Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Đóng góp nghệ thuật của thơ lưu quang vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.17 KB, 137 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ LAN

ĐĨNG GĨP NGHỆ THUẬT
CỦA THƠ LƢU QUANG VŨ
CHUN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ : 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG

VINH - 2011


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát ................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10
6. Đóng góp của luận văn .............................................................................. 11
7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 11


Chƣơng 1. Lƣu Quang vũ - một gƣơng mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ
chống Mỹ ...................................................................................................... 12
1.1. Bối cảnh lịch sử - thẩm mĩ của thơ Việt Nam thời chống Mỹ ……….12
1.2. Đặc điểm của thơ Việt Nam giai đoạn chống Mỹ ................................. 15
1.2.1. Sự chi phối của khuynh hướng sử thi trong nền thơ chống Mỹ ......... 15
1.2.2. Những “cựa quậy”, tìm tịi trong thơ Việt Nam nhằm tách khỏi “dàn
đồng ca” sử thi và hệ quả của nó................................................................... 18
1.3. Lưu Quang Vũ - một gương mặt đặc biệt của thế hệ nhà thơ chống Mỹ . 29
1.3.1. Nhìn chung về diện mạo, đặc điểm và hành trình thơ Lưu Quang Vũ ... 29
1.3.2. Nguyên nhân chính tạo nên diện mạo thơ Lưu Quang Vũ ................. 33
Chƣơng 2. Đóng góp của cái nhìn nghệ thuật trong thơ Lƣu Quang Vũ .. 42
2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật ............................................................... 42
2.2. Đặc điểm cái nhìn nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ........................... 44
2.2.1. Cái nhìn mang tính “phi sử thi” về chiến tranh, lịch sử, dân tộc ........ 44
2.2.2. Cái nhìn về con người từ góc độ thế sự, đời tư ................................... 65
2.3. Nét mới trong cái nhìn nghệ thuật của Lưu Quang Vũ ......................... 86


3

Chƣơng 3. Đóng góp về hình thức nghệ thuật trong thơ Lƣu Quang Vũ ... 91
3.1. Ngơn ngữ, hình ảnh, bút pháp trong thơ Lưu Quang Vũ ....................... 91
3.1.1. Hình ảnh gợi cảm, giàu ấn tượng tạo hình .......................................... 91
3.1.2. Ngôn ngữ kết hợp linh hoạt giữa tả thực và tượng trưng ................... 99
3.1.3. Sự xuất hiện đậm đặc các yếu tố tượng trưng, siêu thực - một nét độc
đáo trong bút pháp Lưu Quang Vũ ............................................................... 103
3.2. Kết cấu thơ Lưu Quang Vũ ................................................................. 108
3.2.1. Kết cấu theo “dòng chảy” tự nhiên của tâm trạng, cảm xúc ............... 108
3.2.2. Kết cấu theo mạch liên tưởng, tưởng tượng phóng túng .................. 112
3.2.3. Xu hướng “trường ca hóa” trong thơ Lưu Quang Vũ ......................... 116

3.3. Sự đa dạng giọng điệu trong thơ Lưu Quang Vũ .................................. 118
3.3.1. Giọng tin yêu, trong sáng .................................................................... 118
3.3.2. Giọng khắc khoải, trầm thống ............................................................. 122
3.3.3. Giọng đắm đuối, thiết tha .................................................................... 125
KẾT LUẬN .................................................................................................. 130
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 133


4

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hơn 20 năm đã trôi qua kể từ ngày Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ
ra đi nhưng sự tiếc thương của làng thơ Việt Nam đối với họ vẫn vô cùng
nhức nhối. Những cống hiến trong văn học nghệ thuật của họ đã được nhà
nước ghi nhận bằng những giải thưởng quý giá. Tuy nhiên món q lớn nhất
dành cho họ lại chính là dấu ấn mà họ đã để lại trong lòng khán giả, độc giả,
những người đã từng xem kịch Lưu Quang Vũ, đã từng đọc văn và yêu thơ
của đôi vợ chồng tài hoa này.
1.2. Lưu Quang Vũ là một tác giả đa tài và từng thành công trên nhiều
thể loại: kịch, thơ, truyện, ngắn, phê bình sân khấu. Ơng mất đi khi đang ở
trên đỉnh cao của sự nghiệp sáng tác với tư cách là nhà biên kịch. Với hơn 50
vở kịch được cơng chúng đón chào nồng nhiệt, thời bấy giờ ơng được giới
phê bình nhận định chính là Molie của Việt Nam. Nhưng ở độ lùi thời gian
chúng ta lại nhớ và nhắc nhiều đến Lưu Quang Vũ với tư cách một nhà thơ.
Những ai yêu thơ đều hiểu thơ chính là hồn cốt thâm hậu nhất của con người
này. Ngay từ tập thơ đầu tiên in năm 1968 cho đến những vần thơ “viển vông
cay đắng u buồn” viết trong những năm chiến tranh, cho đến khi cả gia tài
hàng trăm bài thơ của ông được công bố vào năm 1988, thành tuyển tập thơ
Lƣu Quang Vũ - Gió và tình u thổi trên đất nƣớc tơi năm 2010, các nhà phê

bình văn học đã tìm thấy ở tác giả này sự quyến rũ của một hồn thơ nồng nàn
đắm đuối mà chân thành giản dị. Trong dòng chung của thơ ca kháng chiến
chống Mỹ, Lưu Quang Vũ có một giọng điệu riêng, được định hình từ một thi
pháp thơ rõ nét. Giữa dàn đồng ca của những tiếng thơ cùng thế hệ, Lưu
Quang Vũ đã góp một tiếng thơ sơi nổi, tươi mới, mát lành, có ý nghĩa tích
cực đối với sự phát triển và đổi mới của thơ ca thời kỳ này. Vượt lên trên


5

cảnh ngộ của bản thân, những đau xót, cơ đơn, lầm lỡ, Lưu Quang Vũ lặng lẽ
và bền bỉ sáng tạo như một sự kí thác lịng tin u cuộc đời theo cách của
riêng ơng. Lưu Quang Vũ đã có một giọng điệu riêng giàu sức ám ảnh, một
thế giới nghệ thuật khá đặc sắc, trong đó có những câu thơ, bài thơ “khơng thể
có gì thay thế được” trong lịng người u thơ.
1.3. Thơ Lưu Quang Vũ do đó đã được giới nghiên cứu nhiều, những
đóng góp nghệ thuật thơ Lưu Quang Vũ cũng được nhìn nhận đã lâu. Tuy
nhiên về việc khẳng định những đóng góp nghệ thuật của thơ ơng trong làng
thơ Việt Nam thì chưa tồn diện.
Chọn đề tài Đóng góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ, chúng tôi
mong muốn được đưa ra một cái nhìn trọn vẹn hơn, có hệ thống hơn về gương
mặt nhà thơ tài hoa này trên bình diện thi pháp, để thêm một lần nữa khẳng
định ông như một cá tính thơ mạnh mẽ, một nhà thơ tài hoa bên cạnh tư cách
là nhà soạn kịch nổi tiếng đã hiển nhiên được công nhận từ trước.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sự ra đi đột ngột của gia đình nghệ sĩ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ đã
gây nên một nỗi bàng hồng, thương tiếc vơ hạn của giới văn nghệ và của độc
giả. Sự đau xót, cảm thương cho số phận nghiệt ngã của hai tài năng bẩm sinh
này giống như một sự thôi thúc, khiến người ta thấy cần phải đọc lại, nhìn
nhận, đánh giá lại những gì mà họ gửi lại cho cuộc đời. Những tác phẩm kịch

