Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Vẽ kè móng, tính toán san gạt bằng phần mềm Land desktop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.52 MB, 24 trang )

PECC4

Báo cáo thử việc

1.2. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ SAN GẠT – KÈ
MÓNG CHO ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN
1.2.1. Các khái niệm.
- Hạ cốt: là việc hạ tồn bộ cao trình của vị trí, qua đó hạ cao trình treo dây của cột.
Khơng giới hạn cao trình hạ cốt, tuy nhiên cần xem xét khả năng sạt sườn taluy dương
đối với các địa hình dốc lớn do việc san gạt gây ra cũng như các tầng địa chất tại vị trí.
- Cốt tự nhiên tại tim vị trí là cao trình tự nhiên ban đầu tại tim vị trí.
- Cốt san gạt là cao trình của mặt bằng cao nhất sau khi được hạ cốt.
- Lệch móng: là việc hạ một phần cao trình mặt móng nhằm giảm chiều cao cục bộ,
nó khơng làm ảnh hưởng đến cao trình treo dây của cột. Chiều cao lệch móng là 1,2m;
1,8m; 2;4m và 3m. Đối với lệch móng từ 1,8m trên lên cần gia cố bằng kè móng nhằm
tăng cường ổn định và làm việc chung của hệ thống.
- Sườn cứng: là cấu kiện nhằm phân chia chiều dài xây mái kè. Nó dùng cho trường
hợp xây kè nghiêng.
- Phạm vi chiếm đất vĩnh viễn là một hình chữ nhật có các cạnh song song với các
đường kích thước và phải bao toàn bộ phạm vi của các cấu kiện tại vị trí đó.
1.2.2. Định vị tim móng và khoảng cách bảo vệ.
1.2.2.1. Định vị tim móng:
Tại tim vị trí ta dựng trục vng góc với hướng tuyến (đối với cột đỡ, néo
thẳng) hoặc dựng hệ trục phân giác (đối với cột néo góc), các cột cuối căn cứ vào góc
bố trí của xà so với trục về phía néo của tuyến đường dây. Căn cứ vào bề rộng chân cột
(xem sơ đồ cột) ta sẽ định vị được tim các móng bố trí dưới nó.
Chú ý: Khi dựng xong các hệ trục ta kiểm tra chúng có bắt toạ độ Z khơng, nếu
có thì nhập giá trị 0 cho chúng (vì khi có toạ độ Z các thao tác trong mặt phẳng có
nhiều lệnh khơng thực hiện được, gây trở ngại và khó chịu cho ta khi vẽ…)
1.2.2.2. Khoảng cách bảo vệ:
Là khoảng cách đủ để đảm bảo khối đất trên mặt tham gia chống nhổ được bảo


vệ, khoảng cách này được tính tốn căn cứ vào bề rộng, độ chơn sâu của móng và lớp
đất tính tốn: abv = B + max(0,3+Hcm x m; Hcm x tag
Với:

B là bệ rộng của móng tính từ tim trụ móng về phía ngồi mép móng (m)
Hcm là độ chơn sâu của móng trong đất (m)
là góc chống nhổ tính tốn của của khối đất (độ)
m là cotag độ mở mái taluy hố móng lấy theo định mức chuyên ngành.
0,3m là độ mở rộng đáy móng theo qui định.

Căn cứ kinh nghiệm ta có góc dao động từ 7 đến 10 độ, vì vậy để
đơn giản chọn giá trị Hcm x tag 0,15m theo 1m chiều sâu chơn móng.
Giá trị abv tính chọn cuối cùng để vẽ tính làm trịn chính xác đến 0,5m.
Người thực hiện: Lê Văn Phú

