Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI GIỮA KỲ HỌC PHẦN TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH LƯU TRÚ đề tài HOSTEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI GIỮA KỲ:
HỌC PHẦN TỔ CHỨC VÀ KINH DOANH LƯU
TRÚ
Đề tài: HOSTEL

Sinh viên thực hiện

: Nhóm 9

Ngành

: Quản trị khách sạn K41

Giảng viên hướng dẫn

: ThS. Phạm Trần Trúc Viên

BÌNH ĐỊNH, 2021


BẢNG ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

STT

MSSV

Họ và tên


Nội dung cơng việc

1

4154070182

Nguyễn Thị
Ngọc Ân

2

Tìm nội dung: Lưu ý khi xây
Phan Thị Tuyết
4154070230
dựng và kinh doanh loại hình
Mai
hostel. Tìm video minh họa.

3

4154070209

Đinh Thiên
Nhật

Làm slide, thuyết trình.

100%

4


4154070092

Nguyễn Thị
Hữu Phúc

Tìm nội dung: Cách thức kinh
doanh hostel.

100%

5

4154070056

Nguyễn Thị
Thu Sương

Tìm nội dung: Ưu điểm,
nhược điểm của loại hình
hostel.

100%

6

4154070116

Thái Văn Thi


Tìm nội dung: Đối tượng, đặc
điểm của mơ hình hostel.

100%

Làm nội dung word.
Tìm hiểu khái niệm.

Mức
độ
hồn
thành
100%

100%

Làm slide, tổng hợp nội dung.

7

4154070114

8

4154070119

Nguyễn Phụng
Tìm nội dung: Chi phí xây
Minh Tú
dựng hostel,


100%

Phạm Ánh
Tuyết

Tìm nội dung: Đặc trưng của
hostel.

100%

100%

100%

9

4154070238

Tạ Kim Uyên

Tìm nội dung: Lưu ý khi xây
dựng và kinh doanh loại hình
hostel.

10

4154070057

Lê Ngọc Yến


Làm word.
Tìm nội dung: Kinh nghiệm

Chữ ký
xác nhận


khi chọn hostel.

1. Hostel là gì?
- Hostel là nhà nghỉ giá rẻ thường dành cho dân du lịch bụi, với đặc trưng chỗ
ngủ là giường tầng, tương tự giường trong ký túc xá của sinh viên. Tại hostel, người ta
chia làm nhiều kiểu phòng bao gồm phòng 4 giường, 6 giường, 10 giường. Khách tới ở
hostel thường không biệt giới tính, nam nữ có thể sinh hoạt trong một phịng, giường
nào cần sự riêng tư sẽ có rèm che lại. 
- Loại hình lưu trú này cực kỳ phổ biến tại châu Âu. Tại Việt Nam, để phù hợp
với văn hóa bản địa, nhiều hostel chia phịng theo giới tính, thậm chí có những hostel
chỉ dành cho cặp đơi.

2. Đặc điểm của mơ hình hostel
- Giá rẻ: Mơ hình này được khách hàng ưa thích bởi việc giá cả hợp lý, trung
bình khách chỉ mất khoảng 100.000đ đến 150.000đ cho một người ở một đêm.
- Hướng đến những người ưa xê dịch, dân du lịch bụi, dân phượt,.. Những khách
du lịch này thường mang tính chất di chuyển liên tục, do đó họ thường khơng q chú
trọng đến các dịch vụ đi kèm , cái họ quan tâm là chỗ ngủ (giường êm để nghỉ ngơi
sau môt ngày dài di chuyển), và họ thường quan tâm đến giá cả hơn.
- Ngoài ra, hostel không chỉ cung cấp mỗi nghỉ ngơi mà còn cung cấp các dịch vụ
như ăn uống, giặt là, giải trí,.. và thơng thường giá thơng báo cho khách hàng sẽ không
kèm theo các dịch vụ này.

