Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ôn tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.82 KB, 19 trang )

ÔN TẬP MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Câu 1. Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận
V.I.Lênin đã tổng kết những thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ
XX, đồng thời kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen để đưa ra định nghĩa kinh điển
về vật chất:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho
con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và
tồn tại khơng lệ thuộc vào cảm giác”.
Ví dụ: các sự vật như: nguyên tử, phân tử… các hiện tượng như: nắng, mưa, thủy
triều… chúng tồn tại một cách khách quan.
Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin cho thấy:
Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học (phạm
trù khái quát thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi tồn tại vật chất và được xác
định từ góc độ giải quyết vấn đề cơ bản của triết học) với khái niệm “vật chất” được sử
dụng trong các khoa học chuyên ngành (khái niệm dùng để chỉ những dạng vật chất cụ
thể, cmr tính).
Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc tính tồn
tại khách quan, tức là tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức của con
người, cho dù con người có nhận thức được hay khơng nhận thức được nó.
Thứ ba, vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác ở con
người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con
người là sự phản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh.
Định ngĩa về vật chất của V.I.Lênin có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ
nghĩa duy vật và nhận thức khoa học:
Một là, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chất với tư cách
là một phạm trù triết học vói khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học
chuyên ngành, từ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa
duy vật cũ; cung cấp nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập
cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật về lịch sử, khắc phục được những hạn
chế duy tâm trong quan niệm về xã hội.


Hai là, khi khẳng định vật chất là “thực tại khách quan”, “được đem lại chon con
người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”,
V.I.Lênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức
theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được
thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với
thực tại khách quan.
Trang 1


Câu 2. Phân tích nguồn gốc và bản chất của ý thức
Ý thức theo định nghĩa của triết học Mác - Lenin là một phạm trù song song với phạm
trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con
người và có sự cải biến và sáng tạo. Ý thức có mối quan hệ hữu cơ với vật chất.
a) Nguồn gốc của ý thức: Theo quan điểm của duy vật biện chứng, ý thức có nguồn gốc
tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
*Nguồn gốc tự nhiên của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên của ý
thức, trong đó có hai yếu tố cơ bản nhất là bộ óc người và mối quan hệ giữa con người
với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
-Về bộ óc người: ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc
người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc. Bộ óc
càng hồn thiện, hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con
người càng phong phú và sâu sắc.
-Về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan tạo nên hiện tượng phản ánh
năng động, sáng tạo: Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu
ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan phản ánh
thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đên bộ óc người, hình thành nên ý
thức.
Ví dụ : Một đứa trẻ ở vùng cao chưa bao giờ đến biển, khơng có tivi để xem, nó khơng
thể tưởng tượng sóng biển là thế nào; ngược lại một em bé ở đồng bằng, chưa bao giờ
nhìn thấy con hươu, con nai - bắt nó tả về chúng sẽ không thể tả được .

-Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác
trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh được thể hiện dưới nhiều
hình thức, trình độ: phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản
ánh năng động, sáng tạo.
+Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ánh thấp nhất, đặc trưng cho vật chất vơ
sinh. Phản ánh vật lý, hóa học thể hiện qua những biến đổi về cơ, lý, hóa (thay đổi kết
cấu, vị trí, tính chất lý - hóa qua q trình kết hợp, phân giải các chất) khi có sự tác động
qua lại lẫn nhau giữa các dạng vật chất vô sinh.
Ví dụ: Thanh sắt để ngồi khơng khí lâu ngày sẽ bị gỉ sắt..
+Phản ánh sinh học là hình thức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới tự nhiên hữu
sinh. Tương ứng với quá trình phát triển của giới tự nhiên hữu sinh, phản ánh sinh học
được thể hiện qua tính kích thích, tính cảm ứng, phản xạ.
Ví dụ: Hoa hướng dương hướng về phía mặt trời, khi tay chạm vào vật nóng thì rụt
lại…
+Phản ánh tâm lý là phản ánh của động vật có hệ thân kinh trung ương được thực
hiện trên cơ sở điều khiên của hệ thần kinh thơng qua cơ chế phản xạ có điều kiện.
Ví dụ: Học sinh vui mừng khi được điểm cao…
Trang 2


+Phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức
phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là
bộ óc người.
Ví dụ: Hoạt động nghiên cứu khoa học của con người…
*Nguồn gốc xã hội của ý thức: Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức;
trong đó, cơ bản nhất và trực tiếp nhất là lao động và ngơn ngữ.
-Lao động là q trình con người tác động vào giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm
phục vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình.
-Ngơn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thơng tin mang nội dung ý thức.
Khơng có ngơn ngữ, ý thức không thể tồn tại và thế hiện.

-Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính xã
hội. Mối quan hệ giữa các thành viên trong quá trình lao động làm nảy sinh ở họ nhu cầu
phải có phương tiện để giao tiếp, trao đổi tư tưởng, khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn,
truyền đạt kinh nghiệm, truyền đạt tư tưởng từ thể hệ này qua thể hệ khác.
Như vậy, nguồn gốc cơ bản, trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát
triển của ý thức là lao động.
b) Bản chất của ý thức: Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
-Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh được thể hiện ở chỗ con người có khả
năng định hướng tiếp nhận, chọn lọc, xử lý, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thơng
tin đã có nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ý nghĩa của thông tin được tiếp
nhận.
-Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Điều đó thể hiện ở chỗ: Ý thức là
hình ảnh về thế giới khách quan, bị thế giới khách quan quy định cả về nội dung và về
hình thức biểu hiện, nhưng nó khơng cịn y nguyên như thế giới khách quan mà nó đã cải
biến thơng qua tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, kinh nghiệm, tri thức, nhu cầu… của con
người.
-Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội. Sự ra đời và tồn tại của ý
thức gắn liền với hoạt động thực tiễn, chịu sự chi phối không chỉ của các quy luật tự nhiên
mà còn của các quy luật xã hội. Với tính năng động, ý thức đã sáng tạo lại hiện thực theo
nhu cầu của thực tiễn xã hội.
Câu 3. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Rút ra ý nghĩa
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thê giới khách quan vào bộ óc người, là hình
ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Trang 3



Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ biện chứng. Trong mối quan hệ này,
vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, song
ý thức khơng hồn tồn thụ động mà nó có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
a) Vai trò của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là
nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức vì:
- Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người nên chỉ khi có
con người mới có ý thức.
- Các yếu tố tạo thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức, hoặc là chính
bản thân thế giới vật chất, hoặc là những dạng tồn tại của vật chất đã khẳng định vật chất
là nguồn gốc của ý thức.
- Ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh chủ quan về thế giới vật chất nên
nội dung của ý thức được quyết định bởi vật chất.
VD: Người dân sống ở nơng thơn thì tư duy của họ là sản xuất nông nghiệp; thế giới
theo hướng tồn cầu hóa kinh tế đương nhiên nước ta phải đổi mới tư duy thì mới có thể
hội nhập…
b) Vai trò của ý thức đối với vật chất
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt
động thực tiễn của con người.
-Ý thức trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, giúp con người xác định
mục tiêu, đề ra phương huớng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp,
công cụ, phương tiện... để thực hiện mục tiêu của mình. Ở đây, ý thức đã thể hiện sự tác
động của mình đối với vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
-Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu
cực. Nếu con người nhận thức đúng thì hành động của con người phù hợp với các quy
luật khách quan, con người có năng lực vượt qua những thách thức trong quá trình thực
hiện mục đích của mình - đó là sự tác động tích cực cúa ý thức. Cịn nếu ý thức của con
người phản ánh không đúng hiện thực khách quan thì hành động của con người sẽ có tác

dụng tiêu cực đổi với hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan.
VD: Trước thời kỳ đổi mới…
Tóm lại, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý
thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức; ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại
vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt
động vật chất) của con người.
c) Ý nghĩa
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là
nguồn gốc ý thức, quyết định ý thức; song, ý thức có thể tác động trở lại vật chất thơng
qua hoạt động thực tiễn của con người. Vì vậy, con người phải tơn trọng tính khách quan,
Trang 4


đồng thời phát huy tính năng động, chủ quan của mình. Nếu khơng tơn trọng khách quan
sẽ dẫn đến bệnh chủ quan.
- Ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng và thành công khi phản
ánh đúng đắn, sâu sắc thế giới khách quan. Ngược lại, ý thức, tư tưởng cũng có thể làm
cho con người hoạt động sai và thất bại khi con người phản ánh sai thế giới khách quan.
Nếu quá coi trọng tính khách quan sẽ dẫn đến bệnh bi quan. Vì vậy, phải phát huy tính
năng động, sáng tạo của ý thức, đồng thời khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ, thái độ tiêu cực,
thụ động, ỷ lại.
Câu 4. Phân tích nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa
a)Khái niệm nguyên lý mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
- Nguyên lý là những luận điểm về học thuyết lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển
nhiên, khơng cần chứng minh, được xác định trong tư duy con người, có chức năng lý giải
mọi sự vật hiện tượng. VD: Trái Đất tự quay quanh trục của nó…
-Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và
chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự
vật, hiện tượng trong thế giới.
VD: Mối liên hệ giữa cung và cầu: cung và cầu quy định lẫn nhau, tác động, ảnh hưởng

lẫn nhau, chuyển hố lẫn nhau, từ đó tạo nên q trình vận động, phát triển khơng ngừng
của cả cung và cầu.
-Cịn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của
các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở
nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới.
b) Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản
của các mối liên hệ.
- Tính khách quan của các mối liên hệ
+Sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc
trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập khơng phụ thuộc vào ý chí của
con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt
động thực tiễn của mình.
+ Ví dụ: Sự phụ thuộc của cơ thể sinh vật vào mơi trường, khi mơi trường thay đổi thì
cơ thể sinh vật cũng phải thay đổi để thích ứng với mơi trường. Mối liên hệ đó khơng phải
do ai sáng tạo ra, mà là cái vốn có của thế giới vật chất
- Tính phổ biến của các mối liên hệ
+ Bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng liên hệ với các sự vật , hiện tượng khác. Khơng
có sự vật nào nằm ngồi mối liên hệ. Nó tồn tại trong tất cả các mặt: tự nhiên, xã hội và tư
duy. Mối liên hệ phổ biến là hiện thực, là cái vốn có của mọi sự vật, hiện tượng, nó thể
hiện tính thống nhất vật chất thế giới.
Trang 5


+ Ví dụ: Trong tự nhiên ( mối liên hệ mặt trời và mặt trăng); trong xã hội(các hình thái
kinh tế xã hội: CXNT-CHNL-PK-TBCNCS); trong tư duy ( lớp 1-2-3-5 V.V..)
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
+Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác
nhau, giữ vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng
một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác

nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng thì cũng có những tính chất và vai trị khác nhau.
+ Ví dụ: các lối cá, chim , thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với nước
khác với chim và thú. Cá sống thường xun trong nước, khơng có nước thường xun thì
cá khơng thể tồn tại được, nhưng các lồi chim và thú thì lại khơng sống trong nước
thường xun được.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn cần phải có quan điểm tồn diện.
Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần
phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận,
giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại
giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác.
- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm tồn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp
với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong
hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và
tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trị khác
nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể.