của Lưu Quang Vũ ngay lập tức là sự chú ý của công chúng và liên tục được
dựng, được diễn. Những tác phẩm thơ của ông được công bố thêm. Những bài
viết về ông cũng ngày một nhiều hơn trên các báo và được tập hợp thành sách.
Điều đáng chú ý là bên cạnh việc khẳng định những thành tựu của Lưu Quang
Vũ - nhà viết kịch, chân dung ông với tư cách nhà thơ đã được dựng lại ngày
càng sắc nét hơn.


6

Hầu hết những bài viết về ơng đều có một nội dung khá chụm. Đó là
việc khẳng định và dự báo về vai trò của thơ Lưu Quang Vũ với tồn bộ sự
nghiệp của ơng và với thơ ca chống Mỹ nói chung. Các nhà phê bình đều
khẳng định Lưu Quang Vũ trước hết và trên hết với tư cách là một nhà thơ tài
hoa.
Ngay khi những bài thơ đầu tay của ơng được đăng thì lập tức Hồi
Thanh - tác giả của Thi nhân Việt Nam đã nhiệt tình khẳng định Lưu Quang
Vũ là “một cây bút trẻ có nhiều triển vọng”, “đúng nó là vàng thật, đúng nó là
thơ” [25; 106].
Cịn Anh Ngọc thì nói: “Có người khẳng định vinh quang chính của
anh là ở kịch, nhưng riêng tôi, tôi vẫn cho rằng Vũ là một nhà thơ nhiều hơn
và anh sẽ tồn tại với mai sau như một nhà thơ” [25; 85].
Phạm Tiến Duật cũng có những đánh giá tương tự: “Mặt còn tiềm tàng
nhất trong anh là thơ [25; 188]... “Phần tâm huyết nhất mà Lưu Quang Vũ
cảm thấy luôn mắc nợ cuộc đời là thơ” [24; 56]…
Cịn có thể ghi nhận ý kiến mà Nguyễn Thị Minh Thái nêu ra trong bài
viết Thơ tình Lƣu Quang Vũ. Tác giả này cho rằng: “Thơ - với Lưu Quang Vũ
là tất cả sự hàm ơn và trang trải riêng của tâm hồn chàng với đời sống”, “thơ
là những gì để lại tinh túy nhất”. Cảm nhận của chị về thơ của Lưu Quang Vũ
dường như đã thăng hoa khi chị nói rằng: “Đi suốt chiều dài một đời thơ Lưu

Quang Vũ, tơi có cảm giác như vào một kho báu. Ở những câu thơ ta nhặt vơ
tình nhất cũng óng ánh một vẻ đẹp riêng, khơng hiểu sao chỉ có ở thơ Lưu
Quang Vũ - một vẻ đẹp trong vắt của tài năng thi ca” [35; 87].
Với Huỳnh Như Phương: “Lưu Quang Vũ thực sự là một nhà thơ của
tuổi trẻ, một tuổi trẻ luôn băn khoăn, dằn vặt, tra vấn về cuộc đời và tự tra vấn
chính lịng mình” [25; 65]. Với Anh Ngọc, chỉ chiếm phân nửa trong tập
Hƣơng cây - Bếp lửa cũng đủ để Lưu Quang Vũ “có một vị trí vững vàng, bởi


7

một hồn thơ dào dạt, một tài thơ sắc sảo với vẻ hồn nhiên đến như là ngẫu
hứng, với mạch nguồn hình ảnh và từ ngữ đầy trực cảm và đột biến tuôn ra
dường như bất tận” [24; 102].
Các nhà nghiên cứu đã tiếp cận thơ Lưu Quang Vũ ở những góc độ nội
dung lớn trong thơ ơng. Riêng về những đóng góp của thơ Lưu Quang Vũ đối
với nền thơ đương thời cũng tiếp tục được đánh giá. Năm 2008, nhân kỷ niệm
20 năm ngày mất của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh, cuốn Di cảo Nhật ký Thơ của Lưu Quang Vũ đã được Lưu Khánh Thơ biên soạn và công bố một
phần lớn những tác phẩm cũng như bút tích của ơng. Đáng chú ý là 34 bài thơ
Những bông hoa không chết, là phần thơ viết trong khoảng 5 năm (1971 1975), một thời kỳ “gian khó cơ đơn đến cùng cực” của Lưu Quang Vũ mà ít
người biết tới. Những bài thơ này khi ra đời, bản thân nó đã tự tách thành một
dịng riêng, khơng thực sự hợp với những địi hỏi của sách báo ngày đó nên
khơng được in ấn, xuất bản. Chính những bài thơ này gợi mở một diện mạo
thơ khác của Lưu Quang Vũ mà khiến cho Anh Chi phải thốt lên: “Cá nhân
tôi coi anh là một tài năng khá đặc biệt của văn chương Việt Nam nửa sau thế
kỷ XX. Do cách anh đi trên đường đời, đường thơ thật khác biệt so với bạn
thơ cùng trang lứa, cùng thời nên anh là một số phận thơ khác biệt hẳn ra, có
thể coi là cá biệt” ... “một giọmg thơ dễ xâm chiếm lịng người”, một tiếng thơ
có “đủ mộng ước, khổ đau và cái đẹp”, một tứ thơ “say đắm, nhiều nước mắt
và cũng thật nồng nàn”... [44; 340].

