Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tài liệu PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN DIỆN TÍCH BỎNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.15 KB, 18 trang )

Câu 1: PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐỐN DIỆN TÍCH BỎNG
Ngơ Minh Thắng- LớpDY1B

I. Đại cương:
Bỏng là tình trạng tổn thương gây ra bởi sức nhiệt, hóa chất, bức xạ, điện năng. Thông
thường các tổn thương này chỉ ở mức da, nhưng cũng có gặp tổn thương bỏng sâu đến tận các
tổ chức dưới da như gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh,…
Việc chẩn đốn diện tích bỏng có ý nghĩa khá quan trọng, giúp tiên lượng và đinh hướng
điều trị kịp thời. Có nhiều cách chẩn đốn diện tích bỏng khác nhau, và được sử dụng phối hợp
một cách linh hoạt để có thể xác định một cách nhanh và chính xác nhất diện tích vùng bị tổn
thương.
Bình thường, diện tích da của cơ thể khoảng 14000 – 16000 cm2 đối với người trưởng
thành, với trẻ em thì diện tích da được xác định theo lứa tuổi như sau:
Trẻ sơ sinh: 2500cm2
Trẻ 1 tuổi: 3000cm2
Trẻ 2 tuổi: 4000cm2
Trẻ 3 tuổi: 5000cm2
Trẻ 4-6 tuổi: 6000cm2
Trẻ 7-8 tuổi: 8000cm2
Trẻ 9-15 tuổi: số tuổi + 000

II. Các cách xác định diện tích bỏng:
Diện tích tổn thương được tính và quy ra thành tỉ lệ phần trăm so với tổng diện tích da, được
phép sai sót 3 – 5 %. Có 3 phương pháp chính hay dùng để xác định diện tích bỏng:
1. Phương pháp Blokhin: Sử dụng chính bàn tay của bệnh nhân:
- Quy ước: 1 gan tay hoặc 1 mu tay của bệnh nhân (khi khép các ngón) tương đương 1%
- Tính diện tích các vùng tổn thương trên cơ sở so sánh với diện tích này
- Thường áp dụng cho các trường hợp bỏng nhỏ, rải rác.
2. Phương pháp Walace (Phương pháp con số 9):
Vùng


Tỉ lệ diện tích

Vùng

Tỉ lệ diện tích

- Đầu mặt cổ

9%

- 1 chi trên

9%

- Thân trước

18%

- 1 đùi

9%

- Thân sau

18%

9%

- Vùng sinh dục


1%

- 1 cẳng chân +
bàn chân


3. Phương pháp của Lê Thế Trung (Phương pháp 1:3:6:9):
- Các vùng có diện tích 1%:

- Các vùng có diện tích 6%:

+ 1 gan hoặc mu tay

+ Cẳng chân

+ cổ

+ Hai mông

+ gáy
+ sinh dục hoặc tầng sinh môn
- Các vùng có diện tích 3%:
+ Da đầu có tóc

- Các vùng có diện tích 9%:
+ 1 chi trên
+ 1 đùi
+ 1 đầu mặt cổ

+ Mặt


- Các vùng có diện tích 18%:

+ Cẳng tay

+ Thân trước

+ Cánh tay

+ Thân sau (gồm cả 2 mông)

+ Bàn chân

+ 1 chi dưới

Riêng đối với Trẻ em, do từng phần cơ thể phát triển không đều nhau, nên hay dùng phương
pháp Blokhin hoặc bảng tính sẵn như sau:
Vùng
Đầu mặt
Hai đùi
Hai cẳng chân

1 tuổi
17
(-4) 13
(-3) 10

5 tuổi
(-4) 13
(+3) 16

(+1) 11

10 tuổi
(-3) 10
(+2) 18
(+1) 12

15 tuổi
(-2) 8
(+1) 19
(+1) 13

III. Cách ghi chẩn đoán bỏng:
Bỏng

Tác nhân bỏng - Diện tích bỏng (Diện tích bỏng sâu)
Độ bỏng - Vị trí bỏng

Biến chứng, Thời gian

Ví dụ:
Bỏng

Ống xả xe máy – 80 cm2 (50 cm2)
Độ III, IV - Cẳng chân T

Bội nhiễm Ngày thứ 3


Câu 2: PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN ĐỘ SÂU CỦA BỎNG


THEO LÊ THẾ TRUNG
Ngơ Minh Thắng- LớpDY1B

I. Đại cương:
Bỏng là tình trạng tổn thương gây ra bởi sức nhiệt, hóa chất, bức xạ, điện năng. Thông
thường các tổn thương này chỉ ở mức da, nhưng cũng có gặp tổn thương bỏng sâu đến tận các
tổ chức dưới da như gân, cơ, xương, mạch máu, thần kinh,…
Tùy thuộc vào các tác nhân gây bỏng khác nhau, thời gian tác động lên vị trí tổn thương
khác nhau, mà mức độ sâu của tổn thương cũng là khác nhau. Việc xác định được độ sâu của
tổn thương bỏng là rất cần thiết trong định hướng điều trị và tiên lượng.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán độ sâu của tổn thương bỏng khác nhau, nhưng chung quy
lại, bao gồm hai mức độ chính là bỏng nơng và bỏng sâu. Từ 2 độ này, có nhiều cách phân chia
các mức độ nhỏ hơn. Trong đó:
- Bỏng nơng: Các tổn thương chỉ ở lớp biểu bì, hoặc tối đa đến lớp trung bì nơng, việc hồi
phục chủ yếu nhờ vào q trình biểu mơ hóa của các thành phần cịn lại của da (TB mầm, TB
biểu mơ ống tuyến,…), nên có thể tự liền.
- Bỏng sâu: Các tổn thương có thể đến hết lớp da và xuống tận các cơ quan dưới da, nên
thường khó tự liền được, và quá trình hồi phục giống như sự liền của 1 vết thương phần mềm.

