Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN DIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.29 KB, 45 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...............................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................4
6. Bố cục bài tiểu luận.................................................................................4

NỘI DUNG....................................................................................................5
CHƯƠNG 1. CÁI TƠI TRỮ TÌNH VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁI TƠI TRỮ
TÌNH TRONG THƠ MỚI..............................................................................5
1.1. Quan niệm về cái tơi và cái tơi trữ tình.................................................5
1.1.1. Cái tơi.............................................................................................5
1.1.2. Cái tơi trữ tình................................................................................6
1.2. Sự xuất hiện cái tơi trữ tình trong Thơ mới..........................................7
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ XUÂN DIỆU VÀ
TẤC PHẨM “GỬI HƯƠNG CHO GIÓ”.....................................................8
2.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Diệu.................................................8
2.1.1. Cuộc đời.........................................................................................8
2.1.2. Sự nghiêp........................................................................................9
2.2. Tập thơ “Gửi hương cho gió”.............................................................10
2.2.1. Xuất xứ tập thơ.............................................................................10
2.2.2. Tư tưởng chung của tập thơ..........................................................11
2.3. Vị trí thơ của Xuân Diệu trong phong trào thơ mới...........................12
CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XN
DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM...........................................15
3.1. Các dạng thức biểu hiện của cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu.....15
1



3.1.1. Cái tơi độc đáo – tích cực thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống.........15
3.1.2. Xuân Diệu – hồn thơ cơ đơn ngay chính giữa cuộc đời...............20
3.2. Các phương thức thể hiện của cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu...25
3.2.1. Cái tơi trữ tình nhập thân vào đối tượng phản ánh.......................26
3.2.2. Cái tơi trữ tình biến hóa qua nhiều hình ảnh................................27
3.2.3. Sự đồng nhất cái tơi trữ tình với thiên nhiên................................29

KẾT LUẬN.................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................34

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phong trào thơ mới ra đời từ năm 1932 nhưng đến nay, thơ mới vẫn còn
nguyên giá trị và khẳng định vị thế của mình đối với nền thi ca Việt Nam. Chỉ
trong vịng chưa đến 15 năm phát triển, thơ mới đã có những thành tựu to lớn
góp phần vào sự phát triển của nền thi ca nói riêng và nền văn học Việt Nam
nói chung. Một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca nói chung và thơ
mới nói riêng đó là cái tơi trữ tình. Đây là vấn đề được rất nhiều nhà phê bình,
giới nghiên cứu quan tâm nhưng vẫn cịn nhiều điều thú vị cần khám phá.
Nói đến cái tơi trữ tình trong thơ mới thì đây là một biểu hiện, một sắc
thái riêng của các nhà thơ giai đoạn này. Đề tài này sẽ đi nghiên cứu về cái tơi
trữ tình trong thơ Xn Diệu trước cách mạng tháng tám. Bởi Xuân Diệu
được xem là đỉnh cao của phong trào thơ mới. Hơn bất cứ nhà thơ trong
phong trào thơ mới, ông bộc lộ trong thơ cái tơi trữ tình một cách phong phú
và độc đáo. Do đó, việc tìm hiểu cái tơi trữ tình trong thơ Xuân Diệu nhằm
hiểu rõ hơn về bút pháp và phong cách nghệ thuật của ông giai đoạn này.
Trước năm 1945, Xuân Diệu chủ yếu sáng tác thơ về mảng tình u. Cái

tơi trữ tình của Xn Diệu giai đoạn này cũng đã được bộ lộ một cách đầy đủ
và trọn vẹn qua mảng lớn những bài thơ về tình yêu. Vấn đề này đã có rất
nhiều người đã và đang nghuên cứu. Tuy nhiên ở đây, chỉ đi sâu vào cái tơi
trữ tình thơng qua tập thơ “Gửi hương cho gió”. Vì đây là tập thơ tiêu biểu và
nổi bật nhất của Xuân Diệu về tình yêu trước cách mạng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xoay quanh quan niệm cái tơi trữ tình, đã có nhiều ý kiến bàn luận và
được đưa ra như:

3


Trong “Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 - 1995” Vũ Tuấn Anh đã khái
quát được quy luật vận động, phát triển của thơ trữ tình Việt Nam cũng như
rút ra được những dạng thức biểu hiện chính của cái tơi trữ tình trong thơ cách
mạng. Tiếp đến, tác giả xác định hai dạng thức biểu hiện cơ bản của cái tôi là
“cái tôi sử thi” và “cái tôi thế hệ”. Lê Lưu Oanh trong “Thơ trữ tình Việt Nam
1975 -1990” thì tiến hành khái quát bản chất chủ quan của thể loại trữ tình và
khái niệm cái tơi trữ tình. Ở đây các nhà nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào biểu
hiện của cái tơi trữ tình trong thơ sau cách mạng, do đó vẫn chưa có cách nhìn
tồn diện về cái tơi trữ tình nói chung.
Cịn trong phong trào thơ mới thì khơng thể khơng kể đến cơng trình
nghiên cứu của Hồi Thanh, Hồi Chân “Thi nhân Việt Nam”. Theo Hồi
Thanh, Hồi Chân thì một trong những đóng góp của thơ mới đó là cái tơi. Lê
Đình Ky cũng khẳng định “Thơ mới là thơ của cái tôi”. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đưa ra nhận xét về cái tôi trữ tình
trong giai đoạn này chứ chưa đi làm rõ thơng qua một tác phẩm hay tác giả cụ
thể nào. Các cơng trình tuy chưa đi sâu khám phá cái tơi trữ tình nhưng cũng
nhận diện được một số nét nổi bật của cái tơi trữ tình trong phong trào thơ
mới.

