Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Tội cố ý gây thương tích trong luật hình sự việt nam nhìn từ thực tiễn địa bàn thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.31 KB, 65 trang )

`

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT

THÁI THỊ TRNG

TộI Cố ý GÂY THƯƠNG TíCH TRONG
LUậT HìNH Sự VIệT NAM - NHìN Từ THựC
TIễN ĐịA BàN THàNH PHố HUế

KHóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC
CHUYấN NGNH LUT T PHP

Nghệ An, tháng 5 năm 2014


`

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC VINH
KHOA LUẬT

THÁI THỊ TRNG

TộI Cố ý GÂY THƯƠNG TíCH TRONG
LUậT HìNH Sự VIệT NAM - NHìN Từ THựC
TIễN ĐịA BàN THàNH PHố HUế

KHóA LUậN TốT NGHIệP ĐạI HọC



CHUYấN NGNH LUT T PHP
NGI HNG DN: GV: Bựi Th Phng Qunh

Nghệ An, tháng 5 năm 2014


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tỷ trọng tội cố ý gây thương tích đã xét xử với tổng số án hình sự
đã giải quyết của thành phố Huế từ năm 2010 đến 2013.........Error: Reference
source not found
Bảng 2.2: Số liệu thống kê về thời gian và địa điểm phạm tội của tội cố ý gây
thương tích trên địa bàn thành phố Huế.......Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Tương quan về công cụ và phương tiện phạm tội của tội cố ý gây
thương tích trên địa bàn thành phố Huế từ năm 2010 đến 2013................Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: Phương thức thực hiện tội phạm của tội cố ý gây thương tích trên
địa bàn thành phố Huế từ năm 2010 đến 2013.......Error: Reference source not
found
Bảng 2.5: Kết quả giải quyết tội cố ý gây thương tích từ 2010 – 2013 tại Tịa
án nhân dân thành phố Huế.............................................................................35
Bảng 2.6: Tỷ trọng về mức án tội cố ý gây thương tích của ngành Tịa án nhân
dân thành phố Huế từ năm 2010 đến năm 2013.....Error: Reference source not
found


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLHS
TNHS
TANDTC
HĐTP

Bộ luật hình sự
Trách nhiệm hình sự
Tịa án nhân dân tối cao
Hội đồng thẩm phán


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Tội cố ý gây thương tích
trong luật hình sự Việt Nam nhìn từ thực tiễn địa bàn thành phố Huế” là
cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo
trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, được lấy từ những số
liệu thực tế trên địa bàn thành phố Huế, nếu sai tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của khoa và nhà trường đề ra.
Tác giả khóa luận

Thái Thị Trăng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin bày tỏ lòng
biết ơn đối với các thầy cô giáo trong khoa Luật, Trường Đại học Vinh đã
hướng dẫn, tạo mọi điều kiện trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành khóa luận. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

đến giảng viên Bùi Thị Phương Quỳnh, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo ân
cần và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt thời gian qua thực hiện khóa luận để
em có thể hồn thành cơng trình nghiên cứu của mình.
Xin cảm ơn các cơ, chú cơng tác tại Tòa án nhân dân thành phố Huế đã
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động
viên em trong suốt qua trình học tập và nghiên cứu để hồn thành tốt khóa
luận này.
Nghệ An, ngày 20 tháng 3 năm 2014
Sinh viên
Thái Thị Trăng


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong số các quyền nhân thân, quyền được sống, được bảo vệ sức khỏe
về thể chất cũng như tinh thần là một trong những quyền quan trọng nhất của
con người. Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày
10/12/1948 đã tuyên bố trong Điều 3: “Mọi người đều có quyền sống, tự do
và an toàn cá nhân”; Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã quy định trong Điều
22: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Mặt khác, con người là
chủ thể của các mối quan hệ xã hội, khi quyền được tôn trọng và bảo vệ sức
khỏe của con người bị xâm phạm nó làm phá vỡ sự ổn định của các mối quan
hệ xã hội. Vì vậy, mục tiêu bảo vệ sức khỏe của con người được đặt lên hàng
đầu. Cũng vì ý nghĩa đó trong Bộ luật hình sự ngay sau nhóm tội xâm phạm
an ninh quốc gia, nhà làm luật quy định về nhóm tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Tội cố ý gây thương tích được
quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự nằm trong nhóm tội này, có hình phạt
nghiêm thể hiện thái độ kiên quyết của nhà nước là bất kỳ một ai xâm phạm

