Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.65 KB, 16 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>CHUYÊN ĐỀ: HƯỚNG DẪN LÀM DẠNG CÂU HỎI CHỨNG MINH, GIẢI</b>
<b>THÍCH TRONG BỒI DƯỠNG HSG MƠN ĐỊA LÍ 9</b>
<b>A. PHẦN MỞ ĐẦU</b>
<b>1. Tác giả chuyên đề </b>
Nguyễn Thị Kim. GV Địa lí Trường THCS Lập Thạch, huyện Lập Thạch, tỉnh
Vĩnh Phúc.
<b>2. Đối tượng học sinh bồi dưỡng: Lớp 9. Dự kiến số tiết bồi dưỡng: 8 tiết.</b>
<b>3. Giới hạn</b>
- Chuyên đề chỉ đi sâu vào hai dạng câu hỏi chứng minh, giải thích trong bồi
dưỡng học sinh giỏi Địa lí 9.
<b>4. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề </b>
- Kiến thức cơ bản trong Sách giáo khoa (Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam và Địa lí
tự nhiên Việt Nam).
- Kiến thức nâng cao dùng trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường, cấp huyện và cấp
tỉnh.
<b>5. Hệ thống phương pháp cơ bản trong chuyên đề</b>
- Phương pháp thuyết trình để giảng phần lý thuyết cơ bản.
- Phương pháp đàm thoại - vấn đáp.
- Phương pháp hoạt động theo nhóm.
- Phương pháp tìm hiểu kiến thức qua các đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh; qua
- Phương pháp điều tra thực tế.
<b>6. Sự cần thiết của chuyên đề</b>
Qua thực tế bồi dưỡng học sinh giỏi cho thấy: Nhiều học sinh chưa tìm ra cách
giải cụ thể cho mỗi dạng câu hỏi trong đề thi, cứ thuộc gì là viết hết vào bài thi.
Nhiều học sinh cho rằng mơn Địa lí là mơn xã hội nên chỉ cần học thuộc lòng và
nhớ thật nhiều số liệu là có thể đạt điểm cao trong các kỳ thi.
nhất là ở lớp 9, qua kinh nghiệm của bản thân, qua tham khảo sách, tài liệu …tôi
đã mạnh dạn thực hiện chuyên đề này.
Các câu hỏi trong thi học sinh giỏi mơn Địa lí rất đa dạng như: câu hỏi dạng
trình bày, chứng minh, so sánh, phân tích, giải thích… Nhưng trong phạm vi
chun đề tơi chỉ đi sâu vào hai dạng câu hỏi khó mà học sinh thường gặp trong
các kỳ thi đó là dạng câu hỏi chứng minh và giải thích. Ở mỗi dạng câu hỏi chuyên
đề làm rõ các nội dung: yêu cầu của câu hỏi, cách nhận dạng câu hỏi, phân loại câu
hỏi, hướng dẫn cách giải cụ thể và một số ví dụ minh họa, với hy vọng phần nào
khắc phục được thực trạng trên.
<b>7. Kết quả triển khai chuyên đề</b>
Chuyên đề này đã được áp dụng trong bồi dưỡng HS giỏi mơn Địa lí cấp huyện
của trường THCS Lập Thạch và bồi dưỡng học sinh cấp tỉnh của phòng GD và ĐT
Lập Thạch năm học 2014 - 2015. Bước đầu nhận được phản hồi tích cực từ các
bạn đồng nghiệp và kết quả khả quan từ phía học sinh trong kỳ thi học sinh giỏi
cấp huyện, tỉnh năm học 2014 - 2015: học sinh đã có kỹ năng phân tích đề tốt hơn,
nhận đúng dạng câu hỏi và biết đưa nguồn kiến thức hợp lí để làm bài, khơng cịn
tình trạng làm lạc đề trong bài thi.
<b>B. NỘI DUNG</b>
<b>I. Loại câu hỏi chứng minh</b>
Câu hỏi chứng minh là gì? Là dạng câu hỏi cần làm rõ về một vấn đề hay một
đối tượng địa lí nào đó, u cầu cần sử dụng hàng loạt các dẫn chứng để khẳng
định, để làn sáng tỏ vấn đề cần chứng minh, các dẫn chứng chính là chân lý để
thuyết phục người đọc, người nghe. Khi làm bài HS cần trình bày trình tự từ ý khái
quát đến ý cụ thể và bắt buộc phải có dẫn chứng.
<b>1. Nhận dạng câu hỏi</b>
- Nhận dạng câu hỏi dựa vào các từ và cụm từ “chứng minhh rằng, chứng minh,
lấy ví dụ để chứng minh, tại sao nói ”…
<b>2. Yêu cầu của dạng câu hỏi chứng minh</b>
- HS phải nắm vững kiến thức cơ bản, ngoài ra học sinh còn phải nhớ số liệu liên
quan đến yêu cầu của câu hỏi. Khi cần phải chứng minh một điều gì đó, nhất là về
phần địa lí kinh tế - xã hội thì số liệu thống kê trở thành yếu tố quan trọng nhất để
đạt điểm tối đa.
