Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam xã đoài được trồng tại huyện quỳ hợp, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.61 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
--------------

NGUYỄN TRẦN TRUNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NƠNG HỌC
CỦA GIỐNG CAM XÃ ĐỒI ĐƢỢC TRỒNG
TẠI HUYỆN QUỲ HỢP, NGHỆ AN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH TRỒNG TRỌT

\

VINH - 2011


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sỹ “Nghiên cứu đặc điểm nơng học
của giống cam Xã Đồi được trồng tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An”, chuyên
ngành trồng trọt là cơng trình nghiên cứu của tơi. Mọi số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một
luận văn, chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu
nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận
văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Trần Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình, tơi đã nhận đƣợc sự giúp
đỡ nhiệt tình của các thầy, cô giáo khoa Sau đại học, khoa Nông Lâm Ngƣ,
trƣờng Đại học Vinh, sự giúp đỡ của các bạn học trong quá trình học tập và
rèn luyện tại trƣờng.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Ngơ Xn
Bình - Trƣởng khoa Cơng nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm - Trƣờng
Đại học Nơng lâm Thái Ngun, đã tận tình giúp đỡ, cho nhiều ý kiến trong
suốt quá trình thực hiện đề tài và hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn lãnh đạo Công ty Nông công nghiệp 3/2 và các cán bộ
kỹ thuật, công nhân Trung tâm KHKT Nông nghiệp (trực thuộc Công ty), đã
tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện các nội dung nghiên cứu tại vƣờn
cam của đơn vị
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và đồng nghiệp Trung tâm giống
cây trồng Nghệ An, đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi về công việc
cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và ngƣời thân, giúp đỡ tơi
trong suốt quá trình học tập cũng nhƣ trong thời gian thực tập tốt nghiệp.
Vinh, ngày 15 tháng 12 năm 2011
Tác giả

Nguyễn Trần Trung

ii



MỤC LỤC

Lời cam đoan ....................................................................................................... i
Lời cảm ơn .........................................................................................................ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục các bảng biểu .................................................................................... v
Danh mục sơ đồ................................................................................................vii
Danh mục đồ thị ...............................................................................................vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ....................................................... 3
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................. 4
1.1. Cở sở khoa học của đề tài ........................................................................... 4
1.2 Nguồn gốc và phân loại................................................................................ 4
1.3. Giới thiệu một số giống cam khác đang trồng phổ biến ở Việt Nam ......... 7
1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cam .................................................................. 10
1.5. Đặc tính thực vật học của cây cam............................................................ 14
1.6. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới và trong nƣớc ......................... 17
1.6.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới ............................................. 17
1.6.2. Tình hình sản xuất cam quýt ở nƣớc ta .................................................. 19
1.7. Các vùng trồng cam quýt chính của nƣớc ta ............................................. 21
1.8. Một số sâu, bệnh hại chính gây hại cho cam ............................................ 26
1.9. Một số nghiên cứu cam trong và ngoài nƣớc ............................................ 30
1.10. Điều kiện và tình hình sản xuất cam của huyện Quỳ Hợp,Nghệ An…. 37

iii



CHƢƠNG II
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................... 41
2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 41
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 41
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................... 41
2.4. Xử lý số liệu .............................................................................................. 46
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................... 47
3.1. Đặc điểm thân cành của giống cam Xã Đoài tại huyện Quỳ Hợp ............ 47
3.2. Sinh trƣởng của lộc xuân .......................................................................... 47
3.3. Sự hình thành và sinh trƣởng của lộc hè ................................................... 51
3.4. Sự hình thành và sinh trƣởng của lộc thu ................................................. 53
3.5. Sự hình thành và sinh trƣởng của lộc đông............................................... 55
3.6. Động thái tăng trƣởng chiều dài và mối liên hệ giữa các đợt lộc ............. 58
3.7. Mối liên hệ giữa sinh trƣởng của cành quả và năng suất .......................... 61
3.8. Đặc điểm và thời gian ra hoa của cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp ......... 63
3.9. Tỷ lệ đậu quả và năng suất giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp ......... 65
3.9.1. Tỷ lệ đậu quả và năng suất ..................................................................... 65
3.9.2. Đặc điểm quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp .................... 67
3.9.3. Một số chỉ tiêu lý tính quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp .... 68
3.9.4. Chỉ tiêu sinh hóa của giống cam Xã Đồi trồng tại Quỳ Hợp ................... 69
3.10. Ảnh hƣởng của sâu bệnh hại đến cây cam Xã Đoài tại Quỳ Hợp .......... 71
3.11. Ảnh hƣởng của bảo quản đến tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn .................... 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................................. 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 77
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................... I

iv



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới

18

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng cam quýt ở Việt Nam

20

Bảng 1.3. Đặc điểm khí hậu của huyện Quỳ Hợp năm 2010 - 2011

38

Bảng 3.1. Đặc điểm thân cành của giống cam Xã Đoài

47

Bảng 3.2. Theo dõi tỷ lệ các loại cành của lộc xuân

49

Bảng 3.3. Đặc điểm sinh trƣởng của lộc xuân

50

Bảng 3.4. Nguồn gốc và tỷ lệ các loại cành của lộc hè

52


Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trƣởng của lộc hè

53

Bảng 3.6. Nguồn gốc cành phát sinh và sinh trƣởng của lộc thu

54

Bảng 3.7. Đặc điểm sinh trƣởng của lộc thu

55

Bảng 3.8. Sinh trƣởng của lộc đông

56

Bảng 3.9. Đặc điểm sinh trƣởng của lộc đông

58

Bảng 3.10. Động thái tăng trƣởng của các đợt lộc

60

Bảng 3.11. Mối liên hệ giữa sinh trƣởng của cành quả và năng suất

61

Bảng 3.12. Đặc điểm và thời gian ra hoa của giống cam Xã Đoài trồng

tại Quỳ Hợp

64

Bảng 3.13. Tỉ lệ đậu quả và năng suất giống cam Xã Đoài
tại Quỳ Hợp

66

Bảng 3.14. Đặc điểm quả của giống cam Xã Đoài trồng tại Quỳ Hợp

68

Bảng 3.15. Các chỉ tiêu lý tính quả cam Xã Đồi trồng tại Quỳ Hợp

68

Bảng 3.16. Một số chỉ tiêu sinh hoá của giống cam Xã Đoài trồng tại
Quỳ Hợp

69

v


Bảng 3.17. Các chỉ tiêu sinh hóa của cam “Vinh”

