Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào công giáo ở nghệ an hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.99 KB, 98 trang )

1
O
TRƢỜN

V
OT O
HỌ V NH

HỒ THỊ XUÂN LAN

NÂN
AO H ỆU QUẢ
O
Ý THỨ
THỰ H ỆN PH P LỆNH TÍN N ƢỠN , TÔN
O HO ỒN
O ÔN
O Ở N HỆ AN
H ỆN NAY

LUẬN VĂN TH

SĨ KHOA HỌ

CHUYÊN NGÀNH: LL&PP H

MÔN

O

O



MÃ SỐ : 60.14.10

NGƢỜ HƢỚN
ẪN KHOA HỌ
TS. NH THẾ ỊNH

HÍNH TRỊ


2

VINH - 2010

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cơ giáo trong khoa Giáo
dục Chính trị, trường Đại học Vinh, cán bộ Ban Tôn giáo Tỉnh, Mặt
trận Tổ quốc Tỉnh đã giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp q báu
trong q trình tác giả sưu tầm tài liệu, soạn thảo đề cương và hoàn
thành luận văn .
Tác giả xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp,
đồng mơn đã quan tâm, động viên cũng như tạo điều kiện tốt nhất để
tác giả cố gắng tập trung hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Đinh Thế Định, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, trách
nhiệm và rất hiệu quả giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ này.

Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Hồ Thị Xuân Lan



3
A. MỞ ẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Tơn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã
hội. Với tư cách là một hình thức ý thức xã hội, tôn giáo luôn phản ánh tồn
tại xã hội. Do đó, tơn giáo cũng có sự biến đổi theo sự phát triển của xã
hội nhiều khi chỉ là về nội dung hay chỉ là về hình thức. Đặc điểm của tơn
giáo là một hình thức phản ánh hư ảo đời sống hiện thực nhưng ngày nay
trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, dường như tôn giáo
vẫn ngày càng phát triển đa dạng về hình thức và rộng lớn về quy mơ. Có
thể nói rằng: vai trị của tơn giáo trong đời sống xã hội ngày càng thể hiện
rõ nét, tôn giáo tham gia vào rất nhiều lĩnh vực của đời sống tinh thần.
Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta; Vấn đề tôn giáo
đã được Đảng và Nhà nước xem xét, đánh giá trên quan điểm khách quan
hơn, phát huy những mặt tích cực, gạt bỏ những mặt tiêu cực trong đời
sống tơn giáo. Các chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về tôn
giáo được xây dựng trên cơ sở nhận thức và giải quyết các vấn đề tôn giáo
theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ngày 18/06/2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 19
khóa XI đã thơng qua pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo. Ngày 29/06/2004
Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký lệnh công bố pháp lệnh tín ngưỡng,
tơn giáo. Pháp lệnh đã thể chế hóa đường lối, chủ trương chính sách về tín
ngưỡng của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho
công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tơn giáo; đồng thời
nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Pháp lệnh tín
ngưỡng, tơn giáo ra đời khơng chỉ làm cho đồng bào có tín ngưỡng, tơn
giáo ở nước ta yên tâm phấn khởi, mà còn là lời tuyên bố với bạn bè năm



4
châu, với Quốc tế về tự do tôn giáo ở Việt Nam. Qua đó củng cố uy tín
của Việt Nam trên thế giới, đẩy lùi những mưu toan lợi dụng tôn giáo để
chống phá Nhà nước ta.
Đến nay, sau 6 năm thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo; tình
hình tôn giáo ở nước ta đã tạo được chuyển biến quan trọng trong nhận
thức của hệ thống chính trị và tồn xã hội; hoạt động tơn giáo cơ bản ổn
định, đa số các tổ chức tôn giáo tuân thủ pháp luật theo hướng “tốt đời đẹp
đạo, đồng hành cùng dân tộc”. Tuy nhiên, vấn đề tơn giáo nói chung và
việc thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo nói riêng đang đặt ra nhiều
vấn đề bức xúc làm cho đồng bào tôn giáo lo lắng, các thế lực thù địch lợi
dụng kích động, gây mất ổn định an ninh trong xã hội.
Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chính sách
pháp luật của Nhà nước cho chức sắc, chức việc, tín đồ tơn giáo nhất là
nâng cao ý thức thực hiện chính sách pháp luật về tơn giáo cho đồng bào
Thiên chúa giáo trong tình hình mới là hết sức cần thiết. Nghệ An - là một
trong những địa phương có đời sống tơn giáo đa dạng, gần 10% dân số là
tín đồ các tơn giáo, trong đó đồng bào theo đạo Cơng giáo chiếm tới 9%;
và là nơi đóng đơ của Tịa giám mục trung tâm đạo Thiên Chúa 3 tỉnh
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình (Tòa Giám mục giáo phận Vinh, Trường
Đại chủng viện liên địa phận Vinh - Thanh, Dịng mến thánh Xã Đồi).
Làm thế nào để những người dân theo đạo hiểu và có niềm tin vào chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng cuộc
sống ngày càng “Tốt đời đẹp đạo, sống phúc âm trong lòng dân tộc”?
Điều này đã thôi thúc chúng tôi chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả giáo
dục ý thức thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo cho đồng bào Cơng
giáo ở Nghệ An hiện nay” để nghiên cứu.


