Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hiện thực đương đại trong tiểu thuyết của nguyễn đình tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (640.84 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM ANH HÀO

HIỆN THỰC ĐƢƠNG ĐẠI TRONG
TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH TƯ
Chun ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60.22.32

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn: TS. PHAN HUY DŨNG

VINH - 2011


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2


4. Nhiệm vụ nghiên cứu

5

5. Phương pháp nghiên cứu

6

6. Cái mới của luận văn

6

7. Cấu trúc của luận văn

6

Chƣơng 1: VIỆC PHẢN ÁNH HIỆN THỰC ĐƢƠNG ĐẠI TRONG VĂN
XUÔI VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
1.1. Về khả năng năm bắt cuộc sống trong thì hiện tại của thể loại tiểu thuyết
1.1.1. Định nghĩa tiểu thuyết

7

1.1.2. Hiện thực cuộc sống trong thì hiện tại - đối tượng thể hiện chính của tiểu
thuyết

7

1.1.3. Cách can dự vào đời sống của nhà tiểu thuyết


8

1.2. Sự phong phú của hiện thực đương đại ở Việt Nam - nguồn tài liệu
của các nhà tiểu thuyết

tuyệt vời
9

1.2.1. Sự va chạm của các bảng giá trị
1.2.2. Sự đánh thức quyền sống của con người cá nhân

11

1.2.3. Sự lụi tàn của tư tưởng độc quyền chân lý

12

1.3. Nhìn chung về thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam từ năm 2000 đến nay trên vấn
đề thể hiện hiện thực đương đại

16

1.3.2. Tiếp cận và phơi bày nhiều mảng hiện thực mới

20

1.3.2. Đa dạng hoá những phương thức tiếp cận hiện thực đương đại

21


1


Chƣơng 2: CÁC VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG CỦA HIỆN THỰC ĐƢƠNG ĐẠI
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN ĐÌNH TƯ
2.1. Thế hệ trẻ và nỗi hoang mang trong việc xác lập bảng giá trị về cuộc sống
21.1. Một thế hệ bị đứt chân với truyền thống

32

2.1.3. Một thế hệ bị giáo dục bỏ rơi

32

2.2. Sự hoành hành của thế giới tội phạm

34

2.2.1. Quyền lực hắc ám của thế giới tội phạm

45

2.2.2. Sự thách thức ghê gớm của thế giới tội phạm đối với nhân tính

51

2.2.3. Những liên minh ma quỷ trong thế giới tội phạm

56


2.3. Sự “xổng chuồng” của các nhu cầu bản năng, vật dục

58

2.3.1. Từ mất niềm tin đến bước tự huỷ

58

2.3.2. Sự phá phách của bản năng vật dục

61

Chƣơng 3: NHỮNG TÌM TÕI CÁCH VIẾT TƢƠNG ỨNG VỚI VIỆC
LỰA CHỌN ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ ĐƢƠNG ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA NGUYỄN ĐÌNH TƯ
3.1. Bút pháp phân tích, khảo cứu

63

3.1.1. Trải nghiệm cá nhân và hứng thú phân tích, khảo cứu của nhà văn

63

3.1.2. Sự xuất hiện của loại nhân vật tư tưởng

64

3.1.3. Ngôn ngữ đầy màu sắc biện luận của người trần thuật

72


3.2. Kết cấu phân mảnh

75

3.2.1. Khái niệm kết cấu phân mảnh

75

3.2.2. Việc nêu bật bản chất vụn rã của hiện thực bằng kết cấu phân mảnh

78

3.2.3. Việc thách thức tính chủ động của độc giả bằng kết cấu phân

88

mảnh

Kết luận

89

Tài liệu tham khảo

92

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nói đến tiểu thuyết là nói đến một thể loại bám sát cuộc sống ở thì
hiện tại của nó. Một thời, chúng ta rất hay nói đến sự nóng hổi của các sự kiện
cuộc sống và tính kịp thời của những điều được miêu tả trong tiểu thuyết.
Nhưng từ ngày Đổi mới đến nay, vấn đề này dường như bị đẩy xuống hàng thứ
yếu, ít được quan tâm tìm hiểu. Quả là có một sự thiên lệch nhất định cả trong
sáng tác lẫn trong nghiên cứu về vấn đề này. Theo đuổi đề tài Hiện thực đương
đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, chúng tôi muốn khẳng định trở lại ý
nghĩa của một vấn đề liên quan tới thiên chức của người cầm bút, người viết
tiểu thuyết và vị trí quan trọng không thể bác bỏ được chủ đề nghiên cứu về
mối quan hệ giữa văn học và hiện thực.
1.2. Nguyễn Đình Tú là một cây bút thuộc thế hệ 7X, có bút lực khá
sung mãn và là tác giả của 5 tiểu thuyết tương đối nổi đình nổi đám hiện nay.
Tại sao tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú đã dành được sự quan tâm khá nồng
nhiệt như vậy của độc giả? Nghiên cứu đề tài này, chúng tơi muốn góp phần
trả lời câu hỏi đó - một câu hỏi có ý nghĩa đối với mọi nhà văn luôn thao thức
về vấn đề làm sao cho sáng tác của mình đạt được hiệu quả thẩm mỹ, hiệu quả
tác động tích cực đến độc giả của chính thời mình sống
1.3. Trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú, nhiều mảng màu của hiện
thực đã được khám phá tường tận, tỉ mỉ, với tinh thần phân tích, phê phán cao
độ. Đọc tiểu thuyết của anh, người đọc chắc chắn có thêm được nhiều hiểu biết
về cuộc sống, nhất là cuộc sống của một thế hệ trẻ đang đi tìm bảng giá trị
riêng của mình. Đối với tác giả luận văn, những điều thu nhận được từ tiểu
thuyết của nhà văn sẽ có tác dụng gợi ý tốt để chúng tôi thực hiện công việc
đào tạo học sinh đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của đất nước, của
thời đại.

3



2. Lịch sử vấn đề
Đã có khơng ít bài viết, bài phê bình, cảm nhận về tác phẩm của Nguyễn
Đình Tú. Các độc giả, nhà phê bình tìm đến tác phẩm của anh và tìm thấy ở đó
những chiều kích khác nhau của cuộc sống, đặc biệt là những mảng khuất vốn
cịn ít được đề cập trong văn học ta.
Đồn Minh Tâm trong Từ Hồ sơ một tử tù đến Nháp - một chặng đường
tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã viết: “Đọc Nháp trong mối so sánh liên văn bản
với hai tiểu thuyết Hồ sơ một tử tù và Bên dịng sầu diện chúng tơi cho rằng
đây là tác phẩm đánh dấu một chặng đường sáng tác của anh. Sau Nháp, chúng
ta sẽ gặp một Nguyễn Đình Tú với phong cách sáng tác hoàn toàn khác trước
đây. Để làm sáng tỏ nhận định trên, yêu cầu thiết yếu là phải làm sáng tỏ
những nét đặc trưng chung có tính ổn định và những nét riêng khác biệt trong
Nháp so với các sáng tác trước đây của Nguyễn Đình Tú... Ngơn ngữ trong
Nháp có tiết tấu nhanh, thẳng băng, nhiều trường đoạn tạo cho người đọc "ảo
giác" tác giả đang "nháp", đang trong q trình phơi thai đứa con tinh thần chứ
đây chưa phải là sản phẩm hoàn chỉnh. Nhưng trên thực tế, đây là những ngôn
từ được sử dụng đầy dụng cơng nhằm hướng độc giả đến cái đích là hịa nhịp
cùng âm hưởng chủ đạo của tác phẩm thơng qua nhan đề có sức biểu trưng
cao” [47].
Khuất Quang Thụy trong Một khái niệm mới về tiểu thuyết từ 'Hồ sơ
một tử tù' nhận định: “Nguyễn Đình Tú đã thành cơng khi tạo ra được cho
mình một cách tiếp cận hiện thực khá mới mẻ và một lối kể chuyện có sức
cuốn hút. Ít nhất khi đọc cuốn sách này, chúng ta cũng bị lay động và buộc
phải suy nghĩ một cách nghiêm túc hơn, ít phiến diện hơn về một số vấn đề đặt
ra trong cuộc sống hôm nay. Đó chính là sự khởi đầu tốt đối với một nhà tiểu
thuyết. Và sau 8 năm ra đời, Hồ sơ một tử tù cũng đã khẳng định được sức
sống riêng của nó với bốn lần tái bản, một lần làm phim, hai lần vinh danh giải