Riêng về cái tơi trữ tình của tác giả Xn Diệu thì có một số bài viết
nghiên cứu về cái tơi trữ tình trong thơ ơng của một số tác giả như Lưu Khánh
Thơ. Ở các bài nghiên cứu này có đưa ra được một số đặc điểm của cái tôi trữ
tình trong thơ Xn Diệu. Tuy nhiên, khơng đi phân tích sâu và cũng khơng
khái qt được những biểu hiện hay dạng thức thể hiện của cái tơi trữ tình
trong thơ Xuân Diệu.
Với lịch sử vấn đề nghiên cứu trên, tiểu luận có cơ sở đi sâu tìm hiểu rõ
cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu trước cách mạng tháng tám qua tập thơ

4


“Gửi hương cho gió” dưới một cách nhìn nhận, một cách phân tích tồn diện
hơn. Từ đó tác giả tiểu luận đưa ra được những dạng thức và phương thức
biểu hiện của cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu trước cách mạng tháng tám.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu Cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu trước Cách mạng tháng
tám qua tập thơ “Gửi hương cho gió” là con đường tiếp cận sâu vào một khía
cạnh phong cách nghệ thuật của nhà thơ Xuân Diệu. Việc xác định cái tơi trữ
tình nhìn từ dạng thức biểu hiện và phương thức thể hiện là nhằm khái quát hệ
thống đặc điểm cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu trước Cách mạng tháng
tám; trên cơ sở đó, khẳng định phong cách, bản sắc của nhà thơ Xuân Diệu
trong giai đoạn này. Đồng thời, thông qua bài tiểu luận cũng cho thấy rằng sự
chi phối của hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh đời sống văn học cũng như lý tưởng
thẩm mỹ đã tạo nên một sự khác biệt, một diện mạo riêng cho cái tơi trữ tình
trong thơ của Xn Diệu trước cách mạng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.

Đối tượng nghiên cứu: Do phạm vi nghiên cứu của bài tiểu luận,

ở đây tác giả tiểu luận chỉ đi nghiên cứu cái tơi trữ tình trong thơ
Xn Diệu trước cách mạng tháng tám qua tập thơ “Gửi hương
cho gió”. Trong tập thơ này tập trung vào những tác phẩm làm
nổi bật được những dạng thức và phương thức biểu hiện của cái

4.2.

tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu.
Phạm vi nghiên cứu: Cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu trước
Cách mạng tháng tám qua tập thơ “Gửi hương cho gió” với
những dạng thức biểu hiện và một số phương thức thể hiện nổi
bật.

5


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1.

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống những bài thơ
trog tập thơ “Gửi hương cho gió” của nhà thơ Xuân Diệu; từ đó
đáng giá, khái quát về đặc trưng của cái tôi trữ tình trong thơ

5.2.

Xn Diệu trước cách mạng.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phân tích những nét biểu
hiện của cái tơi trữ tình trong tập thơ “Gửi hương cho gió” của
Xuân Diệu; qua đó, tổng hợp, khái quát thành những dạng thức


5.3.

cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu trước cách mạng.
Phương pháp so sánh – đối chiếu: So sánh biểu hiện của cái tơi
trữ tình trong thơ Xn Diệu với một số nhà thơ khác cùng thời
để từ đó có cái nhìn tồn cục về đặc điểm cái tơi trữ tình trong
thơ Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám.

6. Bố cục bài tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tiểu luận được cấu trúc thành 3 chương
Chương 1. Cái tơi trữ tình và sự xuất hiện cái tơi trữ tình trong thơ mới
Chương 2. Giới thiệu chung về tác giả Xuân Diệu và tác phẩm “Gửi hương
cho gió”
Chương 3. Đặc điểm cái tơi trữ tình trong thơ Xn Diệu trước cách mạng
tháng tám

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CÁI TƠI TRỮ TÌNH VÀ SỰ XUẤT HIỆN CÁI TƠI TRỮ
TÌNH TRONG THƠ MỚI
1.1.

Quan niệm về cái tơi và cái tơi trữ tình

1.1.1. Cái tơi
Trong cuốn “Sự hình thành con người”, Trần Đức Thảo cho rằng: “Cái
tơi tự khẳng định chính nó và tìm được tiếng vang của nó trong cái ta, đồng
thời cái ta cũng tự khẳng định khi bao bọc cái tơi và tìm được tiếng vang bên

trong của nó trong cái tơi”. Tức là, cái tôi thuộc về bản chất, là chiều sâu của
tinh thần con ngườu. Cái tôi là sự thức tỉnh đầu tiên của con người, từ đó nhận
ra mình là một con người khác với tự nhiên là một cá thể độc lập, khác với
người khác.
Bởi vì nội hàm khái niệm và ý nghĩa sâu xa của cái tôi rất rộng, do đó đã
có rất nhiều quan niệm được đưa ra để giải thích vấn đề này. Tuy nhiên, với
phạm vi bài nghiên cứu, tôi chỉ đưa ra một số quan niệm của triết học về cái
tơi mà có sự liên quan trực tiếp hoặc gần gũi với việc tìm hiểu cái tơi trữ tình.
Với Descartes (1596 – 1650), cho rằng cái tơi thể hiện ra như một cái
nhìn thuộc về thực thể biết tư duy như càn nguyên của nhận thức duy lý, do
đó cái tơi thể hiện tính độc lập của mình bằng định nghĩa “Tơi tư duy tức là
tôi tồn tại”. Kant (1724 – 1804), một đại diện tiêu biểu của triết học duy tâm,
cũng thấy rất rõ ý nghĩa của cái tôi trong đời sống con người. Theo Kant, cái
tôi tồn tại ở hai phương diện: Cái tôi với tư cách chủ thể tư duy nhận thức thế
giới và cái tôi với tư cách là khách thể của chính q trình nhận thức, đồng
thời Kant cịn tuyệt đối hóa khả năng nhận thức của cái tơi: “Tính thống nhất
của tự nhiên khơng phải ở trong tính vật chất của nó, mà ở trong tính thống