quyền được bảo vệ sức khỏe của người khác đều bị lên án và xử lý thích
đáng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ khơng ngừng về kinh tế - xã hội, đời
sống của nhân dân ngày càng được nâng cao, thời gian qua đã có rất nhiều vụ
án xâm hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự xảy ra với tính chất,
mức độ vô cùng nghiêm trọng làm xôn xao dư luận, phẫn nộ trong nhân dân,
phản ánh sự xuống cấp nghiêm trọng của nhân cách con người. Một trong
những địa bàn có tỉ lệ người phạm tội cao nhất trong cả nước như Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phịng… thì không thể không nhắc đến thành
phố Huế. Trong thời gian qua trên địa bàn thành phố Huế tội phạm gia tăng cả
về số lượng lẫn tính chất nghiêm trọng, nhất là tội cố ý gây thương tích. Trong
vịng 4 năm qua (2010 - 2013) Tòa án nhân dân thành phố Huế đã xét xử sơ
1


thẩm về tội cố ý gây thương tích là 162 vụ với 522 người phạm tội, chiếm
15,4% về số vụ, 15,9% về số người phạm tội so với tổng các loại tội phạm
trên địa bàn thành phố. Tội cố ý gây thương tích đã và đang gây ra những ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân cũng như làm nảy sinh
hoặc liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp và tệ nạn xã hội trên địa bàn thành
phố. Đó là sự mâu thuẫn trong sinh hoạt hàng ngày, cạnh tranh trong sản xuất
kinh doanh, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, sự tha hóa trong
lối sống tiêu cực… Để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động phịng ngừa
tội phạm nói chung và phịng ngừa tội cố ý gây thương tích nói riêng trên địa
bàn thành phố Huế, việc nghiên cứu tổng quan tội cố ý gây thương tích trên
địa bàn thành phố Huế, từ đó tạo cơ sở thực tiễn cho việc xác định nguyên
nhân của tội phạm, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa,
tiến tới giảm dần loại tội phạm này trong thời gian tới là cần thiết và có ý
nghĩa vơ cùng to lớn.
Nhận thấy vai trị và tầm quan trọng của đề tài trong thực tiễn, với kiến

thức được trang bị và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khố tại
Tịa án nhân dân thành phố Huế, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tội cố ý gây
thương tích trong luật hình sự Việt Nam nhìn từ thực tiễn địa bàn thành
phố Huế” làm khóa luận tốt nghiệp đại học cho mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Có thể nói tội cố ý gây thương tích từ trước đến nay chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ và có hệ thống. Các sách báo pháp lý viết về tội này
cũng chưa nhiều. Trong thời gian qua hàng loạt các cơng trình nghiên cứu về
loại tội phạm này trong đó có các cơng trình nổi bật sau:
Cuốn sách chuyên khảo tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm
của Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm do nhà xuất bản công an nhân dân
phát hành năm 2001.
Giáo trình phương pháp điều tra các loại tội phạm cụ thể, tập 1 của Học
viện Cảnh sát nhân dân(CSND) xuất bản năm 2002.
2


Tác giả Ngơ Việt Hùng với cơng trình nghiên cứu “Đấu tranh phịng
chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trên
địa bàn thành phố Hà Nội” (Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật
Hà Nội, năm 2005);
Cơng trình của tác giả Bùi Tiến Thành “Phòng ngừa tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Hịa Bình” (Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội, 2011).
Nội dung các cơng trình nghiên cứu nêu trên đã phân tích, đánh giá
được đặc điểm của tội cố ý gây thương tích, thực trạng, nguyên nhân của loại
tội phạm này, dự báo và đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở những mức độ và cách
tiếp cận khác nhau, tất cả đã có những đóng góp nhất định cho cơng tác đấu

tranh và phịng ngừa loại tội phạm.
Tuy nhiên, các bài viết này mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các đặc
trưng cơ bản của các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe mà chưa đề cập được
đầy đủ, toàn diện về tội cố ý gây thương tích thơng qua một thực trạng tội
phạm đang xảy ra trên thực tế. Do đó, tơi đã kế thừa những gì đã có của các
cơng trình nghiên cứu đi trước kết hợp với những nghiên cứu riêng của bản
thân thông qua thực trạng tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn thành
phố Huế để tìm hiểu một cách đầy đủ và toàn diện hơn về loại tội phạm này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Ở góc độ khóa luận tốt nghiệp, mục đích của khóa luận là nghiên cứu
tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế về mặt lí luận và
thực tiễn. Qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý và đưa ra các số liệu cụ thể
về tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố, khóa luận đưa ra một số
giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội
phạm này ở giai đoạn hiện nay.
Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ của khóa luận là:
3