II. Cấu tạo của da:
Da gồm có 3 lớp chính là Biểu bì (Epidermis), Trung bì (Dermis) và Hạ bì (Hypodermis):
- Biểu bì: là biểu mô lát tầng, bao gồm 4 – 5 lớp, với các lớp chính là lớp mầm, lớp hạt, lớp
gai, lớp sừng.
- Trung bì: gồm các tổ chức liên kết như nguyên bào sợi, TB sợi, các mạch máu và thần kinh
của da, các tuyến mồ hôi và tuyến bã, các sợi tạo keo, sợi chun,…, ngăn cách với biểu bì bởi
Màng đáy.
- Hạ bì: Gồm các mơ liên kết khá lỏng lẻo, chứa nhiều tổ chức mỡ, có mạng mạch máu và
thần kinh dưới da.


III. Chẩn đoán độ sâu của bỏng theo phương pháp của Lê Thế Trung:
Có nhiều cách phân loại độ sâu của bỏng, như phân thành 2 độ, 3 độ, 4 độ, 5 độ, 6 độ. Quan
điểm của Gs Lê Thế Trung phân chia độ sâu của bỏng thành 5 độ như sau:
1. Độ I:
- Tổn thương chỉ ở lớp nơng của biểu bì
- Biểu hiện: Da khơ, đỏ nề, rát, nóng (điển hình là bỏng nắng), ít khi thấy nốt phỏng nước
- Tự khỏi sau khoảng 4 – 5 ngày, bong tróc 1 lớp da mỏng, không để lại sẹo.
2. Độ II:
- Tổn thương ở lớp thượng bì, các TB mầm và TB đáy cịn ngun


- Có tình trạng xung huyết mao mạch và thốt huyết tương qua thành mạch trung bì, thấm
lên biểu bì gây bóc tách biểu bì thành các nốt phỏng.
- Biểu hiện: Đau rát, nốt phỏng vòm mỏng, dịch trong, đáy hồng, ướt, thấm dịch xuất tiết,
khơng chảy máu, có thể hình thành ngay sau khi bị bỏng hoặc sau đó hàng giờ.
- Giảm sau 3 – 5 ngày, có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần (8 – 13 ngày), không để lại sẹo.
3. Độ III:
- Bỏng lan đến phần trung bì, nhưng các phần phụ của da hầu như cịn ngun vẹn.
- Được chia thành độ IIIA (trung bì nơng) và IIIB (trung bì sâu):
Tính chất

Độ IIIA – Trung bì nơng

Độ IIIB – Trung bì sâu

Tổ chức học

Cịn ngun vẹn các ống lơng, tuyến Chỉ cịn phần sâu của các tuyến
mồ hơi,…
mồ hơi


Nốt phỏng

Vịm dầy, dịch đục, nền đỏ, có thể có Vịm dầy, dịch đục, nền trắng bệch
chảy máu.
hoặc xám, tím sẫm.

Cảm giác đau

Vẫn cịn

Giảm nhưng chưa mất

Hoại tử

Khơng có tổ chức hoại tử

Có tổ chức hoại tử nhưng chưa có
biểu hiện lưới mao mạch tắc.

Thời gian khỏi

Sau khoảng 3 tuần (15 – 30 ngày)

Sau khoảng 4 tuần (30 – 45 ngày)

- Khả năng tự liền tổn thương phụ thuộc vào khả năng tồn tại và phát triển của các đảo biểu
mô xuất phát từ những phần phụ cịn lại của da. Nếu các đảo biểu mơ bị hoại tử thứ phát thì
mất khả năng tự liền.
4. Độ IV:

- Tổn thương lan đến tận hạ bì, các tổ chức biểu mô của da đều bị tổn thương, nên thường
khơng có nốt phỏng mà thể hiện ngay là các tổ chức hoại tử và mất cảm giác đau.
- Các phần hoại tử tạo thành một khối đông đặc, nhăn nhúm, ranh giới rõ, mất kiến trúc và
hình thể, bên dưới là các mạch máu bị lấp quản, chứa đầy máu đơng.
- Có 2 loại hoại tử là hoại tử khơ và ướt:
Tính chất

Hoại tử khơ

Hoại tử ướt

Mầu sắc

Vàng đỏ hoặc đen

Trắng bệch

Tính chất

Hơi lõm hơn bề mặt da lành

Hơi nhô cao hơn bề mặt da lành

Dai, thường tạo thành 1 màng cứng

Bở, thường dễ cắt gọt, mềm.

- Sau 3 – 4 tuần, hoại tử rụng, để lại lớp nền là biểu mô hạt. Hoại tử ướt rụng nhanh hơn hoại
tử khơ.
- Q trình lành vết thương: Mọc mơ hạt, biểu mơ hố bị dần từ mép vào giữa.