7


nhất của chủ thể nhận thức, của cái tôi”. Như vậy, cái tôi cá nhân được thừa
nhận như là một đối tượng khám phá phức tạp của con người. Với Hegel
(1770 – 1831), cái tôi tồn tại như một cá thể độc lập. Cái tơi có khả năng tự
biểu hiện mình, thể hiện khát vọng của con người. Đối lập với những triết
thuyết đối hóa cái tơi cá nhân, đến triết học Marx xác định giá trị con người
cá nhân từ bản thân con người với tư cách là chủ thể và khách thể của các mối
quan hệ xã hội. Theo chủ nghĩa Marx, mỗi cá nhân có ý nghĩa như là một bộ
mặt xã hội hóa cá thể con người và cá nhân cùng tìm thấy mình trong xã hội.
Lý tưởng về giải phóng cá nhân của triết học Marx là tự do cho mỗi cá nhân

trong tự do cho tất cả mọi người. Đồng thời, vai trò của cái tôi cũng được
khẳng định là trung tâm tinh thần của con người, cuả cá tính con người có
quan hệ tích cực đối với thế giới và chính bản thân mình.
Văn học nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội chịu ảnh hưởng sâu
sắc của tư tưởng triết học. Trong khi đó, cái tơi ln gắn với những bước tiến
hóa của nhân loại trong quan niệm về con người cuả triết học đã ảnh hưởng
đến ý thức nghệ thuật văn chương trong việc thiết lập quan niệm về cái tơi trữ
tình. Suy cho cùng, cái tơi trong thế giới trữ tình khởi đi từ ý thức về cái tôi
trong nguồn gốc triết học song đi vào thế giới thơ ca, cái tơi lại mang một
diện mạo riêng. Đó là nhu cầu được biểu hiện và nhìn nhận về hiện thực
khách quan. Và những dạng thức khác nhau của cái tơi trải qua các nền văn
học đều ít nhiều thể hiện sự ảnh hưởng của quan niệm cái tôi triết học, tạo
thành biểu hiện phong phú của cái tôi trữ tình trong thơ.
1.1.2. Cái tơi trữ tình
Cái tơi trữ tình là sự thể hiện một cách nhận thức và cảm xúc đối với thế
giới và con người thông qua việc tổ chức các phương tiện của thơ trữ tình, tạo
ra một thế giới tinh thần độc đáo mang tính thẩm mỹ nhằm truyền đạt tinh
thần đến người đọc.
8


Bản chất của cái tơi trữ tình là một khái niệm tổng hòa nhiều yếu tố hội
tụ theo quy luật nghệ thuật bao gồm cả ba phương tiện: Bản chất chủ quan cá
nhân, đây là mối liên hệ giữa tác giả với cái tơi trữ tình được thể hiện trong
tác phẩm; bản chất xã hội của cái tơi trữ tình là mối quan hệ của cái tơi trữ
tình và cái ta cộng đồng; bản chất thẩm mỹ của cái tôi trữ tình là trung tâm
sáng tạo và tổ chức văn bản.
Cái tơi trữ tình khác về chất so với cái tơi nhà thơ – Đó là sự khác nhau
giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa chủ nghĩa tự nhiên và chủ nghĩa hiện thực,
giữa nguyên mẫu và điển hình, “giữa gốc rễ” và những “cành lá” nảy nở, sinh

động của nó. Cái tơi trữ tình có quan hệ mật thiết và chặt chẽ với cái tôi nhà
thơ nhưng từ cái tơi nhà thơ đến cái tơi trữ tình cịn phụ thuộc vào nhiều yếu
tố khác.
1.2.

Sự xuất hiện cái tôi trữ tình trong thơ mới
Cái tơi có mầm mống trong thơ ca từ sớm nhưng do điều kiện khách

quan và chủ quan mà nó chưa thể phát triển thành một quan niệm văn học.
Đến đầu thế kỷ XX, đặc biệt là những năm 1930 có những biến động to lớn
trong lịng thành thị Việt Nam, tầng lớp tiểu tư sản đông lên về số lượng, họ
dường như khơng có gì gắn bó với ý thức hệ phong kiến vì họ hầu hết chịu
ảnh hưởng của nhà trường đế quốc. “Cửa khổng sân trình” khơng chi phối
được họ trong khi đó sinh hoạt đơ thị tư sản hóa rất mạnh, họ tiếp xúc với văn
hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp, dần dần nảy sinh ở họ những suy
nghĩ mới. Họ bừng tỉnh về ý thức cá nhân. Cái tôi tư sản, tiểu tư sản xuất hiện
nó tấn cơng rất mạnh vào lễ giáo, vào ý thức hệ phong kiến đã từng trói buộc
tinh thần, tình cảm con người từ hàng ngàn đời nay, văn thơ đã trở thành địa
hạt để cái tơi tự khẳng định mình. Thơ ca là nơi có thể nói đầy đủ tiếng lịng
của họ, họ tuyên bố “Tình chúng ta đã đổi mới, thơ chúng ta cũng phải đổi
mới”.
9


