Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

VAI TRÒ CỦA GIẢNG VIÊN NGÀNH NGÔN NGỮ TRONG NHÀ TRƯỜNG đại HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.85 KB, 10 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC ĐẠI HỌC
TÊN ĐỀ TÀI:
VAI TRỊ CỦA GIẢNG VIÊN NGÀNH NGƠN NGỮ
TRONG NHÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC

HỌC VIÊN:LÊ THANH HUY
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ NGỌC
LỚP: NVSP KHĨA 74

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2021


Đơi nét về vai trị của giảng viên ngành ngơn ngữ trong nhà
trường đại học
Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố ngày càng phát triển như hiện
nay, việc học ngôn ngữ dần trở thành xu thế cũng như một trong các lựa
chọn ưu tiên hàng đầu trong việc chọn ngành của sinh viên đại học. Như
quý thầy cô có thể thấy, hiện nay, hầu như ở các trường đại học, đặc biệt là
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đều có ít nhất một chun
ngành về ngơn ngữ, có thể là Ngơn ngữ Anh. Ở một số các trường đại học
khác, nhu cầu học ngôn ngữ phát triển mạnh mẽ, dẫn tới việc ra đời của các
ngành ngôn ngữ khác như Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn và Ngôn ngữ
Trung v.v… Tuy nhiên, rất nhiều giáo viên giảng dạy ngôn ngữ ở các
trường đại học trong q trình giảng dạy, vẫn cịn đặt sai tâm thế và vị trí
của mình. Khơng ít thầy cơ cho rằng, vai trị của mình là truyền tải kiến
thức về ngơn ngữ và giúp sinh viên hình thành các kỹ năng vận dụng ngôn


ngữ. Với quan điểm cá nhân, tôi nhận thấy quan điểm ấy đúng, nhưng vẫn
chưa đủ.
Là một người giảng viên đại học, không giống với giáo viên dạy ngôn
ngữ ở các trường phổ thông. Mục tiêu của người giảng viên đào tạo ngôn
ngữ ở trường đại học khơng cịn đơn thuần gói gọn trong việc đào tạo giúp
sinh viên hình thành các kiến thức cũng như kỹ năng về ngơn ngữ, mà
giảng viên cịn là người giúp sinh viên đưa ra các nhận thức đúng đắn về
định hướng nghề nghiệp, nhu cầu của xã hội cũng như việc sinh viên phải
trang bị những kiến thức gì sau khi “rời khỏi” ghế nhà trường.
Chính vì vậy, trong bài tiểu luận này, với các kiến thức đã được trau
dồi qua môn Tâm lý học dạy học đại học kết hợp cùng với kinh nghiệm
thực tiễn của bản thân, tơi xin chia vai trị của người giảng viên ngành ngơn
ngữ trong trường đại học ra làm ba vai trị chính: một là định hướng và tổ
chức; hai là giám sát và ba là hỗ trợ và động viên sinh viên.

2


Bài tiểu luận này chủ yếu hình thành dựa trên phương pháp tổng hợp
tư liệu, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của tôi trong công tác giảng dạy
tại đại học chia thành ba phần với các nội dung như sau:
I.

Định hướng và tổ chức

Trước tiên, để hiểu rõ về vai trò “Định hướng và tổ chức” của người
giảng viên dạy đại học, chúng ta cũng xem lại khái niệm của việc dạy mà
Tiến sĩ Võ Sỹ Lợi trong giáo trình Tâm lý học dạy học đại học của ơng đã
đề cập: “Dạy là sự truyền lại của thế hệ trước cho thế hệ sau những kinh
nghiệm mà xã hội đã sáng tạo và tích luỹ được qua các thế hệ.” Từ trước

