Tải bản đầy đủ (.docx) (176 trang)

Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh luang nam tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 176 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo sinh kế bền vững (SKBV) cho các hộ nghèo là một nội dung
của phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào (NDCM Lào) Lào khởi xướng trong công cuộc đổi mới nhằm
tiếp tục đưa đất nước Lào thốt khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo
mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để thực hiện nhiệm vụ này, trong giai
đoạn 2011-2020, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào)
đã ban hành và thực thi nhiều chính sách, giải pháp nhằm tập trung các nguồn
lực, định hướng đầu tư, hỗ trợ các hoạt động đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo trên phạm vi cả nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước cấp Trung ương, tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã quyết
liệt đưa vào áp dụng nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ nguồn lực như đất sản
xuất, tài chính, phát triển kết cấu hạ tầng và hướng dẫn việc đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo trên địa bàn của tỉnh. Đến nay, kết quả thu được là rất đáng khích
lệ. Đã có một số hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh
đã giảm xuống còn 20,18% vào năm 2020, việc làm, thu nhập và đời sống của
các hộ nghèo đã có nhiều cải thiện, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt trong đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo vẫn chưa được như mong muốn, cịn khơng ít hạn chế,
bất cập. Tốc độ giảm nghèo còn chậm so với tốc độ giảm nghèo chung của cả
nước và của các tỉnh lân cận; tỷ lệ giảm nghèo của các huyện, các cụm bản và
các dân tộc không đống đều; việc làm của hộ nghèo chưa nhiều, tăng trưởng thu
nhập còn rất thấp so với mức tăng trưởng thu nhập chung của toàn tỉnh, nhất là
so với các hộ khá giả; bất bình đẳng trong xã hội vẫn là vấn đề phải quan tâm;
SKBV về môi trường sinh thái chưa được khắc phục triệt để. Hoạt động sinh kế
một số hộ không bền vững và đã xuất hiện tình trạng tái nghèo. Tình trạng hạn
chế này bắt nguồn từ cả nhiều nguyên nhân có



2
cả khách quan và chủ quan, cả do năng lực tổ chức thực tiễn của các cấp
chính quyền lẫn trong nhận thức lý luận. Đến nay, ở Lào tuy đã có một số bài
viết trên báo và những số liệu của ngành thống kê các cấp từ tỉnh lên Trung
ương về tình hình và đưa ra một số giải pháp về đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo trên địa bàn huyện, tỉnh và cả nước, những mới chỉ là cung cấp thông
tin phục vụ lãnh đạo quản lý. Vẫn chưa có cơng trình khoa học nghiên cứu
mang tính hệ thống làm cơ sở lý luận để nhìn nhận và giải quyết vấn đề đảm
bảo SKBV cho các hộ nghèo ở nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Luang
Nam Tha nói riêng được tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị học. Việc thực
hiện vai trị của nhà nước, chính quyền các cấp nhằm đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập. Thực trạng này nếu khơng được
kịp thời giải quyết thì nó sẽ trở thành vấn đề lớn liên quan không chỉ thu nhập
và đời sống của bản thân hộ nghèo mà còn trở thành lực cản lớn đến sự ổn
định kinh tế-xã hội và hướng phát triển bền vững theo mục tiêu XHCN của
quốc gia. Để giải quyết vấn đề cấp bách này, cần phải tập trung nghiên cứu cơ
bản, có hệ thống và thiết thực dựa trên cơ sở khoa học.
Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và
thực tiễn, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo sinh kế bền vững cho

các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào” làm luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
2.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1.

Mục đích nghiên cứu


Hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm
thực tiễn về đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo, phân tích và đánh giá thực trạng
đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020,
đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đàm bảo SKBV cho các hộ
nghèo trên địa bàn tỉnh trước những bối cảnh, diễn biến mới, phức tạp với nhiều
rủi ro, cản trở phát sinh từ kinh tế, biến đổi khí hậu và bệnh dịch nhất là đại dịch
covid-19 đang diễn ra, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị học.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ:
-

Thu thập tài liệu và hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận (khung lý

thuyết) và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo có thể vận dụng vào tỉnh Luang Nam Tha.
-

Thu thập tài liệu để phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV

cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020, chỉ ra những
kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân.
-

Dự báo triển vọng, đề xuất phương hướng và giải pháp để tiếp tục

đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 góp phần

hồn thành chiến lược của Đảng và Nhà nước Lào về thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội trong giai đoạn mới.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu và giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở
tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào trong điều kiện phát triển kinh tế
thị trường, đáp ứng yêu cầu kiên trì đường lối đổi mới đi vào chiều sâu, tạo
chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chất lượng
mới, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, tiếp tục đưa đất nước thốt
khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu XHCN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Phạm vi về nội dung:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự cần thiết phải đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo, nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo ở một tỉnh thuộc nước CHDCND Lào. Nghiên cứu, đánh
giá kết quả thực tiễn đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha để đề
xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề này trong thời gian
tới. Nghiến cứu được tiếp cận từ góc độ khoa học kinh tế chính trị.


4
-

Phạm vi về không gian:


Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha thuộc nước CHDCND Lào.
Trong nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm, tác giả mở rộng phạm vi không
gian ra các tỉnh khác, nước khác.
-

Phạm vi về thời gian:

Phân tích, đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo giai
đoạn 2011 - 2020; đề xuất phương hướng và giải pháp về đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo đến năm 2030.
4.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1.

Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận nghiên cứu

- Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, về lợi ích kinh tế
và cơng bằng xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH và dựa trên tư tưởng của
chủ tịch Kay Son Phôm Vi Han về con đường đi lên CNXH gắn với điều kiện
lịch sử cụ thể của nước CHDCND Lào. Việc nghiên cứu kinh nghiệm trên thế
giới và thực tiễn trong nước còn dựa trên các quan điểm, đường lối đổi mới
của Đảng và Nhà nước Lào có chú ý đến những nhận thức lý luận mới về
công bằng xã hội trong nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm xây dựng khung
lý thuyết, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu trên
quan điểm khoa học và thiết thực.

- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ các khía cạnh sau:
Tiếp cận lý thuyết: Tác giả dựa trên quan điểm chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tác giả tiếp cận vấn đề đảm bảo SKBV
cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào không chỉ là
một chính sách về an sinh xã hội (ASXH) mà đây còn là một bộ phận nguồn
lực cơ bản kể cả nguồn nhân lực, vật lực và tài lực, đáp ứng