Yêu cầu đổi mới thi ca chính là yêu cầu khẳng định cái tơi, u cầu giải
phóng tình cảm, cá tính của cái tơi. Thơ mới ra đời trong hồn cảnh thoái trào
cách mạng, tầng lớp tiểu tư sản hoang mang dao động, mất phương hướng,
mất lẽ sống, vì vậy họ quay lưng lại. Cuộc chiến tranh chính trị chuyển dần
sang đấu tranh bên lĩnh vực văn hóa. Thơ ca trở thành nơi lựa chọn để “chạy
trốn”, thoát ly cuộc đời, vừa để ngi qn thực tại vừa như có thể giải phóng

và phát triển cá nhân. Trong khi “chạy trốn” như thế, họ thấy mình vẫn có
đóng góp cho dân tộc nên trong thơ mới nhu cầu khẳng định và nhu cầu thoát
ly gần như tồn tại song song. Nếu nhu cầu khẳng định đưa thơ mới đến sự tin
tưởng, thái độ nhập cuộc, lịng u đời thì thốt ly đưa đến nỗi buồn, nỗi cô
đơn và ngày càng có xu hướng tăng cao. Trên thực tế, thơ mới đã tìm được
nhiều con đường thốt ly: Vào cõi tiên (Thế Lữ), vào tình yêu (Xuân Diệu),
về đồng quê (Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đồn Văn Cừ…), vào tơn giáo (Hàn
Mặc Tử), vào vũ trụ (Huy Cận).
Cũng trong thời kỳ này văn học có nhu cầu đổi mới theo hướng hiện đại
hóa. Một số nhà thơ đã thấy sự khủng hoảng tiêu điều của thi đàn với loại thơ
nhìn mất sinh khí (thơ Đường cuối mùa), họ dũng cảm đổi mới thơ ca của
mình (Tản Đà, Trần Tuấn Khải). Nhưng đó chỉ là những cố gắng lẻ tẻ và phải
đến thơ mới, thì mới có cuộc cách mạng trong thơ ca để chuyển từ thơ trung
đại sang thơ hiện đại, từ thơ điệu ngâm sang thơ điệu nói và cái ta phi ngã đã
dần nhường chỗ cho cái tôi cá nhân thơ mới.
Tiểu kết chương 1.
Cái tơi trữ tình là một khái niệm cơ bản của việc nghiên cứu đặc trưng
thể loại thơ trữ tình. Cái tơi trữ tình là một hiện tượng nghệ thuật khác với cái
tôi của nhà thơ. Cái tơi trữ tình là thế giới chủ quan, là thế giới tinh thần của
con người được thể hiện trong tác phẩm nghệ thuật. Cái tơi trữ tình có khả
năng khái quát được những giá trị tinh thần, không chỉ là một cá nhân mà của
10


cả một thời đại. Cái tơi trữ tình khơng chỉ cái suy tư, cái cá nhân, cái độc đáo
mà còn bao gồm nhiều cung bậc đa dạng khác.
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC GIẢ XUÂN DIỆU VÀ
TẤC PHẨM “GỬI HƯƠNG CHO GIÓ”
2.1.


Cuộc đời và sự nghiệp của Xuân Diệu

2.1.1. Cuộc đời
Xn Diệu (1916 – 1985) cịn có bút danh là Trảo Nha, tên khai sinh là
Ngô Xuân Diệu. Cha của Xuân Diệu là một nhà nho, quê ở làng Trảo Nha
(nay là xã Đại Lộc), huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh; mẹ thi sĩ quê ở Gò Bồi, xã
Tùng Giản, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Xuân Diệu lớn lên ở Quy
Nhơn. Năm 1940, sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên
chức ở Mỹ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết
văn kết bạn thơ với Huy Cận, là thành viên của Tự lực văn đoàn(1938 –
1940). Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước cách mạng tháng tám
năm 1945. Ông hăng say hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Cả
cuộc đời ơng gắn bó với nền văn học dân tộc. Ơng là Uỷ viên Ban Chấp hành
Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983, Xuân Diệu được bầu là
Viện sĩ thông tấn Việt Hàn lâm nghệ thuật Cộng hịa dân chủ Đức. Năm 1985,
ơng lâm trọng bệnh và qua đời.
Cuộc đời của Xuân Diệu gắn bó với giấy bút và được mọi người nhận xét
là người vô cùng chăm chỉ tỉ mỉ trong cơng việc. Ơng từng nói rằng “Nhà văn
tồn tại ở tác phẩm. Khơng có tác phẩm thì nhà văn ấy coi như đã chết”. Ơng
thích lối sống gọn gàng ngăn nắp, chỉn chu.Thời gian trong ngày ông dùng
vào việc viết lách cho các tờ báo và cần mẫn sáng tác thơ ca.

11


Ông đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
năm 1996.
2.1.2. Sự nghiêp
Xuân Diệu là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất trong phong trào
thơ mới những năm 1935-1945. Bên cạnh là một thi sĩ, ơng cịn là nhà báo,

nhà phê bình văn học nổi tiếng. Nhắc đến Xuân Diệu là nhắc đến "ông hồng
của thơ tình Việt Nam'. Những tác phẩm thơ của ơng được nhiều người mến
mộ, cũng như có vị trí nhất định trong văn đàn thơ ca nước nhà. Người ta tìm
đến thơ ca, là để tìm thấy sự đồng điệu, sự ngân cảm trong tâm hồn con
người. Thơ của Xn Diệu như những dịng chảy tâm tình, dạt dào, bao la, rạo
rực. Cũng như bao nhà thơ khác trong thơ mới, thơ của Xuân Diệu có những
nỗi buồn chất chứa, sâu lắng trong từng con chữ. Thế nhưng, ông có một điểm
khá đặc biệt và nổi trội hơn hẳn, đó chính là sự nhận thức, ý thức về khơng
gian, thời gian, lí tưởng sống: sống nhanh, sống có ý nghĩa. Sự ý thức, nhận
thức về thời gian, về cuộc đời ấy ở Xuân Diệu, đã khiến cho thơ của ông
mang màu sắc riêng, nét đẹp riêng. Dẫu rằng thời gian có trơi đi, năm tháng
có dần phai mờ từng nét mực, thì những tiếng lịng tha thiết của Xn Diệu
vẫn mãi cịn đó, cịn sống mãi trong lịng độc giả bao thế hệ mai sau. Và quả
thật không ngoa chút nào, khi Hoài Thanh, Hoài Chân - nhà phê bình văn học,
đã nhận xét về ơng: "Xn Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới"
Không phải tự nhiên ơng được Hồi Thanh cho là nhà thơ “mới nhất
trong các nhà thơ mới” hay là “ơng hồng thơ tình”. Bởi ơng đã đem đến cho
nền thơ ca Việt Nam đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm hứng mới,
thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy
tính sáng tạo. Ông là nhà thơ của mùa xuân, của tình yêu, của tuổi trẻ, của
khát vọng với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

