Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.51 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>MƯỜI PHƯƠNG PHÁP TẠO NÊN PHƯỚC ĐỨC</b>
Cho chúng ta và tha nhân, đây chính là cách kiến tạo đời sống an vui, hạnh
phúc bền vững, lâu dài:
<b>1. Lánh xa kẻ xấu ác, ln thân cận người hiền, tơn kính bậc đáng kính.</b>
<b>2. Sống trong môi trường tốt, được tạo tác nhân lành, được đi trên đường chánh.</b>
<b>3. Có học, có nghề hay, biết hành trì giới luật, biết nói lời ái ngữ.</b>
<b>4. Được cung phụng cha mẹ, yêu thương gia đình mình, được hành nghề thích </b>
hợp.
<b>5. Sống ngay thẳng, bố thí, giúp quyến thuộc thân bằng, hành xử không tỳ vết.</b>
<b>6. Tránh không làm điều ác, không say sưa nghiện ngập, tinh cần làm việc lành. </b>
<b>7. Biết khiêm cung, lễ độ, biết đủ và nhớ ơn, không bỏ dịp học đạo.</b>
<b>8. Biết kiên trì phục thiện, thân cận giới xuất gia, dự pháp đàm học hỏi.</b>
<b>9. Sống tinh cần tỉnh thức, học chân lý nhiệm mầu, thực chứng được Niết bàn.</b>
<b>10. Hành xử trong nhân gian, tâm không hề lay chuyển, phiền não hết, an nhiên.</b>
Đức Phật dạy: “Ai sống được như thế, đi đâu cũng an toàn, tới đâu cũng
vững mạnh, phước đức của tự thân”
Mười phương pháp trên chính là những thiện nghiệp sinh ra cơng đức, phước
báo, làm cho đời sống các chúng sinh hữu tình mà chủ yếu là chúng sinh cõi
người, cõi trời được nhiều an vui, lợi lạc (Bởi chúng sinh cõi người, cõi trời mới
có nhiều điều kiện thực hành những phương pháp này, còn chúng sinh ở các cõi
khác như súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục bị nhiều giới hạn và khổ não bức bách nên
rất khó tu tập). Ngay khi sống theo những lời dạy trên chính là đang sống trong
an lạc hạnh phúc (ở hiện tại) chứ khơng chỉ có hạnh phúc trong tương lai đời
Chính vì thế mà mười phương pháp trong bài kinh trên còn được gọi là mười
phước đức hay mười hạnh phúc, và bài kinh được gọi là kinh Phước đức hay
kinh Hạnh phúc.
Trong mười phước đức hay mười hạnh phúc đó, hai điều cuối cùng chính là
hạnh phúc tối thượng của các bậc thánh như Phật, Bồ tát, A la hán, còn tám điều
còn lại là hạnh phúc của cõi nhân thiên (cõi trời và cõi người).
<b>Minh Hạnh Đức </b>
<b>TUYỆT CHIÊU ĐỂ TRÁNH BỊ ĐỒNG NGHIỆP ... BẮT NẠT</b>
1. Nâng cao kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm
Việc giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả đóng một vai trị khơng nhỏ trong
việc khẳng định tài năng, kiến thức chuyên môn và cách cư xử của bạn đối với
mọi người. Nếu bạn thực sự nắm được những kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong
làm việc nhóm, bạn sẽ ngạc nhiên với những bước tiến mà bạn đạt được trong
việc xây dựng hình ảnh bản thân trước mọi người, đồng thời hạn chế những
chiêu trị mà các ma cũ ln rình rập để đối phó với bạn.
<b>2. Tham gia các hoạt động ngoại khóa</b>
Để tạo dựng và củng cố các mối quan hệ trong công ty, bạn nên tận dụng mọi
cơ hội để tham gia làm việc nhóm, các hoạt động ngoại khóa của cơng ty và
tham gia vào lớp học rèn luyện kỹ năng thay vì sợ sệt và tách biệt mình với
3. Thân thiết, cởi mở với đồng nghiệp
Thân thiện khơng có nghĩa là xu nịnh. Bạn phải luôn tâm niệm rằng mình là
nhân viên mới nên chắc chắn khơng dễ mọi người có thể mở lịng ngay mới
mình được. Bạn nên chọn thời điểm thích hợp để trị chuyện, giúp đỡ mọi người
xung quanh. Đừng để kẻ hay bắt nạt này cô lập bạn với các đồng nghiệp khác.
Hãy giữ vững tình bạn nơi cơng sở, tránh bn chuyện ngồi giờ và ln hịa
đồng với mọi người. Có như vậy, bạn mới nhanh chóng hịa nhập và thích nghi
được với mơi trường mới.
4. Tập trung làm tốt cơng việc của mình
Chỉ có kết q cơng việc mới là thước đo chính xác nhất cho nỗ lực và cố gắng
của bạn. Thay vì quá chú tâm đến những chiêu trò bắt nạt, bạn nên tập trung và
làm tốt cơng việc của bạn bởi vì kẻ chun bắt nạt này chỉ mong bạn không
thành công mà thôi. Việc trước tiên là bạn phải lên một kế hoạch cụ thể với các
mục tiêu rõ ràng, bên cạnh đó chủ động học hỏi và nắm bắt cơng việc. Đừng để
bản thân rơi vào thế bị động, không hiểu rõ mình cần làm gì, ai nhờ gì làm nấy.
Dần dần, mọi người sẽ thấy được những cố gắng của bạn.
5. Học cách lắng nghe
cần phải lắng nghe ý kiến của các đồng nghiệp để biết họ nghĩ gì, muốn gì, ý
kiến của họ ra sao. Hãy thể hiện tinh thần cầu tiến và có tinh thần học hỏi bằng
cách lắng nghe những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp hay cấp trên để hồn
thành tốt cơng việc được giao. Điều này tường chừng như đơn giản nhưng lại
chính là chìa khóa giúp hịa nhập vào mơi trường mới đạt hiệu quả. Nhưng điều
đó cũng khơng có nghĩa bạn khơng có những ý kiến cá nhân, gió chiều nào xoay
chiều ấy.
6. Ăn mặc lịch sự
Cách bạn ăn mặc, đi đứng cũng có thể trở thành một chủ đề cho các “ma cũ”
bàn tán. Để giữ một hình ảnh lịch thiệp, bạn nên chú ý các quy định về đồng
phục của công ty hay chọn các trang phục gọn gàng, sạch sẽ. Đừng quá gây chú
ý bằng những trang phục quá thời thượng, sexy. Ăn mặc phù hợp nơi công sở
cũng là cách để bạn thể hiện sự tôn trọng với đồng nghiệp và nhận được sự yêu
mến của mọi người.
7. Khiêm tốn
Một trong những điều quan trọng giúp bạn tránh khỏi sự chán ghét, kiêng kị của
đồng nghiệp chính là sự khiêm tốn. Việc tỏ ra kiêu căng, khoe tài, khoe của chỉ
khiến bạn nhận được sự coi thường của họ mà thôi. Hãy luôn khiêm tốn, học hỏi
từ các đồng nghiệp của mình. Bởi dù sao họ cũng là những người đi trước, hồn
tồn có thể cho bạn những lời khun để thích ứng hiệu quả hơn trong mơi
trường làm việc mới.
8. Giữ bình tĩnh