Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

QUAN NIỆM TRỊ QUỐC của các NHÀ TRIẾT học cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.23 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

Đề tài số 13 :

“QUAN NIỆM TRỊ QUỐC CỦA CÁC
NHÀ TRIẾT HỌC CỔ ĐẠI”
SVTH :

Võ Ngọc Bảo

STT:

67

Nhóm:

5

Lớp:

Cao học Đêm 1 – K20

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

Tp. Hồ Chí Minh, 2011


MỤC LỤC


MỤC LỤC................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................2
1. Triết học Nho Gia..............................................................................................3
2. Triết học Đạo gia...............................................................................................4
3. Triết học Mặc gia..............................................................................................6
4. Triết học Pháp gia.............................................................................................7
1. Giới thiệu...........................................................................................................9
2. Đêmơcrít............................................................................................................9
3. Platơng.............................................................................................................11
1. Tư tưởng trị quốc của các trường phái triết học cổ đại Trung Quốc...............14
2. Tư tưởng trị quốc của các triết gia Hy Lạp cổ đại..........................................20

SVTH: Võ Ngọc Bảo (Cao học Đêm 1-K20) – GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

1


LỜI MỞ ĐẦU
Một quốc gia phồn thịnh hay suy vong đều phụ thuộc vào đường lối, chiến
lược trị quốc của giai cấp lãnh đạo. Các quan điểm chính trị này thường bắt nguồn
hoặc dựa trên các tư tưởng triết học. Quan điểm của mỗi nhà triết học, mỗi thời kỳ
lại mỗi khác.
Vào thời kỳ cổ đại, các tư tưởng triết học, các triết gia như trăm hoa đua nở cả
phương Đông và phương Tây đã tạo nên những thành tựu to lớn trong lịch sử tư
tưởng loài người. Việc nghiên cứu các tư tưởng trị quốc ở thời đại này là cần thiết
để hiểu rõ hơn về các tư tưởng này cũng như tìm ra các giá trị thích hợp ứng dụng
cho thời đại ngày nay.
Đề tài này là một mảng bám sát vào nội dung chương trình học, việc nghiên
cứu sẽ mở rộng kiến thức về cách nhìn nhận về việc trị quốc nói riêng và tư tưởng
triết học nói chung của những nhà triết học cổ đại của cả phương Tây lẫn phương

Đơng. Đây cịn là cơ sở làm nền tảng cho các nghiên cứu về các tư tưởng tương tự
nhưng ở các thời đại tiếp theo vì triết học có mang tính kế thừa, nhất là các tư
tưởng này lại là những thành tựu của thời đại. Từ kết quả này có thể rút ra những
tư tưởng giá trị cịn phù hợp để vận dụng vào cơng cuộc xây dựng, đổi mới đất
nước.
Lần lượt chọn hai nền triết học tiêu biểu của phương Đông và phương Tây là
Trung Quốc và Hy Lạp để tìm hiểu. Ở mỗi nền triết học ta chọn ra các trường
phái, triết gia tiêu biều về quan điểm chính trị, cách trị quốc. Đối với Trung Quốc
tiến hành nghiên cứu theo trường phái gồm Nho gia, Đạo gia, Mặc gia và Pháp
gia; Còn Hy Lạp chọn ra hai triết gia tiêu biểu là Đêmôcrit và Platông. Mỗi trường
phái và triết gia được giới thiệu cơ bản về nguồn gốc hình thành và phát triển, khái
quát lại các quan điểm và học thuyết. Sau đó đi sâu vào phân tích quan điểm chính
trị, cách trị quốc của từng trường phái, triết gia. Cuối cùng là tổng kết so sánh và
kết luận.

SVTH: Võ Ngọc Bảo (Cao học Đêm 1-K20) – GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

2


CHƯƠNG I: TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Lịch sử Trung Hoa cổ đại đầy biến động do chiến tranh diễn ra liên miên, xã
hội loạn lạc kéo dài, đặc biệt là thời Xuân Thu – Chiến Quốc. Thời Xuân Thu
khoảng ba thế kỷ mà có gần 500 cuộc chiến tranh.
Dù vậy, nhân dân Trung Hoa đã tạo nên một nền văn hóa rất rực rỡ với nhiều
hệ thống triết học nhằm đưa ra những phương cách giải quyết khác nhau cho những
vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức - xã hội mà thời đại đặt ra.
Tư tưởng triết học có tính hệ thống được hình thành trong thời Xuân Thu –
Chiến Quốc. Đây là thời đại tư tưởng được giải phóng, tri thức được phổ cập, nhiều
học giả đưa ra học thuyết của mình nhằm góp phần biến đổi xã hội, khắc phục tình