1


PECC4

Báo cáo thử việc

Với giá trị abv ta sẽ “offset” chu vi tim cột ra một khoảng a bv. Như vậy ta đã có
sơ bộ dữ liệu ban đầu (chu vi cần bảo vệ) để làm tiền đề thiết kế bản vẽ.
1.2.3. Giải pháp ban đầu:
1.2.3.1. Xác định điểm cao nhất và thấp nhất:
Căn cứ vào cao độ tự nhiên tai tim vị trí ta sẽ xác định sơ bộ được chiều cao hay
chiều sâu lớn nhất của mái đất đào hoặc mái đất đắp dự kiến.
1.2.3.2. Giải pháp ban đầu:
Nếu chiều sâu mái đất đắp dự kiến là lớn (cao trên 3m) thì ta phải có giải pháp

giảm chiều sâu của mái đất (chiều sâu đến dưới 3m là được) bằng biện pháp hạ cốt mặt
móng, dùng móng lệch hoặc áp dụng cả 2 phương pháp trên nếu chiều sâu mái đất là
lớn mà giải pháp hạ cốt không cho phép được nhiều.
Để được chấp thuận hạ cốt người thiết kế phải liên hệ chủ nhiệm dự án cấp
căng dây và khoảng cách an toàn cho từng khoảng cột, qua đó ta có thể chủ động hạ
cốt cho phù hợp. Tránh hạ cốt đến giới hạn bảo vệ theo từng cấp điện áp mà CNDA đã
chọn nhằm dự phòng do thi cơng sai sót cao trình sau này nếu có.
1.2.4. Xác định giao tuyến mái đào với mặt đất tự nhiên:
Đa số các vị trí kè móng thường nằm vùng đồi núi nên lớp địa chất tương đối
tốt, hệ số taluy mái đào thông thường thiết kế là tỉ lệ 1:2 (ngang : đứng). Giao tuyến
của mái đào với mặt đất tự nhiên là xác định giao điểm mái đào với các đường đồng
mức (thông thường chênh cao các đường đồng mức là 0,5m).
Giao tuyến giữa mái đào với mặt móng chính là đường chân của mái đào. Trên
đường này ta xác định vị trí có cùng cao trình với mặt móng, nó cũng là điểm khởi đầu
của mái đào (đây là điểm thứ nhất của giao tuyến).
Thông thường cao trình tự nhiên tại tim móng nằm giữa 2 đường bình đồ (cao
độ lẻ), để tiện cho việc xác định các giao điểm với các đường đồng mức ta phải xác
định giao điểm “lẻ” là giao điểm của đường đồng mức trên (đường đồng mức cao gần
nhất so với tim vị trí, giả sử chênh cao này là h). Các bước vẽ giao điểm mái đào với
các đường đồng mức như sau:
-

Từ đường chân mái đào ta “offset” ra với một khoảng cách h/2, đường này sẽ
cắt đường đồng mức cao gần nhất so với tim vị trí tại một điểm (đây là điểm thứ
2).

-

Từ đường này ta liên tiếp “offset” ra một khoảng là 0,25m (một nữa so với
chênh cao các đường đồng mức), xác định các giao điểm liên tiếp của các

đường vừa “offset” ra với các đường đồng mức liên tiếp cho đến khi giao điểm
này vượt qua đường chéo của chu vi bảo vệ (đường chéo này hợp với phương
ngang 45 độ, chính là giao tuyến 2 mái đào 2 bên). Điểm cuối cùng của giao
tuyến của mái đào này với mặt đất tự nhiên (MĐTN) chính là giao điểm của
đường chéo với đoạn thẳng cuối cùng (có một điểm là giao điểm vừa vượt qua
đường chéo và điểm còn lại là giao điểm kề nó).

Người thực hiện: Lê Văn Phú

2


PECC4

-

Báo cáo thử việc

Nối các điểm vừa tìm được ta có giao tuyến của mái đào với mặt đất tự nhiên,
giao tuyến các mái đào còn lại xác định tương tự.

-

Chú ý rằng chiều cao giữa 2 mái giao nhau phải bằng nhau vì vậy khi xác định
được điểm cuối của mái đào thứ nhất thì nó cũng là điểm cuối của mái đào thứ
2.
 Các mái đào bình thường:

Là các mái đào trong trường hợp mặt đất tự nhiên trải rộng bình thường, độ dốc
và phương của mái đất ít thay đổi lớn.

