Tải bản đầy đủ (.pptx) (139 trang)

THUC VAT BAC CAO HAY THUC VAT CO CHOI KORMOBIONTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.42 MB, 139 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>

<span class='text_page_counter'>(2)</span> KÍNH CHÀO CÔ và CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thành viên nhóm 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.. Huỳnh Thah Việt Bùi Quốc Trung Hàng Thị Diễm Hằng Huỳnh Văn Nhị Nguyễn Thị Mỹ Linh Huỳnh Thị Kim Ngân Đỗ Châu Ngọc Yên Phan Thị Trâm Anh Tô Thị Bảo Ngọc.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Chương 5:. THỰC VẬT BẬC CAO HAY THỰC VẬT CÓ CHỒI (KORMOBIONTA).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> NGÀNH HẠT KÍN (ANGIOSPERMATOPHYTA) HAY. NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA).

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đại cương về ngành Hạt kín Ngành Hạt kín là ngành lớn nhất (tới trên 30 vạn loài) và đa dạng nhất chiếm ưu thế trong Giới Thực vật. Chúng phân bố khắp nơi trên Trái Đất, làm thành cảnh quan chủ yếu của thảm thực vật ở cạn và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đặc điểm chung • Những đại diện của ngành Hạt kín mang các đặc điểm cơ bản sau: • Đặc điểm đặc trưng nhất của ngành Hạt kín phân biệt với ngành Hạt trần là có hạt được giấu kín trong quả. Hạt phát triển từ noãn nằm trong lá noãn đã khép kín, tức bầu nhụy..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> • Sự xuất hiện của nhụy liên quan đến sự xuất hiện hoa. Hoa là cơ quan sinh sản chuyên hóa của TV Hạt kín, tương đương với nón của Hạt trần, giúp cho sự thụ tinh có hiệu quả nhất. • Hoa gồm có bao hoa (P) với Đài hoa (K) và Tràng hoa (C) bao lấy bộ nhị (A) gồm các nhị và bộ nhụy (G) là bộ phận cơ bản nhất..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> • Tổ chức hoa và cách sắp xếp theo một qui tắc nhất định. • Noãn được bảo vệ và phát triển ở trong bầu là ưu thế của TV Hạt kín so với TV Hạt trần. • Sau khi thụ tinh, bầu phát triển thành quả chứa hạt bên trong nên gọi là hạt kín. Sự xuất hiện hoa, quả biểu hiện tính thích nghi cao độ của TV Hạt kín đối với việc bảo vệ và phát triển nòi giống..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> • Đây là một bước nhảy vọt trong quá trình tiến hóa của ngành Hạt kín. • Trong chu trình sống của các cây Hạt kín thể giao tử giảm đến mức tối đa: thể giao tử đực chỉ còn là 1 tế bào chứa 2 tinh trùng không roi (tinh tử), thể giao tử cái chỉ là 1 túi phôi có 8 nhân. Ở đây không có túi noãn bào nữa mà noãn bào phát triển ngay trên túi phôi..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> • Ở Hạt kín có sự thụ tinh kép chưa hề gặp ở các ngành thực vật khác: Tinh tử thứ nhất đi vào túi phôi kết hợp với noãn bào thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi. Còn tinh tử thứ hai kết hợp với nhân thứ cấp của túi phôi cho ra nội nhũ tam bội. Đây là tính chất ưu việt của TVHK, nội nhũ được hình thành sau khi thụ tinh mang đặc tính di truyền của cả 2 yếu tố bố và mẹ làm cho nội nhũ có giá trị cao, là nguồn thức ăn tốt cho phôi có sức mạnh nội tại để phát triển sau này..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> • Thế hệ đơn bội hoàn toàn nằm trong thế hệ lưỡng bội, được bảo vệ một cách chắc chắn khỏi những điều kiện bất lợi bên ngoài và hoàn toàn chỉ có chức năng sinh sản. • Cơ quan dinh dưỡng rất đa dạng về hình thái, thích nghi cao với những điều kiện rất khác nhau của môi trường..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> • Hệ thống dẫn của cây cũng tiến hóa: có mạch thông dẫn nhựa và sợi gỗ nâng đỡ cây đảm bảo việc vận chuyển nước và các chất hòa tan một cách nhanh chóng và thuận lợi (ở Hạt trần mới chỉ có quản bào núm vừa có chức năng dẫn vừa có chức năng nâng đỡ)..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Nguồn gốc và sự phát triển tiến hóa • Hiện đang tồn tại 2 giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của ngành Hạt kín có liên quan đến nguồn gốc của hoa. • Giả thuyết hoa giả: do Wettstein, nhà Thực vật học người Áo đề xướng. Theo ông, hoa lưỡng tính của thực vật Hạt kín là hoa giả do nón đực hay nón cái của Hạt trần giảm đi mà thành..