12


Với phong cách làm thơ như thế ông đã để lại cho đời một di sản văn
học đồ sộ gồm nhiều thể loại:
- Trước cách mạng tháng Tám:
Trước cách mạng tháng Tám ông được xem là “người mang đến cho thơ
mới nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan), là nhà thơ “mới nhất trong các nhà

thơ mới” (Hoài Thanh). Ở thời kì này ơng viết cả thơ lẫn văn xi, tiêu biểu
như: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Phấn thông vàng (1939),
Trường ca (1945).
- Sau cách mạng tháng Tám:
Lúc này thơ của ông hướng mạnh vào đời sống thực tế và rất giàu tính
thời sự. Ơng cổ vũ và hăng hái thể nghiệm khuynh hướng tăng cường chất
hiện thực trong thơ. Với những tập thơ tiêu biểu: Ngọn quốc kì (1945), Hội
nghị non sơng (1946), Dưới vàng sao (1949), Sáng (1953), Mẹ con (1954),
Ngôi sao (1955), Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay ( 1962), Khối
hồng (1964), Hai đợt sóng (1967), Tơi giàu đơi mắt (1970), Hồn tôi đôi cánh
(1976), Thanh ca (1982); các tập văn xi, tiểu luận phê bình nghiên cứ văn
học: Tiếng thơ (1951), Những bước đường tư tưởng (1958), Ba thi hào dân
tộc (1959), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Trị chuyện với các bạn làm thơ
trẻ (1961), Dao có mài mới sắc (1963), Thi hào dân tộc Nguyễn Du
(1966), Đi trên đường lớn (1968), Và cây dời mãi mãi xanh tươi (1971), Mài
sắt nên kim (1977), Lượng thông tin và những kĩ sư tâm hồn ấy (1978), Các
nhà thơ cổ điển Việt Nam ( hai tập; 1981& 1982).

13


2.2.

Tập thơ “Gửi hương cho gió”

2.2.1. Xuất xứ tập thơ
Tập thơ này in lần đầu năm 1945 tại nhà in Thời đại. Bìa do Trần Văn
Cẩn vẽ, có thêm phụ bản của Nguyễn Gia Trí. Lời tựa do tác giả tự ghi:
“Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hát chơi

Khi gió sớm vào reo um khóm lá
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời...”
(Lời thơ vào tập Gửi hương)
Phần tác phẩm chính gồm 50 bài
2.2.2. Tư tưởng chung của tập thơ
Cảm hứng nổi bật trong thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám
là cảm hứng tình yêu. Do đó đây cũng là một tập thơ khơng ngoại lệ. Tập thơ
nói về tình u với những nỗi buồn rất não nùng, đi cùng với những nỗi buồn
là những cung bậc cảm xúc khác nhau. Buồn vì mặc dù biết rằng tình u nó
rất nồng cháy, rất mãnh liệt nhưng nó khơng được cuộc đời đón nhận và phải
cầu xin:
“Mở miệng vàng và hãy nói u tơi
Dầu chỉ là trong một phút mà thơi!”
(Mời u)
Có lúc vì buồn tủi quá mà người cất tiếng kêu gọi những ngày xa, những
cảm xúc thuở thanh xuân - tiếng kêu nhiều khi thật mạnh mẽ:

14


“Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ
Trả về đây! và đem trả về đây
Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử
Gấm trong lòng và khi thức chờ ngây!”
(Xuân đầu)
Bên cạnh sự sợ hãi, cô đơn của bản thân là sự xót thương của ơng trước
cuộc đời thờ ơ, lạnh nhạt, phải đau đớn van xin: “Chớ đạp hồn em”, “Chớ để
riêng em phải gặp lòng em” và rơi vào tâm trạng tuyệt vọng:
“Xao xác tiếng gà, trăng ngà lạnh buốt
Mắt run mờ, kỉ nữ thấy trăng trôi

Du khách đi, du khách đã đi rồi…”
(Lời kỹ nữ)
Cũng vì thế, tình yêu trong thơ Xuân Diệu gắn liền với nỗi cô đơn và sự
hoài nghi. Ngay cả khi “được yêu” nhưng “cái tơi” vẫn lo sợ vì cảm nhận sự
biệt li, tan vỡ đang dần đến. Cho dù cùng người yêu dạo bước dưới ánh trăng
“cái tôi” vẫn cảm thấy:
“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá
Hai người nhưng chẳng bớt bơ vơ.”
hay là:
“Nắng mọc chưa tin, hoa rụng khơng ngờ
Tình u đến, tình yêu đi ai biết

15


Trong gặp gỡ đã có mầm li biệt
Những vườn xưa nay đoạn tuyệt dấu hài”
(Giục giã)
Tất cả những gì diễn ra trong câu chuyện “Gửi hương cho gió” đều được
thể hiện qua mấy câu thơ trong bài thơ chủ đề:
“Tình u mn thuở vẫn là hương
Biết mấy lịng thơm mở giữa đường
Đã mất tình u trong gió rủi
Khơng người thấu rõ đến nguồn thương!”
(Gửi hương cho gió)
“Cịn người u...
...mn kiếp là hoa núi
Uổng nhụy lòng tươi tặng khách hờ.”
(Gửi hương cho gió)
2.3.