5. Độ V:
- Tổn thương bỏng toàn bộ lớp da và lan xuống tận các cơ quan, tổ chức dưới da như cân,
cơ, gân, khớp, xương, thần kinh, các mạch máu dưới da, các tạng trong bụng, ngực,…


- Hay gặp trong bỏng điện, bỏng do tiếp xúc với kim loại nóng, bỏng Phospho, bỏng do tự
thiêu,…
- Biểu hiện:
+ Bỏng cơ: Cơ màu xám hoặc vàng như thịt thui, cắt ra khơng chảy máu, khơng co cơ, có
thể thấy hoại tử lõm sâu, mao mạch lấp quản, tình trạng hoại tử của cơ. Khi rụng hoại tử có thể
gây nhiễm độc toàn thân, chảy máu thứ phát.
+ Bỏng gân: gần tương tự như bỏng cơ, nhưng thời gian rụng hoại tử lâu hơn.
+ Bỏng khớp: có thể gây tổn thương viêm khớp, rò khớp, tiêu huỷ sụn khớp, dính khớp, đặc
biệt khi rụng hoại tử.
+ Bỏng xương: thường khó chẩn đốn, xương bị bỏng thường màu vàng hoặc xám đục,
không chảy máu, hay gặp là các xương nông sát da, hoại tử rụng muộn
+ Các biểu hiện tổn thương các cơ quan nội tạng tương ứng khi bị bỏng.
- Thường sau khi rụng hoại tử hay để lại các biến chứng khá nặng nề đối với các cơ quan, tổ
chức bị bỏng, và tình trạng chảy máu thứ phát, nhiễm khuẩn thứ phát.

IV. Một số thông tin liên quan:
- Việc chẩn đoán độ sâu của bỏng trên thực tế thường khó chính xác ngay từ đầu, mà phải
thường xun được bổ sung chẩn đốn trong q trình điều trị.
- Ở các tuyến có chuyên khoa bỏng có thể sử dụng các biện pháp hiện đại như dùng chất
màu, dùng chất huỳnh quang, dùng đồng vị phóng xạ, sinh thiết da, siêu âm, chụp CT,… để có
thể chẩn đốn mức độ sâu của bỏng một cách nhanh và sớm nhất.
- Xác định độ sâu của bỏng có vai trị quyết định đến việc lập kế hoạch điều trị và tiên lượng
kịp thời.
- Bỏng độ III sâu, IV và V thường khó hoặc khơng có khả năng tự liền da, nên cần được
phẫu thuật ghép da.



Câu 3: CƠ CHẾ BỆNH SINH CỦA SỐC BỎNG
Ngô Minh Thắng - Lớp Dy1B

I. Đại cương:
Shock bỏng là tình trạng suy giảm đột ngột các chức năng quan trọng của cơ thể do tổn
thương bỏng gây nên. Đây là trạng thái bệnh lý thường gặp ngay sau khi bị bỏng, hay còn gọi
là giai đoạn đầu tiên của bệnh bỏng.
Thường shock bỏng hay gặp ở những bệnh nhân có diện tích bỏng rộng và/hoặc có độ sâu
bỏng lớn. Bỏng càng rộng và/hoặc độ sâu càng lớn thì tỉ lệ bị shock càng cao, thường diện tích
bỏng có thể gây shock tối thiểu là 10%.

II. Một số biểu hiện của shock bỏng:
Shock bỏng có hai dạng là shock cương và shock nhược. Trong đó:
- Shock cương: là biểu hiện trạng thái bù đắp quá mức, thường gặp ở những giờ đầu sau
bỏng, hoặc trên những bệnh nhân bỏng nhẹ hoặc vừa. Bệnh nhân có biểu hiện vật vã, kích
thích, la hét, M và HA tăng nhẹ, và có hiện tượng trung tâm hố tuần hồn.
- Shock nhược: thường xuất hiện muộn sau shock cương, tương ứng với tình trạng giảm khối
lượng tuần hồn, nhưng cũng có thể xuất hiện ngay ở những bệnh nhân bỏng nặng và sâu. Bệnh
nhân có biểu hiện vật vã kích thích hoặc li bì, HA giảm, Mạch nhanh nhỏ, rối loạn thần kinh
thực vật, thiểu niệu hoặc vơ niệu; nếu nặng nữa bệnh nhân có thể hôn mê.
Shock bỏng thường kéo dài từ vài giờ đến 2 – 3 ngày đầu, với nhiều mức độ khác nhau,
thường gây ra các biến chứng như thủng ổ loét đường tiêu hoá, tràn máu phế nang, hội chứng
DIC, suy thận cấp,…

III. Cơ chế của shock bỏng:
Shock bỏng sảy ra do 2 cơ chế sau:
1. Đau đớn quá mức (shock do đau):
Do tổn thương rộng làm kích thích các đầu mút nhiều dây thần kinh, từ đó gây hưng phấn

rồi ức chế hệ thần kinh trung ương, dẫn đến rối loạn hoạt động toàn bộ các cơ quan và hệ
thống, dẫn đến shock
2. Rối loạn tuần hồn:
Có nhiều biểu hiện của RL tuần hoàn như giảm KLTH, rối loạn vi tuần hoàn, tan vỡ hồng
cầu,… nhưng tất cả đều dẫn đến một hậu quả chung là thiếu oxy tổ chức, từ đó gây rối loạn
hoạt động các cơ quan.
2.1. Cơ chế gây giảm KLTH:
- Tổn thương mao mạch, tăng tính thấm thành mạch tại vị trí tổn thương => thốt huyết
tương ra khoảng gian bào => phù, nốt phỏng ở vùng tổn thương => làm giảm KLTH chung của
cơ thể


- Mất dịch qua vết bỏng: Do da bị tổn thương => không giữ được nước => mất nước do bốc
hơi qua vị trí tổn thương => giảm KLTH chung. Ngồi ra, khi bị bỏng cịn có thể gây phản ứng
tồn thân: sốt, thở nhanh, cũng làm tăng tình trạng mất nước
- Lượng nước mất có thể đến 30 – 40%.
2.2. Cơ chế gây rối loạn vi tuần hoàn: Tổn thương bỏng làm kích thích các tận cùng thần
kinh, kèm theo là hiện tượng giảm khối lượng tuần hoàn => gây rối loạn vi tuần hoàn tại chỗ và
toàn thân, có thể gây ra hội chứng DIC => tắc nghẽn mạch.
2.3. Cơ thế gây tan hồng cầu: Do sức nhiệt trực tiếp, đặc biệt khi bỏng sâu và diện tích lớn
Tất cả các cơ chế này đều làm rối loạn hoạt động của các cơ quan, mà quan trọng là hệ tuần
hồn và hệ hơ hấp, gây nên tình trạng shock.

