Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

KE HOACH PC BENH NAO MO CAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.83 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRUNG TÂM Y TẾ.H.ĐĂKRLẤP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. TRẠM Y TẾ XÃ ĐĂKWER Số:. /KH-TYT. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐăkWer, ngày. tháng 03 năm 2016. KẾ HOẠCH Hoạt động phòng, chống bệnh do Não mô cầu Căn cứ Thông tư số 33/2015/TT-BYT, ngày 27/10/2015 của Bộ Y tế, Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn; Căn cứ Thông tư 48/2010/TT-BYT, ngày 31/12/2010, của Bộ Y tế Hướng dẫn chế độ khai báo, thôn tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm; Căn cứ Quyết định số 3897/QĐ-BYT, ngày 12/10/2012 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn ( Giám sát, và phòng chống bệnh do Não mô cầu ); Căn cứ quyết định số 01/QĐ-TTYT, ngày 4 tháng 01 năm 2016 của Giám đốc Trung Tâm Y tế huyện Đăk R’lấp “về việc tạm giao chỉ tiêu chuyên môn năm 2016”. Nhằm chủ động ứng phó khi có trường hợp bệnh xảy ra tại địa phương, Trạm Y tế xã Đắk Wer xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh do não mô cầu năm 2016 với những nội dung sau: I. TÌNH HÌNH BỆNH. 1.Tại Việt Nam. - Theo số liệu thống kê tính từ năm 2011 tới nay, cả nước có 610 ca nhiễm bệnh và năm có số người mắc bệnh cao nhất là năm 2011 với 272 ca nhiễm viêm não mô cầu. Từ năm 2012, số ca nhiễm bệnh viêm não do mô cầu cũng như các ca tử vong do bệnh đã giảm dần. - Từ đầu năm 2016 đến nay cả nước ghi nhận 7 ca mắc não mô cầu, trong đó có một ca ở Hải Dương tử vong. Hà Nội là địa phương ghi nhận số bệnh nhân nhiều nhất đến thời điểm này (2 ca). 2. Tại Đắk Nông. Qua hệ thống báo cáo giám sát đến ngày 06/03/2016, tỉnh Đắk Nông chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh do não mô cầu. 3. Nhận định, dự báo.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào tỉnh Đắk Nông, xã Đắk Wer cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do: - Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch; - Trong cộng đồng tỷ lệ người mang vi khuẩn không có triệu chứng lâm sàng (người lành mang trùng) ở mũi, hầu, họng từ 5% - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch. - Bệnh thường xảy ra ở nơi tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá, doanh trại, ...), người bị suy giảm miễn dịch hoặc đồng nhiễm khuẩn đường hô hấp. - Tại nước ta, bệnh lưu hành và được ghi nhận rải rác tại nhiều địa phưong, hay gặp vào mùa đông - xuân. II. MỤC TIÊU 1. Mục tiêu; Phát hiện sớm trường hợp nhiễm bệnh do não mô cầu, xử lý kịp thời không để dịch lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong. III. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH DO NÃO MÔ CẦU 1. Tuyên truyền cho cộng đồng, đặc biệt tại những vùng có dịch lưu hành, nơi có ổ dịch cũ về bệnh do não mô cầu và các biện pháp phòng chống: - Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. - Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, luyện tập, nâng cao thể trạng. - Thực hiện tốt vệ sinh, thông khí nơi ở, nơi làm việc. - Chủ động tiêm vắc xin phòng bệnh tại các cơ sở y tế. - Khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. 2. Tăng cường giám sát tại các tuyến, đặc biệt tại các ổ dịch cũ, nơi nguy cơ cao. 3. Chuẩn bị đầy đủ về vật tư, hóa chất dự phòng khi dịch xảy ra. IV. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP BỆNH TẢN PHÁT / Ổ DỊCH Phải tiến hành xử lý ngay khi phát hiện ca bệnh tản phát / ổ dịch. 1) Đối với bệnh nhân.