Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.31 KB, 13 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI DỰ THI Tìm hiểu " Quân khu 2- 70 năm, chặng đường lịch sử". Họ và tên: Năm sinh: Giới tính: Dân tộc: Nghề nghiệp: Đơn vị công tác: Địa chỉ: Số điện thoại:. Chú ý: Bìa cứng đóng thành quyển..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Bài dự thi tìm hiểu “ Quân khu 2 – 70 năm, chặng đường lịch sử” Câu 1: Quân khu 2 được thành lập ngày, tháng, năm, nào, đã bao nhiêu lần đổi tên gọi, hiện nay Quân khu 2 gồm những tỉnh nào? Trả lời: Ngày 21/06/1978 Quân khu 2 được thành lập, theo Sắc lệnh số 62/ LCT của chủ tịch nước, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phúc. * Tên gọi của Quân khu 2 qua các thời kỳ: - Chiến khu I và Chiến khu II (10/1945 – 11/1946) - Khu X, Khu XIV và sau đó là Liên khu X (12/1946 – cuối năm 1949) - Liên khu Việt Bắc và khu Tây Bắc (cuối 1949 – 1954) - Quân khu Việt Bắc và Tây Bắc (1955 – 1975) - Quân khu 1 (1976 – 30/6/1978) - Quân khu 2 (01/7/1978 – đến nay) * Hiện nay quân khu 2 gồm những tỉnh: Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, Quân khu 2 là một địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng – an ninh; Địa bàn Quân khu 2 ngày nay gồm 9 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Câu hỏi 2: Tại sao nói Quân khu 2 là địa bàn chiến lược quan trọng về Quốc phòng và an ninh; hãy Trả lời: - Địa bàn Quân khu 2 có vị trí chiến lược rất quan trọng trong thế lực quốc phòng - an ninh của cả nước, án ngữ vùng Tây Bắc rộng lớn , có đường biên giới quốc gia dài 1373,5 km( phía bắc giáp tỉnh Vân NamTrung Quốc 763,5km , Phía Tây giáp 3 tỉnh Hùa phăn, Luông Pha Băng và Phông Sa Lỳ - Laò 610 km ). Quân khu 2 tiếp giáp với Quân khu 1, Quân khu 3 và Bộ Tư Lệnh Thủ Đô Hà Nội , hình thành thế bố trí chiến lược liên hoàn vững chắc. -. Là địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội…. -. Là một trong những cái nôi của nền văn minh sông Hồng. Trong thời kì đầu dựng nước là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của cả nước..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Quân khu 2 vừa là tiền tuyến vừa là hậu phương vững chắc: vừa làm tròn nhiệm vụ dân tộc vừa làm tròn nhiệm vụ quốc tế. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, địa bàn Quân khu 2 là một trong. -. những trọng điểm chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, nhất là trong chiến lược “ Diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ mà chúng đang áp dụng”, ý 2: Quân khu 2 có vị trí địa lí, diện tích, dân số như thế nào? - Trả lời: Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ Quốc, Quân khu 2 là một địa bàn chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị và Quốc phòng- An ninh; diện tích 64. 628,40 km2; Dân số trên 7,6 triệu người, có đường biên giới Quốc gia 1373,5 km( phía bắc giáp tỉnh Vân Nam- Trung Quốc 763,5km , Phía Tây giáp 3 tỉnh Hùa phăn, Luông Pha Băng và Phông Sa Lỳ - Laò 610 km ). Quân khu 2 tiếp giáp với Quân khu 1, Quân khu 3 và Bộ Tư Lệnh Thủ Đô Hà Nội hình thành thế bố trí chiến lược liên hoàn vững chắc. Hiện nay trên địa bàn Quân khu 2 gồm bao nhiêu tỉnh huyện ( Thị xã, thành phố trưc thuộc tỉnh) xã phường, thị trấn, thôn bản? Có bao nhiêu tỉnh huyện, xã (phường), thôn bản biên giới? Trả lời: Địa bàn Quân khu 2 hiện nay bao gồm 9 tỉnh: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên Sơn La, Lai Châu. Có 75 huyện 09 thành phố, 4 Thị xã, 1504 xã, phường, thị trấn; 18. 489 thôn bản. Trong đó 5 tỉnh (Sơn La, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang), 22 huyện 01 thành phố, 121 xã, phường, thị trấn, 551 thôn bản biên giới. Trên địa bàn Quân khu 2 có bao nhiêu dân tộc cùng sinh song? Những nét tiêu biểu về truyền thống và văn hóa các dân tộc Tây Bác? Trả lời:.