Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bai 12 Canh khuya

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.19 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn : 30.10.2015 Ngày giảng :3. 11.2015 Lớp dạy: 7A1 Tiết 45 - Văn bản CẢNH KHUYA, RẰM THÁNG GIÊNG (Nguyên tiêu) (HỒ CHÍ MINH) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được - Những nét chính về tác giả Hồ Chí Minh. - Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình cảm cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tâm hồn chiến sĩ - nghệ sĩ vừa tài hoa tinh tế vừa ung dung, bình tĩnh, lạc quan. - Nghệ thuật tả cảnh, tả tình; ngôn ngữ và hình ảnh đặc sắc trong bài thơ. 2. Kĩ năng - Đọc, hiểu tác phẩm thơ hiện đại viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Phân tích để thấy được chiều sâu nội tâm của người chiến sĩ cách mạng và vẻ đẹp mới mẻ trong sáng tác của lãnh tụ Hồ Chí Minh. - So sánh sự khác nhau giữa nguyên tác và văn bản dịch bài thơ Rằm tháng giêng. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức được những phong thái ung dung,tự tin cần học tập ở Bác Hồ. - Giao tiếp, trao đổi trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu quê hương đất nước của Bác Hồ. 3.Thái độ: Rèn cho học sinh lòng kính yêu Bác. II. Chuẩn bị: - GV : SGK, bài soạn, Chuẩn KTKN, tranh ảnh về Bác Hồ. - HS : soạn bài, Sgk, vở ghi III. Phương pháp, Kĩ thuật dạy học: - Phương pháp: phân tích, giảng bình, nêu vấn đề, giải thích. - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não để rút ra những bài học thiết thực về tình yêu thiên nhiên gắn với tình yêu nước của Bác Hồ. IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: * Giới thiệu bài:(1’) Từ xưa tới nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho thi sĩ, trăng cũng là bạn tri kỉ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng hoạt động các mạng, trăng là bạn của Bác trong những đêm không ngủ, trăng là bạn trong những năm tháng tù đầy, trăng cũng là bạn khi bàn việc quân việc nước, hai bài thơ cô và các em tìm hiểu hôm nay sẽ giúp chúng ta biết thêm về điều đó..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hoạt động của thầy - Yêu cầu học sinh đọc chú thích ( sgk) ?) Trình bày những hiểu biết của em về tác giả? - Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung (19.5.1890) quê Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An. - Là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. - Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. ?) Cho biết hoàn cảnh sáng tác 2 bài thơ?. Hoạt động của trò. Nội dung kiến thức. - HS đọc bài. I.Đọc và Tìm hiểu chung (10- 12’) - HS phát biểu 1. Tác giả: - Hồ Chí Minh (1890 Hồ Chí Minh (1890- 1969) 1969): lãnh tụ vĩ đại -Là vị lãnh tụ vĩ đại, là của dân tộc và cách danh nhân văn hoá thế mạng Việt Nam; giới.. Hai bài thơ được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống GV:Trong những năm đầu thực dân Pháp (1946của cuộc kháng chiến chống 1954). Pháp, tại chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ chỉ huy quân và dân kháng chiến nhưng những lúc nghỉ ngơi hay khi bắt gặp khung cảnh đẹp Bác lại làm thơ,hai bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh như thế. - GV nêu yêu cầu đọc: đọc chậm dãi, thanh thản sâu lắng. Chú ý cách ngắt nhịp. - GV đọc mẫu 1 bài- HS đọc Học sinh đọc bài - Gọi HS giải thích một số từ: cổ thụ, nguyên tiêu.. 2. Tác phẩm Sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp tại chiến khu Việt Bắc.. 3.