Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.31 KB, 5 trang )

Lý Uyển Quỳnh 43.01.606.109
Nguyễn Thị Khánh Huyền 45.01.601.044
Câu 1.
❖ Kỹ năng đọc hiểu:
+ Lớp dạy: Lớp 8
+ Thể loại: Truyện ngắn
+ Phần: Đọc hiểu văn bản
+ Ngữ liệu: Tôi đi học (SGK Ngữ văn 8 tập 1 - Bộ GD & ĐT)
Mục tiêu:
❏ Kiến thức:
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ''tôi'' ở buổi tựu trường
đầu tiên trong đời ; Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ , gợi dư vị trữ tình man
mác của Thanh Tịnh.
❏ Năng lực:
- Nêu được nội dung khái quát của văn bản; nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài,
nhân vật chính trong tính chỉnh thể của văn bản.
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc mà người viết thể hiện qua văn bản.
- Nhận biết và phân tích được cốt truyện cốt truyện đơn tuyến.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm của bản thân sau khi đọc tác phẩm
văn học.
- Biết tự đặt ra mục tiêu học tập để cố gắng thực hiện.
❏ Phẩm chất:
Ham học, luôn cố gắng vươn lên, đạt kết quả tốt trong học tập.
❖ Kỹ năng viết:
+ Lớp dạy: Lớp 8.
+ Phần: Văn nghị luận
+ Ngữ liệu: Viết bài tập làm văn số 6 - VĂN NGHỊ LUẬN (làm tại lớp) (SGK
Ngữ văn 8 tập 2 - Bộ GD & ĐT)
Mục tiêu:
❏ Kiến thức:
Biết cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, biết sắp xếp và có


kỹ năng trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận.
❏ Năng lực:
- Biết viết văn bản đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích,
thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
- Viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến
(đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó, nêu được lý lẽ và bằng chứng
thuyết phục.
❏ Phẩm chất:
- Trung thực: đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập và trong cuộc
sống.


- Trách nhiệm: có ý thức sử dụng thời gian hợp lý.
Câu 2:
Hoạt động 1: Xác định vấn đề
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh.
- Giúp học sinh nhớ lại những ký ức về ngày đầu tiên đến trường.
b. Nội dung:
Cho học sinh xem video, hình ảnh có liên quan đến buổi tựu trường đầu tiên. Sau khi
xem hình ảnh và video, học sinh ghi lại những kỷ niệm, cảm xúc về ngày đầu tiên đi học
của mình.
c. Sản phẩm:
Trình bày miệng.
d. Tổ chức thực hiện:
● Chuyển giao nhiệm vụ:
- Giáo viên cho học sinh xem video và hình ảnh.
- Hãy nhớ lại ngày đầu tiên đi học của mình và chia sẻ những kỷ niệm, cảm xúc và
những thứ cần chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của em.
● Thực hiện nhiệm vụ học tập:

Học sinh suy nghĩ, kết nối những kỷ niệm của bản thân.
● Báo cáo kết quả:
Học sinh chia sẻ trước lớp.
● Đánh giá, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ:
Giáo viên đánh giá chung, chốt lại vấn đề và đi vào bài mới.
Trong cuộc đời của mỗi con người, ai cũng sẽ có nhiều lần đầu tiên: lần đầu nói dối, lần
đầu làm hư việc nhà, lần đầu trốn mẹ đi chơi,... nhưng có một điều mà chắc hẳn ai cũng
sẽ có, đó chính là lần đầu tiên đi học. Kỷ niệm về ngày hôm ấy luôn mang lại cho chúng
ta nhiều cảm xúc vui, hồi hộp, lo lắng nhưng cũng khơng ít sự thích thú. Để có thể ôn
lại rõ ràng hơn về kỷ niệm ngày đầu đi học, chúng ta sẽ đến với bài học ngày hôm nay,
bài "Tôi đi học".
Câu 3:
- Lớp dạy: Lớp 6
- Phần: Đọc
- Thể loại: Cổ tích
- Ngữ liệu chọn: Cây khế ( SGK Ngữ Văn tập 2 – kết nối tri thức với cuộc sống)
- Hoạt động sử dụng phương pháp: Hoạt động khám phá kiến thức
- Mục tiêu hoạt động: hướng đến các YCCĐ: Nhận biết và phân tích được đặc điểm
nhân vật thể hiện qua hành động, ý nghĩa nhân vật. Nêu được bài học của cá nhân do
văn bản đã đọc gợi ra.
+ Thời gian 10 phút đủ để học sinh suy nghĩ, trao đổi và tìm ra câu trả lời.
- Cách tổ chức hoạt động:


+ Sử dụng PP đàm thoại gợi mở theo hình thức dạy học các nhân, có thể kết hợp với PP
trực quan ( trình chiếu văn bản trong quá trình nêu câu hỏi).
+ Chuẩn bị:
❖ Giáo viên chuẩn bị câu hỏi chính:
(1) Em nhận xét gì về đặc điểm hai nhân vật người em và người anh trong truyện?
Vì sao em lại có nhận xét ấy?

Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở:
✔Tính cách và hồn cảnh sống của người em như thế nào?
✔Em có nhận xét gì về những hành động của hai anh ấy?
✔Vì sao em lại có những nhận xét ấy?
(2) Theo em, thông qua kết cục khác nhau của người anh và người em, tác giả đã thể
hiện thái độ, quan niệm như thế nào trong truyện? Từ đó em có rút ra bài học gì
cho mình?
❖ GV chuẩn bị rubric và đánh giá kết quả.
+ Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi chính ( có thể kết hợp trình chiếu) và gọi học sinh
trả lời, tùy tình hình cụ thể để đưa ra những câu hỏi gợi mở phù hợp.
+ Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ và giơ tay phát biểu để trả lời câu hỏi của GV.
+ Trình bày kết quả: GV gọi bất kì 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. GV tổ chức cho các
HS khác nhận xét, từ đó thu thập tổng hợp thông tin, hướng dẫn HS chốt ý:
❖ nhận xét về đặc điểm của hai anh em: Tốt – xấu, thiện – ác (đối lập nhau)
● Người em sống trong cảnh nghèo khổ nhưng tính cách lại hiền lành, chăm
chỉ, thật thà, nghe theo lời chim thần may túi đúng ba gang.
● Người anh sống sung sướng nhưng lại ích kỉ, tham lam, lười biếng cũng
vì tính tham lam mà may túi to gấp ba lần người em.
❖ Thái độ, quan niệm của tác giả từ kết cục của hai anh em? Bài học rút ra
cho bản thân.
● Thái độ: Q trọng những người có đức tính tốt, chăm chỉ làm việc, căm
ghét những người tham lam, lười biếng, ích kỉ
● Quan niệm: Ở hiền gặp lành, nếu qua tham lam ích kỉ sẽ phải gánh lấy hậu
quả
● Bài học rút ra: Anh em trong nhà phải yêu thương lẫn nhau, phát huy các
đức tính tốt, khơng nên tham lam, ích kỉ với mọi người xung quanh.
+ Đánh giá: Dựa trên kết quả trả lời, góp ý của các cá nhân, GV nhận xét, đánh giá câu
trả lời của HS, hướng dẫn HS điều chỉnh, bổ sung.
Nội dung yêu
Mức đánh giá

