Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Phương pháp giảng dạy bài âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: Hội đồng sáng kiến ngành giáo dục thị xã Bình Long
Tơi ghi tên dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày
tháng
năm sinh

1

NGUYỄN
THỊ HUỆ

07/02/91

Nơi
cơng tác

Trường THCS
An Lộc

Chức
danh

Trình


độ
chun
mơn

Tỷ lệ (%)
đóng góp vào
việc tạo ra
sáng kiến

Giáo viên
dạy Âm
nhạc

ĐHSP
Âm
nhạc

100%

1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phương pháp giảng dạy bài âm
nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Huệ -Trường THCS An Lộc
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn Âm nhạc)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng thử: Áp dụng lần đầu vào ngày 17/12/2020.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Âm nhạc thường thức (ANTT) là một trong số 3 phân mơn của chương trình
Âm nhạc của bậc học Trung học cơ sở (THCS). Nội dung này chủ yếu là hoạt động
tìm hiểu và cảm nhận về âm nhạc thông qua các tác phẩm, nhạc sĩ và nhạc cụ…,
khơng có các hoạt động ca hát. Chính vì vậy thường các bài âm nhạc thường thức rất

khơ khan không tạo được hứng thú với học sinh.
Ở bài ANTT: Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến, mục tiêu là giới thiệu
tới học sinh một số nhạc cụ dân tộc của Việt Nam. Đây là một nội dung hay giới thiệu
văn hóa âm nhạc của Việt Nam nhưng cũng là điểm khó mà mỗi một giáo viên âm
nhạc có thể nhận thấy, đó là nền âm nhạc dân tộc Việt Nam trước giờ chưa thực sự phổ
biến với mọi người vì những người có thể sử dụng nhạc cụ dân tộc, cũng như những
nghệ nhân chế tác ra những nhạc cụ này cực kì ít hoặc nếu cịn thì đã rất lớn tuổi.
Hơn nữa thị trường âm nhạc hiện nay đang có nhiều những dịng nhạcvà nhạc
cụ nước ngoài du nhập qua các phương tiện cơng nghệ thơng tin hiện đại, cịn âm
nhạc dân tộc Việt Nam quá ít sự quảng bá và những người có trình độ hiểu biết thực
sự. Chính vì điều đó việc đưa nhạc cụ dân tộc tới gần các em học sinh lớp 6 địi hỏi
chúng ta cần có những phương pháp giảng dạy phù hợp, có tính hấp dẫn, dễ cảm nhận
mà các em vẫn nắm được nội dung mà bài học.
Từ những thực tế và nhận định trên tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Phương
pháp giảng dạy bài âm nhạc thường thức lớp 6: Sơ lược về một số nhạc cụ dân
tộc phổ biến.
5.2. Nội dung của sáng kiến:


2
5.2.1. Các biện pháp thực hiện:
Để đạt được mục tiêu của sáng kiến tôi đã thực hiện các bước như sau:
- Nhận định được tầm phổ biến của nền âm nhạc dân tộc và nhạc cụ dân tộc
hiện nay.
- Thông qua các trò chơi để học sinh nhận biết một số nhạc cụ dân tộc.
- Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc qua video, hình ảnh…
- Phân tích ý nghĩa văn hóa lịch sử và giới thiệu một số thành tựu của nền âm
nhạc dân tộc việt nam.
- Khuyến khích học sinh tìm hiểu và sử dụng nhạc cụ dân tộc, qua đó giáo dục
học sinh biết giữ gìn và phát huy.

5.2.2. Ví dụ cụ thể:
Mơn: ÂM NHẠC 6
Âm nhạc thường thức: SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ NHẠC CỤ
DÂN TỘC PHỔ BIẾN
Bước 1: Nhận định tầm phổ biến của nền âm nhạc dân tộc và nhạc cụ dân
tộc hiện nay.
Âm nhạc dân tộc là loại hình nghệ thuật mang đậm nét văn hóa của các dân tộc
Việt Nam theo từng vùng, miền khác nhau, được sáng tác và lưu truyền từ lâu đời qua
nhiều thế hệ. Chính từ sự đa dạng đó mà các nhạc cụ và hình thức để biểu diễn cũng
vô cùng phong phú.

