thân Xiêm. Trong cuộc tranh giành quyền lực của hồng gia Chân Lạp ln
có sự hiện diện của Việt Nam và Xiêm.
Như năm 1814, vua Xiêm La bất bình vì Việt Nam đóng qn và vua Chân Lạp
khơng chầu vua Xiêm. Lê Văn Duyệt và đình thần có ý đánh nhưng Gia Long khơng
đồng ý. Điều này cho thấy Gia Long tránh giao tranh với Xiêm, hòa bình là đường lối
ngoại giao căn bản của ơng trong suốt thời gian trị vì.
Sang thời Minh Mạng có sự phản ứng mạnh hơn trong ngoại giao với Xiêm La
về vấn đề Chân Lạp. Thời kì triều đình Minh Mạng có sự can thiệp sâu vào nội tình
Chân Lạp (1834) làm cho mối quan hệ giữa Việt-Xiêm trở nên hết sức căng thẳng.
Năm 1842, Xiêm lấy cớ giúp Hồng Tơn (người tự xưng là con hoàng tử Cảnh) đã tổ
chức xâm lược. Việt Xiêm cắt đứt quan hệ. Năm 1844, chiến tranh Việt Xiêm bùng nổ
ở Chân Lạp. Đến năm 1847, triều đình Nguyễn mới rút quân về khỏi Chân Lạp. Việt
Nam – Xiêm La lại phải đối phó với chủ nghĩa tư bản phương Tây.
*Xung đột vấn đề Vạn Tượng
Vạn Tượng cũng như các nước sứ Lào trước đây thần phục Xiêm La. Năm
1801, nước này sang mừng Nguyễn Ánh. Và từ năm 1804 trở đi, cứ theo lệ 3 năm lại
cử sứ sang tiến công cho Việt Nam. Năm 1824, nhân cơ hội Anh gây hấn với Xiêm,
16

Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam thực lục, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr. 869.

23


24
Châu A Nỗ quốc vương Vạn Tượng nổi dậy chống Xiêm nhưng thất bại chạy sang cầu

cứu Minh Mạng, Minh Mạng chủ trương trung lập không can thiệp: “Họ đánh Vạn
Tượng thì mặc họ, khơng được xâm phạm tới biên thùy thuộc vùng Mường Mán của
ta, nếu họ không nghe lời thì chiến sự sẽ bùng nổ” 17. Minh Mạng đã đứng ra hòa giải
mâu thuẫn giữa Xiêm và Vạn Tượng. Nhưng đến năm 1827, Châu A Nỗ thất bại phải
chạy đến Tam Động (xin cứu viện), triều đình lại trù trừ lỡ mất thời cơ chống phong
kiến Xiêm. Đến năm sau 1828, mới sai Phan Văn Thúy thống suất quân đội sang cứu
Vạn Tượng. Xiêm giết sứ thần Phan Văn Thông, Minh Mạng điềm tĩnh đề nghị cử sứ
thần sang Bankok hỏi nguyên do sự thể ra sao” 18. Minh Mạng liên tục cử sứ sang đề
nghị làm rõ. Năm 1830, vua Xiêm phải cử sứ sang xin lỗi.Đến năm 1833, nhân vụ
khởi nghĩa Lê Văn Khôi, vua Xiêm lại gây chiến, quan hệ hai nước bị cắt đứt từ đây.
Các vua Nguyễn đã cố gắng giữ quan hệ hịa hiếu nhưng dã tâm của người Thái
đã ln gây bất lợi cho ta. Việc tranh giành ảnh hưởng tại Chân Lạp, Vạn Tượng xuất
phát từ nhu cầu phòng thủ biên cương.
Đến thời Tự Đức có cử Nguyễn Tri Phương nối lại hòa hiếu nhưng cho đến năm
1866 vẫn chưa thấy sử sách ghi chép lại.
Có thể nhận xét quan hệ của Việt Nam đối Xiêm La là hòa hiếu nhưng khơng hề
lơ là phịng bị. Ngay từ thời Gia Long dù quan hệ hai nước rất thân tình nhưng nhà vua
không cho Xiêm mượn đường sang Lào 1809, không cho đi ngỏ Chân Đốc về nước
năm 1815. Các vua như Minh Mạng giữ thái độ trung lập đến hết mức có thể. Nhưng
trước tham vọng bành trướng của người Thái đưa dọa đến biên cương, nhà Nguyễn đã
có những phản ứng quyết liệt.
b. Ngoại giao với Chân Lạp
Chân Lạp từ lâu đã có mối quan hệ giao hảo với các chúa Nguyễn ở Đàng
Trong. Đặc biệt là thời kì trị vì của vua Chey Chetta II cưới cơng nữ Ngọc Vạn nhằm

17

Quốc sử quán triều Nguyễn (2010), Minh Mạng chính yếu, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.1685.