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> • Trong hoa mỗi nhị, mỗi nhụy tương đương với 1 hoa thật, và hoa đơn tính được xem là nguyên thủy. • Những người theo giả thuyết này đi tìm nguồn gốc của ngành Hạt kín ở bộ Ma Hoàng, thuộc lớp Dây gắm; và trong ngành Hạt kín hiện nay họ cho nhóm “Bao hoa đơn” là nguyên thủy nhất, với lí luận cho rằng: tất cả Hạt trần đều là cây gỗ, nhóm “Bao hoa đơn”.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> cũng gồm những cây gỗ; ở Ma hoàng có nón đơn tính, cấu tạo gần giống như một hoa, thụ phấn nhờ gió, nhóm “Bao hoa đơn” cũng vậy. Tuy nhiên, các tính chất nguyên thủy của nhóm “Bao hoa đơn” không được các nghiên cứu về hình thái, giải phẫu và phấn hoa xác nhận..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> • Hoa đơn tính ở “bao hoa đơn” thường có dấu vết của tính đối lập .Hoa đơn giản,thành phần giảm số lượng ,luôn luôn có bầu nguyên ,thậm chí có bầu dưới,là những tính chất thứ sinh chứ không phải là tính chất nguyên thủy.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> • Giả thuyết hoa thật:được Bessey đề xướng từ năm 1893 .Hallier cũng đề xuất giả thuyết này vào năm 1896 cho hoa của hạt kín là hoa thật ,do nón lưỡng tính kiểu Á tuế biến đổi thành,nhóm “nhiều lá noãn”trong đó có bộ ngọc lan được xem là những hạt kín nguyên thủy nhất với hoa có cấu tạo gần giống nón của Á tuế. • Ngoài ra hầu hết các cây trong nhóm “nhiều lá noãn” đều là cây gỗ ,một số loài lại chưa có mạch thông.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> • Tuy nhiên những điều này chưa đủ vội kết luận Á tuế là tổ tiên của hạt kín nếu ta xét đến những chi tiết sau:nón lưỡng tính của Á tuế có các lá bào tử nhỏ xếp vòng,các túi bào tử nhỏ dính nhau thành ổ ,trong khi đó ở những hạt kín xưa thuộc bộ ngọc lan nhị xếp xoắn ,túi bào tử nhỏ riêng rẽ ,chứng tỏ những hạt kín này còn nguyên thủy hơn cả Á tuế..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> • Hơn nữa các lá bào tử lớn ở Á tuế rất giảm, chúng chỉ còn là những cuống ngắn mang trên đầu một noãn • Rất ít khả năng để những lá bào tử giảm đi cao độ này lại có thể biến đổi thành những lá noãn riêng rẽ của hạt kín được. • Ở Á tuế ,noãn cũng có cấu tạo đặc biệt:vỏ noãn kéo dài ra về phía lỗ noãn thành một ống để tiếp nhận hạt phấn, còn ở hạt kín bộ phận tiếp nhận hạt phấn là đầu nhụy.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> • Vì vậy không thể coi Á tuế là tổ tiên trực tiếp của hạt kín,mà chỉ có thể nói rằng cả Á tuế và hạt kín đều bắt nguồn từ một tổ tiên chung • Thực vật hạt kín xuất hiện cách đây khoảng 150 triệu năm,vào kỉ Jura đại trung sinh.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> • Về địa điểm phát sinh của những thực vật hạt kín đầu tiên hiện nay còn là vấn đề phải tranh luận người cho hạt kín xuất hiện ở Bắc cực rồi tràn xuống phía Nam nhưng giả thuyết này bị gạt bỏ vì di tích đã tìm thấy đi ngược lại một số khác trong đó có takhtajan cho rằng hạt kín phát sinh từ vùng nhiệt đới có thể là vùng Đông Nam Á căn cứ vào những dạng “ hóa đá sồng” tức là những hạt kín nguyên thủy nhất hiện còn rất nhiều ở những vùng này nhất là ở phía Nam Trung Quốc và bắc Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> - Nguyên nhân lan tràn và phát triển nhanh chóng của thực vật hạt kín được giải thích bằng tính chất dấu kín của noãn ở trong bầu. Nhà thực vật học người Nga M.L.Golenkin (1927). Đã đưa ra giả thuyết về nguyên nhân thắng lợi của thực vật hạt kín như sau: ở kỉ phấn trắng do một nguyên nhân vũ trụ nào đó trên mặt đất đột nhiên có sự thay đổi chế độ ánh sáng và độ ẩm trong không khí những đám mây mù bao phủ mặt đất bị tan đi, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng xuống mặt đất làm cho không khí bị khô nóng nhanh..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Thực vật có noãn hở không thích nghi được với điều kiện sống thay đổi này bắt đầu chết hoặc giảm phạm vi phân bố một cách nhanh chóng • Trong quá trình tiến hóa của các cây hạt kín hoa tiến từ kiểu xoẵn ốc sang kiểu vòng số lượng các thành phần giảm đi và ổn định các bộ phận trong hoa có xu hướng dính liền nhau dạng sống từ kiểu thân gỗ đến thân cỏ.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> • Các tính chất nguyên thủy và tiến hóa của cây hạt kín có thể nêu tóm tắt trong bảng sau :.