Đọc và giải nghĩa từ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ? Dựa vào những kiến thức - Thể thơ thất ngôn tứ đã biết về thể loại, hãy cho tuyệt. biết thể loại của hai bài thơ? ?Theo em vì sao hai bài thơ lại được học trong cùng một tiết? - Cùng là tứ tuyệt, cùng chung phương thức biểu đạt biểu cảm qua miêu tả nhưng ở mỗi bài lại có những đặc điểm khác nhau “Cảnh khuya” viết bằng tiếng Việt. “Nguyên tiêu” viết bằng chữ Hán. - Trước hết ta tìm hiểu bài thơ Cảnh Khuya.. 4.Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.. - Cùng thể thơ, phương thức biểu đạt, hoàn cảnh sáng tác và cùng nội dung tả cảnh thiên nhiên và thể hiện tình yêu nước.. ? Đọc hai câu thơ đầu và cho biết hai câu miêu tả cảnh gì? - Cảnh trăng rừng ở chiến khu Việt Bắc ? Cảnh rừng Việt Bắc vào đêm khuya được miêu tả như - Âm thanh : tiếng suối thế nào? - Hình ảnh :Trăng,hoa.. ?Gợi ý: Có âm thanh và hình ảnh gì? ? Tác giả miêu tả tiếng suối - Tiếng suối như tiếng như thế nào? Đó là nghệ hát. thuật gì? ->NT : So sánh. ? Các nhà thơ thường so sánh - Sự so sánh để làm tiếng suối với tiếng đàn, Bài nổi bật âm thanh núi ca Côn Sơn, Nguyễn Trãi rừng Việt Bắc tạo nên viết ‘Côn Sơn suối chảy....” sự sâu lắng mang sức nhưng Bác Hồ lại so sánh sống và hơi ấm con tiếng suối với tiếng hát.Vì người. sao Bác lại so sánh như vậy? - GV: bình ? Ngoài so sánh, Câu thơ thứ - Điệp từ, nhân hóa. hai tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? ?Điệp từ “lồng’’ giúp em - Câu thơ tả cảnh ánh hình dung như thế nào về trăng lồng vào vòm cây. II. Đọc hiểu văn bản ( 30’) A.Bài thơ Cảnh Khuya 1. Cảnh khuya ở rừng Việt Bắc. - Âm thanh : tiếng suối - Hình ảnh : trăng, cổ thụ, hoa ->NT : So sánh, điệp từ, nhân hóa..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> hình ảnh “Trăng lồng cổ thụ cổ thụ, bóng cây lồng bóng lồng hoa”? vào bóng các bông hoa. Gợi ý: chú thích ( sgk) Cũng có thể hình dung là ánh trăng chiếu rọi vào các vòm lá cổ thụ, in bóng xuống mặt đất như muôn nghìn bông hoa ? Qua hình dung đó em nhận => Bức tranh thiên nhiên thấy cảnh khuya nơi núi rừng - Bức tranh đẹp trong trẻo tràn đầy sức Việt Bắc là một bức tranh sống. như thế nào? ( có âm thanh, có hình ảnh, có mầu sắc...) GV: Vẻ đẹp nơi đây đã đi vào thơ ca qua nhiều thế hệ nhà thơ. Tố Hữu viết trong bài thơ Việt Bắc: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang ? Cảnh và người luôn hòa hợp, gắn bó. Vậy ở hai câu thơ kết bài thơ này tả cảnh hay tả người? ? Hãy đọc hai câu thơ này và cho biêt: ? Cảnh và người hiện ra trong hai câu thơ này như thế nào? ?Yếu tố nghệ thuật nào được sử dụng ở hai câu thơ này ? ? Vì sao Bác lại so sánh cảnh như tranh? (vì cảnh đẹp) ? ? Trước cảnh thiên nhiên đẹp như tranh ấy, Bác Hồ dành tình cảm gì cho thiên nhiên?. 