Âm nhạc dân tộc được sáng tác và lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Tuy nhiên cũng chính vì sự lâu đời đó mà nền âm nhạc cũng như nhạc cụ dân
tộc không được phổ biến rộng rãi. Hơn nữa tính phổ biến và sức hút đối với giới trẻ
không thể bằng các thể loại nhac thị trường hiện nay.
Nhạc cụ dân tộc khơng có nhiều người biết sử dụng vì cách lưu giữ qua các thế
hệ chủ yếu là truyền miệng và dạy trực tiếp nên hạn chế việc thế hệ trẻ tìm hiểu tới các
nhạc cụ này.


3
Bước 2: Thơng qua các trị chơi để học sinh nhận biết một số nhạc cụ dân
tộc.
Những nội dung ít hoạt động ca hát thì chúng ta phải lồng ghép các trị chơi để
các em có hứng thú học tập, tránh sự khơ khan. Điều đó cịn giúp cho học sinh có tính
tự giác tìm hiểu bài và lưu giữ kiến thức tốt nhất.

Trị chơi qua phần mềm Powerpoint “Nhìn hình đốn tên nhạc cụ”.
Ở đây chúng ta sử dụng trị chơi thơng qua phần mềm powerpoint “Nhìn hình
đốn tên nhạc cụ”, với những hiệu ứng sinh động, làm cho các em hứng thú và thoải

mái đưa ra những hiểu biết của bản thân về các nhạc cụ dân tộc mà mình có được như
như: sáo trúc, đàn tranh, trống cơm, trống đế, trống cái, đàn bầu, đàn nhị, đàn
nguyệt…
Bước 3: Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc qua video, hình ảnh…
Thực tế hiện nay với cách dạy chỉ dựa vào những hình ảnh và thơng tin trên sách
giáo khoa trước đây thì khơng thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Chúng ta cần dựa vào sự
phát triển của cơng nghệ thơng tin (CNTT) có rất nhiều các trang mạng chính thống về
âm nhạc, tìm hiểu những tài liệu thật cụ thể và sinh động với những video, hình ảnh,
có chất lượng màu sắc tốt nhất để giảng dạy.
Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa:

Trống cơm

Trống cái


4

Sáo trúc
Đàn nguyệt
Bên cạnh đó chúng ta cập nhật cho học sinh xem thêm một số nhạc cụ dân tộc
khác ngoài những nhạc cụ trong sách giáo khoa như: Đàn T’rưng, đàn bầu…, Mà một
trong số nhạc cụ dân tộc địa phương Bình Phước của chúng ta cũng có đó là: Cồng,
chiêng.

Đàn T’rưng

Cồng, chiêng

Đàn bầu


Đồng bào S’Tiêng biểu diễn múa cồng chiêng tại ngày hội đại đồn kết dân
tộc
Khơng chỉ sử dụng những hình ảnh, chúng ta hãy sử dụng thêm những video mà
các nghệ sĩ, các nghệ nhân đang chơi các nhạc cụ dân tộc, thể hiện những bài hát về
quê hương, đất nước. Thông qua cách giới thiệu này chúng ta có thể gợi ý để các em tự


5
đưa ra kiến thức như: Hình dáng các nhạc cụ thế nào ? Cách sử dụng ra sao? Và nêu
được cảm nhận về âm thanh, giai điệu của nhạc cụ đó.
Dưới đây là một vài hình ảnh minh họa:

Video em bé đang thổi sáo và chăn trâu.

Video các nghệ sĩ thể hiện bài hát “Việt Nam ơi”, qua tiếng đàn tranh.
Bước 4: Phân tích ý nghĩa văn hóa lịch sử và giới thiệu một số thành tựu
của nền âm nhạc dân tộc việt nam.
Âm nhạc dân tộc chính là tinh hoa văn hóa của đất nước. Được đúc kết và lưu
truyền từ bao đời nay. Âm nhạc có vai trị quan trọng góp phần hình thành nhân cách,
đạo đức của mỗi con người Việt Nam nói chung và học sinh nói riêng. Với những ca
từ giản dị nhưng lại vơ cùng gần gũi và giàu tình cảm. Từ những hình ảnh cây đa, bến
nước, con đò, cho đến những sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó hình thành
trong mỗi chúng ta tình yêu thương con người, quê hương, đất nước.


6

Âm nhạc dân tộc giúp hình thành nền tảng đạo đức tốt đẹp trong mỗi
người.