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Quản lý và điều trị đặc hiệu cho bệnh nhân sớm tại các cơ sở y tế nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng và tử vong. - Bệnh nhân phải được cách ly tại phòng riêng, hạn chế tiếp xúc và đeo khẩu trang (tối thiểu trong vòng 24 giờ sau khi dùng kháng sinh đặc hiệu). - Thực hiện các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế theo quy định. 2) Đối với người tiếp xúc gần - Người tiếp xúc gần là những người sống cùng hộ gia đình, những người sống, làm việc cùng phòng, người trực tiếp chăm sóc, người có tiếp xúc mật thiết, trẻ học cùng trường mầm non/ nhà trẻ, cùng nhóm học, cùng lớp học … với bệnh nhân trong thời gian từ 7 ngày trước ngày khởi phát cho đến 24 giờ sau khi bệnh nhân được dùng kháng sinh đặc hiệu. - Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. phổ biến cho những người tiếp xúc gần tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, đặc biệt là sốt và thông báo ngay cho cán bộ y tế. - Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với bệnh nhân và những người khác. - Sử dụng thuốc điều trị dự phòng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24h sau khi có chẩn đoán xác định ca bệnh có liên quan cho những người tiếp xúc gần, sử dụng kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ, sử dụng một trong các loại kháng sinh: Ciprofloxacin, Rifampicin, Azithromycin. Liều dùng cụ thể như sau: + Ciprofloxacin: Uống một lần duy nhất, liều lượng 500 mg cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi (không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú). + Rifampicin: Chống chỉ định trong các trường hợp sau: đang có biểu hiện vàng da, có tiền sử tăng nhạy cảm với Rifampicin. Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: liều lượng 600mg/ lần, dùng 2 lần/ngày, dùng trong 2 ngày (không dùng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú). Trẻ em từ 1-12 tuổi: liều lượng 10 mg/kg cân nặng/ lần, dùng 2 lần/ngày, dùng trong 2 ngày. Trẻ em dưới 12 tháng: liều lượng 5mg/kg cân nặng/ lần, dùng 2 lần/ngày, dùng trong 2 ngày. + Azithromycin: Người lớn: uống 1 lần duy nhất, liều lượng 500 mg. Dùng được cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú. Trẻ em: uống 1 lần duy nhất, liều lượng 10 mg/kg cân nặng. Tùy theo tùy tình hình cụ thể của từng ổ dịch, việc sử dụng kháng sinh dự phòng ở phạm vi rộng hơn sẽ theo hướng dẫn của các Viện Vệ sinh Dịch tễ/Pasteur..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 3) Tại gia đình bệnh nhân và cộng đồng khu vực ổ dịch - Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về bệnh do não mô cầu và các biện pháp phòng chống. - Thực hiện giám sát, báo cáo dịch hàng ngày theo đúng quy định. Giám sát chú trọng tại các khu vực tập trung đông người (nhà trẻ, trường học, ký túc xá,...). Khi phát hiện trường hợp bệnh lâm sàng mới trong khu vực ổ dịch cần đưa người bệnh đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. - Hạn chế việc tụ tập đông người, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, người nghi ngờ mắc bệnh. - Hướng dẫn gia đình bệnh nhân và người dân trong khu vực ổ dịch thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi ở: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, đồ chơi, dụng cụ học tập v.v... bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; giặt, rửa quần áo, dụng cụ, đồ vải ... và phơi dưới ánh nắng mặt trời. - Thực hiện vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để đảm bảo thông thoáng khí cho nhà/phòng ở, nơi làm việc, học tập hàng ngày. 4. Thông tin, báo cáo Thực hiện việc giám sát, thông tin, báo cáo theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm và Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn chế độ khai báo, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm. Báo cáo chi tiết theo mẫu số 1 và 2. V. CÁC GIẢI PHÁP CHUNG 1. Tổ chức, chỉ đạo - Các cán bộ y tế được phân công phụ trách địa bàn tăng cường giám sát, phát hiện sớm ca nghi ngờ có yếu tố dịch tễ liên quan trên địa bàn phụ trách. - Tăng cường tuyên truyền về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống cho người dân. - Tổ chức các lớp tập huấn về giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh do não mô cầu cho cán bộ Trạm Y tế xã, y tế thôn trên địa bàn xã. - Phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát ca bệnh tại cộng đồng. - Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách cho cán bộ tham gia chống dịch: giám sát, điều tra, xác minh dịch; phụ cấp chống dịch, trực dịch ....