Đối với mái đào dạng này ta có thể xác định giao tuyến bằng 2 điểm gồm điểm
thứ nhất và điểm cuối cùng mà không cần xác định các điểm trung gian.
 Các mái đào đặc biệt:
-

Mái đào giật cơ:

Là các mái đào mà cao trình cao nhất đỉnh mái có thể lớn hơn 6m, lúc này ta
phải có biện pháp giảm chiều cao mái đào bằng biện pháp giật cơ mái đào.
Tại vị trí mái đào có chiều cao là 6m (có khi ta chọn 5m hoặc 7m tuỳ thực tế mà
ta có sự phân chia hợp lý giữa chiều cao mái đào dưới và mái đào trên) ta sẽ giật cơ
mái đào với bề rộng cơ là 2m và tiếp tục mở mái đào cho đến khi nào giao đến MĐTN
(nếu chiều cao mái đào trên cơ vẫn lớn hơn 6m ta lại giật cơ tiếp…).
Giao tuyến của mái đào dưới cơ với MĐTN gồm các điểm sau:
+ Điểm thứ nhất (xác định như mái đào bình thường)
+ Điểm “vát” của mái xác định tại giao điểm của mái đào với cao trình 6m
+ Các điểm trung gian xác định như mái đào bình thường.
+ Các điểm còn lại (từ điểm “vát” trở đi) nằm trên đoạn thẳng đi qua điểm cuối
(cách đường chân mái đào 3m) giới hạn đến đường chéo gần nhất (tạm gọi là đường
cuối).
Giao của mái đào trên cơ (mái đào trên cùng) với MĐTN xác định tương tự như
phần trình bày chung ở trên, nếu MĐTN dạng đơn giản cho phép ta xác định giao
tuyến bằng 2 điểm.
-

MĐTN dạng mỏm đồi, thay đổi phương nhiều:

Ta phải xác định chi tiết các giao điểm vì so với mái đất bình thường thì giao
tuyến cuối cùng của nó sẽ “rộng” hơn nhiều như vậy sai số so với thực tế sẽ lớn.
1.2.5. Xác định giao tuyến mái đắp với mặt đất tự nhiên:

Căn cứ vào chênh cao giữa cao trình tại tim vị trí với điểm thấp nhất mà ta
quyết định xây kè hay đắp đất và xây kè dạng gì?
-

Nếu chiều cao lớn nhất của mái đất đắp dưới 1,5m ta sẽ thiết kế mái đất đắp
đơn thuần với mái có tỉ lệ 1:1, phương pháp xác định giao tuyến của mái đất

Người thực hiện: Lê Văn Phú

3


PECC4

Báo cáo thử việc

đắp tương tự như với mái đất đào nhưng hệ số mái khác nhau mà thôi. Không
nên quá máy móc khi lựa chọn ranh giới xây kè hay không, nếu khi hạ cốt 1m
mà mái đất đắp cao đến 1,4m thì ta khơng nên hạ cốt mà xây kè ln cho nó
hoặc hạ thêm để mái đất đắp nhỏ hơn để an tồn cho cơng trình khi vận hành
sau này.
-

Nếu chiều cao lớn nhất của mái đất đắp trên 1,5m ta sẽ thiết kế kè cho mái đất
đắp

+ Nếu mái đất phía taluy âm khơng q dốc (dưới 40 độ) ta sẽ chọn loại hình
mái kè có hệ số mái là 1:2. Cách xác định giao tuyến mái đất để xây kè tương tự như
đối với mái đào (vì cùng hệ số mái). Đối với kè dạng này ta bắt đầu xây kè tại điểm có
độ sâu là 0,8m cho đến điểm sâu nhất của mái đất đắp. Kích thước chân kè và chiều