cầu
(1)
(2)
(3)
Trả lời câu
hỏi


Trả lời câu hỏi HS không trả lời được HS trả lời đúng một HS trả lời đúng hai
hai câu hỏi chính.
hoặc hai câu hỏi câu hỏi chính một
nhưng sơ lược.
cách sâu sắc.
Câu 4:
- Lớp dạy: Lớp 7
- Phần: Đọc
- Thể loại: Thơ thất ngôn tứ tuyệt
- Ngữ liệu chọn: Bánh trôi nước (SGK Ngữ Văn 7)
- Hoạt động sử dụng phương pháp: Hoạt động khám phá kiến thức
- Mục tiêu hoạt động: hướng đến các YCCĐ: Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn
bản muốn gửi đến người đọc. Thể hiện thái độ đồng tình yêu thương, trân trọng vẻ đẹp
phẩm chất của người phụ nữ.
+ Thời gian 15 phút đủ để học sinh suy nghĩ và giải quyết vấn đề do GV đặt ra.
- Cách tổ chức hoạt động:
Bước 1: Nhận biết vấn đề
Đặt vấn đề : Vì sao sử dụng hình ảnh bánh trơi nước lại lột tả chân thật thân phận
người phụ nữ xưa như vậy?
- Loại tình huống: Tình huống tìm hiểu nguyên nhân.
- Đảm bảo 3 nguyên tắc:
+ Xuất phát từ một mâu thuẫn giữa tri thức cũ và tri thức mới.

Tri thức cũ
Tri thức mới
- Hình dáng bề ngồi trắng trịn
- Từ chiếc bánh dân dã lại khắc họa
- Luộc bánh trong nước khi nào bảy rõ nét số phận những người phụ nữ
phần nổi ba phần chìm là đã chín
trong xã hội phong kiến
- Bánh dẻo hay rắn phụ thuộc vào độ
🡪 Nguyên nhân việc sử dụng
khéo léo của người làm
hình ảnh như vậy.
- Màu sắc nhân bánh: Màu đỏ son
🡪 Đặc tính của chiếc bánh trơi
+ Tạo được hứng thú cho HS: HS có tri thức mở rộng để tìm hiểu thêm VB.
+ Gắn với mục đích và nội dung dạy học (nêu ở YCCĐ), vừa sức với HS.
❖ Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
HS đề xuất giả thuyết và phương án giải quyết vấn đề nếu HS gặp khó khăn GV có
thể hỗ trợ hs lập kế hoạch giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi hướng
dẫn như sau:
+ Chiếc bánh trôi có những đặc điểm, tính chất gì ?
+ Qua miêu tả chiếc bánh có gợi cho em liên tưởng được đến hình ảnh nào trong xã
hội xưa?
+ Thơng qua chiếc bánh trôi nước theo em tác giả đã bộc lộ được điều gì và như thế
nào?
+ Từ những điều trên em có thái độ, cảm nghĩ gì về bài thơ mình vừa học?
❖ Bước 3: Thực hiện kế hoạch


Hs tiến hành trả lời các câu hỏi gợi ý từ đó giải quyết được vấn đề thơng qua việc rút
ra được nguyên nhân,ý nghĩa.

+ Qua tính chất của chiếc bánh trơi từ đó liên tưởng đến thân phận của người phụ nữ
trong xã hội cũ thấp bé, bấp bênh nhưng vẫn giữ được tấm long sắc son, chung thủy.
+ Tác giả đã bộc lộ nỗi niềm thương xót số phận gian truân đắng cay của phụ nữ
xưa, lên án chế độ nam quyền, xã hội phong kiến chuyên quyền.
+ Qua việc tìm hiểu bài thơ “Bánh trơi nước” đã giúp em biết cảm thông yêu thương
quý trọng những người phụ nữ sống trong chế độ cũ.
❖ Bước 4: Kiểm tra đánh giá, kết luận:
- GV đánh giá theo các mức độ sau:
Nội dung
Mức đánh giá
yêu cầu
(1)
(2)
(3)
Yêu cầu
- HS nhận biết được chủ đề chính của văn bản muốn nói đến thân
chung
phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Thể hiện thái độ cảm thông
và yêu thương trân trọng vẻ đẹp phẩm chất của họ.
Câu hỏi

HS nêu được HS nêu được hai HS nêu được ba ý nghĩa.
một trong ba trong ba nguyên Khuyến khích HS sáng tạo,
nguyên nhân nhân
chấp nhận các ý nghĩa mới
hợp lí




×