Trong bài viết của Ngô Thảo - Nhớ về Lƣu Quang Vũ - những khoảnh
khắc chợt hiện, cũng có những người nhận định rất khái quát về tác phẩm của
Lưu Quang Vũ, bao gồm cả kịch, thơ, văn xuôi rất thú vị, có tính bao qt
lớn: “Hai mươi năm chưa phải là dài, nhưng đất nước và thế giới đã có nhiều
biến động về chính trị, xã hội, khiến cho nhiều thước đo giá trị thay đổi. Tuy
nhiên nhiều tác phẩm của Lưu Quang Vũ không sợ những thước đo mới mẻ:
“thấm đượm nhân văn, hướng thiện, đầy tình yêu với cuộc sống, con người,


8

đất nước, luôn là những giá trị được nghệ thuật tơn trọng”” [44; 352]... Cũng
có thể xem đây là những đóng góp của thơ Lưu Quang Vũ cho nền thơ Việt
Nam đương thời.
Cảm hứng dân tộc là một cảm hứng xuyên suốt, bền chắc trong thơ Lưu
Quang Vũ và ông có nhiều đóng góp riêng. Vũ Quần Phương chỉ ra cái đặc
biệt của cảm hứng dân tộc trong thơ Lưu Quang Vũ, “ in đậm phong cách của
anh là ở chỗ anh quan tâm đến vẻ hùng vĩ của đất đai, vẻ đẹp óng ánh của
ngơn ngữ, đời sống trận mạc - gian lao của người dân. Lưu Quang Vũ còn yêu
thương và ngợi ca nhân cách dân tộc, ngợi ca tầm vóc vĩ đại và sự hi sinh cao
cả của người dân” [55; 366].
Phạm Xuân Nguyên đi tìm cái riêng của Lưu Quang Vũ giữa “dàn đồng
ca ca ngợi đất nước thời trận mạc. Lưu Quang Vũ nhìn chiến tranh từ góc độ
khơng tơ vẽ, khơng lý tưởng hóa. Tâm hồn thi sĩ của anh rất nhạy cảm với đất
nước đau thương, thấm đẫm mồ hôi và máu. Anh vật vã, đau đớn lo ngại cho
đất nước đói nghèo cơ cực trong cuộc chiến tranh dai dẳng. Từ đó nhà thơ xác
định con đường đi của riêng mình: chối bỏ những chữ ngọt ngào lộng lẫy, để
lựa chọn “những chữ lấm lem đứng dậy từ đời thực” [22].
Về mặt hình thức, yếu tố được nói khá nhiều trong thơ Lưu Quang Vũ
là giọng điệu. Hoài Thanh nhận thấy: “Câu thơ Lưu Quang Vũ thường ngọt

ngào hiền hậu”, “ngọt lịm” [25; 106]. Anh Ngọc có hàng loạt nhận xét: “Hồn
thơ tràn đầy mẫn cảm, đằm thắm đến ngọt lịm”, “một thứ nhạc điệu du dương
êm ái đặc biệt”, “sức chảy ào ạt của dịng tình cảm đã phá vỡ mọi khn khổ
và khiến thơ anh có sức lơi cuốn mạnh mẽ” [25; 184]... Anh Chi thì có nhận
định khái qt hơn: “Chúng tôi suy nghĩ rằng sau trào lưu thơ mới, rất lâu mới
lại thấy một giọng thơ dễ xâm chiếm lòng người đến vậy. Lưu Quang Vũ say
đắm một cách tự nhiên, viết như khơng” [...]. Có lẽ sau thơ mới, từ năm 1945
trở đi, nhất là sau năm 1954, thơ ta trở nên tỉnh táo, càng ngày càng tỉnh táo.


9

Ngoại trừ một số bài thơ của Hữu Loan, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi cịn
có những câu say đắm, mà chỉ ở giai đoạn trước năm 1955. Các nhà thơ hầu
như thiên hẳn về thứ thơ khỏe khoắn, dễ hiểu, hợp với đề tài công nông binh.
Do vậy khi Lưu Quang Vũ xuất hiện với giọng thơ đắm đuối, đẹp như mộng,
lập tức người đọc yêu mến, vồ vập” [44; 329].
Vũ Quần Phương, Lưu Khánh Thơ, Bích Thu cũng dùng từ “đắm đuối”
để nói về giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ.
Các nhà phê bình cịn rất chú ý đến những biểu tượng của thế giới nghệ
thuật trong thơ Lưu Quang Vũ. Trong một bài viết khá công phu mang tên
Lƣu Quang Vũ tâm hồn trở gió, tác giả Phạm Xuân Ngun phát hiện “gió”
là biểu tượng biểu trưng cho tồn bộ thế giới thơ Lưu Quang Vũ, làm nên bản
sắc riêng của thế giới nghệ thuật ấy. Gió biểu thị cho sự luôn vươn lên, không
yên ổn trong những cái mực thước, khuôn phép, vừa phải, lưng chừng. Mạnh
mẽ, mãnh liệt như gió, cảm hứng mạnh nhất trong thơ Lưu Quang Vũ là cảm
hứng khai phá, kiếm tìm, là cảm hứng sự thật. Chính vì vậy, viết về đất nước,
về cuộc chiến tranh hay tình yêu, Lưu Quang Vũ đều có tiếng nói riêng biệt
tài hoa của mình. Phạm Xn Nguyên đã dựng được chân dung tinh thần của
nhân vật trữ tình trong thơ Lưu Quang Vũ: mạnh mẽ, phóng khoáng, đầy khát

vọng và bản lĩnh sáng tạo, là người “nổi gió sớm trong thơ như về sau nổi gió
đầu trong kịch” [22].
Phan Trọng Thưởng chú ý đến những biểu tượng “bầy ong” và cho
rằng nó giống như hình bóng của tác giả: “Hình như anh cảm thấy có một sự
đồng thân, đồng phận nào đấy giữa mình với con ong: sự cần mẫn, lam lũ, ý
thức chắt chiu tìm kiếm, nhỏ nhoi, giản dị” [48].
Vương Trí Nhàn tìm thấy một biểu tượng khác gắn với rất nhiều câu
thơ, bài thơ tài hoa của Lưu Quang Vũ: “mƣa”. Tác giả này nhận thấy:
“Trong các thi sĩ đương thời Vũ là người nhạy cảm với mưa, thân thuộc với


10

mưa hơn ai hết. Ở anh, mưa cho thấy sự trôi qua của thời gian mà con người
thấy bất lực, khơng sao níu kéo nổi. Mưa làm cho hiện tại trở nên vô nghĩa và
tương lai trở nên lờ mờ khơng xác định” [22; 128].
Như vậy các nhà phê bình đã phát hiện thấy những biểu tượng giàu sức
biểu cảm - in dấu phong cách của riêng Lưu Quang Vũ.
Lưu Quang Vũ đã sống trong lòng bạn yêu thơ với những bài thơ, câu
thơ “không thể thay thế”, da diết, ám ảnh. Cùng với thời gian, cùng với việc
thơ Lưu Quang Vũ được công bố rộng rãi, thơ ông ngày càng được khẳng
định, u thích. Các tác giả phê bình đã tiếp cận thơ Lưu Quang Vũ với các
góc độ: cái độc đáo của từng chặng thơ trong đời ông; những đề tài lớn: tình
yêu, dân tộc, nhân dân, những vần thơ gửi mẹ, giọng điệu thơ buồn, đắm
đuối, ngọt ngào; sức ám ảnh mê hoặc của hồn thơ, của tài năng thi ca trong
vắt, tự nhiên mà không một sự dụng cơng nào có được; hệ thống biểu tượng;
riêng từng bài thơ đặc sắc… Ở mỗi nội dung lớn của thơ Lưu Quang Vũ, các
tác giả chỉ ra được những nét riêng không dễ lẫn với các giọng thơ khác cùng
thời. Rõ ràng, đã định hình một phong cách Lưu Quang Vũ trong thơ, nói như
Anh Ngọc là “đã có một giọng điệu riêng, đã ổn định một bản sắc thơ nhất