IV. Phân biệt với shock chấn thương:
1. Giống nhau: đều là shock do giảm KLTH
2. Khác nhau:
Tiêu chí

Shock Bỏng


Shock Chấn thương

Thời gian tác động của tác nhân gây shock

Dài

Ngắn

Tình trạng giảm KLTH

Từ từ, kéo dài, mất Nhanh, ồ ạt, mất máu
huyết tương là chính tồn phần

Thiếu máu

Khơng phải do mất Do mất máu
máu mà do tan huyết

Điều trị nguyên nhân

Không phải
phẫu thuật

Tình trạng tiêu huyết

Có, rõ ràng, dễ thấy

Thường khơng có

Thời gian kéo dài


Vài giờ - Vài ngày

Thường vài giờ.

bằng Bằng phẫu thuật


Câu 4: Nêu Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của Shock bỏng?
I. Đại cương:
Shock bỏng là tình trạng suy giảm đột ngột các chức năng quan trọng của cơ thể do tổn
thương bỏng gây nên. Đây là trạng thái bệnh lý thường gặp ngay sau khi bị bỏng, hay còn gọi
là giai đoạn đầu tiên của bệnh bỏng.
Thường shock bỏng hay gặp ở những bệnh nhân có diện tích bỏng rộng và/hoặc có độ sâu
bỏng lớn. Bỏng càng rộng và/hoặc độ sâu càng lớn thì tỉ lệ bị shock càng cao, thường diện tích
bỏng có thể gây shock tối thiểu là 10%.

II. Triệu chứng lâm sàng:
Shock bỏng trải qua hai thời kỳ chính là Shock cương và Shock nhược:
1. Giai đoạn Shock cương:
Đây là tình trạng bù đắp quá mức của cơ thể, thường gặp ở bệnh nhân đến sớm, trong những
giờ đầu của bỏng. Có 3 biểu hiện chính là rối loạn ý thức, tuần hồn và hơ hấp:
- Ý thức: Kích thích, vật vã
- Tuần hồn: HA tăng, PVC tăng, Mạch nhanh (chủ yếu do tăng tiết cathecolamin)
- Hô hấp: thở nhanh, sâu.
* Diễn biến:
- Được điều trị kịp thời, diện tích bỏng khơng rộng
- Bỏng nặng, diện tích rộng, sâu

có thể phục hồi


chuyển sang shock nhược.

* Trong giai đoạn này, triệu chứng quan trọng nhất là rối loạn ý thức và tuần hoàn.
2. Giai đoạn shock nhược:
Thường xuất hiện muộn, sau bỏng vài giờ, có biểu hiện rối loạn của một loạt các cơ quan
trong cơ thể:
- Tâm thần kinh: có thể kích thích hoặc ức chế ngay từ đầu
+ Vật vã, lo lắng, hốt hoảng, la hét, kêu lạnh, rét run, khát nước
+ Thờ ơ với ngoại cảnh, li bì, giảm cảm giác đau, nếu nặng có thể hơn mê
+ Vã mồ hơi, tay chân lạnh,…
- Tuần hồn:
+ Mạch nhanh, nhỏ, có khi khơng bắt được
+ Huyết áp tụt, có khi khơng đo được

có thể rối loạn nhịp tim.

da xanh, niêm mạc nhợt.

+ PVC giảm (do KLTH giảm)
- Hô hấp: Nếu shock nặng sẽ rối loạn hô hấp: thở nhanh nông, loạn nhịp thở,…
- Tiết niệu:
+ Thiểu niệu (<500ml/24h = 30ml/h) hoặc vô niệu (<30ml/24h = 10ml/h)


+ Màu sắc: vàng trong, đỏ, nâu sẫm (đái ra Hb), mùi khét, mùi sừng cháy
- Tiêu hố:
+ Nơn, buồn nơn, chướng bụng, rối loạn nhu động đường tiêu hố
+ Loét cấp đường tiêu hoá, xuất huyết tiêu hoá.
- Thân nhiệt: thường giảm, một số trường hợp sốt cao.

* Trong đó quan trọng nhất là các triệu chứng về ý thức, huyết động, rối loạn thần kinh thực
vật, và thiểu niệu, vơ niệu.

III. Cận lâm sàng: thể hiện tình trạng máu cô, rối loạn nước điện giải, rối loạn cân bằng
acid base:
1. Máu:
- Máu cô: HC tăng, Hematocrit tăng, Hb tăng, BC tăng (do mất huyết tương và tăng huy
động HC)
- Tan máu: Xuất hiện HC nhỏ, Hb tự do tăng
- Rối loạn điện giải: đặc trưng nhất là giảm Na+ kéo theo giảm Cl-, và tăng K+
K+/Na+ ≥ 1,5 (bình thường 0,5)

hệ số

- Rối loạn cân bằng acid base: chủ yếu là tình trạng nhiễm toan chuyển hố:
Tăng hơ hấp (tăng thải CO2); PCO2 máu giảm; pH máu giảm; HCO3- giảm
- Rối loạn đơng máu: thường có biểu hiện tăng đơng, có thể gặp hội chứng DIC
- SH: Glucose máu tăng, Protein máu giảm, Ure máu tăng, Creatinin máu tăng, Nitơ máu
tăng.
2. Nước tiểu:
- Protein niệu (+)
- Có HC, BC, trụ niệu, Hb niệu, Urobilin niệu
- Tỉ trọng nước tiểu tăng.