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Trên điaạ bàn Quân khu có 34 dân tộc an hem cùng chung sống; chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Thái, Mông, Tày, Dao… Trong quá trình dựng nước và giữ nước các dân tộc Tây Bắc đã hun đúc lên những truyền thống tốt đẹp được thể hiện qua những đặc trưng cơ bản sau đay: - Một là, lòng yêu nước nồng nàn, ý trí kiên cường bất khuất, tinh thần nhân đạo sâu sắc. - Hai là, lao động cần cù, thong minh sáng tạo. Trải qua các giai đoạn lịc sử, cùng với sự giao thoa giữa các nền văn hóa với nhau bên cạnh những di sản văn hóa vaatij thể, Tây Bắc hiện đang lưu giữ những di sản văn hóa phi vật thể hết sức phong phú. Những sinh hoạt văn hóa tiêu biểu được thể hiên: Lễ Hội Đền Hùng, hát Xoan (Phú Thọ), tết người Mông, tết nhảy ( dân tộc Dao); Các lễ hội Kim pang then (dân tộc Thái trắng), Xiên Lẩu nơ (dân tộc Thái đen). Lồng tồng (dân tộc Tày, Nùng) , Sử thi sống. Câu 3: Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược và làm nhiệm vụ quốc tế, nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh của dân Quân khu 2 đã đi vào lịch sử, đồng chí hãy cho biết thời gian diễn biến chính của 5 chiến dịch, trận đánh tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp? Trả lời: 1. Chiến thắng Sông Lô (chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947): Trong toàn chiến dịch, quân và dân Khu 10 đã chiến đấu hơn 60 trận, tiêu diệt trên 1.600 tên địch, bắn chìm và bắn cháy 15 tàu, bắn rơi 1 máy bay (số địch bị tiêu diệt gần bàng 1/2 tổng sổ thiệt hại của địch trong toàn bộ chiến dịch Việt Bắc). Ta phá hủy và thu được nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng. Quân và dân Khu 10 đã bẻ gãy “Gọng kìm sông Lô” của địch, góp phần đánh bại cuộc tiến công lên Việt Bắc của giặc Pháp, bảo vệ an toàn cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, làm phá sản chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, tạo thế và lực để cuộc kháng chiến chuyển sang giai đoạn mới..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Chiến thắng của Tự vệ Thành Tuyên Quang (chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947): Đó là chiến công của tự vệ thành Tuyên Quang, đã phục kích đánh địch diệt hơn 100 tên khi chúng đang hành quân từ Tuyên Quang lên Chiêm Hóa ngày 22/10/1947 tại km số 7 (đường Tuyên Quang - Hà Giang). Sau khi nắm được kế hoạch hành quân của địch, đêm 21/10/1947 tự vệ thành Tuyên Quang đã sử dụng 4 quả bom loại 100 kg (thu được của địch) bố trí trận địa phục kích. Khoảng 10 giờ sáng ngày 22/10/1947 đội hình địch gồm 500 tên thuộc Tiểu đoàn Lơ - giốt lọt vào trận địa. Ta kịp thời điểm hỏa, những tiếng nổ long trời, dậy đất rơi đúng vào đội hình địch, xác địch nằm ngổn ngang. 72 tên chết tại chỗ, 30 tên khác bị thương, số sống sót hết sức kinh hoàng vội rút về thị xã, bị ta truy kích đến km số 5 diệt thêm 30 tên nữa thu nhiều vũ khí, đạn dược. Sau trận này, chính kẻ địch phải thừa nhận “Tiếng nổ hỏa ngục” ở Km số 7 đã bẻ gãy và làm thất bại hoàn toàn cuộc hành quân của chúng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá, đây là một trong 10 chiến thắng lớn của toàn chiến dịch Việt Bắc. 3. Chiến dịch Biên giới 1950: Hướng chính của chiến dịch là Cao - Bắc - Lạng có Trung đoàn 174 tham gia. Hướng nghi binh là Lao Cai, gồm Trung đoàn 165; Trung đoàn 148; 1 tiểu đoàn của Hà Tuyên; 2 đại đội của Lào Cai; 1 đại đội của Yên Bái. Tổng số binh lực lên tới 21 đại đội. Kết quả: Trên hướng chính ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 Tiểu đoàn địch (trên 8.000 tên) thu 3.000 tấn vũ khí, phương tiện chiến ữanh; trên hướng nghi binh, quân và dân Quân khu 2 đã hoàn thành nhiệm vụ, diệt và làm tan dã 2 tiểu đoàn địch (diệt 244 tên, có 1/3 là Âu Phi), thu nhiều vũ khí có cả pháo lớn, bức rút 63 vị trí, giải phóng hầu hết tỉnh Lào Cai, huyện Hoàng Su Phì/ Hà Giang và một phần tỉnh Yên Bái Chiến dịch Biên giới giải phóng khu.