Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Cuộc đấu tranh tư tưởng trong bản thân các trường phái triết học, các nhà triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.03 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Loài người với hàng nghìn năm phát triển của mình đã là nhân chứng,
tác nhân cho sự đổi thay hàng ngày hàng giờ của chính thế giới mình tồn tại.
Cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người
đã và đang là động lực thúc đẩy thế giới ngày càng phát triển.Triết học với vai
trò một hình thái ý thức xã hội là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất
của tồn tại và nhận thức về thái độ của con người với thế giới, là khoa học về
những quy luật chung nhất của tự nhiên xã hội và tư duy cũng không nằm
ngoài cuộc đấu tranh gay gắt ấy. Nếu sự phát triển của thế giới được thể hiện
bằng cuộc đấu tranh giữa các giai cấp, hình thái xã hội; bằng sự phủ định lẫn
nhau của các chế độ xã hội thì lịch sử phát triển của triết học lại được đánh dấu
bằng cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa Duy vật và chủ nghĩa Duy tâm.
Cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học này là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt quá trình phát triển của triết học. Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp
trong xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối kháng. Thường thường chủ
nghĩa duy vật thể hiện thế giới quan của những lực lượng tiến tiến, tiến bộ của
xã hội , còn chủ nghĩa duy tâm (tuy không phải bao giờ cũng vậy) là thế giới
quan của những lực lượng suy tàn, phản động và bảo thủ trong xã hội. Chủ
nghĩa duy vật khẳng định tính thứ nhất có trước của vật chất và tính thứ hai có
sau của ý thức, con người có khả năng nhận thức được thế giới. Ngược lại chủ
nghĩa duy tâm khẳng định tính thứ nhất có trước của ý thức, phủ nhận khả năng
nhận thức của con người đối với thế giới. Dù sao bất kỳ hệ thống triết học nào
cũng đều phải xuất phát từ các vấn đề cơ bản của triết học, từ đó xây dựng toàn
bộ hệ thống trên cơ sở giải quyết các vấn đề đó. Cũng như sự phong phú của
thế giới cuộc đấu tranh trong triết học diễn ra với nhiều hình thức, mức độ khác
nhau, cuộc đấu tranh này vừa là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng, thế giới quan
1
đồng thời cũng là cuộc đấu tranh của một bộ môn khoa học. Trên con đường
đến với chân lý ấy những nhà triết học, những trường phái triết học không
những đấu tranh với nhau mà gay gắt hơn còn phải đấu tranh với chính mình.
Trong tiểu luận này chúng ta làm rõ vấn đề lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh


của hai khuynh hướng triết học Duy vật và Duy tâm. Đồng thời rút ra ý nghĩa
phương pháp luận bản thân
Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần:
Lịch sử triết học (20 trang)
Phần I: Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các
trường phái triết học.
Phần II: Cuộc đấu tranh tư tưởng trong bản thân các trường phái
triết học, các nhà triết học.
Phần III: Ý nghĩa phương pháp luận.
2
NỘI DUNG CHÍNH
I. Sự đấu tranh giữa tư tưởng của các nhà triết học và các trường
phái triết học.
Ngay từ những bước đi đầu tiên của mình, triết học đã chứng minh sự
phát triển của nó bằng những cuộc đấu tranh giữa những luồng tư tưởng khác
nhau về các vấn đề của thế giới . Dọc theo chiều dài của lịch sử triết học dù
phương Đông hay phương Tây ta đều nhận thấy sự đối lập nhau trong cách
nhìn nhận, xem xét, đánh giá thế giới trong mỗi hệ tư tưởng hay trong mỗi nhà
triết học mà qua đây ta cũng thấy được sự đấu tranh gay gắt giữa các giai cấp
thế lực mà họ đang đại diện.
Xem xét triết học phương Đông ngay từ những ngày đầu của lịch sử phát
triển loài người với hai đại diện lớn nhất của nó : Ấn Độ và Trung Hoa ta dễ
dàng làm rõ được vấn đề này. Trước tiên đề cập đến lịch sử phát triển của Ấn
độ cổ đại với nền văn minh sông Ấn ra đời từ những năm đầu của thiên niên kỷ
thứ III đầu thiên niên kỷ thứ II trước C.N. và sau nó là thời kỳ VEDA với sự
hình thành của xã hội chiếm hữu nô lệ và các đẳng cấp ra đời bước đầu quy
định cơ cấu xã hội, những tính chất khắt khe nghiệt ngã của nó đã mang tới sự
đấu tranh quyết liệt giữa các tầng lớp trong xã hội, bên cạnh đó sự phát triển
của khoa học và văn hoá Ấn độ trong thời kỳ này cũng là cơ sở cho cuộc đấu