quán”.
Trên đây là một số những phương diện tiêu biểu, tập trung nhất mà các
nhà nghiên cứu, phê bình văn học thường hay đề cập đến khi viết về thơ Lưu
Quang Vũ. Bên cạnh đó, cịn rải rác những ý kiến, những phát hiện khác nhau
tùy thuộc vào góc độ soi chiếu của từng tác giả về thơ Lưu Quang Vũ. Tuy
nhiên cũng có thể thấy rằng việc nghiên cứu những đóng góp nghệ thuật của
thơ ơng chưa phải là những cơng trình nghiên cứu mang tính thống kê tổng
hợp thực sự để chứng minh thơ của nhà thơ này với một bản sắc thơ riêng
biệt. Chúng tôi nhận thấy các bài viết, các ý kiến trên thực sự là những gợi mở


11

hết sức quý báu, có giá trị to lớn cho hướng khai thác và xây dựng luận văn
Đóng góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Như tên đề tài của luận văn đã xác định, đối tượng nghiên cứu của luận
văn chính là những đóng góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi văn bản khảo sát
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu thơ Lưu Quang Vũ trong bối cảnh thơ Việt Nam giai đoạn
chống Mỹ.
- Khẳng định được những đóng góp của cái nhìn nghệ thuật trong thơ
Lưu Quang Vũ.
- Khẳng định được những đóng góp của hình thức nghệ thuật trong thơ
Lưu Quang Vũ.
4.2. Phạm vi văn bản khảo sát
Luận văn tập trung nghiên cứu xuyên suốt toàn bộ đường thơ hơn 20
năm (trước và sau 1975) của tác giả Lưu Quang Vũ. Những thống kê chủ yếu

được sử dụng trong tập Lƣu Quang Vũ - Gió và tình u thổi trên đất nƣớc
tơi, Nxb Hội Nhà văn, 2010). Khi cần thiết chúng tơi có tiến hành đối chiếu,
so sánh với các văn bản đã được công bố từ trước (kể từ tập đầu tiên Hƣơng
cây - Bếp lửa (in chung với Bằng Việt - Nxb Văn học 1968) cho đến những
tập được tái bản sau này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân loại, thống kê.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.


12

- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra cái nhìn tương đối sáng rõ và hệ thống về những đóng
góp nghệ thuật của thơ Lưu Quang Vũ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được trình bày trong 3 chương
Chƣơng 1. Lưu Quang Vũ - một gương mặt nổi bật của thế hệ nhà thơ
chống Mỹ.
Chƣơng 2. Đóng góp của cái nhìn nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ
Chƣơng 3. Đóng góp của hình thức nghệ thuật trong thơ Lưu Quang Vũ


13

Chƣơng 1

LƢU QUANG VŨ - MỘT GƢƠNG MẶT NỔI BẬT
CỦA THẾ HỆ NHÀ THƠ CHỐNG MỸ
1.1. Bối cảnh lịch sử - thẩm mĩ của thơ Việt Nam thời chống Mỹ
Văn học là một hình thái ý thức xã hội đặc thù. Ở mỗi giai đoạn lịch sử
xã hội khác nhau thì nó có những nhiệm vụ khác nhau. Là một bộ phận quan
trọng của văn học, thơ Việt Nam thời chống Mỹ cũng nằm trong quy luật ấy.
Trước hết cần khẳng định thơ thời chống Mỹ của ta chịu sự chi phối
của một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt. Sau năm 1954, hiệp định Giơnevơ bị
cố tình phá hoại, đế quốc Mỹ can thiệp xâm lược Việt Nam, chiếm đóng ở
miền Nam nước ta. Đặc biệt, từ sau ngày mồng 5 tháng 8 năm 1964, chúng
trắng trợn bành trướng ra cả miền Bắc, cả nước cùng bước vào cuộc kháng
chiến chống Mỹ vơ cùng khó khăn, khắc nghiệt. Đảng chỉ đạo cuộc kháng
chiến với tinh thần “tất cả chiến đấu chống giặc Mỹ xâm lược, bảo về quyền
độc lập tự do cho Tổ quốc”.
Dưới đường lối chỉ đạo của Đảng, văn học nghệ thuật nói chung và nền
thơ nói riêng cũng hịa mình vào cuộc chiến. Thực ra, vấn đề nhiệm vụ của văn
chương với đời sống kháng chiến đã được Đảng xác định rõ ràng trong Đại hội
văn hóa tồn quốc họp từ năm 1948. Đảng chỉ ra rằng, trong giai đoạn mà cả
dân tộc ra trận giết giặc thì văn chương cũng phải đóng vai trị là một mặt trận,
phải tồn tại như một thứ vũ khí đánh giặc bằng ngôn ngữ, cổ vũ tinh thần yêu
nước căm thù giặc, tinh thần chiến đấu bằng thứ vũ khí đó. Tức là để kết thành
một làn sóng u nước vô cùng rộng rãi trong quần chúng nhân dân, kháng
chiến cần nhờ đến văn chương và trao nhiệm vụ cổ động, tuyên truyền cho nó.
Vốn dĩ chức năng của văn học là phản ánh đời sống, người nghệ sĩ phải
là thư ký trung thành của thời đại. Tuy nhiên, không nên đồng nhất văn


14

chương nghệ thuật với lịch sử. Nó là nghệ thuật nên sẽ ghi lại lịch sử, đời

sống văn hóa xã hội một cách nghệ thuật. Do vậy văn chương không sao chép
đời sống. Hiện thực điển hình sẽ thẩm thấu qua lăng kính của người nghệ sĩ,
được anh ta cảm nhận bằng cách riêng, phản ánh bằng cách riêng, và đề xuất
hướng giải quyết những hiện thực đó. Từ chức năng phản ánh đời sống của
văn chương, kéo theo chức năng dự báo của loại hình nghệ thuật này.
Quay trở lại với chức năng của thơ ca thời chống Mỹ, nó cũng bị chi
phối bởi quan niệm thẩm mĩ chung của thời đại. Thơ phải là một thứ vũ khí
giết giặc bằng ngôn từ. Thơ ca là chiến trường và nhà thơ là người chiến sĩ:
Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cƣờng quyền
(Sóng Hồng)
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(Hồ Chí Minh)
Do bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử thẩm mĩ nên tất cả những vần thơ
giai đoạn này đã tạo nên một bản tráng ca về cuộc chiến đấu. Thơ thực sự đã
dốc sức vào những đề tài liên quan tới lịch sử và dân tộc bằng chất giọng
hào sảng, phơi phới niềm lạc quan chiến đấu, nhằm cổ vũ, động viên cho
tinh thần chiến đấu bảo vệ dân tộc trong quần chúng. Với chuẩn mực ấy, bất
cứ vần thơ buồn bã, riêng tư nào ra đời cũng bị coi là lạc điệu, bị thời đại tẩy
chay như một đứa con rơi, còn chủ nhân của những vần thơ ấy sẽ bị coi là
“có vấn đề”.
Suy cho cùng những tuyên ngôn về thơ kể trên đã chỉ ra hướng đi cho
văn nghệ sĩ mà trực tiếp hơn cả là những nhà thơ. Mỗi người trong số họ đều
nhận ra mình phải sống và sáng tác như thế nào. Chỉ cần sáng tác và hoàn
thành sứ mệnh của thơ ca như thời đại yêu cầu thì nhà thơ đã là một chiến sĩ


