Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH LẦN 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.54 KB, 4 trang )

LTĐH 2022
Tốn học – Hóa học – Sinh học
(Đề thi có 04 trang, 40 câu trắc nghiệm)

ĐỀ ƠN LUYỆN KIẾN THỨC LẦN 01
Môn: Sinh học
CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Thời gian: 50 phút

Câu 1. Xét các đặc điểm sau đây:
I. Có cấu trúc ADN dạng mạch thẳng.
II. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
III. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
IV. Liên kết với prơtêin histơn.
Có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở ADN của tế bào nhân thực mà khơng có ở ADN của vi khuẩn?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Một đoạn phân tử ADNở sinh vật nhận thực có trình tự nuclêơtit trên mạch mang mã gốc là
3’...XAAXAAAGGGGA ...5’. Trình tự nuclêơtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
A. 5’... GTTGTTTXXXXT...3’.
B. 5’... TTTGTTAXXXXT...3’
C. 5’...AAAGTTAXXGGT...3’.
D. 5’ ... GGXXAATGGGGA...3’
Câu 3. Nucleotit là đơn phân cấu trúc của bao nhiêu loại phân tử sau đây?
I. ADN.
II. mARN.
III. tARN.
IV. rARN.
V. ADN polimeraza.


A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 4. Axit nucleic gồm những loại nào sau đây?
A. ARN và protein.
B. ADN và protein.
C. ADN và ARN.
D. ADN và NST.
Câu 5. Loại bazơ nitơ nào dưới đây khơng có trong cấu tạo của ARN ?
A. U.
B. A.
C. T.
D. X.
Câu 6. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Một mã di truyền có thể mã hố cho một hoặc một số axit amin.
II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, T, G, X.
III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiơnin.
IV. Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
V. Tất cả các ARN đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 7. Axit amin là đơn phân cấu trúc của bao nhiêu loại phân tử sau đây?
I. ADN.
II. mARN.
III. Protein.
IV. rARN.
V. ADN polimeraza.

A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 8. Cho biết các sự kiện sau đây xảy ra trong quá trình tự sao của ADN:
I. Enzim ligaza nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
II. Nhờ các enzim tháo xoắn, phân tử ADN được tách ra tạo chạc chữ Y.
III. Hình thành nên hai phân tử ADN con, mỗi phân tử chứa một mạch cũ của ADN ban đầu và một mạch mới.
IV. Enzim ADN pôlimeraza dựa trên mạch khuôn của ADN để tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung.
Thứ tự đúng của các sự kiện trên là:
A. I. → II. → IV. → III.
B. II. → IV. → III. → I.
C. II. → IV. → I. → III.
D. II. → I. → IV. → III.
Câu 9. Một trong những đặc điểm khác nhau giữa q trình nhân đơi ADN ở sinh vật nhân thực với quá trình nhân đôi
ADN ở sinh vật nhân sơ là
A. nguyên tắc nhân đôi.
B. chiều tổng hợp.
C. nguyên liệu dùng để tổng hợp.
D. số điểm đơn vị nhân đôi.
Câu 10. Trong các loại đại phân tử sau đây, nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên bao nhiêu loại?
I. Protein.
II. ARN pôlimeraza.
III. ADN pôlimeraza. IV. ADN.
V. ARN.
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 11. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, xét các bước sau đây:

I. ARN pôlimeraza bắt đầu bám vào vị trí đặc hiệu trên mARN để khởi đầu phiên mã.
II. ARN pôlimeraza trượt dọc trên mạch mang mã gốc của gen có chiều 3' - 5'.
III. Khi ARN pơlimeraza di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng quá trình phiên mã.
IV. mARN sau khi được tạo ra thì trực tiếp được dùng làm khn để tổng hợp prơtêin.
Trình tự diễn ra trong q trình phiên mã là:
A. I. → II. → III. → IV.
B. I. → II. → IV. → III.
C. II. → III. → I. → IV.
D. III. → I. → IV. → II.
Câu 12. Cơđon nào sau đây mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?


