Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bai 17 Nuoc Viet Nam Dan chu Cong hoa tu sau ngay 291945 den truoc ngay 19121946

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.79 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : Giảng: 12A:…………………….….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... Giảng: 12B:…………………..…….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... CHƯƠNG III – VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954 Tiết 27 Bài 17 – NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA TỪ NGÀY 2 – 9 – 1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY 19 – 12 – 1946 I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết được những thuận lợi và khó khăn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám 1945. - Nêu và phân tích được những biện pháp trước mắt và lâu dài của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết những khó khăn (về xây dựng chính quyền non trẻ, diệt giặc đói, giặc dốt, tài chính và tàn dư của xã hội cũ để lại). - Hiểu rõ những chủ trương, sách lược của Đảng và Chính phủ cách mạng trong việc đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản cách mạng và thực dân Pháp từ sau ngày Cách mạng tháng Tám 1945 đến trước ngày 19/12/1946. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, nhận định, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử liên,… quan đến tình hình Việt Nam ở năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945 (Ví dụ: Vì sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay khi mới ra đời đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?). 3. Thái độ, tư tưởng - Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tự hào dân tộc, trung thành và tin tưởng vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng. - Lên án những hành động phá hoại, xâm lược của kẻ thù, sự phản bội Tổ quốc của bọn phản cách mạng. II. Chuẩn bị dạy-học 1. GV- Lược đồ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945; một số hình ảnh của chính quyền cách mạng trong việc giải quyết giặc đói, giặc dốt, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên, đoàn quân “Nam tiến”,… - Phiếu học tập, sơ đồ lịch sử (xem phần Phụ lục), phim tư liệu về nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1945 - 1946 thiết kế trên PowerPoint. - Máy vi tính kết nối máy chiếu 2. HV – SGK và vở ghi III. Tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Kiểm tra bài cũ - Trình bày sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ý nghĩa của bản Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945). - Nêu nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám 1945. Nguyên nhân quyết định đối với sự thắng lợi của Cách mạng tháng Tám? 3. Bài mới Hoạt động dạy – học của thầy, trò. Chuẩn kiến thức (Kiến thức cần đạt) Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: I. Tình hình nước ta sau Cách mạng tháng Tám Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 năm 1945 thành công, nước ta có những thuận lợi cơ bản nào? Theo em, thuận lợi nào là cơ bản nhất. * Thuận lợi: HS: Tìm hiểu SGK và trả lời - Hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang hình GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và thành,... chốt ý (có 3 thuận lợi cơ bản). Ở - Nhân dân ta được làm chủ nên rất phấn khởi, gắn bó đây, GV cần nhấn mạnh đến yếu tố với chế độ. có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo nên - Cách mạng có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí nhân dân ta rất tin tưởng. Chính nhờ Minh lãnh đạo. Đây là thuận lợi cơ bản nhất. vào sự lãnh đạo tài tình của Đảng, phong trào đánh Pháp, Nhật đã giành * Khó khăn: Nước ta phải đối phó với 2 mối đe dọa thắng lợi, đưa nhân dân ta thoát khỏi lớn: ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân, phát xít. HS: Lắng nghe và ghi chép. Hoạt động 2: GV trình bày nêu vấn - Giặc ngoại xâm và bọn nội phản: Phía Bắc có quân đề: Bên cạnh những thuận lợi cơ bản Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai Việt Quốc, Việt nêu trên, tình hình nước ta những Cách muốn cướp chính quyền cách mạng. Phía Nam ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám có quân Pháp được đế quốc Anh giúp sức đã trở lại cũng gặp muôn vàn khó khăn. Nhiều xâm lược. Ngoài ra còn có 6 vạn quân Nhật, bọn người đã nhận định: Cách mạng Việt Tờrốtkít,…  cùng một lúc nước ta phải đối phó với Nam bấy giờ ở trong tình thế “ngàn nhiều kẻ thù nguy hiểm. cân treo sợi tóc”, giống như Lênin từng nhận định về nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917: - Sự non yếu của chính quyền mới thành lập và những Giành chính quyền đã khó, nhưng tàn dư của chế độ cũ để lại trên tất cả các mặt: nạn đói giữ vững được chính quyền còn khó đe dọa, nạn dốt (hơn 90% dân số mù chữ), tài chính khăn bội phần. Vì sao vậy? Nước của nhà nước trống rỗng,…. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã gặp phải những khó khăn gì sau Cách.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> mạng tháng Tám 1945? Những khó khăn của nước ta có gì giống và khác so với nước Nga Xô Viết sau Cách mạng tháng Mười năm 1917? HS: Nghiên cứu SGK, kết hợp tái hiện lại những kiến thức đã học ở lớp 11 để so sánh, trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và phân tích., GV đi đến kết luận và chốt ý. HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính Hoạt động: GV nêu vấn đề, sau đó phát Phiếu học tập cho HS, đồng thời hướng dẫn các em nghiên cứu SGK để điền thông tin vào phiếu trong thời gian 4 phút (xem Phiếu học tập ở phần Phụ lục): Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ở trên, Đảng và Chính phủ ta đã làm gì để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám 1945? HS: Tìm hiểu SGK và quan sát kênh hình để thảo luận, điền thông tin vào phiếu học tập theo gợi ý cho sẵn. GV – HS: Hết thời gian, GV gọi một số HS trình bày bài làm trên phiếu học tập của mình, các bạn khác lắng nghe và bổ sung. Khi tổ chức dạy học các nội dung này, GV cần lưu ý nhấn mạnh cho HS 2 điểm.  Những mối đe dọa trên đẩy nước ta vào tình thế “ngàn cân theo sợi tóc”.. II. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. 1. Xây dựng chính quyền cách mạng - Ngày 6/1/1946, tổ chức Tổng tuyển cử trong cả nước bầu ra Quốc hội khóa đầu tiên. - Ngày 2/3/1946, Quốc hội họp kì đầu tiên, bầu ra Chính phủ cách mạng do Hồ Chí Minh đứng đầu - Ngày 9/11/1946, Quốc hội họp kì thứ hai, thông qua Hiến pháp của nước VNDCCH - Gấp rút xây dựng các lực lượng vũ trang, gồm các lực lượng giải phóng quân và dân quân tự vệ. 2. Giải quyết nạn dói - Biện pháp trước mắt: Kêu gọi cả nước “nhường cơm sẻ áo”, lập “Hũ gạo cứu đói” cho dân,… - Biện pháp lâu dài: Kêu gọi nhân dân “tăng gia sản xuất”, bãi bỏ các loại thuế vô lí và giảm tô thuế cho nông dân,… - Kết quả: Nạn đói được đẩy lùi, nhân dân phấn khởi và tin vào chính quyền cách mạng.. HS: Tập trung theo dõi phần trình bày của GV để hiểu rõ hơn, đồng 3. Giải quyết nạn dốt thời đối chiếu với kết quả bài làm - Biện pháp trước mắt: Tổ chức các lớp bình dân học của mình để sửa chữa, bổ sung. vụ để xóa nạn mù chữ cho nhân dân. - Biện pháp lâu dài: Khai giảng hệ thống trường học từ phổ thông đến đại học, áp dụng nội dung và phương pháp giáo dục mới. GV: Dẫn dắt sang mục III. - Kết quả: Đã xóa nạn mù chữ cho hơn 2,5 triệu người, nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa mới..