Về mặt lí luận: Phân tích các khía cạnh pháp lý của tội cố ý gây thương
tích Điều 104 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.
Về mặt thực tiễn: Qua việc phân tích các dấu hiệu pháp lý và đưa ra các
số liệu cụ thể về tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố. Từ đó đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống tội phạm
này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận về tội cố ý
gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế, trong đó đề cập đến thực tiễn xét
xử, tính chất của tội cố ý gây thương tích đồng thời đưa ra những giải pháp,
kiến nghị phù hợp với tình hình thực tiễn.

Phạm vi nghiên cứu khóa luận là khía cạnh pháp lý tội cố ý gây thương
tích trên địa bàn thành phố Huế trong giới hạn kết quả khảo sát thực tiễn trong
các năm từ 2010 – 2013.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
về đấu tranh phòng chống tội phạm, có sử dụng các văn bản pháp luật, các
báo cáo tổng kết xét xử qua các năm của Tòa án nhân dân Thành phố Huế.
Để thực hiện nhiệm vụ đặt ra khóa luận sử dụng các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế, ngồi ra có sự kết hợp
nghiên cứu Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, các văn bản liên ngành,
các thông tư hướng dẫn về áp dụng pháp luật hình sự, Tố tụng hình sự với
nghiên cứu, phân tích, so sánh, tổng hợp các tài liệu thực tiễn đấu tranh phịng
chống tội phạm cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế. Trong đó
phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu nhằm đi sâu hơn vào vấn đề
nghiên cứu.

4


6. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tội cố ý gây thương tích - những vấn đề lý luận
Chương 2: Thực tiễn xét xử tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành
phố Huế giai đoạn 2010 – 2013.
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thương tích và
một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng
chống tội cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Huế.


5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích
(Điều 104 BLHS)
1.1.1. Khái niệm tội phạm cố ý gây thương tích
Tội phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999: “Tội phạm là hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền
lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng sức khỏe, danh sự nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, xâm
phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Từ khái niệm về tội phạm, khái niệm tội phạm cố ý gây thương tích có
thể hiểu như sau: “Tội phạm cố ý gây thương tích là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm gây thương tích cho người
khác”.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích (Điều 104 BLHS)
Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đã tách tội cố ý gây thương tích quy
định trong Bộ luật hình sự năm 1985 thành 3 tội mới, áp dụng những trường
hợp phạm tội thông thường và những trường hợp phạm tội có tình tiết giảm
nhẹ đặc biệt. Đó là, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
người khác (Điều 104); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe
cho người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105) và

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do vượt
qua giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106).
6


Cụ thể tội cố ý gây thương tích được Bộ luật hình sự 1999 quy định tại
Điều 104 như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc
một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho
nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc
người khác khơng có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất cơn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành cơng vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc
một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k Khoản
1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến

60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a
đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

7


4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt
nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù
chung thân”.
Tội cố ý gây thương tích cũng như các tội phạm khác, về mặt cấu trúc
tội phạm được hợp thành bởi những yếu tố khác nhau và tồn tại trong một thể
thống nhất, khơng tách rời nhau nhưng chúng ta có thể phân tích các yếu tố
cấu thành tội phạm gồm bốn yếu tố sau: khách thể, mặt khách quan, mặt chủ
quan và chủ thể của tội phạm.
1.1.2.1. Khách thể của tội cố ý gây thương tích
Khách thể của tội cố ý gây thương tích là quyền được tơn trọng và bảo
vệ về tính mạng và sức khỏe của con người (đang sống).
Tính mạng sức khỏe là những yếu tố quan trọng nhất đối với một người
để duy trì sự sống. Nếu khơng có sức khỏe thì con người khơng thể làm việc
và không thể tồn tại được để phát triển cuộc sống. Trường hợp cố ý gây
thương tích dẫn đến chết người xâm phạm trực tiếp đến tính mạng con người.
Tính mạng chính là quyền sống của con người. Vậy nên sự xâm phạm trực
tiếp đến quyền được bảo hộ về sức khỏe có thể là cả tính mạng của con người
chính là khách thể của tội cố ý gây thương tích.
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo
vệ bị tội phạm xâm phạm bằng cách gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại ở
một mức nhất định. Trong Luật hình sự Việt Nam, khách thể được bảo vệ là
“độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ
Nhà nước xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do
tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của cơng dân, vi phạm những