15


chống Mỹ. Lưu Quang Vũ có những quan niệm riêng về chức năng của thơ ca.
Những vần thơ của ông đi ngược lại quan niệm thẩm mĩ chung và tạo nên một
cá tính thơ gây nhiều sự chú ý ngược chiều.
Chiến tranh kết thúc vào mùa xuân năm 1975 đã mở ra kỷ nguyên mới
cho lịch sử dân tộc - kỷ ngun độc lập, tự do. Khơng cịn cảnh nơ lệ lầm
than, toàn thể dân tộc ngập tràn trong niềm vui giải phóng và được làm chủ
đất nước, làm chủ cuộc đời. Tuy nhiên, niềm vui đó diễn ra chưa được bao lâu
thì nỗi buồn lại kéo đến. Đó là đời sống hậu chiến với biết bao khó khăn.
Khung cảnh đất nước những ngày đầu hịa bình vẫn là những thảm cảnh đổ
nát, nghèo đói. Miếng cơm manh áo của người dân trở thành vấn đề bức thiết
hơn bao giờ hết.
Cũng trong hoàn cảnh khắc nghiệt ấy, bản chất con người bị đưa ra thử
thách ghê gớm. Vì chuyện mưu sinh đôi khi người ta phải bỏ qua lý tưởng
sống cao đẹp, nhiều cá nhân đã nghĩ tới chuyện bỏ túi riêng làm giàu cho bản
nhân mình. Miếng ăn khiến con người bộc lộ những mặt xấu, những ganh
ghét, đố kỵ, tư lợi một cách dễ dàng.
Về bối cảnh thẩm mĩ, giai đoạn từ sau giải phóng đến trước đổi mới
vẫn mang một số nét tương đồng với giai đoạn trước đó. Xuất phát từ bối
cảnh đất nước cịn nhiều kẻ thù bên trong và bên ngồi nhịm ngó, Đảng chỉ
đạo thơ ca phải tuyên truyền tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc, phải
củng cố chế độ xã hội chủ nghĩa ở buổi đầu độc lập. Đề tài mà thơ ca hướng
tới phải đáp ứng được yêu cầu đó, phải nói về những mặt tốt đẹp của chế độ
xã hội mới. Giọng thơ cũng phải là giọng cổ động tuyên truyền, là giọng ngợi
ca, tin tưởng... Bất kỳ một thái độ khác lạ nào đi ngược với những quy phạm
thẩm mĩ đã đề ra cũng bị đưa ra phanh phui mổ xẻ, bị coi là có thái độ coi
thường chế độ, và bị kỷ luật, tẩy chay...


16


Sự chi phối bởi bối cảnh lịch sử thẩm mĩ này vơ tình che đi mặt tối của
đời sống hậu chiến, những thảm họa đói nghèo, những sự tha hóa về nhân
cách con người và ở một số cán bộ lãnh đạo, những hạn chế khuyết điểm
trong các tổ chức... Đa số các nhà thơ bị đắm mình vào chiến thắng đã đi qua
nên chưa kịp nhận ra những sự thật nóng bỏng của đời sống.
Lưu Quang Vũ là một trường hợp khác. Một phần do hoàn cảnh cá
nhân, và một phần khác do cá tính nên ơng viết rất thẳng, vào những mảng tối
kia, để khiến con người có thể nhìn thấy những gì đang tồn tại bên cạnh hào
quang chiến thắng. Thậm chí, những mặt tối của đời sống hậu chiến đã được
nhà thơ trẻ tuổi sớm dự báo từ khi cuộc chiến bảo vệ dân tộc chưa kết thúc.
1.2. Đặc điểm của thơ Việt Nam giai đoạn chống Mỹ
1.2.1. Sự chi phối của khuynh hướng sử thi trong nền thơ chống Mỹ
Cảm hứng sử thi là loại cảm hứng ca ngợi đất nước trong tiến trình lịch
sử, thường xuất hiện trong những giai đoạn lịch sử nóng bỏng của dân tộc. Nó
đề cập tới những chủ đề lớn của thời đại, như chiến tranh, Tổ quốc và nhân
dân...
Thơ ca Việt Nam thời chống Mỹ bị chi phối bởi khuynh hướng này là
một tất yếu. Với các nhà thơ, cảm hứng sử thi là một định hướng sáng tác cho
họ. Cảm hứng lịch sử - dân tộc và thời đại, chủ nghĩa yêu nước luôn được thể
hiện sáng chói, sơi sục, ở trạng thái cao trào của cảm xúc, là điều khác biệt
của cảm hứng sử thi giai đoạn này.
Khuynh hướng sử thi không chỉ chi phối sáng tác cho những lớp nhà
thơ cách mạng đi trước như Tố Hữu, Sóng Hồng, mà nó cịn chi phối sáng tác
của các lớp nhà thơ mới trước Cách mạng tháng Tám, và cả lớp nhà thơ trẻ
mới ra đời trong cuộc chiến này. Thơ cách mạng thực sự được mùa nở rộ với
nhiều cây bút và hàng loạt tác phẩm đậm đà chất sử thi ra đời. Bên cạnh chất
sử thi đậm nét trong thơ Tố Hữu với các bài thơ: Chào xuân, Hà Nội 12 ngày