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Giải quyết khó khăn về tài chính - Biện pháp trước mắt: Kêu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”. - Biện pháp lâu dài: Ngày 23/11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước - Kết quả: Đến năm 1946, Nhà nước căn bản cân bằng thu – chi. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi: III. Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo Thực dân Pháp đã có âm mưu và vệ chính quyền cách mạng hành động trở lại xâm lược nước ta 1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm từ như thế nào? lược Nam Bộ HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời: GV: Nhận xét, trình bày và phân * Thực dân Pháp xâm lược trở lại tích giúp HS hiểu được: Âm mưu trở - Thực dân Pháp đã có âm mưu trở lại xâm lược nước lại xâm lược Việt Nam của thực dân ta từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh (cử tướng Pháp Lơcơléc và Đácgiăngliơ đến Sài Gòn). HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính Hoạt động 2: GV nêu vấn đề để HS suy nghĩ: - Ngày “Tết độc lập” (2/9/1945), Pháp xả súng vào Vậy trước những âm mưu và hành dân thường ở Sài Gòn - Chợ Lớn làm 47 người chết, động trở lại xâm lược của thực dân nhiều người bị thương. Pháp, nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến như thế nào? HS: Tìm hiểu SGK và quan sát hình để trả lời: - Ngày 23/9/1945, Pháp chính thức cho quân nổ súng, GV: Nhận xét, trình bày bổ sung, kết mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hợp hướng dẫn HS khai thác hình hai. Đoàn quân “Nam tiến” lên đường * Nhân dân ta kháng chiến: vào Nam chiến đấu rồi chốt ý. - Nhân dân Nam Bộ đã anh dũng đánh trả bọn xâm HS: Lắng nghe và ghi vở. lược bằng mọi hình thức và vũ khí trong tay, gây cho Pháp nhiều khó khăn. - Hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng vạn thanh niên miền Bắc hăng hái gia nhập đoàn quân “Nam tiến”, sát cánh cùng nhân dân miền Nam đánh Pháp. Hoạt động 1: GV tổ chức trao đổi 2. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và với HS và trình bày nêu vấn đề: bọn phản cách mạng ở miền Bắc Ngay sau ngày “Tết độc lập”, Đảng và Chính phủ ta cùng một lúc phải đối phó với nhiều loại kẻ thù nguy - Ta chọn sách lược hòa hoãn, dùng ngoại giao khôn hiểm: quân Anh, Pháp, phát xít Nhật khéo để tránh xung đột quân sự, đồng thời kiên quyết.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ở miền Nam, quân Trung Hoa Dân quốc, bọn Việt Quốc, Việt Cách ở miền Bắc, bọn phản cách mạng,… Trong đó, quân Anh và Trung Hoa Dân quốc vào nước ta là có pháp lí quốc tế, làm nhiệm vụ giải giáp phát xít Nhật. Vậy theo các em, chúng ta có nên dùng quân sự để đánh quân Trung Hoa Dân quốc lúc này không? (HS sẽ trả lời không). Vậy trong giai đoạn từ tháng 9/1945 đến trước ngày 6/3/1946, Đảng và Chính phủ cách mạng đã thực hiện những chủ trương, sách lược gì để đối phó với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc? HS: Tìm hiểu SGK, suy nghĩ, trao đổi, trả lời: GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận. Nếu điều kiện cho phép, GV có thể cho HS xem đoạn phim tư liệu về Đảng và Chính phủ cách mạng đón tiếp quân Trung Hoa Dân quốc vào nước ta để cụ thể hóa sự kiện (nguồn từ đĩa CD Hồ Chí Minh toàn tập). HS: Theo dõi và ghi ý chính.. vạch mặt âm mưu phá hoại của quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng.. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ: Vì sao thực dân Pháp và Chính phủ Trung Hoa Dân quốc lại kí với nhau Hiệp ước Hoa – Pháp? Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện chủ trương, biện pháp gì để hòa hoãn với Pháp và đuổi quân Trung Hoa Dân quốc về nước? HS: Tìm hiểu SGK để trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày, phân tích và kết luận. Ở đây, GV cần làm rõ các ý sau:. 3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta * Hoàn cảnh: - Để đem quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta, thực dân Pháp đã đàm phán với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc cho họ ra chiếm đóng miền Bắc thay thế. - Ngày 28/2/1946, Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết, quân Pháp được phép ra miền Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật thay quân Trung Hoa Dân quốc  gây bất lợi cho ta. - Để tránh cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù và có thêm thời gian hòa hoãn và chuẩn bị lực lượng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn giải pháp “hòa để tiến”: kí với Chính phủ Pháp Hiệp định Sơ bộ. - Biểu hiện: + Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.. + Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế (cung cấp cho chúng một phần lương thực, nhận tiêu tiền của Trung Quốc,…). + Đảng tuyên bố “tự giải tán”, nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật.. + Ban hành một số sắc lệnh dể trấn áp các tổ chức phản cách mạng, trừng trị thẳng tay những hành động phá hoại của bọn tay sai thân Trung Hoa Dân quốc,....  Âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù thất bại..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HS: Lắng nghe và ghi ý chính. Hoạt động 2: GV thông báo kiến thức: HS: Lắng nghe GV thông báo và ghi vở Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi để HS nhận xét: Thông qua nội dung của Hiệp định Sơ bộ Việt – Pháp được kí kết ngày 6/3/1946 và bản Tạm ước ngày 14/9/1946, em có nhận xét gì về chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ ta khi trọn giải pháp “hòa để tiến”? HS: Tìm hiểu trao đổi, thảo luận và trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, phân tích và kết luận. HS: Theo dõi và ghi vở.. (6/3/1946). * Nội dung của Hiệp định Sơ bộ: - Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng,… nằm trong khối Liên hiệp Pháp. - Ta đồng ý cho Pháp đem 15.000 quân vào miền Bắc thay thế Trung Hoa Dân quốc, nhưng sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm. - Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức sau này. * Tình hình Việt Nam sau Hiệp định Sơ bộ: - Phía ta tôn trọng Hiệp định, khẩn trương củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng về mọi mặt nhưng thực dân Pháp lại ra sức phá hoại, tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi nước ta,… - Ngày 14/9/1946, Chủ tịch HCM kí với Pháp bản Tạm ước, nhân nhượng cho Pháp thêm một số quyền lợi về kinh tế, văn hóa. * Ý nghĩa của việc hoàn hoãn: - Ta đã loại bớt kẻ thủ nguy hiểm (quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai phải ra khỏi nước ta), tập trung lực lượng vào kẻ thù chính là thực dân Pháp. - Ta có thêm thời gian hòa hoãn để củng cố, xây dựng lực lượng, chuẩn bị cho đánh Pháp lâu dài.. 4. Củng cố, GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh đến một số thuật ngữ, khái niệm, sự kiện lịch sử và những cụm từ quan trọng (GV có thể sử dụng Sơ đồ củng cố kiến thức bài học ở phần Phụ lục). 