Câu 5: Các bước sơ cứu nạn nhân bỏng nhiệt (lửa, nước sơi) ngay sau khi bị bỏng
(tồn thân, tại chỗ) và cấp cứu nạn nhân bỏng tại tuyến cơ sở.
Bỏng nhiệt rất hay gặp trong sinh hoạt hàng ngày. Nếu được sơ, cấp cứu tốt có thể làm nhẹ
mức độ tổn thương, giảm tai biến. Vì thế cơng tác sơ, cấp cứu nạn nhân bỏng tại tuyến cơ sở là
hết sức quan trọng.


I. Các bước sơ cứu nạn nhân ngay sau khi bị bỏng:
1. Yêu cầu:
+ Tiến hành càng nhanh, càng sớm càng tốt.
+ Không được làm nặng thêm tổn thương.
2. Các bước tiến hành:
- Nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bỏng theo nguyên tắc: cách ly nạn nhân với nguồn nhiệt.
- Nhanh chóng làm mát vùng bị tổn thương ( thường dùng nước mát). Thao tác này phải tiến
hành ngay sau khi bị bỏng, càng sớm càng tốt, sau 30’ mới làm thì khơng hiệu quả.
+ Ngâm hoặc rửa liên tục vùng tổn thương bằng nước trong 20 – 30p.
+ Nhiệt độ yêu cầu của nước: 16 – 20 độ, không sử dụng nước lạnh (nước đá).
* Tác dụng của nước mát:
• Hạ nhiệt

giảm độ sâu tổn thương

• Giảm sự tăng tính thấm thành mạch
bỏng và phù nề do bỏng.

giảm mức độ nặng chung của bỏng.
giảm sự thốt huyết tương

dự phịng shock

• Giảm đau.
Chú ý: Chỉ sử dụng nước làm mát tổn thương bỏng. Tuyệt đối không sử dụng các chất khác
như: Mắm, mẻ, lá cây… bôi, đắp lên vết thương.
- Che phủ tạm thời, chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.
Ví dụ: Sơ cứu nạn nhân bị bỏng do cháy nhà.
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị nạn. Cởi bỏ quần áo đang cháy.

Ngâm rửa vùng tổn thương bằng nước mát. Nếu tổn thương vùng đầu mặt, có thể dùng khăn
thấm nước mát để chườm.
Dùng khăn, vải mềm quấn hoặc che phủ tổn thương chuyển ngay tới cơ sở y tế gần nhất.

II. Các bước cấp cứu nạn nhân bỏng tại tuyến y tế cơ sở:
1. Yêu cầu và mục đích:
+ Cần xử trí càng sớm càng tốt
+ Khơng được gây sang chấn hoặc tổn thương thêm cho người bệnh
+ Không được gây nhiễm khuẩn vùng tổn thương.
+ Mục đích: kiểm sốt, chẩn đoán tổn thương và đưa thuốc vào điều trị.


2.Các bước tiến hành:
- Giảm đau tốt cho bệnh nhân: đường uống hoặc đường tiêm, có thể dùng nhóm NSAIDs
nếu bỏng nhẹ, hoặc dẫn chất morphin nếu bỏng nặng, bệnh nhân đau đớn nhiều.
- Xử lý vết thương:
+ Cởi bỏ quần áo, tư trang ở vùng bị tổn thương
+ Rửa vết thương bỏng theo nguyên tắc ưu tiên:
* Thứ tự GP: Đầu mặt cổ - 2 tay – Thân trước – Thân sau – 2 chân – bàn chân - Tầng sinh
môn
* Vết thương vùng sạch trước - bẩn sau
* Đối với 1 vết thương: Cao trước - thấp sau; trung tâm trước – ngồi rìa sau
* Rửa bằng nước muối trước, betadine sau, nếu có dị vật cần lấy bỏ và rửa bằng xà phịng
trước tiên.
* Thấm khơ sau khi đã vệ sinh sạch vết thương.
+ Cắt vòm nốt phỏng để tháo dịch.
- Chẩn đoán và vẽ vùng tổn thương: Cần xác định cả về diện tích và độ sâu của tổn thương.
- Cho thuốc điều trị căn cứ theo tình trạng, diện tích, vị trí và độ sâu của vết bỏng.
- Băng bó vết bỏng: có thể băng kín hoặc băng bán hở
- Lên kế hoạch theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến.



Câu 6: Cơ chế tổn thương. đặc điểm tổn thương bỏng do dòng điện. Nêu cách cấp
cứu bệnh nhân bỏng điện ngay sau khi bị tai nạn.
Bỏng điện có mức độ tổn thương khá nặng nề và phức tạp, tuỳ thuộc vào cường độ, loại
dịng điện, vị trí tiếp xúc, và thời gian dòng điện truyền qua cơ thể. Bỏng điện thường có các
biến chứng tại chỗ và khi khỏi thường để lại các di chứng gây tàn phế

I. Cơ chế tổn thương:
Dòng điện khi đi qua cơ thể sẽ gây tổn thương tại chỗ và toàn thân theo 2 cơ chế chính:
- Bỏng do tia lửa điện: Là bỏng hồ quang điện với nhiệt độ rất cao (3200 – 4800oC), thời
gian tồn tại ngắn (0,2 – 1,5s), khơng có dịng điện chạy qua, nên thường gây bỏng nơng ở các
vị trí hở tiếp xúc với tia lửa điện. Có thể gây bỏng sâu nếu cháy quần áo, hoặc cường độ dòng
điện lên đến trên 1000A.
- Tổn thương do dòng điện chạy qua cơ thể:
+ Tổn thương do chuyển hoá nhiệt theo định luật Jun Lenxơ
bỏng sâu, tổn thương phức tạp.
+ Tổn thương do hiệu ứng đục lỗ ở màng tế bào
thương tế bào hoại tử mô.