- Đưa ra những bằng chứng thuyết phục dựa trên cơ sở kiến thức cơ bản và số liệu
thống kê đã được chọn lọc. Chất lượng của bài thi trong trường hợp này phụ thuộc
nhiều vào các bằng chứng có tính thuyết phục.
<b>3. Phân loại các câu hỏi chứng minh.</b>
- Dạng câu hỏi chứng minh có thể chia thành hai loại:
<b> + Loại câu hỏi chứng minh hiện trạng: Hiểu theo nghĩa rộng thì bao gồm tất</b>
cả các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội Việt Nam đang tồn tại như chúng ta
đang thấy.
Ví dụ: Chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Chứng minh rằng nước ta có dân số đơng và còn tăng nhanh. ..
<b>+ Loại câu hỏi chứng minh tiềm năng: Đây là loại câu hỏi tương đối dễ và cũng</b>
thường gặp trong các đề thi HSG. Loại câu hỏi này chỉ liên quan đến phần Địa lí
kinh tế - xã hội Việt Nam (chương trình Địa lí lớp 9).
<i>Ví dụ:</i>
<i> Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có tiềm năng lớn để phát triển</i>
ngành sản xuất lương thực, thực phẩm.
Chứng minh rằng nước ta có nhiều điều kiện để phát triển tổng hợp kinh tế biển...
<b>4. Hướng dẫn cách giải dạng câu hỏi chứng minh</b>
<b>4.1. Hướng dẫn cách giải loại câu hỏi chứng minh hiện trạng.</b>
- Cách giải loại câu hỏi này nhìn chung không theo một mẫu cố định nào. Câu hỏi
như thế nào thì phải đưa ra bằng chứng tương ứng như thế để chứng minh. Ta có
thể đưa ra quy trình chứng minh theo các bước sau:
+ Bước 1: Đọc kỹ và nhận dạng câu hỏi. Chú ý xem câu hỏi yêu cầu chứng minh
cái gì: về tự nhiên hay kinh tế -xã hội, về vùng hay về ngành...Đây là tiền đề quan
trọng để định hướng và lựa chọn cách giải phù hợp.
+ Bước 2: Hệ thống hóa kiến thức và số liệu liên quan đến câu hỏi. Cần chú ý gắn
Về kiến thức: Dựa vào yêu cầu của câu hỏi để chọn lọc kiến thức thích hợp.
Về số liệu: Cần chú ý đưa ra những số liệu gốc và số liệu bản lề.
+ Bước 3: Sử dụng những kiến thức cơ bản và số liệu đã chọn lọc để chứng minh
theo yêu cầu câu hỏi nhưng cần chú ý tìm ra bằng chứng có tính thuyết phục.
- Trong quá trình làm bài HS cần linh hoạt phát hiện các mối liên hệ giữa yêu cầu
của câu hỏi với hệ thống kiến thức đã học.
- Câu hỏi chứng minh hiện trạng bao gồm:
+ Chứng minh hiện trạng về địa lí dân cư và các nội dung liên quan như: đặc điểm
chung dân cư cả nước, đặc điểm lao động, vấn đề lao động và việc làm...
+ Chứng minh hiện trạng về tự nhiên: thường liên quan đến các thành phần tự
nhiên như khí hậu, sơng ngịi, đất đai ... mối liên hệ giữa các thành phần tự nhiên.
<b>4.2. Hướng dẫn cách giải loại câu hỏi chứng minh tiềm năng</b>
- Loại câu hỏi này nhìn chung là dễ hơn so với dạng chứng minh hiện trạng. Câu
hỏi dạng này gần như chỉ có một cách hỏi, liên quan đến tiềm năng (thế mạnh hay
hạn chế) của một ngành hay một vùng lãnh thổ.
- Cách giải loại câu hỏi dạng này có thể theo một mẫu cố định. Các bước tiến hành
tương tự như câu hỏi chứng minh hiện trạng. Các tiềm năng của một ngành hoặc
một vùng lãnh thổ thường được thể hiện thơng qua các yếu tố:
+ Vị trí địa lí.
+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (địa hình, đất, khí hậu, thủy văn,
sinh vật, khống sản)
+ Điều kiện kinh tế - xã hội (dân cư – lao động; cơ sở hạ tầng; cơ sở vật chất - kỹ
thuật; thị trường; đường lối, chính sách ...).
- Câu hỏi dạng chứng minh tiềm năng năng thường thiên về chứng minh thế mạnh.
Trong đó các thế mạnh về vị trí địa lí, về tự nhiên và kinh tế - xã hội chính là các
bằng chứng mà thí sinh cần phải đưa ra.
