Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN SINH LẦN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.21 KB, 4 trang )

LTĐH 2022

ĐỀ ƠN LUYỆN KIẾN THỨC SỐ 2

Tốn học – Hóa học – Sinh học

Mơn: Sinh – CƠ CHẾ DI TRUYỀN & BIẾN DỊ

(Đề thi có 4 trang, 40 câu trắc nghiệm)

Thời gian: 50 phút.

Câu 1. Một đoạn của phân tử ADN mang thơng tin mã hố cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN được gọi là
A. Codon.
B. Gen.
C. Anticodon.
D. Mã di truyền.
Câu 2. Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát
hiện ở tế bào của sinh vật nào sau đây?
A. Tảo lục
B. Vi khuẩn
C. Ruồi giấm
D. Sinh vật nhân thực
Câu 3. Đơn vị cấu trúc gồm một đoạn ADN chứa 146 cặp nu quấn quanh 8 phân tử histon của NST ở sinh vật nhân thực
được gọi là:
A. ADN
B. Nuclêôxôm
C. Sợi cơ bản
D. Sợi nhiễm sắc
Câu 4. Trong các cấu trúc của NST ở sinh vật nhân thực, cấu trúc nào sau đây có đường kính 300A0
A. Sợi cơ bản.


B. Sợi chất nhiễm sắc.
C. Sợi siêu xoắn.
D. Cromatit.
Câu 5. Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST là
A. Mất đoạn
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 6. Dạng đột biến cấu trúc nào sau đây có thể được sử dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn?
A. Mất đoạn
B. Đảo đoạn
C. Lặp đoạn
D. Chuyển đoạn
Câu 7. Enzyme tham gia vào quá trình nối các đoạn Okazaki lại với nhau trong q trình nhân đơi ADN:
A. ADN polymerase
B. ADN primase
C. ADN helicase
D. ADN ligase
Câu 8. Trình tự nuclêơtit trong ADN có tác dụng bảo vệ và làm các NST khơng dính vào nhau nằm ở
A. Điểm khởi sự nhân đơi
B. Hai đầu mút NST
C. Cromatit.
D. Tâm động
Câu 9. Trao đổi đoạn giữa 2 NST khơng tương đồng có thể gây ra hiện tượng nào sau đây?
A. Chuyển đoạn
B. Lặp đoạn
C. Đảo đoạn
D. Hốn vị gen
Câu 10. Trong chu kì tế bào, NST đơn co xoắn cực đại quan sát được dưới kính hiển vi vào
A. Kì trung gian

B. Kì giữa
C. Kì sau
D. Kì cuối
Câu 11. Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc NST gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là
A. Nuclêôxôm
B. Polixôm
C. Nuclêôtit
D. Sợi cơ bản
Câu 12. Đột biến làm tăng cường hàm lượng amylaza ở Đại mạch thuộc dạng:
A. Mất đoạn NST
B. Lặp đoạn NST
C. Đảo đoạn NST
D. Chuyển đoạn NST
Câu 13. Từ 1 hợp tử (2n), trong ngun phân có thể hình thành những thể đa bội nào sau đây?
A. 3n, 4n
B. 4n, 5n
C. 4n, 6n
D. 4n, 8n
Câu 14. Mỗi ADN con sau nhân đôi đều có một mạch của ADN mẹ, mạch cịn lại được hình thành từ các nuclêơtit tự do.
Đây là cơ sở của nguyên tắc nào sau đây?
A. Bổ sung.
B. Bán bảo tồn.
C. Bổ sung và bảo tồn.
D. Khn mẫu.
Câu 15. Bộ ba nào sau đây tham gia vào mã hóa các axit amin?
A. 5’UGA3’.
B. 5’UAG3’.
C. 5’GAU3’.
D. 5’UAA3’.
Câu 16. Quá trình dịch mã ở sinh vật đã tạo ra loại phân tử nào sau đây?

A. mARN.
B. tARN.
C. ADN.
D. Polipeptit.
Câu 17. Loại enzim nào sau đây trực tiếp tham gia vào quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A. ADN polymeraza.
B. Ligaza.
C. Restrictaza.
D. ARN polymeraza.
Câu 18. Ở cấp độ phân tử, cơ chế đảm bảo cho thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào là:
A. Nhân đôi và phiên mã.
B. Phiên mã.
C. Nhân đôi
D. Nhân đôi và dịch mã
Câu 18. Cơ chế hiện tượng di truyền của HIV thể hiện ở sơ đồ
A. ARN →ADN →Prôtêin.
B. ADN →ARN →Tính trạng →Prơtêin.
C. ARN →ADN →ARN →Prơtêin.
D. ADN →ARN →Prơtêin →Tính trạng.
Câu 20. Loại đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN trên NST là:
A. Lặp đoạn, chuyển đoạn
B. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST
C. Mất đoạn, chuyển đoạn
D. Chuyển đoạn trên cùng một NST
Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về đặc điểm của cây trồng đa bội chẵn?
A. Khơng có khả năng sinh sản sinh dưỡng
B. Có các cơ quan sinh dưỡng rất to lớn
C. Khơng có khả năng sinh sản vơ tính
D. Được ứng dụng để tạo quả không hạt.
Câu 22. Trong cơ chế điều hoạt động của Operon Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi mơi trường có Lactozo và khi mơi

trường khơng có Lactozo?
A. Nhóm gen cấu trúc Z,Y,A phiên mã.
B. Gen điều hòa (R) tổng hợp protein ức chế.


