Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện thường xuân, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 113 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ XUÂN VINH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NĂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU
HỌC HUYỆN THƢỜNG XUÂN – TỈNH THANH HOÁ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Vinh: 2010

LỜI CẢM ƠN


2

Luận văn “ Một số giải pháp năng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
tiểu học huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hố” được hồn thành đúng
thời gian là nhờ có sự động viên, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, của các
cấp lãnh đạo, bạn bè đòng nghiệp và gia đình.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, hội
đồng khoa học trường Đại học Vinh. Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng
dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn. Tôi
xin cảm ơn Sở GD&ĐT Thanh Hoá, UBND huyện Thường Xuân, PGD&ĐT
huyện Thường Xuân và các thầy giáo, cô giáo cùng các cán bộ quản lý của
các trường trên địa bàn huyện Thường Xuân. Tôi cũng xin cảm ơn tới tất cả
các bạn bè đồng nghiệp xa gần đã cung cấp nhiều tài liệu và đóng góp những


ý kiến q báu cho tơi. Tơi cảm ơn tới gia đình đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tơi về mọi mặt trong suốt q trình học tập và nghiên cứu luận văn. Đặc biệt
tôi xin chân thành bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Trọng Văn người hướng dẫn khoa học đã tận tâm bồi
dưỡng kiến thức, phương pháp nghiên cứu và trực tiếp giúp đỡ tơi hồn thành
Luận văn này.
Trong suốt q trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng rất nhiều song luận
văn này cũng khơng tránh khỏi cịn có những thiếu sót. Rất mong được sự góp
ý, trao đổi chân thành của các thầy cô cùng bạn đọc để luận văn này ngày
càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 12 năm 2010
Tác giả
Lê Xuân Vinh

BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT


3
CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CỤM TỪ ĐẦY ĐỦ

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GVTH

Giáo viên tiểu học


CB GV

Cán bộ giáo viên

GV

Giáo viên

HSTH

Học sinh tiểu học

HS

Học sinh

TBDH

Thiết bị dạy học

ĐDDH

Đồ dùng dạy học

TBĐDDH

Thiết bị đồ dùng dạy học

SGK


Sách giáo khoa

SGV

Sách giáo viên

SKKN

Sáng kiến kinh nghiệm

XHHGD

Xã hội hoá giáo dục

PPDH

Phương pháp dạy học

CBQL

Cán bộ quản lí

BGH

Ban giám hiệu

TBTV

Thư viện thiết bị


PGD

Phịng giáo dục

TDTT

Thể dục thể thao

THSP

Trung học sư phạm

CĐSP

Cao đẵng sư phạm

ĐHSP

Đại học sư phạm

UBND

Uỷ ban nhân dân

CSVC

Cơ sở vật chất



4

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Sự nghiệp giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây
dựng con người, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh nhiệm vụ
của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố
là: “ Tiếp tục nâng cao giáo dục chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung,
phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục”.
Muốn tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trước hết là nâng cao
chất lượng đội ngũ nhà giáo. Bởi vì, đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu
quyết định chất lượng giáo dục. Vì vậy, năng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
là việc làm hết sức cần thiết.
Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt theo quyết định 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 đã xác định
mục tiêu giáo dục của nước ta đến năm 2010 là: “ Tạo bước chuyển biến cơ
bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế
giới, phù hợp với thực tiễn Việt Nam phục vụ thiết thực cho sự phát triển kinh
tế – xã hội của đất nước, của từng vùng, từng địa phương; hướng tới một xã
hội học tập. Phấn đấu đưa nền giáo dục nước ta thốt khỏi tình trạng tụt hậu
trên một số lĩnh vực so với các nước phát triển trong khu vực…
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các
cấp bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu
vừa tăng quy mô, vừa năng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp
dạy – học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực
phát triển giáo dục”.
(Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX Trang 108-109). Chỉ thị
40 của BCH TW ngày 5/6/2004 về “Xây dựng, năng cao chất lượng đội ngũ



5
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục” chỉ thị số 06 CT-TW của Bộ chính trị
về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo dức Hồ Chí Minh”;
cuộc vân động “Hai khơng” với 4 nội dung; cuộc vân động “ Mỗi thầy giáo,
cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” của Bộ giáo dục và đào
tạo nhằm thực hiện chỉ thị 33/2006 CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ Tướng
Chính phủ vói 4 nội dung “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh
thành tích trong giáo dục, nói khơng với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc
ngồi sai lớp của học sinh”; chỉ thị số 46/2008 CT-BGD&ĐT về “Tăng
cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục”; chỉ thị số
55/2008 CT-BGD&ĐT về việc “Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2013” của
Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo
Tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”;
Để hồn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho
trong những năm qua ngành giáo dục và đào tạo đã có những đổi mới và
những thành tích đáng phấn khởi nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực
và bồi dưỡng nhân tài”, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất
nước. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng trong những năm tiếp theo
giáo dục và đào tạo có vai trị hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ
thành những con người phát triẻn tồn diện (Đức, trí, thể, mỹ) chủ nhân
tương lai của đất nước, con người mới Xã hội chủ nghĩa vừa “ hồng vừa
chuyên”, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, tiếp thu tinh hoa
văn hoá nhân loại, Phát huy nội lực, phát triển tiềm năng của dân tộc việt
nam, có ý thức xây dựng cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân làm
chủ tri thức, khoa học và cơng nghệ hiện đại, có sức khoẻ tốt, có tư duy sáng
tạo, ý thức tổ chức kỷ luật cao.

