Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giới thiệu một số hệ thống cỡ số quần áo trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.88 KB, 6 trang )

GIỚI THIỆU MỘT SỐ HỆ THỐNG CỠ SỐ QUẦN ÁO
TRÊN THẾ GIỚI
Nguyễn Thị Ngọc Quyên
Khoa Kiến trúc Mỹ thuật, trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)

TĨM TẮT
Hệ thống cỡ số của các nước trên thế giới đã xây dựng từ rất lâu và luôn được đầu tư nghiên cứu và cập
nhật liên tục để đáp ứng được nhu cầu đa dạng về vóc dáng và tốc độ phát triển thể chất của người tiêu
dùng. Trong bài báo tác giả sẽ hệ thống lại các phương pháp xây dựng hệ thống cỡ số và giới thiệu các hệ
thống cỡ số của các nước trên thế giới.
Từ khóa: Cỡ số, nhân trắc học, kích cỡ, cơ thể người, tiêu chuẩn cỡ số, kích thước chủ đạo, bước nhảy.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ thế k 19, trang phục may sẵn đã bắt đầu xuất hiện theo nhu cầu của công chức một số ngành nghề
cao cấp như quân đội, ngân hàng,… và số đông người dân sành điệu sống ở thành thị. Sự phát triển của
thời trang may sẵn kéo theo sự ra đời của hàng loạt nhà may đo và nhiều phát triển khác như máy may
công nghiệp, phương pháp thiết kế rập, phương pháp hình thành dáng quần áo và hệ thống cỡ số trang
phục tiêu chuẩn.
Năm 1880, xưởng sản xuất trang phục may sẵn đầu tiên ở Mỹ đặt tại trung tâm New York đã xuất hiện với
đầy đủ cỡ số tiêu chuẩn cho nam giới Mỹ. Họ ứng dụng hệ thống cỡ số và công nghệ kỹ thuật vào trong
sản xuất hàng loạt. Năm 1890, 90 nam giới Mỹ mặc trang phục may sẵn. Các tổ chức liên bang đã lấy số
đo chiều cao, vòng ngực, vòng eo, dài chân của hàng triệu tân binh để làm tiêu chuẩn cho số đo trang phục
Mỹ. Lúc đầu, xưởng chỉ sản xuất một cỡ trung bình cho tất cả mọi người, đến đầu thế k 20, các cỡ số
được hồn chỉnh, nhảy mẫu với độ chính xác cao hơn cả may đo đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Hệ thống cỡ số đầu tiên được Hoàng gia Anh tài trợ để thiết lập là BS1445:1951, sau đó chuyển thành
BS3666:1963 và áp dụng cho cơng chúng.
Hiện nay, có nhiều hệ thống cỡ số đang được sử dụng trên thế giới. Đối với vóc dáng người châu Á, 3 hệ
thống cỡ số được chú ý nhiều nhất là JIS L 4005: 1997 của Nhật, KS K 0050- 1999 của Hàn Quốc, GB/T
1335.3-1997 của Trung Quốc. Các nước Châu Âu như Đức, Pháp, Úc, New Zealand, và Bắc Âu đã làm lại
hệ thống cỡ số của họ để hòa hợp hơn với tiêu chuẩn thế giới ISO.


2. NỘI DUNG
2.1. Các phƣơng pháp xây dựng hệ thống cỡ số
Nghiên cứu các hệ thống cỡ số trên thế giới được trình bày ở bảng 1, ta có thể tổng hợp những nội dung
chính như sau:
Phương pháp nghiên cứu ứng dụng trong nhân trắc học là phương pháp nghiên cứu cắt ngang. Từ thế k
19, kết quả nghiên cứu nhân trắc học được xử lý bằng cơng thức trung bình cộng. Đến nay để xử lý số liệu
đã ứng dụng nhiều cơng thức tính toán, chủ yếu sử dụng toán xác suất thống kê với các phần mềm Excel,
56