lĩnh vực khác của trật tự pháp luật Xã hội chủ nghĩa”( Khoản 1, Điều 8, Bộ
Luật hình sự).
Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội cố ý gây thương
tích trong Bộ luật hình sự nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho mọi công dân.

8


Như vậy, khách thể trực tiếp của tội phạm này là xâm phạm đến sức khỏe của
người khác.
Tính nguy hiểm cho xã hội của tội cố ý gây thương tích không chỉ thể
hiện ở việc xâm phạm đến sức khỏe, quyền được bảo vệ, tơn trọng về tính
mạng của con người mà nó cịn ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của nhân
dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây hoang mang
trong quần chúng nhân dân.
1.1.2.2. Mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích
Yếu tố tiếp theo trong cấu thành tội phạm là mặt khách quan của tội
phạm. Nếu như không có mặt khách quan thì khơng có tội phạm. Vì vậy, mặt
khách quan của tội phạm là một trong 4 yếu tố bắt buộc của tội phạm nói
chung và tội “Cố ý gây thương tích” nói riêng. Nếu như khách thể của tội
phạm là những quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ mà bị xâm hại tới thì
mặt khách quan của tội phạm được thể hiện bằng hành vi cụ thể tác động vào
những quan hệ xã hội đó.
Dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện ra bên
ngoài bằng giác quan mà con người có thể nhận biết được bao gồm:
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả
- Phương pháp, phương tiện, công cụ, thủ đoạn để thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội

- Thời gian, không gian, nơi xảy ra hành vi nguy hiểm cho xã hội
Như vậy mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích thể hiện bằng
hành vi cụ thể tác động vào người khác gây ra thiệt hại đáng kể về thể chất và
do tội cố ý gây thương tích thuộc về tội cấu thành vật chất, vì thế có những
dấu hiệu bắt buộc đó là: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

9


Cịn những dấu hiệu khác tuy khơng phải là bắt buộc trong một số
trường hợp cụ thể thì nó là những cấu thành tội phạm tăng nặng hay giảm nhẹ
trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội
Đó là hành vi dùng vũ lực tác động trục tiếp vào cơ thể nạn nhân một
cách trái pháp luật làm cho người đó bị thương hoặc bị tổn hại về sức khỏe.
Các hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích được thể hiện dưới một
số hành vi cụ thể như đâm, chém, bắn, đấm đá, cho chó cắn...hoặc cũng có thể
người phạm tội dùng lời nói đe dọa, bắt người bị hại tự làm tổn hại sức khoẻ
của mình như tự chọc vào mắt mình, uống thuốc phá thai, chặt ngón tay....
Hành vi khách quan của tội cố ý gây thương tích ln ln được thể
hiện dưới dạng hành động phạm tội mà không biểu hiện dưới dạng khơng
hành động phạm tội. Bởi vì để gây thương tích cho người khác nhất thiết phải
có hành động của người phạm tội tác động đến nạn nhân, dù là lời nói thì đó
cũng là một dạng hành vi hành động.
Hậu quả của tội cố ý gây thương tích
Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan
hệ xã hội là khách thể của Luật hình sự.
Hậu quả của tội này chính là những vết thương cụ thể với nạn nhân
hoặc là tổn hại sức khỏe cho nạn nhân là do hành vi phạm tội gây ra. Do vậy

khi có hậu quả nguy hiểm cho nạn nhân người thực hiện tội phạm sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự. Như vậy thế nào là hậu quả nguy hiểm cho xã hội?
Theo Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân Tối cao: “Hậu quả của những hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe từ 11% trở lên”
Theo công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 hướng dẫn một số hành vi
gây thương tích:“ Nếu kết quả giám định thương tật từ 10% trở xuống vẫn
truy cứu trách nhiệm hình sự” (Khoản 1, Điều 104 Bộ luật Hình sự).