Nước ta đang trong qúa trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế cần
phải có con người tư duy năng động và sáng tạo có trình độ về mọi mặt đáp


6
ứng nhu cầu ngày càng cao trong mọi lĩnh vực. Như vậy giáo dục và đào tạo
có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giáo dục hình thành nhân cách con
người mới Xã hội chủ nghĩa làm chủ tương lai đất nước; con người của thế kỷ
XXI. đang đứng trước những biến đổi mạnh mẽ của thế giới và công cuộc đổi
mới đất nước với những thuận lợi cơ bản nhưng cũng có khơng ít những khó
khăn và thách thức.
Trong cơ chế thị trường và sự hội nhập quốc tế có nhiều tác động tích
cực to lớn, nhưng cũng đã bộc lộ những mặt trái của nó ảnh hưởng tiêu cực
đến đời sơng xã hội. chính vì vậy giáo dục và đào tạo con người có đức có tài
để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ đổi mới là nhiệm vụ quan
trọng của nhà trường đòi hỏi nhà trường phải phát huy chức năng nhiêm vụ
của mình đó là nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy, học đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ. Chất lượng dạy và học là thước đo chuẩn mực để đánh giá kết quả
lao động của Thầy và Trò; chất lượng cao là danh dự là uy tín của nhà trường,
đó là niềm tự hào của giáo viên và học sinh là niềm tin là uy tín của nhà
trường đối với phụ huynh học sinh, nhân dân và lãnh đạo địa phương. chất
lượng giáo dục là vấn đề sống còn, là điều kiện tồn tại và phát triển của một
nhà trường và nó cũng là tiền đề cho mọi sự phát triển của cấp học, cũng như
ngành học.
Thường Xuân là huyện miền núi cao biên giới của tỉnh Thanh Hoá,
điều kiện Kinh tế – Xã hội cịn nhiều khó khăn. Vì thế cơng tác GD&ĐT chịu
ảnh hưởng rất lớn từ những điều kiện trên. Chất lượng mặt bằng chung của
các cấp học còn tương đối thấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn nghèo nàn.
Đặc biệt đội ngũ GV cịn nhiều bất cập về trình độ đào tạo về năng lực

chuyên môn. Sự sáng tạo trong công tác dạy học cũng như thiết kế xây dựng
các tình huống dạy học của GV còn nhiều hạn chế. Chủ yếu cách dạy học
hiện nay ở các nhà trường vẫn là dạy chung đơn thuần cho cả lớp. GV chưa
thực sự chú ý đến cả ba đối tượng học sinh, trong dạy học còn phụ thuộc


7
nhiều vào SGK chưa có sáng tạo. PPDH vãn càn theo kiểu PPDH truyền
thống.
Khả năng và thói quen sử dụng TBĐDDH của GV còn hạn chế, nhiều
GV còn dạy chay. Sự đánh giá chất lượng HS nhiều khi chưa khách quan,
chưa chính sác, cịn chạy theo thành tích. Từ thực tế trên Tôi chọn đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện
Thƣờng Xn, Tỉnh Thanh Hố”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH trên địa bàn huyện
Thường Xuân - tỉnh Thanh Hoá.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU.

3.1. Khách thể nghiên cứu:
Chất lượng đội ngũ GVTH huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hoá.
3.2. Đối tƣợng nghiên cƣú:
Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH huyện Thường
Xuân – tỉnh Thanh Hoá.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC.

Nếu chúng ta xây dựng một hệ thống phù hợp với đặc điểm lao động
của GVTH và phù hợp với đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hố - xã hội của
huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hoá. Thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng

đội ngũ GV của Huyện.
5. NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.
5.1.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của đề tài, nhằm đánh giá thực trạng đội
ngũ GVTH huyện Thường Xuân, Tỉnh Thanh Hoá
5.1.3. Xây dung một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên
tiểu học ở huyện Thường Xuân - Tỉnh Thanh Hoá.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.


8
Khảo sát và thử nghiệm chất lượng đội ngũ GVTH ở huyện Thường Xuân –
Tỉnh Thanh Hoá trong khoảng thời gian từ năm học 2007-2008 đến năm học
2009-2010
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

6.1. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận.
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để làm luận
cứ khoa học và cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn.
6.2.1. Phương pháp quan sát.
Quan sát hoạt động dạy và học của GV và học sinh; Tìm hiểu CSVC,
thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học.
6.2.2. Phương pháp điều tra.
Sử dụng các bộ phiếu điều tra đối với GV và các bộ quản lí giáo dục để
phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ GV, thực trạng về quản lí chun
mơn nghiệp vụ.
6.2.3. Phương pháp thực nghiệm.