5
nhu cầu phát triển sản xuất của mỗi hộ nghèo và của toàn xã hội để hướng đến
một nền kinh tế có hiệu quả với mức tăng trưởng sản phẩm cao dựa trên sử
dụng triệt để các nguòn lực khan hiếm nhằm đưa nước Lào thốt khỏi tình
trạng kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu XHCN.
Tiếp cận thực tiễn: Tác giả sử dụng các phương pháp tiếp cận thực tiễn
bao gồm thu thập và xử lý các nguồn tài liệu chính thức, nhất là những tài liệu
của các cơ quan quản lý có liên quan trực tiếp đến đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo trong hệ thống chính trị của nước CHDCND Lào để xem xét đối tượng
nghiên cứu và đề xuất giải pháp trong phạm vi thời nghiên cứu của luận án.
Tiếp cận mục tiêu: Giàm nghèo bền vững là chủ trương lớn trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của nước CHDCND Lào đã được xác định qua
các kỳ Đại hội của Đảng NDCM Lào. Những mục tiêu cần được tiếp cận
trong nghiên cứu vấn đề là số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ trên
địa bàn của tỉnh đã giảm bao nhiêu; vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống của
các hộ này có được duy trì liên tục trong nhiều năm khơng, mức tăng trưởng
có tương xứng với tăng trưởng chung của tồn tỉnh hay khơng; có tác động
tích cực đến đảm bảo trật tự, an tồn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và
bảo đảm sự bền vững về thể chế hay không. Kết quả của đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo góp phần vào mục tiêu đưa đất nước Lào thốt khỏi tình trạng
kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu XHCN như thế nào.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Tác giả sử dụng các phương pháp phổ biến trong nghiên cứu kinh tế
chính trị, gồm phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp hệ thống
hóa, phân tích và tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử, phương pháp thống kê,
so sánh để làm rõ thực chất, mục tiêu, nội dung và q trình biến đổi của đối
tượng nghiên cứu.
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
thực tiễn kinh tế gồm thu thập tài liệu từ các nguồn, báo cáo chính thức


6
về đối tượng nghiên cứu, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp mơ
hình, lập bảng số liệu, đồ thị trong phân tích, đánh giá thực tiễn q trình vận
động của đối tượng trong nghiên cứu thực trạng và sử dụng phương pháp dự
báo để xác định triển vọng, phương hướng và giải pháp thời gian tới.
Những phương pháp chủ yếu được sử dụng nghiên cứu trong các
chương của luận án, gồm:
Chương 1, nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp thu thập nguồn, phân
loại tài liệu theo mục tiêu nghiên cứu, hệ thống hóa và tổng hợp các kết quả
nghiên cứu đã cơng bố, bao gồm các cơng trình nghiên cứu về khái niệm, sự
cần thiết về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, nghiên cứu liên quan đến nội
dung, điều kiện và tiêu chí đánh giá đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, kinh
nghiệm đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo của một số tỉnh trong nước. Sử
dụng tài liệu thu thập được để phân tích và tổng hợp các kết quả nghiên cứu
có liên quan đến bảo đảm SKBV ở tỉnh Luang Nam Tha.
Thu thập các tài liệu để tổng quan các kết quả nghiên cứu có liên quan
đến đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở CHDCND Lào và tỉnh Luang Nam
Tha, phân tích và đánh giá những kết quả đã đạt được, đang còn tranh luận và
những khoảng trống về cả lý luận và thực tiễn làm cơ sở cho việc đề xuất đề
tài và hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong luận án tiến sĩ kinh tế.

Chương 2, để xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án, tác giả sử
dụng phương pháp thu thập các tài liệu nghiên cứu lý thuyết liên quan đến
giảm nghèo, đảm bảo SKBV trong kinh tế chính trị Mác - Lênin, các lý thuyết
kinh tế học hiện đại bàn về giải quyết đói nghèo trong kinh tế thị trường ở các
nước đang phát triển và những công bố về đảm bảo SKBV của các tổ chức
quốc tế, nhất là của Liên hiệp quốc. Sử dụng phương pháp trừu tượng hóa
khoa học, phân tích và tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử và hệ thống hóa, để
xác định bản chất, vài trị, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh
hưởng đến đảm bảo SKBV ở một tỉnh vận dụng vào nước CHDCND Lào hiện
nay. Sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu,


7
phân tích, chứng minh và tổng hợp để nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo ở một số tỉnh trong nước có nhiều điểm tương đồng
gồm Luang Pha Bang, U Đôm Xay và Xiêng Khoảng để rút ra bài học mà
tỉnh Luang Nam Tha có thể tham khảo.
Chương 3, để thực hiện nhiệm vụ phân tích và đánh giá thực trạng của
đối tượng nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu và số
liệu, phương pháp mô tả, xử lý thông tin, phương pháp thống kê, phân tích,
tổng hợp, sử dụng các bảng số liệu, mơ hình, đồ thị… để làm rõ đối tượng
nghiên cứu trong thực tiễn theo thời gian, đối chiếu với khung lý thuyết để
đánh giá khách quan thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo


tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020.
Nguồn thông tin tư liệu sử dụng phục vụ cho cơng trình nghiên cứu

trong luận án chủ yếu thuộc loại thứ cấp. Ngồi ra, cịn có các tài liệu do thực
tiễn hoạt động của nghiên cứu sinh đã có nhiều năm trong lĩnh vực dân sự, đại

biểu hội đồng nhân dân cấp tỉnh, theo dõi và tham gia giải quyết vấn đề xóa
đói, giảm nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha mà có được. Các tài liệu thứ cấp được
thu thập từ các nguồn chính thức trên các văn kiện, nhận xét của các cấp ủy
Đảng, các báo cáo đánh giá của các cấp chính quyền tỉnh Luang Nam Tha và
của Nhà nước Lào và các bài viết, các nghiên cứu có liên quan đến chủ đề
nghiên cứu của tác giả trong phạm vi giới hạn thời gian nêu trên.
Chương 4, để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha đến năm 2030, nghiên cứu
sinh sử dụng các phương pháp dự báo triển vọng phát triển kinh tế-xã hội và
triển vọng giải quyết vấn đề sinh kế của các hộ nghèo trên phạm vi cả nước
nói chung, tỉnh Luang Nam Tha nói riêng, phương pháp đối chiếu, tổng hợp
trong kết quả đã nghiên cứu ở khung lý thuyết và phương pháp tổng hợp từ
đánh giá kết quả, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng. Phương pháp khái
quát hóa và diễn giải được sử dụng để làm rõ mục tiêu và nội dung của các
giải pháp được đề xuất.


8
Ngồi các phương pháp trên, trong q trình nghiên cứu, nghiên cứu
sinh còn sử dụng phương pháp kế thừa, tiếp thu có chọn lọc và kết nối các giá
trị đã được khẳng định trong các cơng trình thuộc đề tài khoa học và luận án
tiến sĩ đã công bố và bảo vệ có liên quan đến chủ đề đảm bảo SKBV cho các
hộ nghèo để góp phần làm sâu sắc hơn đối tượng nghiên cứu trong đề tài luận
án.
5.

Những đóng góp mới về khoa học của luận án

5. 1.


Đóng góp về lý luận

Xác định làm rõ hệ thống cơ sở lý luận (khung lý thuyết) về đảm bảo
SKBV cho các hộ nghèo trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước CHDCND Lào, chú ý đến phạm vi một tỉnh của Lào trước yêu
cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp cận từ góc độ
kinh tế chính trị học.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
Nghiên cứu thực tiễn ở một số tỉnh trong nước để rút ra bài học kinh
nghiệm về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo có thể vận dụng vào tỉnh Luang
Nam Tha.
Tổng kết, đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh
tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020, đề xuất phương hướng và giải
pháp nhằm tiếp tục đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha
đến năm 2030.
Kết quả cơng trình nghiên cứu trong đề tài có thể dùng làm tài liệu
tham khảo bổ ích cho việc hoạch định và thực thi chính sách đảm bảo SKBV
cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha và là tài liệu tham khảo bổ ích cho
những ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các cơng trình đã cơng bố
của tác giả liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận án gồm 4 chương, 11 tiết.