5


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Trong những năm qua, công tác tôn giáo đã được Đảng và Nhà nước
đặc biệt quan tâm. Các nhà khoa học đã có khơng ít các cơng trình nghiên
cứu về vấn đề tôn giáo được công bố, tiêu biểu:
Nghiên cứu về vấn đề tơn giáo, có các cơng trình: Giáo sư Đặng
Nghiêm Vạn với cơng trình nghiên cứu “Lý luận về tơn giáo và tình hình
tơn giáo ở Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc gia năm 2007; Tiến sĩ Vũ Văn
Hậu “Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở nước ta trong bối cảnh tồn cầu hóa”,
“Tạp chí Tơn giáo số 6 năm 2006; Tiến sĩ Hồ Trọng Hồi “Vai trị xã hội
của tôn giáo ở Việt Nam”, Ban tôn giáo Chính phủ - Thơng tấn xã Việt
Nam năm 2005; Giáo sư, tiến sĩ Đỗ Quang Hưng “Nghiên cứu tôn giáo
Nhân vật và Sự kiện”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009… Các
cơng trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau và đã phân tích khái
niệm tơn giáo và tình hình tơn giáo Việt Nam trong tình hình mới. Sự vào
cuộc của các tổ chức chính quyền, Đảng và Nhà nước trong cơng cuộc xây
dựng mối đồn kết tơn giáo trong cuộc sống “Tốt đời đẹp đạo, sống phúc
âm trong lòng dân tộc”.
Nghiên cứu về vấn đề pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và những nhận
định về kết quả thực hiện pháp lệnh có các cơng trình tiêu biểu:
Tác giả Nơng Bi Dài “Nhận định về pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo
của Đảng cộng sản Việt Nam”, ngày
19/9/2004; Tác giả Đinh Nhật Quế “Quyền tự do tín ngưỡng và tơn giáo”,
tạp chí Tơn giáo số 05 năm 2005; Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Quang Hưng “Vấn
đề tôn giáo trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng: Cái đã có và cái
cần có”; Tạp chí Tơn giáo số 5 năm 2006; Tác giả Hà Lê “Tình hình diễn
biến và xu thế của đời sống tôn giáo hiện nay”, Tạp chí Tơn giáo số 8 năm


6

2006; Đảng cộng sản Việt Nam “Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản lần thứ
VI, VII, VIII, IX, X”; Đảng cộng sản Việt Nam “Nghị quyết hội nghị lần
thứ bảy, Ban chấp hành trung ương khố IX về cơng tác tôn giáo” số 25 NQ/TW -2003; Nguyễn Thanh Xuân (Chủ biên), “Tơn giáo và chính sách
tơn giáo ở Việt Nam, Pháp lệnh tín ngưỡng tơn giáo” NXB Tơn giáo, Hà
nội 2006. Uỷ ban thường vụ Quốc hội “Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo” số
21/2004/PL-UBTVQH11 đã đặt ra vấn đề tăng cường cơng tác tơn giáo
trong tình hình mới. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Nghệ An với đề án “Củng
cố nâng cao đội ngũ cốt cán Mặt trận tổ quốc trong vùng theo đạo Công
giáo ở Nghệ An”, Số 03/ĐA/MTTQNA-2008; Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ
Nghệ An đề án “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động tơn
giáo trong tình hình mới” Tháng 7 năm 2009; Toà giám mục Xã Đoài
(1992), “Kỷ yếu năm Thánh Giáo phận Vinh”… Các cơng trình nghiên
cứu đã đề cập đến pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và các nhiệm vụ, mục
tiêu, giải pháp để nâng cao ý thức trách nhiệm, kiến thức về pháp luật,
trong công tác tôn giáo ở Việt Nam nói chung, ở Nghệ An nói riêng.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu đề cập
một cách toàn diện đến việc nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thực hiện
pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo cho đồng bào Công giáo - một bộ phận
quan trọng và là đối tượng trực tiếp có quyền và nghĩa vụ thực hiện pháp
lệnh tín ngưỡng, tơn giáo. Đặc biệt nghiên cứu vấn đề này ở Nghệ An thì
hầu như cịn bỏ ngỏ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nâng cao hiệu quả giáo dục ý thức thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng,
tơn giáo cho đồng bào Cơng giáo, góp phần xây dựng cuộc sống tốt đời


7
đẹp đạo, ổn định chính trị xã hội góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp
đổi mới ở các vùng giáo dân Nghệ An.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về vấn đề tơn giáo và pháp lệnh tín
ngưỡng, tơn giáo của Nhà nước.
- Khảo sát và làm rõ thực trạng thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn
giáo ở Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi để nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục ý thức thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo cho đồng bào
Cơng giáo ở Nghệ An.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo và ý
thức thực hiện pháp lệnh tôn giáo trong đồng bào Công giáo trên địa bàn
tỉnh Nghệ An những năm gần đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin về tôn giáo cùng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo.
- Trong quá trình nghiên cứu, chúng tơi sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu kết hợp lôgic với lịch sử, phân tích, tổng hợp, so
sánh, điều tra xã hội học.
6. óng góp về mặt khoa học của luận văn
Đề tài đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư
tưởng, giáo dục lối sống tuân theo pháp luật cho đồng bào Công giáo ở
Nghệ An và là tư liệu tham khảo cho các tổ chức xã hội, đặc biệt là các tổ


8
chức làm công tác tôn giáo đối với việc nâng cao ý thực thực hiện pháp
lệnh tín ngưỡng, tơn giáo cho đồng bào Công giáo trong giai đoạn hiện

nay. Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo trong đào tạo ở bậc đại học cho
chuyên ngành giáo dục chính trị và công tác tôn giáo ở Nghệ An hiện nay.
7. ấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục, nội dung
luận văn gồm có hai chương:
Chương 1: Giáo dục ý thức thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo
cho đồng bào Cơng giáo ở Nghệ An - một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh
hiện nay.
Chương 2: Quan điểm và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả giáo
dục ý thức thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo cho đồng bào Cơng
giáo ở Nghệ An.