dày mái kè phụ thuộc vào chiều sâu lớn nhất mái đất đắp.
+Cần hạn chế xây dựng kè cao trên 3m vì khơng phải lúc nào đơn vị thi công
cũng đầm đất như theo đúng như qui định của thiết kế vì vậy dễ gây lún sụt, gãy kè.
1.2.6. Bố trí lỗ thốt nước:
Lỗ thốt nước có nhiệm vụ cho nước thốt ra mái kè để giảm áp lực nước thấm
lên mái. Nước thoát ra từ mái kè qua hệ thống cấu tạo tầng lọc ngược nhằm cho nước
ra với áp lực nhỏ và giữ đất nhằm chống trơi đất mái kè.
Lỗ thốt nước thường làm bằng ống nhựa đường kính 80mm, dài khoảng 0,5m.
Khoảng cách giữa các lỗ thông thường là 3m theo chiều ngang và 4m theo chiều cao.
Nếu chỉ bố trí một hàng thốt nước thì cần bố trí về phía thấp của mái kè, thơng
thường bố trí nghiêng 10 độ và cách đầu chân kè một khoảng 0,3m.
Việc thi công chính xác cấp phối thiết kế của tầng lọc ngược quyết định đến
cơng dụng của lỗ thốt nước nếu khơng chúng sẽ gây nguy hiểm vì xói lở do rửa trơi.
1.2.7. Bố trí mương thốt nước:
Mương thốt nước có tác dụng đưa lượng nước mặt ra khỏi phạm vi an tồn của
hố móng nhằm tránh xói lở chân kè (mái đất đắp) và gây áp lực lên mái kè.
Mương thoát nước thiết kế sao cho nó đủ năng lực thốt lượng nước mặt (tiết
diện ngang và độ dốc bố trí hợp lý). Có 2 loại mương thốt nước:
- Mương bố trí trên đỉnh:
Bố trí cho trường hợp độ dốc taluy dương là lớn và trải dài, để tránh nước mặt
gây sạt lở trực tiếp cho các mái taluy ta phải hướng lượng nước mặt từ đầu để không
cho chảy vào phạm vi an tồn của móng. Khoảng cách từ mương trên đến mái taluy
dương tuỳ thuộc thời gian làm việc của cơng trình nhằm đảm bảo an tồn khi xảy ra
sạt lở. Phải định vị mương chính xác trên mặt bằng theo trục trực giao của hệ đến trục
tim của mương.
+ Ưu điểm: chủ động thoát nước ngay từ đầu nên giảm thiểu sạt lở mái taluy
dương, vì độ dốc theo mái đất tự nhiên nên thường lớn do vậy làm giảm thiểu hiện
tượng bồi lấp mương.
Người thực hiện: Lê Văn Phú


4


PECC4

Báo cáo thử việc

+ Nhược điểm: khối lượng công tác lớn, chiếm nhiều diện tích chiếm đất vĩnh
viễn và đơi khi khó bố trí được do vướng đá bề mặt, cây cối...
- Mương bố trí dưới mặt móng:
Bố trí dưới chân mái đào, nó được bố trí kết hợp mương trên khi chiều cao mái
đào trên 4m, trên các cơ mái đào hoặc khi MĐTN là tương đối thoải ta khơng cần bố
trí mương thốt ở trên.
+ Ưu điểm: dễ dàng bố trí (vì mặt bằng móng đã có được từ thi cơng bêtơng
móng), ít khối lượng, giảm diện tích chiếm đất vĩnh viễn.
+ Nhược điểm: vì bố trí dưới chân taluy dương nên dễ bị đất trên mái trôi
xuống lấp đầy, vì độ dốc bố trí khơng được lớn (dốc 2%) nên dễ bị bồi lắng sau một
thời gian vận hành.
Chú ý: Mương thốt nước bố trí sao cho nước thốt ra hẳn phạm vi an tồn
của móng, đối với mương thốt dưới mặt móng bố trí với chiều dài đầu ra đủ điều
kiện để thoát nước nghĩa là “điểm thốt nước” cuối cùng phải thấp hơn cao trình mặt
móng (là điểm có cao trình thấp hơn cao trình xây dựng cuối cùng của mương đúng
bằng chiều cao của mương).
1.2.8. Vẽ mặt cắt ngang:
Mặt cắt ngang (MCN) có tính chất mô tả tương đối mặt cắt thể hiện trên mặt
bằng, tuy nhiên cần thể hiện sát với thực tế các kích thước quan trọng như chiều cao
mái đất đắp, chiều cao xây kè, định vị kích thước mương trên nếu có.
Đường mặt đất tự nhiên phải là đường đa giác trơn (bo bằng lệnh fillet với bán
kính phù hợp), độ dốc của đường đa giác phải thể hiện tương đối với hiện trạng tự
nhiên của nó.