5. Dặn dò - Ôn lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện quan trọng của bài. - Đọc trước bài 18 để tìm hiểu nội dung bài viết và kênh hình nói về những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ngày soạn : Giảng: 12A:…………………………..….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... Giảng: 12B:………..............................….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... Tiết 28. Bài 18 – NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950) (tiết 1) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu rõ vì sao Đảng và Chính phủ ta lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vào đêm 19/12/1946. Phân tích đường lối kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của Đảng. - Tóm tắt được diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Những việc làm cụ thể của ta chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. - Hiểu rõ âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947. Tóm tắt diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc. - Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. 2. Kĩ năng - Có khả năng phân tích, đánh giá, so sánh,… để rút ra kết luận lịch sử về những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, đồ dùng trực quan khi học tập 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức rõ âm mưu, bản chất hiếu chiến, tội ác của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước, căm thù giặc - Có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. II. Chuẩn bị dạy-học II. Chuẩn bị dạy-học 1. GV- Bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Bác Hồ trên đài quan sát trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950, Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới năm 1950,… 2.HV: SGK vở ghi III. Tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ - Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện những chủ trương, biện pháp gì để xây dựng chính quyền mới và giải quyết những khó khăn về nạn đói, nạn dốt và sự khan hiếm về tài chính trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945? 3. Bài mới Hoạt động dạy – học của thầy, trò Chuẩn kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> (Kiến thức cần đạt) Hoạt động 1: GV nhắc lại câu hỏi nêu I. Kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp vấn đề ở trên để HS nghiên cứu SGK, bùng nổ trao đổi và trả lời: Vì sao Đảng và Chính phủ ta lại quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn * Pháp bội ước, tiến công ta: quốc chống thực dân Pháp vào đêm 19/12/1946? HS: Nghiên cứu SGK, cùng trao đổi và - Sau khi kí với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ trả lời. (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), phía ta GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và nghiêm chỉnh thực hiện, nhưng Pháp lại bội ước, phân tích. Ở đây, GV cần làm rõ các ý luôn khiêu khích, giết hại dân thường và xâm lược sau: trắng trợn ở nhiều nơi: Nam Bộ, Lạng Sơn, Hải + Chúng ta muốn hòa bình để xây Phòng, Hà Nội,… dựng đất nước nên đã kí với Pháp bản Hiệp định sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14 – 9 – 1946). Nhưng Pháp lại bội ước, liên tiếp gây ra các hoạt động khiêu khích, xâm lược và ngày càng - Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu trắng trợn: tấn công ta ở Nam Bộ và ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao Nam Trung Bộ; đòi giành quyền thu quyền kiểm soát thủ đô cho chúng, nếu không thuế với ta ở cảng Hải Phòng, gây sáng ngày 20/12/1946 chúng sẽ nổ súng. xung đột vũ trang với bộ đội ta và đánh chiếm các vị trí quan trọng ở thành phố cảng; khiêu khích tiến công  Nền độc lập, chủ quyền của nước ta bị đe dọa ta ở Lạng Sơn; chiếm đóng trái phép ở nghiêm trọng. Đà Nẵng, Hải Dương,… Ở Hà Nội, từ trung tuần tháng 12/1946, chúng gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún và Yên Ninh, cho quân đánh chiếm trụ sở Bộ Tài chính. Láo xược hơn, ngày 18/12, chúng gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta * Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu Pháp bùng nổ: và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng, đe dọa: nếu ta không chấp nhận thì sáng ngày 20/12/1946 chúng sẽ hành động. - Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thường vụ Trung + Những hành động khiêu khích, xâm ương Đảng họp, quyết định phát động cuộc lược trắng trợn của thực dân Pháp đã kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược làm cho nền độc lập, chủ quyền của trong cả nước. nước ta bị đe dọa nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh “chúng ta muốn hòa bình,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới”, nhân dân ta chỉ có một con đường cứu nước duy nhất là phải cầm vũ khí tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.  Để bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền của đất nước, thể theo nguyện vọng của toàn dân, tại cuộc họp ngày 18 và 19/12/1946 ở làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội), Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược trong cả nước. Đúng 20 giờ ngày 19/12/1946, công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cả thành phố mất điện, là tín hiệu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp bùng nổ. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Đảng và Chính phủ đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. HS: Lắng nghe và ghi ý chính. Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi: Vậy: Đường đường lối kháng chiến toàn quốc Pháp của Đảng được thể hiện trong những tài liệu nào? Thế nào là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh sự đồng tình ủng hộ của quốc tế? HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, phân tích và chốt ý. Ở đây, GV cần cho HS xem đoạn phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Pháp xâm lược vào đêm ngày 19/12/1946. HS xem xong, GV cho các em nhận xét về mục đích, tính chất, phương châm của cuộc kháng chiến, vì sao lại như vậy? Cuối cùng, GV nhận xét, phân tích nội dung của đường lối kháng chiến chống Pháp, trong đó nhấn. - Đêm 19 ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ.. * Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng:. - Được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng (12/12/1946), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch HCM (19/12/1946) và tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9/1947).. - Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng là: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sụ ủng hộ của quốc tế..