- Không gian chung: Khách hàng sẽ dùng chung không gian, dịch vụ chung, các
vật chất mà hostel cung cấp như: máy giặt phịng khách chung, nhà tắm, sân thượng...
Khơng đề cao tính riêng tư, các vấn đề sinh hoạt của du khách khá cởi mở. Việc không
gian được chia sẻ chung như vậy sẽ giúp kéo gần du khách lại với nhau. Những người


cùng đam mê sẽ có nhiều điều để nói và chia sẻ về những kinh nghiệm, chuyến đi của
mình từ đó tạo ra thú vị cho chuyến đi. Địa điểm thường diễn ra các buổi giao lưu,
sinh hoạt chung là: sảnh sinh hoạt chung, phòng khách hay nhà bếp.
 Phòng bếp: gian bếp được thiết kế rộng rãi, đầy đủ tiện nghi (thường trang bị 3
– 4 bếp nấu, 2 – 3 tủ lạnh, nhiều bàn ghế) để khách có thể sử dụng nấu ăn (tiết kiệm
chi phí) và trị chuyện với nhau, chia sẻ kinh nghiệm, …
 Khu sinh hoạt chung: khu vực này thường tích hợp như quầy bar, café, nơi để
các du khách giao lưu làm quen, chia sẻ kinh nghiệm du lịch với nhau, … Khu vực này
có nhiều bàn ghế và được thiết kế bắt mắt, theo chủ đề chung của hostel.
 Khu vực vệ sinh: vì mỗi phịng khơng có nhà vệ sinh riêng nên khu vực vệ sinh
thường ở phía ngồi các phịng, 1 – 2 phòng dùng chung 1 nhà vệ sinh. Tuy nhiên nhà
vệ sinh ở hostel có thiết kế, nhiều phòng vệ sinh, khu tắm rửa để đáp uứng nhu cầu vệ
sinh của khách nhưng vẫn đảm bảo tiết kiệm diện tích.
- Hệ thống phịng, thiết kế trong phịng: Tùy thuộc vào quy mô và sự đầu tư
mà chất lượng giường, kiểu cách được thiết kế riêng.
 Bên trong mỗi phịng hostel đúng chuẩn thường có các giường tầng, có ít nhất
từ 2 – 10 giường trong một phòng, diện tích phịng nhỏ khoảng 25 m2 – 30 m2.
 Trong phịng có một tủ dựng đồ để các khách th phịng bỏ đồ đạc vào đó và
có khóa riêng để đảm bảo an toàn.
 Các giường thường nhỏ, chỉ đủ thoải mái cho 1 người nằm, có rèm che để đảm
bảo sự riêng tư, lịch sự. Trên gường có gối, chăn, được thay mới, dọn dẹp sạch sẽ sau
mỗi đợt khách đến rồi đi.
 Có một chiếc bàn nhỏ để đặt một vài dụng cụ cần thiết.
 Các trang thiết bị thiết yếu: máy quạt, đèn, ổ điện, điều hòa, tivi (nhưng rất ít

hostel có) …
- Hệ thống giường, phịng: Là loại giường tập thể, giường tầng khá giống với
giường trong ký túc xá. Tùy thuộc vào quy mô và sự đầu tư mà chất lượng giường,
kiểu cách được thiết kế riêng. Hostel thường là những phòng dorm, mỗi phòng ít nhất
từ 2 – 10 giường và chứa khoảng 2 – 10 người mỗi phịng. Ngày nay, ngồi các phịng
dorm, hostel cịn có các loại phịng như: double room, quadro room,…
- Địa điểm xây dựng: chọn nơi gần khu dân cư, thuận tiện việc đi lại cũng như
địa điểm được chọn thường là các khu thu hút khách du lịch. Khách du lịch sẽ chọn
những hostel gần nền văn hóa bản địa đặc trưng, để có thể giao lưu, học hỏi cũng như
tìm hiểu về phong tục tập quán nơi đến.


Một số hình ảnh minh họa về đặc trưng của hostel.
3. Ưu, nhược điểm của hostel
 Ưu điểm:
- Ưu điểm lớn nhất của loại hình hostel là giá rẻ. Thơng thường những người
thích du lịch bụi sẽ chọn hostel do chi phí của nó rẻ hơn hẳn. Có những nơi giá rẻ từ
10 – 20
lần so với khách sạn thông thường.