4



thưởng lớn của Bộ Công an. 8 năm ấy Nguyễn Đình Tú cũng đã chứng tỏ khả
năng tiểu thuyết của mình” [59].
Nhà văn Chu Lai nói về cuốn tiểu thuyết Nháp, (Nháp - Tiểu thuyết mới
của Nguyễn Đình Tú): “Đó là một bút pháp táo tợn và dịu dàng. Và hơi giật
mình. Mới ngày nào giọng văn hơi văn cịn hiền hoà, nền nã, lãng mạn dường
kia mà giờ đây đã dám phá phách, đáo để, không tránh né bất cứ thứ gì mà
cuộc sống khuất lấp và ngổn ngang đang phơ bày ra kia. Nói gọn lại là một bút
pháp táo tợn và dịu dàng… Tiểu thuyết sử dụng ngơi thứ nhất như một dịng tự
sự tâm tình nhưng càng vào sâu càng xuất hiện những ngôi khác như thể
khơng sử dụng thì nó tràn nó ứa ra mất… Với cuốn sách này, Nguyễn Đình Tú
hồn tồn đã có thể ngẩng cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyết mênh
mang nắng gió nhưng cũng q đỗi chơng gai nhọc nhằn” [28].
ItaExpress trong Nguyễn Đình Tú và những ám ảnh mang tên “Nháp”
có viết: “Khác với những cuốn sách khai thác về đề tài đồng tính (gay) xuất
hiện trong thời gian gần đây, Nguyễn Đình Tú cịn cho ta thấy một loại người
dù khơng bẩm sinh có xu hướng tình dục đồng giới nhưng vì những tị mị cá
nhân, những suy nghĩ nông cạn và cả những đam mê nhất thời đã tự biến
mình thành một cái tơi khác. Qua cuốn sách này, có thể sẽ có người hiểu hơn
về thế giới thứ ba, và hơn tất thảy hiểu hơn về một thế hệ không dám sống
đúng với bản thân mình, khơng dám đối diện với những ẩn ức khó giãi bày”.
[23].
Lê Nhật Tăng trong bài Phản biện sex trong 'Nháp' của Nguyễn Đình Tú
nhận xét: “Tiểu thuyết mới của nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú có cái tên khá độc
đáo: Nháp đã gợi sự tò mò cho bạn đọc. Và quả thật cuốn sách này đã có sự lôi
cuốn ngay từ những trang đầu tiên với một giọng dẫn chuyện rất tự nhiên. Việc
không bày đặt ra chương hồi cũng nằm trong dụng ý của tác giả để thu hút mọi
liên tưởng và tìm kiếm sự đồng phát hiện của độc giả. Những bất ngờ ở các
quãng chuyển đoạn và khả năng diễn tả những biến động tâm lý của nhân vật


5


gây được hiệu quả thẩm mỹ và chứng tỏ khả năng tiểu thuyết của nhà văn trẻ
đầy nội lực này...” [48].
Có điều lạ (hay đáng ghi nhận) là tác giả đã khơng bị lặp về hình ảnh
chăn gối, cảm xúc giao hoan và những vẻ đẹp phồn thực của cơ thể con người.
Ngay cả những chi tiết tưởng như đến nơn oẹ trong sự lạc thú đồng tính thì
ngọn bút của tác giả cũng “vẽ” rất khéo, tưởng như dữ dội mà chừng mực,
tưởng như sa đà mà biết dừng lại đúng lúc. Tác giả đã dẫn người đọc đến các
cung bậc sex thật tự nhiên, không nhàm chán nên thấy dễ chịu và đồng cảm
theo diễn biến tâm lý của nhân vật khi vào “cuộc mây mưa" đầy tâm trạng chứ
khơng bị các hành vi tình dục dẫn dắt một cách thiếu kiểm soát.
Phiên bản khi mới ra đời được người đọc chào đón rất nồng nhiệt và
cũng được nhiều nhà phê bình đánh giá cao. Hà Linh đã viết trong bài phỏng
vấn 'Tác phẩm của tôi không chỉ có bạo lực + sex': “ Hơn 400 trang "Phiên
bản" của Nguyễn Đình Tú đậm đặc những cảnh hành động, các pha chém giết
và mãnh liệt, dữ dội những trường đoạn làm tình. Nhưng nhà văn khẳng định,
đằng sau chuyện bạo lực và giường chiếu, anh gắng sức hướng người đọc đến
những tình cảm nhân văn của con người” [29].
Và sau đó, Kín đã ra mắt bạn đọc với bản in trang trọng, bắt mắt. Kín đi
một dịng riêng, từ đề tài đến bút lực và kỹ thuật đều cho thấy một khả năng
dồi dào trong suy ngẫm và chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Tú về cuộc sống
xung quanh. Nguyễn Xn Diện trong bài viết "Kín" - một dịng tiểu thuyết
miên man, nhấn mạnh: “Cuộc sống nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú,
phải chăng như đố sen đầu mùa hạ cịn phong kín nhuỵ hương? Hay là cuộc
viết tiểu thuyết của Tú, phải chăng, đến cuốn thứ năm, vẫn là một dòng mải
miết miên man nhằm xâm nhập thám hiểm vào tận ngóc ngách thế giới bên
trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy khắc khoải đan cài vô số chuyển động


6


ngược chiều: các nhân vật trẻ tuổi của Tú vừa tự đập tan nát mình vỡ vụn, vừa
ráng chịu đau đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh vụn nát ấy cho lành lặn?”
Trần Tố Loan trong bài viết Điểm nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Đình Tú có nói đại ý: Đọc các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú từ Hồ
sơ một tử tù, Bên dòng Sầu Diện, Nháp đến Phiên bản, chúng tôi nhận thấy,
bên cạnh việc xây dựng một cốt truyện hồn chỉnh, sử dụng ngơn từ phù hợp,
nhà văn đã dụng công trong việc tổ chức kết cấu tác phẩm một cách sinh động
và hấp dẫn. [30]
Như vậy số lượng các bài viết về Nguyễn Đình Tú và các tiểu thuyết của
anh khá nhiều. Tuy chưa có bài viết nào đề cập trực diện vấn đề mà luận văn
của chúng tôi nghiên cứu, nhưng tất cả đều chứa đựng những gợi ý bổ ích, tạo
điều kiện thuận lợi cho chúng tơi hồn thành cơng trình của mình.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn chúng tôi là việc khám phá,
nghiên cứu về hiện thực đương đại trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, mà ở
đó, ứng với từng đề tài, chủ đề đã được lựa chọn là một cách viết mới, giàu
biến hố và năng động.
3.2. Chúng tơi khảo sát tất cả các tiểu thuyết đã xuất bản của Nguyễn
Đình Tú để tìm hiểu cụ thể xem những mảng hiện thực, những vấn đề nào của
hiện thực đương đại đã được nhà văn quan sát, thể nghiệm và miêu tả. Ngồi
ra, chúng tơi cũng đọc những tiểu thuyết tiêu biểu của các tác giả Việt nam
khác để có căn cứ đánh giá đóng góp của Nguyễn Đình Tú trên vấn đề đang
bàn.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Cung cấp cái nhìn tổng quan về việc phản ánh hiện thực đương đại
trong văn xuôi Việt Nam từ năm 2000 đến nay.