Vị trí thơ của Xn Diệu trong phong trào thơ mới

Ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn Xuân Diệu đã lọt vào “mắt xanh”
của những người có tên tuổi và uy tín trong giới văn nghệ sỹ. Mặc dù, cách
nhìn nhận và đánh giá của các tác giả có những điểm khác nhau nhưng nhìn
chung các bài viết đều thống nhất đánh giá cao vai trò và vị trí hàng đầu của
Xuân Diệu đối với phong trào thơ mới.
Trong bài viết đầu tiên giới thiệu Xuân Diệu năm 1937, Thế Lữ người đi
tiên phong của phong trào thơ mới đã có những nhận xét chuẩn xác, biểu hiện

16


sự trân trọng đối với một tài năng của đất nước “thơ của ơng khơng phải là
“văn chương” nữa, đó là lời nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành
cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẫn trong những âm thanh…Xuân
Diệu, nhà thi sỹ của tuổi xuân, của lòng yêu và của ánh sáng”.
Bài viết về Xuân Diệu trong “Thi nhân Việt Nam” năm 1942 của Hoài
Thanh cho rằng thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có, là “nhà
thơ mới nhất trong các nhà thơ mới…”.
Lịch sử phát triển của phong trào thơ mới có ba chặng (1932 – 1935,
1936 – 1939, 1940 – 1945). Xuân Diệu xuất hiện trên thi đàn ở chặng thứ hai
vào lúc mà thơ mới phát triển đến đỉnh cao.
Trong nửa sau những năm ba mươi, lá cờ đầu của phong trào thơ mới
được chuyển qua tay Xuân Diệu. Với sự xuất hiện của Xuân Diệu, ơng được
xem là chủ sối của phong trào thơ mới. Cùng với các nhà thơ mới cùng thời
(Huy Cận, Tế Hanh…) họ đã làm thành dịng chính của thơ mới thời kỳ này.
Xuân Diệu – nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, tiêu biểu đầy đủ
nhất cho thời đại, cái tơi đã thực sự được giải phóng. Nó khơng cịn dáng vẻ

bỡ ngỡ, dè dặt trước đó mà nó phát triển hết sức thành thật, táo bạo những
cảm xúc, khát khao của trái tim đang tràn đầy cháy bỏng. Thơ Xuân Diệu là
khát sống, khát yêu đến cuồng nhiệt. Con người ấy muốn uống cạn một cách
vồ vập cái ly tràn đầy sự sống nhưng đồng thời, Xuân Diệu hiểu rất rõ sự trôi
chảy của thời gian, sự tàn phai của tuổi trẻ, nỗi bất trắc của cuộc đời vì vậy
con người yêu sống nồng nàn ấy luôn vội vàng, giục giã để tận hưởng cuộc
sống.
“Thà một phút huy hồng rồi chợt tắt
Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm”

17


Khát vọng yêu và khát vọng giao cảm với cuộc đời là một thái độ nhân
sinh tích cực, ơng quả quyết không chấp nhận cuộc sống tẻ nhạt, vô nghĩa.
Trong thơ Xuân Diệu thoát lên một nhu cầu mãnh liệt là được cảm thơng, chia
sẻ. Con người rất có ý thức về bản ngã ấy không phải là một cái tơi khép kín
mà là cái tơi ln mơ ra với cuộc đời, khát khao được hòa nhịp cùng cuộc
sống với lòng khát sống, khát yêu. Và khát khao giao cảm ấy là động lực biến
Xuân Diệu thành nhà thơ tình lớn. Bởi vì trên đời khơng có gì làm cho con
người ta cảm thấy được sống đầy đủ, trọn vẹn, mãnh liệt bằng tình u và có
niềm giao cảm nào gần gũi, tuyệt vời hơn khi người ta yêu?
Một tình yêu đích thực, chân thành, táo bạo rất đỗi trần tục, đậm sắc dục
nhưng thật lý tưởng, đòi hỏi trước hết là sự giao hòa tuyệt đối của hai tâm
hồn. Lời thơ nồng nàn, đầy sức sống thể hiện niềm khao khát giao cảm trọn
vẹn về linh hồn của con người, trong cái cuộc đời lạnh lùng đẩy mỗi cá nhân
vào một hịn đảo cơ đơn đó. Bi kịch của tâm hồn Xn Diệu cũng chính ở đó.
Muốn hiến dâng tâm tình chân thành, si mê, thèm khát sự giao cảm với đời
nhưng cuộc đời đáp lại ông bằng sự thờ ơ, lạnh lẽo. Hồi Thanh có câu “Đời
chúng ta nằm trong vịng chữ tơi, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu nhưng càng đi

sâu càng thấy lạnh”.
Đến Xuân Diệu, cái tơi đã đào tới tận đáy của nó, nó bỗng cảm thấy tất
cả sự nhỏ bé, trơ trọi của nó trong một thế giớ bao la xa lạ cuối cùng nó gặp
chính nó: “Chớ để riêng em phải gặp lịng em”.
Có thể nhận định rằng, Xn Diệu là người có vai trị to lớn trong việc
cách tân đối với thơ ca Việt Nam khi đó “Xuân Diệu là người đem đến cho thi
ca nhiều cái mới nhất” (Vũ Ngọc Phan). Cái mới ấy diễn đạt bằng một giọng
điệu, một ngơn ngữ nồng nàn, trẻ trung chưa từng có.

18


Đồng thời, do ảnh hưởng của chủ nghĩa tượng trưng Pháp để đi sâu cào
cái huyền diệu bên trong của cái tơi cho nên Xn Diệu có những rung cảm
hết sức tinh tế.
Quy luật thăng trầm cùng bi kịch của cuộc đời cái tơi. Cái tơi trữ tình
trong thơ mới được thể hiện khá đầy đủ trong sáng tác của Xuân Diệu, vị đại
diện ưu tú nhất cho thời đại thơ ca. Cùng chung nỗi đau lớn của những thân
phận nô lệ trong xã hội, mỗi nhà thơ lãng mạn có một cách “chạy trốn”, riêng
Xuân Diệu là người chấp nhận nỗi đau một cách độc đáo và nhân văn với một
khát vọng sống nồng cháy và bền bỉ:
“Tôi kẻ đưa răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”
(Hư vơ)
Tiểu kết chương 2.
Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có
đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.
Xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa
lớn.