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> vực biên giói từ Cao Bằng đến Đình Lập (Lạng Sơn), nối liền biên giới Tây Bắc và Đông Bắc thành một dải, mở thông giao lưu quốc tế, làm thay đổi cục diện chiến tranh: ta bước sang giai đoạn chiến lược phản công và tiến công, buộc Pháp chuyển dần sang chiến lược phòng ngự. 4. Chiến dịch Tây Bắc 1952: - Sau gần 2 tháng (14/10 - 10/12) anh dũng chiến đấu, quân và dân ta đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, diệt 1.005 tên, bắt sống 5.024 tên; tiêu diệt 4 tiểu đoàn và 28 đại đội, đánh thiệt hại nặng nhiều tiểu đoàn tinh nhuệ ; phá hủy và thu toàn bộ vũ khí, đô dùng quấn sự, các kho lương thực, thực phẩm. Vùng mới giải phóng rộng 28.500 km2 với 25 vạn dân. Cả 4 cánh đồng lớn Mường Thanh/Điện Biên, Mường Lò/Nghĩa Lộ, Mường Tâc/Phù Yên, Mường Than/Than Uyên đã thuộc về ta. - Tây Bắc trở thành căn cứ địa nối liền vói Việt Bắc, là “một bảo đảm lâu dài cho cuộc kháng chiến của chúng ta và sẽ có ảnh hưởng đến cách mạng Lào, mặc dù tình hình sau này phát triển như thế nào”. Chiến thắng Tây Bắc đã đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiến lên một bước mới trên con đường tiếp tục giữ vững và phát huy thé chủ động chiến lược, đồng thời đã đập tan cái gọi là “Xứ Thái tự trị” trong âm mưu chia rẽ dân tộc “dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp. - Đây cũng là thắng lợi của tinh thần phục vụ hết lòng hết sức vì tuyền tuyến của quân dân khu Tây Bắc: gần 20 vạn dân công, với 7 triệu ngày công, 11.750 tấn gạo, 164 tấn muối, 235 tấn thịt, 44 tấn thực phẩm, 83 tẩn vũ khí, quân trang, quân dụng đã được đã được huy động phục vụ chiến dịch. 5. Chiến dịch Điên Biên Phủ: - Với tinh thần “Tẩt cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng” nhân dân các dân tộc Tây Bắc mặc dù bị thiên tai mất mùa, sau chiến dịch Tây Bắc đời sống còn gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn tích cực tham gia đóng góp sức nguời, sức của cho thắng lợi của chiến dịch, vưọt cả số lượng, chất lượng, thời gian Trung ương giao: gạo 7.310 tấn (vưọt chỉ tiêu 347 tấn, bằng hơn 1/4 số lượng gạo toàn.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> chiến dịch), thịt 389 tấn (vưọt 79 tấn) huy động 27.657 dân công. Riêng tỉnh Lai châu đã huy động được 16.973 dân công, 2.666 tấn gạo, 226 tấn thịt, 210 tấn rau xanh, 348 ngựa thồ, 58 thuyền mảng, 24.070 cây gỗ các loại làm đường cho xe pháo. Châu Điện Biên, nơi tuyến lửa ác liệt, đồng bào sống vô cùng khó khăn cũng đóng góp được 555 tấn gạo, 36 tấn thịt, 105 tấn rau xanh. Châu Mường Tè phỉ hoạt động ráo riết, nhân dân cùng bộ đội vừa tiễu phỉ vừa chiến đẩu và phục vụ chiến đấu cũng đóng góp được 76 tấn gạo, 43 con ngựa thồ, 14 thuyền mảng, 2.700 ngàv công. Nhân dân Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc nô nức đi dân công hoả tuyến, tham gia mở đường, chuyển lương thực đạn dược. Chiến sĩ Ma Văn Thắng quê Phú Thọ lập kỷ lục vê thô hàng băng xe đạp đạt 325 kg. Nhân dân Tây Bắc còn chăm sóc bộ đội từ cái kim sợi chỉ, cổ vũ thăm hỏi các chiến sĩ hết sức chu đáo. Chỉ tính riêng tỉnh Phú Thọ có trên 2 vạn lá thư, 1.000 bộ quần áo, 175 áo trấn thủ, 92 chăn màn, 452 bánh thuốc lào, 157 kg đưòng, 114 kg chè khô, 2.316 viên thuốc ký ninh và thuốc cảm... Chiến dịch Điện Biên Phủ mãi mãi là niềm tự hào của quân dân các dân tộc Tây Bắc. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta. - Sư đoàn 316 (Trung đoàn 174, Trung đoàn 98) đã trực tiếp tham gia chiến dịch với những trận đánh xuất sắc trên đồi Al, A3, Cl, c’2 vả sân bay Mường Thanh. Đặc biệt trên đôi AI - cao điểm phòng ngự then chốt trên hướng Đông của tập đoàn cứ điêra Điện Biên Phủ, cuộc chiến đấu giữa ta và địch ở đây diễn ra giằng co hết sức gay go, ác liệt. Khối bộc phá 1.000 kg do bộ đội ta đào hầm và đặt trong lòng hầm AI được phát nổ là hiệu lệnh xung phong toàn mặt trận, tổng công kích vào sỏ' chỉ huy của quân Pháp, bắt sống tướng Đờ - cat - xtơ - ri. - Trong chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 và trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Sư đoàn 316 đã đánh 17 trận, tiêu diệt 3.300 tên địch, bắt sổng và gọi hàng 6.500 tên, thu và phá huỷ 3.200 súng các loại, bắn rơi và bắn cháy 11 máy bay, 3 xe tăng cùng nhiều phương tiện chiến tranh của địch. Các Trung đoàn 174, Trung đoàn 98 vinh dự được nhận cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 7 đồng chí.