- Ưu điểm thứ hai của hostel đó là tính mở và đem lại nhiều cơ hội giao tiếp với
những người khách khác chung phòng. Ở một số hostel, họ sẽ trang bị những khu
sinh hoạt chung. Để khách có thể thoải mái ngồi giao lưu và trò chuyện cùng nhau. Do
đó, nếu là người cởi mở hịa đồng thì việc kết bạn với những người đến từ nhiều quốc
gia khác nhau là dễ dàng.
- Sự tiện lợi cũng là một ưu điểm khác nữa của hostel. Đối với các hostel có
phịng dorm thì bạn chỉ cần 1 cái giường để ngã lưng vào mỗi tối là quá đủ. Đối
với đa số dân đi du lịch bụi thì thường họ sẽ đi khám phá cả ngày và chỉ về lại
hostel khi trời đã tối. Do đó, họ chỉ cần 1 chỗ để tắm rửa và 1 chiếc giường để ngủ

là được.
- Hiện nay các hostel cũng có thêm dịch vụ phịng riêng (private room)
tương tự như các hotel vậy. Việc thêm nhiều loại phòng như vậy là để đáp ứng nhu
cầu đa dạng của khách du lịch hiện nay, họ vừa muốn ở hostel vừa muốn giá rẻ
nhưng cũng cần có không gian riêng tư.
 Nhược điểm:
- Nhược điểm đầu tiên là tính riêng tư. Do các phịng trong hostel thường là
phịng dorm với nhiều giường tầng đặt sát nhau, do đó bạn sẽ khơng có được
khơng gian riêng tư như ở khách sạn thơng thường. Phịng tắm và toilet cũng sẽ
được sử dụng chung trong phòng, hoặc ở một khu riêng biệt được sử dụng chung
giữa các phòng.
- Hostel sẽ thường khơng phục vụ khách hàng xà phịng, khăn tắm hay tủ
đựng đồ riêng. Đây là một điểm bạn nên chuẩn bị từ trước để tránh việc đồ đạc cá
nhân bị thất lạc hoặc trộm cắp nhé. Tốt nhất là tiền mặt hoặc giấy tờ tùy thân bạn nên
đem theo người khi ra khỏi phòng ngủ. Chỉ nên để lại quần áo ở trên giường mà thôi.
- Đôi khi hostel sẽ khơng nằm ở vị trí đắc địa của thành phố. Bạn cần chấp
nhận việc mình có thể phải ở khá xa trung tâm và cần chịu thêm chi phí đi lại nếu
muốn vào nội thành.
4. Chi phí xây dựng Hostel:
- Xây dựng hostel tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh hiệu quả là
vấn đề nhiều người muốn bắt đầu kinh doanh hostel quan tâm. Tuy nhiên, bạn chỉ có
thể tính chi phí xây dựng hostel khi đã có định hình về thiết kế mơ hình này. Khi có
bản kế hoạch xây dựng đầy đủ, để tính tốn chi phí xây dựng hostel sẽ phụ thuộc vào
những yếu tố như:
 Xây dựng trên đất có sẵn hay thuê mượn, cải tạo nhà ở có sẵn hay xây mới.
 Quy mơ, diện tích xây dựng.
 Kiểu thiết kế đơn giản hay phức tạp, vật liệu như thế nào…
 Đầu tư quản lý, nhân sự.