Câu 5. Phân tích nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa
a) Khái niệm phát triển
- Nguyên lý là những luận điểm về học thuyết lý luận mà tính chân lý của chúng là hiển
nhiên, không cần chứng minh, được xác định trong tư duy con người, có chức năng lý giải
mọi sự vật hiện tượng. VD: Trái Đất tự quay quanh trục của nó…
- Trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự
vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hồn
thiện đến hồn thiện hơn.
Như vậy, khái niệm phát triển khơng đồng nhất với khái niệm "vận động" (biến đổi) nói

chung; đó khơng phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng hay sự biến
Trang 6


đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hồn
thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn.
b) Tính chất của sự phát triển
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong
phú.
- Tính khách quan: Phát triển mang tính khách quan - nghĩa là phát triển của sự vật là
tự thân, nguồn gốc của phát triển nằm ngay trong sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn
chủ quan của con người.
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong
mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
VD: Trong tư duy (không biết – biết – biết nhiều); trong tự nhiên (quá trình phát triển
của lồi người); trong xã hội (q trình phát triển trong nơng nghiệp, cơng nghiệp)…
- Tính đa dạng, phong phú
+Phát triển là khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật,
hiện tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có q trình phát triển khơng hồn tồn giống
nhau.
Ví dụ: Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ em ở
thế hệ trước.
+Do tồn tại ở thời gian, không gian khác nhau, sự vật sẽ phát triển khác nhau.
Ví dụ: Hạt giống được gieo trồng ở không gian, thời gian khác nhau sẽ có sự phát
triển khác nhau
c) Ý nghĩa phương pháp luận
-Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển; khơng nhìn nhận
sự vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển.
-Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, ngại khó, ngại
đổi mới, dễ bằng lịng với thực tại.

Ví dụ: Nếu chúng ta tuyệt đối hoá nhận thức, nhất là nhận thức khoa học về sự vật hay
hiện tượng nào đó thì các khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn sẽ không thể phát triển
và thực tiễn sẽ dậm chân tại chỗ.
- Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn
khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh, tin tưởng vào tương lai Như vậy, quan
điểm triết học Mác-Lênin về phát triển là cơ sở lý luận của quan điểm phát triển.

Câu 6. Phân tích quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa
Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa
các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau. Ví dụ
Trang 7


Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là "hạt nhân" của phép biện
chứng. Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc,
động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển. Theo quy luật này,
nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là
mâu thuẫn khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng.
a) Khái niệm mâu thuẫn
Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu
tranh và chuyển hóa giữa các mật đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau.
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những
mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời
lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau.
Thí dụ, điện tích âm và điện tích dương trong một ngun tử, đồng hóa và dị hóa của
một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế của xã hội, chân lý và sai
lầm trong quá trình phát triển của nhận thức…
b) Các tính chất chung của mâu thuẫn

-Tính khách quan: mâu thuẫn là nguồn gốc vận động của mọi dạng vật chất. vật chất
tồn tại khách quan nên mâu thuẫn cũng tồn tại khách quan. Nó là cái vốn có trong sự vật,
không lệ thuộc vào ý thức con người và các lực lượng siêu nhiên.
-Tính phổ biến: trong bất kể sự vật, hiện tượng nào, ở bất cứ địa điểm nào, thời gian
nào cũng tồn tại những mặt đối lập.
- Tính đa dạng, phong phú: mỗi sự vật, hiện tượng, q trình đều có thể bao hàm nhiều
loại mâu thuẫn khác nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác
nhau; chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự
vật.
Ví dụ: thống trị >< bị trị, sản xuất >< tiêu thụ, hít vào >< thở ra, thành công >< thất
bại, lực hấp dẫn >< lực ly tâm…
c) Quá trình vận động của mâu thuẫn
- Trong mỗi mâu thuẫn thì các mặt đối lập ln thống nhất và đấu tranh với nhau.
- Thống nhất dùng để chỉ sự liên hệ ràng buộc không tách rời nhau, quy định lẫn nhau
giữa các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề để tồn tại. Sự thống nhất giữa các
mặt đối lập còn bao hàm cả sự đồng nhất của các mặt đó.
Ví dụ: Giai cấp vơ sản và sự giàu có là hai mặt đối lập, chúng hợp thành một chỉnh thể
hoàn chỉnh, thống nhất, chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu có buộc phải duy trì vĩnh
viễn ngay cả khi sự tồn tại của các mặt đối lập của nó là giai cấp vơ sản.
- Do có sự “đồng nhất” của các mặt đối lập mà trong sự triển khai của mâu thuẫn đến
một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn nhau.
- Các mặt đối lập khơng chỉ thống nhất, mà cịn ln “đấu tranh” với nhau. Đấu tranh
của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ và phủ định lẫn nhau giữa
Trang 8


