Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Tài liệu Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm) pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.27 KB, 12 trang )

Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm)
Trên đường đi Ba Chúc, nhìn về núi Cấm
Thiên Cấm Sơn (Núi Cấm) còn được gọi là Núi Ông Cấm hay Thiên
Cẩm sơn (Cẩm với nghĩa núi đẹp như gấm, lụa); tên Khmer: Pnom ta piel
hay Pnom po piêl; là một ngọn núi tại địa phận xã An Hảo, huyện Tịnh
Biên, tỉnh An Giang, Việt Nam.
I. Tên, vị trí:
Thiên Cẩm Sơn có độ cao 705 m (1), chiếm chu vi 28.600m, là một ngọn
núi cao nhất trong Thất Sơn và cao nhất tỉnh. Núi nằm trên địa bàn xã An
Hảo, huyện Tịnh Biên, cách trung tâm TP Long Xuyên khoảng 90km theo
Quốc lộ 91 rẽ qua tỉnh lộ 948, và cách thị xã Châu Đốc không xa.
Đường lên núi Cấm.
Thiên Cấm Sơn (hay Cấm sơn) là tên gọi chính thức bằng văn tự đầu tiên
xuất hiện trong Đại Nam nhất thống chí được biên soạn vào cuối thế kỷ 19.
Sách này miêu tả: ...thế núi cao ngất, cây cối tươi tốt, là một trong Bảy Núi.
Vì núi cao nên ít người lên đến chót.
Còn trước đó, theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, ngọn núi
này được gọi là núi Đoài Tốn. Và tác giả cho biết núi cao 50 trượng, chu vi
20 dặm dư hình như cai đài cao, nghiễm nhiên ở về cung Thìn Tỵ nên gọi là
núi Đài Tốn...Núi cao đột ngột, sinh sản các loài trầm hương, tốc hương, súc
sa, cây sao, giáng hương, thông tre. Cây cối tốt tươi có đường cong queo
thông trong núi sâu, dấu người qua lại, gần nơi đồng ruộng, xa có bến nước,
kẻ cày cấy, người đánh cá chia từng loại ở nơi chân núi…
Có nhiều giả thuyết về cái tên núi Cấm :
Theo Nguyễn Văn Hầu trong Nửa tháng trong miền Thất Sơn (Nxb. Trẻ,
1996), thì giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là Đoàn Minh Huyên (tức Phật
Thầy Tây An) đã cấm các tín đồ của mình lên đó cất nhà lập am, bởi sợ sẽ ô
uế chốn núi thiêng.
Một giả thuyết khác là khi Nguyễn Phúc Ánh khi bị quân Tây Sơn truy nã,
có lúc phải vào núi này nương thân. Muốn tông tích được giấu kín, các cận
thần phao tin có ác thú, yêu quái, để cấm dân chúng vào núi.


Cũng có người cho rằng tướng cướp Đơn Hùng Tín (biệt danh của Lê Văn
Tín, quê Cao Lãnh) có lúc dùng nơi này làm sào huyệt. Sợ lộ, Tín cấm dân
lên núi. Bàn về chuyện này, Nguyễn Văn Hầu viết: Có người lại nói rằng sở
dĩ tên núi Cấm được đặt ra là vì vùng núi này cao nhất, cây cối mọc tràn lan
dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng
có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang
vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay “Lương Sơn Bạc” tụ tập để gây
rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ sự yên tịnh cho dân tình,
nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng này.
(Cái thuyết nói tướng cướp Đơn Hùng Tín - bị Sở Mật Thám Mỹ Tho hạ sát
năm 1926 - cấm dân gian bén mảng đến vùng núi này, nơi hùng cứ của y,
chắc là không đúng).
II. Năm Vồ:
Vồ (hoặc non), từ dùng chỉ một chỏm cao trên dãy núi.
Theo Nguyễn Văn Hầu, năm non trên núi Cấm bao gồm :
• Vồ Bồ Hong: cao 705 m, cao nhất. Tương truyền vồ có tên này,
vì trước đây có nhiều côn trùng gọi là bồ hong sinh sống. Ở trên
vồ cao này có tượng thờ Ngọc Hoàng, là nơi được nhiều người
đến tham quan và lễ bái.
• Vồ Đầu: đỉnh cao đầu tiên của Núi Cấm tính từ phía Bắc, cao
584 m.
• Vồ Bà: cao 579 m, có điện thờ Bà Chúa Xứ.
• Vồ Ông Bướm: (hay Ông Voi) cao 480 m tương truyền xưa kia
có hai người Khmer lưu lạc tên ông Bướm và ông Vôi đến cư
trú, nên mới có tên như thế.
• Vồ Thiên Tuế: cao 541 m, nơi đây trước kia là rừng cây thiên
tuế.
Thực tế, núi Cấm còn có nhiều vồ hơn nữa, như Vồ Chư Thần, Vồ Cây Quế,
Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng, Vồ Pháo Binh v.v... Nhưng người ta thường
chỉ nói năm non, bảy núi. Những con số bất dịch này, chắc do sự tác