9

.N

UN

hƣơng 1
O
TƠN

Ý THỨ THỰ H ỆN PH P LỆNH TÍN N ƢỠN ,
O HO ỒN

O ÔN

YÊU ẦU ẤP TH ẾT TRON


O Ở N HỆ AN - M T


ẢNH H ỆN NAY

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tƣ tƣởng Hồ
Minh và chính sách của



ảng, Nhà nƣớc ta về vấn đề tôn giáo và giải

quyết vấn đề tôn giáo trong

hủ nghĩa xã hội

1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về tôn giáo
1.1.1.1. Khái niệm, bản chất của tơn giáo
Tơn giáo trong q trình tồn tại và phát triển có ảnh hưởng khá sâu
sắc đến nhiều lĩnh vực trong đời sống và xã hội. Từ rất sớm trong lịch sử,
con người đã chú ý lý giải về hiện tượng tôn giáo, sự lý giải này được thể
hiện trong các trào lưu tư tưởng, nhất là ở hai tư tưởng triết học chủ yếu là
triết học duy vật và triết học duy tâm.
Tơn giáo bắt đầu được giải thích là thu lượm thêm sức mạnh siêu
nhiên.
Và đến thuật ngữ Religion dùng để chỉ tồn thể những hành vi có tính
nghi thức, liên quan đến một ý niệm Thiêng, đối lập với ý niệm Tục và
quyết định mối ràng buộc, mối quan hệ của con người đối với Chúa. Lúc
đầu thuật ngữ này chỉ mới dùng riêng cho đạo Kitô, sau đó với sự bành
trướng của Chủ nghĩa tư bản ra ngoài châu Âu, thuật ngữ Religion mới

được dùng chỉ các hình thức tơn giáo khác nhau trên thế giới.
Đến thế kỷ XVIII, thuật ngữ Religion được dịch ra là Tông giáo ở
Nhật Bản, cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam được gọi thành Tôn giáo.


10
Ở Việt Nam có thuật ngữ Đạo. Thuật ngữ này được hiểu theo nhiều
nghĩa - tôn giáo hoặc phi tôn giáo: “Đạo là con đường, là học thuyết, là
nguyên lý sống, là quy phạm đạo đức, luân lý, nhiều khi mang tính triết
học, có chăng nhuốm màu sắc tơn giáo, có khi lại chỉ mang tính trần tục”
[33; 48].
Ở Việt Nam để chỉ một tôn giáo cụ thể người ta thường đặt sau thuật
ngữ đạo một tôn giáo cụ thể (đạo Phật, đạo Kitô, đạo Khổng....), hay ghép
một bổ ngữ từ giáo.
Khi bàn về khái niệm tơn giáo đã có nhiều quan điểm như sau:
- E.Tylor trong tác phẩm nổi tiếng Văn hố ngun thuỷ đã cho rằng:
“Tốt hơn có lẽ nên đưa niềm tin vào các thực thể tinh thần như một định
nghĩa tối thiểu về tôn giáo” [15; 509], là niềm tin về thế giới vơ hình của
con người.
- J. Fraser đã đồng ý với E.Tylor và đưa ra ý kiến khái qt hơn: Tơn
giáo mà tơi nói đến là sự tiếp nhận hoặc sự an ủi, hoặc sự trừng phạt của
lực lượng siêu nhiên được con người tin rằng lực lượng ấy có thể chỉ đạo,
khống chế tự nhiên và cuộc sống con người .
- L. Ia.Sterberg trong cuốn Tôn giáo nguyên thuỷ dưới ánh sáng của
dân tộc học đã cho rằng: Cơ sở của tôn giáo là hồn linh giáo, tức là các vật
thể được nhìn thấy qua giấc mơ, qua giấc mơ có một sức mạnh vơ hình thể
hiện qua các bái vật được coi như những vật thờ, được nhân cách hoá, tồn
tại dưới những dạng khác nhau: hồn, ma, quỷ, thần thánh...ở thế giới bên
kia tác động tốt hay xấu đến con người.
- Nhà xã hội học M. Weber cho rằng: Tôn giáo là một loại đặc biệt tác

động đến cộng đồng gắn kết với những thế lực siêu nhiên. Quy định các
mối quan hệ giữa các thế lực của chúng với những con người tạo thành
lĩnh vực của những hoạt động tôn giáo.


11

Do tính chất phức tạp của hiện tượng tơn giáo cũng như sự nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau của về hiện tượng này mà có khơng ít
những quan niệm khác nhau về tơn giáo. Vì vậy để có một định nghĩa
chung về tôn giáo là điều không thể dễ dàng. Ở đây cần phải đặt tôn giáo
trên nền tảng xã hội hiện thực, cái nền tảng mà tôn giáo đã được nảy sinh,
tồn tại và phát triển thì mới có thể lý giải khoa học về tơn giáo.
C.Mác sau khi tổng kết các ý kiến của các tác giả trước Mác và
đương thời, đã cho rằng: Tôn giáo là một sản phẩm của lịch sử, một sản
phẩm của con người, do con người sáng tạo ra và lại bị nó chi phối: “Con
người sáng tạo ra tơn giáo, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người” [9;
569].
Trên cơ sở của quan niệm duy vật về lịch sử, trên quan điểm duy vật
biện chứng, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng: tôn giáo là sản phẩm của con
người gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội nhất định.
Do đó, xét về mặt bản chất tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự
bất lực, bế tắc của con người trước tự nhiên và xã hội. Điều này được
Ph.Ăngghen nêu lên trong tác phẩm Chống Đuy Rinh: “Tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào trong đầu óc con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ;
chỉ là sự phản ánh trong đó những thế lực trần thế đã mang hình thức
những lực lượng siêu trần thế” [8; 473 ]. C.Mác cho rằng: “Sự nghèo nàn
của tôn giáo vừa là sự biểu hiện nghèo nàn của hiện thực, vừa sự phản
kháng chống sự nghèo nàn của hiện thực ấy. Tôn giáo là sự thở dài của
chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới khơng có trái tim, cũng giống