Theo Giáo sư Trần Văn Khê thì: “Âm nhạc Việt Nam có những cá tính mà có
thể khơng tìm ra được ở những nền âm nhạc khác. Mặc dù ở Châu Á, cạnh các nước
Đông Á và Đông Nam Á nhưng âm nhạc dân tộc Việt Nam không thể bị nhầm lẫn với
âm nhạc của Trung Quốc, Nhật Bản hay Thái Lan…mà nó mang một cá tính riêng”
Chính vì lẽ đó chúng ta cần trân trọng và phát huy những nét văn hóa, đầy nhân văn
này.
Hiện tại thì nền âm nhạc dân tộc Việt Nam và nhiều các nhạc cụ dân tộc đã được
thế giới biết tới thông qua tài năng của nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Vũ
Tuấn Ðức, Ðặng Xuân Khải, Ðỗ Lộc, Phương Bảo, Mai Phương, Xuân Hoạch, NSƯT
Hồng Thái, GS Trần Văn Khê ở Pháp và GS Nguyễn Thuyết Phong ở Mỹ…. Và một
trong số đó chính là nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành

Nghệ sĩ Phạm Đức Thành đang biểu diễn đàn bầu
Hơn 60 năm gắn bó với cây đàn bầu, ông đã gặt hái nhiều thành công trong và
ngồi nước. Ơng từng được đài truyền hình ART (Canada) bình chọn là nghệ sĩ nổi
tiếng, có cơng đóng góp, truyền bá, gìn giữ và phát triển âm nhạc truyền thống Việt
Nam trong nền âm nhạc dân gian của thế giới.
Ngồi ra cịn có nghệ sĩ trẻ như nghệ sĩ sáo trúc Hồng Anh, khơng chỉ với bề
dày biểu diễn mặc dù tuổi còn khá trẻ mà anh còn là người đã đưa nhạc cụ sáo trúc đến
gần những người yêu nhạc dân tộc hơn thông qua dạy trực tuyến .


7

Nghệ sĩ Hoàng Anh đang biểu diễn sáo trúc
Bước 5: Khuyến khích học sinh tìm hiểu và sử dụng nhạc cụ dân tộc, qua
đó giáo dục học sinh biết giữ gìn và phát huy.
Âm nhạc chính là sợi dây văn hóa có thể xóa bỏ mọi khoảng cách địa lí, ngôn
ngữ,… của mọi quốc gia trên thế giới. Cho nên qua bài học và những nét đẹp của âm
nhạc dân tộc nói chung, nhạc cụ dân tộc nói riêng, chúng ta khơi dậy niềm tự hào của

mỗi học sinh về nền âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Từ đó khuyến khích và gợi ý cho các em một số hoạt động, địa điểm để tìm hiểu
nhạc cụ dân tộc trong điều kiện cho phép. Ngoài các trang điện tử, sách báo thì cịn có
những bảo tàng âm nhạc dân tộc.... Đồng thời nêu cao vai trò của các các em trong
việc gìn giữ và phát huy nhạc cụ dân tộc.

Hình ảnh một số nhạc cụ dân tộc Việt Nam.


8

“Bá Phổ nhạc đường”, không gian trưng bày với hàng trăm nhạc cụ truyền thống
của dân tộc (tại Hà Nội)
6. Về khả năng áp dụng của sáng kiến:
Trong khi các phong cách âm nhạc nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường quá
nhiều thì khi dạy bài: Sơ lược các nhạc cụ âm nhạc dân tộc trong chương trình âm
nhạc lớp 6, chúng ta đã chọn và khơi nguồn tình yêu quê hương đất nước, con người
trong mỗi học sinh thông qua những nét văn hóa, qua những lời ca, tiếng hát giàu hình
ảnh và mộc mạc của âm nhạc, nhạc cụ dân tộc Việt Nam.
Đối với mỗi môn học và tùy từng bài chúng ta cần linh động để đưa ra những
phương pháp dạy học thật phù hợp và tạo hứng thú cho học sinh. Nhằm đạt dược mục
tiêu bài học đó. Kết hợp lí lẽ thuyết phục và tài liệu giàu tính sinh động cụ thể dễ dàng
thu hút và đưa các em đến gần hơn với âm nhạc và nhạc cụ dân tộc giúp hình thành
một nhân cách tốt và phát huy tối đa khả năng tư duy mà âm nhạc mang lại cho các
em.
Sáng kiến có thể áp dụng rộng rãi với các bài liên quan tới âm nhạc hoặc nền
văn hóa của dân tộc. Cá nhân tôi đã và đang áp dụng cho học sinh khối 6 ở trường
THCS An Lộc. Đề tài này có thể áp dụng cho các trường tiểu học, THCS trong địa bàn
Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Khơng những vậy đây có thể là tài liệu cho các
giáo viên trên địa bàn tỉnh Bình Phước tham khảo thêm.