đến nay, ắt hẳn khơng ít giảng viên đặt vai trị của mình như một người
truyền thụ kiến thức, giúp sinh viên lĩnh hội các kiến thức mà xã hội đã
sáng tạo.
Tuy nhiên, bối cảnh xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nhu cầu
của doanh nghiệp cũng như của xã hội đối với ứng viên ngày càng cao.
Sinh viên không đơn thuần chỉ cần trang bị đủ về mặt kiến thức các lĩnh
vực chuyên môn là đủ, mà bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng địi hỏi sinh
viên phải có các kỹ năng liên quan tối thiểu tuỳ theo từng ngành nghề. Cụ
thể hơn, lấy ngành ngôn ngữ Trung làm ví dụ, sinh viên khi được đào tạo ra
sẽ là nguồn nhân lực dồi dào cho các doanh nghiệp Trung Quốc, Đài Loan,
Hongkong v.v.. Đối với các sinh viên có nhu cầu làm tiếp viên hàng khơng,
ngồi kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng về giao tiếp cũng là một yêu cầu thiết
yếu; hay đối với nhân viên phịng kế hoạch dự án, ngồi kỹ năng ngơn ngữ,
doanh nghiệp cịn địi hỏi sinh viên phải có kỹ năng làm khảo sát và phân
tích thơng tin tối thiểu.
Chính vì thế, nếu người giảng viên đào tạo ngôn ngữ chỉ đặt vai trị
của mình là người truyền thụ kiến thức giúp sinh viên hình thành năng lực
ngơn ngữ thì quan điểm trên chỉ “đúng” nhưng chưa “đủ”. Bởi vì sinh viên
vẫn chưa trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần thiết đáp ứng cho
việc ứng dụng vào công việc sau này của các em.
3


Thơng thường, đối với sinh viên các ngành tài chính, kinh tế, một bộ
phận các bạn sinh viên có bước đầu định hướng nghề nghiệp của mình
trước khi lựa chọn ngành nghề ở trường đại học. Con số này tuy khơng lớn,
nhưng thực tế, cũng có khơng ít các sinh viên khi lựa chọn ngành tài chính
– ngân hàng, khi ấy các em đã xác định được mục tiêu sau này của mình sẽ
trở thành nhân viên kế tốn, nhân viên ngân hàng v.v… Trái lại, sinh viên
ngành ngôn ngữ hoàn toàn khác. Phần lớn các em chọn theo học các ngành

ngơn ngữ đều đơn thuần do các em có niềm đam mê về văn hoá đối với
từng quốc gia. Ngồi ra, khơng ít các em sinh viên lựa chọn chun ngành
của mình đơn thuần vì “văn hố thần tượng”. Khi ấy, định hướng lựa chọn
nghề nghiệp của các em thậm chí có thể thay đổi chỉ sau khi xem một bộ
phim thần tượng. Trong một khảo sát miệng gần nhất của tơi trong q
trình giảng dạy mơn “Vui học tiếng Trung Quốc” tại đại học Kinh tế Tài
chính UEF, trong số 13 em sinh viên năm nhất, chỉ có 1 em sinh viên có
định hướng cụ thể rằng “em muốn trở thành tiếp viên hàng không” và hiểu
được những yếu tố cần trang bị trong quá trình học đại học.
Trong tình hình đó, nếu giảng viên chỉ đặt vai trị của mình là giảng
dạy về kiến thức thì khơng đủ. Rất nhiều sinh viên khi học đại học, các em
vẫn khơng biết u cầu bên ngồi xã hội là gì? Doanh nghiệp cần gì? Thế
mạnh các em là gì? Em cần khắc phục những gì? Sinh viên thậm chí khơng
biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình để có giải pháp khắc phục và
phát huy. Điều đó sẽ trở thành hệ luỵ lớn nếu sau 4 năm ngồi dưới ghế
giảng đường, các em vẫn không biết được tôi là ai và tơi phải làm gì?
Trong khi đó, dưới góc độ là người giảng viên, người từng trải ở xã hội hay
thậm chí có khơng ít thầy cơ đã từng vận hành doanh nghiệp sẽ có cả góc
nhìn của doanh nghiệp. Chúng ta đều tán đồng rằng, một doanh nghiệp khi
tuyển dụng nhân lực có ngoại ngữ, chúng ta không đơn thuần chỉ đánh giá
một nhân sự chỉ qua khả năng ngôn ngữ của họ. Bên cạnh năng lực ngơn
ngữ, các kỹ năng logic, teamwork, trình bày, thu thập thơng tin cũng đóng
4


một vai trị khơng kém phần quan trọng trong việc giúp nhà tuyển dụng lựa
chọn ứng viên.
Vậy, là một giảng viên trong môi trường đại học, quan điểm của tôi là
giáo viên phải có sự đánh giá đúng đắn, khách quan về năng lực của sinh
viên của mình, dựa vào từng tính cách, khả năng của các em để phát triển