A. 5'AXX3'.
B. 5'UGA3'.
C. 5'AGG3'.
D. 5'AGX3'.
Câu 13. Khi nói về bộ ba AUG ở trên mARN của sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên mỗi phân tử mARN có thể có nhiều bộ ba AUG nhưng các bộ ba này đều mã hoá cho một loại axit amin.
II. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có một bộ ba mở đầu, bộ ba này nằm ở đầu 5' của mARN.
III. Trên mỗi phân tử mARN chỉ có duy nhất một bộ ba AUG.
IV. Tất cả các bộ ba AUG ở trên mARN đều làm nhiệm vụ mã mở đầu.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 14. Một phân tử ADN có cấu trúc xoắn kép, giả sử phân tử ADN này có tỉ lệ (A+T)/(G+X) = 2/3 thì tỉ lệ nuclêôtit
loại G của phân tử ADN này là:
A. 10%.
B. 40%.
C. 30%.

D. 25%.
Câu 15. Trong các hiện tượng sau, có bao nhiêu hiện tượng operon Lac vẫn thực hiện phiên mã ngay cả khi mơi trường
khơng có lactơzơ?
I. Gen điều hòa của operon Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
II. Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của operon Lac.
III. Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
IV. Vùng vận hành (vùng O) của operon Lac bị đột biến và không cịn khả năng gắn kết với prơtêin ức chế.
V. Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và khơng cịn khả năng gắn kết với enzim ARN
pôlimeraza.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 16. Trong các trường hợp sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể dẫn tới đột biến gen?
I. Gen tạo ra sau nhân đôi ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit
II. Chuỗi pôlipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin
III. Chuỗi pôlipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin
IV. Gen tạo ra sau nhân đôi ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit
V. mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit
VI. Phân tử ADN bị mất 1 đoạn, đoạn mất chứa 8 cặp nuclêôtit.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 17. Một bazơ nitơ của gen trở thành dạng hiếm thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ làm phát sinh dạng đột biến
A. thêm 1 cặp nuclêôtit.
B. thêm 2 cặp nuclêôtit.
C. mất 1 cặp nuclêơtit.
D. thay thế 1 cặp nuclêơtit.
Câu 18. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
II. Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến.
III. Đột biến gen luôn dẫn tới làm thay đổi cấu trúc và chức năng của prôtêin.
IV. Nếu gen bị đột biến dạng thay thế một cặp nuclêôtit thì khơng làm thay đổi tổng liên kết hiđrơ của gen.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 19. Ở sinh vật nhân sơ, một đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trên vùng mã hố của gen làm thay thế một cặp
nuclêơtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pơlipeptit do gen
quy định. Có thể khẳng định chắc chắn đột biến điểm nói trên khơng thể xảy ra ở những triplet nào sau đây?
I. 3’TAX5’.
II. 3’AGX5’.
III. 3’AXX5’.
IV. 3’XXA5’.
Phương án đúng, đó là:
A. I, III.
B. I, IV.
C. II, III.
D. II, IV.
Câu 20. Một đoạn ADN có tổng số 240 chu kì xoắn. Trên mạch 1 của đoạn ADN có tỉ lệ các loại nuclêôtit A : T : G : X =
1 : 2 : 3 : 4. Tổng số liên kết hidro của đoạn ADN là
A. 6480.
B. 6440.
C. 6408.
D. 2240.
Câu 21. Một gen có tổng số 5040 liên kết hiđrơ. Trên mạch một của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:1. Số nuclêôtit mỗi loại
trên mạch 2 của gen là:
A. 375A; 250T; 375G; 500X.
B. 560A; 280T; 280G; 840X.

C. 435A; 145T; 435G; 580X.
D. 120T; 240A; 120G; 360A.
Câu 22. Một cặp alen Aa có chiều dài đều bằng 4080 A0 nhân đơi 1 số lần bằng nhau đã tạo được 32 mạch polinucleotit.
Tổng số nucleotit mơi trường cần cung cấp cho q trình nhân đơi là:
A. 33600.
B. 32600.
C. 54600.
D. 19200.
Câu 23. Q trình nào chỉ diễn ra trong nhân tế bào ở sinh vật nhân thực?
A. Nhân đôi NST
B. Nhân đôi ADN.
C. Phiên mã.
D. Dịch mã