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> mạnh đến yếu tố “toàn dân”, được thể hiện rõ nhất trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc… HS: Lắng nghe và ghi vở Hoạt động: GV nêu câu hỏi: Vì sao cuộc kháng chiến chiến chống Pháp của ta lại diễn ra trước tiên ở các đô thị?Kết quả và tác dụng của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? HS: Đọc SGK, suy nghĩ, trao đổi và trả lời GV: Nhận xét và giải thích: Cuộc kháng chiến trước hết diễn ra ở Hà Nội và các đô thị do âm mưu của thực dân Pháp định đánh úp cơ quan đầu não của ta, tiêu diệt chủ lực của ta để nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Quân và dân ta đã chủ động tiến công quân Pháp trong các đô thị nhằm bao vây, giam chân địch một thời gian dài để tạo điều kiện cho cả nước chuyển vào kháng chiến lâu dài. Ở đây, nếu có điều kiện, GV cho HS xem phim tư liệu về Cuộc chiến đấu chống Pháp ở Hà Nội và khai thác hình “Quyết tử quân” Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp. Khi hướng dẫn HS khai thác kênh hình, GV có thể gợi mở: Em biết gì về bức ảnh lịch sử này? Quan sát bức ảnh em có nhận xét gì về tinh thần chiến đấu của chiến sĩ Hà Nội ôm bom ba càng đánh xe tăng Pháp? HS trả lời xong, GV chốt lại: Hình “Quyết tử quân” Hà Nội ôm bom ba càng đón đánh xe tăng Pháp do bác sĩ quân y Trần Hạnh chụp tháng 12/1946. Người trong ảnh là chiến sĩ Nguyễn Văn Thiềng, còn gọi. II. Cuộc chiến đấu ở các đô thị và việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. 1. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. - Âm mưu của Pháp là đánh úp cơ quan đầu não, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta  Cuộc chiến đấu trước tiên diễn ra ở các đô thị: Hà Nội, Bắc Giang, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng,…. - Kết quả: Sau hai tháng chiến đấu kiên cường và tiêu hao nhiều sinh lực địch, ngày 17/2/1947, quân ta rút khỏi các đô thị, lên căn cứ Việt Bắc chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài với Pháp.. - Tác dụng: Giữ được chân địch ở các đô thị để cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta rút lên căn cứ Việt Bắc an toàn. Chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị phá sản..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> là Trần Thành, quê ở phố hàng Vôi – Hà Nội. Bức ảnh gốc hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng quân sự Việt Nam. Bức ảnh phản ánh một hiện thực lịch sử sinh động về các chiến sĩ trung đoàn Thủ đô quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Hành động quyết tử của chiến sĩ Trần Thành mãi mãi là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và lòng dũng cảm cho các thế hệ thanh niên mai sau học tập. Cuối cùng, GV kết luận về kết quả và tác dụng của cuộc chiến đấu tiêu biểu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. HS: Lắng nghe và ghi vở Hoạt động: GV trình bày nêu vấn đề: Ngay khi cuộc chiến đấu ở các đô thị đang diễn ra quyết liệt, Đảng và Chính phủ ta đã chỉ thị cho toàn dân ta phải “tiêu thổ kháng chiến”, đồng thời tích cực, khẩn trương chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. Vậy vì sao ta phải “tiêu thổ kháng chiến”? Chúng ta đã chuẩn bị những gì cho cuộc kháng chiến lâu dài? HS: Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày và giải thích: + Pháp thực hiện âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Nếu ta không thực hiện tiêu thổ kháng chiến (phá hủy các công trình công cộng, nhà cửa, làm “vườn không nhà trống”,…) thì sau khi quân ta rút khỏi Thủ đô và các thành phố, Pháp vẫn sử dụng được các công trình ấy. Việc “phá cho rộng, phá cho sâu, phá cho thực dân Pháp không lợi dụng được” sẽ gây cho chúng nhiều khó khăn khi xâm lược chúng ta. + Công tác chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với Pháp được chúng ta tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế,. 2. Tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài. - Di chuyển cơ quan của Đảng và Nhà nước về chiến khu Việt Bắc.. - Vận chuyển máy móc, lương thực, thuốc men,… ở nơi địch đánh chiếm về nơi an toàn; thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” để thực dân Pháp không lợi dụng được.. - Quy định mọi người dân từ 18 đến 45 tuổi đều phải tham gia phục vụ kháng chiến.. - Đề ra các chính sách khuyến khích nhân dân phát triển sản xuất, văn hóa, giáo dục,… đáp ứng yêu cầu vừa “kháng chiến”, vừa “kiến quốc”..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> quân sự,… Mọi hoạt động sẽ vẫn được duy trì như cũ, nhưng vì điều kiện có chiến tranh nên phải chú trọng hơn để toàn dân vừa “kháng chiến”, vừa “kiến quốc” cho tốt. HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính 4. Củng cố, - Sau bài học, GV cần tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh đến một số thuật ngữ, khái niệm, thời gian và địa danh của sự kiện lịch sử. 5. Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu phần học tiết 1. Đọc và tìm hiểu phần tiếp theo. Ngày soạn :. Giảng: 12A:…………………….….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... Giảng: 12B:…………………..…….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... Tiết 29. Bài 18 – NHỮNG NĂM ĐẦU CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946 – 1950) (tiếp theo) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu rõ âm mưu của thực dân Pháp trong cuộc tấn công lên Việt Bắc năm 1947. Tóm tắt diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc. - Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. 2. Kĩ năng - Có khả năng phân tích, đánh giá, so sánh,… để rút ra kết luận lịch sử về những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, đồ dùng trực quan khi học tập 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức rõ âm mưu, bản chất hiếu chiến, tội ác của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược. Trên cơ sở đó bồi dưỡng tinh thần yêu nước, căm thù giặc - Có thái độ khâm phục sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Bác Hồ trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. II. Chuẩn bị dạy-học II. Chuẩn bị dạy-học 1. GV- Bản đồ giáo khoa điện tử về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm1947 và chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Bác Hồ trên đài quan sát trận Đông Khê trong chiến dịch Biên giới năm 1950, Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới năm 1950,….