các mặt đó. Hình thức đấu tranh của các mặt đối lập hết sức phong phú, đa dạng, tùy
thuộc vào tính chất, vào mối liên hệ qua lại giữa các mặt đối lập và tùy vào điều kiện cụ
thể diễn ra cuộc đấu tranh giữa chúng.
- Sự phát triển của sự vật, hiện tượng gắn liền với quá trình hình thành, phát triển và

giải quyết mâu thuẫn. Do đó sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) chỉ
là tương đối cịn đấu tranh là tuyệt đối. Ví dụ: Trong xã hội nguyên thủy…
d) Các loại mâu thuẫn
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài: xem xét mối quan hệ giữa các mặt của
sự vật mới với bản than sự vật đó. VD
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: dựa vào ý nghĩa đối với sự tồn tại và
phát triển của sự vật. Mâu thuẫn quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật là mâu
thuẫn cơ bản và ngược lại.
VD: Ví dụ, trong một quốc gia nào đó có ba chủ thể là giai cấp tư sản, giai cấp vơ
sản và giai cấp tiểu tư sản, tương ứng có ba mâu thuẫn là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản
với giai cấp vô sản, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp tiểu tư sản, mâu thuẫn
giữa giai cấp vô sản với giai cấp tiểu tư sản. Trong ba mâu thuẫn ấy thì mâu thuẫn giữa
giai cấp tư sản với giai cấp vô sản là cơ bản; hai mâu thuẫn cịn lại là khơng cơ bản.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu: căn cứ vào vai trò đối với sự tồn tại và phát
triển của sự vật. VD: Trong giai đoạn thực hiện cuộc CÁCH MẠNG DÂN TỘC DÂN
CHỦ để giải phóng Dân tộc, mâu thuẫn chủ yếu của DÂN TỘC VIỆT NAM là: Mâu
thuẫn giữa DÂN TỘC VIỆT NAM với đế quốc, thực dân xâm lược.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn khơng đối kháng: xét về mặt lợi ích cơ bản là đối
lập nhau giữa các giai tầng trong xã hội. VD: mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa vô
sản và tư sản, giữa địa chủ và nông dân…; mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa
nông thôn và thành thị, mâu thuẫn giữa các bộ phận công nhân…
e) Ý nghĩa
-Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận
động, phát triển, do vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát
hiện mâu thuẫn, phân tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh
hướng của sự vận động và phát triển.
-Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú, do vậy trong việc nhận thức và giải quyết
mâu thuẫn cần phải có quan điểm lịch sử - cụ thể. Tức là biết phân tích cụ thể từng loại
mâu thuẫn và có phương pháp giải quyết phù hợp. Trong q trình hoạt động nhận thức
và thực tiễn, cần phân biệt đúng vai trị, vị trí của các loại mâu thuẫn trong từng hoàn

cảnh, điều kiện nhất định; những đặc điểm của mâu thuẫn đó để tìm ra phương pháp giải
quyết từng loại mâu thuẫn một cách đúng đắn nhất.
Câu 7. Phân tích quy luật lượng đổi chất đổi. Ý nghĩa

Trang 9


Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa
các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau. Ví dụ
Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là
sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng.
VD: muối có vị mặn, đường có vị ngọt…
Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng về
các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu
của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
VD: tòa nhà cao 70 tầng, tòa nhà rộng 8000m2…
Như vậy, chất và lượng là hai phương diện khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng
hay một q trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Hai phương diện đó đều tồn tại
khách quan. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức về sự
vật, hiện tượng chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này đóng vai trị là chất
nhưng trong mối quan hệ khác lại là lượng.
Khái niệm độ chỉ tính quy định, mối liên hệ thống nhất giữa chất và lượng, là khoảng
giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật, hiện
tượng. Vì vậy, trong giới hạn của độ, sự vật, hiện tượng vẫn cịn là nó, chưa chuyển hóa
thành sự vật và hiện tượng khác.
Khi lượng thay đổi đền một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về
chất. Giới hạn đó chính là điểm nút.
Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điếm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn
đến sự ra đời của chất mới. Đây chính là bước nhảy trong q trình vận động, phát triển

của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ, xét “nước” (H20) nguyên chất, trong điều kiện atmotphe nước ở trạng thái thể
lỏng (chất) được quy định bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0°C đến 100°C (độ). Khi lượng
nhiệt độ biến thiên nằm ngồi khoảng giới hạn 0°C hoặc 100°C đó (điểm nút) thì tất yếu
xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của nước từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn hoặc
khí (bước nhảy).
- Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng với tư cách là phương thức vận động, phát
triển của sự vật
+ Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tính
quy định lẫn nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất
tương ứng và ngược lại.
Ví dụ, tương ứng với cấu tạo H - O - H (cấu tạo liên kết ngun tử hyđrơ và 1 ngun
tử ơxy) thì 1 phân tử nước (H20) được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách
quan, vốn có của nó là: khơng màu, khơng mùi, khơng vị, có thể hồ tan muối, axít,...
+ Vì giữa chúng có mối quan hệ quy định lẫn nhau như vậy, nên những sự biến đổi về
lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại.
Trang 10