Thăm dị tính khả thi của các giải pháp năng cao chất lượng đội ngũ
GVTH.
Ngồi ra cịn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp thống
kê toán học để xử lý các số liệu.
7. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN.

- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng GVTH.
- Đánh giá thực trạng GVTH huyện Thường Xuân – tỉnh Thanh Hoá.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu
học huyện Thường Xn - Tỉnh Thanh Hố.
8. CẤU TRƯC LUẬN VĂN:

- Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài có ba
chương với các nội dung cụ thể sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.


9
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học
huyện Thường Xuân Tỉnh Thanh Hoá.
Kết luận và kiến nghị:

CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.


10
Xã hội ngày càng phát triển thì các mối quan hệ ngày càng phong phú

và phúc tạp. Đòi hỏi ngành giáo dục đồng thời củng phải phát triển song hành.
Vì vậy vấn đề đội ngũ giáo viên và chất lượng đội ngũ giáo viên đã được
nhiều tác giả trong và ngồi nước nghiên cứu đó là:
1.1.1. Ngồi nƣớc: Đã có những tài liệu nghiên cứu về vấn đề này như:
- P.V Zimin, M.I Kôđacốp Những vấn đề về quản lý trương học.
- P.V Khuđômixki Quản lý giáo dục quốc dân trên địa bàn cấp Huyện
- Thực hiện chính sách đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học trong khu
vực Đông Nam á, SEAMEO 2002.
- Hệ thống quy trình đánh giá và đảm bảo chất lượng giáo dục Đại học
tại một số nước Châu Âu.
1.1.2. Trong nƣớc: Trong những năm qua đã có một số cơng trình
nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ nhà
giáo:
- Phạm Trọng Mạnh, Giáo trình khoa học quản lý NXBĐHQG Hà Nội
2001
- Trần Bá Hoành, Người giáo viên trước thềm thế kỷ XXI, tạp chí nghiên
cứu giáo dục số 11/1998, tr 1.
- Thái Văn Thành, bài giảng về quản lý giáo dục và quản lý nhà trường
ĐH Vinh 2004.
- Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia,
Hà Nội 2002.
- Nghị quyết TW II khố VIII, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
1997.
- Phạm Minh Hạc, Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002.


11
- Ngơ Cơng Hồn, Tâm lý giáo dục trong quản lý NXBQG Hà Nội
- Bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa mới – Thực tiễn và quan niệm,

tạp chí giáo dục số 41.
- Nguyễn Ngọc Hợi, Đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường Đại học
Vinh, tạp chí giáo dục số 37.
- Chương trình Tiểu học mới và những yêu cầu đặt ra cho công tác bồi
dưỡng GVTH, tạp chí giáo dục số 53.
- Đổi mới PPDH gắn với việc rèn luyện các kỹ năng sư phạm của nhà
giáo, tạp chí giáo dục số 60.
- Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ người giáo viên, tạp chí giáo dục số
69.
- Nguyễn Văn Tứ, Một số giải pháp tổ chức quản lý giảng viên trong q
trình đa dạng hố ở trường Đại học, tạp chí phát triển giáo dục số 9/2003.
- Một số đổi mới trong công tác bồi dưỡng GVTH phục vụ dạy học theo
chương trình sách giáo khoa mới, tạp chí giáo dục số 74.
- Trần Hữu Cát & Đoàn Minh Duệ, Đại cương về khoa học quản lý nhà
xuất bản Nghệ An
Gần đây nhất có dự án phát triển GVTH của Bộ giáo dục và đào tạo :
Cơng trình nghiên cứu: “ Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ
giáo viên” của các tác giả trong trường Đại học Vinh do PGS – TS Nguyễn
Ngọc Hợi chủ nhiệm đề tài, đã đề ra được các giải pháp cơ bản, có tính hệ
thống, tính chiến lược để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Song do đề
tài này nghiên cứu trên phạm vi rộng với nhiều đối tượng giáo viên (Từ Tiểu
học đến Trung học phổ thơng). Vì thế, nếu đưa vào áp dụng trên một địa bàn
hẹp thì địi hỏi phải có những giải pháp sao cho phù hợp với tình hình kinh tế,
chính trị, văn hố và giáo dục của địa bàn đó.