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 2.HV: SGK vở ghi III. Tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ - Tóm tắt được diễn biến chính của cuộc chiến đấu ở Hà Nội và các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. Những việc làm cụ thể của ta chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài. 3. Bài mới. Hoạt động: GV nêu vấn đề: Thực dân Pháp đã có âm mưu và hành động gì khi tấn công lên Việt Bắc? Chủ trương của ta và diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 như thế nào? Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch? Nêu vấn đề xong, GV phát Phiếu học tập cho HS, dành cho các em 1 phút để đọc lướt nhanh yêu cầu trong phiếu (GV xem ở phần Phụ lục). Tiếp đó, GV hướng dẫn HS quan sát trên màn hình, lắng nghe bài tường thuật về diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 trên lược đồ để vừa có thể trả lời câu hỏi, vừa ghi thông tin vào phiếu học tập. Khi trình tường thuật về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, GV cần làm rõ: + Mặc dù thực dân Pháp đã chiếm được các đô thị phía Bắc và một số vùng tự do của ta, nhưng chúng chưa thể kết thúc được cuộc chiến tranh xâm lược, do phải đối diện với cuộc đấu tranh quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng – cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến. Vì vậy, muốn sớm kết thúc chiến tranh, chỉ có cách duy nhất là đập tan cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta. Muốn đập tan cơ quan đầu não và bộ đội chủ lực của ta thì phải tấn công lên căn cứ Việt Bắc – trung tâm của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. Vì vậy,. III. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và việc đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện 1. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 * Âm mưu, hành động của Pháp và chủ trương của Đảng:. - Tháng 3/1947, Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay cho Đácgiăngliơ, thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc để đập tan cơ quan đầu não kháng chiến, tiêu diệt bộ đội chủ lực của ta và sớm kết thúc chiến tranh.. - Từ ngày 7/10/1947, Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ, gồm thủy, lục và không quân, chia làm ba cánh tấn công lên Việt Bắc. - Chủ trương của ta: Bằng mọi giá phải phá tan cuộc tấn công mùa đông của Pháp. * Diễn biến chính: - Với quân nhảy dù: Ta bao vây, tiến công giặc ở Chợ Mới, chợ Đồn, Bắc Kạn,… buộc chúng phải rút lui. - Với quân thủy: Ta chặn đánh, tiêu diệt địch và thắng lớn ở các trận Đoan Hùng, Khe Lau,… đánh chìm nhiều ca nô, tàu chiến. - Với quân bộ: Ta phục kích đánh địch trên đường số 4, thắng lớn ở đèo Bông Lau. Đường số 4 trở thành “con đường chết” của Pháp.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> tháng 3/1947, Pháp Bôlae sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương thay cho Đácgiăngliơ, chuẩn bị tích cực cho kế hoạch trên. + Để có thể tạo thành gọng kìm tấn công lên Việt Bắc từ các phía, Pháp huy động 12.000 quân tinh nhuệ, gồm: quân thủy, quân nhảy dù và quân bộ (như SGK). Ở đây, GV cần hướng dẫn HS xác định các vị trí có liên quan đến chiến dịch như Bắc Kạn, chợ Mới, chợ đồn, đường số 4, Cao Bằng, Lạng Sơn, … Đồng thời, giải thích cho các em biết và nhận diện được những kí hiệu quan trọng trên bản đồ, tránh trường hợp HS bị “hiện đại hóa” lịch sử. + Do đoán trước được âm mưu của Pháp, nên ta sớm khẩn trương di chuyển các cơ quan, cơ sở kinh tế, di dân đến nơi an toàn, hoàn chỉnh trận địa, triển khai đội hình chiến đấu, tích cực đối phó với cuộc tấn công có quy mô của giặc Pháp (GV cho HS quan sát hình ảnh nhân dân Bắc Kạn làm trông đón đánh quân nhảy dù Pháp). Nắm bắt thế chủ động này, Đảng đã ra chỉ thị: Bằng mọi giá “phải phá tan cuộc tấn công công mùa đông của giặc Pháp”. + Về diễn biến của chiến dịch, GV trình bày những thắng lợi của quân và dân ta trong việc bao vây, chặn đánh cả ba cánh quân thủy, nhảy dù và quân bộ của giặc Pháp. Những thắng lợi ở các chiến trường khác cũng gây nhiều khó khăn cho giặc. Sau hai tháng tấn công lên Việt Bắc không đạt được hiệu quả, ngày 19/12/1947, thực dân Pháp phải rút quân khỏi Việt Bắc. + Về kết quả, ý nghĩa, GV trình bày như SGK. Trình bày xong bài tường thuật, GV dành thêm 2 phút để HS hoàn thiện vào. - Phối hợp với chiến dịch Việt Bắc, trên các chiến trường khác bộ đội ta cũng gây cho địch nhiều khó khăn  ngày 19/12/1947, quân Pháp rút khỏi Việt Bắc.. * Kết quả, ý nghĩa: - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 6000 tên, thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh của Pháp. Cơ quan đầu não kháng chiến được giữ vững, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành về nhiều mặt. - Làm phá sản âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, buộc chúng chuyển sang “đánh lâu dài” bằng chính sách “dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> phiếu học tập. GV – HS: Hết thời gian, GV gọi một số HS trình bày bài làm trên phiếu học tập của mình, các bạn khác lắng nghe và bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét, chữa bài. HS tập trung theo dõi để đối chiếu với kết quả bài làm của mình và sửa chữa, bổ sung. Sau cùng, GV nhắc HS kẹp phiếu học tập vào vở để về nhà học, rồi dẫn dắt chuyển sang mục 2. Hoạt động: GV nêu câu hỏi: Vì sao sau chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, chúng ta phải đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện? Kết quả? HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận. Ở đây, GV cần lưu ý với HS: + Trước thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, chúng ta đã tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp theo đường lối toàn dân, toàn diện rồi. Nhưng từ sau chiến thắng Việt Bắc năm 1947 của ta, Pháp đã thất bại hoàn toàn trong âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”, nên chúng chuyển sang chính sách “dùng người Việt đánh người Việt”,“lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, thực hiện việc bình định, tăng cường triệt phá vùng tự do và phá hoại mùa màng của nhân dân ta, gây cho ta nhiều khó khăn. Để chống lại những âm mưu và hành động mới của thực dân Pháp, ta phải phát huy hơn nữa sức mạnh tổng hợp của toàn dân, phải đẩy mạnh kháng chiến về mọi mặt. + Kết quả của việc đẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện GV trình bày như SGK. HS: Lắng nghe và ghi vở. Hoạt động: GV trình bày nêu vấn đề:. 2. Đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện. - Về chính trị: Tổ chức bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp; tiến tới hợp nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (6/1949).. - Về quân sự: Vũ trang toàn dân, phát triển chiến tranh du kích. - Về kinh tế: Thực hiện giảm tô, chia lại ruộng đất cho dân,… - Về văn hóa, giáo dục: Năm 1950, Chính phủ đề ra chủ trương cải cách giáo dục phổ thông phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc; xây dựng hệ thống các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp.. IV. Hoàn cảnh lịch sử mới và chiến dịch Biên.