tranh trong lĩnh vực tư tưởng giữa chủ nghĩa duy vật vô thần chủ nghĩa hoài
nghi chống lại uy thế của các tín điều tôn giáo, thế giới quan thần thánh đại
diện cho tầng lớp, đẳng cấp bóc lột trong xã hội .
Thánh kinh Véda, đạo Rig-Véda với đặc điểm là những hình thức tôn
giáo cổ coi trọng sự tồn tại của các bậc thần linh , sự hiện hữu của thượng đế
trong cả 3 cõi nhân gian. Đi vào giải thích các hiện tượng tự nhiên và đời sống
xã hội bằng biểu tượng của các vị thần rồi dẫn đến việc giải thích căn nguyên
của thế giới, bản chất của vũ trụ bằng một đấng sáng tạo. Kinh Upalisad với
3
mục đích chính nhằm biện hộ cho các học thuyết của kinh Véda một lần nữa
làm rõ hơn bản nguyên của thế giới qua cái có trước, thực thể duy nhất, tồn tại
vĩnh viễn '' Tinh thần vũ trụ tối cao". Trong giai đoạn phát triển đương thời
của xã hội Ấn Độ thế giới quan của kinh Véda và kinh Upanisad được suy tôn
là hệ tư tưởng chính thống ngự trị trong đời sống tinh thần xã hội. Các trường
phái triết học ủng hộ quan điểm, thừa nhận uy thế tối cao của nó cũng tồn tại
và phát triển với vị trí "trường phái triết học chính thống" - Samkhya, Nyaya,
Vaisesika, Yoga, Mimansa, Védanta cũng đều đưa ra những quan điểm luận
thuyết của mình về thế giới với sự có mặt của các bậc siêu nhiên như Purusa
trong Samkhya hậu kỳ hay thần Isvara người chỉ đạo sự phối hợp của các mối
liên hệ, tác động tạo nên thế giới trong giáo lý của Nyaya hoặc quan điểm
thượng đế tạo ra thế giới bằng thứ chất liệu vĩnh cửu ở phái Vaisesika hậu kỳ,
Bràhman trong triết học Vedànta.
Tất cả đều đưa ra những quan điểm nhằm bênh vực cho giáo lý duy tâm
hoang đường của đạo Bàlamôn tư tưởng đại diện cho tầng lớp , đẳng cấp trên
gồm các tăng lữ, lễ sư hay vương công vua chúa. Phủ nhận khả năng nhận thức
của con người trước tự nhiên và thế giới khách quan cũng không nằm ngoài
mục đích đó.
Đối lập với những trường phái trên là một bộ phận các tư tưởng mang
tính "tà giáo" không chính thống mà đại diện là các trường phái triết học mang
tính duy vật cao như Lokayata, phật giáo hay đạo Jaina. Bằng những quan

điểm của mình về thế giới như mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều được
tạo nên bởi bốn yếu tố : Đất, nước, lửa, không khí; ý thức là thuộc tính cố hữu
của vật chất (Lokayata) cũng như mọi vật biến đổi không ngừng không do vị
thần nào sáng tạo ra (Phật giáo). Hoặc quan điểm không thừa nhận thượng đế,
coi vật chất tạo bởi các nguyên tử vô cùng nhỏ bé, cách hấp dẫn, kết hợp với
nhau theo nhiều dạng khác nhau tạo nên sự đa dạng của vật chất ( Jaina). Tất cả
4
đều nhằm phủ nhận những quyền năng giả tạo của kinh Véda và Upanisad
"Các kinh Véda và Upanisad chỉ là tác phẩm của bọn điên khùng, bọn hề, bọn
xỏ lá và lũ quỷ ác" qua đó cũng nói lên tiếng nói phản kháng của những tầng
lớp thấp hơn đối với sự thống trị của nhà nước quân chủ chuyên chế lấy tôn
giáo làm chiếc gậy điều khiển xã hội. Tương tự như vậy, Trung Hoa cổ đại với
sự phát triển khá sớm dù còn sơ đẳng của tri thức khoa học cả về tự nhiên và xã
hội cũng như sự hình thành và mất đi của các triều đại phong kiến Ân, Chu
dẫn đến sự hình thành của các cát cứ phong kiến trong thời Xuân Thu, đã là
mảnh đất cho những hệ tư tưởng khác nhau cùng sinh sôi và phát triển. Những
triết gia thời kỳ " Bách gia chư tử" này của Trung hoa cổ đại đều đứng trên lập
trường của giai cấp, tầng lớp mình để bênh vực cho nó cũng như phê phán, lật
đổ những quan niệm, ý tưởng, trật tự xã hội đối lập khác bằng việc tranh luận,
phê phán đả kích lẫn nhau. Nhưng nổi lên trên tất cả ta vẫn thấy ở đây sự đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Nếu thế giới quan duy tâm,
tôn giáo dưới triều đại Ân - Thương, Tây chu được chính trị hoá, nâng lên
thành hình thái ý thức xã hội biện hộ cho vai trò thống trị của nhà nước chuyên
chính thị tộc. Những tư tưởng " nhận dân"," hưởng dân", "trị dân " được giải
thích là " Vâng mệnh trời" " thuận theo ý trời", nếu trái với "mệnh trời " là có
tội đã được các giai cấp quý tộc thời này lợi dụng triệt để đề đề cao quyền uy
của mình cũng như nhấn chìm mọi sự phản kháng của nhân dân. Tuy nhiên,
với trình độ nhận thức và đời sống xã hội còn thấp kém thời kỳ này ta vẫn thấy
nổi lên những tiếng nói phản kháng, với sự xuất hiện của những tư tưởng triết
học duy vật mang tính chất phác cho rằng con người có thể tự quyết định vận