như nó là tinh thần của những trật tự khơng có tinh thần”[8; 473]… Tuy


12
nhiên, tôn giáo chứa đựng một số giá trị văn hóa phù hợp với đạo đức, đạo
lý của xã hội.
1.1.1.2. Nguồn gốc của tôn giáo
Tôn giáo xuất hiện rất sớm trong lịch sử xã hội loài người, hoàn thiện
và biến đổi cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị, xã
hội. Cho nên, qua nghiên cứu từ đối tượng và mục đích của các lĩnh vực
khoa học mà người ta tìm hiểu nguồn gốc của tơn giáo dưới những góc độ
khác nhau. Thực tế hiện nay cho ta thấy: “Khoa học càng phát triển, thì
bóng tối trong sự hiểu biết của con người càng rộng” [11;7]. Đấy là những
vấn đề đặt ra cần bàn luận khi nghiên cứu nguồn gốc của tôn giáo?
Nghiên cứu nguồn gốc của tơn giáo, C.Mác đã đồng tình với Phoi-ơbắc khi ông cho rằng: Tôn giáo là một sản phẩm xã hội - vì khi con người
đã tổ chức thành xã hội, tôn giáo mới xuất hiện. Con người sáng tạo ra tôn
giáo chứ không phải tôn giáo sáng tạo ra con người. Nhưng, theo C.Mác,
không phải là con người trừu tượng mà chính là thế giới những con người,
là nhà nước; nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo.
* Nguồn gốc kinh tế - xã hội của tơn giáo
Nguồn gốc tồn bộ của tơn giáo xuất phát từ những mối quan hệ giữa
người với tự nhiên và giữa con người với con người. Đó chính là tồn bộ
những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội làm nảy
sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo. Trong xã hội công xã nguyên
thủy do trình độ của lực lượng sản xuất và điều kiện sinh hoạt vật chất còn
thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên bao la
hùng vĩ, đầy bí ẩn. Vì vậy, người ngun thủy đã gán cho tự nhiên những
sức mạnh siêu nhiên. Trong xã hội nguyên thuỷ, ma thuật luôn đi kèm với
những hoạt động lao động ở những nơi nào mà người nguyên thuỷ khơng
có hi vọng vào kết quả lao động của mình, cũng như ở những nơi các hoạt



13
động ngẫu nhiên đóng vai trị lớn. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn
giáo. Như vậy không phải bản thân tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối
quan hệ đặc thù giữa con người với tự nhiên. Đó chính là nguồn gốc xã
hội của tơn giáo.
Khi xã hội xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, giai cấp hình
thành, đối kháng giai cấp nảy sinh, hiện tượng tiêu cực xã hội ngày càng
một phát triển, một lần nữa con người lại bất lực trước lực lượng tự phát
nảy sinh trong xã hội. Khi nêu lên đặc trưng của những nguồn gốc xã hội
của tôn giáo trong xã hội tư bản, V.I.Lênin viết: “Sợ hãi trước thế lực mù
quáng của tư bản, mù quáng vì quần chúng nhân dân khơng thể đốn trước
được nó, là thế lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và
người tiểu chủ, cũng đe doạ đem lại cho họ và đã đem lại cho họ sự phá
sản “đột ngột”,” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên” làm cho họ phải diệt vong, biến
họ thành kẻ ăn xin, kẻ bần cùng, một gái điếm, và dồn họ vào cảnh chết
đói. Đó là nguồn gốc sâu xa của tơn giáo hiện đại ….” [24; 516].
Tóm lại: Sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện diện
của những bất công xã hội, sự yếu kém của trình độ phát triển lực lượng
sản xuất, cùng với nỗi thất vọng, bất lực trong cuộc đấu tranh giai cấp của
giai cấp bị trị… Đó là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại.
* Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Nhận thức của con người trải qua các giai đoạn từ thấp đến cao,
trong đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức trực quan cảm tính. Giai
đoạn nhận thức này con người chưa thể sáng tạo ra tôn giáo, bởi vì tơn
giáo với tư cách là ý thức, là niềm tin, bao giờ nó cũng gắn với cái siêu
nhiên, cái thần thánh. Như vậy, tơn giáo chỉ có thể ra đời khi con người đã
đạt tới trình độ nhận thức nhất định, đồng thời nó phải gắn với sự tự ý
thức của con người về bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài.



14
Các nhà duy vật trước C.Mác thường chỉ nhấn mạnh tới nguồn gốc
nhận thức của tôn giáo. Nhưng các nhà kinh điển của học thuyết Mác Lênin lại quan tâm đến nguồn gốc kinh tế - xã hội của tôn giáo. Chính vì
vậy mà học thuyết duy vật của C.Mác đã vượt lên trên các nhà triết học
duy vật đương thời. Tuy nhiên, C.Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin không
phủ nhận nguồn gốc nhận thức của tơn giáo mà cịn làm sáng tỏ một cách
có cơ sở khoa học nguồn gốc đó. Ph. Ăngghen viết: “Chính sự lúng túng
nảy sinh từ tình trạng hạn chế phổ biến của người ta lúc đó - một khi con
người đã thừa nhận sự tồn tại của linh hồn sau khi thân thể chết đi - đã dẫn
đến sự tưởng tượng buồn tẻ về sự bất tử của cá nhân con người. Cũng
bằng cách hồn tồn giống như thế sự nhân cách hóa các lực lượng tự
nhiên làm nảy sinh các vị thần đầu tiên” [10; 40].
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định thì sự nhận thức của con người về
tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Chức năng của
khoa học là biến những điều chưa biết thành biết. Song, ở thời kỳ lịch sử
cụ thể thì khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn tại. Điều gì mà
khoa học chưa giải thích được thì điều đó được tơn giáo thay thế.
Nguồn gốc nhận thức của tơn giáo cịn gắn liền với đặc điểm nhận
thức của con người với thế giới khách quan - đó là một quá trình phức tạp
đầy mâu thuẫn.
Và khi nhấn mạnh đến nguồn gốc nhận thức của tôn giáo là nằm ngay
trong đặc điểm của quá trình nhận thức, V.I.Lênin đã viết: “Sự phân đơi
của nhận thức con người và tính khả năng của chủ nghĩa duy tâm bằng của
tôn giáo đã có trong cái trừu tượng đầu tiên tối sơ…” [24; 516].
* Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Vấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con người đối với
sự ra đời và tồn tại của tôn giáo đã được các nhà duy vật cổ đại nghiên