1.2.9. Tính tốn khối lượng:
1.2.9.1. Khối lượng đá xây:
Việc tính tốn khối lượng đã xây là đơn giản vì các khối xây được định vị và có
kích thước chi tiết hình học rõ ràng.
-

Chiều dài tính tốn của mương thốt nước là chiều dài ghi trên mặt bằng

-

Chiều dài chân kè là chiều dài xác định theo chênh cao của các đoạn chân kè
trên mặt bằng được chỉ định.

-

Số lượng lỗ thoát nước xác định theo thực tế bố trí trên mặt bằng.

-

Sườn cứng tính chiều dài thực tế theo mái nghiêng của kè.

-

Mái kè được xác định theo độ nghiêng của mái, có sự tách bạch khối lượng của
phần mái kè và phần sườn cứng gia cường.

1.2.9.2. Khối lượng đất đào:
Là khối lượng đất đào khi mở rộng hố móng để xây chân kè, xây mương. Độ
mở rộng của hố móng là 0,3m cho mỗi bên, riêng mương trên phần áp mái nghiêng
không mở rộng.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

5


PECC4

Báo cáo thử việc

1.2.9.3. Khối lượng san gạt:
Là khối lượng đất đào từ giới hạn cao trình bắt đầu đắp đất trở lên.
Xác định khối lượng theo giới hạn các đường đồng mức
V = (Ftb x H) (m3)
Ftb = (F1 + F2)/2 (m2)
Với: F chính là diện tích giới hạn bởi mặt phẳng nằm ngang ứng với cao trình Z
>0 (0 là cốt tự nhiên tại tim vị trí, hay cốt san gạt) và đường biên giới hạn của các giao
tuyến của mái đào.
+ F1 là diện tích mặt bằng giới hạn bởi đường đồng mức cao trình tim móng và
chu vi của giới hạn của các giao tuyến mái đào.
+ F2 là giới hạn của đường đồng mức kế tiếp với chu vi của giới hạn mái đào.
Chú ý: Trường hợp địa hình dạng mỏm đồi mà các mặt phẳng giới hạn bởi các
cao trình đường đồng mức tính tốn khơng cắt các đường biên giới hạn của các giao
tuyến của mái đào thì nó chính là da giác khép kín của các đường đồng mức tính tốn.
+ H là chênh cao giữa 2 đường đồng mức có diện tích F1 và F2.
-

Ưu điểm: xác định chính xác khối lượng đất san gạt theo từng cấp độ H khác
nhau.

-


Nhược điểm: Phải thực hiện một cơng việc lớn, gặp khó khăn nếu hệ thống bắt
dính toạ độ Z.

Hiện nay chưa có giải pháp với địa hình về việc kí hiệu tên chung cho các
đường đồng mức ứng với mỗi bình đồ (chỉ đặt tên kí hiệu đường 1, đường 2,…) vì như
vậy việc xác định các diện tích trên sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng kiểm tra.
1.2.9.4. Khối lượng đất đắp:
a>Đất đắp bù:
Là lượng đất đắp bù lại do phần mở rộng hố móng khi cấu kiện được xây xong.
b>Đất đắp taluy:
Là lượng đất đắp phía taluy âm, khơng kể đến lượng đất đắp phần lõi của khối
vì đã được tính trong khối lượng đào và đắp hố móng (phần giới hạn từ đỉnh mái taluy
trở vào).
Lượng đất đắp có tính trừ đến phần chiếm chổ của lỗ thoát nước, đá xây phần
mái kè, đá xây phần sườn cứng. Khơng tính trừ đi lượng đá xây của các hạng mục trên
đối với các trường hợp xây áp mái taluy dương, xây bảo vệ taluy đoạn lệch giữa 2
móng. Việc tính tốn khối lượng đất đắp taluy âm tương tự như tính san gạt.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