các thế mạnh của các em cũng như khắc phục các điểm còn yếu ở sinh
viên. Căn cứ trên Quy luật về tính bù trừ mà Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc đã
từng đề cập: “Tâm lý người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên ln có
khả năng thay đổi và bù trừ cho nhau.” Mỗi một sinh viên đều có sở
trường và sở đoản riêng. Lấy sinh viên ngành ngơn ngữ làm ví dụ: các em
có tính cách hướng ngoại sẽ giỏi về việc trình bày, kỹ năng hùng biện v.v..;
đối với những sinh viên hướng nội, các em lại giỏi về việc thu thập thơng
tin, phân tích v.v… Lúc này, vai trò của người giảng viên là đánh giá khách
quan và từ đó đưa ra định hướng phát triển của sinh viên.
Tuy nhiên, nếu chỉ định hướng thôi, công việc của chúng ta vẫn chỉ
đang tiến hành trên lý thuyết, là bề nổi của tảng băng chìm. Dựa trên những
đánh giá khách quan về năng lực của sinh viên. Người giảng viên cũng
phải từ đó đưa ra các hình thức rèn luyện phù hợp. Khơng những giúp các
em khắc phục các điểm yếu còn mắc phải, đồng thời còn phải giúp sinh
viên phát huy tối đa năng lực mà các em đang sở hữu. Trong quyển Tâm lý
học dạy học đại học của mình, khi đề cập đến phương thức dạy học, Tiến sĩ
Võ Sỹ Lợi đã trình bày hai phương thức dạy học phổ biến, trong đó, được
ơng đề cập trên hết đó là phương thức dạy học kết hợp. “Dạy kết hợp là sự
truyền thụ những kinh nghiệm cá nhân, thông qua việc hướng dẫn trực tiếp
người học thực hiện các hoạt động thực tiễn." Tất cả chúng ta đều rõ, việc
sinh viên hình thành kỹ năng khơng đơn thuần chỉ cần có sự định hướng
của giảng viên là đủ. Giảng viên ngoài việc đưa ra định hướng dành cho
sinh viên còn cần phải tổ chức cái chương trình, đưa ra cái bài tập, thiết kế

5


các nhiệm vụ phù hợp để giúp sinh viên rèn luyện năng lực của mình. Từ
đó khắc phục các điểm yếu và phát huy các sở trường của sinh viên.
Trước tiên, trong các cuộc thi hùng biện, diễn thuyết, giảng viên có

thể trau dồi thêm kiến thức cũng như kỹ năng cho các sinh viên có thiên
phú hướng ngoại để các em có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Tuy
nhiên, trong các bài tập thuyết trình trên lớp, nên để “sân khấu” lại cho các
bạn sinh viên hướng nội nhiều hơn, khuyến khích các bạn sinh viên luyện
tập trình bày trước cơng chúng, trước đám đơng để các bạn có thể khắc
phục khuyết điểm của mình.
Ngược lại, đối với sinh viên “hướng nội”, các em lại có thiên hướng
trong việc thu thập và phân tích thơng tin, triển khai khảo sát, lên kế hoạch
v.v.. Vì vậy, trong các công tác cần vận dụng các kỹ năng như lên kế hoạch
hay hỗ trợ giảng viên cùng làm nghiên cứu khoa học, những sinh viên “ít
nói” ấy có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Và bên cạnh đó, trong
các bài tập vận dụng kỹ năng khảo sát, phân tích trong lớp để tính điểm q
trình, giảng viên có thể cho các bạn sinh viên “hướng ngoại” tham gia.
Giảng viên đưa ra khung tham chiếu điểm số cụ thể, để các bạn sinh viên
phụ trách có thể tỉ mỉ hơn và hoàn thành bài tập, giúp các em rèn luyện tư
duy logic cũng như những kỹ năng thu thập và phân tích thơng tin.
Từ đây ta có thể kết luận, việc định hướng và tổ chức là một trong
những vai trò quan trọng mà giảng viên giảng dạy ngành ngơn ngữ nói
riêng cũng như giảng viên đại học nói chung cần phải thực hiện. Trong đó,
ngồi việc định hướng cho sinh viên hiểu được cơ hội nghề nghiệp, điểm
mạnh điểm yếu của mình, các thầy cơ cịn phải tổ chức các nhiệm vụ thích
hợp cho sinh viên tham gia. Từ đó giúp các em rèn luyện năng lực của
mình.

6


II.

