Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Xung reset lỗi thường gặp và cách xử lí docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.96 KB, 2 trang )

Xung reset – Lỗi thường gặp và cách xử lý
Sau khi kiểm tra các mức nguồn cấp trên main bo đều tốt, xung CLK cũng tốt thì chúng
ta sẽ quan tâm đến "xung Reset".
Vậy xung reset là gì ?
- Rất nhều bạn tắc mắc về điều này, comments hoặc post vào forum thậm chí gởi mail hỏi
lqv77 tôi vậy "xung reset" là gì?
- Để dễ hình dung tôi có 2 ví dụ:
1. Nói về nguyên cái máy tính trước nhé: Khi ta bấm nút power ON của máy tính,
trước tiên máy tính sẽ thực hiện quá trình POST (Power ON Salf Test) tạm dịch
"các phép kiểm tra cơ bản khi bật nguồn" 1 dạng điểm danh toàn bộ các thiết bị
khi gọi đến thiết bị nào thì thiết bị đó phải trả lời "có" nếu không thì nó sẽ gọi mãi
và mã tên của nó sẽ hiện hòai trên "card test" hay còn gọi là "post card". Nếu đã
"điểm danh" xong thì nó sẽ hiện mã FF trên card test và tiến hành load phần boot
trong ổ cứng để khởi động hệ điều hành. Hơi khó hiểu, thôi qua ví dụ 2.
2. Nói vu vơ cái nhé. Bạn vào lớp: lớp trưởng sẽ điểm danh trước giờ học. Lớp
trưởng gọi ai người đó trả lời "có" sau khi tất cả đều "có" thì lớp trưởng mới báo
với giáo viên là tất cả đều "đủ" <-- Cái "đủ" này chính là xung reset sau cùng phát
lên trên card test. Còn nếu lớp trưởng kêu tên thằng V mà thằng V không trả lời,
thế là thằng lớp trưởng cứ kêu V hòai <-- Cái này là dạng đèn "Reset" sáng hòai
và ta biết rằng Lớp chưa "đủ" và mạch reset không hoàn hảo hay còn gọi là mất
xung reset. Còn nếu thằng lớp trưởng nghĩ học thì rất dễ hiểu đèn reset sẽ không
sáng vì không có thằng điểm danh lấy ai trả lời, lấy ai báo cáo <-- Mất xung reset.
- Trở lại với mainboard: khi mạch reset "điểm danh" tất cả các thành phần trên main, nếu
có thành phần nào không trả lời thì đèn reset sẽ sáng hòai -> Mạch reset lỗi. Còn tất cả
đều đủ thì đèn reset sẽ sáng rồi tắt -> Mạch OK. Còn đèn không sáng thì 100% mạch
reset bị hỏng.
Cách kiểm tra "xung Reset":
Quan sát đèn Reset trên card test. Nếu đèn sáng rồi tắt là mạch reset tốt. Khi đó ta cần xác
định lại bằng cách nấn nút reset nếu đèn cũng sáng rồi tắt khi ta thả nút reset là mạch
reset hệ thống tốt. Còn đèn reset không sáng hoặc đèn reset sáng hòai thì cũng đều là
mạch reset bị lỗi.


Lỗi thường gặp:
Vậy lỗi của mạch reset này là "mất tín hiệu reset": cả hai trường hợp đèn reset không
sáng hoặc đèn reset sáng hòai đều là "mất tín hiệu reset".
Cách xử lý:
- Cần nhớ là chúng ta đã kiểm tra tất cả các mức nguồn cấp cho mainboard và xung clock
đã tốt rồi mới kiểm tra xung reset này.
- Sau đây là các nguyên nhân dẫn đến mất xung reset:
1. Jumper CLEAR CMOS không cắm vào Main <- Cái này là lãng nhách nhất
2. Mất nguồn 1,8V cấp cho Chipset
3. Mất nguồn 1,5V cấp cho Chipset
4. Hỏng mạch ổn áp cho RAM hoặc cho Card AGP
5. Hỏng mạch Clock Gen (chưa có xung Clock)
6. Chưa gắn CPU vào Mainboard - mạch VRM không hoạt động
7. Mạch VRM có sự cố (mất áp Vcore)
8. Lỗi chipset NAM.
- Rỏ ràng, nguyên nhân thứ nhất thật lãng nhách. Còn các nguyên nhân từ 2 đến 7 là
thuộc về các bước kiểm tra nguồn. Chỉ còn lại chipset NAM. Vì vậy nếu mất xung reset
thì kiểm tra Jumper Clear Cmos, kiểm kỹ lại các mức áp nguồn, còn lại là chipset NAM.
- Kinh nghiệm thực tế thì đa phần là do chipset NAM (vì mình đã phải kiểm nguồn từ
bớc trước, còn jumper clr cmos thì phải kiểm tra ngay từ đầu). CHo nên phải "Hấp" lại
chip, "đá" chip, "làm lại chân" hoặc thay chip khác.
Lê Quang Vinh
NV Kỹ thuật - DrM.vn

×