Ví dụ, quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ
khơng phải là số lượng nguyên tử hyđrô và ôxy); do vậy, khi lượng nhiệt độ này biến
thiên thì tất yếu có khả năng dẫn tới sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn hay
lỏng.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chất và lượng của sự vật có những sự tồn tại độc lập tương
ứng. Vì vậy, khơng phải bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng ngay lập tức có thể dẫn đến
sự thay đổi về chất của nó. Sự thay đổi này chỉ có thể diễn ra trong thực tế với những điều
kiện xác định. Thông thường, điều kiện đó là: sự thay đổi của lượng phải đạt tới giới hạn
điểm nút.
Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện

chất và lượng, tạo nên sự nhận thức toàn diện về sự vật, hiện tượng.
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích
lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất: đồng thời, có thể phát huy tác động của chất
mới theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
- Trong công tác thực tiễn cần phải khắc phục tư tưởng nơn nóng tả khuynh, cần phải
khắc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh trong công tác thực tiễn. Tả khuynh chính là hành
động bất chấp quy luật, chủ quan, duy ý chí, khơng tích lũy về lượng mà chỉ chú trọng
thực hiện những bước nhảy liên tục về chất. Hữu khuynh là sự biểu hiện tư tưởng bảo thủ,
trì trệ, khơng dám thực hiện bước nhảy mặc dù luợng đã tích lũy tới điểm nút và quan
niệm phát triển chỉ đơn thuần là sự biến hóa về lượng.
- Trong nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của
bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, từng tĩnh vực cụ thể, nâng cao tính tích cực,
chủ động của chủ thể để thúc đẩy q trình chuyển hóa từ lượng đến chất một cách có
hiệu quả nhất.
Câu 8. Phân tích quy luật phủ định của phủ định. Ý nghĩa
*Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa
các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hiện tượng hay giữa các sự
vật, hiện tượng với nhau. Ví dụ: cây thay lá, quy luật vạn vật hấp dẫn, quy luật bảo toàn
khối lượng…
*Phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thai tồn tại khác của cùng một
sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động, phát triển của nó. Vd: tre già măng mọc,
*Những sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển của sự vật, hiện
tượng được gọi là sự phủ định biện chứng.
*Phủ định biện chứng có hai đặc điểm cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa.
- Phủ định biện chứng có tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ định nằm trong
chính bản thân sự vật, hiện tượng; nó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu
thuẫn tất yếu, bên trong bản thân sự vật, hiện tượng; tạo khả năng ra đời của cái mới thay
Trang 11



thế cái cũ, nhờ đó tạo nên xu hướng phát triển của chính bản thân nó. Vì thế, phủ định
biện chứng cũng chính là sự tự thân phủ định.
VD: quá trình tiến hóa của lồi người, q trình phát triển của sâu bướm…
- Phủ định biện chứng có tính kế thừa. Phủ định biện chứng không phải là sự phủ định
sạch trơn cái cũ, mà trái lại trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ để phát triển
thành cái mới, tạo nên tính liên tục của sự phát triển.
VD: Hạt lúa được ươm mầm và phát triển thành cây lúa, cây lúa lại cho ra hạt lúa mới
nhưng hạt lúa mới vẫn giữ lại gen của cây lúa, áo dài ngày nay đã được cách tân, sáng tạo
nhưng vẫn giữ được giá trị văn hóa của áo dài xưa…
*Nội dung cơ bản của quy luật: Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra rằng trải qua
nhiều lần phủ định thì sự vật mới có thể hồn thành chu kỳ phát triển của nó, sự vật mới
sẽ ra đời thay thế cho sự vật cũ nhưng sự ra đời của sự vật mới có sự lặp đi lặp lại cái xuất
hiện ban đầu trên cơ sở mới cao hơn tạo ra sự “xoáy ốc” của sự vật.
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Quy luật phủ định của phủ định là cơ sở để chúng ta nhận thức một cách đúng đắn về
xu hướng vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng. Cần phải nắm được đặc điểm, bản
chất, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng để tác động tới sự phát triến, phù hợp với yêu
cầu hoạt động, nhận thức trong thực tiễn.
- Cân nâng cao tính tích cực của nhân tố chủ quan trong mọi hoạt động, có niềm tin
vào sự tất thắng của cái mới. ủng hộ cái mới và đấu tranh cho cái mới thắng lợi. Do đó,
cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trị trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái mới, làm
trái với quy luật phủ định của phủ định.
- Quan điểm biện chứng về sự phát triển địi hỏi trong q trình phủ định cái cũ phải
theo quy tắc kế thừa có phê phán, kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua,
cải tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển theo hướng
tiến bộ.
Câu 9. Phân tích khái niệm thực tiễn và vai trị của thực tiễn đối với nhận thức. Ý
nghĩa
*Thực tiễn là tồn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con
người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.

-Khác với các hoạt động khác, hoạt động thực tiễn là hoạt động mà con người sử dụng
công cụ vật chất để tác động vào những đối tượng vật chất nhất định nhằm làm biến đổi
chúng theo mục đích của mình.
-Đó là hoạt động đặc trưng, bản chất của con người.
-Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và phát triển không ngừng bởi con
người qua các thời kỳ lịch sử - xã hội.
 Hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tính sáng tạo, có mục
đích, tính lịch sử.
Trang 12