6


PECC4

Báo cáo thử việc

1.2.10. Ghi chú bản vẽ:
Tuân thủ theo các ghi chú của các bản vẽ đã xuất bản trước đây. Ngồi ra đối

với một số vị trí đặc biệt như khả năng xói lở, khả năng bị trượt, khả năng ảnh hưởng
đến cơng trình khác do biện pháp thi cơng… thì cần phải có các chỉ định và ghi chú rõ
ràng về các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo cho việc thi cơng an tồn và hiệu quả.
Trước khi đơn vị thi công tiến hành san gạt hay đào móng cần chuyền và gửi
cao độ ra mốc bên ngồi ổn định (có nhật ký thi cơng) để có cơ sở nghiệm thu sau này.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

7


PECC4

Báo cáo thử việc

*Các yêu cầu vẽ kè trong dự án Đường dây 500Kv Quảng Trạch – Dốc Sỏi:
- Các hệ số mái taluy:
+ Mái kè và mái san gạt thống nhất hệ số mái 1:2 (ngang:đứng), trường hợp
tính tốn ổn định khơng đáp ứng có thể thiết kế mái 1:1 hoặc khác.
+ Mái đất đắp: trường hợp chiều sâu đất đắp taluy âm dưới 1,5m thì khơng
tiến hành xây kè mà đắp đất với hệ số mái 1:1.
- Độ chơn sâu của móng thấp nhất trong đất ít nhất đạt 1/2 chiều sâu thiết kế.
- Các mái san gạt cao 6m bắt đầu giật cơ rộng 2m (bố trí mương trên cơ), trường
hợp mái dốc quá cao (trên 12m) cần thiết kế 3 mái để giảm chiều cao mái.
- Kích thước kè móng:
+ Lệch móng theo từng cấp 1,2m; 1,8m; 2,4m…(các lệch móng từ 1,8m trở
lên sẽ tiến hành xây kè bảo vệ taluy của bậc cấp lệch).
+ Vì bề rộng chân cột là lẻ số vì vậy ưu tiên bố trí kích thước kè chẵn số
(VD: 7,1m; 8,3m…)
+ Kè cao từ 2m trở xuống bố trí chân kè 400x800 mái kè dày 0,2m

+ Kè cao từ trên 2m bố trí chân kè 600x1000 mái kè dày 0,3m
+ Mương thoát nước: gồm mương trên taluy dương và dưới chân taluy
dương, đầu thốt của mương bố trí đá lát khan chống xói kích thước 1,5m x 1,8m
(dày 0,3m), để tránh vướng trong q trình thi cơng sau này ưu tiên bố trí mương
dưới mặt móng (dưới chân taluy dương), trường hợp quá dốc và cao mới xem xét
bố trí mương trên kết hợp.
- Lỗ thốt nước bố trí dưới mái kè, khoảng cách các lỗ là 3m, hệ thống dẫn thoát
nước vào ống được thiết kế dạng tầng lọc ngược
- Thể hiện phạm vi chiếm đất vĩnh viễn: thể hiện các kích thước chẵn đến 0,1m,
sơ đồ thể hiện xem bản vẽ gửi kèm.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

8


PECC4

Báo cáo thử việc

Ví dụ bản vẻ San gạt - kè móng đã thực hiện:

Người thực hiện: Lê Văn Phú

9


PECC4

Người thực hiện: Lê Văn Phú


Báo cáo thử việc

10


PECC4

Báo cáo thử việc

1.3. ỨNG DỤNG 3D LAND TRONG TRÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG ĐẤT SAN
GẠT:
CÀI ĐẶT.
+ Cài AUTODESK LAND DESKTOP
+ Cài Civil
+ Lần đầu tiên chạy khởi động AUTODESK LAND DESKTOP Project –
Menu paletes – civil – Load (Sẽ add các menu của civil lên màn hình).
1.3.1. Mục đích 3D LAND:
Trong thiết kế tính tốn san gạt kè móng truyền thống, từ bình đồ được cấp ta
lên giải pháp hạ cốt hay lệch móng rồi vẽ, sau đó mới tính tốn khối lượng trên Excel.
Do đó việc thay đổi giải pháp rất mất thời gian nên ta chỉ chú ý đến việc đáp ứng các
yêu cầu kỹ thuật để hạn chế việc thay đổi giải pháp. Do đó yếu tố kinh tế trong tính
tốn khối lượng thường khơng được đảm bảo. Nhằm khắc phục vấn đề này, cũng như
đẩy nhanh cơng tác thiết kế tính tốn san gạt kè móng, ta ứng dụng 3D LAND vào
cơng tác thiết kế tính tốn san gạt kè móng.
Với 3D LAND, từ bình đồ đồ và các thông số giải pháp ta nhập vào, nó sẽ tự
động vẽ các biên mái đào đắp và tính tốn khối lượng san gạt. Việc này giúp đẩy
nhanh tiến độ thiết và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và kinh tế do việc tự động vẽ các
biên mái đào đắp và tính tốn khối lượng san gạt giúp ta có thể thoải mái thay đổi giải
pháp và chọn giải pháp tối ưu cho thiết kế tính tốn san gạt kè móng.


Người thực hiện: Lê Văn Phú

11


PECC4

Báo cáo thử việc

1.3.2. Tính tốn san gạt kè móng cơ bản trong 3D LAND:
Bước 1: Tạo file cơ bản từ CAD sang 3D LAND.
Từ bình đồ và các số liệu được cấp, ta có được giải pháp cơ bản của kè móng ta
cần thiết kề, bao gồm chu vi bảo vệ, cốt san gạt, lệch móng nếu có.
Chú ý: Land chỉ hiểu các đường Pline, nên nếu bình đồ hay chân mái đào- đắp
là đường line rời rạc thì cần dùng lệnh nối lại thành đường Pline. Khi vẽ chân mái
cần tạo các điểm để nhập cao độ. Hạn chế di chuyển bình đồ để tránh thay đổi cao độ.
Bước 2: Chỉnh đơn vị và tỷ lệ bản vẻ trong 3D LAND.
Vào Projects  Drawing Setup.

-

Trong hộp thoại Drawing Setup:
Unit chọn đơn vị Meters.
Tại thẻ Scale:
Horizontal chọn 1:1000
Vertical chọn Custom  1000.000

Bước 2: Tạo mặt từ bình đồ.


Người thực hiện: Lê Văn Phú

12


PECC4

Báo cáo thử việc

-

Thêm dữ liệu đường đồng mức để tạo mặt

-

Xây dựng mặt bình đồ.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

13


PECC4

Người thực hiện: Lê Văn Phú

Báo cáo thử việc

14



PECC4

-

Báo cáo thử việc

Bước 4: Tạo lưới, mái đào-mái đắp.
Tạo lưới.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

15


PECC4

Báo cáo thử việc

-

Hiệu chỉnh lưới.

-

Chọn hệ số mái đào – đắp:
Slope: 0,5

Người thực hiện: Lê Văn Phú


16


PECC4

Người thực hiện: Lê Văn Phú

Báo cáo thử việc

17


PECC4

Báo cáo thử việc

-

Nhập cao độ phần hạ cốt:
VD: Hạ cốt 0,5 m, cao độ hạ cốt 159,05-0,5 = 158,05.

-

Mái đào-mái đắp.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

18



PECC4

-

Báo cáo thử việc

Tính tốn khối lượng đào-đắp.

