Ý kiến về lỗi trong Luật Hình sự Việt Nam
I. MỞ ĐẦU
Mặt chủ quan của tội phạm là dấu hiệu quan trọng của cấu thành tội phạm.
Mặt chủ quan của tội phạm được biểu hiện thông qua ba yếu tố: lỗi, động
cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong đó, lỗi là dấu hiệu quan trọng
nhất, là nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội phạm,
không xác định được lỗi thì không thể cấu thành tội phạm. Vì vậy, nghiên
cứu về tính có lỗi giúp ta dễ dàng phân biệt sự giống và khác nhau giữa
các hình lỗi, hạn chế sự nhầm lẫn khi phân biệt lỗi này với lỗi khác, đồng
thời giúp ta hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của tính có lỗi trong đời sống thực
tiễn.
II. KHÁI NIỆM LỖI
1. Khái niệm lỗi
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm đối với hành vi nguy hiểm
cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra.
Một hành vi bị xem là tính có lỗi khi có đủ hai điều kiện:
- Hành vi trái pháp luật hình sự.
- Hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực
hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự
khác không trái pháp luật hình sự.
2. Điều kiện để xác định tính có lỗi
Để xác định được người thực hiện hành vi nguy hiểm, gây thiệt hại cho xã
hội có lỗi trong việc thực hiện hành vi đó hay không, ta cần xác đinh tính
có lỗi của tội phạm.
Khi thực hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội đủ hai điều kiện:
- Không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức
hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự hiện hành.
Ví dụ: A (20 tuổi) là người bị mộng du, thường xuyên đi trên lang cang vào
lúc giữa khuya, làm B (chồng của A) rất lo lắng. Một hôm B học được mẹo
hay là để con dao trên đầu nằm của A. Trong đêm, B để con dao to, sắc và
nhọn trên đầu nằm của A thật, nhưng không may, A lại mộng du, A vớ con
dao trên đầu nằm múa võ trong lúc B còn đang ngủ say (vì tự tin vợ mình
không mộng du nữa). Bất ngờ, A đâm vào bụng B một phát, may nhờ cứu
chữa kịp thời nên B còn sống và bị chấn thương 31%. Trong tình huống
này, do A thực hiện hành vi của mình một cách vô thức (đang mộng du) thì
không thể cho rằng hành vi của A phạm lỗi cố ý hoặc vô ý được.
III. CÁC HÌNH THỨC LỖI
Nội dung cơ bản cùa lỗi được hợp thành bởi hai yếu tố cơ bản là lý trí và ý
chí. Sự kết hợp khác nhau giữa lý trí và ý chí tạo nên các hình thức lỗi
khác nhau.
1. Lỗi cố ý trực tiếp (khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự 1999)
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
- Về lý trí:Người thực hiện hành vi nhận thức rõ tính chất nguy hiểm trong
hành vi của mình, thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của
hành vi đó.
- Về ý chí: Tuy nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi của mình
nhưng người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra.
Ví dụ: Vì muốn giết B nên A đã bắt cóc B và trói B lại, A cầm súng ngắn đã
lên đạn dí vào ngực B và bóp cò dẫn đến B chết. Trong trường hợp này, A
nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật
hình sự ngăn cấm, thấy được hậu quả nổ súng sẽ gây ra cái chết cho B,
và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
2. Lỗi cố ý gián tiếp (khoản 2 Điều 9 Bộ Luật hình sự 1999)
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội, nhận thức rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy
trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng
vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
- Về lý trí: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho
xã hội, thấy trước được hành vi đó có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho
xã hội.
- Về ý chí: Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra, nhưng
có ý thức bỏ mặc cho hậu quả nguy hiểm xảy ra do chính hành vi của
mình.