17


ấy, Mùa xn Hồ Chí Minh...; cịn có Chế Lan Viên với Sao chiến thắng, Đối
thoại mới, Những bài thơ đánh giặc; Lê Anh Xuân với Dáng đứng Việt Nam.
Cảm hứng sử thi chiếm một vị trí đáng kể trong giọng điệu của các nhà thơ
khác như một dấu hiệu của mới của phong cách. Đó là Xuân Diệu với Đi
thăm bãi tha ma tàu bay giặc Mỹ, Tòa án nhân dân thế giới, Sự sống chẳng
bao giờ chán nản; Huy Cận với Sẵn sàng, Lời chào các dân tộc, Ngã ba
Đồng Lộc; Hồng Trung Thơng với Mảnh đất này, và các nhà thơ trẻ như
Bằng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Khoa Điềm... Ở những nhà thơ mà
giọng điệu trữ tình giữ vai trị chủ đạo thì chất sử thi vẫn có ý nghĩa như một
khí quyển tinh thần, một cái nền hồnh tráng nâng đỡ phía sau. Sự gia nhập
của lớp nhà thơ này đã làm giàu thêm hương sắc cho nền thơ cách mạng.
Về nội dung và cách thức thể hiện, thơ chống Mỹ cũng có nhiều biểu
hiện đậm nét của cảm hứng này.
Trước hết, nó phân tích, khám phá, tổng kết vẻ đẹp, chiều sâu của khái
niệm Tổ quốc thơng qua xây dựng hình tượng cái tơi sử thi. Trong dàn đồng
ca sử thi, cái tôi sử thi được tái hiện là cái tôi nhân danh và đại diện cho cái ta
cộng đồng. Bài thơ thường vắng đại từ nhân xưng của chủ thể hoặc là chủ thể
xuất hiện ở vị trí cái ta. Cái tơi sử thi thốt lên tiếng nói có sức mạnh to lớn
như một chân lý. Đó là cái ta - dân tộc nói với nhân loại, là cái ta - thời đại
nói với lịch sử tương lai:
Mặt trời đỏ dậy
Có vui khơng
Nhìn Nam Bắc Tây Đông
Hỏi cả hai mƣơi thế kỷ
(Tố Hữu)
Thơ chống Mỹ thể hiện cảm hứng sử thi thông qua xây dựng hình
tượng nhân vật trữ tình là người anh hùng có tư thế đứng cao ngang tầm thời



18

đại, có sức mạnh lớn lao khiến kẻ thù có thể khiếp sợ. Nhân vật này rất đa
giọng điệu, giọng quyền uy với kẻ thù, giọng hô hào, kêu gọi, giọng trìu mến,
gần gũi với nhân dân mình. Nó đồng loạt thể hiện cái tôi sử thi mang bản chất
tinh thần là yêu nước và anh hùng. Cái tôi này giữ cho mình một điểm nhìn sử
thi hồnh tráng, đem hiện thực phóng chiếu trên nền rộng lớn của những
chiều kích vĩ mơ. Cảm xúc của thơ chống Mỹ cũng là cảm xúc sử thi, luôn ở
trạng thái đỉnh điểm, cao trào. Có thể nói tư duy của nhân vật trữ tình là tư
duy sử thi.
Một biểu hiện nữa của cảm hứng sử thi trong nền thơ chống Mỹ là tính
nhạy bén chính trị của nó. Từ chỗ nhận thức rõ vai trò của thơ, các lực lượng
sáng tác đã phản ánh rất kịp thời những sự kiện chính chính trị bằng vần thơ
của mình. Bất kỳ một sự kiện nào của cuộc kháng chiến cũng trở thành đề tài.
Nên điểm lại trong thơ thời ấy chúng ta thấy không chỉ có các bài thơ Xn
của Tố Hữu mà cịn có cả Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân. Khơng chỉ
xây dựng mẫu hình những người anh hùng lý tưởng mà thơ còn thể hiện cả
những búc chân dung của người anh hùng ngoài đời thực, như Nguyễn Văn
Trỗi, Nguyễn Viết Xuân, Mẹ Suốt,... Ở chỗ này, thơ nhằm mục đích nêu
gương cổ vũ kháng chiến.
Về giọng thơ, thơ chống Mỹ rất đậm chất chính luận. Chất chính luận
đậm nét là biểu hiện của tính chiến đấu trong thơ. Nhà thơ thể hiện khát vọng
chiến đấu trong cuộc chiến tranh chống ngoại xâm đồng thời thể hiện một
nhận thức mới. Thơ bây giờ không cần tâm sự giãi bày mà cần phân tích, lý
giải, kêu gọi và chỉ ra phương hướng hành động. Các nhà thơ không chỉ nhận
thức mà cịn biết cách hành động đúng, đó là dùng thơ để chiến đấu, để phục
vụ mục đích chính trị. Phải nói rằng ý thức cơng dân cao độ là kết quả của
một quá trình vận động của con người lịch sử nhằm hướng tới tầm nhìn lịch



19

sử và chiều sâu văn hóa. Hai phẩm chất đó là biểu hiện đậm nét của cái tôi sử
thi.
Qua phân tích, chúng ta thấy rõ sự chi phối của cảm hứng sử thi đối với
nền thơ chống Mỹ. Suy cho cùng sự chi phối của cảm hứng đó cũng xuất phát
từ lịch sử. Lịch sử trao sứ mệnh cho văn chương và thơ ca phải dựng dậy một
chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong quần chúng, đẩy nhanh công cuộc chống
ngoại xâm tiến tới thắng lợi. Văn chương nói chung và thơ ca nói riêng đã
hồn thành sứ mệnh đó nhờ vào việc đề xuất và đẩy cảm hứng sử thi lên
thành cảm hứng chủ đạo trong thời thơ 1954 - 1975. Do bị chi phối bởi cảm
hứng sử thi nên thơ chống Mỹ say sưa đi xây dựng cái tơi sử thi, thể hiện tầm
nhìn sử thi và cảm xúc, tư duy sử thi. Tất cả đi theo một mối quan hệ sử thi
hồnh tráng.
1.2.2. Những “cựa quậy”, tìm tòi trong thơ nhằm tách khỏi “dàn
đồng ca” sử thi và hệ quả của nó
Cảm hứng sử thi là một cảm hứng lớn, bao trùm và xuyên suốt trong thơ
giai đoạn này, nhưng nó khơng phải là duy nhất. Bên cạnh những vần thơ viết
cho kháng chiến với quan niệm thẩm mĩ chung của thời đại, người ta vẫn thấy
xuất hiện ở đâu đó trong một số tác phẩm của một số nhà thơ những cảm
hứng khác.
Lớp nhà thơ thể hiện mạch đi riêng của mình là những nhà thơ trẻ như
Phạm Tiến Duật, Dương Hương Ly, Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Duy,
Vương Trọng, Hoàng Nhuận Cầm... Họ vốn cũng là những người lính trực
tiếp tham gia vào cuộc kháng chiến. Nhưng ở họ sớm có những nhận thức
mới về thời đại và chiến tranh khác với những nhà thơ cùng thời. Những gian
lao, hy sinh xương máu, những thử thách khốc liệt của cuộc chiến khơng thể
đẩy lùi ý chí chiến đấu của họ. Tuy nhiên ở góc khuất của tâm hồn, những trải
nghiệm riêng tư cũng lại dần hình thành trong họ những sự dằn vặt, đau đớn.