15
cứu. Họ thường đưa ra luận điểm: “sự sợ hãi sinh ra thần linh”. V.I. Lênin
tán thành và phân tích thêm: “sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản mù qng vì quần chúng nhân dân khơng thể đốn trước được nó - là thế
lực bất cứ lúc nào trong đời sống của người vô sản và tiểu chủ, cũng đe
dọa đem lại cho họ sự phá sản “đột ngột”, “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm
cho họ phải diệt vong, biến họ thành một người ăn xin, một kẻ bần cùng,
một gái điếm. Và dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa
của tơn giáo hiện đại” [24; 516]. Nhưng khơng chỉ có sự sợ hãi trước sức
mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội mới dẫn con người đến nhờ cậy ở
thần linh, mà ngay cả những tình cảm tích cực như lịng biết ơn, sự kính
trọng, tình u ... trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con
người với con người cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tơn giáo.
Tín ngưỡng, tơn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận
nhân dân, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống
vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu con người lúc sa cơ, lỡ vận hay
khi bệnh tật hiểm nghèo, tình dun oan trái. Vì thế mà tơn giáo dù chỉ là
hạnh phúc hư ảo, song người ta vẫn cần đến nó, vẫn cảm thấy hạnh phúc
thực sự. Nghiên cứu và hiểu được những hiện tượng tâm lý đó sẽ giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về cơ sở tồn tại của tơn giáo trong chủ nghĩa xã hội
cũng như vai trị của nó.
1.1.1.3. Tính chất, chức năng của tơn giáo
*Tính chất của tơn giáo
Tính chất của tơn giáo có ba đặc điểm nổi bật đó là mang tính chất
lịch sử, quần chúng và chính trị:
Dù tơn giáo đã, đang và sẽ cịn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một
phạm trù lịch sử. Con người sáng tạo ra tôn giáo, nhưng không phải tôn
giáo xuất hiện cùng lúc với con người. Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả



16
năng tư duy trừu tượng của con người đạt đến một mức độ nhất định. Tôn
giáo là sản phẩm của lịch sử trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự
biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó. Như
vậy, tôn giáo ra đời trong một điều kiện lịch sử nhất định và luôn biến
động phản ánh sự biến đổi của lịch sử nhân loại.
Tính quần chúng của tơn giáo khơng chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ
các tơn giáo chiếm tỉ lệ cao trong dân số thế giới, mà cịn ở chỗ tơn giáo
đáp ứng nhu cầu tinh thần của đa số quần chúng nhân dân lao động. Hiện
nay tín đồ các tơn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong dân số thế giới (nếu chỉ
tính các tơn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến 1/2 dân số của thế giới chịu ảnh
hưởng của tôn giáo). Mặt khác, tính quần chúng của tơn giáo cịn thể hiện
ở chỗ các tơn giáo là nơi sinh hoạt văn hố, tinh thần của một số bộ phận
quần chúng nhân dân lao động. Phản ánh khát vọng về một xã hội tự do,
bình đẳng, bác ái của một số bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Vì
vậy, nhiều người ở trong các tầng lớp khác nhau của xã hội tin theo.
Tính chính trị của tơn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai
cấp và lợi ích giai cấp ngày càng được thể hiện rõ trong tôn giáo: Những
cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra trên thế giới về thực chất vẫn
là xuất phát từ những lợi ích vật chất của những lực lượng xã hội khác
nhau. Trong lịch sử những cuộc đấu tranh hệ tư tưởng tôn giáo là một bộ
phận của đấu tranh giai cấp. Và tôn giáo đã bị các giai cấp bóc lột thống
trị sử dụng như một cơng cụ quan trọng để bảo vệ cho lợi ích của mình. Dĩ
nhiên, đơng đảo quần chúng tín đồ đến với tơn giáo nhằm thỏa mãn nhu
cầu tinh thần, đáp ứng nhu cầu tâm linh. Song trên thực tế, tôn giáo đã và
đang bị các lực lượng chính trị xã hội sử dụng cho mục đích ngồi tơn
giáo.


17

Ngày nay, tơn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng phức tạp,
khơng chỉ thể hiện ở tính tự phát trong nhân dân, mỗi địa phương, mỗi
quốc gia; mà cịn có sự tổ chức chặt chẽ, rộng lớn ngồi tổ chức quốc tế
của các tơn giáo với vai trị, thế lực khơng nhỏ trên tồn cầu; với những
trang bị hiện đại, tác động không chỉ trong lĩnh vực tư tưởng, tâm lý mà
cịn cả trong chính trị, văn hố, kinh tế, xã hội. Vì vậy, tơn trọng, bảo đảm
và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng khơng tín ngưỡng gắn liền với cuộc
đấu tranh chống những kẻ lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo vì mục đích ngồi
tơn giáo và những hành vi hoạt động mê tín, dị đoan được Đảng, Nhà
nước và nhân dân coi trọng, coi như biểu hiện của dân chủ trên lĩnh vực
văn hóa, tư tưởng.
* Các chức năng xã hội của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác cho rằng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, nguồn
gốc của nó là ở trong những điều kiện tồn tại vất chất của xã hội trong
những giai đoạn phát triển xã hội nhất định, nghĩa là mối quan hệ giữa con
người đối với tự nhiên và đối với nhau…Vì thế có thể gọi chức năng đền
bù hư ảo là chức năng chủ yếu và đặc thù của tôn giáo. Ngồi ra, tơn giáo
cịn có chức năng thế giới quan, chức năng điều chỉnh, chức năng giao
tiếp, chức năng liên kết.
Ở đâu có tơn giáo thì ở đó có chức năng đền bù hư ảo. Đó là sự khắc
phục và đền bù sự hạn chế, bất lực trong các mối quan hệ hiện thực, quan
hệ “trần gian” bằng những món ăn tinh thần, tưởng tượng ở thế giới bên
kia, thế giới “vơ hình, vơ hạn”.
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, tơn giáo - với chức năng này,
thậm chí cịn có thể làm chỗ dựa tinh thần cho những mong ước, hy vọng
chân chính của quần chúng nhân dân bị áp bức, bóc lột, phục vụ lợi ích
cho giai cấp lao động.