Ví dụ: Nhà ông A kinh doanh hoa cảnh, để phòng ăn trộm lấy mất những
cây quý sắp đem bán tết, ông đã câu dây điện trần xung quanh hàng rào
và đóng cầu dao điện từ giữa đêm đến sáng. B tiệc về khuya, trong người
đã có hơi men nên ngã vào hàng rào nhà ông A và bị điện giật chết. Như
vậy, ông A mặc dù không muốn B chết nhưng ông hoàn toàn có thể nhận
thức được hành vi rào điện chống trộm của mình là có thể gây ra hậu quả
chết người, nhưng ông A vẫn chấp nhận hậu quả chết người nếu có người
nào vào trộm cây nhà ông.
3. Lỗi vô ý vì quá tự tin (khoản 1 Điều 10 Bộ Luật hình sự 1999)
Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành
vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu
quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và
đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
- Về lý trí: Người phạm tội thấy hành vi của mình có thể gây ra hậu quả
nguy hại cho xã hội.
- Về ý chí: Người phạm tội không chấp nhận hậu quả tác hại cho xã
hội: “nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa
được”. Người phạm tội thấy trước được hành vi của mình có thể gây ra
nguy hại cho xã hội nhưng tin rằng với khả năng, kinh nghiệm, với các biện
pháp mình áp dụng, cách thức, phương tiện thực hiện, các điều kiện chủ
quan, khách quan khác mà hậu quả tác hại sẽ không xảy ra hoặc có thể
ngăn ngừa được nhưng hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra.
Ví dụ: Trong lúc đi săn, A nhìn thấy con thú đứng cạnh một người đi nhặt
củi, A tự tin vào tài thiện xạ của mình có thể bắn trúng con thú nhưng
không ngờ, khi A nổ súng con thú chạy và viên đạn bắn trúng người đi nhặt
củi làm người đó chết tại chỗ. Trong tình huống này, A nhận thức được
việc ngắm bắn con thú nếu lạc đạn có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng
của người đang nhặt củi, nhưng A vẫn thực hiện vì tin vào tài thiện xạ của
mình, vì vậy, hành vi của A phạm lỗi vô ý vì quá tự tin.
Cũng trong ví dụ trên, nếu A diện cớ phạm lỗi vô ý vì quá tự tin nhưng
nhằm mục đích chính là giết người nhặt củi với ý đồ trả thù thì sẽ bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người (Điều 93) với lỗi cố ý trực tiếp.
4. Lỗi vô ý do cẩu thả (khoản 2 Điều 10 Bộ Luật hình sự 1999)
Lỗi vô ý do cẩu thả là trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả
nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy trước được khả
năng gây ra hậu quả đó mặc dù được điều kiện khách quan buộc họ phải
thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.
- Về lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây
hậu quả nguy hại cho xã hội.
- Về ý chí: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước
và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.
Ở hình thức lỗi này, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy
hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp
người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:
- Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng
gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu
quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất
trộm.
- Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra
hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy
ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn
trước nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này
mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.
Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người phạm
tội “phải thấy trước” và “có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội
sẽ xảy ra. “Phải thấy trước” ở đây là quy định của pháp luật buộc họ khi ở
vào hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội. “Có thể thấy trước” có thể hiều là với độ tuổi, năng lực
trách nhiệm pháp lý, trình độ văn hoá, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm
nghề nghiệp, kiến thức xã hội, của một người bình thường thì người thực
hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.
5. Một số trường hợp đặc biệt về lỗi
a) Trường hợp hỗn hợp lỗi
Trường hợp hỗn hợp lỗi là trường hợp trong cùng một cấu thành tội phạm
có hai loại lỗi (cố ý và vô ý) đối với những tình tiết khách quan khác nhau.
Hỗn hợp lỗi chỉ xảy ra trong trường hợp có cấu thành tội phạm tăng nặng
của các tội phạm cố ý với tình tiết định khung tăng nặng là hậu quả nguy
hiểm cho xã hội. Ví dụ, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ
của người khác (Điều 104) có lỗi cố ý là làm tổn hại đến sức khoẻ con
người, nhưng trường hợp gây hậu quả chết người (khoản 3 Điều 104) thì
còn có thêm lỗi vô ý làm chết người.