10


Cố ý gây thương tích là tội phạm cấu thành vật chất nên hậu quả là yếu
tố bắt buộc. Hậu quả trực tiếp của tội cố ý gây thương tích thường là làm tổn
hại sức khỏe, làm bị thương hoặc gây cố tật cho nạn nhân (tức là làm biến đổi
tình trạng bình thường của nạn nhân). Nếu khơng có hậu quả xảy ra thì hành
vi của người phạm tội khơng cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích, dù
trong ý thức chủ quan người đó muốn gây thương tích cho nạn nhân.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của tội cố ý gây thương tích là có hậu quả
chết người xảy ra, tuy nhiên hậu quả chết người là ngoài mong muốn của chủ
thể. Khi thực hiện hành vi phạm tội trong ý thức chủ quan của người phạm tội
chỉ muốn gây thương tích cho nạn nhân, nhưng lại làm cho nạn nhân chết.
Phải xác định vì bị thương nặng nên nạn nhân chết chứ không phải do nguyên
nhân nào khác. Tội phạm hồn thành khi có thương tích xảy ra cho nạn nhân.
Dùng hung khí nguy hiểm như dao, súng...hoặc nhiều thủ đoạn có thể
gây thương tích cho nhiều người, gây cố tật nhẹ như chém cụt một ngón tay
nạn nhân, phạm tội đối với nhiều người cùng một lúc, phạm tội nhiều lần đối
với cùng một người hoặc nhiều người, phạm tội đối với người chưa thành
niên, người già, phụ nữ có thai, người ở trong tình trạng khơng thể tự vệ được,
phạm tội có tổ chức, phạm tội có đơng người tham gia, phạm tội trong thời

gian đang chấp hành án phạt tù, đang bị tạm giam về việc phạm tội, đang bị
tập trung cải tạo, phạm tội có tính chất cơn đồ, tái phạm nguy hiểm, để cản trở
người thi hành công vụ hoặc lý do cơng vụ của nạn nhân.
Hậu quả gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của người khác theo
Điều 104 Bộ luật hình sự là sự biến đổi bình thường thực tế tự nhiên của con
người.
Tội phạm cố ý gây thương tích là tội phạm cấu thành vật chất. Việc xác
định hậu quả có ý nghĩa đối với việc định tội, định khung hình phạt.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi cố ý gây thương tích và hậu quả
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thương tích và hậu quả cũng là
một yếu tố bắt buộc hết sức quan trọng, bởi lẽ hành vi không chứa đựng khả
11


năng gây ra hậu quả đó thì khơng thể xác định người đó có phạm tội hay
khơng?
Hành vi cố ý làm thương tích người khác một cách trái pháp luật phải
là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả tổn thương về mặt sức khỏe của nạn
nhân. Bản thân hành vi đó đã chứa đựng khả năng gây ra hậu quả. Hành vi cố
ý gây thương tích phải xảy ra trước hậu quả và phải có mối quan hệ làm cho
nạn nhân bị thương hoặc cố tật, cũng có thể là chết người. Hậu quả thương
tích hoặc tổn hại đến sức khỏe phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế
làm phát sinh hậu quả của hành vi trái pháp luật.
Như vậy phải kết hợp đầy đủ các yếu tố đó chúng ta mới kết luận được
hành vi của người đó là tội phạm. Bởi tội cố ý gây thương tích là cấu thành
vật chất, cho nên bắt buộc chúng ta phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả xảy ra.
Ngoài ra, mặt khách quan của tội cố ý gây thương tích cịn được thể
hiện ở những dấu hiệu khác như: Việc sử dụng công cụ, phương tiện, phương
pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nơi thực hiện hành vi

phạm tội. Tất nhiên, đây là những yếu tố không mang tính chất quyết định và
khơng bắt buộc nhưng nó ảnh hưởng khá nhiều trong việc quyết định hình
phạt và định khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ hình phạt, nó thể hiện được mức
độ nguy hiểm của tội phạm.
Nhìn chung mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc xác định người có hành vi phạm tội hay không?, nhất là việc xác
định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra. Phân tích rõ mặt
khách quan của tội cố ý gây thương tích cũng như phần nào phản ánh được
mục đích ý chí của người phạm tội, thể hiện và đánh giá đúng hình thức lỗi
của người đó.
1.1.2.3. Mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích
Yếu tố “lỗi” của người phạm tội khi thực hiện tội phạm là yếu tố bắt
buộc trong mặt chủ quan của tội phạm. Lỗi là thái độ tâm lý của một người
12


đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà mình đã thực hiện đối với hậu quả
do hành vi đó gây ra [22, Tr.124]. Lỗi của chủ thể tội cố ý gây thương tích
ln ln là lỗi cố ý (trực tiếp, gián tiếp), khơng có hình thức lỗi vơ ý.
Lỗi cố ý trực tiếp trong tội cố ý gây thương tích là lỗi của người khi
thực hiện hành vi dùng vũ lực gây thương tích cho nạn nhân nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho người đó, thấy trước hậu quả của hành vi
đó là nạn nhân bị thương tích và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Ngược
lại, đối với lỗi cố ý gián tiếp, người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích
thấy trước hậu quả của hành vi, tuy khơng mong muốn nhưng vẫn có ý thức
để mặc cho hậu quả xảy ra.
Về lý trí: Người phạm tội có thể dự kiến hành vi tất yếu là nạn nhân sẽ
bị thương tích hoặc có thể sẽ bị thương tích bởi sự tác động của hành vi của
mình. Đặc điểm này đều có trong lỗi có ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.
Về ý chí: Đối với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội mong muốn cho hậu

quả xảy ra. Điều này có nghĩa hậu quả nạn nhân bị thương tích hồn tồn phù
hợp với mục đích, phù hợp với mong muốn của người đó, người phạm tội
mong muốn hậu quả xảy ra nên quyết tâm thực hiện đến cùng hành vi đó. Đối
với lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy
ra, hậu quả nạn nhân bị thương tích mà người phạm tội thấy trước khơng phù
hợp với mục đích của họ, có nghĩa họ thực hiện hành vi phạm tội đó nhằm
mục đích khác. Chính để đạt được mục đích này, người phạm tội tuy khơng
mong muốn nhưng đã có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Mục đích và động cơ phạm tội của tội cố ý gây thương tích khơng phải
là dấu hiệu bắt buộc nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án.
Đối với tội cố ý gây thương tích động cơ thường là ý thức căm thù và
phẫn nộ của người phạm tội đối với nạn nhân nên người phạm tội muốn dùng
vũ lực gây thương tích cho người đó để giải quyết mâu thuẫn, căm phẫn đang
thúc giục trong lòng. Mục đích phạm tội là cái mốc trong ý thức mà phạm tội
đặt ra cho hành vi phạm tội của mình phải đạt đến. Trong tội cố ý gây thương
13


tích mục đích của người phạm tội là muốn cho nạn nhân bị thương tích hoặc
tổn hại sức khỏe.
Như vậy, mặt chủ quan của tội cố ý gây thương tích cũng là một trong
những yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xác định tội danh của
người phạm tội. Nhất là khi phân biệt tội cố ý gây thương tích với các tội
phạm khác. Từ đó góp phần tăng thêm hiệu quả cho việc xét xử đúng người,
đúng tội, đúng pháp luật.
1.1.2.4. Chủ thể của tội cố ý gây thương tích
Chỉ người nào có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm và có lỗi khi
thực hiện hành vi gây thương tích cho người khác mới trở thành chủ thể của
tội cố ý gây thương tích. Đó là những người có năng lực trách nhiệm hình sự
và đạt độ tuổi luật định.

Thứ nhất, chủ thể của tội cố ý gây thương tích phải là người có năng
lực trách nhiệm hình sự.
Năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể tội phạm nói chung và chủ
thể tội cố ý gây thương tích nói riêng khơng được luật hình sự mơ tả cụ thể
mà bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định gián tiếp tại Điều 13. Đó là, người
khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác trong khi đang
mắc bệnh tâm thần hoặc một bênh khác mất khả năng nhận thức và điều khiển
hành vi của mình thì khơng phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, chủ thể
của tội này là người khơng bị mất năng lực trách nhiệm hình sự tức là:
Về y học: Người đó khơng mắc bênh tâm thần hay bệnh khác làm rối
loạn hoạt động tâm thần (xác định dấu hiệu này phải dựa vào kết luận của tổ
chức giám định pháp Y tâm thần do Nhà nước thành lập)
Về tâm lý: Người đó có khả năng đánh giá hành vi đã thực hiện đúng
hay sai, nên làm hay khơng nên làm, có khả năng kiềm chế việc thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội để thực hiện một xử sự khác phù hợp với địi
hỏi của xã hội.
Thứ hai, người đó phải đủ tuổi trách nhiệm hình sự.
14