Câu 24. Một lồi thực vật có bộ NST 2n =48 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được đời con F1 có 99% con có bộ NST
2n=48 và 1% con có bộ NST 2n=50. Cho đời con F1 giao phối ngẫu nhiên thì thu được 100% F2 mang bộ NST 2n=50.
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dạng đột biến này chỉ diễn ra trong quá trình giảm phân, ở mọi loại tế bào.
B. Dạng đột biến này chỉ diễn ra trong quá trình nguyên phân, chỉ ở tế bào xôma.
C. Dạng đột biến này chỉ diễn ra trong quá trình nguyên phân, chỉ ở tế bào sinh dưỡng.
D. Dạng đột biến này chỉ diễn ra trong quá trình nguyên phân, chỉ ở tế bào sinh dục.
Câu 25. Mức độ cấu trúc nào sau đây của NST có đường kính 300Å?
A. Sợi nhiễm sắc.
B. Vùng xếp cuộn.
C. Sợi cơ bản.
D. Crômatit.
Câu 26. Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện codon kết thúc?
A. 3’AGG5’.
B. 3’AXX5’.

C. 3’AXA5’.
D. 3’AAT5’.
Câu 27. Vật chất di truyền nào dưới đây chỉ có liên kết cộng hóa trị?
A. ADN.
B. mARN.
C. tARN.
D. rARN.
Câu 28. Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của
giảm phân I, có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây ?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 29. Để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể, nhằm làm cơ sở cho lập bản đồ gen, người ta có thể sử dụng những
phương pháp đột biến
A. lặp đoạn NST, lệch bội.
B. mất đoạn NST, đa bội hóa, đột biến gen.
C. chuyển đoạn NST, đa bội hóa.
D. mất đoạn NST, lệch bội.
Câu 30. Ở người, dạng đột biến nào sau đây là đột biến thể lệch bội?
A. Hồng cầu hình liềm.
B. Ung thư máu.
C. Dính ngón tay 2 và 3.
D. Đao.
Câu 31. Sự trao đổi chéo không cân giữa các đoạn crômatit khác nguồn trong 2 cặp NST kép khơng tương đồng xảy ra ở
kì đầu của giảm phân I, có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây ?
A. Chuyển đoạn, lặp đoạn
B. Chuyển đoạn
C. Chuyển đoạn, mất đoạn
D. Hoán vị.

Câu 32. Sự trao đổi chéo cân giữa 2 crômatit không chị em trong cặp NST kép không tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm
phân I, có thể làm phát sinh?
A. Chuyển đoạn, lặp đoạn
B. Chuyển đoạn
C. Chuyển đoạn, mất đoạn
D. Hoán vị.
Câu 33. Sơ đồ nào dưới đây mô tả đúng về giai đoạn kéo dài mạch polinucleotit trên 1 chạc chữ Y trong q trình nhân đơi
ADN ở sinh vật nhân sơ?

A. Sơ đồ I.
B. Sơ đồ III.
C. Sơ đồ IV.
D. Sơ đồ II.
Câu 34. Một đoạn ADN có chiều dài 4080A0 và có A = 2G. Phân tử ADN này nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số
nuclêơtít loại G mà mơi trường cung cấp cho q trình nhân đơi là
A. 5600.
B. 2800.
C. 2400.
D. 4800.
Câu 35. Một số tế bào vi khuẩn E. coli chứa N14 được nuôi trong môi trường chứa N15. Sau 2 thế hệ người ta chuyển
sang mơi trường ni cấy có chứa N14, để cho mỗi tế bào nhân đôi thêm 4 lần nữa. Trong tổng số ADN con tạo thành, có
464 phân tử ADN chứa hồn tồn mạch N14. Biết khơng xảy ra đột biến, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Số tế bào vi khuẩn E. coli ban đầu là 6.
II. Trong tổng số ADN con tạo thành từ nhân đơi đầu tiên, có 8 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N14.
III. Trong tổng số ADN con sinh ra từ lần nhân đơi cuối cùng, có 48 phân tử ADN chỉ chứa một mạch đơn N15.
IV. Nếu cho tất cả các phân tử ADN con sinh ra từ lần nhân đôi cuối cùng tiếp tục nhân đôi thêm một lần nữa trong môi
trường N15, khi kết thúc nhân đơi sẽ có tất cả 967 phân tử ADN con mang mạch N14.
A. 1.
B. 2.
C. 4.