“Hỗn hợp lỗi” khác với “lỗi hỗn hợp” ở chỗ:
Hỗn hợp lỗi Lỗi hỗn hợp
Trong cùng một cấu thành tội phạm có
hai loại lỗi (cố ý và vô ý) đối với những
tình tiết khách quan khác nhau.
Trường hợp có hành vi gây thiệt hại cho
xã hội nhưng đó là kết quả của nhiều bên
có lỗi: có lỗi của người phạm tội, người bị
hại hoặc lỗi của người thứ ba.
Ví dụ: Tội huỷ hoại hoặc cố ý kàm hư
hỏng tài sản (Điều 143) có lỗi cố ý làm
hư hỏng tài sản, nếu phá hoại tài sản gây
chết người (tình tiết định khung tăng
nặng) thì có thêm lỗi vô ý làm chết
người.
Ví dụ: Trong một vụ tai nạn giao thông có
thề có lỗi bất cẩn của người người gây
thiệt hại và người bị hại, hoặc có một
người nào đó gây chướng ngại.
b) Sự kiện bất ngờ (Điều 11 Bộ luật hình sự)
Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất
ngờ, tức là trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy
trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Là một sự kiện xảy ra trên thực tế gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ nhưng người thực hiện hành vi không phải chịu trách
nhiệm hình sự vì hành vi đó không có mối liên hệ về lý trí, ý chí của người
thực hiện hành vi. Họ không nhận thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, cũng như hậy quả nguy hiểm cho xã hội có thể xảy ra và
họ cũng “không bị buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó”.Ví dụ: Một
người say rượu băng ra giữa đường và lao vào xe tải dẫn đến người say
rượu tử vong.
IV. PHÂN BIỆT CÁC HÌNH THỨC LỖI
Mặc dù giữa các hình thức lỗi có dấu hiệu nhiều riêng để phân biệt, nhưng
trong thực tiễn, chúng ta thường dễ nhầm lẫn các hình thức lỗi với nhau,
đặc biệt là các cặp lỗi: cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin, vô ý vì quá tự tin
và vô ý do cẩu thả, vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ.
1. Phân biệt giữa lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
Giữa lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, ta dễ dàng phân biệt chúng vì
chúng có những điểm khác nhau khá rõ ràng. Dưới đây là bảng phân biệt
lỗi hai hình thức lỗi trên.
Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp
Cố ý trực tiếp Cố ý gián tiếp
Giống
nhau
Về lý trí: đều nhận thức rõ hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho
xã hội.
Khác
nhau
Người phạm tội mong muốn hậu Người phạm tội tuy không mong
muốn hậu quả xảy ra nhưng bỏ
quả xảy ra.
mặc cho hậu quả xảy ra, họ thể
hiện thái độ thờ ơ với lợi ích bị
xâm hại, thái độ chấp nhận hậu quả
nguy hiểm cho xã hội nếu hậu quả
xảy ra mặc dù không mong muốn.
Người phạm tội ý thức hành vi của
mình chắc chắn sẽ gây ra hậu quả
làm thiệt hại cho các lợi ích hợp
pháp, hành vi đó là vi phạm pháp
luật, là bị pháp luật ngăn cấm.
Người phạm tội tuy ý thức được
hành vi của mình gây nguy hiểm
cho xã hội nhưng ở mức độ thấp
hơn: “hành vi đó có thể xảy
ra” (thể hiện niềm tin nội tâm
không chắc chắn với hậu quả từ
hành vi của mình, có thể xảy ratức
là xảy ra hoặc không xảy ra).
2. Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và vô ý vì quá tự tin
Phân biệt lỗi cố ý gián tiếp và lỗi vô ý vì quá tự tin
Cố ý gián tiếp Vô ý vì quá tự tin
Giống
nhau
Về lý trí: đều nhận thức được hành vi của mình có tính chất nguy hiềm
cho xã hội.
Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra.
Khác
nhau
Người phạm tội bỏ mặc cho hậu quả
xảy ra.