C. Lactozo liên kết với protein ức chế.
D. Protein ức chế gắn vào vùng vận hành.
Câu 23. Điều không đúng khi cho rằng: Ở các lồi đơn tính giao phối, NST giới tính:
A. Chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể
B. Chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì khơng tương đồng ở giới kia
C. Khơng chỉ mang gen quy định giới tính mà cịn mang gen quy định tính trạng thường
D. Của các lồi thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX
Câu 24. Sơ đồ biểu thị các mức xoắn khác nhau của NST ở sinh vật nhân thực là:
A. Sợi nhiễm sắc → phân tử ADN → sợi cơ bản → NST
B. Phân tử ADN → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → chromatide → NST
C. Phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → chromatide → NST
D. Chromatide → phân tử ADN → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → NST
Câu 25. Trong quá trình nhân đơi ADN, vì sao trên mỗi chạc chữ Y có một mạch được tổng hợp liên tục cịn mạch kia được
tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên một mạch
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khn 3’→5’
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn 5’→3’
Câu 26. Khi nói về số lần nhân đơi và số lần phiên mã của các gen ở một tế bào nhân thực, trong trường hợp khơng có đột
biến, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các gen nằm trong một tế bào có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau
B. Các gen nằm trên cùng một NST có số lần nhân đơi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
C. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đơi bằng nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
D. Các gen trên các NST khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã thường khác nhau
Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc?

A. Vùng điều hồ nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm sốt q trình phiên mã
B. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có vùng mã hố khơng liên tục, xen kẽ các đoạn mã hố axit amin (êxơn) là
các đoạn khơng mã hố axit amin (intron)
C. Gen khơng phân mảnh là các gen có vùng mã hố liên tục, khơng chứa các đoạn khơng mã hố axit amin (intron)
D. Mỗi gen mã hố prơtêin điển hình gồm ba vùng trình tự nuclêơtit: vùng điều hồ, vùng mã hố, vùng kết thúc
Câu 28. Khi nói về q trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình phiên mã ln cần có sự tham gia của enzim ARN-polimerase.
B. Quá trình phiên mã và quá trình dịch dịch diễn ra gần như đồng thời.
C. Quá trình phiên mã ln xảy ra trong tế bào chất, khơng có sự cắt bỏ các đoạn intron.
D. Quá trình phiên mã ngừng lại khi enzim ARN-polimerase tiếp xúc với bộ ba kết thúc.
Câu 29. Ở Operon Lac, theo chiều trượt của enzim phiên mã thì thứ tự các thành phần là
A. Gen điều hòa, vùng khởi động (P), vùng vận hành (0), gen câu trúc Z, Y, A
B. Vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A
C. Gen điều hòa, vùng vận hành (O), vùng khởi động (P), gen cấu trúc Z, Y, A
D. Vùng khởi động (P), vùng vận hành (O), gen cấu trúc Z, Y, A
Câu 30. Nhận định nào khơng đúng khi nói về sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ?
A. Sau phiên mã, phân tử mARN trưởng thành đã được cắt bỏ các đoạn intron
B. Sau phiên mã, phân tử mARN được đưa ra tế bào chất, trực tiếp làm khuôn để tổng hợp protein
C. Khi enzim ARN polimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì dừng phiên mã
D. Sự phiên mã sử dụng nguyen tắc bổ sung
Câu 31. Một gen có chiều dài 5100A0, trong đó A= 2/3G. Khi gen này nhân đôi 1 lần, số nuclêôtit mỗi loại mà môi trường
nội bào cung cấp là:
A. A = T = 900; G = X = 600
C. A = T = 400; G = X =800
B. A = T = 600; G = X = 900
D. A = T = 800; G = X = 400
Câu 32. Xét một cặp NST tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGHI và abcdefghi. Do rối loạn trong
quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có NST trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong
giảm phân đã xảy ra hiện tượng
A. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng

B. Nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng
C. Nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng
D. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng.


