TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
HỌC PHẦN
Giảng viên hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Ngƣời thực hiện:
Nguyễn Lương Minh Minh - 4501601066
Nguyễn Thị Thanh Ngân - 4501601076
Lớp: LITR149003
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 – 2021
Tiểu luận cuối kì
Câu 1:
Thiết kế mục tiêu một bài học cụ thể về kĩ năng đọc hiểu ( khoảng 2 – 3 tiết) ở
cấp lớp đã chọn
- Lớp dạy: lớp 6
- Phần: Đọc
- Thể loại: Thơ Năm chữ
- Ngữ liệu chọn: Bắt nạt ( SHS Ngữ văn 6, tập 1_Bộ “Kết nối tri thức với cuộc
sống”, trang 27)
I. Mục tiêu
Về kiến thức
- HS bước đầu nhận biết được sự khác nhau về thể loại VB truyện và VB thơ.
- Qua việc đọc VB, HS sẽ hiểu và có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt
nạt.
Về năng lực
- Biết làm chủ tình cảm cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập và đời
sống, không nghịch ngợm, càn quấy, không cổ vũ hoặc là những việc xấu.
- Nhận biết được chủ đề văn bản: Khơng nên bắt nạt, sống chan hịa u thương.
- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ
ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
Về phẩm chất
- Khơng đồng tình với cái ác, cái xấu, không tham gia các hành vi bạo lực, sẵn
sàng bênh vực người yếu thế, thiệt thòi,…
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của người khác.
- Khơng đồng tình với những hành vi khơng phù hợp với nếp sống văn hóa và
quy định ở cộng đồng ( có trách nhiệm với nhà trường và xã hội).
Thiết kế mục tiêu một bài học cụ thể về kĩ năng viết (khoảng 2 tiết) ở cấp lớp
đã chọn:
- Lớp dạy: lớp 6
- Phần: dạy viết
- Ngữ liệu chọn: “Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát” (Bài
tập B trong SGK Ngữ Văn lớp 6- tập một bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”,
trang 101)
- Thời gian: 2 tiết
I.
Mục tiêu:
Về kiến thức:
- Giới thiệu được bài thơ, tác giả (nếu có).
- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một khía cạnh nội dung của bài thơ.
- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể
thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...).
Về năng lực:
- Xác định được và biết tìm hiểu các thơng tin liên quan đến vấn đề (Năng lực
giải quyết vấn đề và sáng tạo).
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài,
mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa,
rút kinh nghiệm.
- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà mình quan
tâm: nêu được vấn đề và suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng
chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.
1
Tiểu luận cuối kì
Về phẩm chất:
- Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết (Phẩm
chất chăm chỉ).
Câu 2: Chọn mục tiêu bài học kĩ năng đọc hiểu VB “Bắt nạt” ( câu 1)
Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu:
- HS bước đầu có thái độ khơng đồng tình với những hành vi khơng phù hợp với
nếp sống văn hóa và qui định ở cộng đồng (có trách nhiệm với nhà trường và xã
hội); không tham gia các hành vi bạo lực, sẵn sàng bênh vực người yếu thế,
thiệt thòi.
- Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Kích thích HS tìm hiểu bài học.
b) Nội dung:
GV tổ chức cho HS xem video liên quan đến chủ đề bắt nạt.
Sau đó GV mời 2-3 HS bất kì phát biểu ý kiến, nhận xét hành động trong video;
HS có thể chia sẻ trải nghiệm bản thân về hiện tượng bắt nạt trong môi trường
trường học. Từ đó, đưa ra giải pháp cho bản thân khi gặp hiện tượng bắt nạt.
c) Sản phẩm:
- HS trình bày miệng trước lớp; nêu được ý kiến, cảm nhận, quan điểm cá nhân
về hành vi bắt nạt trong video.
- HS chia sẻ trải nghiệm bản thân (nếu có).