7


4.2. Phân tích cách tiếp cận, phát hiện những vấn đề nóng bỏng của hiện
thực đương đại được thể hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.
4.3. Chỉ ra những tìm tịi trong cách viết của tiểu thuyết Nguyễn Đình
Tú khi chạm vào những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đương đại.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp so sánh,
phương pháp phân loại…
6. Cái mới của luận văn
Đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn
Đình Tú, khẳng định sự nhạy bén và tính trách nhiệm cao của ngịi bút nhà văn
khi hướng tới tái hiện hiện thực bộn bề của đất nước trong thời kỳ đổi mới và
hội nhập.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Việc phản ánh hiện thực đương đại trong văn xuôi Việt Nam
từ năm 2000 đến nay.
Chương 2. Những vấn đề nóng bỏng của hiện thực đương đại trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Tú.
Chương 3. Những tìm tịi cách viết tương ứng với việc lựa chọn đề tài,
chủ đề đương đại trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú.

8



Chƣơng 1
VIỆC PHẢN ÁNH HIỆN THỰC ĐƢƠNG ĐẠI TRONG VĂN XUÔI
VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY
1.1. Về khả năng năm bắt cuộc sống trong thì hiện tại của thể loại
tiểu thuyết
1.1.1. Định nghĩa tiểu thuyết
Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hư cấu thơng qua nhân vật, hoàn
cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề của cuộc
sống con người. Belinski khi cho rằng "tiểu thuyết là sử thi của đời tư" đã xác
định rõ tiểu thuyết là một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào
số phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự
trần thuật ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến
mức đủ để truyền đạt cơ cấu của nhân cách.
Trong quá trình vận động và phát triển, tiểu thuyết Việt Nam đương đại
đã dung nạp vào bản thân nó những yếu tố hậu hiện đại: giải - khu biệt hóa và
phi tâm hóa; tính chất hỗn loạn và bất ổn của trật tự đời sống; sự xáo trộn giữa
hư và thực, giữa cái siêu nhiên huyền bí và đời thường; những kiểu cấu trúc
mới, mảnh vỡ, liên văn bản, gián cách; trị chơi cấu trúc, trị chơi ngơn ngữ,
bút pháp nhại, nghịch dị, huyền ảo… Các yếu tố cơ bản của hậu hiện đại đã
được các nhà văn Việt Nam tiếp biến ở nhiều mức độ, ở từng phong cách. Ở
giai đoạn sau Đổi mới, dấu ấn của hậu hiện đại đã xuất hiện đậm nhạt trong
văn xuôi Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp. Ở chặng đường sau, nhiều cây
bút đã thể nghiệm một lối viết mới. Có tác giả được xếp vào xu hướng hậu
hiện đại như Nguyễn Bình Phương, Thuận. Có nhiều tác giả có ý thức làm mới
thể loại bằng kĩ thuật lạ hóa. Nhìn chung, những yếu tố hậu hiện đại trong tiểu
thuyết thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đã khiến cho những định nghĩa
mang tính chất đóng kín về tiểu thuyết đã trở nên khó vận dụng. Điều này

9



không phải là vấn nạn của tiểu thuyết mà là vấn nạn của những nghiên cứu về
tiểu thuyết.
1.1.2. Hiện thực cuộc sống trong thì hiện tại - đối tượng thể hiện chính
của tiểu thuyết
Tiểu thuyết miêu tả cuộc sống trong tính chất văn xi của nó. Nó thể
hiện cuộc sống như một thực tại cùng thời và hấp thu vào bản thân mọi yếu tố
ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời... bao gồm những bi - hài; cao cả - thấp hèn;
vĩ đại - tầm thường, lớn - nhỏ… Văn học không thể tách rời cuộc sống. Tuy
không yêu cầu văn học phải sao chép y nguyên cuộc sống, nhưng nhà văn phải
miêu tả được bản chất của nó. Khơng bao giờ văn học được quyền xa rời sự
thật ở đời. Quan niệm này chi phối toàn bộ sáng tác của các nhà văn. Trong đó
tiểu thuyết ln đậm đà màu sắc hiện thực, và thể loại này có một tư duy mang
tầm khái quát lớn, khả năng chiếm lĩnh hiện thực sâu sắc.
Trong lịch sử, nếu khơng có các nhà tiểu thuyết ghi lại hiện thực, thì về
sau sẽ chẳng có ai biết đâu mà lần. Hiện thực cuộc đời đòi hỏi tiểu thuyết
phải... hiện thực, nghĩa là phải thể hiện đúng như tinh thần mà nó vốn có.
Những nhà văn trung thành với tinh thần hiện thực sẽ có được giá trị thực
trong lịng bạn đọc và làm được điều ấy khơng phải là dễ.
Nói đến hiện thực khơng có nghĩa là thực thà chân chỉ hạt bột thấy gì
ghi nấy. Như vậy, cịn gì là nghệ thuật viết văn? Sự tưởng tượng về trạng thái
tinh thần của hiện thực kéo theo hệ thống hình tượng được sắp xếp khéo léo
bằng những viên gạch ngôn ngữ là cả một chu trình lao động kiên nhẫn vừa
thủ cơng, vừa bác học ở người nghệ sĩ. Trên thực tế, hầu hết các nhà sáng tác
đều biết rõ công việc của mình sẽ phải thế nào.