Điều 12, Bộ luật hình sự năm 1999 quy định:
“ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng”.
Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì chủ thể của tội cố ý gây
thương tích sẽ là:
- Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự nếu có
hành vi phạm tội thuộc Điều 104, Bộ luật hình sự năm 1999.
- Người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi có năng lực trách

nhiệm hình sự nếu có hành vi phạm tội thuộc Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều
104, Bộ luật hình sự năm 1999.
Thứ ba, người đó đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.
Thứ tư, hành vi mà người đó đã thực hiện phải có đầy đủ các dấu hiệu
của cấu thành tội phạm cụ thể của tội cố ý gây thương tích được quy định
trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Cuối cùng, người đó phải có lỗi trong việc thực hiện hành vi cố ý gây
thương tích.
Phân tích chủ thể của tội cố ý gây thương tích cho chúng ta thấy được
tầm quan trọng của chủ thể tội phạm. Bởi vì, quyết định khơng chỉ về định
khung hình phạt mà quan trọng hơn là nó xác định người đó có tội hay khơng
có tội, từ đó đảm bảo khắc phục tình trạng bỏ lọt tội phạm hoặc xét xử oan
sai, xử không đúng pháp luật.
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng
lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển hành vi ấy. Ở đây là khả
15


năng kiềm chế được hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện và khả năng
lựa chọn xử sự khác khơng nguy hiểm cho xã hội.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự theo Luật hình sự Việt Nam là
người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và khơng thuộc trường hợp ở
trong tình trạng khơng có năng lực trách nhiệm hình sự.
Theo Điều 12 Bộ luật hình sự năm 1999:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách
nhiệm về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Chủ thể của tội cố ý gây thương tích có thể là bất kỳ người nào có năng
lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định.
1.2. Đường lối xử lý đối với tội cố ý gây thương tích
* Phạm tội trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS
Khoản 1, Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định: “Người nào cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương
tật từ 11% đến 30%, hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp
sau đây , thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu
tháng đến ba năm”:
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho
nhiều người
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006
của tồn án nhân dân tối cao thì “dùng hung khí nguy hiểm” là trường hợp
dùng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm.
Vũ khí: Là một trong các loại được quy đinh tại Khoản 1, Điều 1, quy
chế quản lý vũ khí, vật liệu nổ…ví dụ như: Súng, lựu đạn…
Phương tiện nguy hiểm là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục
vụ cho cuộc sống con người (trong sản xuất, sinh hoạt) hoặc vật mà người
phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn
16


trong tự nhiên mà người phạm tội có được, nếu sử dụng cơng cụ, dụng cụ
hoặc vật đó tấn cơng người khác sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức
khỏe của người bị tấn cơng.
Tính chất nội tại của hung khí nguy hiểm đã chứa đựng khả năng gây ra
hậu quả nghiêm trọng, vì vậy quy định tình tiết này là yếu tố định tội nhằm
ngăn chặn các hành vi dùng hung khí có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho

người khác, giúp răn đe, giáo dục nghiêm khắc người phạm tội và tuyên
truyền cho người dân khi có mâu thuẫn hạn chế dùng các hung khí nguy hiểm
để tránh rơi vào con đường phạm tội.
b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
Cố tật là những tật để lại trên cơ thể của con người sau khi đã chữa khỏi
vết thương. Đó là tình trạng sức khỏe bị thay đổi do bị tội phạm xâm hại và sự
thay đổi này theo suốt cuộc đời của họ (vĩnh viễn), như sau khi bị thương
chân đi cà nhắc [10, Tr.82].
Cố tật nhẹ là những tật để lại không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng
không đáng kể đến hoạt động bình thường của nạn nhân so với trước khi
người phạm tội gây thương tích.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 02/2006/ NQ-HĐTP ngày 17/4/2003
của Tòa án nhân dân Tối cao:
“Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là hậu quả của hành vi cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái bất
thường không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ
thương tật dưới 11% khi thuộc trong các trường hợp: làm mất một bộ phận
cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân;
làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc
làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân”.
Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định thương tật
(ban hành kèm theo Thông tư số 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động –
Thương binh và Xã hội “quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh
17


tật mới”) để làm ví dụ, như gây thương tích làm mất đốt ngồi (đốt 2) của
ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngồi (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ
thương tật từ 8% đến 10%. Hoặc gây thương tích làm cứng khớp các khớp
liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9%.