20

Gian khổ, ly tan, chết chóc, đói nghèo... khiến giọng thơ của họ trầm lắng
giàu suy tư hơn, thể hiện cái nhìn khác hẳn cái nhìn sử thi đương thời. Sự cựa
quậy của lớp nhà thơ này báo hiệu trong tương lai sẽ có sự hình thành một bộ
phận thơ muốn tách khỏi giàn đồng ca sử thi đương thời và tìm một hướng đi
riêng.
1.2.2.1. Những nhận thức mới về chiến tranh, hiện thực đời sống và con
ngƣời
Cảm hứng thế sự, đời tư là cảm hứng nảy sinh trong hoàn cảnh mà đời
sống con người gặp nhiều khúc mắc khó khăn. Nó xoay quanh các vấn đề số
phận cá nhân với miếng cơm, manh áo, nếp sống sinh hoạt, tình yêu đôi lứa
và mối quan hệ cá nhân con người với nhau. Ở mảng này người ta quan tâm
chú ý khai thác nhiều hơn những suy nghĩ, diễn biến nội tâm của con người
trong những vấn đề đã đặt ra. Trong thời chống Mỹ, thơ dồn hết sức mình vào
cuộc chiến nên cảm hứng sử thi chiếm ưu thế. Người ta bỏ qn và đơi khi là
cố tình khơng để ý tới con người đời thường vì sợ sẽ lạc giọng. Con người cá
nhân khi đó bị mỉa mai, bị lên án là ích kỷ, tiểu tư sản, khơng có tinh thần
cộng đồng.
Cho dù cảm hứng thế sự đời tư chưa trở thành một bộ phận của thơ thời
chống Mỹ nhưng nó cũng đã có dấu hiệu hình thành ở những năm 1970 - là
những năm cuối cùng của cuộc kháng chiến, với một số tác phẩm của Việt
Phương, Phạm Tiến Duật, Lưu Quang Vũ,... Sự cựa quậy, tìm tịi của lớp nhà
thơ trẻ nhằm tách khỏi dàn đồng ca sử thi đã nói ở phần trước, là một minh
chứng cụ thể của việc đó. Sau giải phóng, cái ta anh hùng khơng cịn được
quan tâm nhiều như trước. Đời sống của một đất nước sau cuộc chiến tranh
dài có quá nhiều vấn đề khó khăn khiến văn chương nói chung và thơ nói
riêng phải bận tâm. Đó là thảm cảnh của cái đói cái nghèo, là số phận của
người lính trở về, số phận của cộng đồng người sau khi cuộc chiến kết thúc,...



21

Cảm hứng thế sự đời tư chính thức phát triển thành dòng và chiếm ưu thế xuất
phát từ hiện thực đó.
Vốn có mầm mống từ trong chiến tranh nhưng phải mãi đến sau thời kỳ
ấy cảm hứng thế sự đời tư mới phát triển mạnh mẽ thành dòng. Lúc này cảm
hứng thế sự, đời tư được tiếp tục phát triển xoáy sâu vào hiện thực cuộc sống
và số phận con người sau cuộc chiến. Lĩnh hội hiện thực trong tính tồn vẹn
là một nhu cầu của cái tơi trữ tình trong thơ sau 1975. Yêu cầu về những vần
thơ khách quan được các nhà thơ thể hiện thông qua những tuyên ngôn:
Cái đẹp là sự thật
Hơn cả tắm trong lửa, tắm trong nƣớc là tắm trong ý
nghĩ trung thực.
(Thanh Thảo)
Cảm hứng thế sự bắt đầu từ hiện thực những đói nghèo, tan hoang,
những đổ vỡ khơng dễ gì bù đắp của cả một dân tộc. Cái đói cái nghèo trở
thành những thắt chặt nghiệt ngã.
Hiện thực đời sống được xem xét ở nhiều góc độ. Đói nghèo khiến
những con người ở địa vị vốn được xem là cao quý trong xã hội cũng trở nên
thảm hại. Đó là cảnh của một thầy giáo ngồi bán thuốc lá ven đường, vành
nón sụp che mắt nhìn mệt mỏi (Đỗ Trung Quân), là cảnh một người lính từng
khốc áo chiến binh - in dấu thời lá đỏ, nay về đạp xích lơ trong cơ chế thị
trƣờng nhìn đâu cũng chợ (Mai Hồng Niên), một người lính khác lạc lõng
giữa khung cảnh xáo trộn:
Con lƣu lạc trong bão bùng cơ chế
Đứa trẻ con lầm lũi giữa chợ trời
(Thu Bồn)
Nhưng ở quy mô thu nhỏ hơn, là cảnh người lính trở về, nhìn vào thực

trạng quê hương, gia đình:


22

Ngƣời lính về quê chặt tre thƣng vách
Nhà mẹ sau nhiều năm giàu quá những sao trời
(Thu Bồn)
Ba mƣơi năm làm mục tiêu cho những họng súng
Nhà dột - Con dốt - Vợ xa - Mẹ già
(Phùng Khắc Bắc)
Cái đói làm cho cuộc đời của những người già và trẻ nhỏ trở nên lay
lắt, miếng cơm được kiếm trên một ngôi mộ mới. Tất cả là sự thực của một
thời kỳ lịch sử khắc nghiệt.
Từ bỏ chỗ đứng cao của cái tơi sử thi các nhà thơ chọn cho mình tư thế
của người trong cuộc, chứng kiến và trải nghiệm tất cả những xơ bồ, phức tạp
của đời sống. Có thể nói thơ ca đã tập trung tồn bộ ngịi bút của mình vào
những vấn đề thế sự, nhân sinh, tốt xấu, phải trái, giàu nghèo, được mất, quá
khứ - hiện tại. Điểm nhìn nghệ thuật tập trung vào những nghịch lý nằm ngay
trong lịng đời sống. Sự tơ đậm, đặc tả những vấn đề nóng hổi, bức thiết của
đời sống đã đem lại cảm giác về một hiên thực nặng nề.
Nhìn chung cảm hứng thế sự đời tư là một cảm hứng chủ đạo và xuyên
suốt của thơ sau 1975. Cảm hứng này đã có mầm mống nảy sinh từ giai đoạn
những năm cuối cuộc chiến nhưng chưa chính thức phát triển thành dịng vì
chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử. Cảm hứng thế sự đời từ ở cả giai đoạn
trước và sau chiến tranh đều biểu hiện thái độ tích cực của thơ, thực sự buồn
đau trước thảm cảnh đói nghèo trong xã hội, trước những số phận con người
bị chiến tranh làm cho thê thảm. Sau chiến tranh, hiện thực ấy còn được mở
rộng thêm ở sự phẫn nộ trước cái phi lý, nỗi lo âu về sự xuống cấp của nhân
cách và những giá trị tinh thần. Tất cả nội dung ấy, dù được biểu hiện ở mỗi

cây bút thơ dưới các mức độ khác nhau nhưng quy chung lại nó vẫn cho thấy
một sự thành cơng có ý nghĩa xã hội lớn lao của thơ giai đoạn này, mở đường
cho sự phát triển của cảm hứng này ở giai đoạn sau đổi mới.