18

Khi phản ánh một cách tưởng tưởng, hư ảo thế giới hiện thực, tơn giáo
có tham vọng tạo ra một bức tranh của mình về thế giới nhằm thoả mãn
nhu cầu nhận thức của con người dưới một hình thức xuyên tạc. Bức tranh
chung của tôn giáo về thế giới quan gồm hai bộ phận: thế giới thánh thần
và thế giới trần tục…Sự lý giải của tôn giáo về thế giới nhằm định hướng
con người tới cái siêu nhiên, thần thánh. Do đó, nó đã xem nhẹ đời sống
hiện thực, thế giới đã bị hiểu một cách sai lệch, méo mó với sự tác động,
quyết định của các lực lượng siêu nhiên. Bức tranh của tơn giáo có thể tác
động tiêu cực đến ý thức giáo dân, đến thái độ của họ đối với thế giới
xung quanh. Đó chính là chức năng thế giới quan của tôn giáo.
Các tôn giáo đều tạo ra hệ thống những chuẩn mực, những giá trị đạo
đức nhằm điều chỉnh hành vi trong hoạt động hàng ngày của tín đồ và
cộng đồng tơn giáo. Chức năng điều chỉnh có ý nghĩa điều chỉnh khơng
chỉ là những hành vi trong thờ cúng, mà cả những hành vi trong cuộc sống
hàng ngày, trong quan hệ xã hội, trong quan hệ gia đình của giáo dân. Vì
vậy, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, chức năng này của tơn giáo đã
đóng vai trị nhất định đến việc xây dựng lòng nhân ái, bao dung và hạn
chế những mặt xấu của con người, của xã hội.
Trong các sinh hoạt cộng đồng của tôn giáo tạo ra mối liên hệ (giao
tiếp) giữa những người cùng tín ngưỡng với nhau thông qua các sinh hoạt,
lễ hội tôn giáo. Ở đây chức năng giao tiếp có nhiệm vụ tạo sự giao tiếp với
thần thánh, với chúa trời, được coi như sự giao tiếp tối cao. Ngoài mối liên
hệ, giao tiếp trong q trình sinh hoạt tơn giáo, những người có chung tín
ngưỡng cịn có các mối liên hệ, giao tiếp ngồi tơn giáo như: liên hệ về
kinh tế, tình cảm, sinh hoạt hàng ngày… Những mối liên hệ ngồi tơn giáo
của giáo dân có thể củng cố và tăng cường các mối liên hệ tôn giáo của
họ.


19

1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải quyết vấn đề
tơn giáo trong q trình xây dựng xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa Mác - Lênin coi tín ngưỡng, tơn giáo là một hình thái ý
thức xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan.
Qua hình thức phản ánh của tơn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự
nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
Theo các nhà kinh điển, chủ nghĩa Mác - Lênin giải quyết vấn đề tôn
giáo trong xã hội xã hội chủ nghĩa cần dựa trên những quan điểm sau:
* Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tơn giáo phải gắn
liền với q trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
Trong tôn giáo khơng chỉ có mặt tiêu cực mà cịn có cả những mặt
tích cực nhất định mà xã hội cần bảo lưu và kế thừa như những giá trị của
lịch sử. Việc khắc phục dần những yếu tố tiêu cực trong tơn giáo khơng
thể nơn nóng, vội vàng bằng những biện pháp mệnh lệnh, hành chính,
cưỡng chế, tun chiến; vì những biện pháp ấy khơng có khả năng làm
thay đổi tư tưởng con người. Hơn nữa, tín ngưỡng, tơn giáo là vấn đề tế
nhị, nhạy cảm và phức tạp; những sai sót, thậm chí sơ suất nhỏ trong việc
ứng xử đối với tơn giáo cũng có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Do vậy, việc xử lý những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần phải hết sức thận
trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác, vừa đòi hỏi giữ vững nguyên tắc đồng thời phải
mềm dẻo, linh hoạt.
Muốn thay đổi ý thức xã hội, trước hết cần phải thay đổi bản thân tồn
tại xã hội; Muốn xóa bỏ ảo tưởng nảy sinh trong tư tưởng con người phải
xóa bỏ nguồn gốc gây nên những ảo tưởng ấy. Đấu tranh chống những
biểu hiện tiêu cực trong tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới
đang cần có ảo tưởng; chứ không phải là “trực tiếp tấn công” vào thần,
thánh và những biểu tượng tín ngưỡng khác. Những người cộng sản chủ