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Các cơ quan và bộ phận. Tính chất nguyên thủy. Tính chất thứ sinh,hoàn thiện hơn. Dạng sống. -gỗ bụi - cây mọc đứng -sống trên cạn -Thường xanh. -cỏ nhiều năm -cỏ một năm -bò hoặc leo -ở nước -rụng lá. Thân - Mạch dẫn. -Không phân nhánh -chưa có mạch thông -bó mạch xếp vòng -các yếu tố mạch dài,hẹp vách mỏng,tiết diện đa giác -mặt ngăn(của yếu tố mạch)xiên,thủng lổ hình thang. -có phân nhánh -có mạch thông -bó mạch xếp rải rác -các yếu tố mạch ngắn,rộng,vách dày,tiết diện tròn -mặt ngăn bớt xiên tiến tới ngang,thủng lỗ đơn.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> Lá. -lá đơn nguyên -lá kép -gân lông chim -lá mọc cách. Hoa. -hoa mọc đơn độc -hoa lưỡng tính -hoa đối xứng tỏa tròn -các thành phần hoa xếp xoắn ốc -số lượng các thành phần hoa nhiều,bất định -các thành phần trong từng vòng rời nhau -hoa có bao hoa kép -màng hạt phấn 1 rãnh -bầu trên -thụ phấn nhờ sâu bọ. -lá đơn xẻ -lá kép -lá đơn thứ sinh -gân chân vịt –gân hình cung-gân song song -lá mọc đối -moc vòng. -hoa mọc thành cụm -cụm hoa đầu trạng -hoa đơn tính(cùng cây – khác cây) -hoa đối xứng hai bên -các thành phần hoa xếp vòng -số lượng ít đi và cố định -dính lại -bao hoa đơn - hoa trần -màng hạt phấn nhiều rãnh,nhiều lỗ -bầu dưới -thụ phấn nhờ gió,thụ phấn nhờ nước,nhờ sâu bọ thứ sinh.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Noãn và hạt. -noãn thẳng -noãn 2 vỏ bọc -noãn có phôi tâm dầy -hạt có nội nhũ phát triển -phôi bé,thẳng. -noãn đảo, -noãn cong -một vỏ bọc -phôi tâm mỏng -không có nội nhũ -phôi lớn,cong. Quả. Quả rời. Quả hợp.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> • Qua bảng trên ta nhận thấy có những dấu hiệu tiến hóa một chiều và hai chiều thuộc loại một chiều như: mạch có vách ngăn ngang hình thang đến thủng lỗ đơn, lá noãn rời đến lá noãn hợp, màng hợp phấn một rãnh đến nhiều rãnh lỗ, không có tiến hóa ngược lại . Còn tiến hóa hai chiều như: lá từ đơn đến kép rồi từ lá kép có thể trở thành dạng lá đơn thứ sinh nhị từ nhiều giảm xuống ít, rồi có thể do phân nhánh thành nhiều..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Đó là những tính chất thích nghi thứ sinh. Tiêu chuẫn đáng tin cậy để xây dựng hệ thống tiến hóa là những dấu hiệu tiến hóa một chiều tuy nhiên các quy luật tiến hóa của thực vật không đồng đều do đó khi xét vị trí của một nhóm nào đó phải chú ý đến nhiều tính chất.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> PHÂN LOẠI VÀ HỆ THỐNG SINH Ngành Hạt kín được chia thành 2 lớp: lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.. Một lá mầm. Hai lá mầm. 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Lớp Hai lá mầm - Phôi có hai lá mầm. Lá mầm thường có 3 bó dẫn chính. - Có hệ rễ trụ do rễ chính phát triển với các rễ con (cấp 1, cấp 2,…) - Các bó dẫn thường xếp thành 1vòng liên tục hay gián đoạn, các bó dẫn hở (do có tầng phát sinh giữa gỗ & libe). Lớp Một lá mầm - Phôi có một lá mầm. Lá mầm thường có 2 bó dẫn chính. - Có hệ rễ chùm do rễ chính sớm ngừng phát triển. - Các bó dẫn phân bố rải rác không đồng đều. Bó dẫn kín do không có tầng phát sinh.. 32.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Lớp Hai lá mầm. Lớp Một lá mầm. - Sự nảy mầm: trên mặt đất - Thân có sự phân hóa miền vỏ và miền trụ. - Lá thường có cuống; phiến lá có gân hình lông chim, đôi khi hình chân vịt.. - Nảy mầm dưới mặt đất - Thân không có sự phân hóa miền vỏ và miền trụ. - Lá thường không phân biệt cuống, nhiều khi có gốc phát triển thành bẹ; phiến có gân song song hoặc hình cung. - Số lượng vết lá ít (1-3) - Số lượng vết lá nhiều - Hoa mẫu 5, đôi khi mẫu - Hoa thường mẫu 3, có khi 4, rất ít khi mẫu 3. mẫu 2, rất ít khi mẫu 4, không có mẫu 5. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Mỗi lớp lại được chia làm nhiều bộ, họ khác nhau. Việc phân chia và sắp xếp các bộ, họ trong ngành Hạt kín theo một hệ thống nhất định tùy thuộc vào các tác giả khác nhau. Theo Takhtajan (1980), ngành Hạt kín được chia thành 10 phân lớp, trong đó 7 phân lớp thuộc Lớp Hai lá mầm (lớp Ngọc lan) và 3 phân lớp thuộc Lớp Một lá mầm (lớp Hành). 34.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 35.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae) hay lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) có 7 phân lớp: + Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae) + Phân lớp Mao lương (Ranunculidae) + Phân lớp Sau sau (Hamamelididae) + Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae) + Phân lớp Sổ (Dilleniidae) + Phân lớp Hoa hồng (Rosidae) + Phân lớp Cúc (Asteridae) 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Lớp Một lá mầm (Monocotyledonae) hay lớp Hành (Liliopsida) gồm 3 phân lớp: + Phân lớp Trạch tả (Alismidae) + Phân lớp Hành hay phân lớp Huệ tây (Liliidae) + Phân lớp Cau (Arecidae). 