PCSS, R, SPSS. Các phần mềm dần được nâng cấp nên cơng việc tính tốn, xử lý số liệu nhanh với độ
chính xác cao.
Phương pháp xác định kích thước chủ đạo chủ yếu là phương pháp thành phần chính với nghiên cứu của
Salusso cùng cộng sự vào năm 1985 1 , tác giả đã nghiên cứu xây dựng hệ thống kích thước và sử dụng
kỹ thuật PC để xác định kích thước chủ đạo. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật này khác với nghiên cứu
trước đây của O’Brien và Shelton, khi áp dụng PCA các tác giả đã giảm dữ liệu và khi phân tích các thành
phần chỉ chọn một kích thước chủ đạo cho mỗi thành phần.
Về phương pháp lựa chọn cỡ số tối ưu, đã có nhiều thuật toán được ứng dụng trong nghiên cứu để lựa
chọn cỡ số tối ưu. Phương pháp tối ưu hóa xác định số lượng cỡ số thỏa mãn khách hàng của các nghiên
cứu Tryfos 2 và McCulloch 3 đều ứng dụng phương pháp tối ưu hóa nhưng McCulloch thực hiện mục
tiêu mang đến sự vừa vặn trong hệ thống cỡ số cho khách hàng còn Tryfos với mục tiêu tăng số lượng cỡ
số của sản phẩm bán ra. Phương pháp sơ đồ nhánh cây xác định số lượng cỡ số đảm bảo sản xuất và đáp
ứng người tiêu d ng. Chung và Wang 4 đã xây dựng kỹ thuật này và xây dựng hệ thống cỡ số cho trẻ em
độ tuổi học sinh Đài Loan năm 2007. Phương pháp này cũng chứng minh số lượng cỡ số ít hơn số lượng
cỡ số của Hàn Quốc. Lin cùng cộng sự ứng dụng phương pháp trên để phân loại cỡ số cho đồng phục lính.
Áp dụng PC để chọn lựa các kích thước chủ đạo quan trọng. Sau đó ứng dụng sơ đồ cây ra quyết định để
phân nhóm cơ thể. Phương pháp này ph hợp đối với việc đáp ứng quy mô rộng nhưng ít cỡ số. Phương
pháp sơ đồ cây được ứng dụng thành cơng năm 2010. Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo ( I) là phương pháp mới
nhất giúp phát triển hệ thống cỡ số. Mặc dù kỹ thuật này chưa được áp dụng rộng rãi nhưng là kỹ thuật rất
quan trọng, đem lại hiệu quả bởi thuật toán linh hoạt giúp giảm thiểu số lượng cỡ vóc, tăng hiệu suất đáp

ứng và khai thác dữ liệu tốt hơn. Phương pháp này dường như là kỹ thuật tốt nhất hiện nay. Tự tổ chức
phương pháp (SOM) cũng là một kỹ thuật hiệu quả như mạng lưới dây thần kinh. Phương pháp thống kê
này giúp giảm thiểu số lượng cỡ số, mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất.
2.2. Giới thiệu một số tiêu chuẩn cỡ số quần áo trên thế giới
Hệ thống cỡ số của các nước trên thế giới với nhiều kích cỡ để phù hợp các dạng cơ thể người như tiêu
chuẩn ASTM của Mỹ, tiêu chuẩn ISO, tiêu chuẩn TGL của Đức, tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản, tiêu chuẩn
KS của Hàn Quốc, tiêu chuẩn GB của Trung Quốc, … Sơ lược một số hệ thống cỡ số quần áo trên thế giới
thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Các tiêu chuẩn cỡ số trên thế giới [5]

Tên nước
(Tiêu chuẩn)
Mỹ
(ASTM D 6240)

ISO
(ISO/TR 10652)
57

Số lượng
kích thước
35

55

Kích thước
chủ đạo

Dạng người
(số lượng cỡ số)


Drop
(cm)

Chiều cao đứng

S (Size 34 - 37)

15,3

Vòng ngực

M (Size 38 - 41)

15,2

Vịng eo

L (Size 42 - 45)

14,6÷15,3

XL (Size 46 – 49)

12,1

2XL (Size 50 – 53)

8,9÷11,4


3XL (Size 54 – 57)

2,6÷7,7

4XL (Size 58 – 60)

5,1

Chiều cao đứng

A ( 29 cỡ số )

16

Vòng ngực

R (48 cỡ số )

12


Tên nước
(Tiêu chuẩn)

LB CHXHCN Xơ Viết

Số lượng
kích thước

63


(17521)

Kích thước
chủ đạo

Dạng người
(số lượng cỡ số)

Drop
(cm)

Vòng eo

P (49 cỡ số )

6

Drop

S (46 cỡ số )

0

C (29 cỡ số )

-6

Chiều cao đứng


360 cỡ số

Vịng ngực
Vịng eo

CHDC Đức

45

(TGL-20866)

Chiều cao đứng
Vịng ngực

3 nhóm chiều cao S, M,
T cho 9 dạng cơ thể:

Vòng eo

TA
TS

12

MA

12

MN


12

ML

12

MS

8

MP

6

SS

6

SP

4
0

Nhật Bản

26

(JIS L4005)

Hàn Quốc


25

(KS K 0050:2004)

Trung Quốc
(GB/T 1335)

45

Chiều cao đứng

A (280 cỡ số )

Vòng ngực

B (280 cỡ số )

Vòng eo

Y (280 cỡ số )

Chiều cao đứng

Y

21

Vịng ngực


A

15

Vịng eo

B

12

BB

9

Chiều cao đứng

Y

20÷18

Vịng ngực

A

12;14;16

Vịng eo

B


8÷10

Drop

C

6

Nhu cầu mặc đẹp và thời trang ngày càng được nâng cao. Các dạng người được phân theo chỉ số drop góp
phần cho công tác thiết kế và sản xuất may công nghiệp đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Các tiêu chuẩn
cỡ số phân theo dạng người được trình bày ở bảng 2.

58


Bảng 2. Các tiêu chuẩn cỡ số phân theo dạng người [6]

Nước
(Tiêu chuẩn)

Đức
(DIN EN
13402)

Mỹ
(ASTM D4910)

Pháp
(NF G03-008)


Hàn Quốc
(KS K 0050)

Dạng cơ thể

Size

Drop (cm)

Chiều cao

Cơ bắp
Mảnh

440÷1160
90÷110

-16
12

168÷190
177÷190

Bình thường

44÷58

12 đến - 8

168÷186


Săn chắc

22÷29

8 đến -6

162÷180

To

144÷156

8 đến -6

168÷184

Thấp Săn chắc

225÷295

-6 đến – 4

156÷174

Eo to

47÷59

4/6/8


166÷178

Lưng ngắn

495÷575

4/6/8

162÷170

Bình thường

S-XXL

173÷182

-15

Cao

MT-XXLT

183÷192

-15

Rất cao

MXT-3XIXT


193÷201

-15

To

2XL-5XL

173÷182

-10

To cao

2XLT-5XLT

183÷192

-10

Cơ bắp

Cơ bắp

-16 đến 14

168/174/180

Mảnh

Bình thường

Mảnh
Bình thường

-12 đến 8
-12 đến 8

180/186
168/174/180/186

Săn chắc

Săn chắc

-8 đến 4

174/180

To
Mập

To
Mập

-8 đến 4
-4 đến +/- 0

162/168
162/168/174


Eo to

Eo to

4/6/8

162/168/174/180

Y
A

18
18

B

10 đến 12

BB

6 đến 10

Hầu hết các hệ thống cỡ số quần áo đều chọn kích thước chủ đạo là chiều cao đứng, vòng ngực 2 và tùy
từng đối tượng mà chọn thêm vịng eo, vịng mơng, drop làm kích thước chủ đạo. Một số tiêu chuẩn ISO,
STM, CEN, H K , NF, JIS, KS, GB đều chọn vịng ngực, vịng eo, chiều cao đứng làm kích thước chủ
đạo ở hình 1, 2, 3. Khoảng giá trị kích thước vịng ngực, vịng eo, chiều cao của các nước thể hiện ở hình
1, 2, 3 [7]. Ở hình 1 ta thấy tiêu chuẩn ASTM của Mỹ có khoảng giá trị kích thước vịng ngực và vịng eo
cách xa, vịng ngực có giá trị từ 86÷152cm và vịng eo có giá trị từ 71‚158cm, kích thước chiều cao với
khoảng giá trị nhỏ từ 172‚187cm, điều này cho thấy hệ thống cỡ số của Mỹ sẽ có nhiều dạng cỡ số theo

kích thước vịng hơn là phân nhóm theo kích thước chiều cao. Đối với hệ thống cỡ số của Nhật thì ngược
lại, khoảng giá trị vịng ngực và vịng eo nhỏ từ 86‚104cm đối với vòng ngực và từ 68‚104cm đối với
vòng eo, tuy nhiên khoảng giá trị chiều cao lại lớn từ 150÷190cm, ta thấy với giá trị trên nên hệ thống cỡ
số của Nhật sẽ có nhiều dạng cỡ số theo kích thước chiều cao. Như vậy qua hình 1, 2, 3 cho thấy hệ thống
cỡ số quần áo của các nước đều có sự lựa chọn kích thước chủ đạo gần giống nhau, nhưng giá trị kích
thước chủ đạo sẽ khác nhau, tính tốn lựa chọn cỡ số tối ưu sẽ khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm hình
dạng, tầm vóc cơ thể người của mỗi nước quốc gia. Đối với bước nhảy, t y theo hình dáng cơ thể và cỡ số
59