20

trương và hướng con người vào xã hội văn minh, hạnh phúc ngay ở thế
giới hiện thực, do mọi người xây dựng và vì mọi người.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu
tranh thực sự cách mạng đó của giai cấp bị áp bức để sáng tạo nên một
cảnh cực lạc trên trái đất, là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của
những người vô sản về cảnh cực lạc trên thiên đường” [24; 516].
Điều cần thiết trước hết là phải xác lập được một thế giới hiện thực
khơng có áp bức, bất cơng, nghèo đói và thất học..., cùng với những tệ nạn
xã hội khác nảy sinh. Muốn đẩy lùi được những ước mơ về thiên đường
hư ảo ở thế giới bên kia, thì con người phải từng bước xây dựng được một
“thiên đường” có thực trên thế gian. Chỉ có thơng qua quá trình cải tạo xã
hội cũ, xây dựng xã hội mới - một xã hội tốt đẹp, nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần và trí tuệ cho cho nhân dân, mà trước hết là những người có
tín ngưỡng, tôn giáo. Kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện chia rẽ, bè
phái, cục bộ vì sự khác nhau về tín ngưỡng, tơn giáo. Đảm bảo quyền tự
do tín ngưỡng và tự do khơng tín ngưỡng của nhân dân. Khai thác và phát
huy tiềm năng của đồng bào các tôn giáo vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh”...thì mới có khả năng gạt bỏ
dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống xã hội. Đây là
yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng
của nhân dân
Một khi tín ngưỡng tơn giáo cịn là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận quần chúng nhân dân - thì tín ngưỡng, tơn giáo với nhiều hình thức
khác nhau vẫn tồn tại trong mọi xã hội. Tôn giáo thường khuyên nhủ con
người sống nhẫn nhục, chịu đựng ở đời sống trần thế để trông chờ, hy
vọng vào “hạnh phúc” được bù đắp ở thế giới bên kia mà con người không


21

có cơ hội để chứng minh. Với hệ thống giáo lý, tín điều, giáo luật, lễ nghi,
tổ chức...của mình, tơn giáo đã phần nào hạn chế khả năng vươn lên làm
chủ tự nhiên, xã hội của con người. Tuy vậy, trong thực tiễn, những người
cộng sản có lập trường mácxít khơng bao giờ có thái độ xem thường hoặc
trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tơn giáo hợp pháp của nhân dân.
Ngược lại, chủ nghĩa Mác - Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội
chủ nghĩa luôn coi trọng quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của
nhân dân.
Quyền ấy không chỉ thể hiện về mặt pháp lý mà cịn được thực hiện
trên thực tiễn. Đó là quan điểm nhất quán, xuyên suốt, lâu dài của Đảng
mácxít. Các tơn giáo được Nhà nước thừa nhận đều bình đẳng trước pháp
luật. Giáo hội các tơn giáo ấy có trách nhiệm động viên tín đồ của mình
thực hiện bổn phận của giáo dân và nghĩa vụ công dân, phấn đấu sống “tốt
đời, đẹp đạo” phù hợp với lợi ích của dân tộc, quốc gia. Mọi người cần có
ý thức tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo của người khác, đồng
thời chống lại những phần tử lợi dụng tơn giáo, đi ngược lại lợi ích giai
cấp, dân tộc. Mặt khác, nghiêm cấm những kẻ lợi dụng tôn giáo, tín
ngưỡng để hành nghề mê tín, dị đoan.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa chủ trương tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân dân, bảo đảm mọi sinh hoạt tơn
giáo bình thường trong khn khổ luật pháp; đồng thời nghiêm cấm những
âm mưu lợi dụng tôn giáo vì những mục đích chính trị. Phát huy những
nhân tố tích cực của tơn giáo, đặc biệt những giá trị đạo đức, chủ nghĩa
nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tự do
tín ngưỡng, tơn giáo của cơng dân. Đó là sự thể hiện bản chất của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự quan tâm của Đảng cộng sản và nhà


22
nước của giai cấp vô sản đến nhu cầu tinh thần của quần chúng nhân d©n

đối với tín ngưỡng, tơn giáo.
* Đồn kết giữa các tơn giáo
Thực hiện đồn kết giữa những người theo với những người không
theo một tôn giáo nào, đồn kết các tơn giáo hợp pháp, chân chính, đồn
kết tồn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong những quan
điểm chủ đạo để xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội trong mối đồn kết
sức mạnh tồn dân… Qua đó nâng cao mức sống, lối sống và trình độ kiến
thức của quần chúng, những người lao động có tín ngưỡng, tơn giáo đến
với chủ nghĩa xã hội. Những người lao động quan tâm đến việc xây dựng
cuộc sống hạnh phúc thực sự ở thế gian - một thiên đường dưới trần gian có ý nghĩa thiết thực hơn những cuộc tranh luận sng về có hay khơng có
“cõi cực lạc”, “thiên đường”,…V.I. Lênin nhấn mạnh rằng: “Những lời
tuyên chiến ầm ĩ với chủ nghĩa duy tâm, những mệnh lệnh ngăn cấm tín
ngưỡng, tơn giáo là những hành vi dại dột, vơ chính phủ làm cho kẻ thù
lợi dụng để kích động tình cảm tơn giáo của tín đồ, làm cho họ ngày càng
gắn bó với tơn giáo, xa lánh, thậm chí đi đến chống lại công cuộc cải tạo
xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội” [24; 14].
* Cần phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng trong việc giải quyết
vấn đề tơn giáo
Hai mặt chính trị và tư tưởng trong tôn giáo thể hiện rõ khi xã hội có
giai cấp. Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng thực chất là phân biệt tính
chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn luôn tồn tại trong bản thân tơn giáo.
Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị
giữa những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng với
lợi ích của nhân dân lao động; cịn mặt tư tưởng phản ánh mâu thuẫn


23
khơng mang tính đối kháng giữa những người có tín ngưỡng với những
người khơng tín ngưỡng, tơn giáo cũng như những người có tín ngưỡng,
tơn giáo khác nhau.