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2. Xây dựng kế hoạch tài chính - Thực hiện phương châm 4 tại chỗ, trước mắt sử dụng kinh phí đã được cấp hàng năm cho công tác phòng, chống dịch; căn cứ diễn biến tình hình dịch, tổng hợp nhu cầu và xin cấp bổ sung. 3. Chuyên môn kỹ thuật 3.1. Các giải pháp giảm mắc - Cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh trong nước, đẩy mạnh việc kiểm soát dịch bệnh tại trạm và cộng đồng. - Thường xuyên cập nhật hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh do não mô cầu; thực hiện điều tra dịch tễ ca bệnh, ca nghi ngờ và nguồn lây truyền để có kế hoạch, biện pháp phòng, chống thích hợp. - Củng cố và duy trì hoạt động của đội cơ động chống dịch tại đơn vị. Tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ trong thời gian có dịch. - Chủ động sẵn sàng phòng chống dịch bệnh tại địa phương trước, trong và sau thời gian xảy ra dịch. - Dự trữ kinh phí, hóa chất, thuốc, trang thiết bị y tế kịp thời triển khai các biện pháp chống dịch. 3.2. Các giải pháp giảm tử vong - Xây dựng cơ số dự trữ về trang thiết bị, thuốc, vật tư, hoá chất, phương tiện bảo hộ cho cán bộ y tế. - Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng và tại trạm. - Thành lập các đội cơ động chống dịch sẵn sàng hỗ trợ các địa phương trong trường hợp có nhiều bệnh nhân. - Chỉ đạo chuyên môn, hướng dẫn và hỗ trợ các tuyến dưới trong công tác phòng chống, xử lý dịch..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế xã, thôn, điều trị về giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh do não mô cầu. 4. Truyền thông, giáo dục sức khỏe - Thường xuyên cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch cho người dân để người dân biết và chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. - Nâng cao khả năng đáp ứng của hệ thống cán bộ tuyên truyền trong và ngoài ngành y tế về trình độ, phương tiện, nhân lực. Huy động các, ban, ngành, đoàn thể tham gia công tác tuyên truyền phòng, chống dịch. - Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh trên các kênh thông tin địa phương để người dân chủ động phòng, chống, biết cách tự bảo vệ, tăng cường vệ sinh cá nhân, hạn chế đến vùng có dịch. - Phối hợp với Đài truyền thanh xã triển khai các nội dung truyền thông theo yêu cầu của công tác phòng, chống dịch do não mô cầu. 5. Phối hợp liên ngành - Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành liên quan trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. - Huy động sự tham gia của các ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội (phụ nữ, thanh niên, Hội nông dân, Hội chữ thập đỏ) trong việc vận động nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã. - Tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch xã xây dựng kế hoạch và triển khai công tác phòng chống dịch bệnh do não mô cầu trên địa bàn xã. - Chỉ đạo các hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh do não mô cầu trên địa bàn xã..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2. Trạm trưởng trạm Y tế xã. - Tham mưu cho Ban chỉ đạo CSSKBĐ xã, tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch bệnh do não mô cầu tại địa phương. - Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và triển khai các biện pháp phòng chống dịch, cũng như các bệnh truyền nhiễm gây dịch trên địa bàn. - Tổ chức điều tra, giám sát, phát hiện cách ly, xử lý kịp thời ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan. - Phối hợp với Ban văn hóa xã, tổ chức phát