12
1.2. NHÀ TRƢỜNG TIỂU HỌC

1.2.1. Giáo viên tiểu học.

1.2.1.1. Khái niệm: Luật giáo dục năm 2005 đã nêu: “Nhà giáo là
người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở
khác”.
Và điều lệ trường Tiểu học cũng đã nêu rõ: Giáo viên Tiểu học là người
làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở
giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.
GVTH là bộ phận GV xuất hiện ngay từ giai đoạn sơ khai của nền giáo
dục nước nhà, ở giai đoạn nào, GVTH cũng là bộ phận đơng đảo nhất, gắn bó
mật thiết với nhân dân. Trong tâm trí mọi lứa tuổi trong cộng đồng dân cư,
hình ảnh người thầy để lại ấn tượng sâu đậm thường là hình ảnh người khai trí
con đường học vấn của họ: đó chính là người GVTH.
Chính vì vậy mà giáo viên nói chung và giáo viên tiểu học nói riêng phải
có những tiêu chuẩn sau đây:
a. Phẩm chất đạo đức tốt.
b. Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ.
c. Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghệ nghiệp.
d. Lí lịch bản thân rõ ràng.
1.2.1.2. Vị trí của GVTH.
GVTH là người giữ vai trò chủ yếu trong vịêc thực hiện phổ cập GDTH.
Do thực hiện phổ cập GDTH, người GVTH trở thành người sâu sát gần gũi
nhất với mọi người và là người thầy đầu tiên đối với mỗi công dân tương lai –
dù sau này người ấy có giữ trọng trách gì.
GVTH là người có uy tín, là thần tượng đối với tuổi nhỏ. Lời thầy là sự
thuyết phục, cử chỉ của thầy là tấm gương đỗi với các em. GVTH giữ vai trò


13
quyết định sự phát triển đúng hướng của các em, ấn tượng về người thầy tiểu
học giữ mãi trong kí ức của mỗi người.
Vì vậy điều 15 của Luật phổ cập GDTH đã qui đinh: “ GVTH phải được

tuyển chọn, đào tạo theo tiêu chuẩn đạo đức, tác phong, chuyên mơn, nghiệp
vụ do nhà nước qui định”.
1.2.1.3. Vai trị của người giáo viên tiểu học.
Luật giáo dục năm 2005 đã qui định mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ
và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Chúng ta đã và đang ở thế kỉ XXI với những đặc điểm nổi bật:
- Sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ.
- Sự đối mặt với những vấn đề lớn có tính tồn cầu, vượt ra ngồi phạm
vi mỗi quốc gia, của từng khu vực như dân số, môi trường...
Con người là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Việc đặt con
người vào trung tâm của sự phát triển khiến cho giáo dục phải rà soát lại nhận
thức về mục tiêu: Từ chỗ “ học để biết” sang nhấn mạnh “ học để làm”, rồi “
học để cùng chung sống”, “ Học để tự khẳng định mình”, có nghĩa là “
khuyến khích sự phát triển đầy đủ nhất tiềm năng sáng tạo của mỗi con người.
Vì lợi ích của bản thân và tương lại của dân tộc, giáo dục phải là công cụ vừa
cho cá nhân, vừa cho tập thể nhằm xây dựng nguồn lực con người thành động
lực cho sự phát triển bền vững.
Xu thế đổi mới giáo dục của thế kỉ XXI đang đặt ra những yêu cầu mới
về phẩm chất, năng lực và làm thay đổi vai trò, chức năng của người giáo
viên. Vì vậy mà trong sự nghiệp đổi mới giáo dục này thì vị trí và vai trị của
giáo viên phải nâng lên một tầm cao mới, đặc biệt là GVTH.


14
Xu thế đổi mới giáo dục của thế kỉ XXI đang đặt ra những yêu cầu mới
về phẩm chất năng lực và làm thay đổi vai trò, chức năng của người giáo viên.
Cơng nghệ thơng tin phát triển nhanh chóng, tạo ra những phương tiện,

phương pháp giáo lưu mới, tạo cơ hội cho mỗi người có thể học dưới nhiều
hình thức theo khả năng và điều kiện cho phép. Giáo dục nhà trường khơng
cịn là nguồn thơng tin duy nhất đem đến cho học sinh các tri thức mới mẻ của
lồi người mà học sinh có thể tiếp nhận thơng tin khoa học từ các nguồn khác
như: phần mềm dạy học, Internet truyền hình. Tuy nhiên, giáo dục nhà trường
dưới sự chỉ đạo của giáo viên vẫn là con đường đáng tin cậy và hiệu quả nhất
giúp cho thế hệ trẻ tiếp thu có mục đích, có chọn lọc, có hệ thống những tinh
hoa di sản văn hóa, khoa học, nghệ thuật của loài người và của dân tộc.
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển nhanh và nước ta đang tiến
hành cơng nghiệp hố, hiện đại hố, người giáo viên phải được đào tạo cả
khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục. Người giáo viên phải có ý
thức, nhu cầu và khả năng khơng ngừng tự hồn thiện, phát huy tính độc lập,
chủ động, sáng tạo trong hoạt động sư phạm cũng như biết phối hợp nhịp
nhàng với tập thể sư phạm nhà trường trong vịêc thực hiện mục tiêu giáo dục.
Ngày nay phương pháp dạy học đang chuyển từ kiểu dạy học tập trung
vào vai trò của giáo viên sang kiểu dạy học tập trung vào vai trị của học sinh,
từ cách dạy thơng báo đồng loạt, học tập thụ động sang cách dạy phân hố,
học tập tích cực. Giáo viên khơng cịn đóng vai trị chính là người truyền đạt
kiến thức mà là người gợi mở, hướng dẫn, tổ chức, cố vấn, trọng tài cho các
hoạt động tìm tịi, tranh luận của học sinh.
Vai trị chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh được phát huy, nhưng
vai trị của giáo viên khơng hề giảm nhẹ mà trái lại thì càng quan trọng hơn
bao giờ hết. Kinh nghiệm nghề nghiệp của mỗi người trong chúng ta cho biết
tíên hành một tiết dạy theo kiểu thuyết trình, độc thoại thì dễ hơn dạy một tiết
học theo phương pháp tích cực, trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn các