- Những giải pháp của HS khi gặp hiện tượng bắt nạt.
d) Tổ chức thực hiện:
- Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS xem video liên quan đến chủ đề bắt nạt và
mời 2-3 HS bất kì phát biểu cảm nghĩ.
- Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS suy nghĩ, chia sẻ quan điểm cá nhân, đưa ra
biện pháp khi gặp hiện tượng bắt nạt.
- Báo cáo kết quả: HS chia sẻ trước lớp.
- Đánh giá nhận xét: GV nhận xét, kết luận, dẫn sang hoạt động 2.
Câu 3: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐÀM THOẠI GỢI MỞ
- Cấp lớp dạy: lớp 11
- Phần: Đọc
- Thể loại: Truyện ngắn
- Ngữ liệu chọn:Vợ chồng A Phủ
- Hoạt động sử dụng PP: Hoạt động hình thành kiến thức
- Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Nhận biết và phân tích được một số
yếu tố của truyện ngắn hiện đại như nhân vật.
Lí do chọn sử dụng PP đàm thoại gợi mở: GV sử dụng phương pháp này để
thay đổi khơng khí lớp học, tạo động lực học tập cho HS.
+ Sử dụng PP đàm thoại gợi mở sẽ định hướng cho HS cách phân tích một
nhân vật là bao gồm: phân tích hành động và tâm trạng của nhân vật.
+ Tạo điều kiện cho HS có thể trao đổi trực tiếp với nhau và với GV từ đó
thu thập được câu trả lời có nội dung hoàn chỉnh nhất.
+ Nhiệm vụ học tập ở hoạt động này vừa sức với trình độ HS và có sự kế
thừa từ những nội dung dạy học trước đó. Dựa trên những gì đã tìm hiểu về
nhân vật trong các hoạt động trước đó để nêu lên suy nghĩ về các nhân vật
trong Vợ chồng A Phủ. Đồng thời, PP này cũng là nhiệm vụ học tập tạo cơ
2
Tiểu luận cuối kì
hội phát triển tư duy khái quát, đánh giá cho HS dự trên những cứ liệu đã
phân tích trước đó. Do đó, HS ở hoạt động này đã được chuẩn bị đầy đủ dữ
liệu và nhận thức cho bản thân nên sử dụng PP đàm thoại gợi mở ở hoạt
động dạy học này là phù hợp vì không tốn quá nhiều thời gian.
- Thời gian: 20 phút, đủ để HS suy nghĩ và tìm ra câu trả lời.
- Cách thức tổ chức hoạt động
+ Sử dụng PP đàm thoại gợi mở theo hình thức dạy học cá nhân, có thể kết hợp
với PP trực quan ( trình chiếu VB trong quá trình nêu câu hỏi).
Chuẩn bị:
+ GV chuẩn bị câu hỏi:
1) Trước khi về làm dâu gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cơ gái như thế
nào?
2) Em hãy phân tích hành động và diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình
mùa xuân.
Phản ứng của Mị khi nghe tiếng sáo là gì? Tiếng sáo xuất hiện bao nhiêu
lần trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ? Sự xuất hiện như vậy có tác động
như thế nào đến tâm trạng của Mị?
Khi bị A Sử bắt trói lại Mị đã có những hành động gì? Tại sao Mị lại có
những hành động đó?
3) Hành động Mị cởi trói cho A Phủ, sau đó chạy theo A Phủ để bỏ trốn đã thể
hiện điều gì? Từ đó em cảm nhận như thế nào về nhân vật Mị?
+ GV chuẩn bị rubric đánh giá kết quả.
Giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi chính ( có thể kết hợp trình chiếu) và gọi HS
trả lời, tùy tình hình cụ thể để đưa ra những câu hỏi gợi mở phù hợp.
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh suy nghĩ và giơ tay trả lời câu hỏi GV đã đặt ra
cho cả lớp hoặc có thể đặt ra câu hỏi mà mình thắc mắc cho giáo viên.