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Bước sang giữa năm 1950, trên cơ sở so sánh những thuận lợi, khó khăn giữa ta và thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ đã quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. Cho đến năm 1950, cuộc kháng chiến của ta cõ những thuận lợi và khó khăn gì? HS: Nghiên cứu SGK, trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận. Ở đây, GV cần phân tích một số điểm cơ bản: + Sự ra đời của nước CHND Trung Hoa ngày 1/10/1949 không chỉ tăng cường sức mạnh, củng cố vị thế của phe XHCN, đưa CNXH trở thành một hệ thống thế giới (kéo dài từ châu Âu sang châu Á), mà còn là cầu nối cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam với các nước XHCN và thế giới dân chủ. + Trước những biến chuyển của tình hình thế giới có lợi cho ta, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất sáng suốt khi tuyên bố sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước nếu họ tôn trọng nền độc lập, thống nhất, quyền bình đẳng và chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Kết quả, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. Từ đây, cuộc kháng chiến của nhân dân ta không còn đơn độc mà có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế. Ngoài ra, sự trưởng thành của cách mạng Lào và Campuchia cũng góp phần thúc đẩy cuộc kháng chiến của nhân dân sớm đi đến thắng lợi.  Đây là những thuận lợi cơ bản. + Khó khăn lớn nhất của ta lúc này là Mĩ đã nảy vào giúp đỡ Pháp, từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương (do. giới thu – đông năm 1950 1. Hoàn cảnh ta mở chiến dịch * Thuận lợi: - Lực lượng kháng chiến của ta trưởng thành về mọi mặt. - Ngày 1/10/1949, cách mạng Trung Quốc thành công, nước CHND Trung Hoa ra đời.. - Từ năm 1950, các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta..  Cuộc kháng chiến của ta không còn đơn độc, mà có sự ủng hộ to lớn của bạn bè quốc tế.. * Khó khăn: - Do Pháp liên tiếp thất bại trên các chiến trường Đông Dương nên Mĩ đã can thiệp, “dính líu” trực tiếp vào cuộc chiến tranh. - Tháng 5/1949, Mĩ giúp Pháp đề ra Kế hoạch Rơve: tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “Hành lang Đông - Tây” hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa ta với quốc tế và giữa Việt Bắc với đồng bằng, chuẩn bị tiến công lên Việt Bắc lần thứ hai để kết thúc chiến tranh.  Kế hoạch Rơve đã gây khó khăn cho cuộc kháng chiến của ta.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Pháp liên tiếp bị thất bại và Mĩ muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh). Kế hoạch Rơve của Pháp có Mĩ giúp sức đã nói rõ điều này (GV trình bày như SGK). Lưu ý: GV sử dụng lược đồ để HS hình dung những âm mưu của Pháp và khó khăn của ta khi chúng triển khai xây dựng hệ thống phòng ngự trên đường số 4 từ Đình Lập lên Cao Bằng, thiết lập “Hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La) nhằm cắt đứt con đường liên lạc giữa ta với quốc tế, giữa Việt Bắc với đồng bằng,… HS: Lắng nghe và ghi bài Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: Đảng và Chính phủ mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 nhằm mục tiêu gì? Chiến dịch Biên giới có tầm quan trọng như thế nào? HS: Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời. GV: Nhận xét, phân tích và kết luận. Để cụ thể hóa cho sự kiện Đảng và Chính phủ họp, quyết định mở chiến dịch Biên giới (6/1950), GV cho HS xem đoạn phim tư liệu Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Ban thường vụ Trung ương Đảng mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, đồng thời hướng dẫn HS quan sát Hình 49. Bác Hồ thăm một đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 để các em thấy được tầm quan trọng của chiến dịch, cũng như quyết tâm giành thắng lợi của ta. HS: Quan sát lắng nghe, xem phim tư liệu và kết hợp ghi vở. Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi định hướng để HS tập trung theo dõi vào bài tường thuật: Chiến dịch Biên giới diễn ra như thế nào? Vì sao ta lại chọn Đông Khê làm nơi tấn công đầu tiên? Chiến dịch này có ý nghĩa như thế nào. 2. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. * Mục đích ta mở chiến dịch:. Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm: Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt – Trung, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo đà cho cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.. * Diễn biến chính: - Ngày 16/9/1950, quân ta mở màn đánh Pháp ở cứ điểm Đông Khê. Quân địch ở Thất Khê bị uy hiếp, thị xã Cao Bằng bị cô lập, hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay. - Pháp hạ lệnh rút quân khỏi Cao Bằng, thực hiện cuộc “hành quân kép”: điều quân từ Thất Khê lên tái chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng về. - Quân ta mai phục trên đường số 4, chặn đánh các cánh quân địch khiến chúng không gặp được nhau,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> đối với cuộc kháng chiến chống Pháp? địch trở nên hoảng loạn. Nêu câu hỏi định hướng xong, GV - Ngày 22/10/1950, quân Pháp rút chạy khỏi hướng dẫn HS quan sát các vị trí, địa đường số 4, chiến dịch kết thúc thắng lợi. danh quan trọng trên lược đồ (cứ điểm Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đình * Kết quả, ý nghĩa: Lập,…), những kí hiệu quan trọng liên - Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, giải quan đến các trận đánh trong chiến dịch phóng và khai thông biên giới Việt - Trung dài (quân ta tấn công, quân địch rút chạy, 750 km với 35 vạn dân, chọc thủng “Hành lang Hành lang Đông – Tây của địch,…) và Đông - Tây”. Kế hoạch Rơve của Pháp phá sản. tường thuật diễn biến chiến dịch trên bản đồ. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang + Về tầm quan trọng của việc đánh cứ giai đoạn mới: giành thế chủ động trên chiến điểm Đông Khê, GV cần nhấn mạnh: trường chính ở Bắc Bộ. Thực hiện kế hoạch “đánh điểm diệt viện”, ta đã chọn Đông Khê là điểm đánh mở màn của chiến dịch. Đông Khê là một cứ điểm then chốt trong tuyến phòng thủ của địch trên Đường số 4 về phía đông bắc, nơi tập trung 14 tiểu đoàn lính Âu – Phi tinh nhuệ, gần 30 khẩu pháo và 8 máy bay. Nếu ta chiếm được Đông Khê trước thì quân địch còn lại trên Đường số 4 ở các cứ điểm khác như Thất Khê, Na Sầm, Đình Lập sẽ vô cùng hoang mang, quân ở Cao Bằng sẽ bị cô lập, chúng phải nhờ các cánh quân khác lên giải vây, khi đó quân ta dễ dàng phục kích, chặn đánh chúng (trên thực tế đã diễn ra như vậy). + Về diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch, khi xây dựng bài tường thuật, GV cần dựa vào bài viết của SGK và bổ sung thêm nguồn tài liệu bên ngoài để giúp HS hiểu rõ tầm quan trọng của chiến dịch Biên giới năm 1950. 4. Củng cố, - Sau bài học, GV cần tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh đến một số thuật ngữ, khái niệm, thời gian và địa danh của sự kiện lịch sử, như ngày 19/12/1946, 17/2/1947,7/10/1947, Kế hoạch Rơve, Đông Khê,....