70

Bảng 3.18. Mức độ sâu bệnh hại trên cây cam Xã Đoài trồng

tại Quỳ Hợp

73

Bảng 3.19. Sức nẩy mầm của hạt phấn tại thời điểm nở hoa

74

Bảng 3.20. Số lƣợng và tỷ lệ hạt phấn nảy mầm sau bảo quản

75

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Hệ thống sản xuất và bảo tồn cây giống cây có múi sạch bệnh

31

Sơ đồ 1.2. Nhân giống cây có múi bằng phƣơng pháp ghép

32

Sơ đồ 3.1. Mối liên hệ giữa các đợt lộc trong năm

57

DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1. Động thái tăng trƣởng của các đợt lộc


60

Đồ thị 3.2. Mối tƣơng quan giữa sinh trƣởng cành quả và năng suất

62

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển cây ăn quả mang tính chất hàng hóa nhằm tăng sản phẩm
nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội và xuất khẩu hàng
năm là định hƣớng đƣợc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đặc biệt
quan tâm. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nghề trồng cây ăn quả ngày
càng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một trong bảy mặt
hàng cây trồng xuất khẩu của Việt Nam đó là: Lúa, cà phê, cao su, chè, hạt
điều, mía, rau quả [22].
Hiện nay phong trào trồng cây ăn quả tăng nhanh và có chiều hƣớng
phát triển mạnh, cây ăn quả cùng với một số cây công nghiệp, cây đặc sản
khác đang đƣợc đánh giá là cây trồng quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, tăng cao hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở các vùng
trung du miền núi. Từ những yêu cầu thực tại của xã hội, việc phát triển cây
ăn quả cũng nhƣ nghiên cứu nhằm đƣa ra biện pháp kỹ thuật tăng năng suất,
chất lƣợng cây ăn quả là điều hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong
phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
Các loài cây cam quýt (Citrus) là những cây có giá trị dinh dƣỡng và
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều loài cam đang đƣợc trồng trên thế giới cho
quả với vị đặc trƣng nhƣ: chua, vị ngọt, chua nhẹ, ngọt và rất ngọt, đã phần nào

đáp ứng đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Tùy loại mà quả cam quýt có thành
phần dinh dƣỡng khác nhau, chúng có hàm lƣợng đƣờng tổng số từ 6 - 10% (trừ
các loại quả chua nhƣ chanh), đạm từ 0,6 - 0,9 %, chất béo khoảng 0,1 - 0,2 %,
Vitamin C khoảng 50 - 100 mg/100g quả tƣơi, axit hữu cơ 0,4 - 0,6 % . Ngoài ra
quả cam có nhiều loại Vitamin khác nhƣ vitamin B1, E … nhiều loại khoáng
nhƣ P2O5, Ca, Fe, Zn, Mg … và khoảng 15 loại axit amin tự do khác nhau [15].

1


Nghề trồng cây ăn quả đã tồn tại hàng trăm năm ở Việt Nam, trong đó
cam quýt đã có nhiều giống địa phƣơng và nhập nội trở thành những giống
cây ăn quả nổi tiếng và gắn liền với thƣơng hiệu từng địa danh nhƣ: Cam Xã
Đoài, cam Bố Hạ, cam Sông Con, bƣởi Phúc Trạch, bƣởi Đoan Hùng …Hiện
nay cam đang trở thành một trong những loại cây ăn quả chủ yếu ở Việt Nam
và đƣợc trồng với bộ giống hơn khoảng 70 giống khác nhau [35].
Cùng với việc mở rộng diện tích gieo trồng, các nghiên cứu nhằm cải tạo
giống, nâng cao năng suất, chất lƣợng và khả năng chế biến của cam quýt đƣợc
nhiều nƣớc trên thế giới chú trọng. Giống nhƣ các loại cây ăn quả khác, ở cây
cam xuất hiện các hiện tƣợng sinh học điển hình nhƣ q trình ra lộc, phân hóa
cành, hiện tƣợng tạo quả không hạt, khả năng cho năng suất khi đƣợc tự thụ và
giao phấn…Việc nghiên cứu giải thích các quy luật của những hiện tƣợng này
đã góp phần vào việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm nâng cao
năng suất, chất lƣợng ở nhiều nƣớc trồng cam trên thế giới.
Quỳ Hợp là một huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có diện
tích đất nơng nghiệp là 13.729,24 ha chiếm 14,58%, trong đó diện tích trồng cây
ăn quả là 1.131 ha và diện tích trồng cam với 513 ha. Nhƣng hiện nay một thực
tế cho thấy rằng, chất lƣợng các giống cam ở đây còn rất thấp. Nguyên nhân
chủ yếu là do chúng ta thiếu những bộ giống tốt, khả năng và trình độ thâm
canh cịn thấp, việc nghiên cứu đặc tính và hiện tƣợng sinh học của cây cam

còn hạn chế, đặc biệt là một số vùng trồng cam đang có nguy cơ bị tàn phá do
một số bệnh virut và vi khuẩn gây nên.
Từ những thực tiễn sản xuất, việc nghiên cứu các tính chất cơ bản về đặc
điểm nơng học, mối liên hệ của những đặc điểm này đến năng suất, phẩm chất
của các giống cam là hết sức cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông học của giống cam Xã
Đoài được trồng tại huyện Quỳ Hợp, Nghệ An”

2


2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đƣợc các đặc điểm nơng học của giống cam Xã Đồi trồng
tại huyện Quỳ Hợp, từ đó biết đƣợc những đặc tính tốt của các cây cam hiện
trồng tại vƣờn.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Nghiên cứu đƣợc các nội dung sau đây:
- Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các đợt lộc, sinh trƣởng của các
đợt lộc và mối liên hệ giữa chúng.
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa sinh trƣởng cành quả đến năng suất quả.
- Nghiên cứu khả năng bảo quản hạt phấn
Đề tài thực hiện sẽ góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc quy hoạch
vùng sản xuất cam hàng hóa và đƣa ra đƣợc những biện pháp kỹ thuật nhằm
tăng năng suất và sản lƣợng của giống để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất
.