D. 3
Câu 36. Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi lai cây mẹ hoa đỏ
thuần chủng với cây bố hoa trắng. Kết quả thu được F1 gồm hầu hết cây hoa đỏ và một số ít cây hoa trắng. Biết tính trạng
màu hoa do gen trong nhân quy định. Khi nói về sự xuất hiện cây hoa trắng ở F1, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Do đột biến gen lặn trong giao tử của cây bố.
II. Do đột biến mất đoạn NST mang alen a trong giao tử của cây mẹ.


III. Có thể do đột biến khơng phân li trong quá trình giảm phân của cây mẹ.
IV. Do gen a tồn tại ở trạng thái tiềm ẩn qua giao phối mới được biểu hiện ở trạng thái đồng hợp.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3
Câu 37: Một gen ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêơtit như sau:
5’…ATG ……. AXT ….AXX …..TAG …. TAA….….3’.
Mạch mã gốc
3’…TAX ……. TGA …..TGG …..ATX …. ATT……..5’.
Thứ tự các nu:
1
24
56
76
151
Biết rằng axit amin Thr được mã hóa bởi 4 triplet là 3’TGA5’; 3’TGG5’; 3’TGT5’; 3’TGX5’; Axit amin IIe được mã hóa
bởi 3 triplet 3’TAA5’; 3’TAG5’; 3’TAT5’ và chuỗi pơlipeptit do gen quy định có 25 axit amin. Có bao nhiêu phát biểu
dưới đây đúng?
I. Đột biến thay thế cặp T-A ở vị trí thứ 24 bằng cặp G-X sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen bình thường và do gen đột
biến tổng hợp khơng có gì thay đổi về thành phần và trình tự các axit amin.
II. Đột biến thay thế cặp X-G ở vị trí 56 bằng cặp T-A thì chuỗi polipeptit do gen bình thường và do gen đột biến tổng hợp

bị thay đổi một axit amin.
III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 76 bằng cặp G-X sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen sau đột biến tổng hợp dài
hơn so với gen bình thường tổng hợp.
IV. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí 151 bằng cặp G-X sẽ làm cho chuỗi polipeptit do gen sau đột biến tổng hợp dài hơn
so với gen bình thường tổng hợp.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3
Câu 38. Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A có 15 nuclêơtit là: 3’AXG GXA AXA TAA GGG5’ mã hóa 5 axit amin.
Các cơđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys; 5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định
Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’,
5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy định Pro; 5’AXG3’ quy định Thr. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu gen A phiên mã 4 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 5 ribơxơm trượt qua 1
lần thì q trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 20 axit amin Arg.
II. Nếu gen A phiên mã 2 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 5 ribơxơm trượt qua 1
lần thì q trình dịch mã đã cần mơi trường cung cấp 10 axit amin Gly.
III. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 15 ribơxơm trượt qua
1 lần thì q trình dịch mã đã cần mơi trường cung cấp 150 axit amin Cys.
IV. Nếu gen A phiên mã 5 lần, sau đó tất cả các mARN đều dịch mã và trên mỗi phân tử mARN có 20 ribơxơm trượt qua
1 lần thì q trình dịch mã đã cần môi trường cung cấp 200 axit amin Pro.
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3
Câu 39. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ nóng chảy
của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A=36°C; B=78°C; C=55°C; D=83°C;
E=44°C. Trình tự sắp xếp các lồi sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/ tổng nuclêơtit của
các lồi sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?

A. A→B→C→D→E.
B. D→E→B→A→C.
C. D→B→C→E→A.
D. A→E→C→B→D.
Câu 40. Hình vẽ dưới đây mơ tả 2 q trình sinh học (X và Y) diễn ra trong một tế bào M. Các số 1, 2, 3, 4, 5 là kí hiệu
cho tên các phân tử trong tế bào M. Có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tế bào M là tế bào của một lồi động vật
II. Q trình X chỉ diễn ra trong nhân tế bào
III. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở cả 6 phân tử trên.
IV. Phân tử 4 được cấu tạo từ phân tử 3 và phân tử 6.

A. 1.

B. 2.

C. 0.

-CHÚC TỤI EM LÀM BÀI TỐT-

D. 3



×