<b>5. Một số câu hỏi minh họa.</b>
<b>Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh</b>
<b>Trung du miền núi Bắc Bộ có thế mạnh nổi bật để phát triển cơng nghiệp</b>
<b>khai thác than, công nghiệp năng lượng. </b>
<b>* Tiềm năng để phát triển công nghiệp khai thác than.</b>
+ Trữ lượng: 3,6 tỉ tấn, chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh (chiếm 90% trữ lượng
than cả nước). Ngồi ra cịn có than ở Na Dương (Tuyên Quang), Thái Nguyên...
+ Sản lượng khai thác hàng năm từ 15-20 triệu tấn, ngoài phục vụ nhu cầu trong
nước còn là mặt hằng xuất khẩu quan trọng.
<b>* Tiềm năng để phát triển công nghiệp năng lượng .</b>
<b>- Tiềm năng lớn về thủy điện.</b>
+ Hệ thống sông Hồng: 11 triệu KW, chiếm 37% tiềm năng thủy điện của cả nước.
Riêng sông Đà gần 6 triệu KW.
+ Các nhà máy thủy điện lớn như: Hịa Bình (1,9 triệu KW) trên sông Đà, Thác Bà
<b>- Tiềm năng lớn về nhiệt điện</b>
+ Dựa trên nguồn than phong phú.
+ Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than lớn là ng Bí, Phả lại lớn nhất cả nước.
Câu 2: Chứng minh rằng nước ta có tiềm năng lớn về lao động, nhưng chưa
<b>được sử dụng hợp lý.</b>
- Số lượng:
+ Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh (lực lượng lao động từ 15-59 tuổi
chiếm 64% dân số, mỗi năm tăng thêm khoảng 1,1 triệu lao động).
+ Nguồn lao động dồi dào là điều kiện để phát triển các ngành cần nhiều lao động.
- Chất lượng:
+ Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất, cần cù, ham học hỏi, có
khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
+ Chất lượng lao động tăng lên (hiện nay cả nước có gần 10 triệu lao động có trình
độ chun mơn kĩ thuật, trong đó số lao động trình độ cao đẳng, đại học, trên đại
học ngày một tăng).
- Phân bố lao động:
+ Ở các vùng kinh tế phát triển tập trung nhiều lao động, nhất là lao động có
chun mơn kỹ thuật.
+ Ở thành thị, nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động có chun mơn kĩ thuật cao.
<b>* Sử dụng lao động chưa hợp lí.</b>
- Trong các ngành kinh tế: Tỉ lệ lao động nơng nghiệp vẫn cịn khá cao (năm 2005
là 57,2%), chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra chậm (d/c số liệu SGK)
- Trong các thành phần kinh tế: lao động ngoài Nhà nước vẫn chiếm tỉ trọng cao,
khu vực có vốn đầu tư nước ngồi có xu hướng tăng (năm 2000 là 0,6% lên 1,6%
năm 2005).
- Năng xuất lao động động còn thấp, quỹ thời gian lao động ở nông thôn chưa
được sử dụng hết (mới sử dụng 77,7% - 2003).
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị (6%) và thiếu việc làm ở nơng thơn của nước ta cịn
cao.
- Lao động chủ yếu ở nơng thơn (75,8%), ít ở thành thị (24,2%)- năm 2003.
<b>Câu 3: Chứng minh dân cư nước ta phân bố không đều. </b>
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa vùng đồi núi với vùng đồng bằng, ven
biển.
Đồng bằng với 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số nên có mật độ dân số cao
(d/c)
Trung du miền núi ngược lại: chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 1/4 dân số
nên có mật độ thấp, ví dụ như Tây Nguyên hầu hết dưới 100 người/km2<sub>, nhiều nơi</sub>
dưới 50 người/km2<sub> .</sub>
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị : năm 2003:
nông thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%.
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng miền hay trong một địa
phương.
<sub>Miền Bắc: dân cư tập trung đông ở đồng bằng sơng Hồng, thưa ở phía Tây Bắc</sub>
và Đông Bắc…
<b>Câu 4: Cho đoạn thông tin sau:</b>
<i> “ <sub>Việt Nam là nước đơng dân, có cơ cấu dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt cơng tác kế</sub></i>
<i>hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số có xu hướng giảm và cơ cấu</i>
<i>dân số đang có sự thay đổi”</i>
<i>(Sách giáo khoa Địa lí 9 – Nhà xuất bản Giáo dục năm 2012)</i>
Bằng kiến thức đã học hãy chứng minh nhận định trên.
( Đây là dạng câu hỏi mở nhưng vẫn thuộc loại câu hỏi chứng minh hiện trạng, học
sinh cần làm sáng tỏ các vấn đề từ đoạn thông tin)
<b> * Việt nam là nước đông dân:</b>
- Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (sách giáo khoa địa lí 9) (HS có thể
<i>lấy số liệu At lát Địa lí Việt Nam hoặc số liệu ngày 1/12/2013 là 90 triệu người).</i>
<b>- Với số dân này nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 14 trên thế</b>
giới trong khi diện tích nước ta đứng thứ 58 trên thế giới.