3


CHƢƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cở sở khoa học của đề tài
Cây cam Xã Đoài là một đặc sản của xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An, thuộc loại cây ăn quả lâu năm. Giống cam Xã Đoài khi trồng
vùng đất khác luôn chịu ảnh hƣởng rất rõ bởi điều kiện ngoại cảnh, biểu hiện
qua sinh trƣởng, phát triển, năng suất và phẩm chất của quả. Hiện nay giống
cam này đang đƣợc trồng tại nhiều vùng đất khác nhau của tỉnh Nghệ An,
nhƣng mỗi vùng đều có những điều kiện sinh thái nhất định ảnh hƣởng đến
quá trình sống cũng nhƣ các đặc điểm nông học của giống.
Công tác chọn giống hiện nay đang đƣợc các cấp các ngành và ngƣời sản
xuất cam của huyện Quỳ Hợp nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung rất quan
tâm, cần đƣợc chú trọng, bởi việc hiểu đƣợc đặc điểm nông học của giống cam
Xã Đoài tại huyện Quỳ Hợp giúp các nhà vƣờn hiểu rõ đƣợc những đặc tính tốt
của giống tại khu vực trồng để đề ra những biện pháp kỹ thuật trồng và chăm
sóc phù hợp nhất nhằm đạt đƣợc năng suất cao nhất.
1.2 Nguồn gốc và phân loại
1.2.1. Nguồn gốc
Trong các loại cây ăn quả thì cây cam quýt đƣợc xem là một trong
những loại cây có nguồn gốc lâu đời nhất. Cây cam quýt phần lớn có nguồn
gốc từ miền nam châu Á, trải dài từ Ấn Độ qua Himalaya, Trung Quốc xuống
Philipin, Malaixia, miền nam Indonexia đến lục địa Úc [34][46]. Những nghiên
cứu gần đây cho rằng tỉnh Vân Nam Trung Quốc có thể là nơi khởi nguyên của
nhiều loại cam quýt quan trọng, tại đây đã tìm thấy nhiều loài cam quýt hoang
dại [25][38]. Giống cam Xã Đồi xuất hiện từ những năm 1940, do cụ Đậu
Đình Văn, quê vùng biển Cửa Lò, trồng tại xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc,

4


Nghệ An. Giống cam Xã Đoài lần đầu tiên xuất hiên tại hội chợ Đông Dƣơng

bao gồm 3 nƣớc Việt Nam, Lào, Campuchia do Pháp tổ chức. Tại hội chợ có
khu vực dành cho hoa quả, có các loại cam bù, cam sành, cam giấy có 1 giống
gồm 6 quả lớn hơn cái chén tống với biển đề: “Cam - Xã Đồi/ Đậu Đình Văn
- Tân Hưng - Xã Đồi”. Sau đó giống cam này đƣợc đem tiến vua Bảo Đại và
mọi ngƣời thƣờng gọi là cam tiến vua [10].
1.2.2 Phân loại
Cây cam quýt thuộc tông Clauseneae, dƣới họ Aurantioideae, họ hoa
hồng Ruatceae, bộ Rutales, ngành ngọc lan Lingosea, lớp cây 2 lá mầm
Dicotylendones [16].
Họ hoa hồng (Rutaceae) đƣợc phân chia thành 130 giống (genus), nằm
ở trong 7 họ phụ khác nhau, trong đó họ phụ hoa hồng (Aurantioideae) có ý
nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn, dƣới họ phụ Aurantioideae có tộc Citreae
(28 giống) và tộc phụ Citrinae (13 giống), 3 nhóm: “tiền cam quýt”, “gần cam
quýt”, “cam quýt thực sự” đƣợc phân nhóm từ Citreace và tộc phụ Citrinae.
Hiện nay tồn tại 2 hệ thống phân loại cam quýt đƣợc nhiều ngƣời áp dụng
trên thế giới. Theo Tanaka (Nhật Bản) cam quýt gồm 160 - 162 loài (species)
[47][48]. Tanaka quan sát thực tiễn sản xuất cho rằng các giống (cultivars) cam quýt
qua trồng trọt đã có nhiều biến dị trở thành giống mới. Swingle đã phân chia cam
quýt ra thành 16 loài, bảng phân loại cúa Swingle đơn giản hơn, tuy nhiên các nhà
khoa học vẫn phải dùng bảng phân loại của Tanaka để gọi tên các lồi cam qt vì
bảng này chi tiết đến tên từng giống [44]. Qua bảng phân loại cam quýt cho thấy
cam quýt hiện nay có mối quan hệ họ hàng với tổ tiên của chúng.
- Chi Poncirus (cam ba lá): không trồng ở Việt Nam mà chỉ mới đƣợc
nhập vào để dùng làm gốc ghép vì có nhiều ƣu điểm: chống đƣợc rét, chống
đƣợc bệnh chảy gôm, chịu đƣợc bệnh tristeza, chịu đất ẩm nhƣng không chịu
đƣợc đất hạn, đất mặn nhiều vôi [12].