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> được tuyên dương Anh hùng LLVT, 6 đồng chí được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn quốc, Sư đoàn được tặng 1 Huân chương Quân công hạng Nhất, 4 Huân chưong Quân công hạng Ba. Câu 4: Những nét truyền thống tiêu biểu và bài học king nghiệm được rút ra qua 70 năm xây dựng, chiến đấu trưởng thành của LLVT Quân khu 2 là gì? Trả lời: a. Những nét truyền thống tiêu biểu Ngày 19/10/1946 theo quyết định của Trung ương; Chiến khu 10 được thành lập gồm các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Yên và huyện Mai Đà ( Hoà Bình). Ngày 08/9/1995 Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 794/QĐ-QP công nhận ngày 19/10/1946 là ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Quân khu 2. Nằm ở phía Tây bắc của Tổ quốc, Quân khu 2 là một địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế và quốc phòng- an ninh; Địa bàn Quân khu 2 ngày nay gồm 09 tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc. Bao gồm 75 huyện, 04 thị xã, 09 thành phố; 1.504 xã, phường, thị trấn; có diện tích rộng 64.598.17 km 2, có gần 7 triệu dân với 34 dân tộc anh em cùng chung sống, có đường biên giới giáp Trung Quốc và Lào dài 1.402 km. Sinh ra và lớn lên trong phong trào cách mạng của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, sự chăm lo giúp đỡ của tổ chức Đảng và Chính quyền địa phương, sự thương yêu đùm bọc của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. LLVT Quân khu đã khắc phục mọi khó khăn gian khổ vượt qua nhiều thử thách hy sinh, mưu trí sáng tạo lập nên nhiều chiến công to lớn; LLVT Quân khu ngày càng trưởng thành vững mạnh, đã viết nên truyền thống “Trung thành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng”; góp phần tô thắm truyền thống vẻ vang của QĐND Việt Nam anh hùng và truyền thống oanh liệt của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. 70 năm qua, trên chặng đường xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, trải qua các thời kỳ cách mạng, nhiều khó khăn, gian khổ, ác liệt, song dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế cũng như xây dựng phát triển kinh tế. LLVT Quân khu luôn thể hiện lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Chủ động, tự lực, tự cường, mưu trí sáng tạo, đoàn kết gắn bó, chiến đấu ngoan cường, tham gia nhiều chiến dịch trên các chiến trường, có nhiều trận đánh tiêu biểu từ Nam chí Bắc; từ chiến dịch Thu – Đông năm 1947 với chiến thắng Sông Lô, tới các chiến dịch Sông Đà (tháng.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1/1948), Nghĩa Lộ (tháng 3/1948), Yên Bình (tháng 10/1948), Sông Thao (tháng 6/1949), Lê Hồng Phong 1 và Lê Hồng Phong 2 (năm 1950), Trần Hưng Đạo (năm 1951), Lý Thường Kiệt (tháng 10/1951), chiến dịch giải phóng Tây Bắc (năm 1952), tới chiến dịch Điện Biên Phủ, chiến dịch giải phóng Tây Nguyên và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, LLVT Quân khu đã cùng với nhân dân và đơn vị bạn chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt địch, bảo vệ vững chắc biên giới thiêng liêng của Tổ quốc. Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, LLVT Quân khu thường xuyên nâng cao sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc, không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ vững trận địa tư tưởng của Đảng trong LLVT Quân khu; chủ động phòng chống có hiệu quả chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững sự ổn định chính trị trên địa bàn, thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Có được những chiến công và thành tích đó trước hết có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sự lãnh đạo thường xuyên trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Quân uỷ Trung ương BQP. Những chiến công đó, có đóng góp rất