19


CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CÁI TƠI TRỮ TÌNH TRONG THƠ XUÂN
DIỆU TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
3.1.

Các dạng thức biểu hiện của cái tơi trữ tình trong thơ Xn
Diệu

3.1.1. Cái tơi độc đáo – tích cực thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống
Làm nên chiến thắng vẻ vang của phong trào thơ mới qua mấy năm đấu
tranh khá kịch liệt với thơ cũ trước tiên phải ghi nhận công lao của Thế Lữ,
Lưu Trọng Lư, Huy Thông. Khi Xuân Diệu, với trái tim si mê, với hồn thơ
“Âu hóa” rõ rệt hơn xuất hiện thì những tháng năm “đại náo” trong dịng thơ
đã đi qua. Thơ mới vừa tồn thắng ngọn cờ phong trào từ chủ tướng Thế Lữ
được chuyển giao ngay sang bàn tay mới và chàng thanh niên Xuân Diệu quả
không phụ công sức của những người giành giật, khai thác đã giương cao hơn
nữa ngọn cờ, mau chóng trở thành vị đại biểu ưu tú nhất của một thời đại thi
ca.
Do cái tơi thời này cịn e dè, chưa dám bộc lộ một cách trực tiếp mọi
ham muốn cá nhân, Lưu Trọng Lư đưa người đọc vào thế giới dường nửa hư,
nửa thực, thế giới của mộng mơ, của nhớ thương bằng những vần thơ trong
sáng, đượm buồn trong nhạc điệu vấn vương êm đềm. Cuộc sống thơ Thế Lữ
vẫn chưa phải là cuộc sống thực mà dường như vẫn khốc cái áo bồng lại tiên
cảnh. Đó dường như vẫn là thế giới của những người tiên, cảnh tiên, của
những kim đồng, ngọc nữ,… Tuy là ngọn cờ đầu của phong trào thơ mới
nhưng vẫn chưa đoạn tuyệt hẳn với những ước lệ cổ điển, cái tôi ở đây cịn e
dè, ngượng ngịu như cơ dâu mới về nhà chồng còn phải lấy cái quạt che mặt.

Cái quạt là ước lệ trong thơ cũ. Giữa lúc ấy, Xuân Diệu xuất hiện, gạt bỏ
những giấc mộng sầu man mác của Lưu Trọng Lư, hoài bão mơ hồ trong thơ
Thế Lữ. Xuân Diệu dứt khoát và say sưa phát biểu thẳng những ham muốn

20


riêng tư, những khao khát hưởng thụ của mình. Có thể nói rằng, đến Xn
Diệu, cái tơi tiểu tư sản ngang nhiên đòi hỏi được thỏa mãn một cách tối đa
những nhu cầu của cuộc sống vật chất, của tình cảm, cảm giác phức tạp mà
nồng nàn mãnh liệt nhất.
Có lẽ trong tất cả các nhà thơ mới chưa ai bộc lộ lòng ham sống đến mức
thiết tha, cuồng nhiệt như Xuân Diệu:
“Kẻ đứng trái tim trìu máu đất
Hai tay chín móng bám vào đời”
(Hư vơ)
Ơng ln ví mình như cây kim bé nhỏ mà vạn vật là muôn đá nam châm.
Xn Diệu ln ước ao sự hịa hợp khăng khít với thế giới thiên nhiên, vầng
trăng, cây cỏ, hoa lá,…với mọi người, nhất là những người đang trẻ tuổi, trẻ
lịng. Khơng ít nhà thơ mới có những lần cảm thấy thú vị khi trầm mình trong
nỗi cơ đơn, ngược lại Xuân Diệu rất lo sợ sự lẻ loi, sợ thờ ơ lạnh nhạt. Vì thế,
trong các nhà thơ, khao khát thực hiện bằng thơ cái nhu cầu đối thoại giao
tiếp như Xn Diệu, ơng bộc bạch lịng ham muốn, bộc lộ nỗi hốt hoảng trước
sự chảy trôi của thời gian.
Ông khẩn thiết kêu gọi mọi người hãy bận tâm, siêng năng mà sống, mà
yêu cho toàn vẹn tuổi xuân hiếm hoi của ta:
“Trời cao trêu nhử chén xanh êm
Biển đắng không nguôi nỗi khát thèm
Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi ta muốn uống hồn em”


21


(Vơ biên)
Hay
“Thà một phút huy hồng rồi chợt tắt
Cịn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Em vui đi răng nở ánh trăng rằm
Anh hút nhụy của mỗi giờ tình tự”
(Giục giã)
Có thể dẫn ra nhiều đoạn thơ nữa của Xuân Diệu thể hiện đặc biệt sôi nổi
ham yêu khát sống của mình. Có thể được một hệ thống động từ diễn tả đầy
đủ các động tác mạnh bạo từng được Xuân Diệu bộc bạch nhiệt tình hưởng
thụ cuộc sống nồng cháy, hăm hở đến kỳ lạ.
Xuân Diệu khẳng định cái tơi trữ tình bằng cách gắn bó với cuộc sống.
Niềm ham muốn được gửi cả vào niềm khao khát vô biên của tình u và tuổi
trẻ bởi ơng coi đó là phần ngon nhất của cuộc đời. Đến Xuân Diệu, cái tơi tiểu
tư sản khơng cịn u một cách rụt rè, nhớ thương bóng gió nữa. Bây giờ
Xuân Diệu là “Kẻ uống tình u dập cả mơi” mà vẫn khơng lúc nào ngi nỗi
khát thèm.
Rõ ràng, tình u của cái tôi tiểu tư sản này mang nặng triết lý hưởng thụ
cuộc sống trần tục, thèm muốn hịa hợp vơ biên và tuyệt đích trong tình u
được Xn Diệu nói một cách chân thành táo bạo. Cường độ cảm xúc cao
được biểu hiện bằng thứ ngôn ngữ sinh động giàu sức gợi cảm trực tiếp. Phải
chăng đây chính là nguyên nhân khiến thơ ông “mang theo một nguồn sống
dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” theo “Thi nhân Việt
Nam”.