9
Chương 1
TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO
1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN

VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở NƯỚC NGOÀI

1.1.1. Nghiên cứu về khái niệm, sự cần thiết đảm bảo sinh kế bền
vững cho các hộ nghèo
Vào những năm 1970, nhiều học giả và các nhà hoạch định chính sách
trên thế giới đã lo ngại về nạn đói đang diễn ra ở châu Phi và châu Á. Theo
đó, một nỗ lực phối hợp đã được thực hiện để tập trung nhiều nguồn lực hơn
vào việc tăng nguồn cung cấp lương thực trên toàn cầu. Từ mối quan tâm này,
các trung tâm CGIAR (Nhóm tư vấn nghiên cứu nơng nghiệp quốc tế (The
Consultative Group on International Agricultural Research - CGIAR) được
thành lập năm 1971 với sự hỗ trợ bởi WB, FAO và UNDP để thống nhất các
Tổ chức thành viên tham gia vào nghiên cứu cho một tương lai an toàn thực
phẩm tồn cầu, trong đó chú trọng vào điều phối các nỗ lực nghiên cứu nông
nghiệp quốc tế nhằm giảm nghèo và đạt được an toàn thực phẩm ở những
quốc gia đang phát triển) đã ra đời và có sự gia tăng đáng kể về nguồn cung
cấp lương thực. Tuy nhiên, đến những năm 1980, người ta đã nhận ra ngay cả
khi có quyết tâm đáng kể ở cấp quốc gia, nhiều hộ gia đình vẫn khơng có đủ
lương thực cho một cuộc sống khỏe mạnh. Khơng ít hộ gia đình khơng có đủ
thu nhập hoặc nguồn lực để đổi lấy thực phẩm đáp ứng nhu cầu của mình.
Những tìm kiến giải pháp được chuyển từ an ninh lương thực quốc gia sang
quan tâm đến an ninh lương thực và tình trạng dinh dưỡng của các hộ gia đình
và cá nhân. Việc nghiên cứu hệ thống canh tác được tập trung vào hoạt động
sản xuất của các hộ nghèo và đưa ra cái nhìn mới về cách quyết định sản xuất
và tiêu dùng của các hộ gia đình. Từ đó, đến nay đã có khá nhiều nghiên cứu
về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.


10
Trong cuốn “The Sustainable Livelihood Approach to Poverty
Reduction” (Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững để giảm nghèo) của

Lasse Krantz [115] cho rằng khái niệm SKBV là một nỗ lực vượt ra khỏi các
định nghĩa và cách tiếp cận thơng thường về xóa nghèo. Bởi xóa nghèo là q
hẹp vì chúng chỉ tập trung vào một số khía cạnh hoặc biểu hiện của nghèo đói
như thu nhập thấp, hoặc khơng xem xét các khía cạnh quan trọng khác của
nghèo đói như tính dễ bị tổn thương và bị xã hội loại trừ. Do vậy, cần phải chú
ý nhiều hơn đến các yếu tố và quá trình khác nhau hạn chế hoặc nâng cao khả
năng kiếm sống của người nghèo một cách bền vững về mặt kinh tế, sinh thái
và xã hội. Việc nghiên cứu SKBVphải cung cấp một cách tiếp cận chặt chẽ và
tổng hợp hơn đối với đói nghèo.
Cuốn “Sustainable Livelihood Approach A Critique of Theory and
Practice. Springer Science” [129] (Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững:
Phê bình lý thuyết và thực hành) của Morse, S., McNamar, N. (2013), đã đặt
ra vấn đề làm thế nào ta có thể áp dụng các nguyên tắc bền vững trong thế
giới thực đến với các cộng đồng ở các quốc gia đang phát triển, nơi mất an
toàn thu nhập là tiêu chuẩn khó khăn? Từ đó, nêu một số câu trả lời thực tế,
giải thích các quy tắc của “phương pháp tiếp cận SKBV” thơng qua nghiên
cứu điển hình về một chương trình tài chính vi mơ ở Châu Phi với mục tiêu
giúp tăng cường hoạt động tài chính hiện có thơng qua liên kết chặt chẽ hơn
giữa các cộng đồng địa phương và các nhà tài trợ quốc tế. Từ đó, khẳng định
một cách tiếp cận SKBV mang nhiều sắc thái và tồn diện hơn, khơng chỉ bao
gồm cách kiếm sống bền vững mà cịn bao gồm cách có thể sống bền vững.
Tác giả Teresa C. H. Tao (2009) trong chuyên đề “A Livelihood
Approach to Sustainability” [131] (Phương pháp tiếp cận sinh kế đối với tính
bền vững) cho rằng mặc dù phát triển bền vững đã nhận được sự hoan nghênh
rộng rãi, nhưng việc áp dụng khái niệm này vào thực tế cịn gặp nhiều khó
khăn. Hơn nữa, khi được áp dụng và điều chỉnh bởi một lĩnh vực đơn lẻ như


11
du lịch, các vấn đề phát sinh thêm do nhiều thách thức về tính bền vững liên

ngành, liên quan đến sự cạnh tranh để sử dụng các nguồn tài nguyên khan
hiếm giữa các mục đích sử dụng tiềm năng khác nhau. Phương pháp tiếp cận
SKBV phải cung cấp một cách nhìn cụ thể hướng tới và một khung SKBV để
hướng dẫn việc nghiên cứu và thực hành trong tương lai liên quan đến tính
bền vững trong phát triển.
Cuốn “A Sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction - An
Empirical Analysis of Mizoram, the Eastern Extension of the Himalaya” [133]
(Phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững để giảm nghèo - Phân tích thực
nghiệm về Mizoram, Phần mở rộng phía đơng của dãy Himalaya) (2017), tác
giả Vishwambhar Prasad Sati và Lalrinpuia Vangchhia đã coi phương pháp
tiếp cận SKBV để giảm nghèo đã trở thành mối quan tâm hàng đầu trên toàn
thế giới, chủ yếu ở các nước đang phát triển và thế giới thứ ba, nơi sinh kế
chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng từ canh tác truyền thống. Bang Mizoram có
nền kinh tế nông nghiệp với khoảng 37% người dân sống dưới cảnh nghèo đói
và 17% người dân sống trong tình trạng nghèo kinh niên. Tác giả đã nêu cách
tiếp cận SKBV và vốn sinh kế trong ngụ ý cung cấpnhận thức về mục tiêu,
phương pháp luận và tổng quan tài liệu để nghiên cứu SKBV ở các nước đang
phát triển trong điều kiện hiện nay.
Chuyên đề “Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the
21st century” [123] (Sinh kế nông thôn bền vững: các khái niệm thiết thực
cho Thế kỷ 21) của Chamber và Conway (UK), thảo luận tầm quan trọng của
khái niệm SKBV. Cho rằng, nó phải dựa trên các ý tưởng về năng lực, cơng
bằng và tính bền vững một cách chuẩn mực, mỗi ý tưởng vừa là mục đích vừa
là phương tiện. Sinh kế bao gồm con người, khả năng và phương tiện sống
của họ gồm lương thực, thu nhập và tài sản. Tài sản hữu hình là tài nguyên và
kho lưu trữ, cịn tài sản vơ hình là u cầu và quyền truy cập. Sinh kế bền
vững với môi trường khi nó duy trì hoặc nâng cao tài sản địa phương và toàn