động của những quan niệm thần bí, siêu nhiên trong dân gian...
III. Danh thắng:

Tượng Phật Di-lặc trên đỉnh núi Cấm
Núi Cấm nơi du lịch nổi tiếng của tỉnh An Giang: vì núi có dáng vẻ hùng vĩ,
khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp và cây cối luôn xanh tươi. Trên núi có:
Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di-Lặc, Cao Đài Tự...
Ngoài ra, dọc theo những lối mòn từ chân lên tới đỉnh núi có nhiều điểm
tham quan như: suối Thanh Long, suối Tiên, điện Cây Quế, điện Mười Ba,
điện Tam Thanh, điện Huỳnh Long, hang Ông Thẻ, hang Ông Hổ, hang Bác
Vật Lang, động Thủy Liêm.
Dưới chân núi Cấm, về phía Đông là khu du lịch Lâm Viên, với diện tích
khoảng 100 ha, có cảnh quan đẹp, có đường tráng bê tông khá rộng lên đến
đỉnh.
Bên cạnh các nguồn lợi từ du lịch, hành hương, cây trái... núi Cấm còn có
các nguồn lợi khác từ tài nguyên, như đá xây dựng, cát núi, đất sét cao-lanh
và nước khoáng thiên nhiên...
Bảo Tháp chùa Vạn Linh.
IV. Hai danh thắng tiêu biểu:
1. Chùa Phật Lớn:
Tượng Phật chùa Phật Lớn.
Chùa Phật Lớn là một ngôi cổ tự danh tiếng, hiện tọa lạc trên đỉnh Núi Cấm.
1.1. Lịch sử:
Chùa Phật Lớn được xây dựng năm 1912, trên một khoảng đất rộng bên
triền, gần đỉnh núi. Tên là chùa Phật Lớn vì trong chùa có thờ một tượng
phật cao 1,8m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ
khác cũng ở trên núi này. Và gọi vậy, còn để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở
hướng đông gần chân núi.
Sau khi ông Bảy Do (Cao Văn Long), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa,
bị thực dân Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914,

ông Trần Văn Lầu (Cựu hương quản làng An Khánh, tổng Hòa Quới, quận
An Hóa, tỉnh Mỹ Tho) đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đến
chùa Linh Sơn (Sài Gòn) nhờ Cò Mi Chấn
(
Phó hội trưởng Hội Nam Kỳ
Nghiên cứu Phật học) đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.
Tìm mọi cách mà nhà cầm quyền không chấp thuận, ông Chấn bảo ông Lầu
làm liều cất đại một am lá để che mưa nắng cho tượng Phật. Có người mật
báo với quan chủ tỉnh Châu Đốc, ông Lầu bị tra vấn, còn Cò Mi Chấn nhận
được công văn của viên chủ tỉnh này buộc phải tháo dỡ am. Nhưng Cò mi
Chấn trả lời qua thư rằng: Theo tục lệ An Nam, không thể để Phật ngồi giữa
trời dầm mưa, dãi nắng như thế... Chủ tỉnh lại gởi công văn lần nữa, lần này
Cò mi Chấn đáp: Cái am lỡ cất rồi, tôi là người đạo Phật, sợ phạm tội nên
không dám dỡ!... Nhờ sự đôi co ấy mà am không bị phá bỏ và tượng Phật
được bảo quản tốt cho đến nay.
Hiện nay (tháng 7 năm 2008), chùa Phật Lớn đang được tôn tạo lại trên nền
cũ có mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha gồm khu chánh điện, nhà chuông,
khu nhà nghỉ, hệ thống điện, nước... để phục vụ cho việc thờ cúng và cho
khách đến hành hương hay vãng cảnh...
1. 2. Tu sĩ Bảy Do:
Cảnh chùa Phật Lớn.
Bảy Do, tên thật Cao Văn Long (? - ?) khi khoác áo tu hành lấy hiệu Ngọc
Thanh, quê làng An Hội, tỉnh Bến Tre, cháu của lãnh tụ kháng Pháp Thủ
Khoa Huân (1830-1875). Sau khi cùng với chú là Thủ Khoa Huân khởi
nghĩa rồi nhận thất bại, ông tới lui hầu hết các tỉnh Nam Kỳ. Cuối cùng ông
đến núi Cấm, chọn nơi hoang vắng xây chùa, để rồi khoác áo tràng đen, đi
chân đất, đầu búi tóc, ngày hai buổi ngồi thiền, đến đêm lại luyện võ dưới

×