22



Đối với các nhà thơ lúc bấy giờ gắn bó với cuộc đời khơng phải dễ bởi vì
cuộc đời đối lập với những khát vọng, càng yêu đời bao nhiêu, càng đau khổ
bấy nhiêu. Bỏ đời mà đi, Thế Lữ thốt lên tiên, Lưu Trọng Lư vào vườn tình,
Chế Lan Viên trốn vào cõi âm,… Xuân Diệu cũng có lúc như vậy: “Ta bỏ đời
mà đời cũng bỏ ta”. Nhưng đó là ơng nói vậy thơi, ơng làm mình làm mẩy
với cuộc đời vậy thôi chứ Xuân Diệu làm sao mà bỏ đời được vì cuộc đời rất
ngon lành và hấp dẫn mà ông bám vào đời bằng sức mạnh kỳ lạ.
“Tôi kẻ đau răng bấu mặt trời
Kẻ đựng trái tim trìu máu đất
Hai tau chín móng bám vào đời”
(Hư vơ)
Chính chỗ đứng này, vị thế cái tơi này mà Xuân Diệu phát hiện ra ý
nghĩa đích thực của cuộc sống.
Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là thế giới cái đẹp của con
người. Điều đó chi phối quan điểm nghệ thuật của ơng, chi phối mục đích
sáng tác của ông.
Đối với Xuân Diệu, việc làm thơ là để ơng tìm đến sự giao lưu, sự hịa
hợp giữa mình với cuộc đời, con người ông muốn “gửi hương cho gió”, muốn
biến mình thành hạt ‘”phấn thơng vàng” muốn trút tất cả tâm hồn mình vào
thơ ca để bay đến với con người với cuộc đời ơng đó là hạnh phúc.
“Thơ tơi đó gió lùa đem tỏa khắp
Và lịng tơi mời mọc bạn chia nhau
Trơng thấy nghìn mơi rượu mùa ăm ắp

23


Tơi sẽ vui có được tấm lịng sầu”

Như vậy, với Xuân Diệu, phong trào thơ mới lên đỉnh cao, ở độ trịn đầy,
sung mãn nhất của nó. Lần đầu tiên, với Xuân Diệu, cái tôi tiểu tư sản ý thức
được sâu sắc chính mình, mạnh dạn bày tỏ niềm ước vọng hưởng thụ cuộc
sống. Thơ Xuân Diệu là nguồn cảm hứng yêu cuộc đời, yêu cuộc sống, một
khát vọng sống, một khát vọng hưởng thụ chưa từng thấy trong thơ ca.
Xuân Diệu là một người vô cùng yêu cuộc sống, đây là tình yêu rất hăm
hở và rạo rực đến kỳ lạ, Xuân Diệu yêu một cách vồ vập và cuống quýt.
“Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”
(Vội vàng)
Nói chung, cùng tất cả các nhà thơ mới ai cũng yêu đời kể cả Hàn Mặc
Tử - người có cuộc sống bi đát nhất ông cũng yêu đời trong nỗi đau. Nhưng
có lẽ, khơng có ai có một sức mạnh của một tấm lịng trần như Xn Diệu.
Ơng u cuộc sống bằng tất cả tình u của tấm lịng trần thế, yêu bằng một
tình yêu vật chất.
Cái đẹp của cuộc sống, cái đẹp của tình yêu, sức hấp dẫn của nó là rất cụ
thể, rất vật chất, rất trần tục. Xn Diệu thường vật chất hóa những cái vơ
hình, trừu tượng (hương thơm, màu sắc, ngọn gió, khúc nhạc,,,) thành những
thực thể vật chất, tất cả đều trở thành nguồn dinh dưỡng để nuôi sống ông
“Ta bấu răng vào da thịt của đời
Ngồm sự sống để làm êm đói khát””
“Nên lúc môi ta kề miệng thắm
Trời ơi ta muốn uống hồn em”

24


(Vơ biên)
Với một tình u là khát vọng sống như vậy, Xuân Diệu tập trung ca
ngợi những hình thái giàu chất sống nhất của cuộc sống (mùa xuân, tuổi trẻ và
ái tình…). Đối với Xuân Diệu mùa xuân gắn liền với tuổi trẻ và tình u. Có

nhiều lúc ơng mượn cảm hứng mùa xuân để nói về tuổi trẻ và tình u:
“Xn của đất trời nay mới đến
Trong tơi xn đến đã lâu rồi
Từ khi yêu nhau hoa nở mãi
Trong vườn thơm ngát của hồn tôi”
(Nguyên Đán)
Nếu Xuân Diệu coi được giao cảm với con người là hạnh phúc thì tình
yêu là tuyệt đỉnh của hạnh phúc ấy. Suốt đời Xuân Diệu băn khoăn một điều:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ không thương một kẻ nào”
Nhà thơ mời yêu, kêu gọi tuổi trẻ hãy biết yêu say đăm:
“Mở miệng vàng và hãy nói u tơi
Dù chỉ là trong một phút mà thôi”
(Mời yêu)
Xuân Diệu náo loạn cả khung trời tình ái bằng một thứ ái tình táo bạo
mới mẻ. Tình u của ơng khơng chịu sự chi phối, kiểm sốt của lý trí, ơng
muốn u thật si mê, thật chân thành, muốn trở thành sứ giả của tình yêu:

25


×