10


Qua các cuốn sách của mình, nhà văn Nguyễn Đình Tú "loay hoay" với

một giới trẻ hoang hoải, lạc loài, hồi nghi và vỡ mộng. Anh đã lí giải về
những nhân vật trẻ tuổi như thế này: "Đó là những trạng huống tinh thần của
con người chứ không phải một khúc cắt rời của hiện trạng xã hội. Ở một
phương diện nào đó, hồi nghi và vỡ mộng khơng phải khơng có ý nghĩa tích
cực trong cuộc sống đối với mỗi con người. Văn học nói về cái mất mát để giữ
gìn, nói về nước mắt để hạnh phúc, nói về khiếm khuyết để hồn thiện". Viết
tiểu thuyết, Nguyễn Đình Tú mải miết, miên man xâm nhập thám hiểm vào tận
ngóc ngách thế giới bên trong đầy hoang vu rợn ngợp, đầy khắc khoải đan cài
vô số chuyển động ngược chiều: các nhân vật trẻ tuổi của anh vừa tự đập tan
nát mình vỡ vụn, vừa ráng chịu đau đớn, tự tay “khâu vá” lại những mảnh vụn
nát ấy cho lành lặn.
Chính bi kịch cơ bản hiện nay của tầng lớp thanh niên đô thị đương đại
Việt là chất liệu tiểu thuyết. Nó hấp dẫn nhà văn trẻ Nguyễn Đình Tú đến
không thể cưỡng. Thanh niên đô thị hôm nay ở Việt Nam quả là một chân
dung hết sức phức tạp, luôn xoay chiều muôn mặt như khối vuông rubic. Và
đương nhiên, khối vng này cịn có thể ví như cánh đồng lúa đang thì chín rũ,
“ngày ngày nóng bức”, đợi tay người gặt hái. Phải chăng đây là nơi đắc địa
cho Nguyễn Đình Tú đặt cây liềm gặt hái tiểu thuyết? Và chính anh vốn là cây
viết tiểu thuyết trẻ, ưa thích một thử nghiệm phiêu lưu trong bộn bề chất liệu
đời sống.
1.1.3. Cách can dự vào đời sống của nhà tiểu thuyết
Đặc điểm duy nhất và cơ bản nhất của tiểu thuyết mà chính là sự miêu tả
cuộc sống từ góc độ đời tư. Chính dung lượng phản ánh hiện thực rộng lớn
giúp nhà văn miêu tả nhân vật và hoàn cảnh một cách đầy đủ, toàn diện, tỉ mỉ
những trạng thái tâm hồn cũng như những mối quan hệ đa dạng, phức tạp
khác. Đặc trưng lớn nhất của tiểu thuyết chính là khả năng phản ánh tồn vẹn

11



và sinh động đời sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất với hiện thực. Là một
thể loại lớn tiêu biểu cho phương thức tự sự, tiểu thuyết có khả năng bao quát
lớn về chiều rộng của không gian cũng như chiều dài của thời gian, cho phép
nhà văn mở rộng tối đa tầm vóc của hiện thực trong tác phẩm của mình.
Ở phương diện khác, tiểu thuyết là thể loại có cấu trúc linh hoạt, khơng
chỉ cho phép mở rộng về thời gian, không gian, nhân vật, sự kiện mà còn ở khả
năng dồn nhân vật và sự kiện vào một khoảng không gian và thời gian hẹp, đi
sâu khai thác cảnh ngộ riêng và khám phá chiều sâu số phận cá nhân nhân vật.
Và các nhà tiểu thuyết khi tiếp cận hiện thực cuộc sống, muốn lột tả hết thảy
những gì thuộc về bản chất của nó, nên họ ưu dùng bút pháp tả thực. Nhưng
điều đáng trân trọng là tiểu thuyết hiện đại của Việt Nam không muốn dừng lại
ở vai trò “thư ký” thời đại hoặc coi văn học là tấm gương thuần túy mà cố
gắng soi chiếu hiện thực từ nhiều góc nhìn khác nhau. Nhà văn có thể sử dụng
bút pháp tả thực bằng cái nhìn khách quan, có thể tả thực theo cái nhìn giễu
nhại... Điều quan trọng là bên cạnh thơng tin về sự thật, người đọc phải tìm
thấy trong thế giới nghệ thuật của nhà văn lượng thông tin thẩm mĩ phong phú.
Đó là chưa nói đến chuyện, sự thật trong văn học tuy thống nhất với sự thật
ngoài đời, nhưng hai thứ đó khơng phải là một. Sự đồng nhất giữa hai loại sự
thật này, dù chỉ là vơ tình, cũng làm phương hại đến sự lung linh, đa nghĩa của
nghệ thuật. Bởi thế, chỉ một khi hai yếu tố thông tin sự thật và thông tin thẩm
mĩ kết hợp hài hịa thì tác phẩm mới có cơ tồn tại lâu dài. Hàng loạt tiểu thuyết
của các cây bút trẻ với bút pháp tả thực mới đã đem lại cho cơng chúng nhiều
nhận thức mới mẻ về hiện thực.
Khi nói đến bút pháp tả thực mới, cần thấy rằng đây là thủ pháp quan
trọng của khuynh hướng tiểu thuyết “nhận thức lại” lịch sử. Khuynh hướng
này có phần gần gũi với cảm hứng phản tư trong tiểu thuyết Trung Quốc thời
kỳ cải cách với Một nửa đàn ông là đàn bà của Trương Hiền Lượng, Nơn nóng

12



của Giả Bình Ao, Báu vật của đời của Mạc Ngôn, Trường hận ca của Vương
An Ức... Các nhà văn Trung Quốc đã nhìn nhận lại hàng loạt vấn đề đau lòng,
những bi kịch đầy nước mắt trong thời kỳ cách mạng văn hóa. Tác phẩm của
họ được người đọc đón chào nồng nhiệt bởi từng trang viết thấm đầy tinh thần
phản tư. Thậm chí, trong q trình nhận thức lại cách mạng văn hóa, các nhà
tiểu thuyết Trung Quốc cho rằng đó là cuộc chấn thương tinh thần lớn nhất thế
kỷ XX. Theo đó, dịng “văn học vết thương” ra đời và để lại ấn tượng sâu sắc
đối với độc giả. Ở Việt Nam, cảm hứng nhận thức lại quá khứ cũng phần nào
thể hiện tinh thần nhận chân lại các giá trị đời sống bằng cái nhìn mới mẻ, thể
hiện những suy tư của nhà văn về số phần con người trong sự va đập của các
biến cố đời sống và các sự kiện lịch sử. Trong Thượng đế thì cười, Nguyễn
Khải đã nhìn lại những năm tháng đã qua của nhân vật bằng cái nhìn mang sắc
thái giễu nhại. Những tác phẩm viết về cải cách ruộng đất (Dịng sơng Mía, Ba
người khác...) cũng tái hiện lại nhiều cảnh ối oăm do cái nhìn tả khuynh, ấu
trĩ, giáo điều mà một thời chúng ta đã mắc phải. Thậm chí khơng ít người coi
sự giáo điều và tả khuynh mới thực sự là cách mạng! Tình cảnh của nông thôn
và số phận của người nông dân cũng được miêu tả một cách chân thực qua
Chuyện làng Cuội, Mảnh đất lắm người nhiều ma... Trong những tác phẩm
này, cái các ác, xấu có mặt khắp nơi, thả sức hồnh hồnh và nhiều người hành
động như những kẻ cuồng tín. Sự ấu trĩ trong nhận thức, sự hạn hẹp về tầm
nhìn của một số cán bộ có chức có quyền đã khiến biết bao gia đình tan nát,
bao số phận dang dở. Nhìn chung, các nhà tiểu thuyết đã dựng lại bi kịch của
một thời, nhưng thông qua những tấn bi kịch nhiều khi cười ra nước mắt ấy
chúng ta sẽ từ giã quá khứ một cách dứt khoát hơn để hướng tới một tương lai
tốt đẹp giàu tính nhân bản hơn.
1.2. Sự phong phú của hiện thực đƣơng đại ở Việt Nam - nguồn tài
liệu tuyệt vời của các nhà tiểu thuyết