15
hoạt động độc lập hoặc theo nhóm học sinh, thơng qua đó các em tự giành lấy
những kiến thức mới, đồng thời được đào tạo cơng phu, có một trình độ cao

về chun mơn nghiệp vụ mới có thể đóng vai trị là người cố vấn, người
trọng tài ln giữ vai trị chủ đạo trong q trình sư phạm, trong các hoạt
động đa dạng của học sinh.
Chính vì thế cho nên ở nước ta cũng như tất cả các quốc gia khác đều
quan tâm đến giáo dục nói chung và đặc biệt là bậc học tiểu học. Và luôn
dành cho nó sự quan tâm đặc biệt, nhất là đào tạo giáo viên. Tiêu chí đầu tiên
cần có ở người giáo viên tiểu học đó chính là tác phong, là sự diễn đạt như
giọng nói, ngữ điệu, cách tư duy, trình bày, cách ứng xử và hơn cả đó chính là
lịng yêu nghề mến trẻ. Bởi giáo viên tiểu học chính là tấm gương mà học
sinh được soi đầu tiên. Đồng thời, với đặc thù của bậc học, giáo viên tiểu học
phải là người vừa biết dạy, lại vừa biết dỗ. Tuy nhiên đấy chưa phải là những
gì có mà đã đủ. Vào trường sư phạm họ còn được đào tạo, giáo dục tiếp một
cách công phù: Rèn chữ, rèn người với phương châm biết mười dạy một. Tức
là có kiến thức vững vàng, có hiểu biết sâu rộng.
1.2.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của người GVTH:
Trong điều lệ trường tiểu học đã qui định về nhiệm vụ và quyền hạn của
giáo viên tiểu học như sau:
a. Nhiệm vụ.
Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế
hoạch dạy học, soạn bài, lên lớp, kiểm tra, xếp loại học sinh, quản lí học sinh
trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động
của tổ chuyên môn, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và
giáo dục.
Trao dồi đạo đức, nêu cao tình thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh
dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công


16
bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của học sinh, đồn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Tham gia cơng tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Rèn luyện sức khoẻ, học tập văn hố, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ
để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật và của ngành,
các quyết định của hiệu trưởng, nhận nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công,
chịu sự kiểm tra của hiệu trưởng các cấp quản lí giáo dục.
Phối hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh, Sao nhi đồng Hồ Chí Minh, với
gia đình học sinh và các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giảng
dạy và giáo dục.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật.
b. Quyền hạn.
Điều 32 của điều lệ trường TH cũng đã qui định về quyền hạn của người
giáo viên TH cụ thể:
- Được nhà trường tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và giáo
dục học sinh.
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ,
được hưởng nguyên lương, phụ cấp và các chế độ khác theo qui định khi
được cử đi học để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.
- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ theo chế độ, chính sách qui định đối với nhà giáo.
- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
- Được nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kì theo qui định của Bộ trưởng
Bộ GD & ĐT và các ngày nghỉ khác theo qui định của Bộ luật lao động.


17
- Được thực hiện các quyền khác theo qui định của pháp luật.
1.2.1.4. Phẩm chất và năng lực của người GVTH.
+ Phẩm chất của người giáo viên tiểu học.
Người giáo viên tiểu học phải có lịng u nước, u chủ nghĩa xã hội, có

phẩm chất đạo đức tốt, có phẩm chất mà nghề dạy học đòi hỏi. Chấp hành tốt
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp lụât của Nhà nước. Thực hiện nghĩa
vụ công dân đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong quá trình
dạy học và giáo dục học sinh, người giáo viên phải hình thành ở các em lịng
u nước, lí tưởng xã hội chủ nghĩa, những phẩm chất đạo đức cách mạng,
những nét tính cách đẹp. Cơng tác giáo dục khơng thể chỉ tiến hành trong
những giờ nhất định mà ở bất cứ lúc nào, trong mọi vấn đề, và qua chính
những hành vi của giáo viên. Nếu khơng có sự tu dưỡng thường xun, khơng
có sự trưởng thành về mặt tư towngr chính trị, khơng có sự hồn thiện về
nhân cách, khơng có sự thống nhất giữ lời nói và vịêc làm hàng ngày của giáo
viên thì cơng tác giáo dục khơng thể đem lại kết quả tốt, giáo viên khơng thể
có uy tín thực sự đối với học sinh.
Người giáo viên phải yêu nghề, tận tuỵ với nghề , có tinh thần trách
nhiệm trong cơng tác, có ý thức tổ chức kỉ luật, chấp hành các qui định của
ngành, thực hiện kỉ cương nề nếp của nhà trường, giữ gìn phẩm chất, danh dự
uy tín của nhà giáo, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh và
cộng đồng trong công tác giáo dục và giảng dạy.
Người giáo viên phải thực sự có lịng u nghề mến trẻ, chỉ có những ai
thực sự có lịng u nghề mến trẻ mới có thái độ thân thiện với học sinh, quan
tâm đến tình hình chung của lớp. Chân thành, cởi mở, hiểu được hồn cảnh
gia đình, điều kiện và năng lực học tập của từng em trong lớp. Tận tình chăm
lo đến sự phát triển toàn diện của các emm về tình cảm đạo đức, năng lực học
tập và sức khoẻ. Sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi các em có u cầu, khơng ép