5



- Chi Fortunellta (quất): trồng chủ yếu ở Nhật Bản, Trung Quốc và Việt
Nam. Giống quả nhỏ, màu vàng nhƣ cam nhƣng ít múi (3-7) múi, mỗi múi chỉ
có 1-2 hạt. Quả chua nên không dùng ăn tƣơi mà chủ yếu trồng làm cảnh hoặc
lấy quả làm gia vị [12].
- Chi Citrus: gồm rất nhiều nhóm và nhiều giống
+ Giống chanh yên và phật thủ (Citrus medica): đƣợc thuần dƣỡng rất
sớm ở Trung Quốc, Ấn Độ, bán đảo Đông Dƣơng.
Chanh có 2 loại chính là chanh vỏ mỏng và chanh núm.
Chanh núm (Citrus limon): gốc ở miền Trung và miền Tây Bắc Ấn Độ,
khơng ƣa các khí hậu nhiệt đới ẩm mà thích những nơi khí hậu khơng q nóng
nhƣng khơng q lạnh và hơi khơ ít trồng ở Việt Nam, giá trị kinh tế thấp.
Chanh vỏ mỏng (Citrus aurantifolia): nguồn gốc ở những vùng nóng và
mƣa nhiều. Cây nhỏ, nhiều cành, nhiều gai, cuống lá gần nhƣ khơng có eo lá,
quả thƣờng nhỏ, vỏ mỏng hình trái xoan, nhiều nƣớc rất chua. Khi chín vỏ quả
cịn xanh hoặc chỉ hơi vàng [12]. Cam chua (Citrus aurantium): trồng rất giống
cam về hình dạng nhƣng lá có cánh to hơn, quả khơng trịn và nhẵn nhƣ cam.
Nƣớc chua, vỏ và múi hơi đắng nhƣ bƣởi. Trƣớc đây, cam chua rất hay đƣợc
trồng dùng làm gốc ghép cho cây cam ngọt vì tăng sức chống rét, chống
ẩm, úng, chống bệnh chảy gôm do phytophtora gây ra nhƣng lại mẫn cảm
với bệnh tristeza nên không đƣợc dùng nữa [13].
+ Quýt (Citrus reticulata) theo Swingle những đặc điểm chính của quýt là
nhiều múi (9-13 múi), vỏ dễ bóc, hạt nhỏ, lá mầm xanh lục, nhƣng theo Praloran
lồi Citrus reticulata này phức tạp có thể chia thành các nhóm phụ đó là:
* Quýt Satsuma chịu rét tốt, trồng tại Nam Nhật Bản, ở độ vĩ tuyến cao
nhất so với các cây có múi khác. Quýt Satsuma chín sớm, thƣờng khơng có hạt
và có nhiều lồi phụ.

6



* Quýt Kinh (cam sành) quả to, vỏ hơi dày khó bóc, đáy quả hơi lõm
xuống, một số hạt lá mầm màu xanh, thịt quả khi chín có màu đỏ vàng giống
nhƣ quýt nên Praloran cho rằng đó là một giống lai giữa cam (C.sinensis
Osbeck) và quýt (C.reticulata Blanco). Nhiều tác giả xếp quýt King vào loại
C.nobilis, chủ yếu phân bố ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam [12].
+ Cam Xã Đồi có hai loại: Giống Cam hình quả nhót (dân địa phƣơng
gọi Cam Lót). Cam quả Nhót cao thành, phần đầu hơi nhô lên, cuống nhỏ.
Cây mẹ ở khoảng 5-6 tuổi nếu tốt, khoẻ có thể ni quả đến tháng 3 năm sau.
Loại thứ hai là cam hình quả bầu (gọi Cam Bầu), hơi dẹt và phần đầu lõm
xuống. Vỏ cam có màu vàng đỏ rồi đỏ sậm nhƣng tƣơi tắn, hơi phơn phớt
màu vàng, vàng chanh. Cam Xã Đồi vỏ khơng trơn bóng nhƣ cam Trung
Quốc, khơng xù xì nhƣ cam Bù Hƣơng Sơn. Dạng có quả trịn dài cho năng
suất cao hơn, trọng lƣợng quả trung bình 180-200g, hƣơng vị thơm ngon
nhƣng có nhƣợc điểm là nhiều hạt, xơ bã nhiều.
1.3. Giới thiệu một số giống cam khác đang trồng phổ biến ở Việt Nam
1.3.1. Giống cam Sông Con
Giống cam này thuộc tỉnh Nghệ An, đƣợc tạo ra bằng phƣơng pháp chọn
lọc từ một giống nhập nội. Có thể là do dạng đột biến mầm của cam Washington
Navel. Cây sinh trƣởng khỏe, tán hình cầu, phân cành nhiều, cành ngắn và tập
trung. Giống cam này có lá bầu, gân phía lƣng nổi rõ, hoa màu xanh bóng, có
phản quang, hoa bất dục đực 50%. Khối lƣợng quả trung bình đạt 200-220g, hình
cầu, mọng nƣớc, vỏ quả mỏng, ít hạt, ngọt đậm và thơm. Cây ghép sau 3 năm cho
quả, sau 4 năm có thể đƣa vào kinh doanh khai thác. Cây chiết hoặc cây từ giâm
cành sau 3 năm cho quả. Giống cam Sông Con cho năng suất trung bình, có khả
năng chống chịu đƣợc một số sâu bệnh và có tính thích ứng rộng nên đã đƣợc
trồng ở nhiều vùng nhƣ trung du, đồi núi, ven biển và vùng đồng bằng. Cam
Sông Con đƣợc trồng phổ biến khắp các vùng trong cả nƣớc [8].