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> LỚP HAI LÁ MẦM (DICOTYLEDONAE) HAY LỚP NGỌC LAN (MAGNOLIOPSIDA) Có khoảng 120.000 loài với 330 họ và 71 bộ, 7 phân lớp: Ngọc lan, Mao lương, Sau sau, Cẩm chướng, Sổ, Hoa hồng &Cúc (Takhtajan, 1980). Ngoài những tính chất đặc trưng đã nêu, 1 số đại diện riêng lẻ lại có những đặc điểm: phôi có khi chỉ có 1 lá mầm do lá mầm thứ 2 bị tiêu giảm hay do 2 lá mầm dính nhau thành 1; có gân hình cung, trong thân có bó mạch kín xếp lộn xộn, có hoa mẫu 3,… (Họ Súng, Mao lương, Hồ tiêu…) → Cho thấy mối quan hệ giữa lớp HLM và MLM. 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 2.1. Phân lớp Ngọc lan (Magnoliidae) Đặc điểm: Là những cây Hạt kín nguyên thủy về cấu tạo cơ quan sinh dưỡng cũng như cơ quan sinh sản: chủ yếu là dạng cây thân gỗ, đôi khi chưa có mạch thông hoặc mạch thông với bản ngăn xiên thủng lỗ hình thang. Hoa có các thành phần nhiều, bất định, xếp xoắn, bộ nhụy với các lá noãn rời, màng hạt phấn một rãnh (kiểu nguyên thủy). Có những biến đổi báo hiệu các hướng tiến hóa khác nhau. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Phân loại: Gồm các bộ: Ngọc lan, Hồi, Long não, Hồ tiêu, Mộc hương, Không lá, Súng và Sen. Bộ Ngọc lan là bộ điển hình nhất, từ đó cho ra các bộ khác, hình thành các dòng tiến hóa khác nhau: - Cây chủ yếu dạng thân gỗ nhưng có hoa kiểu vòng, thành phần giảm dần và ổn định lại (Bộ Long não – Laurales). - Cây tiến tới dạng thân cỏ, hoa chủ yếu thích nghi với lối thụ phấn nhờ gió nên trở thành hoa đơn tính và hoa trần, thành phần giảm (bộ Hồ tiêu – Piperales). 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Cây có dạng thân cỏ, sống ở nước với kiểu bó mạch xếp lộn xộn, 2 lá mầm dính nhau, hoa mẫu 3, nói lên tính chất gần gũi với lớp Một lá mầm (bộ Súng – Nymphaeales)…. Hoa của Bộ Hồ tiêu. Hoa của Bộ Súng 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Bộ Ngọc lan (Magnoliales) + Ngọc lan là bộ thấp nhất, bao gồm những loài cây thân gỗ hay cây leo gỗ, thường xanh, đôi khi rụng lá + Ở 1 số đại diện, trong gỗ chưa có mạch thông hay nếu có thì các bản ngăn rất xiên và hình thang. Màng hạt phấn kiểu 1 rãnh nguyên thủy..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> + Có những họ rất có cấu tạo gỗ và hoa rất nguyên thủy, như Winteriacea, Degeneriaceae, Magnoliaceae (chưa có mạch thông, lá noãn chưa khép kín hoàn toàn, chưa hình thành vòi và đầu nhụy rõ rệt, nhị có dạng bản 3 gân, chưa phân hóa rõ chỉ nhị và bao phấn…) + Bộ Ngọc lan có 8 họ, ở nước ta gặp đại diện của 3 họ: Ngọc lan (Magnoliacae), Na (Annonaceae) và Máu chó (Myristicaceae), nhưng ta chỉ tìm hiểu Ngọc lan và Na..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Đặc điểm để phân biệt Ngọc lan và Na: _Có lá kèm. Bao hoa chưa phân hóa. Đế hoa kéo dài hình nón. Nội nhũ trơn…..: họ Ngọc lan _Không có lá kèm. Bao hoa phân hóa thành đài và tràng. Đế hoa thu ngắn lại. Nội nhủ xếp nếp...: họ Na.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Họ Ngọc Lan (Magnoliaceae) • Cây gỗ lớn, lá nguyên, mọc cách, gân lông chim. Lá kèm bao lấy chồi, sớm rụng để lại vết sẹo. Trong thân và lá thường có tế bào tiết mùi thơm • Hoa to, mọc đơn độc, lưỡng tính, thường có mùi thơm. Đế hoa lồi dài trên đó các thành phần hoa xếp xoắn. Bao hoa chưa phân hóa đài và tràng (như ở hoa Ngọc lan ta) hoặc gồm 1 số mảnh hơi phân hóa khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> • Nhị và lá noãn nhiều, rời. Đôi khi chỉ nhị và đẩu vòi nhụy cũng chưa phân hóa rõ (ngọc lan ta) • Quả kép, hạt có nội nhũ phẳng, trơn • Công thức hoa chung: *P4+4+4 A∞G∞.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Họ Ngọc lan có 12 chi, khoảng 210 loài, phân bố chủ yếu ở vùng cận nhiệt đới Bắc bán cầu, thường tập trung ở ĐNÁ và Đông Nam Hoa Kì Ở nước ta hiện nay có 10 chi với gần 50 loài. Một số loài quen thuộc và có giá trị.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> + Dạ hợp (Magnolia coco (Lour.) DC.). Cây có hoa to, màu trắng, thơm, ban đêm khép lại. Trồng làm cảnh.