to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Tây Bắc, đã hết lòng cưu mang đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ cán bộ chiến sỹ LLVT Quân khu, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân, góp phần chiến thắng mọi kẻ thù, xây dựng quê hương Tây Bắc giàu đẹp. Những chiến công đó là sự kết tinh ý chí quyết chiến, quyết thắng, tự lực, anh dũng của LLVT ba thứ quân trong Quân khu; đã không ngừng rèn luyện phấn đấu xây dựng bản lĩnh chính trị, trình độ huấn luyện, SSCĐ và chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Truyền thống vẻ vang của LLVT Quân khu là những di sản tinh thần quý báu được xây dựng bằng công sức, xương máu của những anh hùng, liệt sỹ và các thế hệ cán bộ chiến sỹ trong LLVT Quân khu và sự đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Những truyền thống, chiến công đó đã và đang trở thành nguồn sức mạnh tinh thần cổ vũ động viên mọi cán bộ chiến sỹ trong LLVT Quân khu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Quân đội giao cho trong giai đoạn cách mạng mới..
<span class='text_page_counter'>(10)</span> b. Những bài học kinh nghiệm Một là: Đảng bộ Quân khu luôn quán triệt sâu sắc đường lói chiến tranh nhân dân, Quốc phòng toàn dân của Đảng, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Quân khu, đề ra chủ trương giải pháp đúng đắn phù hợp xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận Quốc phòng toàn dân ngày càng vững chắc, đủ sức làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch. Hai là: thường xuyên chăm lo củng cố, tăng cường đoàn kết các dân tộc, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, phát huy sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, hệ thống chính trị và LLVT trong cơ chế phối hợp hành động thống nhất, kết hợp chặt chẽ kháng chiến với kiến quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nám XHCN. Ba là: Luôn coi trọng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của LLVT Quân khu, nắm vững định hướng lấy xây dựng chính trị làm cơ sở, không ngừng tăng cường bản chất giai cấp công nhân, quyết tâm chiến đấu vì độc lập dân tộcvà CNXH bảo đảm cho LLVT Quân khu luôn là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành của Đảng, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân sẵn sàng nhận và hoàn thành suất sắc miọ nhiệm vụ được giao. Bốn là: Đặ biệt củng cố nâng cao chất lượng lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng trong LLVT Quân khu, bảo đảm sự lãnh đạo vững chắc và hiệu quả của Đảng trong mọi hoạt động của LLVT Quân khu trong moi tình huống. Năm là: Thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, nâng lực trí tuệ tiền phong gương mẫu về đạo đức phong cách lối sống năng lực chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng những phất triển mới của tình hình và nhiệm vụ. 70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ươngBộ quốc phòng; được nhân dân các dân tộc Tây Bắc tin yêu; đùm bọc phấn khởi tự hào truyền thống vẻ vang của mình, cán bộ chiến sỹ LLVT Quân khu nguyện giữ vững phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết nhất trí tiếp bước thế hệ cha anh, mãi mãi xứng đáng truyền thống “Trung tành, tự lực, đoàn kết, anh dũng, chiến thắng” và xứng đáng với phần thưởng cao quý mà Đảng nhà nước trao tặng. Quyết tâm vượt qua mọi khó khăn thử thách, kiên định vững vàng, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, xây dựng Quân khu ngày càng vững mạnh, xứng đáng là địa bàn chiến lược quân trọng cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh, vững bước đi lên xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Câu 5 – Những phần thưởng cao quý của LLVT Quân khu trong 70 năm qua A – Trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế 1. LLVT Quân khu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng – 01 Huân chương Sao vàng – Tặng thưởng năm 1985.