18
buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức. Tự giác giúp đỡ học sinh gặp khó
khăn trong học tập và rèn luyện đạo đức, tham gia các hoạt động bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của các em. Không xúc phạm danh dự và nhân
phẩm, thân thể học sinh. Thực hiện dân chủ trong quan hệ thầy trò, cơng

bằng, khơng phân biệt đối xử với học sinh.
Chỉ có những ai say sưa và yêu quí sự nghiệp giáo dục mới có thể thành
cơng trong cơng việc. Chính vì lịng u nghề q trẻ đó giúp giáo viên đi sâu
vào tâm hồn trẻ, thông cảm với các em, hiểu được nhu cầu, hứng thú của các
em, nhờ đó giáo dục các em truyền thống nhân ái của dân tộc, kết hợp với sự
giác ngộ về nhiệm vụ cao cả của mình, sẽ làm cho người giáo viên càng thêm
yêu nghề, vì “ Càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiều”.
Tích cực thm gia các hoạt động của nhà trường và xã hội. Có tinh thần tự
học, tham dự các chương trình bồi dưỡng thời sự, chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ để nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp, xác định nhu cầu,
xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
có ý thức tìm hiểu những vấn đề đổi mới trong giáo dục để vận dụng vào công
tác giáo dục và dạy học, có ý thức rèn luyện thân thể để đảm bảo công tác tốt.
Năng lực của người giáo viên tiểu học: Năng lực gắn liền với hoạt động
của mỗi cá nhân, nó nảy sinh, tồn tại và phát triển thơng qua hoạt động, có
cấu trúc là tổ hợp nhiều kĩ năng thực hiện những hoạt động thành phần có liên
hệ chặt chẽ với nhau.
Năng lực của giáo viên được thể hiện qua kiến thức và kĩ năng sư phạm
về vấn đề này chúng tơi sẽ trình bày kĩ ở chuẩn nghề nghiệp GVTH.
1.2.1.5. Đặc điểm lao động sư phạm của người GVTH.
Lao động sư phạm là một dạng lao động nghề nghiệp có những nét đặc
thù do mục đích, đối tượng và cơng cụ lao động sư phạm qui định.
a. Mục đích của lao động sư phạm.


19
Mục đích lao động sư phạm của người giáo viên là giáo dục thế hệ trẻ
những phẩm chất và năng lực mà xã hội yêu cầu.
Nước ta đang tiến hành cơng nghệ hố, hiện đại hố và tiến tới nền kinh
tế tri thức, nhất là sự kiện Vịêt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới

(WTO) đòi hỏi ngành giáo dục phải đạo tạo ra những học sinh tự chủ, năng
động, sáng tạo, có khả năng bảo tồn và phát huy đươc bản sắc văn hoá dân
tộc, biết tiếp thu và chọn lọc những tinh hoa văn hoá của nhân loại.
b. Đối tượng của lao động sư phạm.
Đặc điểm của đối tượng sư phạm là: Trong lao động sư phạm, người giáo
viên là chủ thể. Song người học sinh khơng chỉ là đối tượng mà cịn là chủ thể
của lao động sư phạm. Vì vậy, quá trình sư phạm chỉ có thể đạt được hiệu quả
cao khi phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
Vì thế, lao động sư phạm có nhiệm vụ điều chỉnh mọi tác động đó, làm
cho chúng mang tính giáo dục.
c. Công cụ của lao động sư phạm.
Công cụ lao động sư phạm của giáo viên là hệ thống những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo mà người giáo viên cần nắm và truyền đạt cho học sinh. Tuy
nhiên, những yếu tố trên chưa đủ đảm bảo hiệu quả của lao động sư phạm. Vì
thế, nhân cách của người giáo viên, với tất cả vẻ đẹp của tâm hồn, sự phong
phú của trí tụê, sự trong sáng về đạo đức là phương tiện quan trọng có ý nghĩa
to lớn và quyết định hiệu quả của công tác giáo dục.
d. Sản phẩm của lao động.
Sản phẩm của lao động sư phạm là con người, nhưng đó là con người đã
trưởng thành về nhân cách nhờ được giáo dục và đào tạo. Họ có được hành
trang cần thiết bước vào cuộc sống, khơng ngừng thích ứng với kỉ ngun
thơng tin và kinh tế tri thức.