2. Hình ảnh con người. - Tả người. - Cảnh như tranh vẽ - Người chưa ngủ. - Cảnh như tranh vẽ - Người chưa ngủ. -> NT: So sánh, điệp ngữ.. -> NT: So sánh, điệp ngữ.. - Tình yêu thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ? Tình yêu thiên nhiên thể hiện như thế nào? ? Yêu thiên nhiên đến say mê, không thể ngủ được trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đó là một lí do, vậy còn lí do nào khiến Bác “chưa ngủ” nữa? GV: bình ? Như vậy em có thể khái quát tình cảm của Bác ở hai câu thơ này như thế nào? - Cảnh khuya là bài thơ về thiên nhiên và con người nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm kháng chiến gian khổ. Đọc bài thơ ta vô cùng cảm mến và trân trọng tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy bài thơ Rằm tháng giêng sẽ giúp em hiểu thêm điều gì về con người của Bác, chúng ta cùng tìm hiểu sang bài thơ này. ? Yêu cầu học sinh quan sát sgk, so sánh sự khác nhau về số tiếng trong mỗi câu giữa bản phiên âm và bản dịch thơ? GV: Bản dịch theo sát từng chữ từng câu, nhưng chuyển thành thể lục bát, có thêm những tính từ miêu tả và động từ, tuy chưa diễn tả hết ý của thơ nhưng phần nào khái quát được tư tưởng tình cảm của Bác trong đó.. - Thức để ngắm cảnh, ngắm trăng.. - Vì lo nỗi nước nhà. - Yêu thiên nhiên, hết lòng lo lắng cho vận => Tình yêu thiên nhiên, mệnh của đất nước. gắn liền với tình yêu nước sâu nặng.. - Khác nhau : + Phiên âm : thể thơ B. Bài thơ Rằm tháng thất ngôn tứ tuyệt. giêng ( Nguyên tiêu) + Dịch thơ : thơ lục bát..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ? Theo em bài thơ có mấy - Hai nét cảnh: nét cảnh? Đó là những nét + Cảnh thiên nhiên. cảnh nào? + Hình ảnh con người GV: Bài thơ có hai nét cảnh, ta tìm hiểu nét cảnh thứ nhất.. 1.Cảnh thiên nhiên. - Nguyệt chính viên. - Xuân giang, xuân thủy, xuân thiên. ? Cảnh thiên nhiên đêm rằm - Kim dạ nguyên tiêu tháng giêng được Bác Hồ nguyệt chính viên. miêu tả qua câu thơ nào? - Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên. ? Hãy giải thích nghĩa các từ - Nguyệt : trăng nguyệt, chính, viên, xuân - Chính : vừa đúng giang, xuân thủy, xuân thiên. - Viên : tròn. -Xuân giang : Sông mùa xuân, xuân thủy : nước mùa xuân. Xuân thiên : trời mùa xuân. ? Sau khi hiểu nghĩa các từ nguyệt chính viên, em nhận - Là một đêm trăng thấy đêm rằm tháng giêng là tròn, rất sáng. một đêm trăng như thế nào? ?Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật ở đây? ? Trong bản dịch thơ viết “Rằm xuân lồng lộng trăng soi”, hãy so sánh với bản phiên âm và nêu cảm nhận của em về hình ảnh bầu trời, đêm rằm tháng giêng? - GV: bình ? Cùng với miêu tả ánh trăng đêm rằm, câu thơ thứ hai lặp lại ba lần từ “xuân” việc lặp lại như vậy gợi ra một không gian như thế nào? GV: Đường nét của mùa xuân hiện lên thật rõ ràng, không còn mơ hồ nữa, người đọc có cảm giác như bầu trời. - Sử dụng tính từ, điệp ->NT : Tính từ, điệp từ. từ xuân. -Bầu trời cao rộng, ->Bầu trời cao rộng, trong trong trẻo, trăng tròn trẻo, trăng tròn tỏa sáng tỏa sáng khắp nơi khắp nơi. - Không gian mênh => Không gian mênh mông bát ngát, tràn đầy mông, tràn đầy sức sống ánh sáng và sức sống của mùa xuân. của mùa xuân..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> và vầng trăng như không có giới hạn, từ “tiếp” trong bản phiên âm gợi cảm giác mùa xuân có sự nối tiếp từ đất đến nước và đến trời thật hữu tình. - Trong không gian ngập tràn ánh trăng, dạt dào sự sống ấy, hình ảnh con người được miêu tả như thế nào ta tìm hiểu phần hai: Hình ảnh con người.. 