13



Sự phong phú của hiện thực đương đại ở Việt Nam đã tạo nên tính đa
dạng về màu sắc thẩm mỹ của tiểu thuyết. Một xã hội có sự phân hoá các giai
tầng một cách sâu sắc. Những giá trị cũ bị nghi ngờ. Những giá trị mới chưa
được khẳng định. Giới trẻ hoang hoải, lạc loài, hoài nghi và vỡ mộng. Những
tiêu cực tràn lan trong mọi lĩnh vực đời sống… Người ta có thể thấy khó thở
với cuộc sống này, nhưng đối với nhà tiểu thuyết thì đây là "mỏ vàng", là
nguồn đề tài phong phú vô tận, cần được khai thác.
1.2.1. Sự va chạm của các bảng giá trị
Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú đều có sự giằng xé,
đấu tranh. Đó là cuộc vật lộn giữa các giá trị trong mỗi con người. Phiên bản
biểu hiện rõ nhất về điều này. Đầu tiên là về cuộc đời Diệu – nhân vật chính
của cuốn tiểu thuyết – được chia ra làm ba giai đoạn chính, ba cái mốc lớn làm
thay đổi cuộc đời nhân vật, giúp đưa đẩy diễn biến của câu chuyện một cách tự
nhiên mà phơi bày ra những trần trụi xót xa của hiện thực: khi vượt biển cùng
gia đình; khi chạy trốn không thành, quay về sống bên cạnh Hưng “mã”,– và
khi gặp Tùng “hê-rô” rồi từng bước trở thành một nữ hoàng khét tiếng trên
giang hla.
Cái mốc thứ nhất bắt đầu với hình ảnh một cơ nữ sinh ngây thơ cùng
những rung động đầu đời trong trẻo và hồn nhiên nhưng lại bị vùi dập ở giữa
biển khơi trong một cuộc vượt biên chạy trốn mong đổi đời của số phận khi bị
bọn cướp biển cưỡng hiếp một cách dã man giữa trạng thái vô thức của một
cơn say sóng. Sự tra tấn ấy chưa kịp qua đi, thì Diệu lại phải chứng kiến một
sự tra tấn khác dành cho thị giác trước sự tàn sát đẫm máu… Máu loang nổ,
chảy tràn khắp con tàu, lênh láng một vùng biển. Những tiếng la hét, những
vết dao loang loáng chém lên thân xác những người thân của Diệu và hàng
trăm người vơ tội xấu số khác…Nguyễn Đình Tú đã dựng lên bức tranh đẫm
máu và tàn khốc ấy với từng đường nét, màu sắc cụ thể qua ngòi bút miêu tả


14


đầy ấn tượng của mình. Đó là cú tát mạnh bạo và lạnh lùng đầu tiên của cuộc
sống xuống cuộc đời một cô nữ sinh mới lớn, như thể một lời nguyền của số
phận – rằng cuộc đời cô sẽ gắn liền với máu của sự chết chóc… Và lời nguyền
ấy dần trở thành hiện thực theo những lớp sóng dập dồn đẩy xô của cuộc đời,
từ nhẹ nhàng cho đến xoắn lốc, từ giản đơn đến phức tạp, từ gờn gợn, lăn tăn
cho đến, thét gào, lồng lộn,vùng vẫy…
Cái mốc thứ hai đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời Diệu là khi
bị cuộc sống ném trả về lại nơi xóm Cấm sống với một người bà già yếu và
cảnh sống nghèo hèn, rồi âm thầm bồi thêm một cú huých nữa bằng sự mỉa
mai, ngang tàng chợ búa, muốn tìm cách hạ nhục, bắt nạt Diệu, buộc cơ phải
phản kháng lại với việc cầm chiếc chổi rơm bén lửa phang vào mặt Tuấn
“chợ” và đốt luôn cả quầy hàng mà rằng: “Này thì cháy. Này thì đốt. Đốt hết.
Cho tan hết đi. Cho thành tro bụi đi. Cái đời này nó khốn nạn q thể. Cháy
ln cả mình đi cũng được. Chết luôn với đám lửa kia cũng được. Đời cịn cái
chó gì đâu mà tiếc… Đốt ln cả cái thân chẳng ra thân, người chẳng ra
người này đi. Em chả thiết gì nữa. Có chết thì cũng khơng khổ hơn sống đâu.”
[tr. 32]. Rõ ràng, cái ác Thiện khi bị dồn đẩy, săn đuổi sẽ phải chống cự lại –
và nhiều lần dồn đuổi – nhiều lần chống cự như thế sẽ đặt bước chân con
người ta lên con đường lưu manh hóa: bắt đầu là từ trong suy nghĩ "Nhìn ra
xung quanh, bao nhiêu đứa sống được bằng ăn cắp, bằng móc túi, bằng xin
đểu, bằng lừa đảo, bằng bài bạc… chả nhẽ em lại chịu chết đói trong khi em
cũng có đủ hai con mắt, hai bàn tay và cái đầu được học đến tận lớp 9) cho
đến hành động tiếp tay cho kẻ gian tiêu thụ hàng ăn cắp để nhận hoa hồng và
giết Tuấn chợ ngay tại nơi vẫn thường xuyên làm tình với Hưng mã (theo sự
sắp đặt của Hưng để trả nợ vụ phang chiêc chổi lửa vào mặt Tuấn chợ ngày
trước". [tr. 38]


15


Những điều này là một bước đệm không thể thiếu để đưa Diệu đến với
cái mốc thứ ba quan trọng trong trong cuộc đời mình, giúp Diệu “bật” lên
đỉnh điểm của sự lưu manh, “lên ngôi” nữ chúa trong thế giới ngầm khi ra tù
và trở thành vợ của Tùng “hê-rô” – một tay anh chị khét tiếng ranh ma quỷ
quái và hung ác trên giang hồ. Từ đây, không gian và bối cảnh của tiểu thuyết
bắt đầu bung mở với hàng loạt các nhân vật, bè lũ, vây cánh như Lân sói, Cộc
ba tai, Mỹ chột, Châu Điên, Hồng lợn, Vĩnh con, Hiếu cu, Ơng Trùm… cùng
khơng gian của các sòng bạc, quán bar, vũ trường, của dục vọng quay cuồng,
của sự sát phạt thanh trừ lẫn nhau để lấy số tạo thanh thế làm ăn… (Và vơ hình
tạo nên một con số 3 thú vị ở thành phố của ngã ba sông với thế chân vạc gồm:
Tùng hê-rô, Lân sói và Cộc ba tai). Ngịi bút của Nguyễn Đình Tú đến đây
thực sự được tự do tung hồnh, tha hồ nhào nặn, đẩy đưa với những tình tiết
dồn dập đắt giá mang đên cho người đọc sự háo hức, tò mò muốn khám phá
đến tận cùng trang sách, cùng đắm chìm trong thế giới giang hồ mn hình
vạn trạng, cùng hãi hùng, rùng rợn với trước sự hiện hình của cái ác, cùng lo
âu phấp phỏng cho số phận của con người, cho sự yếu thế của cái Thiện có
nguy cơ bị đánh bại… Tất cả như dịng chảy của một con sơng bắt đầu vỡ ịa
lên thành sóng, thành giơng tố, lốc xốy và cứ thế nhấn chìm, cuốn phăng đi
tất cả khi ra được biển lớn.
Ấn tượng tiếp theo về con số 3 trong Phiên bản được bắt nguồn ngay từ
những trang sách đầu tiên với sự xuất hiện của Diệu – Đinh – Nhân – ba con
người đến với nhau, để lại những rung động đầu đời trong nhau ngay từ những
khoảnh khắc bình yên nhất khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Rồi bộ ba ấy tiếp
tục song hành, xuyên suốt cho đến tận khi kết thúc câu chuyện, có khi trực
tiếp, có khi gián tiếp, khi rõ nét, khi ảo mờ… Diệu và Đinh là hai nét vẽ tuy
khác nhau về bề nổi nhưng lại có những đoạn chìm tương đồng, trùng khít với
nhau trong cái khát vọng tiền bạc và quyền lực – còn Nhân như một biểu