trạng loạn lạc bấy lâu nay. Có hàng trăm học giả với hàng trăm tác phẩm ra đời, cho
nên, thời này còn được gọi là thời Bách gia chư tử. Trong đó có 6 học phái lớn là
Âm dương gia, Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Danh gia.
1. Triết học Nho Gia
a. Giới thiệu sơ lược
Cơ sở của Nho gia được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp
của Chu Công Đán (hay Chu Công). Đến thế kỷ VI TCN, cuối thời Xuân Thu,
Khổng Tử (551-479 TCN) là người sáng lập Nho gia. Đến thời Chiến Quốc, Nho
gia bị chia thành tám phái trong đó mạnh nhất là hai phái của Mạnh Tử và Tuân
Tử, hai phái này hoàn thiện và phát triển Nho gia theo hai xu hướng khác nhau là
duy tâm và duy vật trong đó dịng Nho gia Khổng - Mạnh có ảnh hưởng rộng và
lâu dài nhất trong lịch sử Trung Hoa và một số nước lân cận. Sang thời Tây Hán,
Đổng Trọng Thư (179-104 TCN) dựa trên lợi ích giai cấp phong kiến thống trị,
khai thác lý luận Âm dương – Ngũ hành để hoàn chỉnh thêm Nho gia.
Kinh điển của Nho gia là Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung dung, Mạnh Tử)
và Ngũ Kinh (Thư, Thi, Lễ, Dịch, Xuân Thu).
b. Các quan điểm và học thuyết
* Học thuyết về Nhân – Lễ - Chính danh
Nhân: là u người, người có nhân là người biết u thương người khác, điều
gì mình khơng muốn thì đừng đem áp dụng cho kẻ khác.
SVTH: Võ Ngọc Bảo (Cao học Đêm 1-K20) – GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

3


Lễ: Là trật tự kỷ cương của xã hội, xã hội nào có trật tự có kỷ cương thì có lễ,
là những quy phạm đạo đức, những quy tắc cư xử hàng ngày và những nghi thức
nhất định trong tế lễ (lễ nghi).
Chính danh: Trong cuộc sống mỗi người, mỗi một thời điểm có một cái danh
nhất định, khi mang danh nào thì phải thực hiện cho bằng được những điều mà

danh đó quy định.
* Thiên mệnh
Vạn vật khơng ngừng biến hóa theo một trật tự khơng gì cưỡng lại được mà
nền tảng là thiên mệnh. Sự hiểu biết được Thiên mệnh là điều kiện tiên quyết để
trở thành con người hoàn thiện.
* Đức trị
Khổng Tử quan niệm: một quốc gia muốn thịnh vượng thì người cầm quyền
phải thực hiện được 3 việc lớn (3 điều kiện làm cho xã hội ổn định): Thực túc,
binh cường và dân tín.
Phải biết dưỡng dân và giáo dân. Người trị dân phải có đức và trị dân bằng
đức. Lấy đạo đức để răn dạy con người, ổn định xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nhân dân chứ không dùng đến cưỡng chế, trừng phạt.
2. Triết học Đạo gia
a. Giới thiệu sơ lược
Đạo gia được Lão Tử (thế kỷ VI TCN) sáng lập ra và sau đó được Trang Tử
(369-286 TCN) phát triển thêm vào thời Chiến Quốc.
Kinh điển của Đạo gia được tập trung lại trong bộ Đạo Đức kinh và bộ Nam
Hoa kinh. Đạo Đức kinh có khoảng 5000 từ do Lão Tử soạn gồm hai thiên nói về
Đạo và Đức. Nam Hoa kinh gồm các bài do Trang Tử và một số người theo Đạo
gia viết. Những tư tưởng triết học cơ bản của trường phái Đạo gia được thể hiện
chủ yếu trong lý luận về đạo và đức. Lý luận này thể hiện quan niệm biện chứng
về thế giới và là cơ sở để Lão Tử xây dựng thuyết vô vi.
b. Các quan điểm và học thuyết
* Đạo và Đức
Đạo vừa để chỉ bản nguyên vơ hình, phi cảm tính, phi ngơn từ, sâu kín, huyền
diệu của vạn vật, vừa để chỉ con đường, quy luật chung của mọi sự sinh thành, biến
hóa xảy ra trong thế giới. Đạo không chỉ là nguồn gốc, bản chất mà còn là quy luật
SVTH: Võ Ngọc Bảo (Cao học Đêm 1-K20) – GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

4



của mọi cái đã, đang và sẽ tồn tại trong thế giới. Đạo vừa mang tính khách quan vừa
mang tính phổ biến.
Đức dùng để thể hiện sức mạnh tiềm ẩn của đạo, là hình thức nhờ đó vạn vật
được định hình và phân biệt được với nhau, là cái lý sâu sắc để nhận biết vạn vật.
Đạo sinh ra vạn vật, đức nuôi nấng, bảo tồn vạn vật. Vạn vật nhờ đạo mà được
sinh ra, nhờ đức mà thể hiện, và khi mất đi là lúc vạn vật quay trở về với đạo. Đạo
sinh ra Một (khí thống nhất), Một sinh ra Hai (âm, dương đối lập), Hai sinh ra Ba
(trời, đất, người), Ba sinh ra vạn vật.
* Quan điểm biện chứng
Lão Tử cho rằng bất cứ sự vật nào cũng đều là thể thống nhất của hai mặt đối
lập. Chúng ràng buộc, bao hàm lẫn nhau và xung đột, đấu tranh, chuyển hóa lẫn
nhau tạo ra sự thay đổi, biến hố khơng ngừng của vạn vật trong vũ trụ. Tuy nhiên,
theo Lão Tử, sự đấu tranh, chuyển hóa của các mặt đối lập này không làm xuất hiện
cái mới, mà là theo vịng tuần hồn khép kín.
Lão Tử khẳng định càng tách xa đạo, xã hội càng chứa nhiều mâu thuẫn. Mâu
thuẫn là tai họa của xã hội. Vì vậy, để xoá bỏ tai họa cho xã hội, phải thủ tiêu mâu
thuẫn trong xã hội bằng cách đẩy mạnh một trong hai mặt đối lập để tạo ra sự
chuyển hóa theo quy luật phản phục, hay cắt bỏ một trong hai mặt đối lập để làm
cho mặt đố

×