VD: Con người sản xuất ra của cải vật chất, con người đấu tranh giai cấp để giải phịng
mình khỏi áp bức bóc lột,…
*Nhận thức là một q trình phản ánh tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan
vào bộ óc con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm sáng tạo ra những tri thức về thế giới
khách quan. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về nhận thức.
*Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
-Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
+ Mọi sự hiểu biết của con người dù gián tiếp hoặc trực tiếp đều bắt nguồn từ thực
tiễn. Nhờ sự tiếp xúc, tác động vào sự vật hiện tượng mà con người phát hiện ra các thuộc
tính, bản chất của chúng.
Ví dụ: Từ sự đo đạc ruộng đất, đo lường vật thể mà con người có tri thức về tốn học.
+ Q trình hoạt động thực tiễn là quá trình phát triển và hồn thiện các giác quan của
con người. Nhờ đó khả năng nhận thức của con người ngày càng sâu sắc hơn.
Ví dụ: Người thợ nhuộm do nhiều lần nhuộm quần áo đã có thể phân biệt 12 mầu đen
khác nhau.
-Thực tiễn là động lực của nhận thức: Thực tiễn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ, phương
hướng cho nhận thức phát triển. Thực tiễn còn tạo ra các tiền đề vật chất cần thiết cho
nhận thức.
Ví dụ: Việc học tập đặt ra yêu cầu học sinh phải giải bài tập và học kiến thức mới,

khó… khi giải quyết được những bài tập khó đó thì nhận thức của học sinh sẽ được nâng
cao hơn.
-Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi nó được
vận dụng vào thực tiễn.
Ví dụ: Nhà bác học Điêzen đã viết giải thuyết về động cơ sử dụng chất thải công nghiệp
làm nhiên liệu và giải thuyết của ông đã được ứng dụng để chế tạo ra các động cơ chạy
dầu như bây giờ.
-Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lí: Chỉ có đem những tri thức thu nhận được kiểm
nghiệm qua thực tiễn mới đánh giá được tính đúng đắn hay sai lầm của chúng.
Ví dụ: Bác Hồ đã chứng minh: “khơng có gì q hơn độc lập tự do”.
*Ý nghĩa
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức địi hỏi chúng ta phải ln ln quán triệt quan
điểm thực tiễn.
Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực
tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kểt thực tiễn.
Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực
tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí, giáo điều, máy móc, quan liêu.
Câu 10. Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản
xuất.
Trang 13


-Sản xuất là một loại hình hoạt động đặc trưng của con người và xã hoại loài người, bao
gồm: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản than con người.
- Khái niệm lực lượng sản xuất
+ Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh
thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
+ Các yếu tố (nhân tố) tạo thành lực lượng sản xuất gồm có: tư liệu sản xuất (trong đó,
cơng cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ ràng nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con
người) và người lao động (trong đó năng lực sáng tạo của nó là yếu tố đặc biệt quan

trọng).
Trong hai nhóm yếu tố nói trên, người lao động là nhân tố giữ vai trò quyết định bởi vì,
tư liệu sản xuất có nguồn gốc từ lao động của con người và được sử dụng bởi con người.
- Khái niệm quan hệ sản xuất
+ Khái niệm quan hệ sản xuất dùng để chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế (quan hệ giữa
người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong q trình sản xuất và tái sản xuất
xã hội).
+ Quan hệ sản xuất bao gồm: quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ
chức - quản lý quá trình sản xuất và quan hệ trong phân phối kết quả của q trình sản
xuất đó.
Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mổì quan hệ thống nhất và chi phối, tác động
lẫn nhau trên cơ sở xuyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất.
- Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất
biện chứng, trong đó lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất
tác động trở lại lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất có vai trị quyết định quan hệ sản xuất
Lực lượng sản xuất như thế nào thì quan hệ sản xuất phải phát triển phù hợp như thế
ấy.
Ví dụ: chế độ cộng sản nguyên thủy: Lực lượng sản xuất: trình độ con người lao động
thấp, phương tiện lao động thô sơ đơn giản, không có dư thừa nên khơng có khả năng
chiếm dụng dẫn đến khơng có sở hữu tư nhân. Từ đó, quan hệ sản xuất là chế dộ cơng
hữu: q trình cơng bằng, dân chủ.
Trình độ của lực lượng sản xuất ln ln tự nó phát triển và biến đổi. Tuy nhiên, khi
nó thay đổi đến một mức độ nhất định nào đó thì buộc quan hệ sản xuất phải thay đổi theo
dù muốn hay khơng muốn.
Ví dụ: Khi lực lượng sản xuất thay đổi, trình độ người lao động cao hơn, dẫn đến dư
thừa nên có sự chiếm dụng, chiếm hữu làm xã hội phân hóa giai cấp, từ đó dẫn đến quan
hệ sản xuất tư hữu, phân chia giai cấp ra đời.
+Quan hệ sản xuất có khả năng tác động trở lại đến lực lượng sản xuất.
Ví dụ: trước đây nước ta xây dựng quan hệ sản xuất sở hữu tồn dân, sở hữu tập thể

nên khơng phù hợp, kiềm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hiện nay ý thức được
Trang 14


lực lượng sản xuất vẫn còn kém nên nước ta xây dựng quan hệ sản xuất đa sở hữu, đa
thành phần kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển của lực lượng sản xuất.
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Để xác lập, hoàn thiện hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, cần phải căn cứ vào
thực trạng (tình hình thực tế) phát triển của lực lượng sản xuất hiện có để xác lập nó cho
phù hợp chứ khơng phải căn cứ vào ý muốn chủ quan.
+ Khi đã xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với quan
hệ sản xuất đang kìm hãm sự phát triển đó thì cần phải có những cuộc cải biến (cải cách,
đổi mới,...) để có thể giải quyết được mâu thuẫn này.
Ví dụ, trong q trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa vào trước những năm 80 của thế
kỷ XX, nhiều nước xã hội chủ nghĩa đã rơi vào bệnh chủ quan duy ý chí, chưa tuân theo
thật đúng yêu cầu của quy luật này. Do đó đã dẫn đến tình trạng lực lượng sản xuất hiện
có khơng được bảo tồn, tái tạo và phát triển tốt, buộc các nước này phải tiến hành những
cuộc cải ách, đổi mới theo hướng tạo lập sự phù hợp của quan hệ sản xuất với thực tế
trình độ phát triển lực lượng sản suất, nhờ đó lực lượng sản xuất của xã hội từng bước
được phục hồi và phát triển.
Câu 11. Phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng.
-Khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật,
hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
-Khái niệm cơ sở hạ tầng dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu
kinh tế xã hội.
VD: cơ sở hạ tầng (hay cơ sở kinh tế) của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân tư bản,…) trong đó thành phần ,kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
-Cơ sở hạ tầng của một xã hội, trong toàn bộ sự vận động của nó, được tạo nên bởi quan

