Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Hinh anh anh bo doi cu Ho trong tho van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.95 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI GỬI LÊN TRANG WEB CỦA TRƯỜNG THÁNG 1 GIÁO VIÊN: NGÔ THỊ HỒNG THANH TỔ KHXH *************************************************************. HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ CA QUA CÁC THỜI KÌ. Chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng nhưng những năm tháng lịch sử hào hùng ấy vẫn còn đọng mãi trong kí ức thiêng liêng của mỗi người. Trong những trang sử đầy vẻ vang và oanh liệt ấy, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ đã trở thành biểu tượng cho những gì tốt đẹp nhất , cao quý và thiêng liêng nhất và đó là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho những người nghệ sĩ tạo nên những áng văn thơ làm rung động biết bao thế hệ. Ngay từ đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, theo lời kêu gọi của vị cha già dân tộc: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Cả dân tộc Việt Nam đã xông pha lên đường “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm” thành những đoàn vệ quốc quân ra đi vì sự tồn vong của đất nước. Theo dấu chân lịch sử, hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ đã tự nhiên bước vào dòng thi ca, bình dị như họ đã từng bước vào đời lính. Thật đáng yêu và đáng khâm phục biết bao khi những hình ảnh đó hiện lên trong thơ văn không phải là những tráng sĩ kiêu hùng của thời trung cổ, cũng không phải là mẫu hình lý tưởng của người anh hùng thời phong kiến: “Râu hùm hàm én mày ngài Vai năm tấc rộng thân mười thước cao” ( Truyện Kiều - Nguyễn Du) Ở đây, các anh hiện lên với những con người thật, bình dị. Các anh không thần thánh hóa. Các anh đơn giản chỉ là những nông dân mặc áo lính., những chàng trai thị thành xếp bút nghiên lên đường khi thời loạn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Hình ảnh người nông dân cầm súng xưa đã từng xuất hiện trong tiếng khóc của Cụ Đồ Chiểu. Hình ảnh đó đã từng được khắc họa khi chưa có hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ:. “Nhớ linh xưa côi cút làm ăn toan lo nghèo khó Chưa quen cung ngựa đâu tới trường nhung Chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ Việc cuốc, việc cày, việc bừa việc cấy tay vốn làm quen Tập khiên tập súng tập mác tập cờ mắt chưa từng ngó” ( Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc- Nguyễn Đình Chiểu) Thật đúng với những con người của họ. Những chàng trai vệ quốc quân chính là những chàng trai chân đất, những nông dân quen cầm cày, cầm cuốc giờ đây cầm súng. Họ ra đi mang theo một hành trang là “Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Họ ra đi từ những miền quê nghèo khó, từ mái tranh nghèo sau lũy tre làng ngàn đời hát ru theo gió cùng tiếng ru của mẹ. Họ đến với chiến trường, đến với nhau bằng tình tri kỷ, tình đồng chí: “ Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” ( Đồng chí - Chính Hữu) Họ đến với nhau từ những vùng quê khác nhau, với những hoàn cảnh khác nhau:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> “Lũ chúng tôi, bọn người tứ xứ Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi một hai Súng bắn chưa quen quân sự mười bài Lòng vẫn cười vui kháng chiến” ( Nhớ - Hồng Nguyên) Chính những con người rất bình thường ấy đã làm nên lịch sử. Không thể nào ngờ rằng họ có một sức chịu đựng gian khổ, hy sinh phi thường đến thế. Họ vượt lên mọi gian nan, đạp bằng mọi thử thách với một ý chí quyết chiến quyết thắng, với một niềm tin son sắt, một tình cảm thủy chung vì nhân dân quên mình, vì tổ quốc quyết sinh: “Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng, chí không mòn Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai Băng mình qua núi thép gai Ào ào vũ bão, Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân nhắm mắt còn ôm” (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu) Đó chính là những tấm gương ngời chói trong lịch sử. Tên tuổi các anh còn vọng mãi ngàn năm. Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện… những tấm gương ấy không thể nào phai mờ trong ký ức, mãi mãi sống với thời gian, sống với những vần thơ và cùng với những bài ca bất hủ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Những năm tháng chiến tranh đầy gian khổ tưởng chừng như vượt lên trên sức chịu đựng của con người. Vì quê hương hàng triệu người đã ngã xuống nhưng ý chí kiên cường của họ không có thế lực nào có thể ngăn nổi: “Áo vải chân không Đi lùng giặc đánh” Trong đời lính thật gian nan: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán toát mồ hôi Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá chân không giày” (Đồng chí- Chính Hữu) Trong cái hoàn cảnh ấy họ vẫn “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Một hình ảnh vừa bi tráng vừa hùng ca, nó toát lên một vẻ đẹp thiên thần từ những con người bình dị. Hãy trở về với nhà thơ Quang Dũng và cùng suy ngẫm về anh bộ đội trong thơ ông thật độc đáo: “Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm” ( Tây Tiến - Quang Dũng) Từ đây chúng ta càng hiểu hơn, thông cảm hơn, xúc động hơn trước những hình ảnh anh lính với nhưng cơn sốt rừng tàn phá tuổi thanh xuân, và càng tự hào hơn khi dân tộc ta đã sinh ra những con người như thế. Các nhà thơ, nhà văn, những nhạc sĩ luôn theo sát bước chân các anh với bao tình cảm khâm phục thương mến: “Một thoáng lặng nhìn nhau Mắt đã tìm hỏi chuyện.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đôi bộ quần áo nâu Đã âm thầm thương mến Giọt giọt mồ hôi rơi Trên má anh vàng nghệ Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế” (Cá nước - Tố Hữu) Trên cái ngoại hình “Đoàn binh không mọc tóc” hay trên khuôn mặt “vàng nghệ” bên trong ấy, không ai ngờ lại chứa đựng một sức mạnh kỳ diệu. Nó tự được xây đắp lên từ chủ nghĩa anh hùng CM, chính xác hơn đó là bản sắc dân tộc, đó là tiếng gọi từ con tim, từ dòng máu Việt. Cũng từ đó, hình ảnh các anh tạo nguồn cảm hứng cho ngôn ngữ thơ ca tạc nên những bức tượng mãi sống với thời gian: “Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh giốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo” ( Lên tây bắc - Tố hữu) Mang trong mình tình yêu quê hương đất nước, tình yêu của chính mình, tình gốc dân tộc, tất cả đã tiếp thêm sức mạnh cho các anh để các anh đã làm nên trang sử vàng chói lọi “Điện Biên Phủ”: “Nghe trưa nay tháng năm mồng bảy Trên đầu bay thác lửa hờn căm Trông bốn mặt lũy thành sập đổ Tướng quân bay lố nhố cờ hàng.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Trông: Chúng ta cờ đỏ sao vàng Rực trời đất Điện Biên toàn thắng” ( Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Tố Hữu) Tiếng súng chống TD Pháp vừa dứt, đất nước ta chưa kịp hồi sinh, vết thương còn đau chưa kịp lành, đế quốc Mỹ-con thú tật nguyền của nhân loại- lại ngang nhiên với những dã tâm gieo tội ác. Lời Bác Hồ một lần nữa lại vang lên thúc dục con cháu tiếp bước cha ông ra trận: “Dẫu có đốt cháy cả dải Trương Sơn chúng ta cũng quyết giành được độc lập”. Lời Người gọi chúng con khắc ghi. Người lính lại xốc ba lô nắm chặt tay súng hướng về tiền tuyến “Đâu có giặc là ta cứ đi”: “Lớp cha trước lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân hành” ( Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu) Lại vẫn những chàng trai chân đất năm xưa, cùng thế hệ nối tiếp “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước. Mà lòng phới phới dậy tương lai”. Họ lại gặp nhau trong đoàn quân ra trận. Gặp nhau giữa đại ngàn Trường Sơn. Nơi ấy”Trên đường ta qua không một dấu chân người”. Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ hai thế hệ lại đi vào thơ ca, đi vào cuộc sống khắc ghi truyền thống đánh giặc của dân tộc: “Ta lại viết bài thơ trên báng súng Con lớn lên viết tiếp thay cha Người đứng dậy viết tiếp người ngã xuống Người hôm nay viết tiếp người hôm qua” ( Bài thơ báng súng - Hoàng Trung Thông) Thật xúc động biết bao! Trước đây, những người tứ xứ tụ họp về. Những người từ vùng “nước mặn đồng chua” hay từ vùng “đất cằn sỏi đá”.Họ đã đến với nhau thắm thiết tình đồng chí. Hôm nay đây lại xuất hiện một tình đồng chí mới lạ hơn:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> “Cha còn đeo quân hàm Con đã ra nhập ngũ Một hòn đá Trương Sơn Cha con cùng gối ngủ” ( Nguyễn Trọng Oánh) Chúng ta gặp lại ở đây một cái tên khác nhưng cũng là từ những anh Vệ quốc đoàn năm xưa đó là anh Giải phóng quân: “Sống hiên ngang bất khuất ở trên đời Như Thạch Sanh của thế kỷ hai mươi Một giây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ” ( Bài ca xuân 68 - Tố Hữu) Vẫn hình ảnh ấy, khiêm nhường, lạc quan và dũng cảm: Giải phóng quân vào thành Bụi đỏ áo rêu xanh Dép lốp khinh lửa đạn Sợ dẫm hoa quanh mình” ( Có một ngày như thế - Tố Hữu) Các anh là biểu tượng cho hòa bình. Hình ảnh chiếc mũ tai bèo: “Sáng trên đầu như một mảnh trời xanh Mà xông xáo , tung hoành ngang dọc” ( Bài ca xuân 68 - Tố Hữu) Những hình ảnh đó đã làm nên “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Và cũng từ đấy, các anh đã tiến vào Sài Gòn làm nên chiến tích thần kỳ thống nhất quê hương đất nước. Ra trận và ra trận. Biên giới Tây Nam. Nước bạn. Lũ bành trướng Bắc Kinh. Ở đâu có tiếng súng xâm lăng tổ quốc mình ở đó có bóng hình các anh chắc tay súng. Văn thơ viết về người chiến sĩ không chỉ dừng lại ở mức độ ca ngợi tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của anh bộ đội Cụ Hồ mà còn cụ thể hơn, sâu sắc hơn ở cái chiều sâu thăm thẳm trong tâm hồn cao đẹp của các anh đó là tình yêu, tình cảm gia đình, tình quân dân cá nước: Các anh đi ngày ấy đã xa rồi Xóm làng tôi còn nhớ mãi Các anh về tưng bừng trước ngõ Lớp lớp đàn em hớn hở theo sau Mẹ già bịn rịn áo nâu Vui đàn con ở rừng sâu mới về”. ( Bài hát Bộ đội về làng - Phổ thơ Hoàng Trung Thông) Tình quê hương gắn bó từ “Giếng nước gốc đa”. Những tâm hồn lãng mạn “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới, đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Đó là nỗi nhớ “Dáng hình em mùa gặt nặng đôi vai” Gửi trọn niềm tin lại quê nhà, người con trai ra đi mang theo bao nỗi nhớ: “ Anh vào bộ đội lên Tây Bắc Chiến đấu quên mình năm lại năm Mỗi bận dân công về lại hỏi Ai người Xuân Dục Núi Đôi chăng” ( Núi Đôi - Vũ Cao).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Rồi có những đau thương, mất mát ở hậu phương những “Màu tím hoa sim tím chiều hoang biền biệt”. Bóng dáng người mẹ gầy mòn mỏi trông con luôn day dứt trong lòng họ: “ Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu” (Bầm ơi - Tố Hữu) Tình yêu, tình cảm gia đình cánh cánh bên lòng nhưng không vì thế mà làm nhụt chí, nhụt lòng của các anh. Lòng lạc quan của tuổi trẻ chính là động lực thúc đẩy các anh chiến đấu và chiến thắng: “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh Soi sáng đường chiến sĩ giữa đèo mây Ngọn lửa nhớ ai mà hồng đêm lạnh Sưởi ấm lòng chiến sĩ giữa ngàn cây” ( Nhớ - Nguyễn Đình Thi) Một cảm xúc dạt dào, âm áp của người lính giữa chiến trường cháy bỏng. Đó là hồn thiêng sông núi , là tấm lòng tiền tuyến hậu phương sâu xa hơn là lòng yêu nước thiêng liêng cao cả. Ở giữa ranh giới của sự sống và cái chết khí chất trẻ trung đã vượt lên tất cả: “Mấy chàng lính trẻ măng tơ Nghêu ngao gõ bát hát chờ cơm sôi” ( Nước non ngàn dặm - Tố Hữu) Thơ văn chắp cánh nâng cao tầm vĩ đại của người lính Việt, trẻ trung, hồn nhiên yêu đời, bất chấp gian lao trên con đường đánh giặc:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> “Không có kính ừ thì có bụi Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha… “Không có kính ừ thì ướt áo Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi” Không thể nào kể hết hàng triệu vần thơ ca viết về anh bộ đội Cụ Hồ. nhưng chắc chắn rằng không có một lượng ngôn từ nào có thể diễn đạt hết vẻ đẹp về hình ảnh của các anh, những người con của đất Việt nối tiếp từ thế hệ này đến thế hệ khác đã làm cho non sông này rạng rỡ .Cho đất nước này mãi mãi trường tồn. Hình ảnh của các anh sống mãi trong thơ ca Việt Nam. **************************************.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×