2. Hình ảnh con người.. ? Em hãy đọc hai câu kết - Yên : khói, ba : sóng, trong bản phiên âm?Giải thâm :sâu kín, xứ : nơi. thích nghĩa các từ “yên ba thâm xứ”? ? Ta hiểu nghĩa của cả cụm từ này là nơi khói sóng, nơi sâu kín, bí mật trên dòng sông.Vậy ở nơi khói sóng ấy Bác cùng các đồng chí của - đàm quân sự mình làm công việc gì?. - Đàm quân sự : bàn việc quân việc nước.. ? Đàm quân sự dịch nghĩa là - Là bàn về công việc gì? kháng chiến, việc cứu nước. GV: Trong bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ, vận mệnh của đất nước luôn là mối quan tâm lo lắng lớn nhất đối với Bác, vì thế bàn việc quân, việc nước là việc làm vô cùng quan trọng, khẩn trương, cấp bách. ? Thế còn câu kết bài thơ ta thấy xuất hiện hình ảnh gì? Nguyệt mãn thuyền nghĩa là - Nguyệt mãn thuyền. - Nguyệt mãn thuyền : gì? trăng đầy thuyền. ?Hãy chỉ ra những yếu tố nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ này? Hình ảnh ẩn dụ, tính từ. -> Hình ảnh ẩn dụ, tính từ,.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> GV: bình ? Qua đó em thấy được tình cảm nào Bác dành cho quê hương đất nước? Tình cảm -Tình yêu quê hương =>Tình yêu quê hương đất đó như thế nào? đất nước sâu nặng tha nước tha thiết. thiết. ? Bên cạnh tình yêu quê hương đất nước, trong bản phiên âm Bác viết “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” nghĩa là nửa đêm trở về trăng - Con thuyền chở cả đầy trên thuyền. Câu thơ trăng và người đang giúp em hình dung thế nào lướt nhanh trên sông. về cảnh tượng trên sông trăng? - Con thuyền chở cả trăng và người đang lướt nhanh trên sông. Tựa mạn thuyền người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh đang bàn quân sự, nhưng ta lại thấy rằng Bác cũng đang thưởng trăng nguyên tiêu như các bậc tao nhân mắc khách ngày xưa. ? Điều đó thể hiện nét đẹp - Phong thái ung dung - Phong thái ung dung tinh nào trong phong thái của lạc quan, rộng mở với thần lạc quan, rộng mở Bác ? thiên nhiên với thiên nhiên. GV:Nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) thực sự là áng thơ tuyệt bút về trăng xuân, về tình yêu nước và yêu thiên nhiên nồng nàn. Giọng thơ nhẹ nhàng, tứ thơ uyển chuyển đã mở ra trước mắt người đọc khung cảnh xuân nên thơ nhất. III. Tổng kết, Ghi nhớ ? Hai bài thơ của Bác có - HS dựa vào bài học (3’) những đặc sắc gì về nghệ nêu nghệ thuật 1. Nghệ thuật thuật? - Lời thơ tự nhiên gợi cảm. - Sử dụng các biện pháp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ? Hai bài thơ " Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" vừa học thể hiện ý nghĩa chung nào? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. - HS trả lời. - Học sinh đọc ghi nhớ. ? Hai bài thơ giúp em thấy vẻ - HS suy nghĩ trả lời. đẹp nào trong tâm hồn và cách sống của Bác? ? Hãy nêu tên các bài thơ viết về trăng của Bác. tu từ đạt hiệu quả cao. 2. Nội dung : Hai bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ. 3 Ghi nhớ : sgk. IV. Luyện tập ( nếu còn thời gian) - Tâm hồn nhạy cảm, trân trọng vẻ đẹp của tạo hoá - Phong cách lạc quan, giàu chất thi sĩ - Tin thắng trận, Ngắm trăng 4. Củng cố : ? Tại sao 2 bài thơ lại được học trong một tiết? - Cùng hoàn cảnh sáng tác, cùng thể thơ, cùng phương thức biểu đạt: miêu tả + biểu cảm cùng miêu tả cảnh đẹp ánh trăng -> thể hiện tình yêu quê hương đất nước ? Qua hai bài thơ này, em học tập được gì về phong cách và lối sống của Bác? 5. Hướng dẫn về nhà - Học thuộc lòng và phân tích 2 bài thơ - Chuẩn bị: Tiếng gà trưa *. Rút kinh nghiệm ............... ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×