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - GV cũng có thể gọi một số HS nêu từ 5 đến 7 sự kiện tiêu biểu của bài nói về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược từ ngày 19/12/1946 đến chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. 5. Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu của bài. - Đọc trước bài 19 để tìm hiểu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951 1953) có bước phát triển mới như thế nào?. Ngày soạn : Giảng: 12A:…………………….….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... Giảng: 12B:…………………..…….Tiết: ……..sĩ số:…… …. vắng:………………... Tiết 30. Bài 19 – BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1951 – 1953) I. Mục tiêu Học xong bài này, học sinh cần: 1. Kiến thức - Hiểu rõ âm mưu, hành động mới của Pháp - Mĩ từ sau thất bại ở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950; những nét chính của kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi. - Nêu được nội dung và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng - Trình bày được những thành tựu chính trong công tác xây dựng hậu phương từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 - Chứng minh được: Từ sau chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân ta liên tiếp giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. 2. Kĩ năng - Bồi dưỡng kĩ năng phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh,… sự kiện lịch sử. - Rèn luyện kĩ năng sử dụng SGK, tranh ảnh, bản đồ,… để nhận thức lịch sử 3. Thái độ, tư tưởng - Nhận thức rõ âm mưu, hành động can thiệp, “dính líu” của đế quốc Mĩ ở Đông Dương. Từ đó, giáo dục HS lòng căm thù thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. - Củng cố lòng tin ở thế hệ trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay. II. Chuẩn bị dạy-học 1.GV- Lược đồ và phim tư liệu về những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường; một số tranh ảnh, bảng niên biểu, tư liệu có liên quan đến giai đoạn 1951 – 1953 thiết kế trên PowerPoint. 2. HV : SGK vở ghi III. Tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 1. Ổn định lớp học 2. Kiểm tra bài cũ GV có thể sử dụng câu hỏi sau: - Vì sao cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược lại bùng nổ vào đêm 19/12/1946? Em hiểu thế nào là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế? - Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950 nhằm mục đích gì? Hãy nêu diễn biến chính, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch. 3. Bài mới Chuẩn kiến thức Tg Hoạt động dạy – học của thầy, trò (Kiến thức cần đạt) I. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh Hoạt động 1: GV trình bày nêu vấn đề: xâm lược Đông Dương của thực Từ năm 1949, Mĩ từng bước can thiệp sâu và dân Pháp “dính líu” vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Vậy Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương nhằm âm mưu gì? Những sự kiện * Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến nào chứng tỏ âm mưu này? tranh ở Đông Dương: HS: Nghiên cứu SGK để trao đổi và trả lời. GV: Nhận xét, trình bày và phân tích. Ở đây, GV cần làm rõ các ý sau: - Để thực hiện âm mưu thay chân + Nhận thấy Đông Dương là vùng đất trù phú, có Pháp, từ tháng 5/1949, Mĩ can thiệp nhiều tài nguyên khoáng sản, phong trào giải sâu vào cuộc chiến tranh ở Đông phóng dân tộc lại đang lên cao, trong khi đó Pháp Dương thông qua hình thức viện liên tiếp bị thất bại trên các chiến trường. Vì thế, trợ cho Pháp về kinh tế, tài chính, nhân cơ hội này, Mĩ muốn “quốc tế hóa” cuộc quân sự. chiến tranh, từng bước gạt chân Pháp để độc chiếm Đông Dương. Thông qua viện trợ kinh tế, tài chính, quân sự, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh: Tháng 5/1949, Mĩ đề xuất Pháp thực - Tháng 9/1951, Mĩ kí với Bảo Đại hiện kế hoạch Rơve; ngày 23/12/1950, Mĩ kí với Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ Pháp Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương, để ràng buộc Chính phủ Bảo Đại rồi viện trợ Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ vào mình. Tátxinhi,… Không những vậy, Mĩ còn kí với Bảo Đại Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ để ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ. Số tiền viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh này tăng lên không ngừng: từ 52 tỉ phrăng năm 1950 (chiếm 19% ngân sách) lên 555 tỉ phrăng năm 1954 (chiếm 73% ngân sách cuộc chiến tranh Đông Dương). + Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi với mục tiêu * Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi: chính là nhằm cứu vãn tình thế ngày càng nguy khốn của quân Pháp ở chiến trường Đông Dương. Thực chất của nó là tiếp tục thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Được sự giúp đỡ của Mĩ, cuối năm 1950, Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi: gấp rút xây dựng lực lượng cơ động mạnh; lập “vành đai trắng”; bình định vùng tạm chiếm và vơ vét sức người, sức của; đánh phá hậu phương kháng chiến của ta,….  Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất, nhất là ở vùng sau lưng địch. II. Đại hội đại biểu lần thứ II cảu Đảng (2/1951) * Hoàn cảnh triệu tập: - Từ năm 1950, quân ta giữ vững quyền chủ động ở chiến trường, Pháp liên tiếp thất bại và Mĩ từng bước can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương  cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. - Tháng 2/1951, Đảng họp đại hội lần II ở Chiêm Hóa-Tuyên Quang * Nội dung cơ bản của đại hội: - Thảo luận và thông qua hai báo cáo quan trọng: Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh và báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam của Tổng bí thư Trường Chinh. - Quyết định tách ĐCS Đông Dương để thành lập ở mỗi nước một Đảng Mác – Lênin riêng. Ở Việt Nam lấy tên là ĐCS Việt Nam, đưa Đảng ra hoạt động công khai.. chiến sách “Dùng người Việt đánh người Việt” “Lấy chiến tranh nuôi chiến trranh”, tập trung lực lượng để chiếm giữ được đồng bằng Bắc Bộ, chuẩn bị để giành lại quyền chủ động trên chiến trường chính đã bị mất. Thực hiện kế hoạch này, Pháp – Mĩ đã gây cho ta nhiều khó khăn, nhất là ở vùng sau lưng địch (chúng tiến hành những trận càn quét, bình định, cướp bóc của cải,…). Nhưng kế hoạch này cũng chứa đựng những mầm mống của sự thất bại, đó là ra đời trong thế bị động, chúng sẽ bị mâu thuẫn giữa tập trung binh lực ở những nơi mới chiếm được với việc mở rộng địa bàn chiếm đóng. HS: Lắng nghe và ghi vở Hoạt động: GV nêu câu hỏi: 1. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng diễn ra trong hoàn cảnh lịch sử nào? 2. Đại hội đã thông qua những nội dung cơ bản nào và có ý nghĩa gì đối với cuộc kháng chiến? HS: Tìm hiểu SGK để trả lời GV: Nhận xét, trình bày bổ sung và kết luận. * Về hoàn cảnh triệu tập Đại hội Đảng lần II, GV cần giúp HS hiểu rõ: + Sau chiến thắng Biên giới năm 1950, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang một thời kì mới, quân ta từ thế cầm cự, giằng co đã chuyển sang thế chủ động trên các chiến trường chính. Ngược lại, Pháp bị sa lầy, thất bại liên tiếp và ở vào thế bị động. Trước tình thế đó, chúng phải dựa vào Mĩ để tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh. Mĩ cũng muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh ở Đông Dương, từng bước gạt Pháp để độc chiếm vùng đất này. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi ra đời là chính sản phẩm, là âm mưu mới của Pháp – Mĩ. + Kể từ năm 1950, cuộc kháng chiến của ta có những thuận lợi lớn: cách mạng Trung Quốc thành công, nhiều nước trên thế giới đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta, cách mạng Lào và Campuchia phát triển mạnh, hậu phương ta đang có thành tựu quan trọng,…  Những điều kiện mới ở trên đã cho phép Đảng ra.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ mới, xuất bản báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Đảng. - Bầu ra Ban chấp hành Trung ương (Hồ Chí Minh làm Chủ tịch, Trường Chinh làm Tổng Bí thư). * Ý nghĩa: Đại hội có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. III. Hậu phương kháng chiến phát triển về mọi mặt. * Về chính trị: - Thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch (3/1951). - Thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào để tăng cường khối đoàn kết của ba nước Đông Dương (3/1951). - Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các ngành (bầu được 7 anh hùng đầu tiên của cuộc kháng chiến). * Về kinh tế: - Thực hiện triệt để giảm tô, cải cách ruộng đất ở vùng tự do - Vận động nhân dân lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm, chấn chỉnh thuế khóa, ngân hàng,… * Về văn hóa, giáo dục, y tế:. hoạt động công khai để trực tiếp lãnh đạo nhiều kháng chiến chống lại những âm mưu mới của Pháp – Mĩ. Từ ngày 11 dến 19/2/1951, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hóa – Tuyên Quang. * Về nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Đại hội Đảng lần II, GV trình bày tóm tắt như SGK, đồng thời hướng dẫn HS khai thác nội dung của Hình 51. HS: Lắng nghe và ghi vở Hoạt động: GV trình bày nêu vấn đề: Trong bất kì một cuộc kháng chiến nào, hậu phương có vai trò hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp về vũ khí, đạn dược, quân đội, của cải vật chất, mà còn góp phần cổ vũ tinh thần lớn lao cho tiền tuyến. Trong kháng chiến chống Pháp cũng vậy. Các em hãy đọc SGK trang 141 – 143 và cho biết, từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến đông – xuân 1953 – 1954, hậu phương kháng chiến của ta đã phát triển như thế nào về các mặt chiến tranh, kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế? HS: Đọc SGK, gạch chân những thành tựu mà hậu phương kháng chiến đã đạt được rồi trả lời. GV: Nhận xét, trình bày bổ sung rồi chốt ý. Lưu ý: Khi trình bày kết quả đạt được về mặt chính trị, GV cần hướng dẫn HS khai thác Hình 52 trong SGK. GV cũng có thể tìm kiếm hình ảnh về 7 anh hùng đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp được bầu tại Đại hội chiến sĩ thi đua (trên mạng Inernet). Việc ghi nhớ tên của 7 anh hùng đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp là rất quan trọng. Vì thế, GV nên sử dụng hình ảnh của các anh hùng kết hợp với kể chuyện lịch sử để HS có biểu tượng chân thực và tạo được ấn tượng mạnh mẽ. Ví như, anh hùng Cù Chính Lan một mình dùng lựu đạn diệt xe tăng Pháp trên đường số 6, được mệnh danh là “Anh hùng đường số 6”; anh hùng Trần Đại Nghĩa được biết đến là người Việt Nam đầu tiên chế tạo thành công “Súng ngựa trời”, góp phần bắn cháy hàng chục xe tăng và tàu chiến Pháp trong chiến dịch.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Tiếp tục cải cách giáo dục theo ba phương châm “phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh và phục vụ sản xuất”. - Thực hiện vệ sinh phòng dịch, xây dựng đời sống, văn hóa mới. IV. Những chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường. * Niên biểu các chiến dịch: GV xem ở bảng dưới. * Ý nghĩa: - Ta tiếp tục khẳng định thế chủ động trên các chiến trường, còn địch càng lún sâu vào thế phòng ngự và bị động. - Là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.. Việt Bắc và chiến dịch Biên giới; anh hùng Ngô Gia Khảm được biết đến là “ông tổ của ngành quân giới Việt Nam”; anh hùng La Văn Cầu khi đánh địch ở cứ điểm Đông Khê (chiến dịch Biên giới) nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để tiếp tục ôm gói bộc phá nặng 12 kg đánh lô cốt địch,… HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS lập niên biểu về các chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ của quân dân ta từ sau chiến thắng Biên giới năm 1950 đến xuân - hè năm 1953 (theo mẫu). HS: Tìm hiểu SGK để lập niên biểu theo mẫu HS – GV: Hết thời gian, GV yêu cầu một số HS trình bày bảng niên biểu. Sau đó GV nhận xét, trình bày và chốt ý trên PowerPoint (hoặc chuẩn bị trên giấy Ao). HS đối chiếu bài làm của mình để sửa chữa, bổ sung vào vở ghi. Để tạo biểu tượng sinh động và cụ thể hóa cho HS về các chiến dịch này, GV cần sử dụng lược đồ, tranh ảnh và phim tư liệu. Thời gian. Tên chiến dịch. Kết quả. Hoạt động 2: GV tổ chức cho HS trao đổi về kết quả và ý nghĩa của các chiến dịch. HS: Tìm hiểu SGK, trao đổi theo gợi ý của GV HS – GV: Hết thời gian, HS trình báo cáo kết quả trao đổi, GV nhận xét và chốt ý.. Các chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến trường từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến xuân - hè năm 1953: Thời gian. Tên chiến dịch. Đông – Xuân Chiến dịch Trần Hưng 1950 – 1951 Đạo, Hoàng Hoa Thám và Chiến dịch Quang Trung Đông – Xuân. Kết quả chính - Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1 vạn quân địch - Địa bàn không có lợi cho ta nên kết quả bị hạn chế - Giải phóng hoàn toàn khu vực Hòa Bình –.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 1951 – 1952. Chiến dịch Hòa Bình. Thu – Đông 1952. Chiến dịch Tây Bắc. Xuân – Hè 1953. Chiến dịch Thượng Lào. Sông Đà rộng 2.000 km2. - Phá vỡ âm mưu nối lại hành lang Đông - Tây của Pháp. - Giải phóng 28.000 km2. - Phá một phần âm mưu lập “xứ Thái tự trị” của Pháp. - Giải phóng tỉnh Sầm Nưa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng, Phongxalì. - Nối liền căn cứ kháng chiến của Lào với Tây Bắc VN, uy hiếp địch.. 4. Củng cố GV tổ chức cho HS củng cố kiến thức ngay tại lớp, nhấn mạnh sự kiện Mĩ can thiệp sâu vào Đông Dương, kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi; các mốc thời gian quan trọng, tên và kết quả chính của các chiến dịch tiến công giữ vững quyền chủ động trên chiến từ sau chiến thắng Biên giới thu – đông năm 1950 đến Xuân – Hè 1953. 5. Dặn dò - Xem lại kiến thức đã học và lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu của bài. - Đọc trước bài 20 để tìm hiểu về kế hoạch Nava của Pháp – Mĩ; cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ trên lược đồ; Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương và nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)..

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

×