gây bỏng từ trong ra

rối loạn hoạt động của màng

gây

gây tổn

II. Đặc điểm lâm sàng:
1. Tồn thân:

Cường độ dịng điện càng lớn
kích thích càng mạnh hệ thần kinh trung ương, các trung
khu tuần hoàn và hô hấp, hệ thần kinh thực vật
rối loạn cấp các chức phận sống của cơ thể
với các mức độ khác nhau:
- Nhẹ: co cứng cơ, tri giác còn nguyên vẹn
- Vừa: co cứng mạnh các cơ, nếu ở trên cao, người bị nạn có thể bị giật bắn người ra, rơi
xuống và mất tri giác.
- Nặng: mất tri giác, rối loạn hoạt động tim (rung thất), rối loạn hô hấp (ngừng hơ hấp).
- Rất nặng: chết lâm sàng. Dịng điện hạ thế thường gây tử vong do rung thất ngừng tim.
Dòng điện cao thế gây tử vong do ngừng hô hấp.
* Nếu được cứu chữa kịp thời, tổn thương tồn thân khơng q nặng, bệnh nhân sẽ thốt
khỏi tình trạng trên, và bước vào các thời kỳ của bệnh bỏng với các đặc điểm sau đây:
- Sốc bỏng: thường có suy thận cấp, nước tiểu có hemoglobin và myoglobin.
- Nhiễm độc nhiễm khuẩn nặng. Thiếu máu do chảy máu thứ phát. Lt cấp đường tiêu hố.
Suy mịn bỏng phát triển nhanh.
- Rối loạn cảm giác, vận động, bệnh lý tâm thần sau khi khỏi bỏng.
2. Tại chỗ:
- Bỏng thường sâu, tổn thương thể hiện điểm vào và ra của dòng điện.


- Vị trí thường gặp là bàn tay, bàn chân. ở trẻ em có thể bỏng miệng, mơi, lưỡi do ngậm vào
cực điện.
- Mức độ sâu, rộng của tổn thương phụ thuộc vào điện trở vị trí tổn thương, cường độ dòng
điện và thời gian tác dụng.
- Đặc điểm tổn thương: các đám da hoại tử hình trịn hoặc bầu dục, màu vàng đục hoặc xám
đen, than hoá, giới hạn khơng rõ, khó chẩn đốn chính xác độ sâu trong những ngày đầu.
- Thường xuất hiện hoại tử thứ phát do tắc nghẽn các mạch máu, do các cục huyết khối hình
thành trong lịng các mạch, do tổn thương thành mạch.


III. Cách cấp cứu nạn nhân bỏng điện ngay sau khi bị tai nạn:
Cần làm theo các bước sau:
- Tìm mọi cách ngắt dòng điện khỏi người nạn nhân: ngắt cầu dao, cầu chì, gỡ bỏ dây điện.
Người cấp cứu cần lưu ý tránh bị giật.
- Nếu nạn nhân ngừng tim, ngừng hô hấp: hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, càng
sớm càng tốt. Nếu làm muộn q 5p có thể gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.
- Khi bệnh nhân đã tự thở, tim đã đập bình thường trở lại mới xử trí vết thương bỏng.
- Băng bó vết thương, băng cầm máu nếu chảy máu, giảm đau, bất động vùng tổn thương,
nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Trong q trình vận chuyển cần lưu ý tồn trạng của bệnh nhân và số lượng, màu sắc nước
tiểu của bệnh nhân.


Câu 7: CƠ CHẾ TỔN THƯƠNG, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỎNG ACID

CÁCH CẤP CỨU BỆNH NHÂN BỎNG ACID NGAY SAU KHI BỎNG:
I. Đại cương:
Bỏng do acid là loại bỏng hoá chất khá thường gặp, mức độ gây tổn thương thường khá nặng
nề, tuỳ thuộc vào loại, nồng độ, thời gian và diện tích tiếp xúc với acid.

II. Cơ chế tổn thương:
Khi acid tiếp xúc với bề mặt da, sẽ làm ngưng kết các Protein của mô, kết hợp tạo Proteinacid, và hút nước của TB, từ đó làm tổn thương, phá huỷ các thành phần của da.
Nồng độ acid càng đậm đặc, thời gian tiếp xúc càng kéo dài, diện tích tiếp xúc càng lớn, thì
hiện tượng ngưng kết và phá huỷ này càng nhanh và mạnh, tổn thương càng lan sâu xuống, đặc
biệt là các loại acid có tính ơxy hố mạnh.
Ngồi việc gây tổn thương tại chỗ, một số loại acid cịn có thể ngấm qua da vào máu và gây
độc cho cơ thể như acid formic (formon), acid benzoic,…