Trình bày kết quả:
GV mời 2 - 3 HS bất kì trả lời câu hỏi. Sau đó, tổ chức cho các HS khác nhận
xét, bổ sung và chỉnh sửa, từ đó thu thập thơng tin tập trung vào các nội dung
sau:
Trước khi về nhà thống lí Pá Tra Mị là một cô gái lạc quan, yêu đời và có hiếu
với cha.
Hành động của Mị khi nghe tiếng sáo Mị muốn đi chơi như quá khứ tươi đẹp;
Mị chảy tóc, mặc váy hoa;… Tiếng sáo xuất hiện đã gợi lại quá khứ tươi đẹp,
nó làm Mị sống lại với con người thật của mình. Sự bạo hành của A Sử chỉ trói
buộc thể xác chứ khơng trói buộc được tâm hồn của Mị…
Niềm khát khao được sống, được tự do, thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân
vật Mị: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy bản thân mình.
Đánh giá: Dựa trên kết quả trả lời và góp ý của các cá nhân, GV nhận xét, đánh
giá câu trả lời của HS dựa trên rubric đã chuẩn bị và hướng dẫn HS những gì
cần điều chỉnh, bổ sung.
Nội dung
Mức đánh giá
yêu cầu
(1)
(2)
(3)
Trả lời
câu hỏi
HS trả lời được 1
trong 3 câu hỏi
chính
HS trả lời đúng hai câu hỏi HS trả lời đúng
hoặc trả lời đúng ba câu hỏi ba câu hỏi chính
chính nhưng sơ lược
một cách sâu sắc
3
Tiểu luận cuối kì
Qua việc sử dụng PP đàm thoại gợi mở, GV tổ chức hoạt động để HS có nhiều cơ
hội chủ động trong tìm kiếm kiến thức, xây dựng bài học tích cực, Từ đó, HS
được tham gia vào việc phát triển năng lực nhận biết và phân tích được một số
yếu tố trong truyện ngắn như nhân vật ( thơng qua diễn biến tâm lí nhân vật, hành
động nhân vật).
Câu 4: PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Cấp lớp dạy: 10
- Phần dạy: Đọc
- Loại - Thể loại: Văn bản văn học- Thơ trữ tình
- Ngữ liệu chọn: Bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu
- Hoạt động sử dụng phƣơng pháp: Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu hoạt động: Hướng đến YCCĐ: Phân tích và đánh giá được tình cảm,
cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản.
Lí do lựa chọn sử dụng dạy học giải quyết vấn đề:
+ Việc sử dụng dạy học giải quyết vấn đề ở hoạt động này là phù hợp với
trình độ nhận thức của HS. Đến giai đoạn này của bài học, HS đã có những
hiểu biết cơ bản về bài thơ Vội vàng. Vì vậy, GV có cơ sở thiết kế tình huống
có vấn đề để tạo hứng thú tìm hiểu cho HS ở hoạt động này của bài học.
+ Trong tình huống này của bài học, dạy học giải quyết vấn đề được sử dụng
kết hợp với PP dạy học hợp tác và kĩ thuật khăn trải bàn. PP dạy học hợp tác
và kĩ thuật khăn trải bàn giúp học sinh huy động kiến thức, kinh nghiệm,
nhân lực giải quyết vấn đề nhanh chóng; hình thành năng lực hợp tác và giải
quyết vấn đề.
- Thời gian: 20 phút, đủ để HS suy nghĩ và giải quyết tình huống có vấn đề do
GV đặt ra.
- Cách thức tổ chức hoạt động:
Bƣớc 1: Nhận biết vấn đề
- Đặt vấn đề: Trong Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu đã thể hiện quan niệm sống là
hãy sống giục giã, gấp gáp,... nhưng hiện nay có trào lưu khuyên mọi người nên
Sống chậm lại, nghĩ khác đi, u thương nhiều hơn. Theo em, vì sao lại có sự
khác nhau đó?
- Loại tình huống: Tình huống tìm ngun nhân.