mệnh cuả mình, " chỉ cần con người ra sức sản xuất nông nghiệp và tiết kiệm
tiền của thì có thể đề phòng được mọi thiên tai, bất trắc và bệnh tật"- Tang Văn
Trọng hay " Đạo trời thì xa, đạo người thì gần.." - Tử Sản hoặc những cố gắng
trong việc giải thích các hiện tượng của tự nhiên trong " Kinh Dịch" đã phần
5
nào thể hiện được cuộc đấu tranh giữa hai trường phái triết học, hai hệ tư tưởng
từ thủa sơ khai này. Khi xã hội Trung hoa chuyển sang giai đoạn phát triển mới
với việc tồn tại của các cát cứ phong kiến - Thời Xuân thu, sự biến động lớn
lao của xã hội đã mang đến sự phát triển của các trao lưu triết học khác nhau và
cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong hệ thống
triết học Trung Hoa lại bước sang một giai đoạn mới với những đặc điểm mới.
Những quan điểm duy tâm của các nhà triết học xuất thân từ những lớp quý
tộc, quân tử vẫn nhằm một mục đích duy nhất là củng cố địa vị của giai cấp
quý tộc và bảo vệ nhà nước của nó. Khổng Tử, Mạnh Tử và sau này là Trang
Tử với tầng lớp xuất thân là quý tộc hay dòng dõi hoàng tộc triết học của họ
vẫn thể hiện một nội dung chính " Mệnh trời". " Sống chết có mệnh, giầu sang
do trời " - Khổng tử, hay các quan niệm chẳng có gì mà không do mệnh trời ,
cái tâm do trời phú, chính quyền do trời ban ra, vũ trụ vạn vật đều tồn tại trong
ý thức của trời - Mạnh tử, đạo trời là tự nhiên vốn có, cái 'không ' là nguồn gốc
của thế giới - Trang tử. Thêm vào đó là sự phủ định khả năng của con người
trong nhận thức cũng như cải biến thiên nhiên, " Đối với dân việc gì cần làm
thì cứ sai khiến người ta làm không nên giảng giải vì có giảng giải dân cũng
không thể hiểu"- Khổng tử. Hay những quan điểm của Trang tử : Con người
không làm gì được trước mọi biến hoá của sự vật khách quan , chỉ có thể phục
tùng tuyệt đối tính chất biến hoá của thế giới vạn vật, cách phân chia hạng
người của Mạnh tử : Người lao tâm và Người lao lực. Tất cả đều nhằm múc
đích biện hộ cho trật tự đẳng cấp xã hội phong kiến, coi sự đối lập giữa giai cấp
bóc lột và giai cấp bị bóc lột là trật tự hợp lý, vĩnh viễn. Nói như vậy không có
nghĩa trong những luận thuyết của các ông chỉ mang nặng tính duy tâm tôn
giáo mà trong bản thân nó ta cũng vẫn thấy những quan điểm tiến bộ thể hiện