thanh tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thường xuyên, chú ý nội dung tuyên truyền. - Chỉ đạo Y tế thôn bản, cộng tác viên y tế phối hợp với trạm Y tế tổ chức điều tra, giám sát phát hiện, xử lý ổ dịch; theo dõi, giám sát các trường hợp điều trị tại nhà khi có dịch. - Đảm bảo công tác thường trực, thông tin báo cáo và báo cáo tuyến trên theo quy định báo cáo dịch. 3. Cán bộ chuyên trách phòng chống dịch. - Là bộ phận thường trực công tác phòng chống dịch bệnh do vi não mô cầu của Trạm. - Tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh, chủ động phòng chống dịch. Tổ chức điều tra, giám sát, phát hiện cách ly, xử lý kịp thời và khống chế dịch. - Chuẩn bị đầy đủ thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị cấp cứu, điều trị, sẵn sàng ứng phó khi có ca bệnh xuất hiện. - Thường trực theo dõi diễn biến tình hình dịch, đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo theo qui định. - Củng cố đội phòng chống dịch để triển khai các hoạt động phòng chống dịch tại hộ gia đình và cộng đồng dân cư khi có yêu cầu. - Tham mưu cho trạm trưởng chủ trì tập huấn cho cán bộ Trạm Y tế xã, y tế thôn trên địa bàn hướng dẫn giám sát, phác đồ cấp cứu, điều trị bệnh do não mô cầu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Củng cố mọi hoạt động của Đội cấp cứu lưu động, điều trị cách ly sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra. - Phối hợp với cán bộ Y tế khác thực hiện công tác thống kê báo cáo. 4. Cán bộ phụ trách chuyên môn khám chữa bệnh. - Chủ động chuẩn bị phòng cách ly đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, giường bệnh để thu dung, điều trị bệnh nhân. - Tuân thủ các nguyên tắc chuyên môn, đảm bảo nhân lực xử trí tại chỗ . - Phối hợp với chuyên trách phòng chống dịch trong công tác chẩn đoán và giám sát ca bệnh. 5. Cán bộ Dược - Lập dự trù các y dụng cụ, thuốc, hoá chất đảm bảo cho công tác phòng chống dịch trên địa bàn xã. - Thực hiện quyết toán hóa chất, vật tư y dụng cụ theo quy định. 6. Tổ truyền thông GDSK, và cán bộ Y tế khác. - Chủ động phối hợp với đài truyền thanh xã xây dựng nội dung tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng bệnh để người dân chủ động phòng, chống, biết cách tự bảo vệ, tăng cường vệ sinh cá nhân, hạn chế đến vùng có dịch. - Phối hợp với các Ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội cùng tham gia các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng dân cư khi có dịch xảy ra. VI. KIẾN NGHỊ 1. Đối với TTYT huyện - Cung cấp kịp thời thuốc, hóa chất, vật tư và tài liệu tuyên truyền về bệnh do não mô cầu. - Tăng cường giám sát và chỉ đạo chuyên môn, hỗ trợ TYT khi có yêu cầu. 2. Đối với UBND xã.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Chỉ đạo, phân công trách nhiệm từng thành viên trong Ban chỉ đạo CSSKBĐ xã theo chức năng, nhiệm vụ tham gia công tác phòng chống dịch bệnh do não mô cầu. - Chỉ đạo các Ban ngành, đoàn thể phối hợp với trạm Y tế trong công tác phòng chống dịch. - Hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch kịp thời. - Chỉ đạo các cơ sở Y tế tư nhân tham gia phòng chống dịch. Trên đây là kế hoạch phòng chống dịch bệnh do não mô cầu của Trạm Y tế xã Đắk Wer. Kính mong được sự quan tâm chỉ đạo của TTYT huyện, UBND xã để công tác phòng chống dịch tại địa phương đạt hiệu quả cao./. Nơi nhận: - TTYT huyện (c/đ); - UBND xã (c/đ ); - Các cán bộ Y tế xã, thôn (t/h) ;. - Lưu VT.(Tuat _15). TRẠM TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×