 Tính tốn yếu tố truyền thơng quảng cáo.
- Để thiết kế bản vẽ chi tiết và tính tốn chi phí xây dựng chính xác nhất, bạn có
thể th kiến trúc sư hoặc tham khảo các mẫu hostel hiện nay trên thị trường. Trong
đó, phương án xây dựng hostel phải đảm bảo các tiêu chí sau:
 Đảm bảo thẩm mỹ.
 Cách xây dựng thi cơng nhanh.
 Tiết kiệm chi phí.
 Dễ cải tạo, mở rộng khi cần với chi phí thấp.
5. Lưu ý khi xây dựng và kinh doanh loại hình hostel:
a) Các vấn đề pháp lý đăng ký kinh doanh Hostel
 Điều kiện đăng ký kinh doanh Hostel:
- Theo quy định tại khoản 22, Điều 3 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là loại hình kinh doanh có điều
kiện. Đồng thời, theo Điều 8 của Nghị định trên thì kinh doanh dịch vụ lưu trú hostel
phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự. Vì vậy, điều kiện đăng ký kinh doanh
hostel sẽ bao gồm:
- Phải đăng ký kinh doanh (thành lập doanh nghiệp mới, bổ sung ngành nghề
kinh doanh nếu là doanh nghiệp có sẵn, đăng ký kinh doanh hộ cá thể…) theo nhu cầu,
quy mô của chủ cơ sở kinh doanh và chủ thể kinh doanh không thuộc trường hợp bị
cấm.
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an tồn phịng cháy và chữa cháy.
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (Mẫu số 01 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Nghị định này) do cơ quan Cơng an có thẩm quyền cấp.
 Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự dịch vụ
hostel
- Bước 1: Chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ hostel làm hồ sơ đề nghị cấp mới Giấy
chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo điều 19 của Nghị định số
96/2016/NĐ-CP bao gồm:
 Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở

kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 96/2016/NĐ-CP).
 Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi
nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm


quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc
cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp
có thu.
Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện
ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh
các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi
trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh
doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh
nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp).
 Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an tồn
về phịng cháy và chữa cháy.
 Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm
theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh
doanh.
Đối với người Việt Nam ở trong nước: Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp
có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản khai nhân sự kèm theo
bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn
lưu trú tại Việt Nam.

Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp
luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp
dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
- Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự
 Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Cơng an các tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương nếu là các doanh nghiệp kinh doanh.
 Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với các
cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú.
b) Kinh nghiệm kinh doanh Hostel
- Hợp tác với người có kinh nghiệm: bạn là người mới vào ngành chưa có nhiều
kinh nghiệm, tất nhiên nên tìm kiếm hợp tác với người trong ngành. Nếu chưa có mối
quan hệ, bạn có thể tham gia các diễn đàn du lịch như forum, fanpage, ... hoặc người
dân địa phương, dịch vụ hỗ trợ tư vấn chuyên môn. Những người này sẽ đưa cho bạn
góc nhìn đa chiều, kinh nghiệm sau nhiều năm va vấp trong ngành để giảm thiểu rủi ro
kinh doanh tối đa nhất.


- Khảo sát thực tế: đây là một bước vô cùng quan trọng trước khi bắt tay vào đầu
tư kinh doanh hostel. Khảo sát nhu cầu thị trường, mong muốn của khách hàng, đối
thủ có những dịch vụ gì hấp dẫn, nổi trội… tất cả đều cần thực hiện để giúp bạn tạo ra
một mơ hình hostel tốt nhất, thu hút nhất.
- Đầu tư nhân sự: dù chỉ là hình thức nhà nghỉ giá rẻ, chủ yếu tự phục vụ, nhưng
bạn vẫn cần đầu tư nhân sự không chỉ đơn giản là dọn phịng mà có thể thành hướng
dẫn viên bản địa cho du khách – trở thành một nét đặc biệt, thu hút cho hostel của bạn
so với các hostel khác.
- Đầu tư chất lượng phòng, dịch vụ: một trong những yếu tố giúp bạn nổi trội hơn
so với các hostel cùng phân khúc chính là chất lượng phịng, dịch vụ. Do đối tượng
khách hàng chủ yếu là những người ưa du lịch trải nghiệm, bạn phải đầu tư vào các
dịch vụ chăm sóc khách hàng mang đến trải nghiệm tiện lợi, thoải mái nhất. Bạn có thể
mở rộng thêm các dịch vụ hỗ trợ để tăng doanh thu cho hostel.

- Điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo nhu cầu: du lịch thường theo mùa vụ vì
vậy các loại hình lưu trú cũng cần linh hoạt theo nhu cầu, mùa vụ để tối ưu hóa lợi
nhuận cao nhất
 Điều chỉnh dịch vụ: mùa cao điểm tập trung vào việc dịch vụ, phòng ốc tiện
nghi nhất để thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng, mùa thấp điểm cần quan tâm
vấn đề giá, khuyến mãi.
 Điều chỉnh nhân sự: tương tự mùa cao điểm cần nhiều nhân viên hơn nhưng
đến mùa thấp điểm tối ưu nhân viên lại để tiết kiệm chi phí.
- Đa dạng kênh phân phối phịng: sau khi đã có sản phẩm và dịch vụ tốt, bạn cần
quan tâm đến việc thúc đẩy quảng cáo thương hiệu đến khách hàng nhiều hơn. Hiện
nay, các kênh như facebook, booking, agoda, các kênh về du lịch, ẩm thực, ... là những
kênh rất tốt để bạn giới thiệu hostel của mình đến với du khách. Việc xây dựng và thiết
kế website riêng cho hostel, đầu tư về hình ảnh phòng ốc cũng là một hướng đi lâu dài
và bền vững để tạo uy tín cũng như từng bước xây dựng thương hiệu hostel của mình
lớn mạnh hơn.
6. Kinh nghiệm khi chọn hostel
- Đặt phòng hostel như thế nào: Hiện nay, các hostel ở Việt Nam cũng khá đa
dạng khi thiết lập kênh phân phối giường cho khách hàng. Trước hết nếu bạn đã có
một vài cái tên hostel gợi ý sẵn thì hãy lên Google để tìm trang web chính thức của nơi
đó nếu có. Việc đặt online trên website chính thức hoặc liên hệ trực tiếp với nhân viên
trực tuyến sẽ giúp đảm bảo sự an toàn và tin cậy cho bạn khi muốn book giường
hostel.
- Nếu bạn chưa biết hostel nào thích hợp hoặc khơng tìm thấy web của hostel đó
thì có thể tìm kiếm trên Facebook, các kênh booking và chuyên trang du lịch hiện nay.


Tại đây bạn có thể dễ dàng đọc review về giường hoặc dịch vụ tại hostel đó để dễ dàng
lựa chọn.
- Quan tâm đến vị trí: Việc chọn vị trí càng gần trung tâm hoặc nơi tham quan,
khu vực có siêu thị, cửa hàng tạp hóa càng tốt. Ở càng gần các điểm trên thì bạn càng