<b>* Tỉ lệ tăng tự nhiên có xu hướng giảm dần:</b> Năm 1999 là 1,43%, đến năm 2013
là 1,04%.
<b> * Cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hóa.</b>
+ Số người dưới và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trên độ tuổi lao động
chiếm tỉ lệ thấp. Năm 1999:
- Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 33,5%
- Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 58,4%
- Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): 8,1%
+ Số người dưới độ tuổi lao động có xu hướng giảm, số người trong độ tuổi lao
động và trên tuổi lao động có xu hướng tăng. Từ năm 1989 đến 1999:
- Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): Từ 39% giảm còn 33,5%
- Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): Từ 53,8% tăng lên 58,4%
- Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): Từ 7,2% tăng lên 8,1%
<b>* Cơ cấu dân số theo giới tính thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ nam, giảm tỉ lệ</b>
<b>nữ. Từ năm 1989 đến 1999: </b>
- Nam tăng từ 48,7% lên 49,2%.
- Nữ giảm từ 51,3% xuống 50,8%.
Câu 5: Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch
<b>vụ lớn và đa dạng nhất ở nước.</b>
+ Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
+ Ở hai thành phố này tập trung nhiều trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các
bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
+ Ở đây các dịch vụ như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hóa, nghệ thuật…đều
<b>II. Dạng câu hỏi giải thích</b>
Câu hỏi giải thích là gì? Là dạng câu hỏi có yêu cầu cần làm sáng tỏ một vấn
đề, đối tượng địa lí. Yêu cầu HS phải biết lập luận kết hợp việc sắp xếp ý, lý lẽ với
các dẫn chứng (trong đó chủ yếu dựa vào lý lẽ, lý lẽ phải chặt chẽ, dẫn chứng chỉ
là phụ) để làm sáng tỏ vấn đề.
<b>1. Nhận dạng câu hỏi</b>
- Trong yêu cầu đề bài xuất hiện các từ và cụm từ “hãy giải thích”, “tại sao”, “vì
sao”, “giải thích vì sao”, “giải thích nguyên nhân”…
- Cần lưu ý: HS tránh nhầm lẫn với dạng câu hỏi có cụm từ: <i>Tại sao nói. Về hình</i>
thức câu hỏi xuất hiện cụm từ “Tại sao nói” HS sẽ dễ nhầm sang dạng trình bày
hoặc dạng giải thích vì có chứa cụm từ “Tại sao” nhưng thực chất đây là câu hỏi
yêu cầu chứng minh. Nếu trả lời theo dạng giải thích dựa vào các thế mạnh bao
gồm điều kiện TN và KT-XH để làm bài là lạc đề.
<b>2. Yêu cầu</b>
- Đây là dạng câu hỏi khó địi hỏi học sinh khơng những chỉ nắm vững kiến thức
cơ bản mà cịn phải biết vận dụng chúng để giải thích một hiện tượng địa lí (tự
nhiên hoặc kinh tế- xã hội).
<b>3. Phân loại</b>
Căn cứ vào cách giải thì có thể phân thành hai loại:
<b>- Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định. Bao gồm:</b>
+ Các câu hỏi có cách giải chủ yếu dựa vào nguồn lực.
<i>Ví dụ: Tại sao Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả</i>
nước.
+ Các câu hỏi có cách giải dựa trên cơ sở khái niệm đã có trong SGK.
<b> - Loại câu hỏi có cách giải khơng theo một mẫu nhất định. Câu hỏi này cần</b>
vận dụng kiến thức đã học, tìm mối liên hệ để phát hiện nguyên nhân nên đòi hỏi
HS phải nhanh nhạy, linh hoạt trong tư duy dựa trên kiến thức đã có để làm bài.
<b>4. Hướng dẫn cách giải</b>
<b> 4.1. Hướng dẫn loại câu hỏi có cách giải theo mẫu tương đối cố định</b>
<b> 4.1.1. Hướng dẫn loại câu hỏi có cách giải theo mẫu nguồn lực</b>
- Muốn trả lời được loại câu hỏi này ta phải căn cứ vào nguồn lực để giải thích
hiện tượng địa lí kinh tế - xã hội mà câu hỏi yêu cầu. Nguồn lực cũng có thể hiểu
là điều kiện (tự nhiên, kinh tế xã hội) để phát triển.
Nguồn lực phát triển kinh tế xã hội bao gồm :
+ Nguồn lực kinh tế - xã hội : Dân cư, lao động; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ
thuật; thị trường; đường lối chính sách; các nguồn lực khác (vốn đầu tư, lịch sử
khai thác lãnh thổ..).