16


tượng của sự hướng Thiện chạy song song, luôn muốn bao bọc chở che, muốn
đưa Diệu quay lại với con đường lương thiện (khi mà nhà văn có ý “gài” Nhân
luôn xuất hiện trước bất cứ những bước ngoặt, biến cố lớn của đời Diệu –
nhưng chỉ lặng lẽ, âm thầm như một cái bóng). Trong Diệu vẫn le lói, vẫn trỗi
lên những khát vọng được bước về phía ánh sáng ấy của Nhân (thể hiện qua
những diễn biến nội tâm khi Nhân đến xin thầy Hiệu trường cho Diệu được đi
học lại, khi Diệu ra tù Nhân mang hồ sơ đến cho Diệu điền thông tin để bắt
đầu cuộc sống lương thiện của một người công nhân). Nhưng cái ác quá tàn
khốc, mạnh bạo, nhất định giằng lấy Diệu, chiếm giữ và ngự trị, phủ đầy bóng
đêm của ân oán giang hồ lên con đường Diệu đi. Và Diệu biết rằng Nhân mãi
mãi là một miền xanh thẳm trong niềm khao khát mà Diệu không bao giờ đặt
chân đến được…
Có một hình ảnh xun suốt câu chuyện là ánh trăng, được xây dựng
như một kiểu nhân vật dị biệt, bên cạnh đó là nữ nhân vật chính bị cuộc sống
xô đẩy, bầm dập thành một “siêu giang hồ”. Ánh trăng như một thủ pháp nghệ
thuật đưa đà, soi rọi cho tồn tiểu thuyết, giúp người đọc nhìn nhân vật và các
tình tiết diễn ra một cách đầy đủ và khách quan hơn sau những đối thoại, tự
vấn giằng xé trong tâm can nhân vật. Ánh trăng ấy vừa kết tội nhưng cũng
đồng thời rửa tội, thanh lọc cái ác, giúp linh hồn Diệu siêu thoát, để rồi cuối
cùng người đàn bà với biệt danh Hương ga lừng lẫy khắp giang hồ trong Bắc
ngoài Nam ấy cũng thực sự giác ngộ, nhận ra được cái bản thể tốt đẹp nhất,
lương thiện nhất trong những giọt nước mắt nhòe ướt trên sự muộn mằn khi
quay về với cái tên khai sinh của mình, chối bỏ đi cái danh hiệu “nữ hồng”
đầy quyền lực và khao khát: “Diệu! Ta nhận ra ta là ai rồi. Cả bóng trăng kia
nữa. Bây giờ thì ngươi không cần phải đánh đố ta. Ta cũng đã nhận ra ngươi
là ai rồi. Sao bao giờ ngươi cũng đến bên ta muộn thế? Sao mắt ta mờ nhòe

thế này? Nước mắt ư? Ta mà cũng khóc ư? Những giọt lệ hãy dừng lại đi,

17


đừng chảy nữa, ta muốn nhìn rõ ra lần cuối, cả người ngồi bên ta nữa. Ta
không phải là nữ hoàng. Và người ngồi bên cạnh ta, người ấy cũng khơng phải
là một bóng trăng… Nước mắt ơi, đừng chảy nữa!” [tr. 394]. Mặc dù Nguyễn
Đình Tú khơng chỉ mặt gọi tên cụ thể Ánh trăng là ai – nhưng khép lại câu
chuyện thì người đọc đã có thể nhận ra – ánh trăng là Nhân, là biểu tượng của
sự thanh sạch, của cái Thiện luôn kề vai sát cánh đi bên cạnh con người – kể
cả những cuộc đời lầm lỗi, mà nâng đỡ, làm điểm tựa cho họ quay về với
những gía trị nhân văn (dẫu là muộn mằn, nhưng sẽ là siêu thoát, thanh thản để
bắt đầu những điều tốt đẹp hơn ở một cõi khác xa xăm…)
1.2.2. Sự đánh thức quyền sống của con người cá nhân
Nghiên cứu nhân vật, chính là nghiên cứu cách nhà văn nhìn nhận, cắt
nghĩa về con người như thế nào và bằng cách nào trong văn chương của mình.
Bởi lẽ, nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá
nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện thực.
Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào một thế giới riêng của đời sống
trong một thời kì lịch sử nhất định. Xét từ góc độ trần thuật, nhân vật là một
chất liệu có tính bản thể của văn bản tự sự. Chất liệu đó có thể được soi chiếu
từ nhiều góc độ khác nhau (như một thực thể sống, có số phận riêng tư và đời
sống tâm lý cá biệt; như một hình chiếu thế giới tư tưởng của tác giả hoặc của
đời sống xã hội…).
Trong các tiểu thuyết xuất hiện đầu thế kỷ XXI con người cá nhân hiện
lên với ngổn ngang những biểu hiện riêng, mang tính biệt lập. Đó quả là những
con người điển hình trong cái xã hội điển hình. Bởi thế các nhà văn cũng tìm
những phương thức thể hiện thật mới mẻ. Đơi khi chúng chỉ cịn là các “phản
nhân vật”, các kí hiệu hay các hình bóng hư ảo, bị tẩy trắng hoặc biến mất khỏi

văn bản. Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người phức hợp, đa bình

18


diện. nếu nhìn từ góc độ loại hình và chức năng biểu đạt, trong các tiểu thuyết
đang xét, tính phức hợp biểu hiện ở các kiểu nhân vật.
Hầu hết các nhân vật chính trong Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi… (Nguyễn Bình
Phương), Chinatown, Paris 11.8… (Thuận), Cơ hội của Chúa, Khải huyền
muộn (Nguyễn Việt Hà), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh) đều trở thành những
phức thể tính cách và tâm lý (đơi khi là phức thể của những đối cực khó hoặc
khơng thể dung hịa).
Bước đi đầu tiên của các tiểu thuyết thuộc thời kì hậu hiện đại là sự
chuyển dịch phạm vi tồn tại của nhân vật trung tâm từ đời sống xã hội vào đời
sống tâm lý – tâm linh. Thực chất, công việc này đã được các nhà văn thuộc
giai đoạn Đổi mới trước đó (Phạm Thị Hồi, Bảo Ninh) lưu tâm thực hiện,
song đến giai đoạn này nó được tiến hành với mức độ quyết liệt hơn, triệt để
hơn. Nhân vật chính trong tiểu thuyết khơng cịn là những con người hành
động (hay “hành động” khơng cịn là bình diện chủ yếu của nhân vật). Cụ thể
hơn, các tác giả không chú tâm mô tả và tường thuật lại đời sống xã hội của
một con người (tồn tại trong xã hội, quan hệ xã hội với những nhân vật khác,
xung đột và giải quyết xung đột…) mà tập trung tái hiện một thế giới tâm lý –
tâm linh đầy những hồi ức, dằn vặt, ám ảnh (trong đó có cả những ẩn ức tình
dục, những khắc khoải bản năng…). Trong mỗi con người đều tồn tại nhiều
“con người” khác nhau, thậm chí đối lập nhau, của ý thức với tiềm thức và vô
thức. Nhân cách tiềm thức - vơ thức được hình tượng hóa thành các nhân vật
phân thân. Khẩn (Ngồi), Tính (Thoạt kỳ thuỷ), “tơi” (Chinatown)… là những
kiểu hình tượng “phân thân” như thế. Trong những nhân vật loại này, ý thức
không phải lúc nào cũng ở vị trí chủ đạo; tiềm thức - vơ thức có lúc chiếm thế
ưu thắng và điều khiển hành vi của con người cũng như mạch chảy của tự sự.