20
1.2.2. Chất lƣợng đội ngũ GVTH.
Chất lượng là “ cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật
hiện tượng”. Mặc dù chất lượng là “ cái” tạo ra phẩm chất, giá trị, song khi
nhận xét về chất lượng thì phải căn cứ vào phẩm chất, giá trị nó tạo ra. Đó
cũng chính là cơ sở khoa học rất quan trọng cho việc “ đo” chất lượng.

Theo chúng tôi, chất lượng giáo viên về phẩm chất là năng lực nghề
nghiệp và phẩm chất nhân cách của họ, chứ không chỉ đơn thuần là sự phù
hợp với mục tiêu.
Như vậy từ những định nghĩa nêu trên thì: “ Chất lượng giáo viên tiểu
học là sự tập hợp các yếu tố, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống,
lương tâm nghề nghiệp và trình độ chun mơn đảm bảo cho người giáo viên
tiểu học đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong cơng
cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.
Từ đó cho chúng ta thấy chất lượng giáo viên tiểu học bản chất là chất
lượng về năng lực nghề nghiệp của giáo viên tiểu học. Chất lượng giáo viên
tiểu học nó được thể hệin trên ba lĩnh vực đó là: Phầm chất đạo đức, tư tưởng
chính trị, kiến thức và kĩ năng sư phạm, và nó được thể hiện rất cụ thể ở
chuẩn nghề nghiệp GVTH.
b. Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
*. u cầu chuẩn hố GVTH:
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ IX đã đề ra yêu cầu hiện đại hố, chuẩn
hố đối với ngành giáo dục nói chung, với việc xây dựng đội ngũ giáo viên
nói riêng. Con đường nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH cũng là con đường
hiện đại hoá và chuẩn hoá đội ngũ này. Từ trước đến nay khi bàn đến việc
chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, nhiều người mới chỉ chú trọng đến vịêc đào tạo
do Luật giáo dục qui định. Điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Vịêc chuẩn hố
đội ngũ GVTH nói riêng, đội ngũ giáo viên nói chung cần được quan niệm


21
sâu rộng hơn. Đó là q trình phấn đấu để khắc phục sự không đồng đều của
đội ngũ này về mọi mặt, từ phẩm chất đạo đức tới trình độ kiến thức văn hố,
kĩ năng sư phạm. Như vậy trình độ đào tạo chỉ là một trong nhiều phương
diện người giáo viên phải phấn đấu. Đối với những giáo viên đang đứng trên
bục giảng, sự phấn đấu không mệt mỏi để cập nhật các kến thức chuyên môn

và kiến thức văn hố chung, sự rèn luyện nổ lực khơng ngừng để nâng cao
nghiệp vụ sư phạm trong vịêc dạy người, dạy chữ có ý nghĩa quan trọng nếu
khơng nói là quyết định đối với quá trình phát triển của bản thân họ. Quá trình
này dựa vào đâu? Theo kinh nghiệm của nhiều nước. Nhà nước đã đưa ra
chuẩn giáo viên, cơi đó là tiêu chí mà mỗi giáo viên cần vận dụng để xem xét
bản thân và xác định con đường phấn đấu rèn luyện. Quan trọng hơn, đó cịn
là căn cứ để xây dựng mới chương trình đào tạo, đào tạo lại GVTH của
trường sư phạm, là căn cứ để các cấp quản lí xây dựng qui hoạch phát triển
đội ngũ GVTH.
*. Chuẩn nghề nghiệp GVTH.
Chuẩn nghề nghiệp GVTH là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sư phạm mà GVTH cần phải đạt được
nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục tiểu hoc.
Chuẩn nghề nghiệp GVTH được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh
tế, xã hội và mục tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn.
Mục đích của ban hành chuẩn: Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm
vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GVTH ở các khoa, trường cao đẳng, đại học
sư phạm. Giúp GVTH tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế
hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ
chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ. Làm cơ sở để đánh giá GVTH hàng năm
theo qui chế đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông
công lập ban hành kèm theo QĐ số 06/2006/QĐ - BNV ngày 21 tháng 3 năm
2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, phục vụ công tác qui hoạch, sư dụng và bồi


22
dưỡng đội ngũ GVTH, làm cơ sở để đề xuất chế độ, chính sách đối với GVTH
được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về
văn bằng ở mức cao hơn.
Lĩnh vực, yêu cầu, tiêu chí của chuẩn: Lĩnh vực củ chuẩn là tập hợp các

yêu cầu có nội dung liên quan trong cùng phạm vi thể hiện một mặt chủ yếu
của năng lực nghề nghiệp GVTH. Trong qui định này chuẩn gồm có ba lính
vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kĩ năng sư phạm. Mỗi lĩnh vực
gồm có 5 yêu cầu: Yêu cầu của chuẩn là nội dung cơ bản, đặc trưng thuộc
mỗi lĩnh vực của chuẩn đòi hỏi người giáo viên phải đạt được để đáp ứng mục
tiêu của giáo dục tiểu học ở từng giai đoạn. Mỗi yêu cầu gồm có 4 tiêu chí.
Tiêu chí của chuẩn là nội dung cụ thể thuộc mỗi yêu cầu của chuẩn thể hiện
một khía cạnh về năng lực nghề nghiệp GVTH.
Cụ thể các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp được qui định như sau:
a. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một cơng dân, một nhà
giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:
- Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê howng đất
nước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp
hoạn nạn trong cuộc sống.
- Yêu nghề, tận tuỵ với nghề, sẵn sàng khắc phục khó khăn hồn thành
tốt nhiệm vụ giáo dục học sinh.
- Qua hoạt động dạy học, giáo dục học sinh biết u thương và kính
trọng ơng bà, cha mẹ, người cao tuổi, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của người
Việt Nam, nâng cao ý thức bảo vệ độc lập, tự do, lòng tự hào dân tộc, yêu
nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
- Tham gia học tập, nghiên cứu các NQ của Đảng, chủ trương chính sách
của Nhà nước.