7. Những thơng tin cần được bảo mật: khơng có
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
a. Đối với giáo viên:
- Tìm hiểu tác dụng của một số nét đẹp của âm nhạc dân tộc tốt cho tư duy và
nhân cách của học sinh. Cũng như nắm được các phương pháp giảng dạy giúp học sinh
tiếp thu bài học tốt nhất.
- Ln gần gũi học sinh, có tính kiên trì trong công tác giảng dạy.
- Ứng dụng CNTT, tải những nguồn tài liệu, bản nhạc, bài hát mang đậm bản
sắc dân tộc từ nguồn chính thống, phù hợp lứa tuổi để giới thiệu cho các em... để gây
hứng thú học tập.
- Chọn lọc, đổi mới các phương pháp dạy học để tạo khơng khí vui tươi.


9
- Khuyến khích và gợi ý cho các em một số hoạt động, địa điểm để tìm hiểu
nhạc cụ dân tộc trong điều kiện cho phép, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc qua các bài
hát phù hợp lứa tuổi, chủ đề.
b. Đối với học sinh:
- Phải có thái độ học tập nghiêm túc, năng động ...
- Biết lắng nghe và có ý thức tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc.
c. Về phía gia đình:
Các bậc phụ huynh cần quan tâm sâu sát đến q trình học tập, giải trí của các
em. Từ đó hướng các em tới những dịng nhạc của dân tộc một cách phù hợp.
d. Về phía xã hội:
- Đưa nền âm nhạc dân tộc lại gần các em hơn thông qua những cuộc tham quan
bảo tàng nhạc cụ dân tộc, các cuộc thi tìm hiểu và biểu diễn bài hát, nhạc cụ dân tộc...
- Cần chú trọng tìm hiểu phổ biến nền âm nhạc dân tộc nói chung và nhạc cụ
dân tộc nói riêng tốt cho tư duy, đạo đức của học sinh qua tài liệu giáo dục và những
mơn học có liên quan.
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng

kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau q trình áp dụng sáng kiến tơi nhận thấy những kết quả rõ rệt:
- Các em có nhiều sự hiểu biết về nền âm nhạc dân tộc và bản sắc văn hóa của
Việt Nam .
- Hình thành nhân cách và tình cảm tốt đẹp biết yêu quê hương đất nước. Hứng
thú hơn với những bài âm nhạc thường thức nói riêng và mơn âm nhạc nói chung. Kết
quả học tập môn âm nhạc đạt kết quả cao hơn.
- Tự tin thể hiện khả năng âm nhạc thông qua một số bài hát và nhạc cụ dân tộc
phù hợp lứa tuổi.
- Cụ thể trong 2 năm học 2019-2020 và kì I năm học 2020-2021 tôi đã áp dụng
đánh giá bằng nhận xét đối với bộ môn âm nhạc kết hợp chấm điểm kết quả học sinh
khi áp dụng phương trên đã cho thấy tỉ lệ trung bình bộ mơn và tỉ lệ học sinh khá –
giỏi lớp 6 tăng lên:
Năm học
2019- 2020
(Kì I) 2020 – 2021
Xếp loại
Tỉ lệ HS trung bình
25 %
15 %
Tỉ lệ HS khá
57%
61 %
Tỉ lệ HS giỏi
18 %
24 %
* Bài học:
Muốn sáng kiến đạt hiệu quả giáo viên phải hiểu được vai trị của mơn âm nhạc
nói chung và mục tiêu của bài học nói riêng. Người giáo viên trong việc đưa ra các
phương pháp giảng dạy cần lựa chọn những tài liệu chính thống và giàu tính hấp dẫn

học sinh nhằm rút ra nét văn hóa âm nhạc độc đáo của dân tộc
Áp dụng nhiều phương pháp dạy học và trị chơi trong q trình giảng dạy, tạo
khơng khí vui vẻ, tâm lí thoải mái để giúp các em yêu thích nền âm nhạc của dân tộc.


10
Ứng dụng CNTT để tìm kiếm những tài liệu, video, hình ảnh thật phong phú và
sinh động, gói gọn được trọng tâm của bài và tạo hứng thú học tập qua đó giáo dục
được những nét văn hóa của âm nhạc dân tộc cho các em.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu (kể cả áp
dụng thử)
….………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và tơi
hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về đề tài của mình.
Hưng Chiến, ngày 26 tháng 01 năm 2021
NGƯỜI NỘP ĐƠN

Nguyễn Thị Huệ



×