Với mỗi một quan hệ khác nhau với một đối tượng khác nhau, nhân vật lại bộc
lộ một “con người” khác, một bình diện khác trong nhân cách của mình.

19


Chẳng hạn, Khẩn trong Ngồi của Nguyễn Bình Phương là một “phân thân” của
hai Khẩn hoàn toàn khác nhau: một lay lắt, trì trệ và mờ tối với cuộc mưu sinh
trần tục hiện thời; một trong sáng, thanh thoát và thánh thiện với những giấc
mơ về mối tình đầu trong tiềm thức. Hai “con người” ấy, lúc xen kẽ, lúc đồng
hành, lúc rượt đuổi lẫn nhau, làm nên một diện mạo nhân vật thật khó định
hình và cắt nghĩa: “Khẩn nói dối đi ăn ốc luộc vừa mới về. Thuý hỏi, có ai gọi
điện khơng? Khẩn đáp, khơng… Gần sáng Khẩn rơi vào trạng thái lơ mơ. Như
mọi lần cành bạch đàn lại chìa ra tựa như một bàn tay nhỏ non nớt thân thiện
để Khẩn nắm. Khi chạm vào cành bạch đàn thì giấc ngủ biến mất cịn lại một
không gian dịu dàng để Kim than phiền về cuộc đời”; hay: “Mình đã mơ thấy
mình đội nước đi lên, cao to lực lưỡng với đôi mắt rực lửa, cái miệng mở rộng,
mái tóc xõa xuống vai, sau mỗi bước đi của mình, nước bắn cao hàng chục
mét. Lúc tỉnh dậy, nhớ lại giấc mơ đó mình láng máng rằng mình thực sự cịn
là một cái gì nữa chứ khơng phải chỉ là thế này. Bỗng nhiên Khẩn lồng xuống
tầng dưới gõ cửa phòng giám đốc”.
Trong rất nhiều tiểu thuyết đương đại, những giấc mơ, những cơn mộng
mị, mê sảng…trở thành một “chiếc cầu nối” lạ lùng đưa ta vào cõi hoang vu
nhất, sâu kín nhất của tâm hồn nhân vật. Ở đó chúng ta thấy được những mơ
ước thầm kín, những nỗi sợ hãi dày vị, những bí mật đen tối, hay những niềm
hy vọng và tuyệt vọng không thể giãi bày, những vùng ký ức không thể nguôi
ngoai… Văn học truyền thống, đặc biệt văn học Việt Nam, ít quan tâm đến các
giấc mộng. Nếu có, chúng thường chỉ được trình bày như như sự trao đổi giữa
con người với thế giới siêu nhiên, từ đó dẫn đến những điềm báo, những lời
tiên tri.” Ngược lại, trong các tiểu thuyết Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Đi tìm nhân

vật… giấc mộng là biểu hiện của những gì bí mật, riêng tư nhất của mỗi cá
nhân. Các tác giả cũng “tuyệt đối tơn trọng ngơn ngữ riêng của mơ: thường
thường đó là những hình ảnh, âm thanh được lắp ghép một cách phi lý. Lúc

20


này, “nhịp mạnh” của tự sự lại là những khúc “độc thoại” tan tác, rã rời của
nhân vật: “Bị dắt đi, dắt đi, dắt đi… Cây sợ run bằn bật. Nhiều trăng lắm nhé,
mẹ nhé. Thích nhỉ, mẹ nhỉ. Hiền đặt bóng vào tường. Tường cắn chặt bóng
Hiền khơng thả ra…” (Thoạt kỳ thuỷ); “Ngày thứ sáu cỏ tóc tiên lại rối lên (…)
Giấc mơ nào của tơi cũng có hàng trăm con sơng chảy chéo qua nhau (…) Nó
chờ ông về những cỏ tóc tiên lại sợ đến phát điên lên” (Người đi vắng).
Một điểm đặc biệt cần chú ý trong các tiểu thuyết nêu trên là cuộc khai
phá vấn đề “ẩn ức tình dục” (sex) và việc đặt nó bên cạnh vấn đề “tâm linh”
trong văn chương. Trong Đi tìm nhân vật, dư âm của sex là một tiếng vọng
thần bí mang đậm giá trị tinh thần: nỗi khốn cùng thể chất của nhân vật “tôi”
đã khiến anh ta chiếm đoạt và huỷ hoại cả “thiên sứ” (cô gái điên – con bồ câu
trắng) do Thượng đế phái đến. Chính điều này là “cú hích” đầu tiên đẩy tâm
hồn anh ta trượt dần xuống vực thẳm của lầm lạc, của quỷ dữ. Trong Người đi
vắng, tình yêu - tình dục - tâm linh cũng gắn với nhau như hình với bóng –
trong mối quan hệ tay ba giữa Hồn với người chồng và người tình của mình.
Đó là chốn nhập nhằng lẫn lộn giữa ý thức và vô thức, vật chất và tinh thần...,
bởi thơng thường tình dục và tâm linh hay được hiểu như sự đối lập giữa thể
xác - tinh thần, ác - thiện, hay sự sắp xếp thứ bậc thấp - cao. Nhưng trong
Người đi vắng, Đi tìm nhân vật… các tác giả gần như đã tách cặp khái niệm
này ra khỏi phạm trù đạo đức nhằm chạm tới những vùng hoang vu nhất của
bản thể con người: nỗi cô đơn, khoảng trống, niềm bất an khôn nguôi về sự
hữu hạn của đời người…
Viết về phần bản năng, vơ thức, về những ẩn ức tình dục của con người

trong thế giới hiện đại, các tác giả tiểu thuyết khơng quan niệm đó là một
phương thức “lạ hóa” hay “câu khách” đơn thuần: “…những nhân vật của tơi,
gọi là méo mó, thì đó là cái méo mó tự thân. Có người bảo tơi xây dựng nhân
vật đặt trong trạng thái quá khứ mịt mờ, hiện tại lổn nhổn và tương lai vô