23

Cảm hứng hiện thực được thể hiện đậm nét trong một số cây bút với
những sáng tác tiêu biểu của họ. Xốy sâu vào những hiện thực có tính mặt
trái của đời sống trong và sau chiến tranh, giữa thời kỳ mà giọng ca ngợi phải
là giọng bao trùm, thơ của các nhà thơ kể trên như là một sự phản biện lịch sử
nghiệt ngã và rạch ròi khiến nhiều người khó chấp nhận. Đó là trường hợp của
Việt Phương với Cửa mở, Phạm Tiến Duật với Vòng trắng, Nguyễn Trọng
Tạo với Tản mạn thời tôi sống, Phạm Thị Xuân Khải với Mùa xuân nhớ Bác...
Tập Cửa mở của Việt Phương được nhà xuất bản Văn học in năm 1970.
Ngay lập tức nó đã gây tiếng vang lớn trên văn đàn. Nhiều bài thơ của tác giả
trích trong tập này được người ta học thuộc và chép tay. Các chiến sĩ ở dọc
hai tuyến đường Trường Sơn cũng đọc cho nhau nghe những vần thơ của ơng.
Bởi vì Cửa mở là một tập thơ đổi mới về tư duy thời cuộc, phù hợp với tình
hình đất nước ta và thế giới đang có những biến đổi hàng giờ hàng ngày. Tập
thơ đã phản ánh một cách đúng đắn nhận thức thực tiễn của đời sống xã hội
và của thế giới thời ấy. Nó cũng có một sự nhìn nhận tồn diện về đời sống.
Vừa đưa ra được những mặt đáng ca ngợi như tình yêu quê hương đất nước, ý
thức công dân trước vận mệnh của đất nước... lại vừa chỉ ra được cả những
mặt mà con người cần nhìn nhận lại. Việt Phương chỉ ra rằng giữa những năm
60 của thế kỷ XX, nhiều người còn nhận thức theo nếp cũ:
Ta cứ nghĩ đồng chí rồi thì khơng ai xấu nữa
Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thƣơng
Đã chọn đƣờng đi chẳng ai dừng ở giữa
Mạc Tƣ Khoa còn hơn cả thiên đƣờng

Ta nhất quyết đồng hồ Liên Xơ tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ
Hình nhƣ đấy là niềm tin, ý chí và tự hào
Mƣờng tƣợng rằng trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nƣớc Mỹ
Sự ngây thơ đẹp tuyệt vời và ngờ nghệch làm sao
(Cuộc đời yêu nhƣ vợ của ta ơi)


24

Tác giả trăn trở trước những điều đó, thơ ơng còn đề cập đến cả vấn đề
nhức nhối của cuộc sống: chạy ăn từng bữa tốt mồ hơi. Trong tập thơ này
Việt phương có nhiều bài viết về Đảng, có khi viết rất táo bạo khiến nhiều
người hiểu lầm.
Cùng với Việt Phương là tư duy thơ rất mới của Phạm Tiến Duật.
Những sáng tác của ông trong giai đoạn những năm 60 - 70 khơng chỉ có sự
đổi mới về hình thức mà về cách nhìn nhận và tư duy thơ cũng khác. Ông viết
về cuộc chiến với tất cả những hiện thực của nó, với tất cả những gì mà người
lính phải trải qua. Dù vậy, thơ ơng khơng hề bi lụy, bởi nó nói đúng trạng thái
tinh thần của những người lính trẻ trong cuộc, nhận thức đúng hiện thực khốc
liệt nơi chiến trường mà không hề run sợ. Trường hợp bài Vòng trắng rất đặc
biệt. Do nội dung phản ánh có nhiều vấn đề đánh vào sự nhạy cảm của thời
đại nên từng một thời bị nhấn chìm vào sóng gió dư luận:
Khói bom trên trời thành một cái vòng đen
Trên mặt đất lại sinh bao vòng trắng
Tơi với bạn đi trong n lặng
Cái n lặng bình thƣờng đến sau chiến tranh
Có mất mát nào lớn bằng cái chết
Khăn tang, vịng trịn nhƣ một số khơng
Nhƣng bạn ơi ở bên trong vòng trắng
Là cái đầu bốc lửa ở bên trong

Song đó cũng là một dẫn chứng tiêu biểu cho màu sắc mới trong thơ
ơng. Bởi nó nói đúng được hiện thực thời chiến và trạng thái tinh thần của con
người lúc ấy. Nên thơ ông được mọi người lính u thích.
Trường hợp thứ ba mà chúng tơi dẫn ra ở đây là thơ của Nguyễn Trọng
Tạo. Trong nền thơ chống Mỹ, ông nổi lên là một nhà thơ trẻ có cái nhìn chân
thực, thẳng thắn về đời sống. Vì điều đó mà rất nhiều người thích đọc thơ của


25

ông. Suy cho cùng, đi bên cạnh những nhà thơ cùng thời, tác phẩm của nhà
thơ này cũng không dễ gì bị chìm lấp, nhất là ở trường hợp bài thơ Tản mạn
thời tôi sống. Tác phẩm là sự đúc kết những sự thật đời sống dân tộc một thời
với những nỗi buồn và sự hồi nghi. Đó là nỗi buồn của những cuộc chiến
tranh kéo dài, những hy sinh mất mát và nỗi kinh hồng:
Hai mƣơi năm khơng ngày nào vắng ngƣời chết đạn
Khăn tang bay ngƣời sống trắng mái đầu
Đó cịn là nỗi buồn về một thời kỳ hậu chiến q khó khăn, gian khổ,
sự hồi nghi về một ngày mai tươi sáng hơn đang tới gần:
Lúa ngậm địng lụt bão đến xơ bồ
Nhà đang dựng thiếu xi măng thiếu gạch
Bao đám cƣới chƣa có phịng hạnh phúc
Mây ngổn ngang lam lũ những dáng ngƣời
...
Gạo thịt cửa hàng nhiều khi không đủ bán
Con phe sục khắp ga tàu bến cảng
Giá chợ đen ngoảnh mặt với đồng lƣơng
...
Đó cịn là niềm hoài nghi về những bài ca ca ngợi tình hữu nghị Trung
- Việt trước thực tế điều đó bị phản bội, và cũng là một triết lý nhân sinh rộng

lớn của ông:
Rồi một ngày ngƣời yêu ta đổi dạ
Rồi một ngày thần tƣợng ta tan vỡ
Bạn bè thân thọc súng ở bên sƣờn
Bài thơ đậm chất hiện thực, phản ánh đúng tâm lý của con người một
thời. Dù nỗi buồn xun suốt và có nhiều câu hồi nghi, nhưng kết lại vẫn là
một niềm tin bất diệt về những điều tốt đẹp:
Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa.


×