<span class='text_page_counter'>(49)</span>

<span class='text_page_counter'>(50)</span> +Vàng tâm (Manglietia fordiana Oliv.): Cây to, gỗ màu vàng nhạt, thơm, không bị mối mọt, dùng trong xây dựng và làm đồ đạc quý, đồ mỹ nghệ.( Là loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ cần được bảo vệ). Cây vàng tâm. Sản phẩm vàng tâm.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> +Mỡ (M.glauca BI.): Cây to, cao trên 10m, gỗ nhẹ, mềm, thơm, dùng làm bút chì, gỗ dán, đồ mỹ nghệ. Mỡ là cây ưa sáng, mọc nhanh, có thể trồng ở rừng cải tạo. Gặp phổ biến ở Bắc Bộ. Cây Mỡ.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> +Ngọc lan ta: thường gặp 2 loài: Ngọc lan trắng (Michelia alba L.) và Ngọc lan vàng (M.champaca L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ và Indonesia, hiện được trồng nhiều ở đình chùa, công viên ở ta vì có hoa thơm, để làm cảnh. Lấy bóng mát; hoa cất lấy dầu thơm để chế nước hoa.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> Ngọc lan vàng Ngọc lan trắng.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> +Giổi lông (Michelia balansea Dandy): Cây gỗ nhỏ, lá có nhiều lông . Gỗ màu sữa, nặng, khó nứt, dùng làm nhà. Gặp ở trong rừng nhiều tỉnh phía Bắc. Giổi lông.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> +Giổi thơm (Tsoongiodendrum odorum Chun.): Cây gỗ lớn. Hoa lớn, thơm, quả cũng rất lớn. Gỗ có lõi vàng thơm, dùng trong XD và đóng đồ đạc. Cây thường mọc rải rác trong rừng nhiệt đới ẩm các tỉnh như Quảng Ninh, Lào Cai, Lạng Sơn...Hiện nay loài này đang có nguy cơ bị đe dọa giảm số lượng.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Giổi thơm.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Họ Na (Annonaceae) • Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có khi cây leo. Lá nguyên đơn, mọc cách, không có lá kèm; lá thường có lông, ít ra cũng ở đường gân giữa • Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc. • Đài gồm 3 mãnh rời, đôi khi hơi dính lại ở gốc. Tràng có 6 cánh hoa xếp thành 2 vòng, có khi chỉ còn 3 cánh dầy nạc và lớn (na). Nhị nhiều, xếp xoắn, chỉ nhị ngắn. Lá noãn nhiều, rời, xếp xoắn.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> • Quả do những lá noãn riêng rẽ, mọng nước nhiều hay ít, thường không mở, hoặc hợp lại với nhau khi chín thành một khối nạc hoặc thắt lại theo các hạt • Hạt có phôi nhỏ, nội nhũ lớn và xếp nếp • CÔNG THỨC HOA: *K3 C3+3 A∞ G∞ • Na là 1 họ lớn, có trên 120 chi và hơn 2000 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới . Nước ta có độ 26 chi với 128 loài, phần lớn là cây mọc hoang ở các rừng thứ sinh, 1 số loài trồng vì có hoa thơm đẹp hoặc lấy quả.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> o Na (Annona squamosa L.) Cây nhỏ, hoa có cách dày nạc, màu lục, quả kép, nhiều múi, ăn ngon. Hạt tán nhỏ có thể dùng để diệt chấy, lá dùng làm thuốc chữa sốt rét (nhưng độc) Ở miền Nam có 1 thứ na gọi là Mảng cầu dai, thịt quả thơm ngọt, dai hơn na thường và khó tách riêng từng múi; ở miền Bắc cưng trồng nhiều gọi là na dai.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Na ( Mãng cầu dai).

<span class='text_page_counter'>(61)</span> o Mãng cầu xiêm (A.muricata L.): Cây cao 4-6m, lá dài, nhẵn, cuống lớn. Quả kép lớn, hơi hình tim, có gai mềm, ăn được, vị chua và mùi thơm. Cây, mọc ở Nam Bộ và được gây trồng ở vùng Tây Nguyên.

<span class='text_page_counter'>(62)</span>

<span class='text_page_counter'>(63)</span> o Móng rồng (Artbotrys uncinatus Bail. = A.hexapetalus (L.f). Blandare). Cây bụi leo, cuống hoa lúc đầu thẳng sau uống lại như móc câu. Hoa màu lục - vàng lục, rất thơm, có thể chế nước hoa. Cây trồng ở vườn, quanh nhà.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> o Ngọc lan tây hay hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook. f. et Thoms.): cây to, cành mềm, mọc ngang. Hoa to, mọc thành cụm, cánh hoa dài mỏng, màu vàng lục, rất thơm, có thể cất nước hoa. Cây trồng quanh nhà, ở công viên, lấy bóng mát và lấy hoa.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> o Giẻ (Desmos cochinchinensis Lour.): Cây bụi, sống dựa, cành dài mềm, hoa rất thơm, hơi giống hoa ngọc lan tây. Mọc hoang dại trong các rừng thưa (Phú Thọ, Vĩnh Phúc,....).