12

cầu mà sinh kế phụ thuộc vào đó và có tác động có lợi cho các sinh kế khác.
Một SKBV về mặt xã hội, có thể đối phó và phục hồi sau căng thẳng và các
cú sốc, và cung cấp cho các thế hệ tương lai. Việc nhận thức khái niệm SKBV
cũng là cần thiết để hoạch định chính sách và giải quyết thực tiễn giúp nâng
cao năng lực, cải thiện cơng bằng và tăng tính bền vững của xã hội.
Nghiên cứu của Mensah, Emmanuel Joseph (2011): “The Sustainable
Livelihood Framework: A Reconstruction” [118] (Khung SKBV: Tái thiết),
đưa ra một cấu trúc mới của khung SKBV, trong đó quyền sử dụng tài sản của
các hộ gia đình có tầm quan trọng hơn hình thức mà chúng tồn tại. Sinh kế
bền vững được xác định nội sinh bởi sự cân bằng giữa kỳ vọng sinh kế của hộ
gia đình và con đường tiến hóa mà các thể chế tuân theo khi tác động phản hồi
lại tích lũy của hộ gia đình khi can thiệp vĩ mô và vi mô.
Avijit Mistri, Bhaswati Das mốt tác giả thuộc Tổ chức Di cư và SKBV
trong bài “Environmental Change, Livelihood Issues and Migration” [96]
(Thay đổi môi trường, các vấn đề sinh kế và di cư), nêu mục tiêu của SKBV
là đối phó và phục hồi sau các tác nhân gây căng thẳng và sốc, duy trì hoặc
nâng cao năng lực và hoạt động của các hộ nghèo, đồng thời mang lại cơ hội
sinh kế cho các thế hệ tương lai. Di cư là một trong những kết quả của chiến
lược sinh kế. Phương pháp Tiếp cận SKBV giúp một người hiểu sinh kế của
mọi người và các chiến lược của họ có liên quan đến sinh kế đó.
Chandan Kumar Panda trong chuyên đề “Progression of sustainable
Livelihoods Approach: A Framework for Rural Reconstruction” [100] (Tiến
bộ của phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững: Khung tái thiết nông thôn) đã
tổng hợp để xác định khái niệm "Sinh kế nông thôn bền vững" nhằm cung cấp
nhận thức cho chương trình giảm nghèo một cách bền vững. Ơng đặc biệt tập
trung vào tầm quan trọng của cải tiến công nghệ, coi đó là một phương tiện
giúp mọi người thốt nghèo. Sinh kế bền vững đòi hỏi phải giải quyết năng
lực của người dân trong việc tạo ra và duy trì phương tiện sống của họ. Phải



13
có khả năng đối phó và phục hồi sau những căng thẳng và cú sốc. Nêu quan
điểm của DFID về năm loại tài sản hoặc vốn cần thiết đảm bảo SKBV gồm
vốn con người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính.
Bài “Sustainable Livelihoods: A Case Study of the Evolution of DFID
Policy” [135] (Sinh kế bền vững: Nghiên cứu điển hình về sự phát triển của
chính sách DFID) của Justice Mensah & Francis Enu-Kwesi nghiên cứu khám
phá những tác động của vệ sinh môi trường đối với ba hoạt động sinh kế ven
biển gồm đánh bắt cá, du lịch và sản xuất muối. Dựa trên dữ liệu thu thập
được và sử dụng các phương pháp tiếp cận theo chủ đề, tác giả đã cho thấy
điều kiện vệ sinh ảnh hưởng đến sinh kế liên quan đến du lịch, đánh bắt cá và
sản xuất muối thông qua những tác động của nó đối với sức khỏe, năng suất,
thu nhập, đảm bảo việc làm và tính bền vững của mơi trường vật chất. Từ đó
đưa ra thơng điệp cần thay đổi hành vi vệ sinh của các tổ chức có trách nhiệm
liên quan của vệ sinh khơng chỉ đối với sức khỏe con người mà còn cả mối
liên hệ giữa vệ sinh và sinh kế bền vững nói chung.
Để cung cấp nhận thức về đảm bảo SKBV, Cục phát triển quốc tế
(Department for International Development - DFID) trong một tài liệu
“Sustainable livelihoods Guidance Sheets” [105] đã xây dựng một khung lý
thuyết về sinh kế coi đó là công cụ để nâng cao hiểu biết về sinh kế, đặc biệt
là sinh kế của người nghèo và làm cơ sở khi vận hành các giải pháp SKBV.
Những quan niệm về SKBV và đảm bảo SKBV nêu trên là những căn cứ quan
trọng để tác giả luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu trong đề tài này.
Bên cạnh đó, cịn có những nghiên cứu có liên quan đến SKBV của các
hộ nghèo khi tiếp cận vấn đề Liên kết xã hội và môi trường trong phát triển
bền vững như loạt bài trong “A new Development Paradigm: The 2030
Agenda for Sustainable Development (Mơ hình phát triển mới: Chương trình
nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững) của các tác giả UNDP; “The Potential
of Using Sustainable Livelihoods Approaches in Poverty Reduction Strategy



14
Papers” [94] (Tiềm năng của việc sử dụng các phương pháp tiếp cận sinh kế
bền vững trong các tài liệu về chiến lược giảm nghèo), của Andy Norton và
Mick Foster trong tài liệu 148, Trung tâm Viện trợ và Chi tiêu cơng, Viện Phát
triển Nước ngồi nước Anh (2001)...
Tại Việt Nam kể từ những cuối năm 1980, vấn đề đảm bảo SKBV cho
các hộ nghèo đã được quan tâm ngày càng nhiều hơn. Đã có những cơng bố
dưới dạng đề tài khoa học, luận án tiến sĩ và có nhiều bài báo đăng trên các
tạp chí với ở nhiều góc độ khác nhau.
Luận án tiến sĩ kinh tế (2013) “SKBV vùng ven biển đồng bằng sông
Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu-nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam
Định” [93], tác giả Vũ Thị Hoài Thu coi phúc lợi của con người và tính bền
vững có tầm quan trọng bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Cách tiếp cận
này hướng vào nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người. Khái niệm SKBV
về cơ bản được dựa trên nền tảng của khái niệm phát triển bền vững. Nó bao
gồm khả năng, nguồn lực (bao gồm các nguồn lực vật chất và nguồn lực xã
hội) và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Một sinh
kế được coi là bền vững khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục
hồi từ những căng thẳng duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại
mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên. Tiêu chí đánh giá tính
bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, mơi trường và thể
chế. Từ đó, chỉ ra mối quan hệ gắn kết giữa SKBV với biến đổi khí hậu; sự
cần thiết phải thiết lập các chương trình SKBV thích ứng với đổi khí hậu
trong nước và trên thế giới hiện nay.
Oxfam và ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (2013) trong bài Nhân rộng
“Mơ hình Giảm nghèo” tại các cộng đồng dân tộc” [80] có nêu nhận xét q
trình phát triển kinh tế thị trường đã rộng mở không gian văn hóa của người
dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong bối cảnh mới đầy thách thức và cũng khơng
ít cơ hội. Trong bối cảnh đó, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn



15
lên thoát nghèo. Tuy nhiên, để thúc đẩy mở rộng Chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo bền vững (GNBV), cần phát huy các thế mạnh nội sinh cũng như
tận dụng các cơ hội từ bên ngồi, trong đó có vai trị quan trọng của các yếu tố
xã hội ở cấp cộng đồng. Nó có thể tạo nên “điểm sáng” trong việc chia sẻ các
thực hành tốt nhất, hỗ trợ công nghệ và kỹ thuật mới cho các cá nhân đi tiên
phong, tận dụng các thế mạnh của địa phương, kết nối với cơ sở hạ tầng bên
ngoài cũng như duy trì phát triển các hoạt động xã hội và mạng lưới.

Tác giả Nguyễn Văn Công trong đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn vốn sinh kế của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Cạn” [62] đã tập trung làm rõ
cơ sở lý thuyết về nguồn vốn sinh kế, chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn
sinh kế, các nhân tố tác động tới sử dụng vốn sinh kế và đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sinh kế của hộ nông dân ở tỉnh Bắc Cạn.
Cùng chủ đề trên, tác giả Bùi Thị Minh Hà và Nguyễn Hữu Thọ, trường
Đại học Nơng - Lâm Thái Ngun có bài: “Sử dụng khung SKBV để phân tích
sinh kế của cộng đồng dân tộc xã Vân Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên” [69], chỉ ra Khung SKBV là công cụ hữu hiệu trong việc phân tích
tổng quát sinh kế của cộng đồng. Với điều kiện các nguồn vốn sinh kế của xã
Văn Lãng hiện nay thì để giải quyết vấn đề đói nghèo trước hết cần tập trung
vào giải pháp tăng cường đào tạo nghề cho nơng dân, cùng với đó là cung cấp
dịch vụ tài chính gắn liền với các chủ đề đã được đào tạo.
1.1.2. Nghiên cứu liên quan đến nội dung, tiêu chí đánh giá và các
nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
Liên quan đến hướng này có các cơng trình: “The Potential of Using
Sustainable Livelihoods Approaches in Poverty Reduction Strategy Papers”
[119]


(Tiềm năng của việc sử dụng các phương pháp tiếp cận SKBV trong các

tài liệu về chiến lược giảm nghèo), nghiên cứu của Mick Foster (2001). Tác
giả nêu câu hỏi liệu các phương pháp tiếp cận SKBV có giá trị ở cấp độ chính
sách tổng thể về giảm nghèo hay khơng và giải quyết cụ thể ở mức độ nào để


16
có thể được sử dụng hỗ trợ các báo cáo chiến lược giảm nghèo. Từ tiếp cận
việc sử dụng tài sản / tính dễ bị tổn thương để phân tích sinh kế của người
nghèo, tác giả nhấn mạnh cần phải hiểu bối cảnh dễ bị tổn thương, môi trường
tổ chức và thể chế trong đó người nghèo thu thập thơng tin về các loại tài sản
khác nhau để thực hiện một chiến lược sinh kế. Có 5 loại tài sản: vốn con
người, vốn xã hội, vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tài chính là cơ sở cho
việc xử lý rủi ro và tính dễ bị tổn thương. Nó cung cấp một khn khổ để giải
quyết tồn bộ các vấn đề chính sách liên quan đến người nghèo, khơng chỉ là
tiếp cận y tế và giáo dục, mà còn là các vấn đề tiếp cận tài chính, thị trường và
an ninh cá nhân. Cần nhấn mạnh tính bền vững và phương pháp tiếp cận lấy
người dân làm trung tâm và tham gia, đáp ứng với các hoàn cảnh thay đổi và
có khả năng làm việc ở nhiều cấp độ từ quốc gia đến địa phương, hợp tác với
khu vực công và tư nhân cả về chi tiết vi mô và chính sách vĩ mơ. Mục đích
của nghiên cứu là hỗ trợ các nước đang phát triển hiểu rõ hơn nội dung giải
quyết vấn đề SKBV, thúc đẩy sự tham gia của địa phương để xây dựng và
thực hiện chiến lược giảm nghèo gắn kết với tài trợ từ các nguồn lực của
Chính phủ và các nhà tài trợ.
Cuốn sách: “Sustainable Livelihoods: A Case Study of the Evolution of
DFID Policy” [136] (Sinh kế bền vững: Nghiên cứu điển hình về sự phát triển
của Chính sách DFID) của tác giả William Solesbuy (2003). Muc tiêu của
cuốn sách nhằm trả lời câu hỏi làm thế nào để ý tưởng về phương pháp tiếp
cận SKBV được áp dụng và vai trò của nghiên cứu trong quá trình này là gì?

Đây là một nghiên cứu điển hình về ảnh hưởng của nghiên cứu đối với sự thay
đổi chính sách cụ thể của Bộ Phát triển Quốc tế (DFID). Trong đó, tiếp cận
SKBV là một nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược hoạch định chính sách vì
người nghèo. Nội dung cuốn sách khơng chi gợi ý khái niệm, đặc điểm của
SKBV, mà còn gợi ý những nội dung cần thiết, tiêu chí đánh giá và điều kiện
hay các nhân tố ảnh hường đến bảo đảm thực hiện chính sách SKBV cho các
hộ nghèo ở một quốc gia đang phát triển.


17
Bài “The Sustainable Livelihoods Index: A Tool To Assess The Ability
And Preparedness Of The Rural Poor In Receiving Entrepreneurial Project”
[124]

(Chỉ số sinh kế bền vững: Một công cụ để đánh giá khả năng và sự

chuẩn bị của người nghèo nông thôn khi tiếp nhận dự án khởi nghiệp) của
Roslina Kamaruddin, Shamzaeffa Samsudin (2014), nghiên cứu mô tả chỉ số
SKBV là một cơng cụ hữu ích để đánh giá các yếu tố sinh kế của các hộ
nghèo ở nông thôn. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đo lường tồn diện
tất cả các yếu tố sinh kế của hộ nghèo nơng thơn thơng qua việc xây dựng Chỉ
số SKBV. Nó dựa trên khung phương pháp tiếp cận SKBV. Tổng số 22 tài sản
sinh kế và chỉ số kết quả đã được xác định từ bộ dữ liệu và được phân thành 5
nhóm tài sản cụ thể là: con người, vật chất, tài sản tự nhiên, xã hội, tài chính
và 2 nhóm kết quả sinh kế là an ninh lương thực và tình trạng sức khỏe. Sau
đó, một chỉ số SKBV tổng hợp cho mỗi hộ gia đình được xây dựng bằng cách
lấy trung bình tất cả bảy nhóm tài sản sinh kế và chỉ số kết quả với trọng số
bằng nhau. Dựa vào đó, khảo sát thực tiễn cho thấy Chỉ số SKBV đã được
biến đổi song song với tổng thu nhập của hộ gia đình. Những hộ có thu nhập
thấp cũng sẽ có chỉ số SKBV thấp. Từ đó, khẳng định tầm quan trọng của Chỉ