Lưu ý:
+ Tùy vào từng yêu cầu của câu hỏi, từng đối tượng địa lí KT-XH mà học sinh
trình bày tất các nguồn lực hoặc chọn lọc những nguồn lực có liên quan để trình
+ Khi giải thích cho các đối tượng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ
cấu hoặc qui mô lớn nhất ta phải dựa vào các điều kiện thuận lợi (không nêu hạn
chế) và cố gắng sắp xếp các nhân tố quan trọng lên trước, điều này tùy thuộc vào
từng đối tượng. Giải thích cho các đối tượng phát triển chậm, không ổn định, tỷ
trọng thấp hoặc giảm ta nên dựa chủ yếu vào những hạn chế, khó khăn.
<b>4.1.2. Hướng dẫn loại câu hỏi có cách giải theo mẫu khái niệm</b>
Riêng loại câu hỏi này thường gắn với việc giải thích các ngành cơng nghiệp
trọng điểm. Muốn giải thích được ta cần tìm trong khái niệm ngành công nghiệp
trọng điểm .
Theo khái niệm: ngành công nghiệp trọng điểm là ngành.
+ Chiếm tỷ trọng cao (d/c) .
+ Có thế mạnh lâu dài (về tự nhiên, KT- XH).
+ Đem lại hiệu quả kinh tế cao( về KT-XH, môi trường).
+ Có tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác.
Đây chính là các lí do để giải thích bất cứ một ngành cơng nghiệp nào đó là ngành
công nghiệp trọng điểm . Nhưng cũng tùy vào từng ngành mà HS linh hoạt khi dẫn
ra thế mạnh sao cho phù hợp với yêu cầu từng ngành.
<b> Lưu ý: trong ba lí do nêu trên thì lí do thứ nhất (có thế mạnh lâu dài) thường</b>
chiếm số điểm lớn nhất nên HS cần tập trung hơn và lí do này. Cịn hai lí do cịn
lại ( đem lại hiệu quả kinh tế cao; tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác) nhìn
chung ít nội dung và địi hỏi sự tổng hợp kiến thức của thí sinh.
<b>4.2. Loại câu hỏi có cách giải không theo một mẫu nhất định.</b>
- Do câu hỏi loại này khơng có mẫu cố định nên khơng thể có cách giải cụ thể như
loại câu hỏi có mẫu vì vậy tơi xin đưa ra các bước giải như sau:
Bước 1: Đọc kỹ câu hỏi để xác định hướng trả lời.
Bước 2: Tái hiện kiến thức có lien quan đến câu hỏi, sắp xếp và tìm mối liên hệ
giữa chúng với nhau từ đó xây dựng dàn bài với các ý chính.
- Muốn thực hiện tốt các bước trên học sinh phải có kiến thức cơ bản, đồng thời
phải có sự linh hoạt trong từng câu hỏi gặp phải.
<b>5. Một số câu hỏi minh họa.</b>
<b>5.1. Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu cố định.</b>
<b>5.1.1.Loại câu hỏi có cách giải theo mẫu dựa vào việc phân tích nguồn lực.</b>
<b>Câu 1: Giải thích vì sao Đơng Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so vơi cả</b>
<b>nước?</b>
<i>HS cần nêu rõ các điều kiện thuận lợi như:</i>
- Vị trí địa lí: Nằm liền kề đồng bằng sông Cửu Long, giáp duyên hải NTB, Tây
Nguyên và Cam-pu-chia; Có vùng biển với nhiều cảng lớn..
- Thế mạnh về tự nhiên :
+ Địa hình thoải là mặt bằng xây dựng lớn..
+ Đất: đất badan, đất xám… điều kiện để hình thành vùng chuyên canh cây cơng
nghiệp.
+ Khí hậu cận xích đạo thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi
+ Nguồn nước: hệ thống sơng Đồng Nai có giá trị trủy điện, thủy lợi, giao thơng…
+ Khống sản : nhiều dầu khí..
+ Sinh vật: Rừng có giá trị lâm nghiệp, du lịch; các ngư trường lớn…phát triển
thủy sản.
- Thế mạnh về kinh tế - xã hội :
+ Lao động dồi dào với nhiều lao động trình độ cao…
+ Cơ sở hạ tầng hiện đại…
+ Có nhiều đơ thị, tập trung cơng nghiệp…
+ Thị trường trong và ngồi nước mở rộng…
+ Chính sách nhà nước đầu tư phát triển cho vùng.
+ Các thế mạnh khác: Sự năng động, thu hút vốn nước ngoài…
<b>Câu 2: Tại sao ngành thủy sản nước ta trong những năm gần đây phát triển</b>
<b>nhanh?</b>
<i>HS cần trình bày rõ các điều kiện thuận lợi ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành</i>
<i>thủy sản:</i>
<b>+ Điều kiện kinh tế - xã hội: </b>
- Chính sách nhà nước...
- Thị trường trong và ngồi nước mở rộng...
- Dân số đông, lao động đồi dào....
- Cơ sở vật chất kĩ thuật: phương tiện đánh bắt ngày càng hiện đại, công nghiệp
chế biến phát triển...