<span class='text_page_counter'>(66)</span>

<span class='text_page_counter'>(67)</span> BỘ HỒ TIÊU ( Piperales ) Đặc Điểm: Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá..

<span class='text_page_counter'>(68)</span>

<span class='text_page_counter'>(69)</span> • Bộ này bao gồm những cây thân nhỏ, dạng thân thảo hoặc leo, đôi khi bì sinh. Hoa trần, đơn tính hoặc có khi lưỡng tính, thành phần giảm. Về mặt hệ thống sinh bộ này gần gũi với bộ Ngọc lan (màng hạt phấn 1 rãnh) nhưng tiến hoá hơn bởi đặc điểm thân cây dạng thân cỏ, hoa thích nghi với thụ phấ nhờ gió nên hoa trửo nên đơn tính, thành phần giảm. • Với một số họ đại diện: Họ Giấp cá (Saururaceae), họ Hồ tiêu (Piperaceae).

<span class='text_page_counter'>(70)</span>

<span class='text_page_counter'>(71)</span> a. Họ Hồ tiêu (Piperaceae) Dạng sống thường là dạng thân cỏ hoặc dây leo. Lá đơn, mọc cách, phần lớn có gân vòng cung. Có lá kèm. Hoa tạo thành bông nạc dày, hoa trần (không có bao hoa)..

<span class='text_page_counter'>(72)</span>

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Công thức hoa: ♂ P0A6-3 • ♀ P0G(3-1) • Có 10 chi, 2000 loài ở nhiệt đới, đặc biệt ở Đông Nam á, nhiệt đới châu Mỹ. Việt Nam có 4 chi, gần 50 loài. Giá trị: làm gia vị, thuốc. Đại diện • Lá lốt – Piper lolot • Hồ tiêu – Piper nigrum • Càng cua – Peperomia pellucida.

<span class='text_page_counter'>(74)</span>

<span class='text_page_counter'>(75)</span> Cây lá lốt : thuộc loài Piper lolot - Đặc điểm cấu tạo : +Cây cỏ, có mùi thơm, thân có màu xanh lục sậm, có lông ngắn và mịn +Lá đơn, mọc cách. Phiến lá hình trứng rộng, đầu thót nhọn, gốc hình tim và không đối xứng. +Gân lá có hình chân vịt, các gân cong hướng về ngọn lá.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> +Cuống lá dài, có lá kèm nhưng lá kèm thường rụng sớm +Hoa rất nhỏ, trần, đơn tính, xếp khít nhau và áp sát vào trục +Lá bắc là phiến tròn nhỏ, áp sát vào trục +Lá noãn 3 – 4, dính nhau, tạo thành bầu trên +Vòi nhụy gần như không có +Đầu nhụy 3, có khi 4, hình trứng rộng, màu trắng.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Lá.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Phiến mỏng bao chồi.

<span class='text_page_counter'>(79)</span>

<span class='text_page_counter'>(80)</span>

<span class='text_page_counter'>(81)</span> Gié cái.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Hoa.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Phân bố : + Mọc hoang và được trồng nhiều nơi ở miền bắc nước ta + Mọc ở những nơi ẩm ướt, dưới bóng cây..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> - Vai trò : + Sử dụng để làm các món ăn + Làm thuốc để chữa bệnh như : đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đầy hơi….

<span class='text_page_counter'>(85)</span> Hồ tiêu : thuộc loài Pipernigrum L. - Đặc điểm cấu tạo: +Dây leo, thân quấn, màu xanh, nhẵn. +Lá đơn, mọc cách, phiến lá hình xoan, gốc tròn, đỉnh có mũi nhọn dài. +Gân lá hình lông chim, lá kèm vảy màu đen khô, rụng sớm ■ Hoa thức: * K0C0A2G(3-4).

<span class='text_page_counter'>(86)</span> +Cuống lá màu xanh, có rãnh lòng máng +Lá bắc hình tam giác, ôm toàn bộ hoa +Hoa trần, đều, lưỡng tính hay hoa cái, mẫu 3, không có cuống +Quả khô có màu nâu đen, vỏ quả nhăn nhúm.

<span class='text_page_counter'>(87)</span>

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Mấu.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Lá.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> Lá Kèm.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Hoa.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> Hoa.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> Lá bắc.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Hai ô phấn rời.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Hạt phấn.

<span class='text_page_counter'>(96)</span>

<span class='text_page_counter'>(97)</span>

<span class='text_page_counter'>(98)</span> - Phân bố : Được trồng nhiều ở các tỉnh miền nam nước ta ( Châu Đốc, Bà Rịa…) và một số tỉnh ở Tây Nguyên..

<span class='text_page_counter'>(99)</span>

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Vai trò : • Dùng làm gia vị • Làm thuốc chữa đau bụng ; sát trùng… • Làm mặt hàng xuất khẩu mang lại lợi nhuân kinh tế….