III. Đặc điểm lâm sàng:
- Đau kiểu nóng rát ngay trên bề mặt da. Thường trạng thái đau xuất hiện muộn hơn so với

tổn thương, và tuỳ thuộc nồng độ acid (nếu là acid lỗng thì thời gian đau kéo dài vài ngày).
- Tổn thương bỏng do acid xuất hiện với các vết màu khác nhau tuỳ từng loại acid:
+ H2SO4: Màu xám rồi chuyển thành màu nâu
+ HNO3: Màu vàng rồi chuyển thành vàng xám
+ HCl: Màu đỏ nâu
+ Acid Tricloacetic: Màu trắng
+ HF: Màu đỏ
+ Acid Phenic: Màu xanh xẫm hoặc vàng đỏ.
- Tổn thương bỏng acid thường có hình giọt nước chảy hoặc vết mực rơi, thường biểu hiện
là một đám hoại tử khô. Ngày đầu tiên thường khơng có viền đỏ bao quanh, cịn từ ngày thứ 2
trở đi bắt đầu xuất hiện viêm tấy xung quanh vị trí tổn thương, tạo nên một quầng đỏ.
- Bỏng nông do acid: đến ngày thứ 4 – 10, lớp hoại tử của thượng bì bong ra, để lộ một nền
biểu mô non hoặc các đảo biểu mô. Quá trình liền da kéo dài khoảng xxx ngày nếu vị trí tổn
thương được chăm sóc tốt. Da non hoặc sẹo bỏng thì màu hồng thẫm hơn bình thường. Bỏng
đến lớp trung bì thường để lại sẹo lồi.
- Bỏng sâu do acid: Có từng đám hoại tử khơ lõm xuống so với vùng da lành xung quanh,
mất cảm giác hoàn toàn, phù nề phát triển mạnh và kéo dài ở vùng tổ chức lành xung quanh.
Hoại tử bỏng rụng khoảng ngày thứ 18 – 30, mơ hạt được hình thành, sự liền da lan dần từ mép
vết thương vào.
- Một số acid gây độc cho cơ thể: HF, H2SO4, acid phenic, acid formic

IV. Cấp cứu bỏng acid ngay sau khi bị:


Cần sớm loại bỏ acid ra khỏi cơ thể, có thể áp dụng một số cách sau:
- Dùng nhiều nước lạnh dội lên vùng tổn thương bỏng, hoặc ngâm vùng bị bỏng vào trong
nước để hồ lỗng acid, tối thiểu 15 – 30phút. Nếu bị bỏng do acid Hydroflohydric thì cần
ngâm nước lạnh với thời gian dài hơn, sau đó dùng thuốc trung hồ.
- Nếu acid dính trên giày dép, quần áo, đồ dùng cá nhân thì cần nhanh chóng cởi bỏ quần áo,
giày dép và đồ dùng cá nhân.

- Trung hoà acid bằng dung dịch NaHCO3 10 – 20%, nước xà phịng, nước vơi nhì 5%, có
thể dùng bột phấn viết, kem đánh răng, bột Mg(OH)2 rắc hoặc xoa lên tổn thương bỏng.
- Với một số loại acid cụ thể, sau khi trung hoà bằng dung dịch kiềm cần đắp thêm một số
thuốc khác như sau:
+ HF: dùng bột Mg(OH)2 rắc vào vết bỏng, và tiêm Canxi Gluconat vào dưới vết bỏng.
+ H2CO3: dùng dầu thảo mộc, Glycerin, rượu cồn bôi vào vết bỏng
+ Acid Phenic, Phenol: dùng gạc tẩm dầu thảo mộc đắp vào vết bỏng và băng lại.
* Trong trường hợp uống acid, cần súc miệng NaHCO3 5% và sau đó uống lịng trắng trứng
gà, số lượng tuỳ theo lượng acid uống vào, khơng uống NaHCO3 vì gây chướng khí, làm giãn
dạ dày cấp, và có thể gây thủng dạ dày.
- Không đặt thông dạ dày rửa vì có thể làm thủng dạ dày hoặc làm trào ngược acid vào
đường thở gây bỏng đường thở.


Câu 8: CƠ CHẾ TỔN THƯƠNG, ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CÁCH CẤP
CỨU BỆNH NHÂN BỎNG VƠI TƠI NĨNG NGAY SAU KHI BỎNG:

I. Đại cương:
Bỏng do vơi tơi nóng là loại bỏng vừa do hoá chất, vừa do sức nhiệt, khá thường gặp hiện
nay. Việc cấp cứu bỏng do vôi tôi nóng cũng cần hết sức khẩn trương.

II. Cơ chế tổn thương:
Vơi tơi nóng vừa tham gia sinh nhiệt lượng (khoảng 150 độ C), vừa tham gia tạo thành Base,
nên bỏng do vơi tơi nóng do 2 cơ chế gây ra:
- Bỏng base:
+ Làm tan rã Protein các mô và kết hợp với các Protein đã bị loãng ra thành các protein
kiềm.
+ Tạo ra q trình xà phịng hố với các chất béo của các tế bào trong cơ thể, từ đó gây hoại
tử mơ và tế bào.
- Bỏng do nhiệt

+ Sức nóng lên đến 150 độ C làm tổn thương tế bào, gây đơng vón các chất trong tế bào nên
cũng gây phá huỷ mô và tổ chức.
- Việc kết hợp 2 cơ chế gây bỏng này làm tổn thương có thể lan đến tận lớp hạ bì hoặc sâu
hơn nữa, từ đó làm hoại tử da, mạch máu ở trung bì và lớp hạ bì hoại tử đơng

III. Đặc điểm lâm sàng:
- Có nốt phồng trên nền da xung huyết, phù nề
- Hoại tử ướt màu xám hoặc trắng bợt
- Các vùng bỏng nông và bỏng sâu xen kẽ nhau
- Đau nhức kéo dài, và thường có biến chứng nhiễm khuẩn, đặc biệt là viêm mủ do trực
khuẩn mủ xanh.
- Nhiễm độc thường xuất hiện sớm và kéo dài => rối loạn tâm thần, mê sảng, kích thích, vật
vã, hoang tưởng,…

IV. Cấp cứu bỏng vôi ngay sau khi bị:
- Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi bị bỏng, rửa hoặc ngâm vùng tổn thương vào nước
sạch, mát để làm loãng nồng độ badơ và hạ nhiệt.
- Loại bỏ các đồ dùng cá nhân có dính vơi tơi.
- Sau khi dùng nước để loại bỏ bớt base và nhiệt, cần sử dụng dung dịch acid boric 3% hoặc
dung dụch amoniclorua 10% rửa vị trí tổn thương để trung hồ và làm sạch các vết vơi cịn sót
lại, sau đó băng gạc tẩm acid boric 3%.
- Điều trị toàn thân: Dự phòng shock do nhiễm độc và nhiễm khuẩn bằng lợi niệu, KS liều
cao, truyền máu và dịch thể,…