Sự phân biệt này, trên thực tế không đơn giản, bởi lẽ: trong cuộc sống
hiện tượng đôi khi phản ánh sai lệch bản chất; giữa vấn đề chính trị và tư
tưởng trong tơn giáo thường đan xen vào nhau. Có khi những mâu thuẫn
về chính trị trong tơn giáo bị các phần tử phản động ngụy trang bằng sự
khác nhau về tư tưởng và ngược lại. Việc phân biệt hai mặt chính trị và tư
tưởng trong tơn giáo dù khó khăn, nhưng rất cần thiết nhằm tránh khuynh
hướng “tả khuynh” hoặc “hữu khuynh” trong quá trình quản lý, ứng xử
những vấn đề nảy sinh từ tín ngưỡng, tơn giáo.
Xuất phát từ lợi ích giai cấp, dân tộc và an ninh quốc gia, nhà nước
xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên đấu tranh loại bỏ yếu tố chính trị phản
động trong tơn giáo. Ngày nay, các thế lực phản động quốc tế đang lợi
dụng tơn giáo nhằm thực hiện chiến lược “diễn biến hịa bình” hịng xóa
bỏ chủ nghĩa xã hội ở những nước xã hội chủ nghĩa cịn lại. Điều đó nhắc
nhở Đảng của giai cấp công nhân cần nêu cao cảnh giác, giải quyết kịp
thời những vấn đề chính trị nảy sinh từ tín ngưỡng và tơn giáo.
* Cần phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo
Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo
đối với đời sống xã hội không như nhau. Quan điểm, thái độ của các giáo
hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống xã hội không thống
nhất, không phải ai cũng như ai. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử, cụ
thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan
đến tơn giáo.
Có những tôn giáo khi mới xuất hiện như một phong trào bảo vệ lợi
ích của người nghèo, người bị áp bức và nô lệ. Nhưng rồi tôn giáo ấy lại


24
biến thành cơng cụ của giai cấp bóc lột, thống trị. Có những giáo sĩ suốt
đời hành đạo ln đồng hành cùng với dân tộc, nhưng cũng có những
người đã hợp tác với các thế lực thù địch bên ngoài đi ngược lại lợi ích

quốc gia. Có những vị chân tu ln “kính Chúa u nước”, thiết tha muốn
sống “tốt đạo, đẹp đời”, nhưng lại có người sẵn sàng hy sinh quyền lợi của
Tổ quốc cho lợi ích của Giáo hội. Điều đó khiến cho Nhà nước xã hội chủ
nghĩa cần có thái độ, cách ứng xử phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể,
như Lênin đã nhắc nhở: “Người mácxít phải biết chú ý đến tồn bộ tình
hình cụ thể” [9; 14].
Nói tóm lại, " với thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tôn giáo
dần dần mất đi ảnh hưởng của nó đối với ý thức xã hội. Góp phần vào đó
là việc truyền bá thế giới quan cộng sản khoa học trong đông đảo quần
chúng nhân dân. Chỉ trong xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển thì tơn
giáo mới có thể hồn tồn biến mất và bị xoá bỏ khỏi đời sống con người.
Nhưng việc tôn giáo mất đi không phải là một quá trình tự động; nó địi
hỏi phải kiên trì hoạt động giáo dục quần chúng, tuyên truyền rộng rãi
những hiểu biết khoa học tự nhiên, xã hội và thế giới quan mác-xít "[8;
570]. Bên cạnh đó phải vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin một cách phù hợp với thực tiễn cách mạng ở Việt Nam. Đó là con
đường đúng đắn nhất và cũng là duy nhất để giải quyết vấn đề tôn giáo
trong xã hội chủ nghĩa.
1.1.3. Tƣ tƣởng Hồ hí Minh về vấn đề tơn giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà chính trị tài ba, đồng thời là nhà văn
hoá lỗi lạc, Người đã để lại cho chúng ta và thế hệ mai sau những di sản
vơ cùng q báu, trong đó có những kinh nghiệm, những cách xử thế đối
với các tầng lớp, giai cấp và tôn giáo.


25
Dù trong hoàn cảnh nào hay giai đoạn lịch sử nào thì Hồ Chí Minh
vẫn tỉnh táo, sáng suốt để có cách nhìn nhận, đánh giá và ứng xử đúng
mức với tơn giáo. Những lời nói, cử chỉ và cách ứng xử của Người đối với
các tôn giáo và một số người sáng lập ra tôn giáo lớn là những bài học vô
cùng quý giá cho chúng ta học tập.

Tư tưởng xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo và giải quyết vấn đề tơn
giáo của Hồ Chí Minh đó là:
1.1.3.1. Tư tưởng đồn kết lương giáo, hịa hợp dân tộc
Đồn kết là tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh, theo Người thì đồn kết
lương giáo, hồ hợp dân tộc là yếu tố đầu tiên, là nền tảng tạo nên sức
mạnh tổng hợp toàn dân, là một bộ phận quan trọng trong đồn kết tơn
giáo. Ý nghĩa của đồn kết được Người chỉ rõ: “Sử ta dạy cho bài học này:
lúc nào dân ta đồn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại lúc nào dân ta khơng đồn kết được thì bị nước ngồi xâm lấn”
[26; 321]. Và Người đã khẳng định: Số đông đồng bào tôn giáo nước ta là
những người yêu nước, một số khơng ít trong hàng ngũ chức sắc, giáo sĩ
ln tiềm ẩn trong mình tình tự dân tộc, khi thực hiện nếp sống mến Chúa,
yêu nước.
Muốn đoàn kết những người có tín ngưỡng tơn giáo khác nhau phải
đặt lợi ích dân tộc, lợi ích tồn dân lên trên hết (độc lập dân tộc và ấm no
hạnh phúc). Muốn đoàn kết phải tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng và
khơng tín ngưỡng của nhân dân. Khắc phục được những mặc cảm, định
kiến với nhau và chống âm mưu chia rẽ lương giáo của bọn phản động.
Phân biệt được nhu cầu tín ngưỡng chân chính của đồng bào có đạo với
bọn lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo của các phần tử phản động để tôn trọng
và phê phán. Chú ý kế thừa giá trị nhân bản của các tôn giáo, trân trọng
một số những người thành lập các tôn giáo lớn, tranh thủ giáo sĩ, quan tâm


×