7



1.3.2. Giống cam Hamlin
Có nguồn gốc từ Mỹ, đƣợc nhập vào nƣớc ta qua cộng hòa Cuba trong
những năm 80, lá hình ơ van, xanh khơng đậm, cành thƣa, ít gai, tán cây hình ơ
van, hay hình cầu. Quả có dạng hình cầu, vỏ mỏng, khi chín có màu đỏ da cam,
thịt quả mọng nƣớc, ít xơ bã, ít hạt, hƣơng vị thơm ngon. Giống cam này thuộc
loại chín sớm, cây có năng suất cao nhƣng khối lƣợng quả bình quân nhỏ. Cam
Hamlin trồng ở vùng đồng bằng hay bị nhiễm bệnh lt, chảy gơm. Đất ven biển
rất thích hợp cho loại cam này [17].
1.3.3. Giống cam Valencia
Có nguồn gốc từ Mỹ, cây phân cành ngắn, tán hình cầu hay ô van. Lá gồ
ghề, eo lá lớn, có màu xanh đậm, phản quang, cành ít gai, quả to, có khối lƣợng
trung bình đạt 200-250g, hình ơ van, vỏ hơi dày, mọng nƣớc, ít hạt, ít xơ bã,
giịn. Cây 9 năm tuổi có chiều cao 4-5m, đƣờng kính tán 3,5-4m. Giống cam
này là giống chín muộn, cho năng suất cao. Có thể trồng giống cam này ở các
vùng miền núi, đồng bằng và đồng bằng ven biển. Ở vùng đồng bằng sông Hồng,
giống này hay bị nhiễm bệnh chảy gôm [17].
1.3.4. Giống cam Vân Du
Đƣợc nhập nội vào trại cam Vân Du năm 1947. Đây là một trong các
giống cam chủ lực của nƣớc ta. Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có
gai, lá hơi thn, mành xanh đậm, eo lá hơi to, quả hình trịn hay ơ van, vỏ dày,
mọng nƣớc, giòn, ngọt, nhiều hạt. Giống cam này cho năng suất khá cao, chống
chịu tốt với một số sâu bệnh hại, chịu hạn và đƣợc phổ biến rộng [17].
1.3.5. Giống cam bù Hà Tĩnh
Đƣợc trồng từ lâu đời ở vùng Hƣơng Sơn, Hà Tĩnh, có nơi gọi là qt.
Giống có 3 dạng hình chủ yếu:
- Dạng vỏ dày, quả có thành cao, phẩm chất rất tốt, ăn rất ngon.
- Dạng có quả hình cầu, chín muộn, vỏ quả đẹp.

8



- Dạng hồn tồn giống cam sành nhƣng quả có thành cao, vỏ mỏng
hơn, nhiều hạt.
Cam bù Hà Tĩnh có tính chống chịu khá, thích nghi với điều kiện khí hậu,
đất đai ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh vùng đồng bằng, trung du, miền
núi phía Bắc. Năng suất quả ở cây 9-11 năm tuổi có thể đạt 35-40 tấn/ha nếu trồng
ở mật độ 800-1200 cây/ha [17].
1.3.6. Giống cam dây (Cam mật)
Phổ biến ở các vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long và miền đông Nam
Bộ. Ở vùng Tiền Giang, cam này chiếm 80% diện tích trồng cam, quýt. Cây phân
cành thấp, tán lá hình dù lan rộng. Cây đạt 5 năm tuổi cao 3-4m, đƣờng kính tán
5-6m, cành ít gai, gai ngắn. Lá xanh đậm có eo nhỏ. Cây có thể ra hoa 3 vụ
trong năm, có thể đạt 1000-1200 quả/cây/năm. Khối lƣợng quả trung bình đạt
220-260g. Khi cam chín có vỏ màu vàng, thịt quả vàng đậm, ngọt, nhiều hạt (2023 hạt/quả). Vỏ quả hơi dày, ít thơm hơn các giống cam trồng ở phía Bắc [17].
1.3.7. Giống cam sành Bố Hạ
Giống nội địa đƣợc trồng nhiều ở Bố Hạ (Hà Bắc cũ). Tán nhỏ, hình tháp,
khung cành nhỏ, góc độ phân cành nhỏ, nhiều cành tăm, cành khơng gai, lá nhỏ
màu xanh đậm, chóp tù, mép lá hơi gợn sóng, mùi hắc, eo lá nhỏ. Ra hoa, kết quả
và chín muộn hơn các giống khác, thƣờng chín vào tháng 12 đầu tháng 1. Quả to
vỏ dầy, sần sùi, tép mịn, nhiều nƣớc, nhiều bã, nhiều hạt, ruột và nƣớc quả có màu
đỏ đẹp. Giống này đòi hỏi kỹ thuật thâm canh cao, tán nhỏ có thể trồng dầy [17]
1.3.8. Giống cam Naven
Cịn gọi là cam rốn, nguyên sản ở Califocnia (Mỹ), trồng ở Việt Nam từ
những năm 1937. Đặc điểm: lá và tán cây tƣơng tự nhƣ cam Sơng Con, quả trung
bình 230g/quả, có thể đạt 290g/quả, đƣờng kính xấp xỉ 7,6cm, khi chín vỏ quả
màu vàng xám, có 11-12 múi, thịt qủa màu vàng đậm, không hạt, vị ngọt đậm
thơm, năng suất kém hơn cam Vân Du [17].

9



1.3.9. Cam Hải Dương
Trồng nhiều ở vùng Thanh Hà, Tứ Kỳ (Hải Dƣơng) nên cịn có tên gọi
là cam Thanh Hà hoặc cam Động Đình. Quả to (600 - 700g/quả), trung bình
300 - 400g/quả, quả nâu đều, đỉnh quả bằng đáy quả. Vỏ quả chín màu vàng
đỏ, rất đẹp. Tép quả màu trắng bệch, vách múi dày, hạt to và dẹt (gần giống
bƣởi), có 20 - 30 hạt/quả, ăn chua có vị đắng. Đây là giống cam chín muộn,
đẹp mã (giữ đƣợc đến tết nguyên đán) [17].
1.3.10. Giống cam sành Đồng bằng sông Cửu Long
Đƣợc trồng ở nhiều tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cây cho quả
sớm sau 2 năm trồng, thời gian thu hoạch quả dải rác quanh năm thƣờng tập trung
nhất vào tháng 8-12. Thời gian từ ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 8-9 tháng,
năng suất trung bình trên 30kg/cây/năm. Quả dạng hình cầu hơi dẹp, vỏ có màu
xanh đến xanh vàng khi chín và sần sùi khơng đẹp, khối lƣợng trung bình 235245g, vỏ dày 3-5mm, tép có màu vàng cam đậm nhiều nƣớc, vị ngọt chua (brix
8-10%), mùi rất thơm, thƣờng có khá nhiều hạt (8-16 hạt/quả) [8].
1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cam
1.4.1. Yêu cầu về sinh thái
Những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc cho
thấy cây cam Xã Đồi nói riêng và cây cam qt nói chung, trong q trình sinh
trƣởng và phát triển đều chịu ảnh hƣởng rất rõ của các điều kiện về sinh thái.
Giáo sƣ Vũ Công Hậu cho rằng: Tuổi thọ của các cây có múi thƣờng
cao, đặc biệt ở những nơi khí hậu ơn hồ, đất tốt nhƣng có độ dốc thoát nƣớc
tốt. Ở Việt Nam, các tỉnh miền núi không hiếm những cây bƣởi sống tới
40-50 năm. Ở các vƣờn cam vùng á nhiệt đới, hoặc nhiệt đới nhƣng trồng
đúng kỹ thuật, chọn địa điểm thích hợp, tuổi thọ vƣờn cam là 30-40 năm, tối
đa tới 50 - 60 năm[4].