18


Lương Ninh (1991), Lịch sử các quốc gia Đông Nam Á, Lịch sử Lào, tập 2, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà
Nội, tr.107.

24


25
dựa vào chúa Nguyễn lập thế đối trọng với Xiêm La. Trong suốt thời kì chiến tranh với
Tây Sơn, nước Chân Lạp nằm dưới quyền bảo hộ của Xiêm La.
Đến năm 1806, nước Chân Lạp đưa sứ sang cầu phong và xin triều cống. Cứ
theo lệ 3 năm triều cống một lần. Nhìn chung thời kì, quan hệ giữa Việt Nam và Chân
Lạp bị chi phối rất nhiều bởi các thế lực thân Xiêm và Xiêm La. Sự tranh chấp giữa
hai lực lượng thân Xiêm và thân Việt diễn ra không ngừng như năm 1813 Gia Long
phái Lê Văn Duyệt, Ngơ Nhơn Tĩnh lãnh 13.000 qn đưa Nặc Ơng Chân (Ang Chan
II) về nước19. Tháng 7 năm 1813, Lê Văn Duyệt rút quân về nước, lưu Nguyễn Văn
Thoại ở lại bảo hộ Chân Lạp. Từ đây Chân Lạp thuộc quyền bảo hộ của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc bảo hộ Chân Lạp xuất phát từ việc phòng thủ biên cương trước
dã tâm của người Thái. Cho nên thời Gia Long, chính sách bảo hộ là khơng can thiệp
vào nội tình của nước ấy. Chân Lạp được coi như nằm trong hệ thống phòng thủ Tây
Nam của triều Nguyễn. Cho nên khi hay tin Nguyễn Văn Thoại việc gì cũng chuyên
quyết mà làm, khơng hề bàn với Phiên vương thì Gia Long xuống chiếu quở trách:
“phàm việc Chân Lạp giao cho phiên vương với phiên liêu xử đốn, khơng được hiếp
chế; chỉ có chương sớ và cơng văn thời bọn người phải tường duyệt tham chước rồi sẽ
phát đệ về, để cho hiệp sự mà thơi”20.
Nhưng đến thời Minh Mạng có sự thay đổi lớn trong vấn đề bảo hộ Chân Lạp.
Đặc biệt là sau khi giữa Việt Nam và Xiêm La có những xung đột qn sự khơng thể
giảng hịa được. Năm 1834, quốc vương Ơng Chân mất. Minh Mạng khơng cho lập hai
vị hoàng đệ là Ang Em và Ang Dương vì theo người Xiêm và cả đến người con trưởng
của nhà vua q cố cũng khơng được chọn vì là con của Hoàng hậu, con gái viên quan

Bên của Xiêm La. Minh Mạng cử con gái thứ công chúa Ang May (1834-1841) lên
ngôi mà không thông báo cho nước Xiêm. Chính sách độc đốn của các quan bảo hộ
Việt Nam như Trương Minh Giảng đã gây nên sự phản đối gay gắt của nhân dân Chân
19

Vua Xiêm chấp thuận việc này bằng cách buộc Chân Lạp giao hết vùng đất giữa hai dãy núi Dangret và vùng
Prohm Tep, các tỉnh Miou Prei và Tpnle Repou cùng Stung Treng. Nước Chân Lạp khơng cịn biên giới với Lào
nữa. Theo Lê Hương (1961), “Việc bang giao giữa Cao Miên và Việt Nam nhìn từ phía Cao Miên”, Tạp chí
Bách Khoa, số 321, ngày 15/7/1970, Sài Gòn, tr25.
20

Quốc sử quán nhà Nguyễn (1998), Quốc triều Chánh biên tốt yếu, NXB Thuận Hóa, Huế, tr.116-117.

25


×