Câu 9: Thành phần, chỉ định, chống chỉ định, cách sử dụng của thuốc tạo màng B76
và thuốc mỡ Maduxin.
Thuốc tạo màng B76 và thuốc mỡ Maduxin đều được chiết xuất từ thiên nhiên, có tác dụng
tốt, ít tác dụng phụ được ứng dụng nhiều trong điều trị bỏng.
Thuốc tạo màng B76

Thành phần

Thuốc mỡ Maduxin

- Chế từ vỏ cây xoan trà, với thành - Đây là cao làm từ lá sến, dầu hạt
phần chính bao gồm: Tanin 32,1%; sến và vaselin
gôm nhựa:14%; Flavon: 5,4%; dầu
béo: 1,37%; quinon: 0,5%.
- Dạng thuốc: thuốc bột khô, màu nâu
- Dạng thuốc: Dạng mỡ
mịn, tan nhanh trong nước nóng

Tác dụng

- Tạo thành màng kín, che phủ và bảo - Diệt các loại vi khuẩn
vệ vết bỏng
- Kích thích biểu mơ hóa ở bỏng
nơng và tổ chức hạt ở bỏng sâu.
- Có tác dụng tốt với bỏng vôi

Chỉ định
Chống
định

Vết bỏng mới, nông, sạch, chưa Bỏng nông, bỏng sâu, bỏng vơi,
nhiễm khuẩn
vết bỏng ở vùng tì đè.
chỉ - Bỏng sâu.

- Sau mổ ghép da


- Vết bỏng đã nhiễm khuẩn
- Vết bỏng ở vùng đầu mặt cổ, tầng
sinh mơn, khớp vận động, bàn ngón
tay, bàn ngón chân.
- Bỏng do vơi tơi nóng
- Bơi kín chu vi chi thể

Cách
dụng

sử - Rắc lên vết bỏng sau khi đã vệ sinh Tẩm vào gạc, đắp lên vết bỏng đã
vết thương, cắt bỏ vòm nốt phỏng.
được vệ sinh sạch.
- Để đến khi tự bong màng.

- Thay băng hàng ngày 1 – 2 lần


Câu 10: Chỉ đinh, kỹ thuật của phẫu thuật ghép da tự thân mảnh tự do: ghép da tem
thư, ghép da mảnh lớn, ghép da mắt lưới.
Ghép da tự thân là phương pháp sử dụng chính da của bệnh nhân để che phủ vùng tổn
thương khơng có khả năng liền kín vết thương. Mảnh da ghép sẽ sống vĩnh viễn trên nền ghép.
Mảnh da ghép tự do là mảnh da tách hồn tồn khỏi nơi lấy da, được ni tại vị trí ghép chủ
yếu do thẩm thấu từ nền lên. Có nhiều loại mảnh da ghép tự do khác nhau, như mảnh cực nhỏ,
mảnh tem thư, mảnh mắt lưới, mảnh lớn,… với các độ dày khác nhau, từ 0,1 – 10 mm

I. Kỹ thuật lấy da: dù ghép da theo phương pháp nào thì kỹ thuật lấy da cũng cần làm như
sau:
1. Dụng cụ: cần có các loại dao sau: Dao cạo, dao mổ thường, Dao Lagro, Dao chạy điện.

2. Kỹ thuật lấy da:
- Cạo lông, sát khuẩn, gây tê vùng định lấy da
- Lấy da bằng dao chạy điện hoặc dao Lagro
- Đặt gạc vaselin lên vùng vừa lấy da, đắp gạc khơ bên ngồi, bỏ gạc khơ sau 24 – 48h, gạc
Vaselin sẽ tự bong.

II. Kỹ thuật ghép da:
- Nền ghép: phải là tổ chức hạt đỏ đẹp, không được bôi thuốc mỡ từ trước ghép 3 ngày, đảm
bảo vô khuẩn tốt.
- Các kỹ thuật ghép:
Phương pháp

Chỉ định
Ghép da tem - Che phủ những vùng không
vận động, không cần thẫm mĩ
thư
- Che phủ mô hạt bị viêm nhiễm
- Tạm thời che phủ để phẫu thuật
tạo hình lại về sau.
Ghép da mảnh - Che phủ những vùng bỏng sâu,
diện tích nhỏ
lớn
- Che phủ những vùng da vận
động hoặc yêu cầu thẫm mĩ.

Kỹ thuật
- Tỷ lệ giãn trung bình 1/3 (1% da
lành ghép cho 3% TCH).
- Cắt da tự thân mảnh nhỏ 1-1,5cm
nhiều hình thù, đặt cách nhau1cm

- Tỉ lệ ghép 1/1
- Mảnh ghép dày trung bình đến dày,
bằng kích thước của vùng cần ghép
- Lạng sạch mỡ, khâu ghép da 2 lớp

Ghép da mắt - Phủ những vùng không vận
động, không cần thẫm mĩ
lưới
- Phủ mô hạt bị viêm nhiễm
- Tạm thời che phủ để phẫu thuật
tạo hình lại về sau
- Vết thương rộng, phẳng.

- Tỉ lệ ghép: khoảng 1/3
- Đục lỗ trên mảnh da ghép bằng dao
thường hoặc máy đục lỗ, để tạo
thành một mảnh da hình lưới
- Đặt phủ mảnh da lưới lên vị trí tổn
thương



×