10



Tác giả VIR. Catalog cho rằng: cam và quýt có yêu cầu khí hậu
khác nhau nhiều. Cam mọc tốt hơn ở vùng á nhiệt đới, khí hậu khơ mùa hè
ẩm, mùa đông ấm và mƣa nhiều[30].
* Nhiệt độ
Do cây cam có nguồn gốc vùng á nhiệt đới vì vậy, chúng không chịu
đƣợc nhiệt ở độ quá thấp hoặc quá cao, nói chung chịu nóng tốt hơn chịu lạnh.
- Theo Bain F.M-1949 ở giới hạn nhiệt độ 00C và 500 C cây cam mới
hoàn toàn ngừng sinh trƣởng, nhiệt độ 130 - 390C cây sinh trƣởng bình
thƣờng và thích hợp nhất là từ 23 - 290C[32].
- Miller E.V và cộng sự cho rằng: một vùng trồng cam quýt tốt
phải có nhiệt độ trung bình lớn hơn 210C, cao nhất khơng q 400C và thấp
nhất khơng dƣới 50C [51].
- Tác giả Hồng Ngọc Thuận cho rằng đa số các giống cam có thể sinh
trƣởng đƣợc trong phạm vi nhiệt độ từ 12- 390C, nhiệt độ 400C kéo dài trong
nhiều ngày cây cam sẽ ngừng sinh trƣởng [17].
- Nghiên cứu của Hodgson R.W cho rằng: khi nhiệt độ xuống thấp -20C
cây vẫn sống đƣợc từ 2-7 ngày, ở nhiệt độ -60C cây cam mới chết hẳn [52].
Nhìn chung những vùng có nhiệt độ bình qn hàng năm ≥ 170C đều có
thể trồng đƣợc cây cam. Ở Việt Nam trừ một số vùng có sƣơng muối kéo
dài, cịn các vùng khác đều có thể phù hợp và trồng đƣợc cây cam.
* Ẩm độ và nước
Cây cam là cây ƣa độ ẩm trung bình, nhƣng nƣớc cần trong suốt thời kỳ
sinh trƣởng và phát triển của chúng, cần nhiều nhất trong thời kỳ hạt nảy mầm
và ra hoa kết quả, tối thiểu phải đạt 1270mm/năm. Do đó vƣờn trồng cam cần
phải chú ý tới hệ thống tƣới tiêu phục vụ cho cây, nhất là trong mùa khô.
A. Haury và cộng sự cho rằng: trong điều kiện rất ẩm, với lƣợng mƣa
hàng năm cao hơn 4.000mm, các giống Osceola, Dancy cho mã quả đẹp, thịt

11



quả mềm nhiều nƣớc, vị ngọt. Giống Tagelo mineola vị ngon nhƣng vách múi
khá dai. Giống Orlando thịt quả mịn, mềm, rất nhiều nƣớc, nhƣng ít thơm.
Giống Clementin vị ngọt nhƣng mã quả xấu. Quýt King thịt quả mềm nhiều
nƣớc, thơm nhƣng nhiều hạt, vỏ xanh [51].
Việt Nam có tổng lƣợng mƣa phù hợp với cây cam tuy nhiên do phân bố
trong năm không đều, nên mùa khô vẫn cần tƣới nƣớc cho cây. Ngƣợc lại cây
cam không chịu đƣợc ngập úng (khi ngập úng rễ bị thối, lá rụng và cây sẽ chết).
* Ẩm độ khơng khí
Cam khơng ƣa ẩm độ khơng khí q thấp, quả ngồi rìa tán chất lƣợng
thƣờng không bằng ở giữa tán do độ ẩm ở đó ổn định hơn. Độ ẩm quá cao tạo
điều kiện cho bệnh phát triển nặng, nhất là bệnh chảy gơm. Độ ẩm khơng khí cần
đạt ±70% đủ ẩm quả lớn đều, mã quả đẹp, vỏ mỏng, múi nhiều nƣớc ít rụng.
* Ánh sáng
Cam là loại cây ƣa sáng, nhƣng thích ánh sáng tán xạ hơn ánh sáng trực
xạ. Đủ ánh sáng cây quang hợp thuận lợi, hình thành các chất hữu cơ đƣợc
tốt, tạo nên năng suất cao phẩm chất tốt. Ngƣợc lại thiếu ánh sáng làm cho
cây yếu ớt, đậu quả ít, năng suất và phẩm chất đều giảm. Cƣờng độ ánh sáng
khơng nên q mạnh thích hợp nhất là ±2000 lux (tƣơng ứng với cƣờng độ
chiếu sáng của mặt trời lúc 16-17h trong ngày mùa hè).
1.4.2. Yêu cầu về dinh dưỡng
* Đất đai
Có 2 chức năng quan trọng đó là cung cấp nƣớc và cung cấp dinh dƣỡng
cho cây. Đất thích hợp nhất đối với cây cam là những đất giữ đƣợc một hàm
lƣợng nƣớc ổn định, mực nƣớc ngầm thấp dƣới 1m, đất thoát nƣớc và có kết cấu
tốt. Ở Tây Ban Nha ngƣời ta cho rằng thành phần đất trồng cam tốt nhƣ sau [30]:
Sét

15-20%


Cát mịn

20-30%

Limon (bụi)