<span class='text_page_counter'>(101)</span>

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Bộ long não (Laurales) • Bộ long não có quan hệ gần gũi với bộ Ngọc Lan vì có tính chất giống nhau trong cấu tạo gỗ , cấu tạo hoa • Đặc điểm: hoa kiểu vòng, các thành phần hoa thường dính nhau ở gốc thành 1 ống ngắn, số lá noãn giảm, có khi dính.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> • Phân loại : Bộ này thường có 10 bộ , ở ta gặp đại diện của 5 họ Giẻ.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> Họ long não (Lauraceae) • Cây gỗ lớn hay nhỏ, rất ít khi dây leo (Cassythafilform is= dây tơ xanh).

<span class='text_page_counter'>(105)</span> • Lá mọc cách, ít khi mọc đối, nguyên, gân lá hình lông chim, một số có ba gân chính mọc từ gốc như gân hình cung , gân con hinh mạng lưới. Không có lá kèm. Trong thân, lá có tể bào tiết dầu thơm. • Hoa nhỏ, mọc thành cụm hình chùy, xim hay tán giả ở đầu cành hay nách lá. Hoa lưỡng tính, có khi đơn tính.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> • Bao hoa 6 mảnh, xếp thành 2 vòng. Nhị 9, xếp 3 vòng, đôi khi có vòng nhị lép trong cùng, gốc nhị thường mang hai túi mật. Bao phấn 2-4 ô, mở bằng lỗ có nắp đậy. Bộ nhụy thường chỉ có 1 lá noãn (đôi khi 3 dính lại ) tạo thành bầu 1 ô.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Quả hạch hay quả mọng, có khi đài tồn tại bao quanh quả, hoặc đế hoa lớn bao lấy quả trong như bầu dưới Công thức hoa : *P3+3A3+3+3G(3-1).

<span class='text_page_counter'>(108)</span> • Họ long não có khoảng 50 chi và khoảng 2000 loài phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, nhất là Đông Nam Á và Braxin. Ở nước ta hiện biết khoảng 245 loài, gặp nhiều ở vùng đồi hoặc rừng..

<span class='text_page_counter'>(109)</span>

<span class='text_page_counter'>(110)</span> • Một số loài quan trọng và phổ biến như: Long não (Cinnamomum camphora (L.) Presl): cây gỗ cao 10-15m, lá có mùi thơm, 3 gân chính hình cung, gốc mang hai tuyến nhỏ, màu vàng lục. Cây mọc dại và cũng được trồng nhiều nơi để lấy bóng mát và lấy tinh dầu Long não..

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Quế (C. Casia Nees ex Eb.): cây to, lá dài tới 12-15cm, rọng 5-6cm, gân lá rất lồi mặt dưới.Vỏ thơm, dùng làm thuốc chữa đau bụng và cất lấy tinh dầu. Được trồng nhiều ở tỉnh Bắc bộ Ngoài ra, còn nhiều loại quế khác .nói chung các loài quế đều chúa nhiều tinh dầu, đặc biệt andehyt cinamic, có tính chất kích thích tiêu hóa, hô hấp nên có thể sử dụng làm thuốc hồi sinh như nhân sâm..

<span class='text_page_counter'>(112)</span>

<span class='text_page_counter'>(113)</span> Tơ xanh (Casstha filiformis L. ): là loài cây duy nhất dạng cỏ leo. Thân của nó giống dây tơ hồng nhưng có màu lục. Không có lá hoặc lá tiêu giảm thành vảy, thường nửa kí sinh trên các cây khác ở đồi, rừng thứ sinh. Cây dùng để chữa ghẻ và trị bệnh đường hô hấp..

<span class='text_page_counter'>(114)</span>  Màng tang (Litsea cubeba (Lour.) Pers.): cây nhỏ, lá có mùi thơm như mùi sả. Cây mọc nhiều ở rùng thứ sinh. Lá và quả có thể cất dầu thơm trong công nghiệp và y học..

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Bơ (Persea americanna mil.): cây nguyên sản ở châu Mỹ nhiệt đới, được trồng nhiều ở nước ta (vùng Lâm Đồng, Cao Bằng, Lạng Sơn) để lấy quả. Quả dạng lê, khi chín màu tím, ăn được, có vị béo..

<span class='text_page_counter'>(116)</span>

<span class='text_page_counter'>(117)</span> Bộ Súng Nymphaeales.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> Bao gồm những cây thân cỏ sống ở nước. Bó mạch xếp lộn xộn, gỗ chưa có mạch thông..

<span class='text_page_counter'>(119)</span> Bộ súng rất gần với bộ Ngọc lan vì: -Những tính chất nguyên thủy trong cấu tạo gỗ -Câú tạo hoa -Màng hạt phấn một rãnh..

<span class='text_page_counter'>(120)</span> • Ngoài ra bộ này cũng gần gũi với lớp một lá mầm, như có bó mạch xếp lộn xộn, hoa mẫu 3, 2 lá mầm dính nhau. Chúng bắt nguồn tư bộ Ngọc lan, cùng có chung nguồn gốc với Một lá mầm và làm thành kiểu trung gian giữa lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm..

<span class='text_page_counter'>(121)</span> Bộ Súng có 3 họ nhỏ, ở nước ta gặp đại diện của 2 họ: họ Súng (Nymphaeaceae) và họ Rong đuôi chó (Ceratophyllaceae). Ta chỉ xét 1 họ..