khác nhau sẽ có bước nhảy các kích thước chủ đạo khác nhau ở các quốc gia. Như LB CHXHCN Xô Viết:
tiêu chuẩn GOCT 17521 – 72 chọn bước nhảy hệ thống cỡ số nam giới với chiều cao đứng 6cm, vòng
ngực 4cm, vòng eo 6cm. Tiêu chuẩn ISO/TR 1062:1991 chọn bước nhảy hệ thống cỡ số nam giới với
chiều cao đứng 6cm, vòng ngực 4cm, vòng bụng 4cm. Tiêu chuẩn JIS L4005:2001 hệ thống cỡ số Nhật
Bản chọn bước nhảy chiều cao đứng là 8cm, vịng ngực 6cm,…

Hình 1. Giá trị size vòng ngực nam của các tiêu chuẩn thế giới

Hình 2. Giá trị size vịng eo nam của các tiêu chuẩn thế giới

Hình 3. Giá trị size chiều cao nam của các tiêu chuẩn thế giới

60


Theo sự phát triển dân số và phong cách sống, các nước trên thế giới đã thực hiện nghiên cứu và cập nhật
thường xuyên hệ thống cỡ số quần áo, điển hình như Hàn Quốc, thời gian cập nhật hệ thống cỡ số khoảng
từ 5‚7 năm 2 , thời điểm cập nhật hệ thống cỡ số của Hàn Quốc được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3. Thực hiện điều tra nhân trắc của Hàn Quốc qua các năm 2


Khảo sát nhân trắc
Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Lần 5

Lần 6

Năm

1979

1986

1992

1997

2003

2010

Số mẫu

17000


21650

8800

13000

14000

14000

Tuổi

6-50

5-50

6-50

0-70

0-90

7-69

Số lượng
kích thước

117


80

84

120

190

139

Phương pháp

2D

2D

2D

2D

2D và 3D

2D và 3D

Ứng dụng

Thành lập Cập nhật
KSK0031
KSK0034


Cập nhật
KSG2016

Cập
nhật Cập nhật
KSK0051
KSK0051

Cập nhật
KSK0051

3. KẾT LUẬN
Trên thế giới, mỗi quốc gia lựa chọn số lượng kích thước khác nhau phụ thuộc vào yêu cầu sản xuất. Kích
thước chủ đạo chủ yếu là chiều cao đứng và vòng ngực lớn nhất, ngồi ra cịn có thêm vịng eo và vịng
mơng, giá trị drop. Đa số các nước chọn bước nhảy kích thước chủ đạo với chiều cao đứng 6cm và vòng
ngực lớn nhất là 4cm, tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm cơ thể của mỗi nước khác nhau dẫn đến chọn
bước nhảy khác nhau trong hệ thống cỡ số phân theo dạng người. Ngày nay khi kinh tế xã hội phát triển,
thể chất con người cũng luôn phát triển, hệ thống cỡ số rất đa dạng về kích cỡ để phù hợp nhu cầu và hình
dạng phong phú của cơ thể con người. Hệ thống cỡ số những năm gần đây trung bình từ 57 năm được
cập nhật lại và ứng dụng phương pháp đo gián tiếp 3D để thu thập dữ liệu nhân trắc nhằm đáp ứng tốc độ
nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Stancic, I, Supuk, T, Cecic (2009) Computer vision system for human anthropometric parameters
estimation. Wseas transactions on systems, 8, pp.430-439.

[2]


Tryfos, P (1986) An integer programming approach to the apparel sizing problem. Journal of the
Operational Research Society 37:1001-1006.

[3]

McCulloch, C.E, Paal, B and Ashdown (1998) An optimization approach to apparel sizing. Journal
of the Operational research Society 49:492-499.

[4]

Chung, M. J and Wang (2006) The development of sizing system for school students. in 36 th
International conference on computer and industrial engineering Taipei, Taiwan.

[5]

W YU (2004) Human Anthropometrics and sizing system. The Textile institute, pp.169-172.

[6]

J. Chun.(2014). International apparel sizing systems and standardization of apparel sizes. Textile
institute 148, pp.275-301.

[7]

J. BOugourd.(2014). National size and shape surveys for apparel design. Textile institute 148,
pp.142-164.

61




×