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> – 01 Huân chương Hồ Chí Minh – Tặng thưởng năm 1979 – 02 Huân chương Quân Công (01 Huân chương Quân Công hạng Nhất – năm 1984, 01 Huân chương Quân Công hạng Nhì – năm 1983) – 02 Cờ thưởng luân lưu của Chính phủ (năm 1983, 1985) 2. Các tập thể và cá nhân trong LLVT Quân khu được tặng thưởng – 172 tập thể và 107 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT ND – 3.149 bà Mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh hùng” – 05 Huân chương Sao vàng – tặng năm 1985 cho quân và dân 5 tỉnh ( Sơn La, Lai Châu, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú) – 06 Huân chương Hồ Chí Minh: (Tặng cho Sư đoàn 316; các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hà Tuyên, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú) – 39 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Độc lập – 1.023 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Quân công – 8.543 tập thể và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Chiến công – 10.146 cá nhân được tặng thưởng Huân chương, Huy chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước – 06 Cờ thưởng của Chủ tịch nước – 35 Cờ thưởng của Thủ tướng Chính phủ – upload.123doc.net Cờ thưởng của Bộ Quốc phòng. B – Trong thời kỳ đổi mới 1. LLVT Quân khu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng – LLVT Quân khu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh lần thứ hai ( năm 2002). – Năm 2011 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng lần thứ 2 Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Đại tướng Phùng Quang Thanh gắn Huân chương Sao vàng lên Quân kỳ quyết thắng của Quân khu 2 – Năm 2015 được Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tặng thưởng Huân chương IT – XA – LA hạng nhất – 01 Cờ thưởng luân lưu của Chính phủ (năm 1986) 2. Các tập thể và cá nhân trong LLVT Quân khu được tặng thưởng – 04 đơn vị được Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới. – 01 đơn vị được tặng Huân chương Quân công hạng Nhất. – 02 đơn vị được tặng Huân chương Quân công hạng Nhì. – 01 đơn vị được tặng Huân chương Quân công hạng Ba. – 02 đơn vị được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. – 08 đơn vị được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì. – 09 đơn vị được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> – 02 đơn vị được tặng Huân chương Lao động hạng Ba. – 06 lượt đơn vị được tặng Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ. – 21 lượt đơn vị được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. – 36 lượt đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ Quốc phòng. – 66 lượt đơn vị được tặng Cờ thi đua của Bộ Tư lệnh Quân khu. – 586 lượt đơn vị được Bộ Tư lệnh Quân khu tặng “Đơn vị Quyết thắng”. – 10 cá nhân được Bộ Quốc phòng tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp toàn quân. – 3.780 cá nhân được các cấp tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. – 39. 278 cá nhân được các cấp tặng Bằng khen, Giấy khen, Chiến sỹ tiên tiến. Câu 6: Đảng bộ Quân khu 2 đã tiến hành mấy mấy lần Đại hội? Nghị quyết Đảng bộ Quân khu 2 lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015- 2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp gì để xây dựng LLVT Quân khu vững mạnh trong thời gian tới? Trả lời: * Từ năm 1978 đến nay Đảng bộ Quân khu 2 đã tiến hành 8 kỳ Đại Hội: - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ I: Họp từ ngày 31/12/1981 đến ngày 07/01/1982. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ II: Họp từ ngày 22 đến ngày 26/09/1986. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ III: Vòng 1, họp từ ngày 25 đến ngày 27/03/1991; Vòng 2, họp tháng 10 năm 1991. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ IV: Họp từ ngày25 đến ngày 27/03/1996. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ V: Họp từ ngày 06 đến ngày 08/11/2000. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VI: Họp từ ngày 23 đến ngày 25/11/2005. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VII: Họp từ ngày 18 đến ngày 20/08/2010. - Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ VIII: Họp từ ngày 24 đến ngày 26/08/2015. *Nghị Quyết đại hội Đảng Quân khu 2 lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2015-2020. +/ Phương hướng: - Phấn đấu từ 10-30% cấp huyện, 100% cấp tỉnh có sở chỉ huy cơ bản thời chiến;100% cán bộ , dảng viên trong hệ thống chính trị được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh;100% cấp tỉnh tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ... - Phấn đấu 100% cơ quan, đơn vị an toàn tuyệt đối về chính trị, 100% cán bộ huấn luyện được theo phân cấp, có 70% trở lên đạt khá, giỏi; Hàng năm, 100% các đối tượng được huấn luyện kết quả các nội dung 100% đạt yêu cầu, có 70% trở lên đạt khá, giỏi. Tỉ lệ vi phạm kỷ luật phải xử lí hàng năm dưới 0,3%. - Phấn đấu đến năm 2020 các trung, lữ đoàn và tương đương có điều kiện tăng gia, sản xuất tự túc 100% nhu cầu thịt, cá và rau xanh; Quân số khỏe đạt 98,8%.
<span class='text_page_counter'>(13)</span> trở lên; nâng cấp sân, đường nội bộ các cơ quan, đơn vị đạt 85%, hệ thống điện hạ thế đạt 96%. Hệ thống kho, trạm, xưởng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trên 85%. - Hàng năm, có từ 50% trở lên tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh, có trên 98% đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có 90% trở lên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đến năm 2020, cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học đạt trên 95%, bố trí sắp xếp từ 1-2 cán bộ người dân tộc thiểu số là chỉ huy các đơn vị biên giới, miền núi. Hàng năm, kiểm tra, giám sát 20-25% tố chức đảng, 25-30% đảng viên trong Đảng bộ. +/ Nhiệm vụ và giải pháp. Quán triệt sâu sắc đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng ; Nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu, tăng cường tác chiến phòng thủ, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới, giữ vững ổn định chính trị; Nâng cao chất lượng xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; Tăng cường tiềm lực quốc phòng trong khu vực phòng thủ; Đổi nới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, xây dựng bản lĩnh chính trị, ý trí quyết tâm cho cán bộ, chiến sỹ; Chấp hành quy định về tổ chức lực lượng, ưu tiên bảo đảm quân số cho đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, đơn vị làm nhiệm vụ ở địa bàn trọng điểm; Tiếp tục thực hiện có chất lượng, hiệu quả đột phá về " Nâng cao chất lượng huấn luyện" theo phương châm" cơ bản, thiết thực, vững chắc"; Thực hiện tốt chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo và dạy nghề; Phục vụ tốt cho nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu; Tiếp tục thực hiện khâu đột phá"Tạo chuyển biến vững chắc" về xây dựng nề nếp chính quy, chấp hành kỷ luật; Bảo đảm tốt công tác chuyên cần, giữ ổn định và cải thiện đời sống bộ đội; Tăng cường tiềm lực xây dựng khu vực phòng thủ; Bảo đảm đầy đủ, kịp thời vũ khí, trang bị kỹ thuật cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện và các nhiệm vụ khác; Triển khai và thực hiện nghiêm túc quy chế lãnh đạo công tác tài chính, nâng cao hiệu lực công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán giám sát việc sử dụng ngân sách, đảm bảo nguyên tắc, dân chủ, minh bạch, công khai và tiết kiệm; Triển khai toàn diện các mặt công tác cải cách hành chính quân sự, thanh tra, tư pháp, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ huy quản lí, điều hành thống nhất, chặt chẽ có hiệu quả; Coi trọng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hòa bình và ổn định giữa các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào; Tiếp tục đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ đáp ứng yêu cầu nhiện vụ trong tình hình mới. Câu 7: Bằng tình cảm sâu sắc của mình, đồng chí hãy trình bày cảm nghĩ của bản thân về truyền thống của LLVT Quân khu 2 (Bài viết không quá 2.500 từ) *Lưu ý: câu 7 tự làm không được giống nhau..
<span class='text_page_counter'>(14)</span>