21


định, nhưng tôi không nghĩ thế. Các nhân vật của tôi sống bản năng, nhưng
tiềm tàng một niềm tin đứng dậy”. (Nguyễn Bình Phương). Quan điểm này gợi
nhắc đến một cây bút nổi danh của văn học Nhật Bản đương đại: Murakami.
Với nhân vật của Murakami, “tình dục” giống như một chiếc chìa khóa dẫn
vào tâm linh. Thế nhưng, đó không phải là những tác phẩm nhằm câu khách
bằng yếu tố sex, mà sex ở đây lại chính là một ngôn ngữ của Murakami - cũng
như những ngôn ngữ khác của ơng. Ngịi bút của Murakami thường sắc lạnh
và tự nhiên khi mơ tả về tình dục, về cái xấu v.v. nhưng qua đó chúng ta thấy
khát vọng tình u, khát vọng về tương quan với đồng loại, khát vọng về giải
phóng bản thể. Cũng như với các nhân vật của Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy
Anh…, sex là một phương hướng để giải tỏa nỗi cô đơn mà các nhân vật của
Murakami thường có.
1.2.3. Sự lụi tàn của tư tưởng độc quyền chân lý
Trong một thế giới đa cực, sự độc quyền chân lý trở nên nực cười và
thảm hại. Xã hội Việt Nam hiện nay tuy chưa phải là xã hội hiện đại đúng
nghĩa, nhưng với sự lan rộng của tư tưởng dân chủ, những tìm tịi đa dạng của
nhà văn được khuyến khích. Nhà văn khơng cịn bị bao cấp về tư tưởng, nếu
anh ta không muốn. Vậy là một chân trời sáng tạo mở ra, cấp cho anh nhiều cơ
hội để thể hiện được dấu ấn riêng của mình. Dù đề cao vai trị tưởng tượng và
hư cấu của tiểu thuyết, nhưng các nhà lý luận phê bình văn học cũng thấy được
mối tương liên giữa tưởng tượng, hư cấu trong tiểu thuyết với hiện thực cuộc
đời. Vì vậy trong quan niệm của họ, nhà văn dẫu có hư cấu cũng phải trên cơ

sở tơn trọng sự thực đời sống. Bởi vì “Với sự có mặt của mình trước cuộc đời,
với sự hiện hữu của mình ở trong cuộc đời, tiểu thuyết là một hình thái của
nghệ thuật, một lối diễn đạt của con người gần với cuộc đời nhất”. Và “tiểu
thuyết không phải là tả cảnh, tả tình, nhưng là một suy nghĩ (...) truyện khơng
cịn phải là một giải trí nhưng là một sự thức tỉnh đưa tới nhận định về cuộc

22


đời.”. Tuy thấy được sự tương giao giữa tiểu thuyết và cuộc đời nhưng trong
quan niệm của lý luận phê bình văn học, hiện thực trong tiểu thuyết khơng
phải là đời thực mà chỉ mang bóng dáng cuộc đời, là "ảo ảnh" của cuộc đời. Vì
theo Nguyễn Văn Trung “Tiểu thuyết khơng bao giờ thực mà chỉ có vẽ thực”.
Do đó, nếu đồng nhất cuộc sống trong nghệ thuật với cuộc sống ngoài đời, sẽ
làm nghèo đi cả hai hiện thực ấy. Ngoài việc phản ánh thực tại cuộc đời, tiểu
thuyết còn phải phản ánh được thế giới thẳm sâu của tâm hồn con người và
“giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời”. Vì thế, nếu
chúng ta mãi băn khoăn, tiểu thuyết phản ánh được bao nhiêu phần trăm sự
thật ở đời, lấy đó làm căn cứ thẩm định giá trị tác phẩm tiểu thuyết thì vơ hình
trung làm nghèo thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết và làm vơi đi thế giới
tưởng tượng của người tiếp nhận. Giá trị tiểu thuyết cần nhất là sâu sắc và
“Sâu sắc chính là ở chỗ mình diễn tả được tất cả những cái mơng lung bí ẩn
của tâm hồn”.
1.3. Nhìn chung về thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam từ năm 2000
đến nay trên vấn đề thể hiện hiện thực đƣơng đại
1.3.2. Tiếp cận và phơi bày nhiều mảng hiện thực mới
Văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống. Nhà tiểu thuyết hậu hiện
đại thay vì giọng điệu đau đớn khắc khoải (như thường thấy trong các tác
phẩm thời đầu đổi mới đã sử dụng khá triệt để cái nghịch - dị - trào - lộng để
thể hiện sự hỗn tạp trớ trêu của cuộc đời). Tính bỡn cợt ở đây dường như ln

lấn át tính phê phán. Trong Cơ hội của Chúa, Nguyễn Việt Hà có những nhận
định đại loại như thế này, nhan nhản: “Hai tháng cuối năm bắt tám trăm vụ
buôn lậu”; phịng làm việc của Hồng là “một thứ vườn trẻ để gửi con ơng
cháu cha”; cơng sở khi thì “lãng đãng một khơng khí tao đàn”, khi lại “nghèn
nghẹn mùi thuốc súng”; “các company nhiều như nấm sau mưa, nơi liên doanh
của quan chức cơ hội với bọn buôn lậu liều lĩnh”; anh bạn của Tâm “hai năm

23


gần đây trở nên sung túc vì biết ăn cắp”; hàng ngũ giám đốc những năm đầu
chín mươi thì “... ba vạn chín nghìn tổng, chánh, phó giám đốc trong và ngoài
quốc doanh đều mù và điếc theo mọi nghĩa” [tr. 87];... Dùng cái nghịch - dị trào - lộng để thể hiện đời sống, nhà văn chủ trương “vặn cổ” bài ca cuộc sống.
Vai văn học và vai xã hội của nhân vật được lạ hoá. Các vị ngữ trở nên biến
hố vơ thường. Và, với cái nhìn bỡn cợt ấy, cuộc sống thật như một trò đùa.
Cảm giác xót xa biến mất. Cảm thức nổi trội qua đây là: cái không đáng (lẽ ra
không đáng) tồn tại, tại sao lại cứ (nghiễm nhiên) tồn tại? Và trớ trêu là, nó cứ
tồn tại như thế đấy.
Nếu cái nghịch dị chưa hẳn đã thể hiện đúng chất của mình trong Cơ hội
của Chúa, thì tới Khải huyền muộn, giễu nhại lại trở thành yếu tính. Quả vậy,
trong Cơ hội của Chúa, bên cạnh giọng châm biếm bỡn cợt của chủ thể kể
chuyện, cịn thấy những giọng xen có phần xót xa, đau đáu của những “cái tôi”
chằm vặp với đời và ít nhiều cịn tha thiết với cái đẹp. Đó là cái cảm thức
“chao ôi là bất lực” trước cái ác, là lời tha thiết cầu xin Đức Chúa “hãy làm
chậm hành trình vào bẩn thỉu” của con người. Khải huyền muộn thì khác: cấu
trúc của nó được xây dựng trên cái nhìn kì khơi về sự “vênh lệch” giữa “vai”
và thực chất giá trị của đối tượng.

ở đó người đọc thấy đâu đâu cũng là những hình tượng giễu - nhại: giễu
nhại quan chức: “Dãy ghế hạng nhất nhan nhản những khuôn mặt nhờn tanh

căng mỡ của các quan chức cấp huyện”, “Sếp ngồi quay lưng lại cửa ra vào
vì mải chơi game trên computer”; “Quan chức thì bao giờ cho hết lầm lẫn...;
giễu nhại người mẫu: “người mẫu đang là đề tài thời thượng chỉ sau cave”;
giễu nhại báo chí: “Báo chí ở ta thường tự tin là có dân trí thấp nên đầy ngạo
mạn trịch thượng”; giễu nhại đạo diễn: “Các đạo diễn với mặc cảm mình đã là
thằng mất dậy, nên luôn luôn nhồi vào mồm đám diễn viên những câu đẫm đầy

24


×