số SKBV trong việc đánh giá kết quả để đảm bảo tính bền vững của một dự
án nhất định.
Cuốn sách: “Giảm nghèo đối với đồng bào Khmer Tây Nam Bộ trong
quá trình phát triển bền vững” [65] (2016), trên cơ sở tiếp cận không chỉ qua
các chính sách hỗ trợ về kinh tế, mà còn đi sâu nghiên cứu về đời sống tinh
thần, phong tục, tập qn, nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng đặc thù của
dân tộc Khmer tác giả phân tích và đánh giá tổng thể thực trạng về đời sống
vật chất, tinh thần của đồng bào Khmer, chỉ rõ nguyên nhân nghèo đói của họ
và đề ra phương hướng, giải pháp cơ bản góp phần giảm nghèo cho đồng bào
Khmer trên quan điểm thiết thực.
Tác giả Nguyễn Duy Thắng trong bài “Sử dụng vốn xã hội trong chiến
lược sinh kế của nông dân ven đô Hà Nội dưới tác động của công nghiệp


18
hoá” [88, tr.34-47], hướng vào làm rõ khái niệm vốn xã hội, sử dụng vốn xã
hội trong đơn vị hộ gia đình và các điều kiện để sử dụng vốn xã hội trong
chiến lược sinh kế. Ngoài nội dung chiến lược sinh kế hộ gia đình, tác giả cịn
làm rõ các nhân tố tác động tới việc sử dụng vốn xã hội trong bảo đảm sinh
kế. Đề xuất ba nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực sử dụng vốn xã hội
cho chiến lược sinh kế hộ gia đình ven đô Hà Nội.
Bàn về nguồn lực cho GNBV, tác giả Thái Phúc Thành trong cuốn “Vai
trò của vốn con người trong GNBV ở Việt Nam” [87] (2014) đã nghiên cứu để
trả lời vai trò của nguồn lực vốn con người trong giảm nghèo như thế nào?
Làm như thế nào để nâng cao vai trò vốn con người để GNBV? Xác định cơ
sở lý luận về mối quan hệ và vai trị của vốn con người trong GNBV; phân
tích và đánh thực trạng vai trò của vốn con người trong GNBV ở Việt Nam
giai đoạn 2000-2010; đề xuất giải pháp nâng cao vai trò vốn con người để
GNBV đến năm 2020.
Bài “Giải pháp GNBV và thực hiện các chính sách đối với đồng bào

dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh” [84], là một chuyên đề nghiên cứu của tác
giả Thanh Phước, nghiên cứu tổng kết 29 năm tái thành lập tỉnh Kon Tum với
công tác GNBV trên địa bàn. Công tác GNBV đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số và miền núi ở Việt Nam là mục tiêu quan trọng trong công cuộc đổi
mới, phát triển đất nước và hội nhập sâu rộng nền kinh tế thế giới. Đã đạt
được nhiều thành tựu quan trọng về GNBV trên địa bàn tỉnh Kon Tum trong
thực hiện các chương trình, dự án như: Chương trình Mục tiêu Quốc gia về
Nơng thơn mới, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về GNBV, trong đó có
Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đời sống của đồng bào dân
tộc thiểu số tuy đã được cải thiện, song vẫn cịn nhiều khó khăn, nhất là về cơ
sở hạ tầng kinh tế,, tác động tiêu cực đến SKBV của các hộ nghèo. Từ đó, đề
xuất các giải pháp tiếp tục các chương trình dự án đã có với sự chủ động vào
cuộc của các cấp chính quyền, tập trung vào các vấn đề bức thiết, đẩy mạnh


19
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và sự nỗ
lực của các hộ nghèo.
Vấn đề SKBV có liên quan mật thiết với ASXH. Trong bài “Công khai,
minh bạch trong lĩnh vực ASXH” [71], tác giả Hoàng Thị Hường và Bùi Thị
Hơn nêu vấn đề ASXH là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến
lược phát triển của mỗi quốc gia. Bảo đảm ngày càng tốt hơn ASXH luôn là
một chủ trương, nhiệm vụ lớn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự ổn định về
chính trị, kinh tế, xã hội và là chìa khóa để phát triển tồn diện và bền vững.
Tác giả tập trung làm rõ khái niệm công khai, minh bạch trong lĩnh vực
ASXH; phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về công khai, minh bạch
trong lĩnh vực ASXH hiện nay; đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện
công khai, minh bạch trong lĩnh vực này.
1.1.3. Nghiên cứu kinh nghiệm về đảm bảo sinh kế bền vững cho
các hộ nghèo

Bài “Livelihoods research: some conceptual and methodological
issues” [101] (Nghiên cứu sinh kế: một số vấn đề về khái niệm và phương
pháp luận) của Colin Murray (2001) đã đưa ra một đánh giá về các vấn đề
khái niệm và phương pháp luận trong quá trình theo đuổi nghiên cứu sinh kế,
đặc biệt là tham chiếu đến miền nam châu Phi. Các khn khổ điều tra khác
nhau và có phần trùng lắp được vạch ra, tập trung vào ba câu hỏi gồm: Nghiên
cứu thực nghiệm ở cấp độ vi mô liên quan đến phân tích các yếu tố cấu trúc,
lịch sử và thể chế của bối cảnh vĩ mô như thế nào? Sự kết hợp của các phương
pháp nào hiệu quả nhất cho phép chúng ta theo dõi quỹ đạo của sự thay đổi
trong các sinh kế đa dạng theo thời gian? Các khung sinh kế được triển khai
hữu ích nhất như thế nào để điều tra và hiểu các quá trình phân hóa, tích lũy
và bần cùng hóa?
Nghiên cứu của PA Acosta: “The Philippines Sustainable Livelihood
Program: Providing and Expanding Access to Employment and Livelihood


20
Opportunities” [130] (Chương trình sinh kế bền vững của Philippines: Cung
cấp và mở rộng khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm và sinh kế) thuộc Nhóm
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, bằng thực nghiệm đã cho thấy Bộ Phúc
lợi Xã hội và Phát triển Philippines đã đi đầu trong việc cung cấp các cơ hội
cho các hoạt động tạo thu nhập / phát triển sinh kế thông qua việc thực hiện
Chương trình SKBV từ năm 2011, với mục tiêu giảm nghèo và bất bình đẳng
bằng cách tạo việc làm cho các hộ nghèo và bằng cách di chuyển các hộ gia
đình dễ bị tổn thương cao có được SKBV và hướng tới sự ổn định kinh tế. Bài
viết đã mơ tả thiết kế và các quy trình cốt lõi của SKBV và phản ánh các cơ
hội mà chương trình có để cải thiện và bổ sung cho các chương trình Bảo trợ
xã hội khác nhằm tạo ra tác động đến phúc lợi của các hộ gia đình, đồng thời
đưa ra các khuyến nghị để tối đa hóa tác động của nó.
Bài “Sensitivity of livelihood strategy to livelihood capital in mountain