15-20%

Cát thô

30-35%

12


Cam quýt mọc tốt ở nhiều loại đất, nhƣng tốt nhất là đất thịt trung bình
hoặc thịt nhẹ, rất mẫn cảm với nồng độ muối và không chịu đƣợc trong điều
kiện bị ngập úng. Tầng dày của đất phải trên 1m, độ pH đất cây cam có yêu
cầu tƣơng đối rộng từ 4-8 nhƣng phù hợp nhất là 5,5-6,5.
* Các nguyên tố đa lượng
+ Đạm là nguyên tố dinh dƣỡng khơng thể thiếu đƣợc trong q trình
sinh trƣởng của cây cam có vai trị quyết định đến năng suất, phẩm chất của
quả. Đạm xúc tiến sự phát triển của cành, lá và hình thành các đợt lộc mới
trong năm. Đủ đạm cây sinh trƣởng khoẻ nhiều lộc, lá xanh, quang hợp mạnh,
ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả cao, quả to nhiều nƣớc, năng suất ổn định [14].
Thiều đạm làm lá cam bị mất diệp lục lá ngả vàng, cành quả nhỏ và
mảnh lá rụng và chết khô dẫn tới làm giảm năng suất và phẩm chất quả [14].
+ Lân: rất cần cho cho cây cam trong quá trình phát triển của bộ rễ và
trong gian đoạn phân hoá mầm hoa. Lân có ảnh hƣởng đến phẩm chất quả rõ

rệt: làm giảm lƣợng axit trong quả, cho tỷ lệ đƣờng/axit cao; làm cho hƣơng
vị của quả thơm hơn, lõi quả chặt hơn màu sắc của quả đẹp hơn [14].
Thiếu lân rễ không phát triển đƣợc, cành lá sinh trƣởng kém, lá rụng
nhiều, năng suất và phẩm chất giảm.
+ Kali: có nhiều trong quả, lộc non. Cây đƣợc cung cấp đủ kali cho quả
to, ngọt, chóng chín, chịu đƣợc cất giữ khi vận chuyển. Nhƣng thừa kali gây
hiện tƣợng hấp thu canxi, magie kém làm cây sinh trƣởng về cành lá kém, đốt
ngắn, chậm lớn, quả tuy to những mã quả xấu, vỏ dày, thịt quả thô [14].
Thiếu kali lá nhỏ và khơng bám chặt vào cành, thân có hiện tƣợng chảy
gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh, sản lƣợng giảm...
+ Canxi: thiếu canxi rễ phát triển kém, lá vàng rụng, hoạt động của vi
sinh vật ở vùng rễ kém làm cho việc hút dinh dƣỡng ở cây kém cho nên bón
vơi làm tăng độ pH cũng nhƣ cung cấp canxi cho cam quýt.

13


+ Magiê, sắt: thiếu Fe, Mg lá chuyển màu vàng rụng cây dễ bị bệnh.
+ Các nguyên tố vi lƣợng: đồng, mo, bo, kẽm, manggan… cũng có ảnh
hƣởng rõ rệt đến cam, tuỳ từng loại đất và mức độ thiếu hụt mà biểu hiện các
ảnh hƣởng này nhiều hay ít [14].
1.5. Đặc tính thực vật học của cây cam
1.5.1. Rễ
+ Rễ chính có thể ăn sâu đến 2 m, tuỳ thuộc và từng loại tính chất đất.
+ Rễ ngang (rễ phụ) thƣờng tập trung ở tầng đất 0-20 cm, nhiều nhất
là rễ tơ phân bố nông và mật độ cao ở 0 - 10 cm. Rễ ngang có thể ăn rộng
gấp 2-3 lần đƣờng kính tán nhƣng tập chung ở phạm vi 50 cm trong và
ngồi hình chiếu tán.
- Sự sinh trƣởng của rễ có tính chu kỳ và xen kẽ với các đợt cành. Rễ
sinh trƣởng trƣớc cành gần 1 tháng sau đó cành mới bắt đầu sinh trƣởng.

+ Sự phát triển của bộ rễ cũng phụ thuộc nhiều vào quá trình nhân giống
nhƣ sự phân bố rễ cam sành Bố Hạ của cây nhân giống bằng hạt và cây nhân
giống bằng chiết: ở tầng đất 0-10 cm cây gieo bằng hạt bộ rễ phân bố chỉ có
17,95%, cây nhân giống bằng chiết cành bộ rễ phân bố ở tầng này là chủ yếu
chiếm tới 47,4%. Ngƣợc lại ở tầng đất 30-40 cm bộ rễ phân bố của cành chiết
chỉ có 9,02% trong khi đó phân bố của bộ rễ ở cây gieo hạt lên tới 24,8% và cây
gieo bằng hạt bộ rễ phân bố chủ yếu ở tầng đất 20-30 cm (41,1%) [12].
Cam quýt đƣợc trồng tại vùng Phủ Quỳ (đất phù sa cổ và
bazan) có bộ rễp hân bố sâu hơn các vùng đất khác [16].
Dựa vào sự phát triển của rễ và các biện pháp nhân giống khác nhau từ
đó ta có biện pháp bón phân hợp lý.
* Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của bộ rễ.
+ Nhiệt độ: rễ bắt đầu sinh trƣởng ở 120C thích hợp nhất là 24 - 260C.
Nhiệt độ cao hơn 370C rễ ngừng sinh trƣởng.

14


+ Độ thoáng của đất.
+ Độ pH của đất: từ 4- 8 thích hợp nhất từ 5,5 - 6,5
+ Chất dinh dƣỡng nhiều mùn tơi xốp
1.5.2. Thân, cành
* Thân: Cam thuộc lồi hình thân gỗ, hình bán bụi. Một cây trƣởng
thành thƣờng có từ 4 - 6 cành chính. Nếu khơng chú ý tạo tán ngay từ đầu thì
cây cam rất ít khi có thân chính [16]. Cây cam có đặc điểm là tự rụng ngọn, sau
khi cành phát triển đến mức nhất định thì ngừng lại lúc đó ngọn rụng đi hiện
tƣợng này liên tục xảy ra trong các đợt lộc làm cho cam khơng có thân chính rõ
rệt và có nhiều loại thân khác nhau: Thân gỗ, thân bụi, thân nửa bụi.
* Cành: Một năm cam ra nhiều đợt cành [12].
+ Cành Xuân ra vào tháng 2,3,4 là cành mang hoa và quả, cành thƣờng