hệ sản xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư và quan hệ sản xuất mới.
-Khái niệm kiến trúc thượng tầng dùng để chỉ tồn bộ hệ thống kết cấu các hình thái ý
thức xã hội cùng với các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng, được hình thành trên một
cơ sở hạ tầng nhất định.
-Phân tích vai trị quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng: Vai trò
quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng được thể hiện trên các phương
diện cơ bản sau:
+ Tương ứng với một cơ sở hạ tầng nhất định tất yếu sẽ sản sinh một kiến trúc thượng
tầng phù hợp với nó, có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.
Ví dụ, tương ứng với cơ sở hạ tầng căn bản dựa trên chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa thì đương nhiên sẽ tồn tại quyền lực thống trị của giai cấp tư sản đối với nhà nước
trong kiến trúc thượng tầng.
Trang 15


+ Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sẽ tất yếu tạo ra nhu cầu khách quan phải có sự
biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng.
Ví dụ, những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường các
nước tư bản chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX đòi hỏi phải có sự thay đổi chức năng của nhà
nước tư sản xuất hiện chức năng kinh tế của nhà nước đó so với trước đây (thế kỷ XIX).
+ Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn trong hệ
thống kiến trúc thượng tầng.
Ví dụ, sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những xung đột lợi ích chính trị
- xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở
kinh tế của xã hội.
+ Giai cấp nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội đồng thời cũng là giai cấp
nắm được quyền lực nhà nước trong kiến trúc thượng tầng còn các giai cấp và tầng lớp xã
hội khác phụ thuộc đối với quyền lực nhà nước.
- Tại sao cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng?
+ Tính chất phụ thuộc của kiến trúc thượng tầng vào cơ sở hạ tầng có ngun nhân từ

tính tất yếu kinh tế đối với toàn bộ các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội. Tính tất yếu kinh tế
lại phụ thuộc vào tính tất yếu của nhu cầu duy trì và phát triển các lực lượng sản xuất
khách quan của xã hội.
+ Mặt khác, bản chất của lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực của những quan hệ kinh tế
- tức quan hệ vật chất của xã hội; còn bản chất của kiến trúc thượng tầng thuộc lĩnh vực ý
thức xã hội (các thiết chế chính trị - xã hội được thiết lập trực tiếp từ những quan điểm
chính trị - xã hội).
- Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng
+ Mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có vai trị tác động, ảnh hưởng trở lại cơ
sở hạ tầng của xã hội theo những phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều
hay ít, mức độ lớn hay nhỏ,...
Ví dụ, tác động của thiết chế pháp luật thường là trực tiếp và mạnh mẽ nhất, cịn các
thiết chế tơn giáo thường biểu hiện gián tiếp và mờ nhạt hơn,...
+ Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra theo nhiều xu
hướng, thậm chí các xu hướng khơng chỉ khác nhau mà cịn có thể đối lập nhau, điều đó
phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau và
đối lập nhau.
+ Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn ra theo xu
hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù hợp hay không phù hợp của
các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách quan của sự phát triển kinh
tế.
Ví dụ, nếu thiết chế pháp luật phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế thì nó sẽ có tác
dụng thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển; ngược lại, sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế.

Trang 16


Câu 12. Tại sao nói q trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá
trình lịch sử - tự nhiên.
*Với tư cách là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, phạm trù hình thái

kinh tế - xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan
hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng
sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ
sản xuất ấy.
*Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên bởi
vì:
- Một là, sự vận động và phát triển của xã hội khơng tn theo ý chí chủ quan của con
người mà tuân theo các quy luật khách quan, mà trước hết và cơ bản nhất là quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quy luật kiến trúc
thưọng tầng phù hợp với cơ sở hạ tầng.
- Hai là, nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội suy đến cùng đều có
nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất của xã hội đó.
- Ba là, quá trình phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội có thể do sự tác động của
nhiều nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các
quy luật khách quan. Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét
trong tính chất tồn bộ của nó là q trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế - xã
hội: nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định thuộc về hình
thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Tuy nhiên, do sự tác động của các nhân tố thuộc về điều kiện địa lý, tương quan lực
lượng chính trị của các giai cấp, tầng lớp xã hội, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng
người… mà tiến trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội có thể bao hàm những buớc
phát triển “bỏ qua” một hay một vài hình thái kinh tế - xã hội nhất định.
VD: Hoa Kỳ CHNL – CNTB (bỏ PK), Mông Cổ và Úc CXNT – CNTB (bỏ CHNL và
PK), VN PK – XHCN (bỏ CNTB)…
Tuy nhiên, những sự “bỏ qua” như vậy đều phải có những điều kiện khách quan và chủ
quan nhất định.
Câu 13. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội.
-Khái niệm tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện
sinh hoạt vật chất của xã hội. Các yếu tố cơ bản tạo thành tồn tại xã hội bao gồm: phương
thức sản xuất vật chất, các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên – hoàn cảnh địa lý và dân

cư.
-Khái niệm ý thức xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt tinh thần của xã hội, nảy
sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất
định.
-Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội
Trang 17