areas: Empirical analysis based on different settlements in the upper reaches
of the Minjiang River, China” [138] (Mức độ nhạy cảm của chiến lược sinh kế
đối với vốn sinh kế ở các vùng núi: Phân tích thực nghiệm dựa trên các khu
định cư khác nhau ở thượng nguồn sông Minjiang, Trung Quốc) (2014). Đây
là một nghiên cứu thực nghiệm, tác giả tập trung luận giải các tác động tiềm
tàng của SKBV, phân chia việc giải quyết SKBV thành bốn loại: khu định cư
trên núi cao, khu định cư bán sơn địa, khu định cư thung lũng sông và khu tái
định cư và thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc để chỉ ra rằng các chính sách về
nguồn vốn tài chính và xã hội là chất xúc tác thúc đẩy các hoạt động phi nông
nghiệp cơ sở đảm bảo SKBV của các hộ nghèo.
Bài “Targeted Poverty Alleviation and Households’ Livelihood Strategy
in a Relation-Based Society: Evidence from Northeast China” [139] (Mục tiêu
giảm nghèo và chiến lược sinh kế của hộ gia đình trong một xã hội dựa trên
mối quan hệ: Bằng chứng từ Đơng Bắc Trung Quốc), (2021). Nhóm tác giả đã
cho biết, mặc dù Trung Quốc đang trải qua quá trình chuyển đổi từ


21
xã hội dựa trên quan hệ sang xã hội dựa trên quy tắc, các mối quan hệ giữa
những người quen biết vẫn đóng một vai trị quan trọng trong phân bổ nguồn
lực, chẳng hạn phân bổ nguồn lực chính sách. Điều này đặc biệt đúng ở vùng
nông thôn Trung Quốc, nơi phổ biến việc giảm nghèo có mục tiêu và cấu trúc
xã hội dựa trên mối quan hệ vẫn chiếm ưu thế. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các
mối quan hệ ảnh hưởng như thế nào đến chiến lược SKBV của các hộ gia đình
ở nơng thơn Trung Quốc và các chính sách xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đóng
vai trị như thế nào. Công tác XĐGN được dựa trên mối quan hệ xã hội và
khám phá cách các hộ gia đình phản ứng với chính sách trong bối cảnh cụ thể.
Dựa vào nghiên cứu lý thuyết trên cơ sở và phương pháp tiếp cận SKBV, với
các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát thực địa từ ba ngôi làng nghèo ở Đông
Bắc Trung Quốc đã cho thấy các mối quan hệ có tác động đáng kể đến chiến

lược sinh kế của các hộ. Các loại mối quan hệ khiến các hộ lựa chọn chiến
lược sinh kế duy trì hoặc phát triển, trong khi các mối quan hệ ảnh hưởng tới
cách các chính sách giảm nghèo đến chiến lược sinh kế.
Cuốn: “Nghiên cứu các mơ hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở
Việt Nam” [78] (2015), của nhóm tác giả thuộc Dự án Nghiên cứu và Phân
tích Dự án Hỗ trợ giảm nghèo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (Việt
Nam). Các tác giả đã lựa chọn 3 dự án để nghiên cứu sâu gồm dự án “Mơ
hình sinh kế dựa vào chuỗi giá trị” của tổ chức Oxfam, mơ hình tiết kiệm tín
dụng của tổ chức Cứu trợ trẻ em Nhật Bản (SCJ) và mơ hình giảm nghèo dựa
vào phát triển kinh doanh nhóm du lịch cộng đồng của tổ chức Lao động quốc
tế (ILO). Tập trung làm rõ phương pháp tiếp cận, quy trình triển khai và kết
quả tác động của từng dự án của các đối tác quốc tế tài trợ trong những bối
cảnh khác nhau. Đặc biệt đã chú trọng vào đặc điểm tình trạng đói nghèo ở
mỗi vùng miền có đặc tính và các phương pháp tiếp cận khác nhau. Phân tích
việc thực thi các dự án chú ý tính tự chủ của địa phương, sự tham gia của
người dân và lựa chọn đối tác triển khai phù hợp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra


22
rằng, mơ hình của các tổ chức quốc tế thành công hơn bởi họ tuân thủ các
nguyên tắc của lý thuyết kinh tế, xây dựng động lực tham gia của các bên và
trao quyền tự quyết cho người dân. Các mơ hình quốc tế cũng triển khai theo
hướng nhỏ, chậm chắc và chú trọng về nâng cao năng lực so với các chương
trình đại trà nhanh và thiếu kiểm tra đánh giá của nhà nước. Từ đó, rút ra
những bài học kinh nghiệm thành cơng của các chương trình giảm nghèo của
của các tổ chức quốc tế nhằm gợi ý việc cân nhắc lựa chọn các mơ hình có
quy mơ tương đương của chương trình giảm nghèo quốc gia thời gian tới.
Báo cáo “Nhân rộng mơ hình giảm nghèo tại các cộng đồng dân tộc
thiểu số ở Việt Nam” [80] của Tổ chức OXFAM (2013) nghiên cứu chỉ ra rằng
không gian văn hóa - xã hội truyền thống của các cộng đồng dân tộc thiểu số

tại Việt Nam đã bị thu hẹp hoặc biến dạng đáng kể. Sự tiếp xúc với khơng
gian bên ngồi ngày càng rộng mở đặt các cộng đồng dân tộc thiểu số vào một
hoàn cảnh mới đầy thách thức và cũng khơng ít cơ hội. Trong bối cảnh đó,
một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên,
các bằng chứng thu thập được trong nghiên cứu “mơ hình giảm nghèo” của
Oxfam và AAV (2013) ủng hộ mạnh mẽ cho giả thuyết “chiến lược sinh kế
của hộ gia đình dựa trên phát huy các thế mạnh nội sinh cũng như tận dụng
các cơ hội từ bên ngồi, trong đó có vai trò quan trọng của các yếu tố xã hội ở
cấp cộng đồng, đã tạo nên các “mơ hình giảm nghèo” (“điểm sáng”) ở vùng
dân tộc thiểu số”.
Báo cáo “Mơ hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số ở
Việt Nam - Nghiên cứu trường hợp tại Hà Giang, Nghệ An và Đăk Nơng”
[81]

(2013) của Nhóm nghiên cứu ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (AAV) và

Oxfam được tổ chức thực hiện từ năm 2007 - 2013. Các tác giả áp dụng cách
tiếp cận “điểm sáng” (“positive deviance”) trong phân tích các “mơ hình giảm
nghèo”, nhằm tìm hiểu những yếu tố dẫn đến những hộ gia đình và cộng đồng
dân tộc thiểu số điển hình có kết quả giảm nghèo, cải thiện đời sống tốt hơn