<b>+ Điều kiện tự nhiên: </b>
- Nhiệt độ vùng biển : ấm quanh năm...
- Có trữ lượng thủy sản lớn, với nhiều loại hải sản ... ( d/c)
- Có nhiều bãi cá, tôm, tập trung ở 4 ngư trường(d/c)
=>là cơ sở phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản.
- Với mật độ sông suối dày đặc là cơ sở phát triển nghề đánh bắt, nuôi trồng, chế
biến thủy sản nước ngọt.
<b>Câu 3: Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng trồng chè phát triển</b>
<b>nhất cả nước?</b>
<i>HS cần nêu rõ các điều kiện thuận lợi như:</i>
<b>+ Điều kiện tự nhiên:</b>
- Diện tích trồng chè chiếm 68,8% diện tích chè cả nước, chiếm 62,1% sản lượng
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có mùa đơng lạnh thích hợp cho cây chè ( khí
hậu cận nhiệt).
- Đất feralit diện tích rộng.
- Sinh vật: có nhiều chè như chè san, chè đắng, chè tuyết….
<b>+ Điều kiện kinh tế - xã hội:</b>
- Dân cư: có nhiều kinh nghiệm trồng và thu hoạch chế biến chè.
- Cơ sở vật chất-kĩ thuật phục vụ chế biến chè ngày càng hiện đại.
- Nhà nước quan tâm khuyến khích trồng chè đặc biệt là khuyến khích đồng bào
dân tộc ít người nhằm tạo nguồn thu nhập.
- Có nhiều thương hiệu chè nổi tiếng như chè Mộc Châu (Sơn La), chè Tân
Cương ( Thái Nguyên), chè San ( Hà Giang)…
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn:
+ Trong nước: là thức uống truyền thống
+ Thế giới: chè là thức uống ưa chuộng của nhiều nước như Nhật Bản, các nước
Tây Nam Á, các nước liên minh châu Âu ( EU).
<b>Câu 4: Vì sao chăn ni cịn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu giá trị sản xuất</b>
<b>nông nghiệp của nước ta?</b>
<i>HS cần nêu những điều kiện khó khăn ảnh hưởng đến ngành chăn ni nước ta:</i>
+ Hình thức chăn nuôi chủ yếu theo lối quảng canh, lạc hậu.
+ Cơ sở thức ăn chưa ổn định vững chắc (diện tích đồng cỏ nhỏ, phân tán, có
nhiều cỏ tạp khó cải tạo, năng suất đồng có thấp, thức ăn công nghiệp chế biến
chưa nhiều và chất lượng chưa cao...).
+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăn ni cịn thiếu; cơng nghiệp
chế biến thức ăn chăn nuôi và công tác dịch vụ thú y còn hạn chế.
<b>5.1.2. Câu hỏi giải thích có cách giải dựa vào mẫu khái niệm.</b>
<b>Câu 1: Giải thích tại sao cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là</b>
<b>ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay?</b>
- Nêu khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm.
- Chiếm tỷ trọng cao (d/c).
- Là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Nguyên liệu tại chỗ phong phú: từ trồng trọt, từ chăn nuôi, từ thuỷ sản .
+ Lao động (dồi dào, khéo tay, rẻ).
+ Thị trường(trong và ngồi nước mở rộng).
+ Các yếu tố khác: chính sách, cơ sở vật chất kỹ thuật…
- Đem lại hiệu quả cao:
+ Kinh tế.
Vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận tương đối dễ...
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Đóng góp các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Xã hội:
Giải quyết việc làm cho 1 bộ phận lao động .
Nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong nước.
- Tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác.
+ Bản thân các ngành công nghiệp.
+ Các ngành cung cấp nguyên liệu.
+ Đến các ngành khác: GTVT, thương mại, tài chính, ngân hàng...
<b>Câu 2: Giải thích tại sao công nghiệp điện lực là ngành công nghiệp trọng</b>
<b>điểm ở nước ta hiện nay?</b>
- Nêu khái niệm về ngành công nghiệp trọng điểm.
- Chiếm tỷ trọng cao (d/c).
- Là ngành có thế mạnh lâu dài:
+ Thị trường (đời sống, sx).
+ Nguyên, nhiên liệu: Than, dầu khí, thuỷ năng, năng lượng khác: gió, Mặt Trời...
+ Các thế mạnh khác : chính sách, cơ sở vật chất…
- Đem lại hiệu quả cao:
+ Kinh tế:
Nâng cao năng suất lao động .
Nâng cao hiệu quả kinh tế.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
+ Xã hội:
Nâng cao chất lượng lao động.
Giảm sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong nước.
- Tác động mạnh mẽ đến ngành kinh tế khác.
+ Bản thân các ngành công nghiệp.
+ Các ngành cung cấp nguyên liệu.