ngắn, mật độ lá dầy thích hợp để lấy mắt ghép, ghép vào vụ thu.
+ Cành Hè đƣợc mọc ra từ cành xuân cùng năm, thƣờng ra vào tháng
5 đến tháng 7, cành có mật độ lá thƣa và to.
+ Cành Thu ra vào tháng 8, 9 đƣợc mọc ra chủ yếu từ cành xuân và
cành hè cùng năm.
+ Cành Đông: ra vào tháng 11,12 thƣờng sinh ra trên cành quả vô hiệu.
1.5.3. Lá
Lá cam có eo lá phụ thuộc vào từng lồi, eo lá là đặc điểm để phân biệt
giữa các giống. Tuổi thọ lá có thể tồn tại trên cây từ 15 đến 24 tháng nhƣng lá
hết thời kỳ sinh trƣởng sẽ rụng rải rác trong năm, mùa Đông thƣờng rụng
nhiều hơn. Lá có quan hệ chặt chẽ với sản lƣợng nhất là trọng lƣợng quả do
đó việc chăm sóc ni dƣỡng bộ lá xanh và tồn tại lâu trên cây là biện pháp
tăng năng suất và chất lƣợng quả.

15


1.5.4. Hoa
Là loại hoa lƣỡng tính có khả năng tự thụ, tràng hoa thƣờng có màu
trắng. Hoa thƣờng có 5 cánh, nhị nhiều có từ 20-40 nhị. Hoa đƣợc phân hố từ
mùa đơng năm trƣớc trong điều kiện khơ và nhiệt độ thấp. Cam thƣờng phân
hoá hoa từ tháng 11 đến tháng 12, cam sành từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
1.5.5. Quả
- Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tuỳ từng loài,
giống, đƣợc chia làm 2 phần, phần vỏ ngoài và phần vỏ giữa.
+ Phần vỏ ngồi: Gồm lớp biểu bì trên là biểu bì của tử phịng do các tế
bào sừng dày lên, xen kẽ có các khí khổng.
+ Phần vỏ giữa gồm 2 lớp: Lớp sắc tố và lớp trắng.
- Lớp sắc tố màu trắng do mấy chục tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp
thành một lớp mỏng do đó khi quả xanh nhờ có diệp lục mà quả có thể quang

hợp đƣợc cịn khi quả chín vỏ quả chuyển xang màu vàng hoặc màu đỏ.
- Lớp trắng dƣới lớp sắc tố là lớp cùi độ dày mỏng của lớp cùi này phụ
thuộc vào từng giống. Thành phần hoá học của lớp trắng: 75% là nƣớc, cịn lại
là chất khơ trong đó có (20% protein, 44% là đƣờng, 33% xenlulo, 3% là
khống) [32]. Q trình phát triển của quả đƣợc trải qua quá trình thụ phấn, thụ
tinh, bầu sẽ phát triển thành quả. Quá trình này xảy ra 2 đợt rụng quả sinh lý.
Đợt 1: sau khi ra hoa khoảng 1 tháng (vào tháng 3,4) quả còn nhỏ,
mang theo cả cuống khi rụng.
Đợt 2: khi quả đạt đƣờng kính 3-4 cm (cuối tháng 4) quả rụng không
mang theo cuống.
Sau 2 lần rụng quả sinh lý này quả lớn rất nhanh (tốc độ trung bình 0,50,7 mm/ngày). Tốc độ lớn chậm lại ít ngày vào lúc trƣớc khi hình thành
hạt sau đó lại tăng dần cho tới khi thu hoạch [12].

16


Để khắc phục hiện tƣợng ra quả cách năm này các nhà khoa học cũng
đã khuyến cáo tới ngƣời nông dân một số biện pháp nhƣ: Cắt tỉa hợp lý
khống chế đƣợc lƣợng cành hè và cành thu hàng năm. Tỉa hoa quả nhất là
những năm sai quả thu hái quả sớm đối với những năm sai quả đầu tƣ phân
bón hợp lý (năm nào nhiều quả thì bón tăng lên bón nhiều lần hơn để thoả
mãn nhu cầu dinh dƣỡng của cây).
1.5.6. Hạt
Gồm nhiều phôi từ 1-7 phôi gọi là hiện tƣợng đa phơi trong đó có 1
phơi hữu tính cịn các phơi khác gọi là phơi vơ tính. Thƣờng phơi vơ tính nảy
mầm thành cây khoẻ hơn mầm từ phơi hữu tính và có khuynh hƣớng giống
mẹ nhiều hơn. Do đó nếu gieo hạt cam nếu chọn lọc cẩn thận, ta có thể đƣợc
các cây con tốt. Mặt khác, qua nghiên cứu thấy rằng nếu lấy mầm của cây
mọc từ phơi vơ tính ghép tạo cây mới, sẽ đƣợc một cây ghép khỏe hơn và cho
năng suất quả cao hơn cây ghép bằng mắt lấy từ chính cây mẹ đó. Đó chính

là cơ sở để có thể phục tráng giống cam đã thối hố. Hình dạng, kích thƣớc
và trọng lƣợng, số lƣợng hạt thay đổi trong quả tuỳ thuộc vào giống và lồi.
1.6. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới và trong nƣớc
1.6.1. Tình hình sản xuất cam quýt trên thế giới
Trong nhiều năm qua trên trên thế giới năng suất, sản lƣợng, diện tích
trồng cam không ngừng tăng nhanh. Vành đai trồng cam trải dài từ 400 vĩ bắc
xuống 400 vĩ nam, có nghĩa là chỉ trồng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hiện
nay vùng cây ăn quả nhiệt đới nhƣ Việt Nam, Cuba, Thái Lan, Malaysia và
miền nam Trung Quốc đang gặp những khó khăn lớn về phát triển cam, do
một số bệnh hại cam gây ra đặc biệt là bệnh greening. Trái lại, khí hậu vùng á
nhiệt đới do các lồi sâu bệnh ít gây hại, nên các vùng trồng cam á nhiệt đới
có xu hƣớng ngày càng phát triển mạnh về diện tích, năng suất, sản lƣợng,
chất lƣợng quả cũng nhƣ sự đầu tƣ các biện pháp kỹ thuật về giống, canh tác.

17


×