+ Theo quan điểm duy vật lịch sử: tồn tại xã hội là cái có trước và sản sinh ra ý
thức xã hội. Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội đó.
VD: Trong chế độ xã hội nguyên thủy, do lực lượng sản xuất cịn thấp, cơng cụ sản
xuất q thơ sơ (gậy gộc, hịn đá, cung tên) nên người nguyên thủy buộc phải thực hiện
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (rừng cây, con suối), phải sống tập đồn mới có thể
kiếm được thức ăn, chống thú dữ, tất cả của cải làm ra được chia đều, dùng hết khơng cịn
dư thừa, nên khơng thể có sự chiếm hữu làm của riêng, khơng có tình trạng người bóc lột
người.
+ Tồn tại xã hội biến đổi và phát triển dẫn đến ý thức xã hội sớm muộn cũng phải
biến đổi và phát triển theo
Ví Dụ: Trong xã hội phong kiến, khi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và
dần dần lớn mạnh thì cũng nảy sinh quan niệm cho rằng sự tồn tại của chế độ phong kiến
là trái công lý, không phù hợp với lý tính con người phải được thay thế bằng xã hội cơng
bằng, bình đẳng, bác ái.
- Quan điểm duy vật lịch sử về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
+ Tính thường lạc hậu: Khơng phải trong mọi trường hợp, sự biến đổi của tồn tại xã
hội đều ngay lập tức dẫn đến sự biến đổi của ý thức xã hội, trái lại nhiều yếu tố của ý thức
xã hội có thể tồn tại rất lâu dài ngay cả khi cơ sở tồn tại sản sinh ra nó đều được thay đổi
căn bản.Ví dụ:Chế độ phong kiến khơng cịn nhưng tư tưởng phong kiến vẫn cịn đến nay.
+ Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội: Ý thức xã hội nếu phản ánh đúng quy
luật vận động của tồn tại xã hội trong những điều kiện nhất định tư tưởng của con người
đặc biệt là những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước tồn tại xã hội chỉ ra chính

xác sự vận động của tương lai có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người.
VD: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật giúp con người chinh phục khơng
gian và tiên đốn được những việc xảy ra trong tương lai (thời tiết, các hiện tượng thiên
nhiên, ....).
+ Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nóLịch sử phát triển đời sống
tinh thần của xã hội cho thấy rằng, những quan điểm lý luận của mỗi thời đại không xuất
hiện trên mảnh đất trống không mà được tạo ra trên cơ sở kế thừa những tài liệu lý luận
của thời đại trước.
VD: Cơng cụ lao động có được sự hồn thiện (hình dáng, tính năng, hiệu quả sử
dụng....) như ngày nay khơng phải bỗng dưng mà có. Nó phải trải qua quá trình phát triển
lâu dài từ hàng ngàn năm cùng sự phát triển của loài người.
+ Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của nó.
VD: Ở thời cổ đại Tây Âu thì triết học và nghệ thuật đóng vai trị đặc biệt. Thời Trung
Cổ ở Tây Âu thì tôn giáo ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết học, nghệ thuật, pháp quyền...
Ngày nay thì hệ tư tưởng chính trị và khoa học đang tác động đến các lĩnh vực của đời
sống tinh thần xã hội.
+ Ý thức xã hội có khả năng tác động ngược trở lại tồn tại xã hội.
Trang 18


VD: Hệ tư tưởng tư sản đã tác động mạnh mẽ đến xã hội các nước Tây Âu thế kỷ
XVII, XVIII. Hệ tư tưởng vơ sản trở thành vũ khí về mặt tư tưởng của giai cấp vô sản đấu
tranh để xố bỏ xã hội tư bản.
Câu 14. “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là toonrgr hòa những
quan hệ xã hội”.
- Hạn chế căn bản của quan niệm duy vật siêu hình là đã trừu tượng hóa, tuyết đối hóa
phương diện tự nhiên của con người, xem nhẹ việc lý giải con người từ phương diện lịch
sử của nó, do đó về căn bản chỉ thấy tính tự nhiên của con người.
- Khác với quan niệm đó, quan niệm duy vật biện chứng về con người trong khi thừa
nhận bản tính tự nhiên của con người còn lý giải con người từ giác độ các quan hệ lịch sử,

xã hội, từ đó phát hiện bản tính xã hội của nó.
- Hơn nữa, chính bản tính xã hội của con người là phương diện bản chất nhất của con
người với tư cách “người”, phân biệt con người với các tồn tại khác của giới tự nhiên.
- Như vậy, có thể định nghĩa con người là một thực thể tự nhiên nhưng đó là thực thể tự
nhiên mang tính xã hội.
- Vậy, bản chất của con người xét trên phương diện tính hiện thực của nó, chính là
“tổng hịa những quan hệ xã hội”, bởi vì xã hội chính là xã hội của con người, được tạo
nên từ toàn bộ các quan hệ giữa người với người trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa…

Trang 19



×