Người phạm tội không bỏ mặc cho
hậu quả.
Người phạm tội ý thức được hành
vi của mình gây nguy hiểm cho xã
hội “có thể xảy ra” (thể hiện tâm lý
không chắc chắn với hậu quả từ
hành vi của mình, có thể xảy ra tức
là xảy ra hoặc không xảy ra).
Người phạm tội ý thức được hậu
quả nguy hiểm cho xã hội từ hành
vi của mình có thể xảy ra nhưng tự
tin hậu quả không xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được.
Tuy những dấu hiệu phân biệt hai dạng lỗi cố y gián tiếp và lỗi vô ý vì quá
tự tin khá rõ ràng, nhưng trong thực tế vẫn nảy sinh một số vấn đề làm ta
dễ nhầm lẫn với hai dạng lỗi trên. Trở lại ví dụ phần hình thức lỗi cố ý gián
tiếp (mục 2 phần III), nếu lúc ông A câu dây điện trần vào hàng rào và đặt
bảng báo nguy hiểm có sơn chữ dạ quang ở bốn phía khu vườn nhà mình
là: “Cẩn thận! Coi chừng điện giật”. Nhưng vì B say không thấy bảng báo
nên đã ngã vào hàng rào nhà ông A và bị điện giật chết. Vậy trong tình
huống vừa đặt ra hành vi của ông A phạm lỗi gì? Có nhiều người đáp rằng
hành vi đó phạm lỗi vô ý vì quá tự tin, vì ông A đã ý thức được câu dây
điện vào hàng rào sẽ có thể gây nguy hại đến tính mạng người ăn trộm và
cả người đi đường, nhưng ông lại tự tin rằng đặt bảng báo nguy hiểm có
sơn dạ quang ở bốn phía khu vườn thì ai cũng thấy được và tránh xa hàng
rào của ông, nào ngờ hậu quả xảy ra ngoài mong muốn là B say rượu
không thấy bảng nguy hiểm nên ngã vào hàng rào. Thật ra đáp án chính
xác vẫn là lỗi cố ý gián tiếp vì ông A ý thức được hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện, ông đặt bảng báo nguy hiểm nhưng
lại bỏ mặc, thờ ơ với hậu quả xảy ra: nếu ai không thấy bảng báo nguy
hiểm va vào hàng rào nhà ông thì bị điện giật.
3. Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả
Phân biệt lỗi vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả
Vô ý vì quá tự tin Vô ý do cẩu thả
Giống
nhau
Về ý chí: không mong muốn hậu quả xảy ra và không để mặc hậu quả
xảy ra.
Khác
nhau
Người phạm tội nhận thức được
hành vi của mình có thể gây hậu
quả nguy hiểm cho xã hội.
Người phạm tội không nhận thức
được hành vi của mình có thể gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội,
cũng như hậu quả nguy hiểm cho
xã hội có thể xảy ra.
Giữa lỗi vô ý do cẩu thả và vô ý vì quá tự tin dễ bị nhầm lẫn trong các
trường hợp tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Ví dụ: A
đang lái xe trên đường trường, trời đã gần tối nhưng vào đêm trăng tròn
nên đường đi vẫn còn sáng, A cũng không chú ý việc bật đèn xe. Đến một
quãng đường hẹp, mặt trăng bỗng bị mây che, xe A đâm sầm vào một bà
lão mắt yếu đang băng qua đường trên vạch cho người đi bộ, làm bà lão
chết tại chỗ. Ở đây hành vi của A phạm lỗi vô ý do cẩu thả vì A có điều kiện
để nhận thức được việc không bật đèn xe vào buổi tối có thể gây tại nạn
giao thông, nhưng A không nhận thức được hành vi của mình có thể gây
nguy hiểm cho người đi đường. Nếu như trong tình huống trên có thêm dữ
kiện là A ỷ mình thuộc đường như trong lòng bàn tay và thấy trăng sáng
nên không bật đèn xe thì lỗi từ hành vi của A là vô ý vì quá tự tin.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người phạm tội còn lợi dụng lỗi vô ý do
cẩu thả từ việc gây tai nạn giao thông để phục vụ cho những mục đích xấu
xa như trả thù, giết thuê,… Những hành vi trên sẽ quy vào lỗi cố ý trực
tiếp.
4. Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ
Vô ý do cẩu thả Sự kiện bất ngờ
Giống
nhau
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả
nguy hại cho xã hội.
Khác
nhau
Người thực hiện hành vi phải thấy
trước và có thể thấy trước hậu quả
nguy hiểm xảy ra.
Người thực hiện hành
vi khôngthể thấy trước và không
buộc phải thấy trước hậu quả nguy
hiểm xảy ra.
Giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ cũng có những tình huống
khiến ta nhầm lẫn. Ví dụ: B (đủ 18 tuổi) được mẹ nhờ đi chợ mua con dao
gọt trái cây, trên đường từ chợ về nhà, B gặp A (người đã từng đánh B bị
thương nằm bệnh viện ba tháng vì nghi ngờ B tố cáo hắn hút thuốc trong
trường) và A nhớ lại thù xưa nên tiếp tục doạ đánh B. Vì ốm yếu hơn nên B
bỏ chạy, A đuổi theo, đến một quãng vắng thì B đuối sức không thể chạy
nỗi nữa. A xông lại định đánh B thì B rút con dao mới mua ra chỉ vào mặt A
và nói: “đừng bước tới đây”, nhưng A không nghe, hắn vẫn tiếp tục xông tới
định đánh B. Hễ B cầm con dao cànglùi thìA càngtiến lại, không may A vấp
phải hòn đá dưới chân và ngực A đâm thẳng vào con dao của B. B gọi
người đến cấp cứu, vì vết thương thấu tim nên A đã chết. Trong tình huống
này, có người cho rằng hành vi của B gây ra cái chết của A chỉ là sự kiện
bất ngờ vì B chỉ muốn tự vệ nên mới rút con dao ra với mục đích là muốn A
đừng đánh mình, A vấp phải hòn đá nên ngã vào con dao B đang cầm mà
chết (sự kiện bất ngờ), B không thể biết trước hậu quả là làm cho A chết,
nên B không có lỗi. Nhưng tình huống này lại có một phần lỗi của B, vì lúc
B rút con dao ra là B có đủ điều kiện để biết việc rút con dao có thể làm tổn
thương đến A nếu A liều lĩnh quá, vậy theo quan điểm của người thực hiện
bài báo cáo thì hành vi của B phạm lỗi vô ý do cẩu thả.
V. Ý NGHĨA CỦA LỖI TRONG LUẬT HÌNH SỰ
- Lỗi là một trong những nguyên tắc cơ bản và rất quan trọng của luật hình
sự, không có lỗi thì không thể cấu thành tội phạm.
- Lỗi là một nội dung cơ bản thể hiện mặt chủ quan của cấu thành tội
phạm, là căn cứ để phân loại các cấu thành tội phạm.
- Lỗi là một trong những yếu tố xác định tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, lỗi là một trong những căn cứ để quy định hình phạt đối
với từng loại tội phạm.
- Lỗi là cơ sở trực tiếp để Toà án quyết định hình phạt trong từng trường
hợp cụ thể.
VI. KẾT LUẬN
Lỗi là một dấu hiệu rất quan trọng trong cấu thành tội phạm nhưng ta phải
chú ý không xác định lỗi độc lập với hành vi nguy hiểm cho xã hội, vì lỗi
luôn đi kèm với hành vi phạm tội. Ngoài ra, trong lúc xác định hình thức lỗi
không nên nhìn một cách phiến diện mà nên chú ý tới hoàn cảnh, điều kiện
khách quan; năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể, tính trái pháp luật
của hành vi phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội, không ngừng nghiên
cứu, thực tập xác định hình thức lỗi để hoàn thiện hơn khả năng nhận thức
về cấu thành tội phạm.