Giám sát


Bên cạnh vai trò “Định hướng và Tổ chức”, giảng viên đại học cịn có
một vai trị cũng khơng kém phần quan trọng trong việc giúp sinh viên
hình thành các đặc điểm tâm lý tích cực, đó chính là vai trò “Giám sát.”
Ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội, có rất
nhiều sinh viên từ các khu vực khác nhau đến đây học tập. Các em rời
gia đình đến một nơi hồn tồn mới mẻ để học. Ngồi số ít thời gian làm
việc parttime, hầu hết phần lớn các em dành thời gian cho việc học hoặc
ở trường đại học. Vì vậy, vai trị quản lý giám sát sinh viên là một việc
khơng thể thiếu trong các vai trò của người giảng viên.
Giám sát được đề cập ở đây không phải là quản lý các việc làm cá
nhân mang tính riêng tư riêng tư của sinh viên. Như chúng ta đã đề cập
từ phần đầu của bài tiểu luận, vai trò của người giảng viên ngồi truyền
thụ kiến thức ra cịn phải gíup các em trang bị đủ những kỹ năng cần
thiết để đáp ứng cho nhu cầu thực tiễn xã hội. Chính vì vậy, xuyên suốt
quá trình học tập của sinh viên, người giảng viên phải giám sát quá trình
phát triển của các em, sự phát triển và hình thành tâm lý mới của các em
có thuận lợi hay khơng, có gặp khó khăn hay khơng, để từ đó chúng ta
đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp.
Đề cập đến sự phát triển, tôi xin chia sự phát triển của sinh viên thành
hai phần: thứ nhất, phát triển về kiến thức cũng như kỹ năng liên quan
đến môn học; thứ hai, sự phát triển về các kỹ năng mềm khác liên quan.
Đối với sự phát triển về các kiến thức liên quan đến môn học, đây là yếu
tố bắt buộc. Các thầy cô trong phần chuẩn bị đề cương trước khi tiến
hành giảng dạy mỗi mơn học có đề ra mục tiêu hình thành kiến thức và
kỹ năng của sinh viên sau mỗi môn học và đây là mục tiêu bắt buộc phải
đạt đến. Lấy ví dụ, giảng dạy mơn Đọc 1 ngành tiếng Trung , giảng viên
đặt mục tiêu giúp các em rèn luyện kỹ năng sắp xếp câu và đọc hiểu các
đoạn văn có nội dung dưới 300 từ. Các thầy cô phải đáp ứng được yêu
7



cầu thơng qua thiết kế các hình thức học tập khác nhau, nhằm phù hợp
với các dạng sinh viên khác nhau. Và xuyên suốt quá trình giảng dạy của
mình, các thầy cô phải đánh giá trong phạm vi lớp học mình đang giảng
dạy, sinh viên nào có thể đạt đến u cầu của mục tiêu sau khi hồn
thành khố học, sinh viên nào đang có khó khăn trong q trình phát
triển? Ngun nhân dẫn đến khó khăn là gì?(Yếu tố từ sinh viên hay yếu
tố từ giáo viên) Phương pháp khắc phục là gì? (Giảng viên thay đổi các
loại hình dạy học khác để thích nghi nhằm giúp cho sinh viên đạt kỹ
năng tối thiểu trong nhóm các mục tiêu đã để ra.
Đối với việc hình thành các kỹ năng mềm khác, giáo viên ngoài nội
dung bài giảng trên lớp, có thể kết hợp các phương thức học tập khác
nhau để rèn luyện các kỹ năng khác nhau dành cho sinh viên. Đối với
mơn Đọc 1, ngồi việc rèn luyện kỹ năng ngơn ngữ là Đọc ra, sinh viên
cịn có thể rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng thu thập thơng tin, kỹ
năng tư duy logic hay thậm chí là kỹ năng trình bày v.v.. Tuy nhiên, đơi
khi phương pháp học truyền thống không đáp ứng đủ điều kiện để giúp
các em hình thành nên các kỹ năng trên. Chính vì vậy, thơng qua q
trình khơng ngừng giám sát và đánh giá, giảng viên mới có thể tìm hiểu
và khơng ngừng thay đổi các hình thức dạy học nhằm tối ưu hoá chất
lượng của việc giảng dạy, giúp sinh viên đạt được các kỹ năng cần thiết
cho bản thân.
Từ đây có thể thấy, ngồi “Định hướng và tổ chức”, “Giám sát” cũng
là một trong những vai trò cốt lõi và thiết yếu, giúp giảng viên có thể
hồn thiện sứ mệnh của mình một cách hồn hảo hơn, đem lại nhiều lợi
ích hơn cho sinh viên và xã hội.
III.