<span class='text_page_counter'>(122)</span> Họ Súng Cây thân cỏ, sống ở nước, lâu năm, có thân rễ lớn. Lá lớn, nổi trên mặt nước, hình khiên, có cuống dài. Hoa to, đơn độc, lưỡng tính, đều. Bao hoa kép gồm nhiều mãnh. Nhị nhiều, xếp xoắn; trong hoa thấy rõ sự chuyễn tiếp từ nhị sang cánh. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn có khi rời nhưng thường đã dính lại. Quả kép, hạt nhỏ, phôi nhỏ. Công thức hoa: K  3-5C10A∞G∞.

<span class='text_page_counter'>(123)</span>

<span class='text_page_counter'>(124)</span> Họ súng với 4 chi với khoảng 60 loài phân bố rộng khắp thế giới. Ở Việt Nam có khoảng 3 chi Nymphaea, Victoria, Barclaya (một số tài liệu lại tách chi này thành họ riêng Barclayaceae)..

<span class='text_page_counter'>(125)</span> • Súng (Nymphaea stellata Willd.) : Thân rễ. ngắn mang nhiều củ non. Lá khá lớn, mép hơi lượn. Hoa lớn, màu trăng hay tím hồng. Cây mọc phổ biến ở ao hồ, đầm. Thân rễ ăn dược và dùng làm thuốc an thần,chữa tê thấp..

<span class='text_page_counter'>(126)</span> • Súng bốn gốc (N. tetragona Georgi): thân rễ màu đen, lá bé, mép nguyên. Hoa nhỏ, hình 4 góc do 4 lá đài bọc ngoài, cánh hoa nhiều, màu trắng. Cây gặp nhiều ở Nam Trung Bộ..

<span class='text_page_counter'>(127)</span> • Nông tằm (Victoria regia) : Lá to như chiếc nong, dường kín lớn hơn 1m, hoa to, mafu hồng, đẹp. Cây nguyên sản ở Nam Mỹ. Trước đây được nhập trồng trong hồ nước ở vườn bách thảo thành phố Hồ Chí Minh..

<span class='text_page_counter'>(128)</span>

<span class='text_page_counter'>(129)</span> Bộ sen (Nelumbonales) • Bộ này rất gần với bộ súng về hình dạng bên ngoài của cây và hoa, tới mức trước đây người ta thường xếp chung vào một bộ,thậm chí 1 họ với súng. Nhưng ở sen lại có màng hạt phấn 3 rãnh, vì vậy theo Takhtajan vị trí của bộ này trong hệ thống sinh cũng chưa thật rõ ràng..

<span class='text_page_counter'>(130)</span> Bộ sen chỉ gồm 1 họ sen (Nelumbonaceae) với 1 chi sen(Nelumbo) và 2 loài gần nhau là N.lutea và N.nucifera Đó là những cây sống ở nước ,có thân rễ to chìm dưới đáy. Lá hình khiên, cuống dài ,có lá nằm trên mặt nước ,có lá vượt khỏi mặt nước.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> • Hoa lưỡng tính ,mọc đơn độc, khá lớn,nằm trên một cuống dài.Đài tràng ít phân biệt,nhiều mãnh, xếp xoắn, màu hồng hay màu trắng, càng vào phía trong kích thước càng nhỏ dần.

<span class='text_page_counter'>(132)</span> • Nhị nhiều,xếp xoắn, một số nhị có thể biến thành cánh hoa.Trung đới của bao phấn kéo dài ra thành một phần phụ màu trắng gọi là “gạo sen” dùng để ướp chè. Bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nhau nằm trong một đế hoa loe thành hình nón ngược (gọi là gương sen). Mỗi lá noãn có 1-2 noãn nhưng sau chỉ có một phát triển thành hạt.Hạt không có nội nhũ, phôi màu lục mang 2 lá mầm dày và 4 lá non xếp gấp ở trong.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> Hình ảnh về sen.

<span class='text_page_counter'>(134)</span>

<span class='text_page_counter'>(135)</span>

<span class='text_page_counter'>(136)</span> • Ở nước ta có loài sen(Nelumbo nucifera Gaerth) được thả trồng trong hồ đầm ở nhiều nơi để lấy hoa,quả. • Hầu hết các bộ phận của cây sen đều sử dụng được: hoa làm cảnh, trang trí, thờ cúng, hạt ăn được (làm mứt, nấu chè…), làm thuốc, ngó sen (tức thân rễ) cũng ăn được và có tính chất an thần,gạo sen để ướp chè, lá sen để gói….

<span class='text_page_counter'>(137)</span> Câu hỏi ôn tập kiến thức: Trong phân lớp Ngọc Lan, hãy phân biệt các họ dưới đây với các đặc điểm đã cho: 1. Thường có mùi thơm tinh dầu, bao phấn mở bằng lỗ có nắp đậy (gọi là lưỡi gà). 2. Thường là dây leo. Phần lớn có gân vòng cung. Hoa tạo thành bông nạc dày. 3. Cỏ thủy sinh. Lá lớn, hình khiên. Rất đặc trưng bởi bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trong đế hoa loe thành hình nón ngược..

<span class='text_page_counter'>(138)</span> CÁM ƠN CÔ và CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI.

<span class='text_page_counter'>(139)</span>

<span class='text_page_counter'>(140)</span>

×