dù manh nha những quan điểm duy vật và đâu đó sự xuất hiện của phép biện
chứng sơ khai, những nội dung này sẽ được làm rõ ở phần sau.
6
Bên cạnh những quan niệm nghiêng về chủ nghĩa duy tâm tôn giáo, vẫn
nổi lên trong thời kỳ này một số những quan điểm mang đậm tính duy vật mà
tác giả của nó xuất thân từ những tầng lớp " Tiểu nhân". Mặc tử với trường
phái Mặc gia, đạo gia của Lão Tử...họ đã phần nào nói lên tiếng nói của những
người sản xuất nhỏ(Mặc gia) cũng như phản ánh tư tưởng của người nông dân
công xã dưới thời Xuân thu - Chiến Quốc ( Đạo gia). Nội dung chính trong
quan điểm của họ là chống lại thuyết " Thiên mệnh" của Nho gia - mọi phúc
hoạ may rủi thành bại trong cuộc sống đều do chính hành vi con người gây ra
tất cả đều do sức ta chưa đủ, lực ta chưa mạnh tuyệt nhiên không phải do mệnh
trời như Nho gia quan niệm - Mặc gia. Vai trò của con người trong nhận thức
thế giới cũng được các nhà triết học này khẳng định, học thuyết "Tam biểu"
của Mặc tử coi trọng kinh nghiệm trong nhận thức, những chủ chương chống
lại thuyết bất khả tri và học thuyết nguỵ biện của Trang tử của phái Hậu Mặc,
sự khẳng định khả năng của con người có thể nhận thức được thế giới qua
"Đạo và Đức", tìm ra được sự đồng nhất giữa ý thức chủ quan và tự nhiên
khách quan trong quá trình nhận thức chân lý của Lão Tử rồi tiến tới phủ định
xã hội có giai cấp , phủ định quan hệ trên dưới sang hèn chỉ trích bọn quan lại
là kẻ trộm cướp. Tất cả là những tiếng nói bênh vực cho quyền lợi của nhân
dân lao động và cũng đã thấy được ở họ sức mạnh cải tạo xã hội.
Nếu do đặc điểm về mặt văn hoá cũng như đặc trưng của phương thức
sản xuất châu Á dẫn đến triết học phương Đông còn chưa phân định thật rõ
giữa triết học và tôn giáo cho nên những trường phái triết học còn chưa mang
tính triệt để sâu sắc thì ở phương Tây những phân định này đã rõ ràng hơn, tính
logic trong suy luận cũng phát triển ở mức cao hơn do đó cuộc đấu tranh giữa
hai quan điểm triết học duy vật và duy tâm cũng được thể hiện quyết liệt hơn.
Triết học Hy lạp cổ đại đã chứng minh rất rõ nhận đinh trên. Để đi sâu tìm hiểu
cuộc đấu tranh giữa các trường phái triết học thời kỳ này ta không thể bỏ qua

7
những điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Hy Lạp cổ đại . Có thể nói vào
giai đoạn thế kỷ VI trước C.N. Sự phát triển nhẩy vọt về trí tuệ của nhân loại
vẫn đang là một câu hỏi cho các nhà sử học hiện nay, với sự phát triển ở mức
cao của nền sản xuất chiếm hữu nô lệ cộng với sự tăng cường của các quan hệ
thương mại đã biến Hy lạp thành một cường quốc. Sự phát triển của nền sản
xuất đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của các quan hệ và tổ chức xã hội. Nếu
triết học Hy lạp cổ đại phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp chính trong xã hội lúc
bấy giờ : Chủ nô và Nô lệ, thì nội dung cơ bản của sự phát triển triết học ở Hy
lạp cổ đại là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong
triết học, đồng thời phản ánh cuộc đấu tranh giữa hai tầng lớp : Chủ nô dân
chủ và chủ nô quý tộc.
Ta có thể thấy cuộc đấu tranh này ngay từ những thời điểm khai sinh của
triết học Hy lạp cổ đại. Những vấn đề về bản thể luận đã được các nhà triết học
thời này đề cập đến với những quan niệm khác nhau. Nếu Talet cho rằng Nước
là yếu tố đầu tiên sinh ra vật chất và là bản nguyên của mọi vật trong thế giới,
Anaximandrơ gọi bản cái chất ban đầu ấy bằng cái tên đầy vẻ thần bí : Aperon
trong khi Anaximen lai cho rằng thế giới sinh ra từ không khí, Heraclít cho
rằng Lửa sinh ra tất cả thì Pitago và trường phái của ông lại đưa ra quan niệm
thế giới, vật chất được sinh ra từ những con số và ra sức bảo vệ sức mạnh của
tôn giáo và thần học. Nhận thức của con người được Heraclít cho rằng bắt đầu
từ cảm giác và bản chất của tinh thần ở chính thế giới vật chất thì những người
thuộc liên minh Pitago tuyệt đối hoá những con số coi rằng chúng là nền tảng
của ý thức, linh hồn của con người được cấu thành từ các con số và các giai
đoạn sau của trường phái này những khái niệm về "thần thánh", "con cưng của
thượng đế" lại được đưa ra để giải thích bản chất thế giới.
Nhưng cuộc đấu tranh gay gắt giữa phe chủ nô quý tộc chuyên chế và
phe chủ nô dân chủ chỉ được thể hiện rõ qua cuộc đấu tranh trực diện giữa hai
8

×