23
Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước, bao gồm các tiêu chí sau:
- Chấp hành đầy đủ các qui định của pháp luật, chủ trương chính sách
của Đảng và nhà nước.
- Thực hiện nghiêm túc các qui định của địa phương.

- Liên hệ thực tế để giáo dục học sinh ý thức chấp hành pháp lụât và giữ
gìn trật tự an ninh xã hội nơi công cộng.
- Vân động gia đình chấp hành các chủ trương chính sách, pháp lụât của
Nhà nước, các qui định của địa phương.
*. Chấp hành qui chế của ngành, qui định của nhà trường, kỉ luật lao
động. Bao gồm các tiêu chí sau:
- Chấp hành các qui chế, qui định của ngành, có nghiên cứu và có giải
pháp thực hiện.
- Tham gia đóng góp xây dựng và nghiêm túc thực hiện qui chế hoạt
động của nhà trường.
- Thái độ lao động đúng mực, hồn thành các nhiệm vụ được phân cơng,
cải tiến cơng tác quản lí học sinh trong các hoạt động giảng dạy và giáo dục.
- Đảm bảo ngày công, lên lớp đúng giờ, không tuỳ tiện bỏ lớp học, bỏ
tiết dạy chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy và giáo dục ở lớp được
phần công.
*. Đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo,
tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, ý thức phấn đấu vươn lên
trong nghề nghiệp, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và cộng đồng, bao
gồm các tiêu chí sau:
- Khơng làm các việc vi phạm phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo,
khong xúc phạm danh dự, nhân phẩm đồng nghiệp, nhân dân và học sinh.


24
- Sống trung thực, lành mạnh, giản dị, gương mẫu, được đồng nghiệp,
nhân dân và học sinh tín nhiệm.
- Khơng có những biểuhiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và
giáo dục.
Có tinh thần tự học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, trình độ
chính trị chun mơn nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.

*. Trung thực trong cơng tác, đồn kết trong quan hệ đồng nghiệp, phục
vụ nhân dân và học sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
- Trung thực trong báo cáo kết quả giảng dạy, đánh giá học sinh và trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân cơng.
- Đồn kết với mọi người, có tinh thần chia sẽ cơng vịêc với đồng nghiệp
trong các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.
- Phục vụ nhân dân với thái độ đúng mực, đáp ứng nguyện vọng chính
đáng của phụ huynh học sinh.
- Hết lịng giảng dạy và giáo dục học sinh bằng tình thương yêu, sự công
bằng và trách nhiệm của một nhà giáo.
b. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức.
*. Kiến thức cơ bản, bao gồm các tiêu chí sau:
- Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa
của các mơn học được phân cơng giảng dạy.
- Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thóng hoá kiến thức
trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được
phân công giảng dạy.
- Có kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ
thống.


25
- Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức chun sâu về
một mơn học, hoặc có khả năng bồi dưỡng học sinh giỏi, hoặc giúp đỡ học
sinh yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ.
*. Kiến thức về tâm lí học sư phạm và tâm lí học lứa tuổi, giáo dục học
sinh tiểu học. Bao gồm các tiêu chí sau:
- Hiểu biết về đặc điểm tâm lí, sinh lí của học sinh tiểu học, kể cả học
sinh khuyết tật, học sinh có hồn cảnh khó khăn, vận dụng được các hiểu biết
đó vào hoạt động giáo dục và giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.

- Nắm được kiến thức về tâm lí học lứa tuổi, vận dụng các kiến thức đó
để lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử sư phạm trong giáo dục phù
hợp với học sinh tiểu học.
- Có kiến thức về giáo dục học, vận dụng có hiệu quả các phương pháp
giáo dục đạo đức, tri thức, thẩm mĩ, thể chất và hình thức tổ chức dạy học trên
lớp.
- Thực hiện phương pháp giáo dục học sinh có hiệu quả.
*. Kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học
sinh. Bao gồm các tiêu chí sau:
- Tham gia học tập, nghiên cứu cơ sở lí luận của vịêc kiểm tra, đánh giá
đối với hoạt động giáo dục và dạy học ở tiểu học.
- Tham gia học tập, nghiên cứu các qui định về nội dung, phương pháp
và hình thức tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học
sinh tiểu học theo tinh thần đổi mới.
- Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang
tính giáo dục và đúng qui định.


×