Câu 33. Trong các dạng đột biến sau đây, có bao nhiêu dạng chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên NST mà
không làm thay đổi hình thái NST?
(1) Đột biến gen.
(2) Đột biến đảo đoạn quanh tâm động.
(3) Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động.
(4) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
(5) Đột biến chuyển đoạn trong phạm vi một vai dài của NST.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 34. Khi nói về vai trị và hậu quả của đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Đột biến mất đoạn NST có thể gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể sinh vật
II. Đột biến đảo đoạn NST thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản
III. Đột biến lặp đoạn có thể làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng
IV. Đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 35. Một loài thực vật lưỡng bội, xét 4 cặp gen (A, a; B, b; D, D; E, E) nằm trên 4 cặp NST, mỗi cặp gen quy định
một tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong
lồi đã xuất hiện dạng thể một tương ứng với các cặp NST khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Ở các thể lưỡng bội có tối đa 9 kiểu gen

II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng
III. Có 27 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trang
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 36. Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tần số đột biến ở từng gen thường rất thấp nhưng tỉ lệ giao tử mang gen đột biến thường rất cao.
II. Đột biến mất một cặp nucleotit luôn nguy hiểm hơn thay thế một cặp nucleotit.
III. Đột biến điểm thường có hại cho thể đột biến.
IV. Để xác định vị trí gen trên NST người ta có thể dùng các dạng đột biến là mất đoạn, lệch bội, hoán vị gen.
V. Đột biến gen có thể khơng có khả năng di truyền thơng qua sinh sản hữu tính.
A. 0
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 37. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đặc điểm của điều hịa hoạt động gen?
I. Opêron là các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường phân bố theo cụm và có chung một cơ chế điều hịa.
II. Q trình điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ xảy ra chủ yếu ở mức độ phiên mã.
III. Phần lớn ADN khơng có chức năng mã hóa, đóng vai trò điều hòa hoặc hoạt động rất yếu.
IV. Vùng khởi động (P) và vùng vận hành (O) không được gọi là gen vì chúng khơng được cấu tạo bởi các đơn phân là
nucleotit.
V. Chất ức chế do gen điều hòa (R) tạo ra bám vào vùng vận hành (O) làm ngăn cản sự trượt của enzim ARN
pơlimeraza đến nhóm gen cấu trúc (Z. Y. A) làm cho nhóm gen cấu trúc này khơng thể thực hiện q trình phiên mã.
A. 0
B.1
C. 4
D. 2
Câu 38. Một đoạn của gen N ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêơtit như sau:

- Mạch mã gốc:
3’ ... TAX GXG AXX ATG ... ATT ... 5’
- Mạch bổ sung:
5’ ... ATG XGX TGG TAX ... TAA ... 3’
Số thứ tự nucleotit trên mạch gốc:
1
4
7 10
Biết rằng các cơđon mã hố axit amin là: 5’XGU3’, 5’XGX3’, 5’XGA3’ và 5’XGG3’ mã hoá Arg. Gen N mã hố chuỗi
pơlipeptit N.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đốn sau, có bao nhiêu dự đốn đúng?
I. Số axit amin của chuỗi pơlipeptit N bằng số bộ ba trên mạch mã gốc của gen N.
II. Nếu đột biến ở triplet thứ tư của gen N thì có thể làm chuỗi pơlipeptit N bị ngắn đi.
III. Nếu cặp nuclêôtit thứ 6 của gen N biến mất thì chuỗi pơlipeptit N vẫn khơng thay đổi cấu trúc.
IV. Đột biến mất cặp nuclêôtit số 3 và đột biến mất cặp nuclêôtit số 9 của gen N đều gây hậu quả giống nhau.
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 39. Cho bộ NST của bọ nhậy cái là 2n=31 (con số chỉ mang tính chất tham khảo). Trong thí nghiệm làm tiêu bản tạm
thời của trứng bọ nhậy, khi đếm số lượng NST trong từng tế bào khác nhau: có học sinh đếm được 31 NST, có học sinh
thì đếm được 15 NST, có học sinh thì đếm được 16 NST. Cuối buổi thí nghiệm, trong tờ giấy kết luận phải nộp cho giáo
viên, các bạn phát biểu:
I. Bộ NST của bọ nhậy đực là 2n=30, con đực thuộc dạng đột biến thể một.
II. Tế bào đếm được 31 NST chắc chắn là tế bào sinh dục.
III. Tế bào đếm được 15 hoặc 16 NST có thể là tế bào sinh dưỡng.


IV. Đã có bạn học sinh nào đó đếm sai số lượng NST.
Có bao nhiêu nhận định sai?

A. 0
B. 1
C. 4
D. 2
Câu 40. Sơ đồ dưới đây mô tả quá trình phiên mã và dịch mã trong một tế bào của lồi sinh vật. Kí hiệu (...) biểu thị cho
các nucleotit chưa biết tên. Cho các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Cấu trúc (1) có chứa một loại ARN chiếm phần lớn trong ARN tế bào
II. Đơn phân cấu tạo nên cấu trúc (2) là các axit amin.
III. Đoạn mARN trên mã hóa cho chuỗi polipeptit gồm 8 axit amin.
IV. Đoạn trình tự nucleotit cịn thiếu trên phân tử tARN là 3’UUU GAX GXA5’.
V. Chuỗi polipeptit được mã hóa bởi đoạn gen trên khơng có axit amin nào cùng loại.
A. 5
B. 4
C. 3

D. 2



×