Hỗ trợ và động viên


Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó chính là kỹ
năng Hỗ trợ và động viên sinh viên. Hiện nay, dù cho tất cả các trường
đại học đều có “Phịng cơng tác sinh viên” và các phòng ban khác đang
8


nỗ lực không ngừng để giúp các em sinh viên có các cơ hội tham gia
hoạt động, hồn thiện bản thân. Tuy nhiên, đối tượng sinh viên tiếp xúc
thực tế và dành nhiều thời gian nhất, đó chính là giảng viên chúng ta.
Quay về với vai trò đầu tiên cũng như ý nghĩa của việc dạy học đại
học, người giảng viên đại học không truyền thụ kiến thức rồi sinh viên
có được thành tựu, mà chúng ta đóng vai trị tổ chức hướng dẫn sinh
viên hình thành các thành tựu về kiến thức, kỹ năng, tâm lý v.v… Xuyên
suốt quá trình đó, như Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc trong phần trình bày về
“Tính khơng đồng đều” trong “Quy luật phát triển tâm lý người” có đề
cập đến: “Trong những điều kiện bất kỳ, thậm chí ngay trong những điều
kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những
chức năng tâm lý khác nhau… cũng không thể phát triển ở mức độ như
nhau trong cùng một cá nhân hay giữa cá nhân này với cá nhân khác.
Có những thời kỳ tối ưu đối với sự phát triển một hình thức hoạt động
tâm lý nhất định.” Từ đó ta có thể thấy được, việc hình thành kỹ năng,
tâm lý ở sinh viên diễn ra không đồng đều là một vấn đề tất yếu mà
người giảng viên chắc chắn sẽ gặp phải. Chính vì thế, vai trị “Hỗ trợ và
động viên” sinh viên mang một ý nghĩa vô cùng to lớn.
Trong quá trình hình thành tâm lý mới của sinh viên, q trình đó có
thể khơng diễn ra sn sẻ. Vậy thì ngồi việc hướng dẫn, việc động viên
và hỗ trợ chiếm một vị thế vô cùng lớn lao trong việc hình thành tâm lý
ở sinh viên. Lấy các bạn “sinh viên hướng nội” của ngành Ngôn ngữ
Trung làm ví dụ. Việc học ngơn ngữ địi hỏi sinh viên phải có một năng

lực giao tiếp ứng xử cơ bản để giúp cho doanh nghiệp có tiền đề đánh
giá kỹ năng ngôn ngữ của các bạn. Tuy nhiên, để một bạn sinh viên “ít
nói” có thể trình bày vấn đề trước người lạ một cách tự tin và trôi chảy,
điều đó khơng phải nỗ lực một ngày hay của một cá nhân trong một sớm
một chiều có thể hình thành được. Đó phải là kết quả của sự nỗ lực ở
sinh viên, cũng như sự động viên, khích lệ của giáo viên. Người làm
9


giảng viên có thể chia sẻ cho các em: “Nếu thầy/ cô muốn giới thiệu em
đến công tác tại các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ khơng có cơ sở để
đánh giá lời giới thiệu của thầy cô nếu em khơng là người mở miệng và
trình bày cho họ”.
Chính vì vậy, việc hình thành kỹ năng nói riêng cũng như hình thành
tâm lý nói chung khơng đơn thuần là cơng việc của một ngày, mà đó là
q trình thay đổi không ngừng, bắt nguồn từ việc “Định hướng và tổ
chức” của người giảng viên. Từ những định hướng ban đầu, người thầy
cô phải luôn “Giám sát” và đánh giá không ngừng q trình phát triển
của học trị mình, từ đó đưa ra những phương pháp cập nhật đổi mới
không ngừng. Và xun suốt q trình đó, việc “Hỗ trợ và động viên” từ
quý thầy cô sẽ là bàn đạp giúp các bạn sinh viên có thể thành cơng trong
việc hình thành các yếu tố cần thiết, và trở thành một nguồn nhân lực
đáng giá cho xã hội.
Nói tóm lại, vai trò của người giảng viên trong trường đại học, dưới
bối cảnh xã hội không ngừng phát triển và cập nhật như hiện nay thì
người giảng viên đào tạo ngơn ngữ ngồi việc truyền đạt kiến thức giúp
các em hình thành các kỹ năng về ngơn ngữ ra, cịn cần phải đóng các
vai trị như “Định hướng và tổ chức”, “Giám sát”, “Hỗ trợ và động
viên”. Có như vậy, việc hình thành kỹ năng của sinh viên sẽ trở nên
hoàn thiện hơn, mang lại đóng góp cho xã hội. Và điều đó cũng mang lại

ý nghĩa đích thực của nghề giáo: Khiến cho xã hội ngày càng trở nên tốt
đẹp hơn!

10



×