23
các hộ gia đình và cộng đồng khác trong cùng bối cảnh. Từ đó, chỉ ra vai trị
của các yếu tố xã hội và chiến lược sinh kế đối với mơ hình giảm nghèo thành
cơng tại các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Nhóm Chương trình tài trợ các dự án nhỏ của Quỹ mơi trường tồn cầu
với cuốn “Cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng - Thực tế và
khuyến nghị chính sách” (2017) [85], đã nghiên cứu đưa ra một số khuyến
nghị chính sách cho cải thiện sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng bền

vững. Đối tượng hưởng thụ chính sách chủ yếu là người dân, hộ gia đình và
cộng đồng địa phương, cộng đồng dân tộc thiểu số, được giao rừng, khốn
bảo vệ rừng, th rừng và mơi trường rừng; có đời sống gắn bó, phụ thuộc
vào rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên. Bài viết là làm rõ thực chất và thực tế của
việc gắn kết “tài sản sinh kế” với “tài sản rừng”, đưa ra những dẫn liệu và
phân tích kinh nghiệm ở trong và ngồi nước về việc gắn kết sinh kế với bảo
vệ và phát triển rừng. Tác giả nêu gợi ý cách giải “bài toán gắn kết sinh kế với
bảo vệ và phát triển rừng” bằng con đường chính sách và nêu khuyến nghị
Chính phủ với mong muốn bảo đảm thu nhập từ rừng cho người dân và cộng
đồng, duy trì và nâng cao chất lượng và giá trị của rừng trên mảnh đất của
chính họ.
Đề tài khoa học cấp bộ: “Nghiên cứu bài học kinh nghiệm thốt nghèo
của một số xã đặc biệt khó khăn” [82], TS Nguyễn Anh Phong đã hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo và thoát nghèo ở các xã đặc biệt
khó khăn; chỉ ra 3 cách tiếp cận về giảm nghèo gồm: giảm nghèo dựa vào
tăng trưởng nông nghiệp, giảm nghèo dựa vào tạo việc làm ở khu vực phi
chính thức và giảm nghèo thơng qua hỗ trợ phát triển các mơ hình thị trường
phù hợp. Nghiên cứu kinh nghiệm giảm nghèo ở một số quốc gia trên thế gới,
rút ra các bài học kinh nghiệm có thể áp dụng vào các xã đặc biệt khó khăn ở
Việt Nam. Đề xuất bổ sung, hồn thiện cơ chế, chính sách và giải pháp nhằm
thốt nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn trên cơ sở nghiên cứu, tổng
kết các bài học kinh nghiệm thoát nghèo ở một số xã đặc biệt khó khăn.


24
Bài viết “Đảng lãnh đạo cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo” (2020) [90],
PGS.TS Trần Quốc Toản. Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam, trong đó khẳng định, XĐGN là một chủ trương lớn, xuyên suốt
của Đảng cộng sản Việt Nam qua nhiều nhiệm kỳ, với những nội dung và giải
pháp thích hợp trong từng giai đoạn, và cho đến nay. Giải quyết vấn đề này đã

được đặt lên tầm tương quan với chính sách phát triển kinh tế. Phân tích
những giải pháp và kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công
cuộc XĐGN qua 35 năm đổi mới và đề xuất định hướng công tác XĐGN ở
Việt Nam trong giai đoạn mới.
1.1.4. Nghiên cứu liên quan đến thực trạng và giải pháp đảm bảo
sinh kế bền vững cho các hộ nghèo
Cuốn: “Best practices to support and improve the livelihoods of smallscale fisheries and aquaculture households” [107] (Các thực hành tốt nhất để
hỗ trợ và cải thiện sinh kế của các hộ gia đình đánh bắt và ni trồng thủy sản
quy mơ nhỏ), các nhà nghiên cứu của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc
(FAO), trong Hội thảo Tham vấn Khu vực châu Á - Thái Bình Dương
(APFIC) đã chỉ ra các lĩnh vực thực hành tốt nhất và các chính sách hỗ trợ
sinh kế cộng đồng ven biển với nội dung đầu tư vào quản lý và quản trị tài
nguyên hiệu quả, duy trì sức khỏe hệ sinh thái, là nền tảng chính hoặc điều
kiện tiên quyết để hỗ trợ và cải thiện sinh kế của các hộ nuôi trồng và đánh
bắt thủy sản quy mơ nhỏ. Cần có sự phát triển chính sách cụ thể nhằm giải
quyết các lĩnh vực quy mơ nhỏ và thúc đẩy đa dạng hóa. Phải phản ánh và tôn
trọng các quyền của ngư nghiệp quy mô nhỏ, đặc biệt là ở những vấn đề then
chốt như quyền sử dụng và tiếp cận đất đai. Có sự liên kết chặt chẽ giữa các
mục tiêu chính sách về phát triển kinh tế, cung cấp lương thực, thu nhập và
duy trì sinh kế và quản lý nghề cá, bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường sống
và tài nguyên.
Chuyên đề: “Những vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững của
dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [67] của Nhóm cơng tác về Dân tộc thiểu số


25
(EMWG) trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Phát triển bền vững và Giảm
nghèo Dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi (2014) đã phân tích những vấn đề
quan trọng để bảo đảm cho PTBV của các dân tộc thiểu số Việt Nam gồm
chính sách phát triển, tình đồng bộ trong khung chính sách và năng lực và kỹ

năng điều phối thực tiễn, đảm bảo không phân biệt đối xử và kỳ thị, coi trọng
và giải quyết tốt vấn đề giáo dục, đảm bảo sinh kế thông qua tạo cơ hội tiếp
cận các nguồn lực và tài sản công, hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trơ kỹ năng "mềm", và
hồn thiện cơ chế, chính sách tạo thơng thống cho người nghèo trong tiếp
cận đất đai nhất là đất rừng và nguồn tài nguyên rừng.
Bài “Thực trạng và giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho cộng đồng
dân cư ven đơ Hà Nội trong q trình đơ thị hóa” [92] của Bùi Văn Tuấn,
nghiên cứu xác định SKBV có vai trò quan trọng đối với cộng đồng dân cư
trong q trình đơ thị hóa. Dựa trên tiếp cận khung SKBV, tác giả phân tích
một số lý luận về sinh kế và vận dụng nghiên cứu sinh kế của cộng đồng dân
cư vùng ven đơ trong q trình đơ thị hóa qua trường hợp quận Bắc Từ Liêm,
đánh giá thực trạng sinh kế của cộng đồng dân cư, xác định những nhân tố
thuận lợi và cản trở hộ gia đình tiếp cận các nguồn lực phát triển sinh kế. Từ
đó, đưa ra những giải pháp nâng cao và đảm bảo SKBV cho cộng đồng dân cư
trong q trình đơ thị hóa trên địa bàn.
Luận án tiến sĩ “Sinh kế GNBV vùng Đồng bằng sông Cửu Long” [66]
của Phạm Mỹ Duyên, trên cơ sở nghiên cứu đề xuất các chính sách, giải pháp
tiếp cận ở khía cạnh vĩ mơ (chính quyền) và vi mơ (doanh nghiêp, hộ gia
đình) nhằm giúp hộ nghèo nâng cao năng lực sinh kế và lựa chọn hoạt động
sinh kế để thốt nghèo bền vững. Phân tích và đánh giá thực trạng của vốn
sinh kế và các yếu tố tác động đến sự lựa chọn chiến lược sinh kế của hộ, vai
trò của các hoạt động sinh kế đối với nâng cao thu nhập và GNBV, đề xuất
các giải pháp để giúp người nghèo nâng cao năng lực sinh kế và lựa chọn hoạt
động sinh kế GNBV.


×