<b>5.2. Câu hỏi giải thích khơng theo mẫu cố định.</b>
<b>Câu 1: Vì sao nhiệt độ trung bình năm của nước ta tăng dần từ Bắc vào Nam </b>
- Lãnh thổ kéo dài theo chiều Bắc - Nam, càng vào Nam càng gần xích đạo hơn,
góc nhập xạ tăng nên nhận được nhiều nhiệt hơn.
- Càng vào Nam, mức độ ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc giảm dần, từ 16ºB vào
Nam khơng có mùa đơng lạnh, nóng quanh năm.
<b>Câu 2: Giải thích vì sao tỉ lệ dân thành thị nước ta thấp, tăng nhưng tăng</b>
<b>chậm.</b>
- Tỉ lệ dân thành thị thấp và tăng chậm do chiến tranh, nền kinh tế chủ yếu vẫn là
Câu 3: Giải thích vì sao năng suất lúa của Đồng bằng Sông Hồng cao nhất cả
<b>nước nhưng sản lượng lúa bình quân lại thấp. </b>
- Dân số q đơng (dẫn chứng).
- Bình qn đất canh tác theo đầu người thấp, khả năng thâm canh có giới hạn.
- Khả năng mở rộng diện tích đất canh tác hầu như khơng cịn.
- Tốc độ đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa nhanh dẫn đến diện tích đất canh tác nơng
nghiệp ngày càng giảm.
<b>Câu 4: Vì sao dân số là 1 trong những vấn đề đang được quan tâm hàng đầu ở</b>
<b>nước ta hiện nay?</b>
<i>(HS cần dựa vào bài dân số, phân bố dân cư để tìm ý trả lời).</i>
- Con người là 1 trong những nguồn lực kinh tế- xã hội quan trọng nhất để phát
triển kinh tế (vừa là nguồn lao động, vừa là thị trường tiêu thụ).
- Nêu đặc điểm dân số nước ta.
+ Qui mô dân số đông (d/c).
+ Gia tăng dân số nhanh (d/c).
+ Cơ cấu trẻ nhưng đang có nhiều thay đổi (d/c).
+ Phân bố dân cư không đồng đều (d/c).
- Nêu đặc điểm dân số như trên gây nhiều hậu quả về kinh tế - xã hội và môi
trường (nêu rõ các hậu quả).
- Các câu hỏi dạng chứng minh và giải thích có thể ở dạng độc lập (như đã nêu
trên) nhưng cũng có khi khơng tồn tại độc lập mà có sự kết hợp giữa cả chứng
minh và giải thích.
- Về cơ bản thì cách giải khơng có gì khác. HS chỉ cần nắm vững các cách giải của
từng dạng chứng minh và giải thích là sẽ làm bài tốt
Chỉ xin lưu ý:
+ Nếu câu hỏi yêu cầu chứng minh thì HS cần lựa chọn chính xác dạng để chứng
minh và đưa ra những bằng chứng sát thực.
+ Nếu yêu cầu giải thích HS cũng cần xác định rõ dạng giải thích và có lý lẽ phù
hợp để làm sáng tỏ vấn đề.
+ Nếu câu hỏi có u cầu: “chứng minh và giải thích” hoặc “giải thích và chứng
minh” thì cứ u cầu nào trước thì làm trước, yêu cầu nào sau thì làm sau.
+ Thông thường ở dạng này cứ yêu cầu chứng minh về một vấn đề nào thì giải
thích vấn đề đó và ngược lại. Giữa vấn đề cần chứng minh và giải thích thường có
mối quan hệ với nhau.
<i><b> Ví dụ minh họa:</b></i>
<b>Câu 1: Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố khơng đều? Vì sao dân cư</b>
<b>nước ta phân bố không đều?</b>
*. Chứng minh rằng dân cư nước ta phân bố không đều
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa vùng đồi núi với vùng đồng bằng, ven
biển.
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị : năm 2003:
nông thôn khoảng 74%, thành thị khoảng 26%.
+ Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng miền hay trong một địa
phương.
* Dân cư phân bố không đều là do:
+ Do điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
+ Do điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Do lịch sử khai thác lãnh thổ.
<b>Câu 2: Chứng minh nước ta có dân số đơng. Theo em vì sao trong những năm</b>
<b>gần đây nước ta có sự chênh lệch về tỉ số giới tính (nam nhiều hơn nữ) ở trẻ</b>
<b>em khi sinh ra?</b>
<b>* Chứng minh Việt nam là nước đông dân, tỉ lệ tăng tự nhiên có xu hướng</b>
<b>giảm dần.</b>
<b>+ Việt nam là nước đông dân.</b>
<b>* Những năm gần đây nước ta có sự chênh lệch về tỉ số giới tính (nam nhiều</b>
<b>hơn nữ) ở trẻ em khi sinh ra là vì:</b>
- Do quan niệm trọng nam khinh nữ, thích con trai…
- Do sự phát triển của y tế cho phép biết giới tính trước khi sinh, lựa chọn giới tính.