tiết kiệm được chi phí đi lại.
- Nên xem xét giá cả từ trước: Bạn đừng vội vàng lựa chọn hostel giá rẻ. Tốt nhất
nên tham khảo kỹ giá cả và kiểm tra xem giá giường tại nơi đó đã đi kèm tiện ích nào
chưa. Một số hostel hiện nay tuy có giá hơi nhỉnh hơn nhưng lại cho bạn một tủ đựng
đồ có khóa riêng, wifi cũng như nhà tắm riêng nữa đấy. Nếu bạn cần sự tiện lợi thì hãy
book giường tại phân khúc trung bình khá.
- Kiểm tra chất lượng an ninh: Bạn nên kiểm tra xem hostel mình chuẩn bị ở có
lời phàn nàn nào về an ninh hay khơng. Bởi vì chúng ta sẽ phải ăn chung, ngủ chung
với rất nhiều người nên nếu ít nhân viên bảo vệ hoặc hệ thống giám sát bị xem nhẹ thì
bạn khó mà bảo vệ bản thân và tài sản được.
- Chọn khơng gian hostel thích hợp: Tại Việt Nam hiện nay các hostel mới chỉ
dừng lại ở mức mọi người có thể sinh hoạt, ăn uống chung với nhau. Thế nhưng nếu
bạn đi du lịch ở nước ngồi thì nên tham khảo kỹ trước khi book phịng. Sẽ có hai
dạng hostel chính là hostel dành cho khách đến nghỉ ngơi và hostel chuyên tiệc tùng.
Hãy chọn lựa cẩn thận để không làm ảnh hưởng đến thời gian du lịch của bản thân.
7. Sự khác nhau giữa hostel và các loại hình dịch vụ khác
- Hotel là khách sạn, sở hữu công trình kiên cố, nhiều tầng, mỗi tầng tích hợp
nhiều phịng ngủ được chia thành nhiều loại khác nhau như Executive, Twin, Dorm,
Triple… phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng riêng của khách. Trang thiết bị, tiện nghi trong
mỗi phòng đều rất đầy đủ, hiện đại. Hotel được phân cấp từ 1 sao đến 5 sao theo tiêu
chuẩn quốc tế mà thông dụng nhất hiện nay là tiêu chuẩn VTOS. Tùy vào hạng sao thì
khách sạn sẽ dao động từ vài chục, vài trăm có thể lên đến hàng nghìn phịng.
- Motel là khái niệm được ghép từ 2 chữ Motor và Hotel thành Motel. Kết cấu
motel khá đơn giản, quy mô nhỏ, nằm cạnh các đường quốc lộ phục vụ khách vãng lai
dọc đường cần chỗ nghỉ ngơi tạm thời qua đêm. Một Motel thơng thường sẽ có 10 – 20
phịng ngủ và có chung khu vực để xe ơ tơ, xe máy… ngay trước cửa. Motel chủ yếu
phục vụ khách lưu trú ngắn hạn, khách thường đến khi tối muộn và rời đi khá sớm vào
sáng hôm sau.
- Trên thế giới, homestay là một loại hình lưu trú được xác định bằng cụm từ
“Home from home”. Tức là, trong một chuyến du lịch bạn sẽ đặt chỗ và nghỉ lại trong

căn nhà của người dân địa phương, sống và sinh hoạt giống như một thành viên trong
gia đình họ.


- Cuộc sống đó sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, có một góc
nhìn mới gần gũi và thực tế hơn về cuộc sống, nền văn hóa của vùng đất nơi họ đặt
chân đến. Khi lưu trú tại các homestay, du khách cũng được yêu cầu “nhập gia tùy
tục”, ví dụ như mặc quần áo của người dân bản địa, sinh hoạt theo tập quán của họ, ...
- Condotel viết tắt của từ Condominium và Hotel, được hiểu là Căn hộ khách sạn,
đem đến những lợi ích kép cho người sử dụng lẫn nhà đầu tư. Condotel sở hữu kiến
trúc, trang thiết bị khép kín như một căn hộ gia đình, bao gồm: Phịng khách, phịng
ngủ, bếp, phịng tắm… Với du khách, condotel có tất cả các tiện ích dịch vụ như khách
sạn: Hồ bơi, nhà hàng, bar, phòng tập thể dục thể thao, spa… Với nhà đầu tư, các
chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong thời gian tới, Condotel sẽ trở thành lựa chọn
xu hướng của khách nghỉ dưỡng.
- Hometel là mơ hình căn hộ khách sạn, kết hợp từ Home (nhà ở) và Hotel (khách
sạn) với đầy đủ các trang thiết bị, dịch vụ đạt tiêu chuẩn chất lượng 5 sao cao cấp.
Hometel vừa có thể sử dụng để ở lâu dài như căn hộ vừa mang đến không gian nghỉ
dưỡng lý tưởng cho du khách.
- Boutique Hotel là những khách sạn dạng nhỏ, quy mơ dao động từ 10 – 100
phịng. Khác với khách sạn có sự đồng nhất về cách thiết kế giữa các phịng, Boutique
Hotel có phong cách trang trí nổi bật, trẻ trung và đậm chất nghệ thuật. Mỗi phịng là
một phong cách, khơng trùng lặp, thiên về xu hướng cổ điển, thanh lịch và sang trọng.
Boutique Hotel phổ biến tại nhiều thành phố lớn như Paris, London, New York, San
Francisco… và trở thành một loại hình lưu trú rất được ưa chuộng. Tại Việt Nam,
Boutique Hotel chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây dưới sự tác động mạnh mẽ
của ngành Nhà hàng – Khách sạn.




×