1.3.3. Tính tốn san gạt kè móng có lệch móng-giật cơ:
Đối với kè móng có lệch móng do cao độ trên mặt bằng thay đổi nên ta phải tạo
các điểm để nhập cao độ để xác định cao độ tại mặt bằng thi cơng.
Như ví dụ dưới đây, ta tạo thêm các điểm tại vị trí lệch móng như hình vẽ:

Người thực hiện: Lê Văn Phú

19


PECC4

-

Báo cáo thử việc

Nhập cao độ phần hạ cốt:
VD: Hạ cốt 1m, cao độ hạ cốt 231,11-1,1 = 230,11.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

20



PECC4

-

Báo cáo thử việc

Hiệu chỉnh, nhập cao độ phần lệch móng (điểm đang nhập được đánh dấu bằng
ơ vng màu đỏ).
VD: Lệch móng 2,4m; cao độ lệch móng 230,11-2,4 = 227,71.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

21


PECC4

Người thực hiện: Lê Văn Phú

Báo cáo thử việc

22


PECC4

-


Báo cáo thử việc

Tính tốn khối lượng:

Đối với mái đào có giật cơ hoặc mặt san gạt phức táp khơng thể tính san gạt
trong một lần, ta chi nó thành các phần nhỏ để tính tốn khối lượng, nếu các mái đào
giao nhau ta sử dụng các đường Pline không khép kín để chỉ tính khối lượng phần mái
giao nhau rồi trừ đi để có kết quả đào đất cuối cùng.
Tương tự ta cũng có thể sử dụng các đường Pline khơng khép kín để chỉ tính
khối lượng phần mái đắp.
*Đánh giá chung tính năng phần mềm AUTODESK CIVIL 3D LAND
DESKTOP:
Giao diện của AUTODESK CIVIL 3D LAND DESKTOP trực quan, có nền
của AutoCad và các thanh cơng cụ hỗ trợ giúp người dùng thao tác các tác vụ một cách
nhanh chóng nhất.
Phần mềm được phát triển trên nên tảng của AutoCad và AutoCad Map, được
thiết kế nhằm mục đích hỗ trợ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đáp ứng rất tốt cho
công tác như: thiết kế trắc địa, lên đường đồng mức, thiết kế trắc dọc, trắc ngang, tính
tốn khối lượng đào đắp cho các cơng trình yêu cầu đào đắp lớn, nạo vét, lên lý trình
và mặt cắt tự động, hỗ trợ các ký hiệu trắc địa.
*Các ưu điểm nổi bật của phần mềm trong lựa chọn các giải pháp San gạtKè móng:
1> Tiết kiệm thời gian, cơng sức người dùng: tiết kiệm 30-40% khi tính tốn
san gạt so với phương pháp đồ giản thơng thường.
- Phương pháp đồ giản: ta mất rất nhiều thời gian, công sức để đưa ra phương án,
vẽ biên mái đào - đắp và tính tốn khối lượng san gạt. Đồng thời khi có sai
khác-hiệu chỉnh, ta sẽ rất khó khăn để chỉnh sửa, tính tốn lại(gần như tương
đương với làm lại từ đâu).
- Phương pháp sử dụng 3D Land ta sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cho
cùng một cơng việc ấy. Khi có sai khác-hiệu chỉnh, ta cũng sẽ dễ dàng chỉnh
sửa, tính tốn khi sử dụng 3D Land trong san gạt kè móng do ta chỉ cần nhập lại

Người thực hiện: Lê Văn Phú

23


PECC4

Báo cáo thử việc

cao độ tại các điểm trên mặt bằng san gạt nó sẽ tự động vẽ lại biên mái đào-đắp
và tính khối lượng san gạt.
2> Tính chính xác: công cụ xây dựng trên nền tảng Autocad kết hợp với
Mapsite nên hồn tồn có thể tin cậy.
- Khí tính tốn khối lượng đào đắp khối lượng được tính bằng mặt địa hình mơ
phỏng nên nó chính xác hơn rất nhiều so với các tính bằng phương pháp đồ
giản kết hợp với excel do sai khác khi dựng mái đào đắp cũng như số điểm cao
độ nhập bị hạn chế, yếu tố chủ quan người tính.

Người thực hiện: Lê Văn Phú

24



×