- Một phần do ảnh hưởng của chính sách dân số (hạn chế con nên họ ưu tiên con
trai)
- Nước ta ngành nông nghiêp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu nên cần nhiều lao đơng
chân tay; khơng có tích lũy tuổi già nên cần dựa vào con( con trai)…
<b>Câu 3: Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có nhiều thế mạnh.</b>
<b> 1. Chứng minh các thế mạnh đó của vùng đã phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.</b>
<b> 2. Giải thích tại sao việc khai thác những thế mạnh này lại có ý nghĩa lớn về mặt</b>
<b>kinh tế và ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, xã hội.</b>
<b>* Chứng minh các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi phía Bắc để phát</b>
<b>triển kinh tế - xã hội.</b>
a. Thế mạnh về khoáng sản và thủy năng:
- Là vùng có hầu hết các loại khống sản của nước ta, nhiều loại có trữ lượng lớn và có
giá trị như: than, sắt, đồng, thiếc, niken, boxit, vàng…
- Tiềm năng lớn về thủy điện:
Với hệ thống sơng Hồng có trữ lượng thủy năng chiếm 37% cả nước ( 11 triệu kw).
Phần lớn các sơng trong vùng đều có giá trị thủy điện.
Nhiều nhà máy đã và đang xây dựng như : Hịa Bình, Thác Bà, Đại Thị, Na Hang,
Sơn La…
b. Thế mạnh về cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới.
- Có diện tích đất feralit lớn và đất phù sa cổ ở trung du.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đơng lạnh, có sự phân hóa theo độ cao, thích
hợp với nhiều loại cây cơng nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt đới và ôn đới: chè,
tam thất, ... ; mận, đào, lê …
c. Thế mạnh về chăn nuôi gia súc:
Vùng có nhiều đồng cỏ, chủ yếu trên các cao nguyên. Khí hậu thích hợp với việc
chăn ni gia súc lớn như trâu, bò, dê, ngựa, đặc biệt là trâu.
d. Thế mạnh về kinh tế biển:
Vùng giáp với vịnh Bắc Bộ, giàu tiềm năng về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy
sản; du lịch biển đảo, hang động; về giao thơng biển.
<b>* Giải thích tại sao việc khai thác những thế mạnh này lại có ý nghĩa lớn về mặt</b>
<b>kinh tế và ý nghĩa sâu sắc về mặt chính trị, xã hội. Là vì: </b>
a. Ý nghĩa về kinh tế.
- Đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc ít người, chiếm ½ số dân tộc ít người
của cả nước, họ là ngững người có cơng lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Kinh tế - xã hội của vùng phát triển chậm hơn so các vùng khác và đời sống của
đồng bào các dân tộc cịn nhiều khó khăn;
- Đây là vùng căn cứ địa cách mạng, thủ đô kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ;
quan trọng.
<b>Một số câu hỏi HS tự giải:</b>
1. Chứng minh rằng từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có sự
chuyển biến rõ rệt trong cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.
2. Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng tạo điều kiện để phát
triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
3. Nêu và chứng minh các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sơng
Hồng có thế mạnh lâu dài.
4. Giải thích vì sao Đơng Nam Bộ có nền kinh tế phát triển nhất so với các vùng khác.
5. Tại sao yếu tố chính sách được coi là “địn bẩy” đối với sự phát triển và phân
bố nông nghiệp nước ta?
6. Tại sao trong mùa hè ở nước ta vẫn phát triển được các sản phẩm nông nghiệp
cận nhiệt đới và ơn đới ? Cho ví dụ minh họa.
7. Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới, gió mùa ẩm.
8. Chứng minh vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lớn nhất về
sản xuất lương thực, thực phẩm của cả nước. Tại sao vấn đề sản xuất lương
thực, thực phẩm lại liên quan chặt chẽ với vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự
nhiên trong vùng?
<b> Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, trên nền kiến thức cơ bản đã có và vốn kinh</b>
nghiệm của bản thân, tôi xin mạnh dạn chia sẻ với các bạn đồng nghiệp một vài
kinh nghiệp về bồi dưỡng học sinh giỏi thông qua chuyên đề “Phương pháp làm
dạng câu hỏi chứng minh và giải thích trong bồi dưỡng học sinh giỏi mơn Địa lí
lớp 9”. Những kinh nghiệm trong chuyên đề này có thể áp dụng đối với bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9 nói riêng và với mơn Địa lí nói chung.
Với mỗi dạng câu hỏi, ngoài việc đưa ra cách giải , chuyên đề còn nêu rõ những
yêu cầu chung, cách phân loại và các ví dụ cụ thể để minh họa. Tuy nhiên, do kinh
nghiệm và thời gian hạn chế nên chuyên đề chỉ đưa ra được một số ví dụ cụ thể.
Để chun đề của tơi có thể áp dụng rộng và có hiệu quả cao hơn vào việc giảng
dạy và bồi bưỡng học sinh giỏi, tôi rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn
đồng nghiệp.