- Đảm bảo 3 nguyên tắc:
+ Xuất phát từ một mâu thuẫn giữa tri thức cũ và tri thức mới
Tri thức cũ
Tri thức mới
Quan niệm sống của Xuân Diệu Trào lưu Sống chậm lại, nghĩ khác đi,
trong bài thơ Vội vàng: gấp gáp, yêu thương nhiều hơn khác với quan
giục giã,...
điểm của Xuân Diệu.
Nguyên nhân có sự khác nhau.
+ Tạo được hứng thú cho HS: HS có tri thức mở rộng để hiểu thêm văn bản.
+ Gắn với mục đích và nội dung dạy học (giúp học sinh phân tích và đánh giá
được giá trị thẩm mĩ của nhân vật trữ tình hay của chính tác giả; phân tích và
đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết), vừa sức
với HS.
Bƣớc 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề
4
Tiểu luận cuối kì
Thành lập nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ. Việc chia
nhóm như vậy sẽ giúp HS không mất nhiều thời gian di chuyển, phù hợp với
nhiệm vụ; HS có cơ hội tham gia đóng góp ý kiến.
- Chuẩn bị: bảng treo và bút lông. GV hướng dẫn HS sử dụng kĩ thuật khăn trải
bàn để trình bày sản phẩm thảo luận.
- Nếu HS gặp khó khăn, GV có thể hỗ trợ HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề
bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn như sau:
1) Em có nhận xét gì về quan niệm hãy sống giục giã, gấp gáp,... của Xuân Diệu?
Em hiểu như thế nào cách sống giục giã, gấp gáp,…của Xuân Diệu?
Theo em vì sao ơng lại chọn cách sống ấy?
2) Trào lưu Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn xuất hiện trong
thời điểm, hồn cảnh nào? Chứa đựng thơng điệp gì?
3) Hãy thử so sánh quan niệm sống của Xuân Diệu với trào lưu sống chậm. Từ đó
đưa ra nhận xét của bản thân.
Bƣớc 3: Thực hiện kế hoạch
HS tiến hành vẽ hình khăn trải bàn, trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận và trình bày ý
kiến nhóm để trả lời các câu hỏi gợi ý, từ đó giải quyết được vấn đề:
Quan niệm của Xuân Diệu được nêu vào đầu thế kỉ XX đề cao sự ung dung,
tự tại và vơ vi, thể hiện sự tích cực giữa thời thế. Sống trong thời đại đó Xuân
Diệu ln có tâm thế vội vàng muốn tận hưởng hết thời tươi trẻ,…
Trào lưu sống chậm được nêu lên ở thời đương đại nhằm gìn giữ và phát huy
các giá trị, chuẩn mực sống tích cực vì nhịp sống ngày càng nhộn nhịp, con
người dễ bị nhu cầu vật chất lôi cuốn mà đánh mất bản thân.
Cả hai cách hiểu đều có cái hay riêng và có tính hợp lí. Hai quan niệm tuy có
thời điểm xuất phát khác nhau nhưng đều mang mục đích chung: hướng con
người đến lối sống tích cực, cân bằng và yêu đời hơn.
Bƣớc 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận
- GV đánh giá theo các mức độ sau:
Mức đánh giá
Nội dung
(1)
(2)
(3)
yêu cầu
HS nêu được 1
HS nêu được 2
HS nêu được 3
Câu hỏi
nguyên nhân
nguyên nhân
nguyên nhân
- GV cũng chấp nhận nếu HS có những sáng tạo vượt ngồi đáp án của mình.
Như vậy, với việc sử dụng dạy học giải quyết vấn đề ở hoạt động này, GV đã
tạo cơ hội để HS thông qua việc tham gia giải quyết vấn đề để biết phân tích và
đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện
qua văn bản.
-
Chú thích
1. GV: giáo viên
2. HS: học sinh
3. PP: phương pháp
4. VB: văn bản
5