Cố tật nhẹ được quy định là yếu tố định tội trong khung này bởi “cố
tật” là tật sẽ theo suốt cuộc đời nạn nhân, do đó hành vi dùng vũ lực gây
thương tích để lại hậu quả “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” của người phạm tội
phải được xử lý nghiêm khắc hơn các trường hợp gây thương tích mà khơng
để lại cố tật. Quy định này còn nhằm bảo hộ sức khỏe cho công dân, cũng như
bảo đảm quyền lợi cho những nạn nhân vô tội, trừng trị nghiêm khắc những
người coi thường sức khỏe của người khác.
c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người
Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên và mỗi lần thực hiện
hành vi đã cấu thành một tội độc lập và xâm hại đến cùng một khách thể trực
tiếp, nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án [16,
Tr.163]. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người là từ hai lần trở lên những
lần phạm tội trước chưa bị xử lý [7, Tr.83]
Theo tinh thần của điều luật thì tình tiết này có nghĩa là: Người phạm
tội đã thực hiện hành vi gây thương tích cho một người hoặc nhiều người ít
nhất hai lần, mỗi lần đều dưới 11% (chưa đủ mức truy cứu TNHS) và chưa
hết thời hiệu xử phạt hành chính hoặc chưa bị xử phạt hành chính. Ví dụ:
Ngày 1.3 năm 2014 Nguyễn Văn Linh (trú tại: Hương Vinh, Hương Trà, thành
phố Huế) gây thương tích cho Hồng văn Tình (trú tại: kiệt 1, Đào Duy Anh,
Thành phố Huế) là 2%, đến 20.3.2014 Nguyễn Văn Linh lại gây thương tích
cho Hồng Văn Tình là 9%. Như vậy, tình tiết nêu trên sẽ là yếu tố định tội.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của
hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao thì:

18


Chỉ áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần” đối với cùng một người hoặc
đối với nhiều người: Quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 104 của BLHS để
xét xử bị cáo theo Khoản 1, Điều 104 của BLHS trong các trường hợp sau đây:

+ Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người từ
hai lần trở lên mà mỗi lần tỷ lệ thương tật dưới 11 %, nhưng tổng tỷ lệ thương
tật của các lần từ 11% trở lên. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một lần tỷ
lệ thương tật từ 11% đến 30%, còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11%
thì bị cáo cũng chỉ bị xét xử theo Khoản 1, Điều 104 của BLHS.
Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của hai người trở
lên (có thể một lần, có thể nhiều lần đối với mỗi người) mà mỗi lần tỷ lệ
thương tật dưới 11%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả các lần từ 11% trở
lên. Trường hợp trong các lần đó chỉ có một người một lần tỷ lệ thương tật từ
11% đến 30% còn các lần khác tỷ lệ thương tật đều dưới 11% thì bị cáo cùng
chỉ bị xét xử theo Khoản 1, Điều 104 của Bộ luật hình sự năm 1999.
Những người phạm tội trong trường hợp này đa số là những người
thường có tính nóng nảy, có máu cơn đồ, coi thường tính mạng, sức khỏe
người khác, coi thường luật pháp. Vì vậy áp dụng tình tiết phạm tội nhiều lần
là yếu tố định tội tại Khoản 1 cũng là biện pháp ngăn chặn hiệu quả những
hành vi trái pháp luật của người phạm tội, giáo dục răn đe họ cần phải biết
kiềm chế cảm xúc của mình để tránh bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
d. Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc
người khác khơng có khả năng tự vệ
* Phạm tội đối với trẻ em
Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt, “do chưa trưởng thành
về tinh thần và thể lực, cần có sự chăm sóc đặc biệt bảo gồm sự bảo vệ về
pháp lý thích hợp, trước cũng như sau khi sinh” [9, Tr.13]. Theo Điều 1, Luật
bảo vệ và chăm sóc trẻ em năm 2004 thì “Trẻ em quy định trong luật này là
công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”.

19



×